Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi và bài giải môn tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.63 KB, 9 trang )

Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2
Đề bài:
Câu 1: Hãy trình bày nhận thức của mình về tấm gương đạo đức HCM, và
từ đó hãy cho biết bản thân định làm như thế nào để làm theo tấm gương đạo
đức này?
Câu 2: Hãy nêu tư tưởng HCM về việc trồng người.
Bài làm:
Câu 1:
Thuộc thế hệ những công dân Việt Nam sinh ra sau ngày Bác Hồ mất, thế
nên em chỉ được biết, được học, được nghe, được kể về Bác qua những bài
học ở trường, qua lời kể của cha mẹ, qua tài liệu, sách báo và qua những tác
phẩm viết về Bác trong suốt 12 năm học và 3 năm học đại học. Suốt từ thuở
niên thiếu cho đến bây giờ, sự giáo dục của gia đình, của xã hội cùng với
nhận thức của bản thân đã hình thành trong em chân dung về tấm gương đạo
đức sáng ngời của chủ tịch Hồ Chí Minh, một bậc đại nhân, đại chí, đại
dũng, vị cha già của dân tộc, có tinh thần nghị lực phi thường, tinh thần yêu
nước nồng nàn, tuyệt đối tôn trọng và tin tưởng vào nhân dân. Học tập làm
theo tấm gương đạo đức của Người chính là niềm vinh dự tự hào của mỗi
đoàn viên như chúng em.
Đã nhiều năm nay đất nước chúng ta luôn huy động, khuyến khích mọi
người dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Qua hàng trăm câu
truyện, các bài viết về HCM và giáo trình tư tưởng HCM em đã hiểu được
nhiều hơn vì sao lại có cuộc vận động này. Như chúng ta đã biết, HCM là
một người yêu nước, thương dân, Bác đã vì quê hương hi sinh cuộc sống
riêng tư ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng dân tộc, giúp cho đất nước
thống nhất, mọi người được sống ấm no hạnh phúc. Bác là một tấm gương
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
1
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2


sáng cho mỗi chúng ta noi theo và học tập, mỗi hành động mỗi cử chỉ của
Bác đều rất cao đẹp và chân thành với mọi người.
Đối với mỗi người Việt Nam, Bác Hồ đã trở thành một người anh hùng vĩ
đại trong trái tim . Bác Hồ luôn ở trong mỗi trái tim người Việt Nam và cả
những người yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới không chỉ bởi những
cống hiến, những hi sinh của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà
còn bởi lối sống mẫu mực, giản dị của Người .Bác đã hiến trọn đời mình cho
đất nước, cho nhân dân. Có thể nói rằng, Bác để lại cho dân tộc Việt Nam
một sự nghiệp vĩ đại, một di sản văn hóa tinh thần vô giá. Người là hiện thân
của những giá trị cao đẹp về đạo đức của người chiến sĩ cách mạng, là “hiện
thân của nền văn hóa tương lai”. Tư tưởng, nhân cách, đạo đức Hồ Chí Minh
luôn tỏa sáng và là tấm gương để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay tự hào là tuổi
trẻ thế hệ Hồ Chí Minh, nguyện suốt đời sống và làm việc theo gương của
Bác Hồ vĩ đại, quyết tâm đóng góp công sức vào sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Thanh niên Việt Nam đặc biệt là những học sinh ,sinh viên còn đang
ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải biết quý trọng những gì mà chúng ta
được hưởng thụ . Để trở thành những con người phát triển hài hoà và toàn
diện, con đường duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu,
rèn luyện, học tập trên tất cả các lĩnh vực, "phải ra sức học tập chính trị, kỹ
thuật, văn hoá, phải thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa". Điều đó có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá và sự bùng nổ
của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Thanh niên Việt Nam phải
biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất để xoá bỏ nghèo đói
và tụt hậu, để rút ngắn khoảng cách với những quốc gia phát triển. Thực tế
cho thấy, rất nhiều thanh niên đã và đang xứng đáng với lời dạy đó của
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2

Người. Những thắng lợi vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam trong các cuộc thi
quốc tế, trong học tập, sản xuất và kinh doanh,… đã chứng minh vai trò và
năng lực của các thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy
nhiên, tuổi trẻ ngày nay cần phải làm được nhiều hơn thế, cần phải tiếp tục
phấn đấu và rèn luyện. Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta còn tụt hậu, có khoảng
cách quá xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nhiệm
vụ của thanh niên là phải góp phần thu hẹp, san bằng khoảng cách đó,góp
phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước như lời Hồ chủ
tịch đã từng gửi gắm vào thế hệ trẻ
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không,chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
(Hồ Chí Minh_trích thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,tháng 9/1945)
Qua những gì em đã được học và tìm hiểu, em đã phần nào hiểu rõ hơn
về Bác Hồ kính yêu, Bác là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo. Em
một người con của đất nước, tuy em chỉ là một thành phần bé nhỏ trong cả
một biển người nhưng em sẽ cố gắng học và làm theo tấm gưong đạo đức
HCM để góp một phần nhỏ công sức vào công cuộc xây dựng đất nước mà
toàn thể mọi người dân trong đất nước ta đang tích cực thi đua. Và muốn
làm được như vậy thì trước hết em sẽ phải định hướng những việc mà em
cần làm đó là:
a) Rèn luyện phẩm chất chính trị:
- Thường xuyên trau dồi, học tập lý luận chính trị, nắm vững đường lối, chủ
trương cách mạng của Đảng và vận dụng đúng đắn đường lối chủ trương đó
vào thực tiển nhiệm vụ công tác được giao.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2

- Luôn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể để ngày
càng hoàn thiện bản thân hơn; lấy phê bình và tự phê bình, phát huy dân chủ
để xây dựng đoàn kết thống nhất, gắn bó trong nội bộ và tự soi rọi lại bản
thân để có sự điều chỉnh phù hợp. Không định kiến, hẹp hòi, bè phái gây mất
đoàn kết.
- Trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, luôn có
những cải tiến phù hợp với thực tế của nhà trường, đem lại hiệu quả thiết
thực.
- Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của thầy cô, những người có kinh nghiệm
đi trước.
b ) Rèn luyện đạo đức lối sống:
- Sống lành mạnh, giản dị, không vụ lợi cho cá nhân, không bè phái, cậy
chức, cậy quyền để vụ lợi cá nhân, giải quyết công việc phải vì việc chung.
- Sống vui vẻ hoà nhã với đồng chí và đồng nghiệp, góp ý chân tình để cùng
hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- Tích cực tự rèn luyện, học tập nâng cao, bổ sung kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, công tác được giao.
- Lời nói đi đôi với việc làm, không nói suông, khi làm phải công khai minh
bạch, rõ ràng, cẩn thận, chu đáo và làm đến nơi đến chốn, đúng pháp luật,
không qua loa đại khái, chiếu lệ. Hết lòng hết sức giúp đỡ mọi người.
c) Rèn luyện tổ chức kỷ luật:
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2
- Thực hiện lối sống tiếc kiệm, không lãng phí.
- tu dưỡng đạo đức nhân phẩm tốt,
Câu 2:
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa
thiết thực. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo
dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô
cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, có
tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc
tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của
cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có
sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO
đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của
truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của
Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng
định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết
lẫn nhau”.
Có thể nói, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có
chọn lọc, sáng tạo kinh nghiêm của các bậc tiên bối đi trước. Trên cơ sở đó
và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú
của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2
vai trò, mục đích, nội đung và phương pháp giáo dục.Và điều đó đã được
Người nêu rõ trong bài phát biểu quan trong về nhiệm vụ của người thầy
giáo đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại lớp học chính trị của giáo viên
cấp II ,cấp III toàn miền Bắc:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích mười năm thì phải trồng

người”
nhấn mạnh đặc biệt về vai trò,nhiệm vụ của việc giáo dục con người.
Tư tưởng về giáo dục của Bác là sự kết hợp sáng tạo có chọn lọc và sửa đổi
từ các tiền đề: Một là, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục
và tinh thần nhân ái Việt Nam, Hai là, triết lý giáo dục phương Đông, đặc
biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão và Ba là, những tư tưởng tiến bộ
thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về
chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin.Trên cơ
sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong
phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ
về vai trò, mục đích, nội đung và phương pháp giáo dục.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải
tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng
phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên".
Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước. Người kêu gọi:
"Quốc dân Việt Nam!
Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công
cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ"
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
6
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2
Dân tộc Việt nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Dân
ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục. Mục tiêu học là
để làm người, để thành tài với phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên
học lễ, Hậu học văn”. Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo của dân tộc ngay từ cái nôi gia đình và quê hương. Xứ Nghệ tuy

đời sống vất vả nhưng rất hiếu học. Hiếu học đã ăn sâu vào tận xương tủy
của người dân xứ Nghệ, thời nào cũng sản sinh ra người hiền tài; đồng thời
Bác cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm gương kiên trì học tập của người cha,
tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại.
Năm 1935, trong bài gửi Thanh niên An Nam, Bác Hồ đã nhắc nhở:
”Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh
niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Cũng trong năm này, khi
truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Bác đã chọn đối tượng đầu tiên là
thanh niên và Người đã tập hợp họ trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên. Bởi vì theo Người: Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các
thanh niên. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng tám,
Bác đã căn dặn thế hệ trẻ: ”Nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất
nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Quan điểm của Bác Hồ về sự nghiệp giáo dục hết sức rõ ràng, cụ thể:
“Không học thì không trở thành người cộng sản được”. Bác nói: “Dốt nát
cũng là kẻ địch”. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và người cán bộ
cách mạng phải nhớ “Cán bộ phải có văn hóa làm gốc”, vì muốn xây dựng
Chủ nghĩa xã hội phải có học thức và Bác khẳng định: Chủ nghĩa xã hội phải
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
7
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2
gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật. “Muốn xây dựng Chủ nghĩa
xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Nét đặc sắc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là phương pháp giáo dục con người toàn
diện. Muốn xây dựng và hoàn thiện con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là giáo dục và tự giáo dục. Đây là phương pháp tốt nhất để "đào tạo

các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam và làm phát
triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em". Người nhấn mạnh :
"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa" và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người". Vì thế, nền giáo dục mới phải thực hiện phương pháp dạy
và học mới để đạt được mục tiêu : "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại".
"Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng", "học để tin tưởng" và "Học để
hành". Tư tưởng này không chỉ phản ánh truyền thống quý báu của dân tộc
ta mà còn phản ánh yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài của đất nước trong
tiến trình đi lên của chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói
nghèo.
Phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "phải chú trọng đủ
các mặt ; đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật,
lao động và sản xuất". Đây là những nhiệm vụ giáo dục hết sức cơ bản, gắn
bó chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam
mới. Nhà trường phải bảo đảm cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ kho tàng
kiến thức văn hóa của nhân loại, trang bị đầy đủ vốn hiểu biết về văn hóa, tri
thức khoa học, công nghệ. Thế hệ trẻ cần phải được giáo dục về lý tưởng và
đạo đức xã hội chủ nghĩa – hạt nhân của nhân cách người lao động mới.
Người căn dặn : Phải có phương pháp giáo dục tốt để giáo dục đạo đức cách
mạng cho đoàn viên và thanh niên. Theo Người : "Đạo đức cách mạng
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
8
Sv: Hà Thị Hà Gv: Nguyễn Văn Sinh
Lớp: KT3A2
không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày
mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong".
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

×