Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.29 KB, 3 trang )
Lựa chọn kiểu dáng, cách bài trí
cho bếp
Từ quan niệm về bếp của mỗi gia đình sẽ dẫn đến sự lựa chọn cách thức, kiểu dáng
và chi phí để đầu tư cho gian bếp.
Mỗi không gian nhà theo thiết kế đều ứng với mỗi khu vực chức năng khác nhau, biết tận
dụng được triệt để công năng sử dụng của không gian đó và biến nó thành nơi tiện ích đối
với cả gia đình.
Khi đề cập đến vấn đề lựa chọn nội thất cho không gian bếp, nhiều người băn khoăn lựa
chọn giữa sự đơn giản hay tiện nghi hiện đại? Nếu như phòng khách là bộ mặt của toàn
bộ ngôi nhà cần chăm chút tỉ mỉ, phòng ngủ cần tạo được không gian riêng tư yên tĩnh thì
phòng bếp lại là nơi giao thoa giữa chung và riêng, giữa động và tĩnh. Từ đó, mỗi người
một ý kiến, một quan niệm khác nhau, nó là cơ sở cho sự lựa chọn nội thất phù hợp nhất
theo yêu cầu sử dụng của từng gia đình với khả năng tài chính riêng.
Những quan niệm đó thể hiện ở chỗ, với nhiều người, bếp là nơi gắn kết giữa không gian
phòng khách và nơi sum họp chung của gia đình, tạo thành một thể thống nhất, liên thông
trong cùng một không gian. Nhưng ngược lại, cũng có người cho rằng bếp cần phải kín
đáo thể hiện là nơi sinh hoạt mang tính chất riêng tư, ấm cúng và yên tĩnh.
Bếp có thể “mở” và cũng có thể “kín”. Có thể tiện nghi cao cấp nâng cao chất lượng cuộc
sống và làm toát lên vẻ đẹp hiện đại cho toàn bộ ngôi nhà hoặc cũng có thể đơn giản chỉ
với những phụ kiện, nội thất cần thiết phục vụ cho việc bếp núc của người phụ nữ. Nhưng
cần lưu ý rằng, mục tiêu thiết kế vẫn là tạo sự thoải mái và gần gũi, linh hoạt trong khi sử
dụng.
Trên thực tế, những căn bếp không hề “cao cấp” vẫn tạo sự thoải mái cho người sử dụng
mà không làm ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ chung của toàn bộ ngôi nhà. Không cao cấp
không có nghĩa bị giới hạn bởi cách thức lựa chọn và bố trí đồ cho bếp mà chính sự tối
giản ấy tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng hơn. Có thể “sơ kết” đặc điểm chung của những
căn bếp không cao cấp như sau: