Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhiều bộ phận của cây dứa dại được dùng làm thuốc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.54 KB, 4 trang )

Nhiều bộ phận của cây dứa dại
được dùng làm thuốc

Dứa dại tên khác là dứa gai, dứa gỗ… là một cây nhỏ, cao 1-2m. Thân có rễ phụ dài.
Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm
hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng. Nhiều bộ phận của cây dứa
dại được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
Rễ: thu hái quanh năm. Loại rễ non chưa bám đất càng tốt, đào về rửa sạch, thái mỏng,
phơi khô. Khi dùng lấy 8g rễ (nướng qua) phối hợp với vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ
cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương đều 8g, hậu phác 12g tất cả thái nhỏ; sắc với
400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần, chữa phù thũng.
Bệnh viện Ba Vì (Hà Tây cũ) đã chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận
bằng bài thuốc kinh nghiệm sau: Rễ dứa dại 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp
(sao thơm) 50g, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g. Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong
30 phút, đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Người lớn mỗi lần 200 – 300ml; trẻ em
100 – 150ml. Ngày 2-3 lần. Một đợt điều trị 5 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục đợt nữa cho
khỏi hẳn.

Nhiều bộ phận của cây dứa dại được dùng làm thuốc.

Đọt non:
thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa sỏi thận: Đọt non dứa dại 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g, đường phèn 10g, tất cả rửa
sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước rồi gạn uống.
Chữa tiểu rắt, tiểu buốt có máu: Đọt non dứa dại 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống
trong ngày.
Chữa kinh phong ở trẻ em: Đọt non dứa dại 12g, lá chua me, lá xương sông, búp mít mật,
cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ hòa với một chén nước đun sôi
để nguội, gạn lấy nước trong, thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống
một thìa cà phê.
Có thể gia giảm như sau:


- Có đờm khò khè, thêm chua me và xương sông.
- Nóng sốt nhiều thêm dứa dại và búp mít.
- Co giật, thêm dâm hôi.
- Tiểu ít, táo bón thêm đào nhân.
- Trẻ em đang bị tiêu chảy không được dùng.
Dùng đắp ngoài: đọt non dứa dại, lá đinh hương (lượng bằng nhau), đắp chữa đinh râu rất
tốt.
Quả: dùng tươi hoặc phơi khô.
Chữa xơ gan, cổ trướng: quả dứa dại 200g; thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ
cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn
the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống
làm 2 lần trong ngày…
Để chữa viêm gan mạn tính, lấy quả dứa dại 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống ngày
một thang.

Theo tài liệu nước ngoài, hạt dứa dại 9 hạt, giã nhỏ nhồi vào 1 khúc ruột già lợn, ninh thật
nhừ. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày, chữa bệnh đái tháo đường.


×