Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tổng hợp toàn bộ các dạng bài tập tài chính công cho kỳ thi cuối kỳ (GIONG 100% DE THI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.92 KB, 21 trang )

Bài tập TCC
Bài tập cơ bản
Bài 1: Giả sử hàm số cầu của 1 thị trường nông sản là Q = -2P + 80 và lượng cung nông sản
trong mùa vụ này là 40 SP. Nếu chính phủ trợ cấp 2đv/sp. Tổng doanh thu của họ là bao nhiêu?
Bài 2: Giả sử sản phẩm X có hàm số cung và cầu như sau: Q = 30 + 2P và Q = 180 – 3P. Nếu
chính phủ đánh thuế làm lượng cân bằng giảm xuống còn 78 thì mức thuế đánh vào mỗi sản
phẩm là bao nhiêu?
Bài 3: Hàm số cung và cầu của sản phẩm X là Q = 50P – 100 và Q = 380 – 30P. Nếu chính phủ
quy định giá tối thiểu 8đv/sp, thì chính phủ cần áp dụng chính sách gì?
Bài 4: Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng P = Q + 5 và P = -1/2Q + 20. Nếu chính phủ
đánh thuế 6đv/sp thì giá cân bằng mới là bao nhiêu?
Bài 5: Thị trường sản phẩm X cân bằng tại mức giá P = 10 và Q = 20. Tại điểm cân bằng có Ed
= -1 và Es = 0,5. Viết hàm số cung và cầu?
Bài 6: Biết phương trình đường ngân sách của người tiêu dùng A có dạng Y = -2X + 100. Giá
sản phẩm X là Px = 40. Xác định I?
Bài 7: Giả sử thị trường của sản phẩm X có 2 người tiêu thụ A và B có các hàm số cầu là qA =
13.000 – 10P và qB = 26.000 – 20P. Nếu giá thị trường của sản phẩm là 1.000 thì CS bằng bao
nhiêu?
Ngô Đức Chiến Trang 1
Bài tập TCC
Bài tập Chương 1
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nước bao gồm:
a. Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
b. Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và hệ thống cơ quan an ninh
c. Cơ quan lập pháp, hành pháp và hệ thống cơ quan an ninh
d. Hệ thống cơ quan an ninh và các doanh nghiệp Nhà nước
Câu 2: Quy luật khan hiếm là mâu thuẫn giữa … và …
a. Nhu cầu hữu hạn và nguồn lực vô hạn
b. Nhu cầu vô hạn và nguồn lực hữu hạn
c. Nhu cầu hữu hạn và nguồn lực hữu hạn


d. Nhu cầu vô hạn và nguồn lực vô hạn
Câu 3: Tính trung lập của tài chính công thể hiện như thế nào?
a. TCC không can thiệp, không gây ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh tế, không làm
thay đổi thực trạng kinh tế và TTC có tính độc lâp
b. TCC không can thiệp, không gây ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh tế và TTC có
tính độc lâp
c. TCC không gây ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh tế, không làm thay đổi thực trạng
kinh tế và TTC có tính độc lâp
d. TCC không can thiệp đối với các hoạt động kinh tế, không làm thay đổi thực trạng kinh
tế và TTC có tính độc lâp
Câu 4: TCC có các chức năng nào?
a. Huy động nguồn lực tài chính
b. Tái phân phối thu nhập
c. Giám sát
d. Tất cả các hoạt động trên
Câu 5: Vai trò của TCC trong hệ thống tài chính quốc gia thể hiện như thế nào?
a. TCC có vai trò chi phối và hướng dẫn các hoạt động của tài chính tư
b. TCC có vai trò chi phối, kiểm soát và hướng dẫn các hoạt động của tài chính tư
c. TCC có vai trò chi phối, kiểm tra và hướng dẫn các hoạt động của tài chính tư
Ngô Đức Chiến Trang 2
Bài tập TCC
d. TCC có vai trò chi phối, hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động của tài chính tư
Phần 2: Điền khuyết
Câu 1: Tài chính Công phản ánh hệ thống các quan hệ … dưới hình thức … trong quá trình phân
phối tổng nguồn lực tài chính quốc gia biểu hiện thông qua các hoạt động … bằng tiền để hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước và các chủ thề công quyền nhằm thực hiện các
chức năng kinh tế xã hội của … trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội không vì
mục đích …
Câu 2: … phản ánh tổng thể mối quan hệ … giữa nhà nước và xã hội trong quá trình


các
nguồn lực tài chính. Bản chất kinh tế của TCC bắt nguồn từ sự quan tâm của chính
phủ
đến
quy mô chiếc bánh kinh tế. Hoạt động … của chính phủ phải hướng đến sao cho … hiệu quả
của nền kinh
tế.
Phần 3: Bài tập
Câu 1:
Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng Qd = 480 – 0,1P (P: VND/kg và Q: Tấn)
Thu hoạch lúa năm trước: Qs1 = 270
Thu hoạch lúa năm nay: Qs2 = 280
a. Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có
nhận xét gì về thu nhập của nông dân năm nay so với năm trước?
b. Để đảm bảo thu nhập nông dân, chính phủ đưa ra 2 giải pháp:
- Ấn định giá lúa tối thiểu năm nay là 2.100 VND/kg và cam kết mua hết phần lúa thặng dư.
- Chính phủ không can thiệp vào thị trường và hứa trợ giá cho nông dân là 100 VND/kg.
Tình số tiền mà chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp. Thu nhập của nông dân ở mỗi giải pháp.
Theo bạn giải pháp nào có lợi nhất?
Ngô Đức Chiến Trang 3
Bài tập TCC
c. Chính phủ bỏ chính sách khuyến nông và đánh thuế 100 VND/kg thì giá trị thị trường thay đổi
như thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được? Ai là người chịu thuế? Giải thích?
Câu 2:
Có nhiều nhu cầu sản phẩm gạo của Việt Nam từ các nước khác.
Tổng cầu: Q
D
= 3.550 – 266P
Trong đó:
Cầu nội địa: Qd = 1.000 – 46P

Cung nội địa: Qs = 1.800 + 240P
Giả sử cầu xuất khẩu giảm 40% (Q: 10 tấn, P: ngàn VND/kg)
a. Xác định mức giá và sản lượng gạo cân bằng? Thu nhập của người nông dân thay đổi như thế
nào?
b. Giả sử chính phủ đảm bảo mua lượng gạo thừa hàng năm để tăng giá lên 3 ngàn VND/kg thì
hàng năm chính phủ phải mua bao nhiêu gạo? Chi ra bao nhiều tiền?
c. Nếu chính phủ đánh thuế là 0,5 ngàn VND/kg thì giá cả và sản lượng thay đổi như thế nào? Ai
là người chịu thuế?
Câu 3:
Xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở các mức giá khác nhau:
P (USD) Lượng cầu (triệu) Lượng cung (triệu)
60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu? Giá cả và sản lượng cân bằng?
b. Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá 80 USD và 100 USD?
c. Hãy tính độ co giãn của cung theo giá khi giá 80 USD và 100 USD?
Ngô Đức Chiến Trang 4
Bài tập TCC
d. Giả sử nhà nước ấn định giá trần (giá tối đa) là 80 USD. Có sự thiếu hụt hàng hóa không? Nếu
có, lượng thiếu hụt là bao nhiêu?
e. Để mức giá tối đa (P = 80 USD) là mức giá cân bằng, Nhà nước phải tăng lượng cung ở mỗi
mức giá là bao nhiều?
Bài tập Chương 2
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Theo quan điểm hiệu quả Pareto thì:
a. Cá nhân là người đánh giá tốt nhất thỏa dụng của mình và xã hội là tổng thỏa dụng của
các cá nhân.
Ngô Đức Chiến Trang 5

Bài tập TCC
b. Nếu xã hội có thể tái phân bổ các nguồn lực để làm tăng độ thoả dụng của một cá nhân

không làm giảm độ thoả dụng của các cá nhân còn lại thì phúc lợi xã hội sẽ tăng
thêm.
c. Cá nhân là người đánh giá tốt nhất thỏa dụng của mình và xã hội là tổng thỏa dụng của
các cá nhân. Nếu xã hội có thể tái phân bổ các nguồn lực để làm tăng độ thoả dụng của
một cá nhân

không làm giảm độ thoả dụng của các cá nhân còn lại thì phúc lợi xã
hội sẽ tăng
thêm.
d. Cá nhân là người đánh giá thỏa dụng của mình và xã hội là tổng thỏa dụng của các cá
nhân. Nếu xã hội có thể tái phân bổ các nguồn lực để làm tăng độ thoả dụng của một cá
nhân

không làm giảm độ thoả dụng của các cá nhân còn lại thì phúc lợi xã hội sẽ
tăng
thêm.
Câu 2: Đường liên kết trong phân phối hiệu quả Pareto thể hiện sự lien kết tất cả các điểm đạt
phân phối hiệu quả Pareto, đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 3: Điều kiện đạt hiệu quả Pareto trong tiêu dung là gì?
a. Tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa 2 loại đầu vào bất kỳ của tất cả các hàng sản xuất phải
như nhau
b. Tỷ suất chuyển đổi biên giữa 2 loại hàng hóa bất kỳ phải bằng tỷ suất thay thế biên giữa
chúng của tất cả các cá nhân
c. Giá trị độ dốc đường bang quan của tất cả các cá nhân tiêu dùng phải bằng nhau
d. Giá trị độ dốc đường bang quan của tất cả các cá nhân tiêu dùng có mức độ thay đổi biên

phải bằng nhau
Câu 4: Các chủ thể với điều kiện khác nhau phải được đối xử khác
nhau. Đó là quan điểm công
bằng chiều dọc hay chiều ngang?
a. Công bằng theo chiều dọc
b. Công bằng theo chiều ngang
Ngô Đức Chiến Trang 6
Bài tập TCC
Câu 5: Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất
hàng hóa và dịch vụ ở mức nào?
a. Hiệu quả cá nhân
b. Hiệu quả xã hội
c. Hiệu quả lợi nhuận
d. Hiệu quả chi phí
Phần 2: Điền khuyết
Câu 1: Kinh tế học phúc lợi lại sử dụng khái niệm … để xác lập tính
hiệu
quả trong phân bổ
đạt được khi … cách nào tổ chức lại quá trình sản xuất hay …

để có thể tăng thêm … của
người này mà không làm giảm mức độ thoả dụng của
người
khác. Như vậy, một phương án
được đánh giá là đạt được … khi ngoài phương án đó
ra
không có sự phân bổ nguồn lực nào để
ít nhất 1 người có lợi hơn mà lại không làm giảm đi lợi
ích
của người

khác.
Câu 2: T
rong môi trường cạnh tranh …, người sản xuất và người tiêu dùng

giá cả giao dịch
thị trường, thì … nguồn lực của nền kinh tế đều đạt …, tức là tối đa hiệu quả xã hội. Hay,
tối ưu Pareto đạt được khi và chỉ khi tồn tại thị
trường
cạnh tranh …
Câu 3: Trong một nền kinh tế tuân thủ các quy luật … thông thường

với những quy luật …,
Chính phủ có thể đạt tới bất kỳ một cách phân bổ …
nào
bằng cách tiến hành phân phối lại
… ban đầu (bằng các công cụ phân phối lý tưởng,
không
gây tổn thất cho xã hội), sau đó để
nền kinh tế cạnh tranh … tự hướng dẫn nền kinh tế
đi
tới điểm mong muốn của
nó.
Phần 3: Bài tập
Câu 1:
Một người tiêu dùng có thu nhập I = 3.500 để mua hai sản phẩm X và Y với mức giá tương ứng
là P
X
= 500 và P
Y
= 200. Sở thích của người này biểu thị qua hàm số:

TU
X
= -Q
2
X
+ 26Q
X
TU
Y
= -5/2Q
2
Y
+ 58Q
Y
Ngô Đức Chiến Trang 7
Bài tập TCC
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được?
Câu 2:
Bà Cẩm có thu nhập hàng tháng 1 triệu VND để mua hai loại hàng hóa là thịt và khoai tây.
a. Giả sử giá thịt bò là 20 ngàn VND/kg và giá khoai tây là 5 ngàn VND/kg. Thiết lập phương
trình đường ngân sách và minh họa bằng đồ thị?
b. Hàm hữu dụng đạt được: TU = (M – 2).P (M: thịt và P: khoai tây)
Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây để bà Cẩm cần mua để tối đa hóa hữu dụng?
c. Nếu giá khoai tây tăng lên 10 ngàn VND/kg, đường ngân sách thay đổi như thế nào? Phối hợp
nào giữa thịt và khoai tây để tối đa hóa hữu dụng?
Câu 3:
Cho hàm số cầu: P = -1/60Q + 20
Hàm số cung: P = 1/20Q + 10
Hãy xác định tổng phúc lợi của nền kinh tế (hiệu quả xã hội hay thặng dư xã hội)?
Câu 4:

X và Y là hai mặt hàng thay thế hoàn toàn và tỷ lệ thay thế biên MRS
XY
= - ∆Y/∆X = - 2. Nếu P
X
= -3P
Y
thì rổ hàng người tiêu dùng nên mua là:
a. Chỉ có hàng hóa Y
b. Chỉ có hàng hóa X
c. Cả X và Y
d. Các câu trên sai
Giải thích lựa chọn của bạn?
Câu 5:
Thị trường tự do cạnh tranh có dạng Qd = 1.200 – 10P và Qs = 20P
Ngô Đức Chiến Trang 8
Bài tập TCC
a. Tính giá trị thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng?
b. Chính phủ áp đặt giá 30 USD/đơn vị cho sản xuất hàng hóa. Tính thặng dư của người tiêu
dùng và người sản xuất. Tại sao có sự tổn thất xảy ra khi có chính sách kiềm chế giá của chính
phủ. Mức tổn thất là bao nhiêu?
Câu 6:
Một hãng đang đứng trước đường doanh thu trung bình (AR) như sau:
P = 100 – 0,01Q
Với Q: sản lượng trong tuần và P: giá cả (ngàn VND/đơn vị)
Hàm chi phí sản xuất của hang là TC = 50Q + 30.000
Giả sử hãng đang tối đa hóa lợi nhuận
a. Mức sản xuất, giá cả và doanh thu hàng tuần là bao nhiêu?
b. Chính phủ quyết định dánh thuế 10 ngàn VND/đơn vị. Sản lượng, giá cà và lợi nhuận sẽ như
thế nào?
Câu 7:

Hãng sản xuất cửa sắt D là một nhà độc quyền bán trong ngành cửa sắt. Chi phí của nó là TC =
100 – 5Q + Q
2
và hàm số cầu là P = 55 – 2Q.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận, hang sẽ ấn định P và Q như thế nào? Mức lợi nhuận và thặng dư tiêu
dùng được tạo ra là bao nhiêu?
b. Nếu hãng D hoạt động như một nhà cạnh tranh hoàn toàn thì sản lượng sẽ bao nhiêu? Mức sản
lượng và thặng dư tiêu dùng tạo ra là bao nhiêu?
c. Do thế lực độc quyền bán trong câu a, tổn thất vô ích là bao nhiêu?
Ngô Đức Chiến Trang 9
Bài tập TCC
Bài tập Chương 3
Phần 1: Điền khuyết
Câu 1: Một … xảy ra bất cứ lúc nào khi hành động của một đối tác làm cho … khác tốt hơn hay
…, mà đối tác ban đầu vừa không phải gánh chịu …, vừa không nhận … từ hành động đó.
Câu 2: Phần 1 định lý Coase cho rằng: “… không nhất thiết tạo ta thất bại thị trường, bởi vì sự
thương lượng giữa các bên … có thể hướng người … (hoặc người tiêu dùng) gây ra vi phạm nội
hóa … hoặc quan tâm đến những ảnh hưởng bên ngoài trong quá trình … hoặc tiêu dùng của
họ”.
Ngô Đức Chiến Trang 10
Bài tập TCC
Câu 3: Phần 2 định lý Coase cho rằng: “Giải pháp … để giải quyết vấn đề … không tùy thuộc
vào đối tác nào được phân định …, miễn là có … nào đó được phân định …”
Phần 2: Bài tập
Câu 1:
Một hàng hóa được sản xuất bởi:
Chi phí cận biên: MC = Q + 4
Lợi ích cận biên: MB = 20 – Q
Chính phủ đánh thuế 2$ trên mỗi sản phẩm
a. Nếu chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng. Tính số lượng và giá cả hàng hóa trước và sau khi

chính phủ đánh thuế
b. Nếu chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất. Tính tổn thất xã hội và số tiền chính phủ thu về
Câu 2:
Một hàng hóa được sản xuất bởi:
Chi phí cận biên: MC = Q + 4
Lợi ích cận biên: MB = 20 – Q
Chính phủ trợ cấp 2$ trên mỗi sản phẩm
a. Nếu chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng. Tính số lượng và giá cả hàng hóa trước và sau khi
chính phủ trợ cấp
b. Nếu chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất. Tính tổn thất xã hội và số tiền chính phủ chi ra
Câu 3:
Việc sản xuất hàng hóa X gây ra ô nhiễm. Giả sử thiệt hại môi trường trên mỗi đơn vị hàng hóa
X là MD = 30 USD. Khi không có chính sách tác động của Nhà nước, 100 đơn vị X được sản
xuất và giá của một đơn vị là 120 USD. Nhưng sản lượng xã hội tối ưu của hàng hóa X dựa vào
mức thiệt hại của môi trường là 60 đơn vị. Vẽ đồ thị và tính:
Ngô Đức Chiến Trang 11
Bài tập TCC
a. Tổn thất xã hội khi chưa có can thiệp của chính phủ?
b. Chính phủ cần áp dụng biện pháp gì để sản lượng hàng hóa được sản xuất đạt hiệu quả xã hội.
Số tiền thu, chi của Chính phủ là bao nhiêu?
Câu 4:
Đường lợi ích cận biên của một hàng hóa được xác định bởi biểu thức 12 – x, trong đó x là số
lượng hàng hóa được tiêu dùng. Chi phí cận biên để sản xuất hàng hóa cố định và bằng 7 USD.
Mỗi khi một đơn vị hàng hóa này được sản xuất sẽ đồng thời có lượng khí độc thải ra, khiến xã
hội tổn hại 3 USD. Vẽ đồ thị và tính:
a. Giá cả và sản lượng hàng hóa được sản xuất nếu không được sự can thiệp của Nhà nước và tổn
thất xã hội?
b. Nhà nước cần phải áp dụng biện pháp gì để sản lượng hàng hóa được sản xuất đạt hiệu quả xã
hội?
c. Số tiền thu/chi của Nhà nước sau khi áp dụng biện pháp trên?

Bài tập Chương 4
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Hàng hóa Công có tính chất cạnh tranh trong tiêu dung hay không?
a. Có
b. Không
Câu 2: Đặc tính nào sau đây là của hàng hóa công thuần túy?
a. Tính không cạnh tranh và loại trừ nhau trong tiêu dùng
b. Tính cạnh tranh và không loại trừ nhau trong tiêu dùng
c. Tính không cạnh tranh và không loại trừ trong tiêu dung
d. Tính cạnh tranh và loại trừ trong tiêu dùng
Ngô Đức Chiến Trang 12
Bài tập TCC
Câu 3: Đối với hàng hóa Công thuần túy ai là người nên cung cấp hàng hóa công để có hiểu quả
tốt nhất?
a. Chính phủ
b. Tư nhân
c. Cả 2 trường hợp trên
Câu 4: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển là việc phân loại chi tiêu công căn cứ vào điều
gì?
a. Chức năng vĩ mô của nhà nước
b. Tính chất kinh tế
c. Quy trình lập ngân sách
Câu 5: Trong đánh giá chi tiêu công việc xem xét chi phí bỏ ra để cung cấp hàng hóa công và lợi
ích mà hàng hóa công mang lại, được xem xét trên khía cạnh nào?
a. Mặt định tính
b. Mặt định lượng
c. Vừa định tính và định lượng
Phần 2: Điền khuyết
Câu 1: Đánh giá … là việc đánh giá công tác hoạch định chính sách ngân sách và xây dựng thể
chế. Nó là một công cụ chủ yếu trong việc … các vấn đề của khu vực công và lý giải tại sao khu

vực công cần thiết phải tài trợ cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Mục đích cơ bản của đánh giá
… là giúp cho Chính phủ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực … công thông qua ưu tiên hóa các
khoản … nhằm đem lại lợi ích thiết thực vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2:
Quản lý … là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định
của … đối với quá trình … và … nguồn lực tài chính công nhằm cung cấp … tốt nhất cho xã hội.
Câu 3:
… là một công cụ quan trọng của quản lý chi tiêu công, nó tạo nền tảng cho việc quản lý,
… một cách khôn ngoan các nguồn lực … của quốc gia và đảm bảo việc sử dụng … các nguồn
lực này nhằm đạt được kết quả theo chiến lược mong muốn của …
Ngô Đức Chiến Trang 13
Bài tập TCC
Bài tập Chương 5
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Lợi ích thực là những lợi ích gì?
a. Do sự thay đổi giá tương đối khi nền kinh tế thay đổi
b. Phần chênh lệch so với chi phí bỏ ra
c. Lợi ích nhận được từ những người tiêu dung cuối cùng
d. Lợi ích nhận được từ những người sản xuất cuối cùng
Câu 2: Lợi ích và chi phí thực có thể chia theo các tiêu thức nào?
a. Trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài, hữu hình và vô hình
b. Trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài, trung gian, cuối cùng, hữu hình và vô hình
c. Trực tiếp, gián tiếp, trung gian, cuối cùng, hữu hình và vô hình
d. Trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài, trung gian và cuối cùng
Câu 3: Trong một dự án thủy lợi, lợi ích từ việc tăng thu nhập cho người sản xuất nông cụ là lợi
ích gì?
a. Lợi ích thực
b. Lợi ích chuyển giao
c. Lợi ích thực hữu hình
Ngô Đức Chiến Trang 14

Bài tập TCC
d. Lợi ích chuyển giao hữu hình
Câu 4: Giá thị trường đã điều chỉnh là gì?
a. Phản ánh lợi ích xã hội biên
b. Phản ánh chi phí xã hội biên
c. Phản ánh hữu dụng biên
d. Phản ánh tổn thất biên
Câu 5: Trong một dự án giáo dục, chi phí đầu vào là loại chi phí gì?
a. Chi phí trực tiếp hữu hình
b. Chi phí trực tiếp vô hình
c. Chi phí thực
d. Chi phí chuyển giao
Phần 2: Điền khuyết
Câu 1: Quy tắc lựa chọn dự án dựa trên sự so sánh … mà nó mang lại với chi phí phải bỏ ra để
tìm ra những dự án thực sự có đóng góp ròng cho xã hội đã trở thành một … bắt buộc đối với
việc lựa chọn các …. Phương pháp đó còn gọi là …, là một hệ thống các … thực tiễn được sử
dụng để định hướng cho các quyết định chi tiêu công cộng.
Phần 3: Bài tập
Câu 1:
Sở Giao thông Công chính đang xem xét hai dự án loại trừ lẫn nhau để xây dựng một bến đỗ xe
buýt tạm thời sử dụng trong 3 năm. Hết thời hạn đó, bến đễ xe buýt này bị phá dỡ. Chi phí để
xây dựng bến đỗ này như sau:
Dự án
Chi phí ban
đầu
Chi phí bảo dưỡng hàng năm Chi phí bỏ dỡ
Năm 1 Năm 2 Năm 3
I 250 50 50 50 100
II 300 30 30 30 90
a. Nếu tỷ suất chiết khấu là 10% thì dự án nào sẽ được chọn? (Giả sử chi phí bỏ dỡ sẽ phát sinh

vào cuối năm thứ 4)
b. Kết quả của bạn nhạy cảm như thế nào với sự thay đổi của tỷ suất chiết khấu?
Ngô Đức Chiến Trang 15
Bài tập TCC
Câu 2:
Công ty có nên xây dựng thêm một nhà máy nữa không?
Giả định: Chi phí xây dựng nhà máy là 100.000 USD. Nhà máy được sử dụng trong 1 năm trước
khi chấm dứt hoạt động. Và lợi nhuận hoạt động từ nhà máy trong năm 1 là 110.000 USD. Công
ty có nên xây dựng nhà máy hay không nếu lãi suất chiết khấu là 5%, 10%, 15%?
Câu 3:
Một xí nghiệp đầu tư 1 loạt trang thiết bị vào đầu năm với số tiền là 250 triệu VND và hy vọng
thu đuôc các khoản thu nhập của đầu tư hàng năm trong 5 năm theo thứ tự như sau: 50 triệu
VND, 70 triệu VND, 100 triệu VND, 100 triệu VND và 80 triệu VND. Kết thúc đầu tư, trị giá
phế thải sau thuế của trang thiết bị là 40 triệu VND. Đời sống của trang thiết bị là 5 năm.
a. Tính NPV với r = 10%?
b. Tính IRR?
Câu 4:
Thành phố đang xem xét xây dựng đường xá, dữ liệu như sau:
Chi phí:
- Nhựa đường: 1 triệu bao, đơn giá 1 bao là 100 USD
- Lao động: 1 triệu giờ lao động, trong đó 50% là thuê mướn lao động thất nghiệp. Đơn giá
lao động là 20 USD/h và thất nghiệp là 5 USD/h
- Chi phí bảo dưỡng: 10 triệu USD/năm (thường xuyên)
Lợi ích:
- Tiết kiệm thời gian đi lại là 500.000 h/năm với đơn gái 17 USD/h
- Giảm tai nạn 5 người chết/năm, giá trị 1 người chết 7 triệu USD
Liệu dự án có được chấp nhận không? (Tỷ suất chiết khấu r = 7%)
Ngô Đức Chiến Trang 16
Bài tập TCC
Bài tập Chương 6

Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Thuế hàng hóa là thuế gì?
a. Thuế trực thu
b. Thuế gián thu
Câu 2: Trong thuế gián thu về mặt pháp lý ai là người chịu thuế?
a. Người tiêu dung
b. Người sản xuất
c. Cả 2 người sản xuất và người tiêu dùng
Câu 3: Theo quy tắc Ramsey, hai yếu tố phải được cân bằng thi thiết lập thuế hang hóa tối ưu là
gì?
a. Qui luật co giãn và đánh thuế trên diện hẹp
b. Qui luật co giãn và đánh thuế trên diện rộng
c. Qui luật co giãn và đánh thuế trên tất cả hàng hóa
d. Qui luật co giãn và đánh thuế duy nhất 1 hàng hóa
Câu 4: Trong mô hình Edgeworth thì tổng thu nhập xã hội có thay đổi không?
a. Có
b. Không
Câu 5: Trong thuế gián thu về mặt kinh tế ai là người chịu thuế?
a. Người tiêu dùng
b. Người sản xuất
c. Cả 2 người sản xuất và người tiêu dùng
Phần 2: Điền khuyết
Ngô Đức Chiến Trang 17
Bài tập TCC
Câu 1: Đối với người nộp thuế thì việc nộp thuế cho chính phủ là một …, như vậy khi
họ
mất mát lớn hơn … phải nộp thì … của họ tăng lên,

phần tăng lên này gọi là


của thuế. …
là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế

chính phủ thu được (tổn thất vô ích - mất
trắng).
Câu 2: Quy tắc đánh thuế tối ưu hay còn gọi là quy tắc …: “Chính phủ nên … vào tất cả hàng
hóa sao cho tỷ lệ … so với nguồn thu thuế biên … được đối với tất cả các loại hàng hóa là …”.
Phần 3: Bài tập
Câu 1:
Xét thị trường hàng hóa A, có Qd = 2.000 – 100P và Qs = - 100 + 200P. Ai là người gánh chịu
pháp lý khi đánh thuế 2 USD trên doanh thu bán hàng hóa này? Ai là người gánh chịu kinh tế
của thuế này?
Câu 2:
Nhu cầu vé bóng đá Qd = 360 – 10P và Qs = 20P. Hãy tính tổng giá cả mà người tiêu dùng trả
sau khi đánh thuế 4 USD. Tính giá cả sau thuế mà người bán vé nhận được?
Câu 3:
Độ co giãn của đường cầu hàng hóa B là -2 và độ co giãn của đường cung là -3. Giá cả hàng hóa
B thay đổi như thế nào khi đánh thuế đơn vị 2 USD. Ai là người gánh chịu thuế nhiêu hơn?
Câu 4:
Nhu cấu thuốc lá điếu được xác định như sau: Qd = 2.000 – 200P và Qs = 200P.
a. Hãy tính giá cả và sản lượng thuốc lá trong điều kiện thị trường cạnh tranh?
b. Trong nỗ lực giảm hút thuốc, chính phủ thu thuế 2 USD/gói. Tính sản lượng thuốc lá điếu sau
khi có thuế, mức giá mà người tiêu dùng phải trả, mức giá mà người bán nhận được. Thuế làm
tăng thu cho chính phủ bao nhiêu?
Câu 5:
Ngô Đức Chiến Trang 18
Bài tập TCC
Thị trường hàng hóa A có Qd = 240 – 6P và Qs = - 60 + 4P. Tính:
a. Tổn thất khi đánh thuế 4 USD/đơn vị sản phẩm vào người sản xuất?
b. Tổn thất sẽ thay đổi như thế nào nếu thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa A?

Câu 6:
Thị trường hàng hóa B có Qd = 2.600 – 20P và chính phủ đánh thuế 4 USD/đơn vị vào tiêu
dùng. Tính tổn thất của thuế khi:
a. Qs = 400
b. Qs = 12P
c. Giải thích kết quả câu a và câu b
Ngô Đức Chiến Trang 19
Bài tập TCC
Câu hỏi tự luận
Câu 1: Khi xác định được những thất bại của thị trường, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách can
thiệp và khắc phục khuyết tật thị trường bằng các cách thức nào?
Câu 2: Tư nhân có nên cung cấp hàng hóa công hay không? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3: Trong một số trường hợp, Chính phủ tiến hành thu phí đối với các hàng hóa và dịch vụ
công cung cấp, mức phí trong trường hợp này thể hiện điều gì?
Câu 4: Hàng hóa A, B và C trong hình vẽ dưới đây thuộc loại hàng hóa nào (hàng hóa công
thuền túy, hành hóa công không thuần túy, hàng hóa tư nhân thuần túy)? Giải thích?
Câu 5: Trình bày các giả thiết của mô hình Edgeworth trong việc phân tích thuế thu nhập tối ưu?
Câu 6: Tại sao phải nghiên cứu khu vực công?
Câu 7: Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng? Cho nhận xét về mối quan
hệ đó?
Câu 8: Vẽ biểu đồ minh họa việc trợ cấp cho người sản xuất để giải quyết vấn đề ngoại tác?
Câu 9: Vẽ biểu đồ minh họa việc đánh thuế vào người sản xuất để giải quyết vấn đề ngoại tác?
Câu 10: Hãy nêu ưu nhược điểm của các chỉ số NPV và IRR trong việc phân tích lợi ích và chi
phí dự án đầu tư công?
Ngô Đức Chiến Trang 20
Bài tập TCC
Câu 11: Lợi ích, chi phí thực khác với lợi ích, chi phí chuyển giao như thế nào?
Câu 12: Trong việc đánh thuế gián thu, số tiền chính phủ thu được thay đổi như thế nào? Vẽ
biểu đồ minh họa?
Câu 13: Độ co giãn của cung cầu tác động như thế nào đến gánh nặng thuế đối với người sản

xuất và người tiêu dùng?
Câu 14: Căn cứ vào hình vẽ bên dưới, hãy xác định tổn thất xã hội? Giải thích?
Ngô Đức Chiến Trang 21

×