BỔ SUNG MỘT LOÀI XÂM CÁNH MỚI – XÂM CÁNH BẾN
EN GLYPTOPETALUM SCLEROCARPUM (KURZ) M.A
LAWSON (CELASTRACEAE – HỌ DÂY GỐI)CHO HỆ
THỰC VẬT VIỆT NAM
Hoàng Văn Sâm
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson được ghi nhận có phân bố ở Myanmar,
Cambodia, và Thái Lan. Loài này lần đầu tiên được phát hiện tạị Việt Nam ở Vườn Quốc
gia Bến En, địa phận huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào năm 2006. Mẫu vật được lưu
giữ tại phòng tiêu bản Thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia
Hà Lan - chi nhánh Đại học Leiden (L). Trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái và so sánh
với tiêu bản chuẩn đã được giám định tại Viện Thực vật quốc gia Hà Lan. Sau khi giám
định và tra cứu tài liệu về họ Dây gối Celastraceae trên toàn thế giới, loài này được xác
định là mới cho hệ Thực vật Việt Nam và được đặt tên là Xâm cánh Bến En để ghi nhớ
địa danh lần đầu tiên loài này được phát hiện tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật và khác biệt
với các loài Xâm cánh khác là hoa tự thường lớn, có khi dài tới 10cm, phân nhiều nhánh
và đặc biệt vỏ quả có nhiều vẩy nhỏ, sần sùi. Phát hiện mới này nâng tổng số loài trong
họ Dây gối (Celastraceae) tại Việt Nam lên 80 loài thuộc 13 chi.
Từ khoá: Xâm cánh, Vườn Quốc gia Bến En, loài mới, Glyptopetalum sclerocarpum
(Kurz) M.A Lawson
MỞ ĐẦU
Chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở Châu Á
(Ding Hou, 1962). Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) và Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (2003)
thì tại Việt Nam có 9 loài trong chi Xâm cánh. Cả hai tài liệu này đều đề cập 9 loài giống
nhau, tuy nhiên loài Glyptopetalum annamense Tardieu là tên đồng nghĩa với G.
gracilipes Pierre (Ding Hou 2008 in press).
Xâm cánh Bến En Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson lần đầu tiên được
mô tả bởi Kurz, S. năm 1872 và đăng trên tạp chí Asiat. Soc. Bengal 41 (2): 299. 1872.
với tên là Euonymus sclerocarpus Kurz. Trong một nghiên cứu năm 1875 M.A Lawson
đặt tên là Glyptopetalum sclerocarpum và đăng trên Fl. Brit. India 1: 613.1875 (Thực vật
chí Anh - ấn Độ), nhưng mãi đến năm 1948, Euonymus sclerocarpus mới được coi là tên
đồng nghĩa của Glyptopetalum sclerocarpus (Tardieu 1948), nhưng đáng tiếc cả hai tác
giả Lawson, M.A và Tardieu, B. lại mắc lỗi khi viết tên là Glyptopetalum sclerocarpum
Kurz, thay vì phải viết là Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson. Đây là lần
đầu tiên trên thế giới loài này được sử dụng tên là G. sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson.
Loài này được ghi nhận có phân bố ở Myanmar, Cambodia và Thái Lan.
Trong chương trình nghiên cứu hệ thực vật Vườn Quốc gia Bến En, năm 2006 chúng tôi
đã thu được mẫu lá và quả của loài này. Sau khi nghiên cứu, so sánh mẫu vật, giám định
tên loài, đồng thời tra cứu tất cả tài liệu đã nghiên cứu về họ Dây gối (Celastraceae) trên
toàn thế giới, chúng tôi xin giới thiệu loài cây gỗ mới cho hệ thực vật Việt Nam, loài
Xâm cánh Bến En.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Mẫu vật nghiên cứu bao gồm mẫu cành, lá và quả thu được trong năm 2006 tại khu vực
Thung Sen, Sông Chàng, Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa. Tiêu bản được lưu trữ tại
Phòng tiêu bản Thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà Lan
– chi nhánh Đại học Leiden (L) với số hiệu tiêu bản HVS 296.
Phương pháp
Sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, so sánh và tra cứu tài liệu để giám định loài. Khi
xác định được tên loài chúng tôi tra cứu tất cả tài liệu nghiên cứu về họ Dây gối –
Celastraceae, chi Glyptopetalum trên toàn thế giới để khẳng định loài này chưa từng được
phát hiện và ghi nhận tại Việt Nam.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên thực vât:
Chi Xâm cánh - Glyptopetalum Thwaites
Glyptopetalum Thwaites in Hook. J. Bot. Kew Misc. 8 (1856) 267, 7B; Loes. in Engl. &
Prantl, Nat. Pflanzenfam. ed. 2, 20b (1942) 125. – Fig. 7; Ding Hou in Fl. Mail. I, 6: 254.
1963.
Xâm cánh Bến En - Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson in Hook.f., Fl.
Brit. India 1: 613.1875; Prain, J. Asiat. Bengal 60 (2): 210. 1891; Tardieu in Fl. Gen. I-C.
Suppl. 785. 1948; Gardner, Sidisunthorn & Anusarnsunthorn, Field Guide to Trees N.
Thailand 128, fig. & photo 225. 2000. – Euonymus sclerocarpus Kurz, J. Asiat. Soc.
Bengal 41 (2): 299. 1872; Forest Fl. Burma 1: 250. 1877.
Tên đồng nghĩa: Euonymus sclerocarpus Kurz
Đặc điểm hình thái
Xâm cánh Bến En là cây gỗ nhỏ cao khoảng 8 – 10m. Vỏ nhẵn, màu xanh xám. Lá đơn
mọc đối, đôi khi gần đối, có lá kèm nhỏ; lá hình trái xoan rộng, dài 8-15cm, rộng 4-6cm,
đầu lá nhọn dần, đuôi lá gần tròn, mặt trên màu xanh xẫm, nhẵn; mặt dưới xanh nhạt và
có nhiều chấm đen nhỏ; phiến lá dày, mép lá có răng cưa. Hệ gân lông chim, gồm 12 – 14
đôi gân bên. Cuống lá dài 4 – 15mm, nhẵn.
Hoa tự xiêm, đôi khi mọc lẻ, mọc ở nách lá, hoa tự có thể dài đến 10cm, cuống hoa tự dài
5 – 6cm, thường có 2 lá bắc nhỏ, ngay phía dưới bao hoa. Hoa lưỡng tính, mẫu 4; đài hợp
phía dưới, xẻ 4, đầu cánh đài gần tròn, màu trắng nhạt, nhẵn; tràng 4, bên ngoài màu
xanh, phía trong màu xanh tím, cánh tràng hình bán nguyệt hoặc gần tròn. Đĩa mật
thường dẹt, chia làm 4 múi; nhị 4, đính ngay trên đĩa mật, chỉ nhị ngắn; bầu thượng, nằm
ngay trong đĩa mật, bầu gồm 4 ô, chỉ nhụy ngắn.
Quả nang, khi chín màu xám vàng, hình cầu, thường dẹt phía trên, quả dài 15 – 18mm,
rộng 15 – 23mm, chứa 2 hat, vỏ quả có nhiều vẩy nhỏ, sần sùi. Hạt hình trái xoan, dài 12-
15mm, rộng 8-10mm, hạt có vỏ giả bao bọc 1/3 – 1/2 hạt, vỏ giả màu đỏ.
Typus: Pegu, Myanmar, Kurz S. 1923 (K)
Đặc điểm sinh học
Xâm cánh Bến En phân bố ở rừng lá rộng thường xanh trên núi đất lẫn đá ở độ cao 200m
khu vực Thung Sen, Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa; ở Thái Lan, loài này được phát
hiện phân bố tự nhiên ở độ cao dưới 900m.
Ra hoa từ tháng 2 đến tháng 6; quả chín từ tháng 9 đến 12.
Phân bố
Xâm cánh Bến En có phân bố tự nhiên ở Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa. Loài này
cũng được ghi nhận có phân bố ở Myanmar, Cambodia và Thái Lan.
Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson: A. cành mang lá và quả (Twig with
leaves and fruits); B. Hoa tự (Inflorescences); C. Hoa (Flower)
Lời cảm ơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn tổ chức Khoa học quốc tế - International Foundation of
Science (IFS), Viện Thực vật Quốc gia Hà lan đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu, Viện
Thực vật quốc gia Hà Lan – chi nhánh Đại học Leiden đã tạo điều kiên thuận lợi cho việc
nghiên cứu mẫu vật và tài liệu tại Viện. Tiến sĩ Ding Hou, Giáo sư Pieter Baas, Giáo sư
Paul J.A. Kesler về những thảo luận bổ ích về họ Dây gối (Celastraceae), họa sĩ Hanekel
về hình vẽ của loài này. Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ và nhân viên
Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hoá đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu
thực địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ding Hou, 1962. Celastraceae in Van Steenis, C.G.G.J. Flora of Malesiana I. 6:
227. Groningen, the Netherlands
Gardner, S., Sidisunthorn, P., & Anusarnsunthorn,V., 2000. A Field Guide to
Forest Trees of Northen Thailand, Bangkok, Thailand
Kurz, S. 1872. Journal of Asiatic Society of Bengal.41 (2): 299
Kurz, S. 1877. Celastraceae in Kurz, S. Flora of British-Burma, 1: 250, Calcutta
Lawson, M.A., 1875. Celastraceae in Hook.f. Flora of British-India, 1: 613.
London, England
Loesener, Th., 1942. Glyptopetalum in Engler & Prantl, Naturlichen
Pflanzenfamilien (ed). 2, 20b.125. Leipzig
Nguyễn Tiến Bân, Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng & Nguyễn Khắc Khôi (eds) 2000.
Tên cây rừng Việt Nam. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp. Hà Nội
Nguyễn Tiến Bân (ed), 2003. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, tập II. Nhà
Xuất Bản Nông nghiệp. Hà Nội
Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên. Hồ Chí
Mính
Pitard, C.J., 1912. Celastracea. in Lecomte, Flore Generala de Indo – Chine 1: 863
– 907. Paris. France.
Prain, D., 1891. Journal of Asiatic Society of Bengal. 60 (2): 210.
Tardieu, B., 1948. Celastraceae. in Lecomte, Flora. General. Indo-Chine. Suppl.
781 – 812. Paris. France
Thwaites, 1856. Glyptopetalum in Hook. Journal Botany Kew Garden
Misccelany. 8: 267, 7B. London
GLYPTOPETALUM SCLEROCARPUM (KURZ) M.A LAWSON
(CELASTRACEAE) A NEW RECORD FOR FLORA OF VIETNAM
Hoang Van Sam
Vietnam Forestry University
SUMMARY
Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson, up to now only known from
Myanmar, Cambodia and Thailand, is recorded for Vietnam for the first time. The species
was collected in Ben En National Park, Nhu Xuan district, Thanh Hoa province in 2006.
The specimens were deposited in the herbarium of the Vietnam Forestry Univeristy and
the National Herbarium of the Netherlands- Leiden University Branch (L). Its
morphological features are described and compared with authenticated specimens of
Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson in L and description of Celastraceae
from all over the world, this species is confirmed as a new record for flora of Vietnam.
This species has some special characteristics to distinguish from other species of
Glyptopetalum (Celastraceae): The inflorescences are large, up to 10 cm long, with many
branches. Fruits have scurfy fissures and warts. The proposed Vietnamese name is Xâm
cánh Bến En to indicate the locality where this species was first collected in Vietnam.
This new record for flora of Vietnam brings the total number of taxa of Celastraceae in
Vietnam up to 80 species in 13 genera.
Keywords: Glyptopetalum, Ben En National Park, new species, and Glyptopetalum
sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson