Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sân đất nện - Clay Court : Cấu trúc cơ bản và những chia sẻ của nhà chuyên môn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 13 trang )

Sân đất nện - Clay Court : Cấu trúc cơ bản và những chia sẻ của nhà chuyên môn
Thời gian qua, Madrid Master cùng những ồn ào của mặt sân màu xanh gây ra nhiều ý kiến phản
đối từ các tay vợt hàng đầu thế giới. Hai tay vợt trong Top 3 công khai phản đối mặt sân màu xanh
thậm chí khi quay về mặt sân Clay truyền thống tại Rome Master thì Djokovic công khai bày tỏ sự
thích thú và anh mô tả nó như là một thiên đường. Hôm nay cả một tối ngồi xem những trận đấu tại
Rome Master mới nhận ra rõ một sự khác biệt lớn, tò mò lật lại những quyển sách của cty Minh
Quân cung cấp cùng những tài liệu về mặt sân này trên mạng thì phát hiện ra là nó có một chút khác
biệt và khác biệt đó không nằm ở cái màu xanh mà là cấu trúc có phần hơi khác biệt.
Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về cấu trúc cơ bản của sân đất nện theo cấu trúc truyền thống với
những vật liệu thiên nhiên và mặt sân đất nện ClayTech.
Đầu tiên là các mặt sân đất nện truyền thống ở Pháp và Ý : với gần như 100% vật liệu tự
nhiên, xem hình và các mô tả các lớp (layer) từ dưới lên theo thứ tự như sau :
french open red clay construction
• Lớp thấp nhất là sỏi và đá nhỏ nhằm mục đích thoát nước nhanh, nếu sân ngoài trời được
đầu tư nhiều tiền thì ngay dưới lớp đá và sỏi còn có hệ thống thoát nước.
• Kế tiếp là lớp vật liệu lấy từ quặng sắt : những vật liệu phế thải của quặng sắt
• Tiếp theo là một lớp vôi nện cứng với về dày 5 - 7cm.
• Lớp trên cùng : người tà dùng một vật liệu hỗn hợp là đất sét nhuyễn trộn lẫn với gạch
xay nhuyễn theo một công thức nhất định tạo thành một lớp bột và chính lớp bột này được
trãi đều trên mặt sân.
Chính 2 lớp trên cùng tạo ra sự khác biệt lớn của sân đất nện - làm cho bóng nảy cao nhưng lại
chậm. Chúng ta vừa xem xong Madrid Master 2012 đang diễn ra và ngay sau đó, hiện tại là Rome
Master 2012 thấy sự khác biệt rất rõ, mặt sân ở Rome Master bóng nảy cao và chậm hơn + những
bước chạy hoặc bóng nảy xuống bụi đỏ bay lên thấy rất rõ. Mặt sân tại Roland Garros sắp diễn ra
cũng cùng một tiêu chuẩn và cấu trúc như mặt sân Rome Master.
Mặt sân đất nện - ClayTech :
Quay sang mặt sân Madrid Master - ở những năm trước, khu sân tại Madrid Master là mặt sân nhựa
cứng và được chuyển đổi thành sân đất nện theo kỹ thuật ClayTech, xem hình và các mô tả cơ bản
mặt cắt của sânClayTech :
• Lớp dưới cùng của mặt sân đất nện ClayTech là hỗn hợp bê tông trộn với nhựa tổng hợp
như mặt sân Hard Court thông dụng.


• Kế đến là một lớp keo dính.
• Lớp trên cùng người ta là gọi là ClayTech : ClayTech bao gồm lớp đệm với vật
liệu Synthetic - polypropylene và phủ lên trên cùng là một hỗn hợp bột đặc biệt và nó không
còn là đât sét thuần túy trộn với gạch xay nhuyễn nữa mà người ta thay bằng một lớp bột đất
công nghiệp có tính chất gần giống với đất sét trộn với gạch xay. Và chính cái lớp bột này
và độ nảy của bóng nhanh hơn khiến cho Nadal , Djokovic và các tay vợt khác phàn nàn về
mặt sân tại Madrid Master vừa qua.
Những lợi ích của mặt sân ClayTech :
• Không lệ thuộc quá nhiều vào những vật liệu thiên nhiên và thi công đơn giản, giá thành
có thể rẻ hơn. Phù hợp với việc chuyển đổi từ một sân nhựa bê tông thành sân đất nện rất
nhanh chóng và giảm chi phí.
• Lớp đệm Synthetic - Polypropylene làm giảm những khả năng chấn thương khi thi đấu và
lớp bột trên cùng ít bụi hơn và vẫn đảm bảo những đặc tính đặc trưng nhất của sân đất nện là
chạy và trượt v.v
• Lớp bột trên cùng là một dạng vật liệu công nghiệp nên có thể thay đổi màu tùy thích : nó
có thể là màu xanh dương, xanh green v.v
• Với sân ClayTech người ta có thể làm sân đất nện ở những vùng thời tiết khó chịu nhất,
mưa nhiều và độ ẩm cao và quan trọng hơn là tiết kiệm rất nhiều chi phí cho hệ thống thoát
nước được thiết kế âm phía dưới sân.
Những phàn vừa qua về mặt sân Madrid Master : được biết sau trận đấu đầu tiên ở Madrid
Master,Nadal đã đưa ra yêu cầu là anh sẽ thay đôi giày dùng cho sân Clay thành giày dùng cho sân
cỏ để tiếp tục thi đấu những trận sau nhưng không được ATP cùng BTC chấp thuận. Djokovic thì
cũng công khai phản đối mặt sân này. Tuy nhiên phần còn lại trong đó có huyền thoại Federer thì
lại không có ý kiến và anh là người giành lấy danh hiệu cao quý này tại Madrid Master 2012. Tuy
nhiên theo mình thì cái gì mới luôn vấp phải một sự phản đối và cũng có thể Nadal và Djokovic
v.v vấp phải tâm lý gây ra "nhát chân" không dám di chuyển và vô tình bộc phát những phản ứng
không tốt.
Mặt sân đất nện luôn có những lợi ích rất tốt cho các vận động viên, ngoài việc giảm hẳn các chấn
thương người chơi còn rèn luyện được ý chí, thể lực và kỹ thuật ở những pha đánh bóng bền. Xem
các vận động viên thi đấu trên sân đất nện thích hơn hẳn vì chúng ta được thưởng thức những pha

giằng co ngoạn mục mà ở đó ý chí và sự linh hoạt trong chiến thuật thể hiện rất rõ.
Hiện tại với điều kiện như ở việt nam chúng ta thì có thể làm một khu sân đất nện, tuy nhiên các
nhà đầu tư vẫn ngại với cái mới và chi phí đầu tư có lẽ sẽ nhiều hơn khi tiến hành san lắp làm nền
đất phải mất rất nhiều công đoạn (nếu làm một mặt sân theo kiểu truyền thống). Tuy nhiên với mặt
sân ClayTech thì hoàn toàn có thể làm được và mong trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có dịp
chơi trên mặt sân đất nện ngay tại Tp HCM hay Hà Nội.

Quy trình làm nền sân bóng
Quy trình làm nền hạ sân bóng cỏ nhân tạo
Để thi công được một sân cỏ nhân tạo đạt chất lượng cao, ngoài các vấn đề liên quan trực tiếp đến
cỏ như chất lượng cỏ nhân tạo sử dụng, chất lượng thi công mặt cỏ, thì nền hạ đóng một vai trò tối
quan trọng trong hệ thống cấu tạo sân cỏ. Chúng tôi mô tả các bước cơ bản để có thể thi công nền
hạ cho sân cỏ nhân tạo:
1. Lu lèn nền hạ:
Bước này được thực hiện nhằm đảm bảo ổn định nền đất lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi hệ thống
sân cỏ bên trên gây lún, sụt làm ảnh hưởng đền chất lượng sân cỏ sau này.Thông thường, ta dùng xe
lu 10~12 tấn lu đạt độ chặt của nền đất K=0.9~0.95 và san phẳng nền hạ với độ dốc 0%.
2. Định vị sân:
Xác định vị trí sân, vị trí thoát nước, các công trình phụ đi kèm như căn tin, toilet Chọn vị trí cho
sân sao cho thoát nước thuận tiện nhất.
3. Xây hệ thống thoát nước, bó vĩa:
• PA1: Xây hệ thống bó vỉa, không làm mương thoát nước: Dùng gạch thẻ (hoặc gạch ống) xây dày
100~200, tuỳ vào chiều cao bó vĩa (thường là 200mm), bên dưới lót bê tông đá 4×6 hay đá 1×2
M150,
• Tường bó vĩa cao hơn so với mặt nền hạ là 03-05cm,
• PA2: Nếu Xây mương thoát nước thì không cần xây bó vỉa, sử dùng thành tấm đan và hệ thống
mương làm bó vỉa: xây mương rộng khoảng 25cm, cao 25cm (điểm khởi thuỷ) với độ dốc mương
0.2%, tấm đan đậy rộng 40cm, dài 50cm -1m khoét 2 đầu.
4. Làm nền và tạo độ dốc:
• Đổ đá 0×4, dùng xe rùa chia ra từng đống nhỏ, dùng cào san ra từng lớp. Chiều dày lớp đá 0x4 là

10cm (bằng độ cao bó vĩa). San phẵng và lu lèn chặt. Dùng dây căng để kiểm tra độ phẵng của nền.
Độ dốc của lớp đá 0×4 là 0%
• Đổ thêm lớp đá mi tạo đốc 0.5~0.6%, dạng hình mu rùa giữa sân cao hơn mép sân khoảng 5~8cm.
Lu lèn chặt. Cũng dùng dây căng để kiểm tra độ phẵng và độ dốc của nền.ước tính khối lượng lớp
đá mi sử dụng khoảng 10 cm.
• Rải lớp cát lên mặt ước tính khối lượng khoảng 4cm, lu lèn chặt đảm bảo giảm thấm nước xuống
bên dưới, và tăng cường hiệu quả thoát nước cho sân bóng.
<hình ảnh minh họa>
Kết thúc thi công phần nền hạ, có thể bắt tay vào công việc thi công lắp đặt mặt cỏ nhân tạo

Thế giới cỏ nhân tạo giới thiệu quy trình thi công lắp đặt cho sân bóng đá cỏ nhân tạo, thi công sân golf, thi công sân tenis, thi công sân
bóng rổ, thi công sân vườn, thi công sân bóng nhân tạo.
Chuẩn bị mặt đất.
1. Chuyển bị Diện tích đất xây dựng bóng đá theo tiêu chuẩn. Gạt bỏ cỏ hiện có và làm bằng phẳng mặt sân bằng máy xúc hoặc máy
gạt.
2. Phun thuốc diệt cỏ trên diện tích dự định làm sân bóng đá cỏ nhân tạo, để hạn chế cỏ và cỏ dại phát triển làm ảnh hưởng đến cỏ
nhân tạo.

3. Sau khi bạn đã phun thuốc diệt cỏ xong bạn đưa máy ủi vào gạt đất, cát để san nền cho bằng phẳng.
4. Sau khi đã ủi thì tiến hành lu cho làm nhẵn và làm phẳng đất, bước tiếp theo ta sẽ dải đá lên mặt sân.



5. Tiến hành dải đá Base độ dầy 10cm san đều ra độ dốc 0,3% đến 0,6%, hệ số lu nèn chặt K90-95. Lớp đá Base có tác dụng làm
cứng mặt nền.
6. Dùng vòi phun nước phun đều lên mặt sân sẽ có tác dụng nén đá xuống mặt sân dễ dàng hơn.

7. Đưa máy lu vào sân để lu lèn nền hạ đảm bảo ổn định nền đất lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi hệ thống sân cỏ bên trên gây lún, sụt
làm ảnh hưởng đến chất lượng sân cỏ sau này. Thông thường, ta dùng xe lu 10~12 tấn lu đạt độ chặt của nền đất K=0.9~0.95 và san
phẳng nền hạ với độ dốc 0,3% đến 0,6%. Sau khi lu xong lớp Base thì tiến hành dải đá mạt lẫn bột đá độ dày khoảng 2cm, Lớp đá mạt

này chỉ có chức năng làm phẳng nền và tạo độ mịn cho nền. Tránh dải quá dầy lớp mạt sẽ không tốt.

8. Định vị sân: Xác định vị trí sân, vị trí thoát nước, các công trình phụ đi kèm như căn tin, toilet Chọn vị trí cho sân sao cho thoát
nước thuận tiện nhất.

9. Xây hệ thống thoát nước, bó vĩa:
• Dùng gạch thẻ (hoặc gạch ống) xây dày 100~200, tuỳ vào chiều cao bó vỉa (thường là 200mm), bên dưới lót bê tông đá 4×6 hay đá
1×2 M150.

• Tường bó vĩa cao hơn so với mặt nền hạ là 10cm.

• Xây mương thoát nước rộng khoảng 25cm, cao 25cm (điểm khởi thuỷ) với độ dốc mương 0.2%, tấm đan đậy rộng 35cm, dài 50cm
khoét 2 đầu.
10. Làm nền và tạo độ dốc:
• Đổ đá 0×4, dùng xe rùa chia ra từng đống nhỏ, dùng cào san ra từng lớp. Chiều dày lớp đá 0x4 là 10cm (bằng độ cao bó vĩa). San
phẵng và lu lèn chặt. Dùng dây căng để kiểm tra độ phẵng của nền. Độ dốc của lớp đá 0×4 là 0%

• Đổ thêm lớp đá mi tạo đốc 0.5~0.6%, dạng hình mu rùa giữa sân cao hơn mép sân khoảng 5~8cm. Lu lèn chặt. Cũng dùng dây căng
để kiểm tra độ phẵng và độ dốc của nền. Ước tính khối lượng lớp đá mi sử dụng khoảng 10 cm.

• Rải lớp cát lên mặt ước tính khối lượng khoảng 4cm, lu lèn chặt đảm bảo giảm thấm nước xuống bên dưới, và tăng cường hiệu quả
thoát nước cho sân bóng đá cỏ nhân tạo.
Kết thúc thi công phần nền hạ, có thể bắt tay vào công việc thi công lắp đặt mặt cỏ nhân tạo.
1. Các điều kiện tốt nhất để thi công lắp đặt mặt cỏ nhân tạo như sau:
• Nhiệt độ trên 13 độ C

• Nếu trời mưa mặt sân bị ướt, phải đợi ít nhất 24 giờ mới được lắp đặt cỏ nhân tạo.

• Lắp đặt cỏ nhân tạo vào ngày nắng, thời tiết khô giáo (giúp tăng cường tính linh hoạt, làm khô chất kết dính của mặt sân với lớp đáy
của cỏ nhân tạo)


2. Đưa cỏ nhân tạo đến sân bóng, dùng kéo, dao để cắt lớp vỏ bọc của cuộn cỏ nhân tạo ra rồi đặt cỏ sang một bên và đưa cỏ nhân
tạo đến khu vực cần trải cỏ.


3. Tiến hành trải cỏ: Dàn trải đều cuộn cỏ ra theo chiều dọc hoặc chiều ngang sân, đảm bảo các cuộn phải sát mí nhau, đảm bảo
thuận tiện dán keo mí nối sau này.

• Cắt, tạo đường biên và đường viền cỏ trắng:

• Đối với biên thẳng: dùng dao rạch, dùng thước đặt ngay ngắn và rọc dọc thành đường rộng 80mm.

• Đối với biên cong: dùng dao rạch, dây chì tạo compa quay theo bán kính, sau đó cắt tỉa tạo thành viền rộng 80mm để lắp cỏ trắng
• Đối với biên cong: dùng dao rạch, dây chì tạo compa quay theo bán kính, sau đó cắt tỉa tạo thành viền rộng 80mm để lắp cỏ trắng




1. Dùng máy trải cỏ hoặc máy đánh cỏ để chải đều lên các sợi cỏ, sau đó dùng máy trải cát và máy trải hạt cao su lên mặt sân cỏ
nhân tạo.




2. Trải cát và đánh cát: Lớp cát rải vào trong cỏ dày khoảng 2cm, được chia làm nhiều
lớp, có thể rải bằng tay hoạc bàng máy rải cát (Chú ý là phải chuẩn bị cát khô và phải sàn
sạch và nền cỏ cũng phải thật khô). Dùng bồ cào hoặc máy đánh cỏ đánh cho cát rớt
xuống đều cho đến khi độ dày khoảng 2cm



3. Trải hạt cao su: Lớp cao su rải khoảng 0.8 cm đến 1 cm, trung bình khoảng từ 6kg - 10 kg /1m2 nền cỏ, có thể rải bằng tay hoặc
bằng máy. Sau đó, dùng bồ cào hoặc máy đánh cỏ đánh cho hạt cao su rớt xuống đều.


4. Hạt cao su giúp cho cỏ đứng thẳng như cỏ tự nhiên. Bề mặt sân cỏ nhân tạo được đệm bằng việc sử dụng hạt cao su, những hạt
cao su giúp cho cánh cỏ nhân tạo có thể đứng thẳng tự nhiên, đứng về góc độ thẩm mỹ hạt cao su giúp cỏ nhân tạo mô phỏng
giống cỏ tự nhiên.

×