Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học mỏ - Địa chất
MAI TH TON
NGHIấN CU C S Lí THUYT V
THC TIN NHM XY DNG BN HNG DN
CHI TIT NH GI TC NG MễI TRNG CHO
NGNH KHAI THC M L THIấN
Chuyờn ngnh: K thut khai thỏc m l thiờn.
M S: 62.53.05.01
tóm tắt Luận án tiến sĩ kỹ thuật
hà nội - 2009
Công trình ñược hoàn thành tại: Bộ môn Khai thác lộ thiên,
Khoa Mỏ, Trường ðại học Mỏ - ðịa chất.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Hồ Sĩ Giao, Trường ðại học Mỏ - ðịa chất
2. TS Phạm Khôi Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phản biện 1: PGS.TS Ngô Trọng Thuận, Viện Khoa học
khí tượng thủy văn và môi trường
Phản biện 2: PGS.TS Trịnh Thị Thanh, Trường ðại học
Khoa học tự nhiên- ðại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 3: TS Phạm Ngọc Sơn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận án ñã ñược bảo vệ trước hội ñồng chấm luận án cấp
nhà nước họp tại trường ðại học Mỏ - ðịa chất
Vào lúc 08 giờ 30 ngày 24 tháng 12 năm 2009.
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc
Thư viện Trường ðại học Mỏ - ðịa chất.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ðà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Mai Thế Toản (2004), “Ảnh hưởng của khai thác, chế biến ñá tới sức khoẻ
con người”, Tạp chí Công nghiệp, (7), tr. 28- 30.
2. Mai Thế Toản (2007), “Hiệu quả sử dụng ñất trong khai thác lộ thiên”, Tạp
chí Công nghiệp, (1), tr. 37- 39.
3. Mai Thế Toản (2005), “Luật Khoáng sản và vấn ñề BVMT trong hoạt ñộng
khoáng sản”, Thông tin Khoa học công nghệ mỏ, (1), tr. 4- 7.
4. Mai Thế Toản (2007), “Vấn ñề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
trong ngành khai khoáng ở Việt Nam”, Hội nghị Khoa học kỹ thuật mỏ
toàn quốc lần thứ XVIII - Tuyển tập báo cáo khoa học – Sa Pa tháng 8,
Hội Khoa học Công nghệ mỏ Việt Nam, tr. 10- 14.
5. Mai Thế Toản (2004), “Vấn ñề hạn chế sự phát thải bụi vào môi trường
trong quá trình nổ mìn trên mỏ lộ thiên”, Thông tin Khoa học công
nghệ mỏ, (3), tr. 19- 20.
6. Mai Thế Toản (2005), “Vấn ñề quy ñịnh pháp luật về bảo vệ môi trường ñối
với hoạt ñộng khai thác khoáng sản”, Tạp chí Khoa học và công nghệ
mỏ, (3), tr. 33- 35.
7. Mai Thế Toản (2007), “Xung quanh vấn ñề “Hàm lượng công nghiệp tối
thiểu””, Tạp chí Công nghiệp mỏ, (1), tr. 24- 25.
8. Mai Thế Toản và nnk (2007), Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ
công tác ñánh giá tác ñộng môi trường chuyên ngành ñối với các dự án
khai thác mỏ lộ thiên, ðề tài KHCN cấp Bộ (2005-2007), Bộ TN & MT.
9. Mai Thế Toản và Nghiêm Việt Hải (2009), “Bauxite mining industry,
alummina and aluminum production in Tay Nguyen - Potential and
Challenges”, Proceedings of workshop on mining envieronmental
problems and protection.
10. Hồ Sĩ Giao và Mai Thế Toản (2007), “Cần hướng tới một công nghệ sản
xuất sạch trên các mỏ than lộ thiên Quảng Ninh”, Thông tin Khoa học
công nghệ mỏ, (10), tr. 1- 5.
11. Hồ Sĩ Giao và Mai Thế Toản (2006), “Dự án khai thác, chế biến bauxite
Tây Nguyên và vấn ñề môi trường”, Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường, (7), tr. 51- 54, 60.
12. Hồ Sĩ Giao và Mai Thế Toản (2006), “Những sự cố môi trường tiềm ẩn
trong quá trình triển khai dự án “Sắt Thạch Khê””, Tạp chí Tài nguyên
và Môi trường, (6), tr. 16-18.
13. Hồ Sĩ Giao và Mai Thế Toản (2006), “Thấy gì qua các báo cáo ñánh giá tác
ñộng môi trường của các dự án khai thác mỏ”, Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, (9), tr. 18- 20.
14. Hồ Sĩ Giao và Mai Thế Toản (2007), “Vấn ñề sản xuất sạch hơn trên các mỏ
lộ thiên tại Việt Nam”, Thông tin Khoa học công nghệ mỏ, (1), tr. 6-10.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự đào bới bề mặt đất đai của khai thác lộ thiên (KTLT) đã phá vỡ các
cảnh quan và địa mạo nguyên thủy của khu vực, gây những xáo trộn về dòng
chảy và chế độ thủy văn đầu nguồn, tổn hại đến rừng phòng hộ, thay đổi cảnh
quan khu vực…
Để quản lý, kiểm soát công tác bảo vệ môi trường (BVMT), song cùng
với hệ thống pháp luật về BVMT, Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác
nhau bao gồm các chế tài; hệ thống các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Quy
chuẩn Việt Nam (QCVN) về môi trường; công cụ kinh tế (thuế môi trường,
ký quỹ phục hồi môi trường, chuyển quyền phát thải…) và các công cụ về
đánh giá môi trường như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) và cam kết BVMT (CKBVMT).
Trong ngành KTM, cho đến nay, nhiều báo cáo ĐTM đã được lập,
thẩm định và phê duyệt, song do chưa có được hướng dẫn cụ thể về chuyên
ngành, nên trong quá trình thực hiện ĐTM các dự án đã gặp nhiều khó khăn
vướng mắc, trong khi nội dung ĐTM cho các dự án khai thác khoáng sản,
đặc biệt là KTLT thường là rộng lớn về phạm vi và phức tạp về quy mô và
tính chất tác động. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm mỏ, công nghệ khai
thác, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động mỏ, báo cáo
ĐTM phải đưa ra được những thông tin cần thiết để đầu tư khai thác và chế
biến khoáng sản một cách hiệu quả, gắn liền với các giải pháp BVMT, đưa ra
các tài liệu định tính và định lượng trên cơ sở khoa học để khai thác thế mạnh
về nguồn tài nguyên khoáng sản có xét đến các khía cạnh về quốc phòng, an
ninh trật tự, du lịch, tôn giáo, đảm bảo tính hợp lý giữa trữ lượng và khai
thác, giữa phát triển sản xuất và BVMT. Vì vậy, việc lập báo cáo ĐTM với
đầy đủ nội dung chứa đựng hàm lượng khoa học và thực tiễn đối với dự án
KTM là hết sức cần thiết. Với mục đích đó, việc tiến hành đề tài “Nghiên
cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn nhằm xây dựng bản hướng dẫn chi tiết
ĐTM cho ngành khai thác lộ thiên” trong khuôn khổ Luận án này là thực
sự cần thiết và cấp bách đối với nhu cầu công tác ĐTM trong ngành khai
khoáng của Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện nội dung báo
cáo ĐTM chuyên ngành đối với dự án KTLT để nâng cao hiệu quả công tác
BVMT trong quá trình khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên;
2
- Đưa ra hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM (dự thảo) sử dụng cho
dự án KTLT.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các cơ sở khoa học và thực tiễn
đã được áp dụng trong công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự
án khai thác mỏ (KTM) ở Việt Nam và trên Thế giới.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận án: các loại khoáng sản phổ biến đang
được khai thác bằng phương pháp lộ thiên ở Việt Nam trừ những khoáng sản
có tính chất phóng xạ và các nội dung có liên quan đến phóng xạ.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác BVMT tại một số mỏ
KTLT; đánh giá tổng quan về đánh giá tác động môi trường trong ngành mỏ.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá tác động
môi trường cho ngành KTLT: Vị thế của ngành KTLT trong hoạt động
khoáng sản; đặc điểm tác động mang tính tự nhiên của tài nguyên khoáng
sản đến môi trường; đặc điểm tác động đến môi trường từ khía cạnh công
nghệ kỹ thuật của KTLT; thuận lợi về mặt môi trường đối với vị trí khai thác
khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên; các tác động tiêu cực chủ yếu của
KTLT đến môi trường; lựa chọn phương pháp ĐTM cho hoạt động KTLT.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết, đặc biệt là nghiên cứu các phương pháp ĐTM.
- Khảo sát, nghiên cứu thực địa để bổ sung, kiểm chứng số liệu thông
qua hoạt động thu thập các số liệu quan trắc và phân tích các thông số môi
trường; xác định mức độ tác động của các hoạt động phát triển trong quá trình
triển khai dự án KTLT tới các yếu tố môi trường.
- Thống kê, thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, số liệu về ĐTM
- Thu thập tài liệu, phân tích và đánh giá về hiện trạng công tác lập báo
cáo ĐTM với các dự án KTLT .
- Hội thảo để lĩnh hội các ý kiến, kinh nghiệm của chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung vào khoa học về “đánh giá tác động môi
trường” các cơ sở khoa học và các nội dung mang tính thực tiễn cao, phù hợp
với điều kiện của Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Những nội dung khoa học của Luận án là cơ sở để
xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công tác ĐTM của dự án KTLT và
sẽ được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp
3
luật, đồng thời góp phần trong việc nâng cao năng lực quản lý môi trường
trong toàn bộ hệ thống của Nhà nước.
7. Các luận điểm bảo vệ:
a) Nâng cao chất lượng công tác ĐTM là một giải pháp làm tăng hiệu
quả công tác BVMT.
b) Cần thiết phải có hướng dẫn ĐTM riêng cho loại hình dự án KTLT
để góp phần tăng cường công tác BVMT và chất lượng ĐTM cho ngành
KTM lộ thiên;
c) Việc tính toán và đưa các thông tin về “Tổn thất tài nguyên”, “Chỉ số
hiệu quả sử dụng đất” và “Chỉ số phục hồi đất sau khai thác“ vào trong nội
dung báo cáo ĐTM là cần thiết.
8. Điểm mới của Luận án
a) Đề xuất cách phân loại môi trường, môi trường thành phần và các yếu
tố môi trường để thống nhất cách đánh giá trong quá trình ĐTM cho các loại dự
án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và dự án khai thác khoáng sản nói riêng.
b) Lần đầu tiên quy nạp các giai đoạn, các hoạt động phát triển và các
nhân tố tác động của hoạt động KTLT tới môi trường để thống nhất cách đánh
giá trong quá trình ĐTM cho các dự án KTLT.
c) Đề xuất và bổ sung vào nội dung báo cáo ĐTM 02 tiêu chí mới: “Chỉ
số hiệu quả sử dụng đất” và “Chỉ số phục hồi đất sau khai thác”.
9. Tài liệu và cơ sở dữ liệu để viết Luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở tham khảo, thu thập và tổng hợp các
tài liệu, các kết quả nghiên cứu các cơ quan nghiên cứu liên quan; 110 báo
cáo ĐTM của các dự án khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ lộ thiên) do các cơ quan
khác nhau tiến hành. Đặc biệt, Luận án được xây dựng trên cơ sở Đề tài cấp
Bộ thực hiện từ 2005-2007 với tiêu đề “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học
phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường chuyên ngành đối với các dự
án KTLT” do chính tác giả làm Chủ nhiệm đã được Hội đồng Khoa học của
Bộ TN & MT nghiệm thu, đánh giá với kết quả xuất sắc (9/9 ủy viên đánh
giá xuất sắc) và đã được đăng ký tại Trung tâm Thông tin khoa học công
nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ.
10. Bố cục của Luận án
Luận án được kết cấu với phần mở đầu, 4 chương nội dung, phần kết
luận và kiến nghị, sau đó là tài liệu tham khảo và phụ lục, tất cả trình bày
trong 138 trang đánh máy khổ A4, 21 bảng biểu và 7 hình vẽ.
4
Luận án được hoàn thành tại Bộ môn Khai thác Lộ thiên – Khoa Mỏ –
Trường Đại học Mỏ- Địa chất Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Hồ Sĩ Giao và TS Phạm Khôi Nguyên.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN
1.1. Tình hình nghiên cứu về ĐTM trên thế giới đối với dự án khai thác
khoáng sản
Trong lịch sử phát triển hệ thống ĐTM, Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên phát
triển hệ thống này. Từ năm 1969, việc phải tiến hành ĐTM đối với các dự án
có quy mô lớn đã quy định trong Đạo luật về chính sách môi trường quốc gia
(The National Environmental Policy Act). Tiếp đó, hệ thống này đã được
giới thiệu và áp dụng tại các nước EU, Châu Á, ví dụ như Úc (1974), Thái
Lan (1975), Pháp (1976); Philipines (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983).
Các nỗ lực quốc tế để phát triển hệ thống ĐTM được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau và có thể chia theo 4 nhóm sau đây: (1) Thừa nhận có
tính pháp lý các văn bản quốc tế như hiệp ước (Treaty), hiệp định
(Conventions) và nghị định thư (Protocol); (2) Thừa nhận không có tính pháp
lý về các văn bản quốc tế như nghị quyết, khuyến nghị (recommendations) và
bản tuyên bố (declarations) của các tổ chức quốc tế; (3) Các tài liệu hướng
dẫn phục vụ cho trợ giúp phát triển và nhiều tổ chức quốc tế khác nhau
hướng dẫn; (4) Hướng dẫn cho dự án nước ngoài.
Về các hướng dẫn kỹ thuật có liên quan đến công tác ĐTM: Từ năm
1994 đến nay, một số quốc gia và các tổ chức quốc tế đã ban hành các
hướng dẫn khác nhau về khung chính sách về môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản…tác giả đã nghiên cứu, rà soát và đi đến kết luận rằng,
các quốc gia khác nhau có hệ thống pháp luật khác nhau, dẫn đến quy trình
thực hiện ĐTM và nội dung ĐTM là khác nhau, khó có thể áp dụng một mô
hình nào cho điều kiện của Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu và thực hiện ĐTM ở Việt Nam.
Quá trình phát triển hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về ĐTM
có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (trước ngày 27 tháng 12 năm 1993
– khi chưa có Luật BVMT ); Giai đoạn 2 (từ ngày 27 tháng 12 năm 1993
đến ngày 01 tháng 7 năm 2006: thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm
1993; Giai đoạn 3 (từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến nay: thực hiện theo
Luật BVMT năm 2005 đã quy định về đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC) đối với một số loại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và CKBVMT
5
đối với một số loại hình dự án đầu tư (tuỳ theo tính chất của dự án mà phải
áp dụng ĐTM hay CKBVMT.
Rà soát lại các báo cáo ĐTM của các dự án khai mỏ trong 4 năm 2004,
2005, 2006 và 2007 cho thấy: phần lớn các báo cáo ĐTM chưa có sự kết nối
chặt chẽ với nội dung dự án đầu tư xây dựng; một số báo cáo ĐTM được lập
trên nền một báo cáo đầu tư hoặc dự án đầu tư có chất lượng chuyên môn
yếu làm cho báo cáo ĐTM mặc dù có phương án đề xuất hợp lý cũng không
có tính khả thi; báo cáo ĐTM chưa phục vụ thực sự cho công tác thanh kiểm
tra của cơ quan chức năng Những tồn tại này đã làm ảnh hưởng đến hiệu
quả của công tác quản lý nhà nước về môi trường và ảnh hưởng đến việc
kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra hiện nay trên cả nước.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở trên tác giả đã đưa ra một số
nhận định sau: (1) Trên thế giới đã có những nghiên cứu liên quan đến ĐTM
cho loại hinh dự án khai thác mỏ, tuy nhiên khó có thể áp dụng một mô hình
nào cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam; (2) Quy định pháp luật của Việt
Nam về ĐTM được liên tục thay đổi cho phù hợp theo từng giai đoạn phát
triển; chất lượng ĐTM có nâng cao dần, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về
ĐTM cho ngành KTLT để áp dụng đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam để
bảo đảm tính phù hợp về khoa học và yêu cầu về thực tế khách quan.
Chương 2
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC LỘ THIÊN Ở VIỆT NAM.
ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH DỰ ÁN KHAI THÁC
LỘ THIÊN CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.1. Hiện trạng khai thác lộ thiên
2.1.1. Khái quát chung
Công nghiệp mỏ Việt Nam bao gồm: ngành than (khai thác chế biến
than antraxit, than nâu, than mỡ, diệp thạch cháy); ngành quặng (khai thác
chế biến quặng kim loại (kim loại đen, kim loại màu), phi kim loại như sắt,
mangan, titan, crôm, bauxite, pyrit, đồng, chì, kẽm, thiếc, nikel, antimoan,
moliđen, uranium, vàng, bạc, đá quý, apatit, graphit, đất hiếm, thuỷ ngân);
ngành vật liệu xây dựng (khai thác chế biến các loại khoáng sản để làm vật
liệu xây dựng như đá vôi làm xi măng, sành sứ, vật liệu chịu lửa, cao lanh,
thạch anh, amiăng, cát xây dựng, cát làm thuỷ tinh, cát cuội, sỏi…)
Các khoáng sàng được khai thác chủ yếu là than, quặng sắt, titan, đồng;
đá cát sỏi làm vật liệu xây dựng; hoá chất công nghiệp như apatit, pyrit, …
Số lượng mỏ đang được khai thác một số khoáng sản chủ yếu bao gồm: Than
6
(53), than bùn (21), sắt (22), thiếc (12), vàng (11), mangan (10), chì kẽm (8),
titan (17), đá vật liệu xây dựng thông thường (433), đá xi măng (37), đá ốp
lát (27), đá phụ gia xi măng (5), sét gạch ngói (88), cát, sỏi xây dựng (81), sét
xi măng (13), đôlômít (8), cao lanh (14), nước khoáng (50).
2.1.2. Tình hình khai thác khoáng sản kim loại
a) Quặng sắt: Số lượng quặng sắt khai thác và chế biến của Việt Nam
giai đoạn từ 1995 2002 rất ít, chỉ khoảng 300.000 450.000 tấn/năm. Công
suất thiết kế khai thác mỏ ở quy mô công nghiệp chỉ 350.000 tấn/năm. Thực
tế sản lượng khai thác lớn nhất một mỏ đạt 250.000 tấn/năm. Hiện nay, có
một số dự án lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị Như Mỏ sắt Thạch Khê - hà
Tĩnh, Mỏ sắt Quý Sa - Lào Cai
b) Quặng Crômit: Công nghiệp khai thác, chế biến quặng crômit tại
mỏ Cổ Định tồn tại ở 2 dạng: khai thác quy mô công nghiệp (sức nước, tàu
cuốc) và khai thác thủ công (sức nước). Khai thác thủ công đã gây hậu quả
đối với môi trường, tổn thất tài nguyên khoáng sản.
c) Quặng Bauxite: Việt nam là một trong những nước có tiềm năng
bauxite lớn – với tổng trữ lượng dự báo tới hơn 5,5 tỷ tấn. Công nghiệp khai
thác bauxite và luyện nhôm ở nước ta hiện nay chưa phát triển. Đảng, Quốc
hội, Chính phủ và toàn xã hội đang rất quan tâm đến vấn đề môi trường- xã
hội- hiệu quả kinh tế trong các dự án khai thác bauxite và sản xuất alumina ở
Việt Nam.
d) Quặng kẽm chì: Hiện nay việc khai thác quặng và luyện kẽm chì ở
quy mô công nghiệp tập trung ở Công ty Luyện kim màu Thái Nguyên. Quặng
oxyt kẽm chủ yếu được khai thác bằng phương pháp lộ thiên để sản xuất bột
oxyt kẽm với sản lượng 4.000 5.000 tấn/năm.
e) Quặng titan: Từ năm1995 đến nay, đối với các mỏ lớn như Cẩm
Hoà, Kỳ Khang, Đề Di, Bàu Dòi, Chùm Găng đã áp dụng công nghệ khai
thác cơ giới bằng máy xúc - máy gạt, máy bốc, tập trung quặng về các cụm
tuyển thô. Công nghệ tuyển thô sử dụng phân li côn, vít đứng, v.v. Tuyển
tinh bằng tuyển từ, tuyển điện, bàn đãi khí. Đã hình thành bãi thải trong, có
quy trình hoàn thổ và sử dụng lại nước tuần hoàn. Đối với những mỏ nhỏ
nằm phân tán thì được khai thác bằng cơ giới kết hợp thủ công.
f) Quặng thiếc: Cho tới nay, quặng thiếc ở Việt Nam được khai thác
chủ yếu bằng phương pháp lộ thiên ở các mỏ sa khoáng và luyện thiếc bằng
công nghệ lò phản xạ và lò điện hồ quang. Khai thác, tuyển quặng thiếc tự
phát thủ công là một đặc điểm nổi bật của ngành thiếc Việt Nam. Nhược
điểm lớn của loại hình khai thác này là tàn phá môi trường, lãng phí tài
7
nguyên và không bảo đảm an toàn. Hiện nay, ngành thiếc đang đứng trước
khó khăn lớn là tình hình cạn kiệt tài nguyên.
g) Quặng đồng: Trước đây, mỏ đồng Sin Quyền chỉ tiến hành khai thác
với quy mô nhỏ và cho sản phẩm cuối cùng là tinh quặng đồng với sản lượng
2.500 3.000 tấn/năm. Từ năm 2006, dự án đầu tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển
luyện đồng Sin Quyền quy mô lớn đã đưa vào hoạt động với công nghệ KTLT
và áp dụng công nghệ tuyển nổi, năm 2007 đã đạt sản lượng 39.4000 tấn quặng
tinh có hàm lượng 25% Cu
h) Quặng vàng: Hiện nay một số xí nghiệp khai thác vàng trong nước
và liên doanh với nước ngoài quy mô nhỏ đang hoạt động, sản lượng khoảng
70 kg/năm. Công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ khí.
i) Quặng mangan: Được sử dụng chủ yếu cho sản xuất feromangan
trong ngành luyện kim và sản xuất pin. Mỏ mangan Tốc Tác, Trà Lĩnh - Cao
Bằng hiện đang KTLT thân quặng deluvi, công nghệ thủ công, khai thác tận thu
với công suất 12.000 15.000 tấn/năm dùng cho sản xuất feromangan. Ngoài
ra, mỏ Làng Bài - Tuyên Quang cũng được khai thác với sản lượng 2.000
2.500 tấn quặng tinh năm để phục vụ cho sản xuất pin.
j) Quặng đất hiếm: Đất hiếm là một thế mạnh về tài nguyên khoáng
sản của Việt Nam, tuy nhiên tiềm năng này còn chưa được khai thác ở mức
cần thiết. Thực chất, ở Việt Nam chưa có khai thác và chế biến đất hiếm ở
quy mô công nghiệp.
2.1.3. Tình hình khai thác khoáng sản phi kim loại
a) Quặng antimon: Xí nghiệp khai thác - tuyển - luyện antimon Hà
Giang của Công ty khoáng sản Hà Giang đang hoạt động với công suất thiết
kế là 1.000 tấn/năm antimon kim loại.
b) Quặng apatit: Tổng sản lượng apatit tại mỏ Apatit Lào Cai trong
một số năm lại đây ổn định ở mức 580.000 tấn/năm, trong đó 260.000
tấn/năm là quặng tinh, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa. Hiện tại, trữ
lượng quặng tại các khu vực có điều kiện thuận lợi để khai thác đã gần hết.
Phần trữ lượng còn lại có điều kiện khai thác tương đối khó khăn.
c) Quặng graphit: Nhìn chung cầu sử dụng graphit ở nước ta còn nhỏ,
chủ yếu chỉ để sản xuất pin và điện cực. Trong những năm gần đây, nhu cầu
graphit trong nước vào khoảng trên 5.000 tấn/năm.
d) Quặng barit: Barit được khai thác từ năm 1939 1942 ở khu núi
chùa Hà Bắc. Từ năm 1989 đã tiến hành khai thác barit tại các mỏ Đại Từ
(Thái Nguyên), Tân Trào (Tuyên Quang), sản lượng trung bình 2.000
tấn/năm. Tính tổng cộng từ thời Pháp thuộc đến nay đã khai thác khoảng 200
triệu tấn quặng barit.
8
e) Quặng pyrit: Hiện tại giá lưu huỳnh nguyên tố ngày càng giảm, vì
vậy từ nay đến 2010, không có kế hoạch đầu tư khai thác, chế biến quặng
pyrit. Các nhà máy hoá chất - supe phốt phát Lâm Thao, Long Thành, Thủ
Đức đã và sẽ không sử dụng pyrit để sản xuất axit sunfuric. Mỏ pyrit Giáp
Lai đã đóng cửa mỏ. Khi tổ hợp đồng Sin Quyền - Lào Cai đi vào sản xuất
thì sản lượng axit sunfuic của tổ hợp sẽ đạt trên 40.0000 tấn/năm.
f) Quặng bentonit: Công nghệ chế biến bentonit của Việt Nam chưa
đạt được sản phẩm cao cấp đáp ứng mọi yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.
2.1.4. Tình hình khai thác vật liệu xây dựng
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) gồm hai mảng: (1) khai
thác và chế biến trực tiếp tạo ra VLXD như đá xây dựng, cát vàng, cát đen
xây dựng, sỏi cuội xây dựng; (2) khai thác, chế biến và nung luyện tạo ra sản
phẩm VLXD như đá làm xi măng, đá làm kính xây dựng. Từ năm 1986, việc
khai thác và chế biến tài nguyên làm VLXD bắt đầu phát triển mạnh: từ việc
khai thác TNKS làm VLXD thông dụng như xi măng, gạch, ngói, đá, cát sỏi,
vôi xây dựng
2.2. Những đặc điểm của quá trình vận hành dự án KTLT có tác động
đến môi trường
2.2.1. Đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị dự án
Đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị cho dự án KTM là phải tiến hành đo
đạc địa hình; điều tra, khảo sát và thăm dò địa chất; nghiên cứu, tìm hiểu và
tham vấn cộng đồng để tiến hành lập dự án đầu tư và báo cáo ĐTM. Tác
động của các hoạt động ở giai đoạn chuẩn bị dự án vào các đối tượng tự
nhiên là không nhiều, chỉ một số hoạt động ở khâu đo đạc, khảo sát, thăm dò
địa chất như phát quang, đào hào, khoan thăm dò, Tác động lớn nhất của
giai đoạn này là làm xáo trộn đời sống tinh thần, tâm lý của các cá thể và của
cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực dự án.
2.2.2. Đặc điểm của giai đoạn xây dựng mỏ
Ở giai đoạn xây dựng mỏ, dự án triển khai các công việc tháo khô mỏ,
chuẩn bị mặt bằng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, lắp đặt
thiết bị và mở vỉa khoáng sàng. Các hoạt động của dự án tác động chủ yếu
vào các đối tượng tự nhiên, làm các đối tượng này bị biến đổi với một tốc độ
ngày càng lớn và quy mô ngày càng tăng. Tác động của dự án tới môi trường
xã hội lúc này là sự thay đổi cơ cấu dân cư khu vực.
2.2.3. Đặc điểm của giai đoạn khai thác mỏ
Ở giai đoạn này, mỏ bắt đầu hoạt động kinh doanh với sản lượng nhỏ
hơn sản lượng thiết kế; tiếp đó, mỏ được tiếp tục đầu tư bổ sung để hoàn
thành một số công trình còn lại như lắp đặt thêm thiết bị, mở thêm tuyến
9
công tác, hoàn thiện xây dựng mặt bằng công nghiệp Thời lượng của giai
đoạn này tuỳ thuộc vào trữ lượng và quy mô sản xuất của mỏ. Các hoạt động
của dự án ở giai đoạn này nhìn chung là ổn định và tác động của nó vào môi
trường (tự nhiên và xã hội) với một cường độ ít biến động.
2.2.4. Đặc điểm của giai đoạn đóng cửa mỏ
Giai đoạn đóng cửa mỏ kéo dài không lâu, hoạt động chủ yếu là tận thu
phần tài nguyên phần còn lại ở đáy mỏ và dưới các trụ bảo vệ; tháo dỡ thiết bị,
nhà xưởng; phục hồi đất đai trồng trọt; khắc phục các hậu quả gây ra do quá
trình hoạt động của mỏ đối với môi trường. Tác động của dự án tới môi trường
ở giai đoạn này về đối tượng giống như giai đoạn đầu, về tốc độ và quy mô
giống như giai đoạn 2 nhưng theo chiều ngược lại. Các tác động của dự án vào
môi trường tự nhiên không nhiều, chỉ một vài biến động về cảnh quan và địa
mạo ở mức độ thấp như san gạt lại mặt bằng, lấp đầy một số chỗ trũng, trồng
cây xanh, thảm cỏ, cải tạo và lấp nông (khi cần thiết) moong khai thác, ,
nhưng một lần nữa, hoạt động của dự án lại tác động vào môi trường kinh tế -
xã hội (tuy không lớn như ở giai đoạn đầu) làm biến động dân số, thay đổi cơ
cấu các thành phần kinh tế xã hội, đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng
cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, ).
2.3. Những đặc điểm công nghệ của KTLT có tác động tới môi trường
2.3.1. Đặc điểm công nghệ của khâu chuẩn bị đất đá cho xúc bóc
Phương pháp khoan - nổ mìn hiện đang được sử dụng trên tất cả các
mỏ lộ thiên Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, có khả năng
đáp ứng mọi nhu cầu sản lượng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó về mặt môi
trường là phát thải vào không khí nhiều bụi (khi khoan và nổ) và khí độc hại
(khi nổ), nhiều đá văng, khi nổ gây chấn động mặt đất và gây sóng dập
không khí mạnh.
2.3.2. Đặc điểm công nghệ của khâu xúc bóc trên mỏ lộ thiên:
- Khối lượng xúc bóc hàng năm lớn. Đối tượng xúc bóc có khối lượng
riêng lớn, cứng, sắc cạnh, cỡ hạt không đồng đều;
- Khi xúc bóc KSCI thì đòi hỏi phải tuân thủ những quy định nghiêm
ngặt về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của khoáng sản nguyên khai;
- Hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng bởi chất lượng hoạt động của các khâu
công nghệ trước (làm tơi đất đá) và sau nó (vận tải); bị ảnh hưởng
nhiều bởi điều kiện thời tiết khí hậu.
Ở góc độ môi trường thì trong quá trình hoạt động, khâu này gây ra sự
biến dạng cảnh quan khu vực nhiều nhất.
10
2.3.3. Đặc điểm công nghệ của khâu vận tải trên mỏ lộ thiên
Đặc điểm của công tác vận tải bằng ôtô trên mỏ lộ thiên là tất cả các
chỉ số vận tải đều rất lớn so với vận tải thông thường. Các đặc điểm này là
một trong những nguyên nhân cấu thành sự phát thải bụi và các khí độc hại
làm suy giảm chất lượng môi trường không khí.
2.3.4. Đặc điểm công nghệ của khâu thải đá trên mỏ lộ thiên
Khối lượng đất đá thải trên mỏ lộ thiên thường lớn gấp nhiều lần
khoáng sản thu hồi được. Riêng ngành Than Việt Nam trong năm 2008 là
216,35 m
3
. Đất đá thải là tác nhân trực tiếp gây sự thu hẹp diện tích cây trồng
và thảm thực vật, bồi lấp đáy ao hồ và sông suối, hoang hoá đất đai canh tác
ở hạ nguồn, phát tán bụi vào không khí, tạo môi trường để hoà tan và thẩm
thấu các kim loại nặng và nguyên tố độc hại vào đất đai xung quanh và các
dòng nước chảy qua.
2.3.5. Đặc điểm công nghệ của khâu thoát nước trên mỏ lộ thiên
Thoát nước là khâu công nghệ đặc thù trong dây chuyền sản xuất trên
các mỏ lộ thiên Việt Nam. Tác động xấu tới môi trường của nước thải từ mỏ
thoát ra là mang theo bùn thải và đất đá mỏ làm bồi lấp các lòng sông, suối,
hoang hoá đất đai canh tác ở hạ nguồn; nước thải từ mỏ còn là nguyên nhân
gây xói lở, sụt lún các sườn dốc, bờ mỏ, bãi thải,
2.4. Những đặc điểm công nghệ của các đối tượng KTLT có tác động
tới môi trường
Đối tượng tác động của KTLT là đất đá mỏ và KSCI. Đặc điểm nói
chung là phải làm tơi sơ bộ trước khi xúc bóc và đó cũng là nguyên nhân cơ
bản dẫn tới việc phải đưa thêm các khâu công nghệ khoan, nổ mìn, xới, vào
dây chuyền sản xuất trên mỏ lộ thiên, làm phát sinh tiếng ồn, bụi và các chất
độc hại, tác động trực tiếp vào chất lượng môi trường đất, nước, không khí,
và tác động gián tiếp vào tính đa dạng sinh học của động thực vật trên cạn
dưới nước cũng như sức khoẻ của con người, nhất là khi trong đất đá mỏ có
chứa các nguyên tố như S, As, Se, Cd, Pb,
Tóm lại, tiềm năng khoáng sản của Việt Nam không quá lớn nhưng
phong phú về loại khoáng sản, đa dạng về hình thức khai thác và hướng phát
triển còn nhiều cho nhiều loại khoáng sản (bauxite, titan, bể than sông Hồng).
Đặc thù công nghệ khai thác phụ thuộc vào loại khoáng sản, điều kiện địa
chất mỏ nhưng đều có 4 giai đoạn: chuẩn bị, xây dựng, khai thác, đóng cửa
mỏ. Những tác động rõ nét nhất tới môi trường do KTLT là : (1) Làm biến
dạng địa mạo và cảnh quan khu vực; (2) Chiếm dụng nhiều diện tích đất
trồng trọt và cây xanh để mở khai trường và đổ đất đá thải; (3) Làm ô nhiễm
11
nước và đất đai quanh mỏ; (4) Thay đổi môi trường văn hóa, xã hội (có cả
tích cực và tiêu cực).
Chương 3
SỰ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG DO CÁC HOẠT ĐỘNG KTLT
3.1. Những tác động tới môi trường do KTLT
3.1.1. Làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực
Đây là đặc điểm lớn nhất của ngành KTLT. Tổng khối lượng đất đá đổ
thải còn lại của các mỏ lộ thiên ở 2 khu vực Hòn Gai và Cẩm Phả từ nay tới
sau 2020 được giới thiệu ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ lộ thiên (ĐVT 10
6
m
3
)
Khu vực Tổng số 2005-2010
1011-2015
2016-2020
Sau 2020
Tổng số 3.921,722 824,438 751,412 704,416 1.641,456
Cẩm Phả 2.901,779 544,153 552,612 556,049 1.248,965
Hòn Gai
428,697 198,030 136,0 88,817 5,850
“Nguồn: TKV 2007”
Hiện tượng xói lở địa hình và bồi lấp các dòng chảy tự nhiên xảy ra ở
các khu mỏ đều có nguyên nhân gián tiếp từ các hoạt động của KTLT (trôi
lấp đất đá thải, thoát nước mỏ, nổ mìn, …).
3.1.2. Chiếm dụng nhiều diện tích đất trồng trọt và cây xanh.
Diện tích đất canh tác và thảm thực vật mà các mỏ lộ thiên chiếm dụng
để mở khai trường và đổ đất đá thải là khá lớn. Riêng vùng than Quảng Ninh,
29 mỏ than lộ thiên lớn nhỏ đã sử dụng gần 5.500 ha. Việc chiếm dụng nhiều
đất đai đã làm thay đổi thời tiết khí hậu khu vực, ảnh hưởng gián tiếp và trực
tiếp tới tính đa dạng sinh học.
3.1.3. Làm ô nhiễm nước và đất đai quanh mỏ.
Quá trình khoan – nổ mìn thường để lại các sản phẩm nổ phân hủy
không hết trong đất đá làm thay đổi thành phần sinh hóa của đất trong quá
trình phong hóa tiếp theo. Đất đá thải dưới tác động của nước mưa và các
dòng nước mặt khác, tạo ra bùn đất trôi lấp và làm hỏng đất đai trồng trọt ở
hạ nguồn, nhất là khi trong đất đá thải có oxyt sunfua, các kim loại nặng và
các nguyên tố độc hại khác. Các mỏ quặng sunfua, mỏ than có chứa S với
hàm lượng trên 2-2,5% đều có nguy cơ gây chua mặn cho các nguồn nước
trong nguồn, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, chăn nuôi và trồng trọt.
Nước có chứa các nguyên tố Cd, Ni, Mo, Zn, Be, … đều gây nguy hiểm cho
người đặc biệt Hg, Pb, As gây bệnh ung thư. Các kim loại nặng phân tán
trong đất đai nhanh chóng biến thành dạng oxyt được cây cối hấp thụ.
12
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải mỏ đá Hoàng Mai
Kết quả TT
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn
vị
M1 M2 M3 M4
TCVN 5945-
2005
1 pH - 7,6 6,7 7,3 6,9 5,5 9
2 SS mg/l 54 15 18 142 100
3 Dầu mg/l 0,45 0,1 kpht kpht 5
4 COD mg/l 42 21 26 110 80
5 BOD
5
mg/l 20 14 15 60 50
"Nguồn: Công ty Xi măng Hoàng Mai 2005”
Ghi chú:
M1- mẫu tại cống thải về phía tây nhà máy (cuối mương thải).
M2- mẫu tại mương thải phía đông nhà máy.
M3- mẫu nước thải sinh hoạt tại khu tập thể công nhân mỏ đá vôi.
M4- mẫu nước thải sinh hoạt tại khu b khu nhà tập thể của công nhân.
Kết quả khảo sát nước thải trên 3 mỏ điển hình (Hà Tu, Hoàng Mai, Sin
Quyền) cho thấy Hà Tu là nơi có tỷ lệ Mn trong nước thải cao hơn TCVN từ
1,6 2,3 lần, Hoàng Mai có các chỉ tiêu đều ở giá trị thấp hơn so với TCVN
5945-2005 (cột B).
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải mỏ Sin Quyền
Kết quả
TT
Chỉ tiêu phân
tích
Đơn vị
M1 M2 M3
TCVN-
5945-2005
1 pH ph 6,5 6,7 7,0 5,5 – 9
2 SS mg/l 56 78 46,7 100
3 BOD
5
mg/l 45,06 38,7 26,8 50
4 COD mg/l 56,07 46 40,0 80
5 NO2 mg/l 0,06 0,055 0,04 0,05
6 NH
4
mg/l 0,993 0,984 0,928 1
7 Hg mg/l 0,002 0,01 0,001 0,01
8 As mg/l 0,01 0,01 0,04 0,1
9 Pb mg/l 0,018 0,016 0,012 0,5
10 Cu mg/l 0,097 0,0996 0,056 2
11 Cd mg/l 0,014 0,018 0,01 0,01
12 Zn mg/l 0,125 0,12 0,118 3
13 CN mg/l 0,009 0,008 0,007 0,05
“Nguồn: Công ty Mỏ - Tuyển Đồng Sin Quyền 2005”
13
Đối với những mỏ than có chứa lưu huỳnh, không khí thường bị ô
nhiễm SO
2
rất độc hại với sức khỏe con người và làm hư hỏng các thiết bị,
đồ dùng có kim loại (do SO
2
tác dụng với hơi nước tạo thành H
2
SO
4
ăn mòn
kim loại), mỏ than Na Dương là một ví dụ.
3.1.4. Tác động của KTLT tới sức khỏe con người do ô nhiễm môi trường.
a) Các bệnh gây ra do ồn, rung ở các mỏ lộ thiên
Các thiết bị mỏ lộ thiên thường gây ồn lớn. Các số liệu đo thực tế ở mỏ
Sin Quyền Lào Cai thấy rằng, ô tô tải trọng 18 27 tấn lúc chạy có độ ồn
trong cabin 67 96dB. Độ ồn của máy ủi lúc làm việc đạt tới 86 96dB;
máy xúc là 83 97dB; máy khoan chạy khí ép khi đứng cách 10 m là 82
83dB;…Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi âm lượng vượt quá 80dB thì
bắt đầu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trước hết là đối với các thính giác, khi
con người tiếp xúc với tiếng ồn nhiều lần có cường độ cao từ 80dBA trở lên
sẽ làm cho tai mệt mỏi, thính giác, làm thay đổi hoạt động phản xạ, giảm tập
trung tư tưởng, giảm trí nhớ và giảm thông minh.
b) Các bệnh gây ra do bụi mỏ
Các số liệu đo thực tế trên các mỏ lộ thiên cho thấy bụi mỏ xảy ra trong
nổ mìn, trong vận tải, trong xúc bóc, trong đổ thải, bao gồm bụi đá, bụi
than, bụi quặng kim loại và phi kim loại có cỡ hạt từ 510
0
/
00
milimét và
nhỏ hơn. Các bệnh phổ biến do bụi mỏ là: phổi nhiễm bụi (silico, antraco…),
bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hoá.
c) Các bệnh gây ra do hít thở phải các khí mỏ độc hại
Các chất khí độc hại đi vào cơ thể qua đường hô hấp, xâm nhập qua
phế quản và các tế bào rồi đi vào máu, đây là con đường xâm nhập nguy
hiểm nhất. Khi làm việc trong môi trường có nhiều khí độc hại thì có thể mắc
các chứng bệnh: bỏng viêm mạc (bỏng rộp, sưng đỏ liêm mạc và đau đớn);
giảm thị lực hoặc có thể dẫn đến mù; phù phổi cấp tính (khi hít thở nhiều các
chất kích thích phế bào như NO
2
, NO
3
, SO
2
, Cl, hơi fluo, … do các chất này
hoà tan trong niêm dịch và tạo ra các axit gây phù phổi cấp tính).
d) Các bệnh gây ra do nước thải từ mỏ
Nước mỏ thường gây ra các bệnh ngoài da như ghẻ, lở và ngứa, nấm
ngoài da, viêm loét chân, viêm dạ dầy, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đau mắt
hột, viêm giác mạc,…nếu nước thải từ mỏ có chứa một số chất độc như
xyanua, thuỷ ngân, asen, oxyt đồng, …thì có thể gây ra ngộ độc thức ăn, ảnh
hưởng nguy hiểm tới sức khoẻ con người.
3.2. Hiện trạng môi trường KTLT Việt Nam
3.2.1.
Hiện trạng môi trường trên các mỏ than
a) Môi trường không khí
14
* Bụi: tất cả các công đoạn sản xuất mỏ đều sinh ra bụi.
Những số liệu về bụi, nhất là bụi lắng đọng chưa đủ cả về số lượng và
chất lượng để có thể xây dựng một chiến lược giảm thiểu bụi cho các mỏ
cũng như việc đánh giá mức độ ô nhiễm bụi do hoạt động KTM so với các
hoạt động khác xảy ra trong khu vực.
* Khí độc: Bao gồm hai dạng là độ chứa khí tự nhiên và khí phát sinh
trong quá trình sản xuất. Khí mêtan (CH
4
) là khí đi kèm, chứa trong các vỉa
than, trong quá trình khai thác than, lượng khí này thoát ra và lan toả vào
không khí. Ngoài ra, còn các loại khí độc khác sinh ra do nổ mìn, đốt cháy
xăng dầu của xe máy, than tự cháy v.v nên lượng khí độc ở mỏ lộ thiên lớn
gấp nhiều lần so với các mỏ hầm lò.
* Vi khí hậu: Các mỏ lộ thiên ngày càng phát triển với tốc độ xuống
sâu lớn. Các mỏ ngày càng sử dụng thiết bị cỡ lớn (máy xúc, ô tô, máy gạt,
máy khoan, máy bơm nước v.v ). Các loại thiết bị này làm việc ở đáy mỏ
thoát nhiệt vào môi trường rất lớn.
* Tiếng ồn và độ rung: trong sản xuất than, tiếng ồn và độ rung do
hoạt động của máy móc và thiết bị là không thể tránh khỏi.
b) Môi trường nước
Hoạt động của sản xuất than có tác động mạnh mẽ đến chất lượng và
lưu lượng của nước mặt, nước ngầm và nước biển.Có thể dẫn chứng qua thực
tế khảo sát toàn bộ bồn thu nước của hệ thống sông Mông Dương bị thay đổi
và thu hẹp diện tích, đặc biệt là khu vực suối Vũ Môn, Khe Tam, Khe Sim.
Về lưu lượng nước ngầm cũng bị suy giảm trầm trọng do thường xuyên bơm
hút từ các moong mỏ lộ thiên, cũng như tàn phá thảm thực vật làm cho lưu
lượng nước giảm, mực nước bị hạ thấp, chế độ nước ngầm bị phá vỡ.
c) Môi trường đất đai và rừng
* Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng
Ninh là 594.858 ha. Hoạt động khai thác than khá tập trung, tuy diện tích đất
dùng cho ngành than chỉ chiếm 2,9% diện tích đất toàn Tỉnh, nhưng các khu
vực này lại gần thành phố, thị xã, thị trấn, ven biển - nơi có mật độ dân số
cao, đất nông nghiệp rất hiếm. Việc khai thác than cũng ảnh hưởng đến thảm
thực vật rừng. Khai thác than trực tiếp làm mất 705 ha rừng, còn khai thác gỗ
không đúng kỹ thuật làm mất 34.135 ha rừng.
* Đất đá mỏ và bãi thải: Các bãi thải hình thành xung quanh các mỏ đã
ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực nhất là các bãi thải nằm tiếp giáp với
khu vực dân cư, đường giao thông. Quá trình khai thác than hàng trăm năm
đã để lại hậu quả nặng nề về đổ thải, trôi lấp đất đá thải. Nếu tính trung bình
cho thấy để khai thác 1 tấn than mỏ lộ thiên phải bóc 6 - 8 m
3
đất đá. Hiện
15
nay mỗi năm vùng than Quảng Ninh lượng đất đá thải khoảng trên 180 - 200
triệu m
3
. Việt Nam đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về ổn định bờ
mỏ ở các mỏ lộ thiên, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về ổn định
bãi thải.
3.2.2.
Hiện trạng trên các mỏ thiếc ở Việt Nam
Hoạt động khai thác thiếc, ngoài những yếu tố ảnh hưởng xấu đến môi
trường giống như các hoạt động khai thác khoáng sản khác như gây nên bụi,
tiếng ồn, vùi lấp diện tích đất canh tác, ảnh hưởng đến môi trường nước,
thảm thực vật và sức khoẻ con người do trong quặng đa kim có chứa các yếu
tố độc hại như asen, chì, molipden v.v Đặc biệt, công đoạn tuyển rửa quặng
thô và khâu luyện kim có ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
3.2.3.
Hiện trạng môi trường trên các mỏ sa khoáng và titan
Mỏ sa khoáng cromit Cổ Định, Thanh Hóa là mỏ quặng cromit duy
nhất ở nước ta được phát hiện và đưa vào khai thác từ năm 1927. Việc khai
thác và quản lý mỏ sa khoáng cromit chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả cao
cho kinh tế địa phương, gây lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Quặng titan sa khoáng ven biển được khai thác ở nhiều khu vực dọc
theo bờ biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng
Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên Đặc điểm nổi bật nhất trong
khai thác quặng sa khoáng ven biển là thiết bị chế biến quặng tinh đơn giản,
gọn nhẹ và có thể sản xuất trong nước. Sản lượng quặng tinh ilmenit của các
cơ sở thuộc Hiệp hội Titan Việt Nam giới thiệu ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Sản lượng quặng tinh ilmenit của các cơ sở thuộc Hiệp hội Titan
Việt Nam từ 1990-2000 (10
3
t/n)
Năm 1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Sản
lượng
10 21 30 33 56 31 41 79 107 137 174
Đến nay, đã xuất hiện thêm nhiều đơn vị bắt đầu triển khai các dự án
khai thác tại các tỉnh Bình Định, Quảng Trị, Bình Thuận Gần đây, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang tổ chức nghiên cứu điều tra, đánh giá bổ sung
các nguồn titan trong tầng cát đỏ (đang được xem là triển vọng rất lớn của
Việt Nam).
3.2.4.
Hiện trạng môi trường trong hoạt động khai thác cát
- Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông đã gây ảnh hưởng đến môi
trường như làm đục dòng nước, gây tiếng ồn, cản trở mất an toàn đối với
giao thông đường thuỷ, đặc biệt nếu khai thác gần bờ hoặc vượt quá độ sâu
cho phép sẽ làm thay đổi địa hình đáy sông, mất cân bằng trắc diện lòng
16
sông, gây biến đổi dòng chảy và gây sạt lở bờ sông, nhất là bờ của các sông ở
khu vực phía Nam.
3.2.5.
Hiện trạng môi trường tại các mỏ vàng khai thác tận thu
Một đặc điểm chung là các mỏ vàng thường được bố trí dọc theo sườn
dốc của khe nước để tiện lợi cho việc sử dụng độ dốc địa hình trong các công
đoạn tuyển quặng cũng như đổ bỏ chất thải. Ngoài khói bụi và khí thải, chất
độc thủy ngân và xyanua vẫn được tất cả các mỏ sử dụng trong công đoạn
phân kim vàng.
Nhận xét, đánh giá chung về sự suy thoái môi trường do các hoạt
động KTLT:
-
Hầu hết các hoạt động KTLT đã và đang làm tổn hại đến môi trường
và có khác nhau về quy mô, mức độ tác động,…do khác nhau về loại khoáng
sản, nguồn tiếp nhận chất thải, đối tượng chịu các tác động, …;
-
Không thể nói rằng hoạt động KTLT đang phát triển theo hướng môi
trường bền vững do nhiều nguyên nhân khác nhau;
- Nhìn chung, việc tham gia của cộng đồng trong các công tác BVMT
còn hạn chế;
-
Việc thực hiện các chính sách, chiến lược và phát luật môi trường,
khoáng sản trên thực tế đang diễn ra với tốc độ chậm;
-
Việc phối hợp giữa các ban ngành trong lĩnh vực môi trường, khoáng
sản và kết hợp với các lĩnh vực khác còn lỏng lẻo.
Chương 4
XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG BẢN HƯỚNG DẪN
CHI TIẾT ĐTM CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN
4.1. Đặt vấn đề
Hoạt động KTM nói chung, hoạt động KTLT nói riêng hàng năm cung
cấp cho nền kinh tế quốc dân hàng trăm triệu tấn khoáng sản các loại, đóng
góp vào GDP hàng trăm ngàn tỷ đồng, giúp đẩy nhanh công cuộc “công
nghiệp hoá và hiện đại hoá Đất nước”. Tuy nhiên, hoạt động KTM cũng gây
ra nhiều tác động tiêu cực, sự cố môi trường ảnh hưởng không ít đến sự phát
triển bền vững của xã hội loài người nói chung, của Quốc gia nói riêng.
4.2. Lựa chọn phương pháp ĐTM cho các dự án KTLT
4.2.1. Nghiên cứu các phương pháp ĐTM.
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng những phương pháp tiếp cận khác
nhau để tiến hành ĐTM. Các phương pháp đó có thể được phân loại theo
nhiều cách khác nhau: theo thời gian xuất hiện, theo mức độ phức tạp trong
kỹ thuật tiến hành đánh giá, theo quan điểm nhận xét tác động giữa con
17
người và môi trường, hoặc theo đối tượng được đánh giá, Các phương
pháp được sử dụng rộng rãi bao gồm:
- Phương pháp nêu số liệu về môi trường.
- Phương pháp danh mục điều kiện môi trường.
- Phương pháp ma trận.
- Phương pháp phân tích các chỉ số môi trường.
- Phương pháp chập bản đồ.
- Phương pháp mạng lưới.
- Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích.
- Phương pháp mô hình hoá.
- Phương pháp đánh giá nhanh.
Trên thực tế, khó có thể có một phương pháp tiếp cận nào thỏa mãn
đầy đủ các yêu cầu về chất lượng của một ĐTM cho một đối tượng đánh giá
cụ thể. Để tiến hành ĐTM một dự án KTLT, tùy thuộc yêu cầu và tính chất
của đối tượng đánh giá có thể sử dụng một trong những phương pháp, hoặc
sử dụng đồng thời các phương pháp đó nhằm đánh giá chính xác hiện trạng
môi trường, mức độ ô nhiễm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp để
hạn chế các tác động xấu của hoạt động phát triển tới môi trường.
4.2.2. Phương pháp liệt kê danh mục (checklist methodologies)
Phương pháp liệt kê danh mục là các phương pháp tương đối đơn giản,
được sử dụng khá phổ biến trong quá trình ĐTM. Phương pháp này giúp đưa
ra một bức tranh tổng thể các vấn đề môi trường liên quan tới dự án phát
triển, đồng thời cũng cung cấp các thông tin về dự báo và đánh giá các tác
động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
4.2.3. Xây dựng ma trận môi trường dùng trong ĐTM các dự án KTLT.
Xét tổng thể, phương pháp ma trận môi trường định lượng có trọng số
kết hợp với việc phân định tác động mang tính tích cực hay tiêu cực bằng ký
tự “+” và “-” có thể coi là phương pháp biểu đạt các tác động môi trường hợp
lý, chi tiết và có tính khả thi hơn.
Ngoài ra, còn có hình thức cho điểm trên cơ sở mức độ hoàn thành mục
tiêu của dự án và theo tính chất cụ thể của từng hoạt động. Ví dụ, mức độ tác
động tới thành phần môi trường kinh tế - xã hội, khoản mục tạo công ăn việc
làm của khâu khoan là +1; nổ là +1; xúc là +1; vận tải là +3; sàng tuyển -
phân loại là +4, …; nhưng đối với việc nâng cao dân trí của khâu khoan là
+2; nổ, xúc, vận tải là +3; sàng tuyển - phân loại là +1, …
4.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh
Thực chất của phương pháp đánh giá nhanh là căn cứ vào điều kiện cụ
thể về tự nhiên và kỹ thuật của đối tượng nghiên cứu để tìm ra kết quả gần
18
đúng trên cơ sở sử dụng các công thức thực nghiệm, các số liệu thống kê,
kinh nghiệm chuyên gia, …khi không có điều kiện tiếp cận hiện trường để
tiến hành đo đạc trực tiếp.
4.3. Nghiên cứu các hoạt động phát triển của công nghệ KTLT
Sơ đồ công nghệ KTLT khá đa dạng, tuỳ theo loại khoáng sản, phương
pháp mở vỉa, hệ thống khai thác và đồng bộ thiết bị sử dụng, Sơ đồ tổng
quát công nghệ KTLT được giới thiệu trên Hình 4.1
Giai đoạn Hoạt động phát triển Nhân tố tác động
Hình 4.1. Sơ đồ hoạt động tổng quát của của dự án KTLT
xây dựng
m
ỏ
chuẩn bị mặt
bằng dự án
xây dựng
công nghi
ệp
Vệ sinh
thu dọn
xây
d
ựng
lắp đặt
t
hi
ết bị
San gạt
mở vỉa
khoáng sàng
mở đường ra v
ào
mỏ và bãi thải
bóc một phần
đất đá phủ
tạo mặt bằng
công tác đầu tiên
tháo khô và
thoát nước mỏ
Bóc đất đá phủ
thu hồi
khoáng sản
khoan n
ổ
xúc bóc
vận tải
th
ải đá
loại bỏ
tạp chất
phân lo
ại
nghiền
khoan n
ổ
xúc bóc
v
ận tải
gia công
ch
ế biến
chất kho
thành ph
ẩm
khai thác mỏ
đóng cửa mỏ
nạo vét tận thu
tài nguyên
phục hồi cảnh
quan
thủ công kết
hợp cơ giới
san lấp
xây đắp
di dời
tháo dỡ
trồng
cây
tháo khô
19
4.4. Nghiên cứu các đặc điểm gây ô nhiễm của các loại khoáng sản rắn
được khai thác bằng phương pháp KTLT
4.4.1. Các đặc điểm chung đối với tất các các khoáng sản
Đặc điểm gây ô nhiễm từ hoạt động khai thác phụ thuộc vào công nghệ
thực hiện, loại khoáng sản, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất
công trình Khi tiến hành ĐTM đối với các dự án khai thác khoáng sản nói
chung cần đặc biệt lưu ý đến các rủi ro về sự cố môi trường (sự cố sụt lở bờ
moong và tầng khai thác, sự cố sụt lở các bãi thải, sự cố ngập nước moong
khai thác, sự cố bục nước khi gặp phải các hang castơ lớn ). Trên cơ sở tổng
hợp những vấn đề chung nhất liên quan đến các tác động từ khai thác mỏ lộ
thiên, trong Luận án tác giả đã xây dựng bảng thể hiện các nguồn gây tác
động không liên quan đến chất thải và bảng thể hiện các nguồn gây tác động
có liên quan đến chất thải.
4.4.2. Đặc điểm gây ô nhiễm của than
- Làm biến dạng địa hình, địa mạo và cảnh quan khu vực;
- Thu hẹp thảm thực vật và làm hoang hóa đất canh tác hạ nguồn;
- Bồi lấp sông suối và làm thay đổi chế độ thủy văn khu vực;
- Làm ô nhiễm nặng tới môi trường không khí bởi bụi mỏ.
Riêng đối với than bùn, có thể xếp vào kiểu mỏ ít độc hại. Chúng có
khả năng hấp thụ Ti, Ba, Mn, Sr, đặc biệt là trong các đầm lầy thấp. Các mỏ
than khá nguy hiểm bởi sự có mặt với hàm lượng cao của Sc, Ti, Cr, Mn, Zn,
Sr, Zr, Ba. Các vật chất hữu cơ của than hấp thụ chủ yếu các nguyên tố Be,
W, Sr, As, Cd, Sb, U, Mo. Các khoáng vật sulphur có trong than có chứa Zn,
Cd, Hg, Mo, Se, Sb, Cu, As, Pb. Trong nước ngầm và nước hầm lò của nhiều
mỏ đã xác định được sự vượt trội hàm lượng của Be, Mn, Ni, Sr, Zn, Ba, Cd,
Co, Cr, F, Mo, Se, V so với tiêu chuẩn cho phép.
4.4.3. Đặc điểm gây ô nhiễm của các khoáng sản kim loại
Các mỏ khoáng sản là nguồn cung cấp lượng lớn các nguyên tố và
khoáng vật độc hại vào môi trường tự nhiên, trong đó, tùy theo loại hình
khoáng sản khác nhau mà lưu ý tập trung đánh giá ảnh hưởng của các nhóm
nguyên tố và nhóm khoáng vật độc hại khác nhau. Ví dụ như các mỏ sắt ít
độc hại hơn vì chúng chứa ít sulphur và các nguyên tố độc hại, nhưng quy
mô thì khá lớn. Luận án đã phân tích các đặc điểm chu trình lan trình của các
nguyên tố độc hịa và ảnh hướng đến sức khỏe con người và phân loại cho các
nhóm mỏ khác nhau (
nhóm siderophil, nhóm chalcophil, nhóm lithophil)
4.4.4. Các mỏ vật liệu xây dựng
Các mỏ vật liệu xây dựng thuộc các đá magma mafic – siêu mafic
thường gây nên bụi có chứa các khoáng vật asbet, talk, olivin , gây nên các
20
căn bênh nặng cho đường hô hấp. Ngoài ra, các khoáng vật như asbet và mica
có thể gây nên các bệnh về da cũng như thúc đẩy sự phát triển các u ác tính.
Khoáng vật calcit, ngoài ảnh hưởng nêu trên, có thể gây nên phá hủy chức
năng của gan, viêm dạ dày, giảm độ axit của dịch dạ dày.
4.5. Nghiên cứu các thành phần môi trường bị tác động bởi hoạt động KTLT
4.5.1. Khái niệm chung
Hiện nay, trong các tài liệu, sách báo có nhiều cách định nghĩa về môi
trường khác nhau, tuỳ theo góc độ nhìn nhận vấn đề
. Một cách chung nhất,
có thể hiểu “
môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
tới một thực thể hay một sự kiện
”. Khi lấy con người làm trung tâm thì “
môi
trường sống của con người là tổng hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có
ảnh hưởng tới sự tồn tại và quá trình phát triển của con người
”.
4.5.2. Mối quan hệ giữa các thành phần và nhân tố môi trường
Hình 4.7. Mối quan hệ giữa môi trường và các môi trường thành phần
4.5.3. Xác định các thành phần và các yếu tố bị tác động bởi hoạt động khai
thác lộ thiên
“Môi trường” là một phạm trù mang tính tương đối mà khái niệm về
nó tuỳ thuộc vào vị trí và góc nhìn của chủ thể. Trong ĐTM các dự án
KTLT, chủ thể là
con
người, do vậy “môi trường” ở đây là môi trường sống
của con người. Đối tượng của ĐTM các dự án KTLT chủ yếu quan tâm tới
các thành phần môi trường và các nhân tố môi trường sau:
a. Môi trường vật lý: Tài nguyên đất (đất lâm nghiệp, đất nông
nghiệp; Tài nguyên nước (nước mặt; nước ngầm); không khí, (các thành
phần không khí; bụi, tiếng ồn)
b. Môi trường sinh học: Thực vật (tài nguyên rừng, thảm thực vật,
hệ sinh thái trên cạn); động vật (động vật quý hiếm, động vật hoang dã…)
c. Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, thương mại; giao thông ); môi trường xã hội (công ăn việc
làm, dịch vụ xã hội, tệ nạn xã hội, dân trí, sức khoẻ cộng đồng…)
Môi trường sống của con người
Môi trường thiên nhiên
Môi trường nhân
t
ạo
Đ
ất
N
ư
ớc
K
hông khí
Môi trư
ờng
kinh tế - xã hội
Môi trường
kỹ thuật
Môi trường vật lý
Môi trường sinh
h
ọc
21
4.6. Đặc điểm về suy thoái môi trường do các hoạt động KTLT
Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều loại tác động xấu
đến môi trường xung quanh, nhưng có thể gói gọn lại trong một số tác động
chính như sau:
- Sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên;
- Tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường;
- Tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến sử dụng
nước, ô nhiễm nước; tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ;
- Ô nhiễm không khí; ô nhiễm đất;
- Làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học;
- Gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường;
- Tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế - xã hội;
- Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của cộng đồng dân cư.
4.7. Nghiên cứu bổ sung một số chỉ tiêu môi trường khi tiến hành ĐTM
4.7.1. Tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác
Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên đặc biệt, không tái tạo được,
mà nhu cầu sử dụng của nhân loại thì ngày càng gia tăng. Nhiều quốc gia đã
đưa vấn đề tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và sử dụng hợp lý phần tài
nguyên thành chiến lược quốc gia.
Cho đến nay, Báo cáo ĐTM chưa đề cập đến vấn đề dự báo tổn thất tài
nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác và đề xuất những giải pháp công
nghệ - kỹ thuật cụ thể nhằm hạn chế những tổn thất đó.
Hệ số tổn thất khoáng sản có thể xác định theo biểu thức:
K
m
= 1- K
th
+ K
d;
% (4.15)
Các thiệt hại gây ra do tổn thất và làm nghèo trong quá trình khai thác
có thể định lượng gần đúng như sau:
(1) Thiệt hại kinh tế do thăm dò địa chất phân bổ cho khối lượng
khoáng sản cân đối không thu hồi được là:
C
td
= K
m
Q
c
c
td
, đồng (4.16)
Trong đó: K
m
- là hệ số tổn thất khoáng sản cân đối thực tế; Q
c
- là khối
lượng khoáng sản trong cân đối, c
td
- giá thành thăm dò địa chất tính cho 1 tấn
trữ lượng cân đối, đ/t.
(2) Thiệt hại kinh tế để xây dựng mỏ phân bổ cho khối lượng khoáng
sản cân đối không thu hồi được là:
C
xd
= K
m
Q
c
c
xd
, đồng (4.17)
Trong đó: c
xd-
chi phí để xây dựng mỏ tính cho 1 tấn khoáng sản
(3). Thiệt hại kinh tế do tăng chi phí bóc đất đá vì khối lượng khoáng
sản cân đối bị lẫn vào đất đá thải.