Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ẢNH HƯỞNG PHỐI HỢP CỦA BA VÀ NAA TỚI SỰ HÌNH THÀNH CHỒI TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG NHA ĐAM (Aloe vera L.) THÔNG QUA KỸ THUẬT LỚP MỎNG TẾ BÀO (Thin cell layer) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.94 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1&2/2007 Đại học Nông Lâm Tp. HCM
88
ẢNH HƯỞNG PHỐI HP CỦA BA VÀ NAA TỚI SỰ HÌNH THÀNH CHỒI
TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG NHA ĐAM (
Aloe vera
L.)
THÔNG QUA KỸ THUẬT LỚP MỎNG TẾ BÀO (
Thin cell layer
)
COMBINATION EFFECT OF BA AND NAA ON SHOOT FORMATION OF IN VITRO
PROPAGATION FOR ALOE VERA (Aloe vera L.) BY USING THIN CELL LAYER METHOD
Lưu Thò Thanh Thất
1
, Bùi Văn Lệ
2
, Bùi Minh Trí
3
1
Khoa Nông học, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su;
2
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM;
3
Trung tâm PTTN. Hóa Sinh, Đại học Nông Lâm Tp.HCM
ABSTRACT
Aloe vera L. is known as one of precious
medicinal plants. It has been used in Vietnam
traditional remedies. Invitro propagation of Aloe
vera play a very important role for cultivation of
this plant in a larger scale. Thus, our effort was to
establish propagation protocol for invitro


propagation for Aloe vera throught Thin Cell Layer
(TCL) method. The combination effect of BA and
NAA was compared in this experiment. The result
showed that MS medium containing a conbination
of 5 mg/l BA and 0.1 mg/l NAA was the best for
shoot formation (3.76 shoots/sample). Highest
shoot formation in the explant were obtained on
MS medium containing a conbination of 0.5 mg/l
BA and 0.1 mg/l NAA (90 % and 19.83 shoots/
sample). The highest hight and number of leaves
per shoot obtained on MS medium containing 1.5
mg/l BA. In this medium, shoots reached a hight
of 4.31 cm and had 4.81 leaves.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Nha đam (Aloe vera L) hiện nay được sử
dụng trên khắp thế giới để trò nhiều bệnh như
viêm da, ung thư. Chất gel của cây nha đam được
sử dụng nhiều nhất là làm thuốc bôi da, thuốc chữa
những vết bỏng nhỏ, những chỗ trầy xước, viêm
loét miệng và những tổn thương biểu mô khác
(Kathi J. Kemper và Victoria Chiou, 1999).
Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu
thường quan tâm nhiều nhân giống in vitro các
cây công nghiệp (mía, cà phê), cây lâm nghiệp (keo
lai, thông caribê), cây cảnh (hoa lan các loại),…
những cây dược liệu còn ít được quan tâm. Với những
công dụng to lớn của cây nha đam và nhu cầu về
cây giống tốt cho sản xuất, nhằm cung cấp những
cây đầu dòng có chất lượng cao với số lượng lớn
trong thời gian ngắn, đồng thời với nhu cầu áp

dụng một kỹ thuật mới, có nhiều triển vọng, tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng phối
hợp của BA và NAA tới sự hình thành chồi
trong quá trình nhân giống Nha đam (Aloe
vera L.) thông qua kỹ thuật lớp mỏng tế bào
(Thin cell layer)”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài thực hiện với giống Nha đam Mỹ năm
2005 tại Trường Đại học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí
Minh.
Mầu cấy từ ngoài môi trường được xử lý Javel ở
nồng độ 1/2 trong 25 phút sau đó những mẫu sống
không nhiễm được chuyển sang môi trường MS có
bổ sung 5 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA để kích thích
sự phát triển của chồi ngủ. Sau đó được cắt mỏng
và cấy trên môi trường thí nghiệm sự tái sinh chồi.
Nội dung nghiên cứu
Xác đònh nồng động BA và NAA phù hợp cho
sự tái sinh chồi từ lớp mỏng tế bào của cây Nha
đam (Aloe vera L.).
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên (Completely Randomized Design, CRD)
có 2 yếu tố, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại cấy 10
mẫu.
- Yếu tố A: 4 mức nồng độ BA (0,1; 0,3; 0,5; 1
mg/l)
- Yếu tố B: 3 mức nồng độ NAA (0; 0,1; 0,3
mg/l)

* Phương pháp tiến hành: cắt phần rễ, thân, lá
của cây nha đam in vitro thành những lát mỏng
có kích thước 0,5 – 1 mm, sau đó được đặt vào
đóa petri có chứa 20 ml môi trường MS có bổ
sung BA và NAA theo từng nồng độ khảo sát,
rồi dùng dây farafin bọc khít đóa lại. Mỗi đóa cấy
10 mẫu rễ, 10 mẫu thân và 10 mẫu bẹ lá (tổng
cộng là 30 mẫu/đóa).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT
Đại học Nông Lâm Tp. HCM Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1&2/2007
89
* Chỉ tiêu theo dõi: sau 2 tuần, 4 tuần nuôi cấy
- Tỷ lệ % mẫu cấy tạo chồi
- Số chồi/mẫu
KẾT QUẢ
Áp dụng kỹ thuật lớp mỏng tế bào (TCL), các
mẫu được cắt với một lớp rất mỏng (từ 0,5 – 1 mm),
do đó thời gian cảm ứng và nồng độ cảm ứng của
mẫu trong các thí nghiệm là rất ngắn và thấp.
Ngoài ra, phương pháp này còn có triển vọng sẽ
cho hệ số nhân cao hơn nhiều so với phương pháp
in vitro. Ở hầu hết các nghiệm thức chỉ sau 5 ngày
nuôi cấy, những mẫu có khả năng hình thành chồi
đã có phản ứng sùi lên. Đặc biệt là ở nghiệm thức
8 (bổ sung 0,5 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA).
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Tỷ lệ mẫu tạo chồi từ lớp mỏng thân giữa các
nghiệm thức có sự sai khác nhau rất lớn. Đặc biệt
là ở nghiệm thức có bổ sung 0,5 mg/l BA và 0,1
mg/l NAA (90%). Ở nghiệm thức này cũng cho số

chồi trung bình trên mẫu đạt cao nhất (19,83 chồi/
mẫu). Nhìn chung ở các nghiệm thức bổ sung nồng
độ BA thấp (0,1 mg/l) đều có tỷ lệ tái sinh chồi và
số chồi trên mẫu thấp. Như vậy nồng độ BA thấp
chưa đủ để tác dụng lên sự phân hóa hình thành
chồi. Ngược lại ở những nồng độ BA cao (1 mg/l),
mặc dù có tỷ lệ tạo chồi cao hơn nhưng số chồi
hình thành trên một mẫu lại thấp, có thể là do với
kích thước rất mỏng của mẫu thì những nồng độ
này lại là quá cao do đó nó có thể gây độc hoặc
kìm hãm sự phân hoá và tăng trưởng của chồi.
Vậy, môi trường thích hợp nhất cho sự tái sinh
chồi từ lớp mỏng thân là môi trường MS có bổ
sung 0,5 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA.
Khi tiến hành thí nghiệm này, tôi cũng đã thử
khả năng tái sinh chồi từ lớp mỏng của rễ và lá
cây nha đam, xong kết quả cho thấy các mẫu được
cắt từ rễ và lá đều không có khả năng tạo chồi.
Các mẫu rễ đều bò hóa đen rồi chết. Còn một số
mẫu lá thì có phản ứng phồng lên, quăn lại hoặc
sinh trưởng kéo dài chứ không hề có dấu hiệu phản
ứng tạo chồi.
KẾT LUẬN
Để nâng cao hệ số nhân giống của cây Nha Đam,
sau khi khử mẫu, kích thích nảy chồi thì các chồi
này sẽ được cắt thành những lát mỏng (từ 0,5 – 1
mm) sau đó nuôi cấy trong môi trường MS chứa
0,5 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA. Trên môi trường
này, tỷ lệ mẫu tạo chồi đạt 90 % và trung bình
19,83 chồi trên một mẫu.

Qua thí nghiệm cho thấy, cây Nha đam Mỹ có
thể được nhân giống bằng phương pháp lớp mỏng
tế bào theo quy trình sau (hình 1).
Bảng 1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ BA kết hợp NAA
tới sự phát sinh chồi cây Nha đam

NGHIỆM THỨC
STT BA (mg/l) NAA (mg/l)
Tỷ lệ mẫu tạo
chồi (%)
Số chồi/mẫu
(chồi)
C
1
0,1 0 10,00 1,000
C
2

0,1 0,1 6,670 1,000
C
3

0,1 0,3 23,33 4,310
C
4

0,3 0 33,33 1,860
C
5


0,3 0,1 40,00 3,830
C
6

0,3 0,3 33,33 3,440
C
7

0,5 0 30,00 3,530
C
8
0,5 0,1 90,00 19,83
C
9

0,5 0,3 30,00 4,710
C
10

1 0 20,00 3,670
C
11

1 0,1 46,67 2,690
C
12

1 0,3 40,00 2,230

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT

Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1&2/2007 Đại học Nông Lâm Tp. HCM
90

Hình 1. Quy trình nhân giống đề nghò để nhân giống cây nha đam
thông qua kỹ thuật tế bào lớp mỏng
Chồi khoảng 1
năm tuổi
Khử trùng Javel ½ trong 25 phút
Gỡ miên tra
ï
n
g
: MS + 5 m
g
/l BA + 0
,
1 m
g
/l NAA
Cắt lớp mỏng thân
TS chồi: MS+
0,3 mg/l NAA
V
ươn chồi: MS + 1,5 mg/lBA
Vươn chồi: MS+
1,5 mg/lBA
Nhân cụm chồi:
MS+2 mg/lBA
MS+ 1,5 mg/lBA
Ra rễ

MS khôn
g
hormone
Đất + trấu hun: 1:1
Vườn ươm
Mô sẹo
MS + 0,3 mg/l NAA
MS+0,5 BA
+0,1 NAA
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT
Đại học Nông Lâm Tp. HCM Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1&2/2007
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Bá Huy Cường, 2004. Nha đam – một dược
liệu quý. />08.html. 2 trang
Nguyễn Văn Phong, 2004. So sánh năng suất, hiệu
quả, chất lượng của một số giống lô hội trên đất
phèn. Báo cáo kết quả thực hiện mô hình thực
nghiệm của Trung tâm nghiên cứu KHKT và
khuyến nông Tp. Hồ Chí Minh. 8 trang
Bùi Trang Việt, 2000. Sinh lý thực vật đại cương –
phần II. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,
333 trang.
Meyer H.J. and Van Staden J., 1991. Rapid in vitro
propagation of Aloe barbadensis Mill. Plant – Cell
– Tissue – Organ - Culture 26: pp 167 – 171.
Zeng S., Peng X., 2000. Tissue culture and rapid
propagation of Aloe arborescens.
Zhong Yao Cai 23, South China Botanical Garden,
Chinese Academy of Sciences, Guangzhou 510520.

pp 63 – 65.
Zhihua Liao, Min Chen et al., 2004.
Microprogagation of endangered Chinese aloe.
Plant Cell, Tissue and Organ Culture, Volume 76,
Number 1. pp 83 – 86.

×