ĐỀ KIỂM TRA
Học phần Luật Thương mại 3
Đề số 1
Công ty cổ phần Việt Hà có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bên A). Công
ty thương mại Bến Thành có trụ sở tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Bên B). Thông
qua chi nhánh của Công ty thương mại Bến Thành đặt tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình
Dương, hai bên đã ký một bản hợp đồng.
Theo hợp đồng, Bên B bán cho Bên A 300 tấn đường RE-C3 loại 1 với giá
16.000 đồng 1 Kg. Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển và hàng giao tại kho của chi
nhánh Bên A tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An chậm nhất vào ngày 5-3-2011. Bên mua
thanh toán chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận hàng. Hai bên thống nhất tiền phạt vi
phạm trong mọi trường hợp là 3% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm và không có thỏa
thuận về trọng tài cũng như toà án để giải quyết tranh chấp.
Trong thực tế hàng được giao tại Vinh vào ngày 16-3-2011. Bên bán lý giải việc
chậm giao hàng là vì bên đường sắt không có đủ tàu chở do mấy ngày trước đó có sự cố
sạt núi, gây tắc đường 2 ngày tại tỉnh Quảng Ngãi. Vì thế trong hợp đồng xuất khẩu số
đường này cho Công ty thương mại Viên Chăn, CHDCND Lào, Công ty cổ phần Việt
Hà đã bị phạt và bồi thường 85 triệu đồng. Bên A đòi Bên B trả số tiền này nhưng Bên
B không chấp nhận, vì vậy, đến cuối tháng 8-2011, Công ty cổ phần Việt Hà vẫn không
thanh toán toàn bộ tiền hàng. Công ty Bến Thành đòi bên mua phải bồi thường số tiền
tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tối đa trong kỳ do Ngân hàng Nhà nước quy
định trên số tiền và số ngày chậm thanh toán. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau để bàn
cách giải quyết nhưng không đạt được thỏa thuận.
Hỏi:
a) Trong vụ tranh chấp này, các bên có thể áp dụng những hình thức chế tài nào?
Bên bán có được miễn trách nhiệm hay không? Vì sao?
b) Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài
thương mại thì cần phải có điều kiện bắt buộc về thủ tục là gì
c) Nêu những nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng
tài
d) Nêu nội dung khái quát các bước cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp này
bằng phương thức trọng tài theo Luật trọng tài thương mại với những giả định thêm của
mình nếu thấy cần thiết
ĐỀ KIỂM TRA
Học phần Luật Thương mại 3
Đề số 3
Tháng 7-2011, Công ty cổ phần Đông Mỹ (Bên A) có trụ sở chính tại thị xã Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương thông qua chi nhánh tại huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng ký
một hợp đồng với công ty TNHH xây dựng Vân Hà (Bên B), có trụ sở chính tại thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, Bên A bán cho Bên B 500.000 viên gạch xây loại
1 với giá trị 180.000.000 đồng, hàng được giao làm 3 đợt tại công trình của Bên B là xã
Từ Liêm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Thanh toán chậm nhất 15 ngày sau mỗi đợt
nhận hàng và hai bên cũng thỏa thuận mức phạt cho mỗi vi phạm là 7% giá trị hợp
đồng bị vi phạm. Hợp đồng không đề cập vấn đề giải quyết tranh chấp.
Lô hàng thứ 3 giao ngày 15-9-2011 có chất lượng là loại 2 và loại 3 nên bên B
không nhận nhưng đại diện bên A nói cứ tạm để tại kho của bên B để hai bên sẽ trao
đổi thêm. Sau đó, Bên B cho rằng, nếu nhận lô hàng này, ngoài tiền phạt 6.000.000
đồng còn đòi bồi thường 20.000.000 đồng nhưng Bên A không chấp nhận. Cũng vì thế,
Bên B đã không thanh toán nốt 60.000.000 đồng, dù đã quá hạn 2 tháng theo thỏa
thuận.
Bên A lập luận rằng mình được miễn trách nhiệm về việc gạch không đạt chất
lượng loại 1 là do trời mưa quá to trong nhiều ngày. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau
nhưng không thống nhất được cách giải quyết tranh chấp. Đầu tháng 12-2011, các bên
tiến hành khởi kiện nhau ra Tòa án nhân dân.
Hỏi:
a) Nếu Bên A (hoặc ngược lại Bên B) khởi kiện thì đơn kiện có thể gửi đến Tòa
án cụ thể nào? Vì sao?
b) Nêu quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà
án giải quyết vụ tranh chấp này.
c) Nêu nội dung khái quát các bước cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp này
bằng phương thức tòa án
d) Bên A/hoặc bên B có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án
dân sự nào để thi hành đối với những bản án, quyết định của Tòa án giải quyết những
tranh chấp trong tình huống này?
ĐỀ KIỂM TRA
Học phần Luật Thương mại 3
Đề số 2
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh bất động sản Thạch Sơn có vốn điều lệ 18
tỷ đồng là vốn góp của 12 cổ đông phổ thông đều là những cá nhân, do ông Nguyễn Minh
Đức làm Tổng giám đốc có trụ sở chính tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Vào thời điểm ngày 5-11-2010 công ty có những khoản nợ đến hạn như sau:
1) Nợ Chi nhánh Phía Nam, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, trụ sở giao dịch tại
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 2 tỷ đ (Tài sản cầm cố là 2,1 tỷ đ);
2) Nợ Công ty xi măng Hoàng Thạch, trụ sở chính tại huyện Kim Môn Hải Dương
2,6 tỷ đ (Không có bảo đảm);
3) Nợ lương 3 tháng, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các khoản khác của
người lao động công ty tổng cộng 970 triệu đ
4) Nợ công ty TNHH dây và cáp điện Việt Phú, trụ sở chính tại quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội 940 triệu đ (Tài sản thế chấp là 500 triệu đ)
Theo đơn yêu cầu của các chủ nợ, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
đã có Quyết định mở thủ tục phá sản ngày 5-1-2011. Sau khi có Nghị quyết của Hội nghị
chủ nợ lần thứ nhất, Công ty không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh nên ngày 5-4-2011, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản ra Quyết định mở thủ tục
thanh lý tài sản, ngoài những khoản nợ nêu trên, Công ty Thạch Sơn còn có những khoản
nợ chưa đến hạn sau đây:
1) Nợ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội 1,6 tỷ đ (Tài sản thế chấp là 1,6 tỷ đ)
2) Nợ Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Trọng Tín 1,2 tỷ đ (Tài sản thế chấp là 1 tỷ đ)
Thẩm phán cũng công bố mức phí phá sản của trường hợp này là 60 triệu đồng.
Hỏi:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có những
điều kiện như thế nào?
b) Ai có quyền và ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
c) Tòa án nào có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với Công ty Thạch Sơn?
Vì sao?
d) Hãy xác định thứ tự thanh toán cho những khoản nợ và phí phá sản nói trên khi
có Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với Công ty Thạch Sơn .
ĐỀ KIỂM TRA
Học phần Luật Thương mại 3
Đề số 4
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh bất động sản Thạch Sơn có vốn điều lệ
18 tỷ đồng là vốn góp của 12 cổ đông phổ thông đều là những cá nhân, do ông Nguyễn
Minh Đức làm Tổng giám đốc có trụ sở chính tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Vào thời điểm ngày 5-11-2010 công ty có những khoản nợ đến hạn như sau:
1) Nợ Chi nhánh Phía Nam, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, trụ sở chính tại
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 2 tỷ đ (Tài sản cầm cố là 2,1 tỷ đ);
2) Nợ Công ty xi măng Hoàng Thạch, trụ sở chính tại huyện Kim Môn Hải
Dương 2,6 tỷ đ (Không có bảo đảm);
3) Nợ lương 3 tháng, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các khoản khác của
người lao động công ty tổng cộng 970 triệu đ
4) Nợ Công ty cổ phần gạch xây Thạch Bàn, trụ sở chính tại huyện Gia Lâm, Hà
Nội 820 triệu đ (Không có bảo đảm);
5) Nợ công ty TNHH dây và cáp điện Việt Phú, trụ sở chính tại quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội 940 triệu đ (Tài sản thế chấp là 500 triệu đ)
Theo đơn yêu cầu của các chủ nợ, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội đã có Quyết định mở thủ tục phá sản ngày 5-1-2011.
Trong thực tế, ngày 5-11-2011, Thẩm phán đã ra Quyết định mở thủ tục thanh lý
tài sản của công ty này với mức phí phá sản là 60 triệu đ.
Hỏi:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có những
điều kiện như thế nào?
b) Một Hội nghị chủ nợ được coi là hợp lệ phải thoả mãn những điều kiện như thế
nào và Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thực hiện những nội dung gì?
c) Theo quy định của pháp luật, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có thể ra
Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản và Quyết định tuyên bố phá sản trong những
trường hợp nào?
d) Hãy xác định thứ tự thanh toán cho những khoản nợ và phí phá sản nói trên khi
có Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với Công ty Thạch Sơn.