Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.91 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA DU LỊCH
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài: Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi
trường tại Đà Nẵng

MỤC LỤC

ĐÀ NẴNG, 2012
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ DU LỊCH –
MÔI TRƯỜNG 4
KẾT LUẬN 27
Trang 2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan
trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt nam là một nước được biết đến với danh
lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới: Vịnh Hạ Long,
Phong Nha Kẻ Bàng, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An,… cùng với điều kiện
tự nhiên phong phú và đa dạng. Nằm trên bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á, về đường
thủy Việt Nam thuận tiện về địa lý là điểm gặp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về
đường bộ phía Bắc Việt Nam tiếp giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Tây tiếp
giáp hai nước Lào và Campuchia; phía Đông và Nam tiếp giáp biển Đông và vịnh Thái Lan.
Tổng chiều dài đường biển trên đất liền của Việt Nam là trên 3.730 km, thuận lợi cho phát
triển du lịch nghỉ biển và du lịch sinh thái. Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của
bạn bè du khách quốc tế, tiêu biểu là Thành phố Đà nẵng. Thành phố Đà Nẵng đã và đang
trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế. Việc
phát triển du lịch nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về nguồn tài nguyên


du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi mà môi trường du lịch nơi đây. Do đó mà môi
trường du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển du lịch . Bên
cạnh những hiệu quả to lớn đã đạt được, ngành du lịch trên thế giới và nước ta cũng có tác
động mạnh mẽ đến môi trường du lịch kể cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và
môi trường kinh tế - xã hội. Vì vậy cần nghiên cứu tìm hiểu những tác động cụ thể của du
lịch đến môi trường để có biện pháp, phương hướng phát triển thích hợp. Đồng thời có
những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường du lịch, phát triển du lịch bền vững trong
tương lai. Vì thế em chọn đề tài: “Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường tại Đà
Nẵng”.
Trang 3
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ DU LỊCH – MÔI TRƯỜNG
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi
người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định:
“Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour
round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town- cuộc dạo quanh
thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ
Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, … Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch
được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy du
lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở
Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích

hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam
(1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ
dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải
trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có
hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn
hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình
Trang 4
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả
rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc
đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người chỉ cho rằng du lịch là một ngành
kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng
có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh
doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí,
phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn
xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo
dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Theo Luật Du Lịch Của Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 7 (Số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005): Du lịch là hoạt động của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), Du lịch bao gồm tất cả
mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm,
ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là

kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa
các yếu tố cơ bản sau:
• Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
• Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân
hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
• Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho
các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở
ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
Trang 5
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
• Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có
một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.1.2 Môi trường du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
* Các môi trường thành phần thường được xem xét trong cấu trúc của môi trường du
lịch tự nhiên gồm : môi trường địa chất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường
sinh thái, sự cố môi trường
- Môi trường địa chất: Môi trường địa chất được hiểu là một tập hợp các thành tố địa
chất của môi trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố như cấu trúc địa chất, các hoạt động kiến
tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện
đại, các quá trình karst hóa, quá trình phong hóa, các tai biến địa chất ảnh hưởng đến môi
trường hoặc chi phối môi trường.
Môi trường địa chất được xem là phần cơ sở nền rắn của môi trường chung, trong đó
bao gồm các đặc tính về đá (độ cứng, độ phong hóa, độ phóng xạ, độ bền vững…); các đặc
tính về địa chấn (động đất, núi lửa, nứt đất…); các đặc tính về hoạt động ngoại sinh (trượt
lở, lũ đá, xâm thực, rửa trôi, chảy trượt…) và các đặc điểm khác của môi trường địa chất
trên khía cạnh xã hội .

Trong thành phần cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên, môi trường địa chất được biểu
thị qua các chỉ số cụ thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá, các chỉ số địa chất công
trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức độ, khả năng xảy ra các chấn động địa
chất, hiện tượng trượt lở ở những khu vực có các hoạt động du lịch; độ phóng xạ và khả
năng khai thác lãnh thổ cho mục đích du lịch; các chỉ số về đặc điểm địa hình…
- Môi trường nước: là bộ phận cấu thành quan trọng của môi trường tự nhiên, có ý
nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của sự sống, và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên
trái đất. Những biến động của môi trường nước thường dẫn đến những biến động về chất
lượng sống toàn cầu hoặc từng khu vực cụ thể.
Trang 6
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Trong nghiên cứu môi trường du lịch, môi trường nước được đánh giá nhiều ở góc độ liên
quan đến khả năng cấp và chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí và
tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách.
- Môi trường không khí: Môi trường không khí là bộ phận của môi trường tự nhiên tồn
tại dưới dạng thể khí. Trong môi trường du lịch, môi trường không khí có ảnh hưởng lớn đến
việc hoạch định các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch… Các
yếu tố của môi trường không khí có vai trò khá lớn trong việc xem xét quyết định hướng quy
hoạch khu du lịch, bố trí không gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch. Đánh giá chất
lượng môi trường cho hoạt động du lịch qua nghiên cứu mức độ ô nhiễm của không khí,
mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt động du lịch,
nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ của du khách.
- Môi trường sinh học: được xem là bộ phận sống (hữu cơ) của môi trường tự nhiên.
Môi trường sinh học là cơ sở duy trì và phát triển cuộc sống trên hành tinh, điều hòa cán cân
nước, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội do đó môi trường
sinh học có vai trò rất to lớn trong việc thiết lập và bảo vệ cân bằng sinh thái của tự nhiên.
Những biến đổi của môi trường sinh học cả về lượng và chất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống và hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch trên hành tinh.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sinh học là đa dạng sinh học. Đa dạng
sinh học là một đặc tính quan trọng của môi trường sinh học, có ảnh hưởng lớn đến tổ chức

các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu.
Chính vì vậy không phải ngẫu nhiên nhiều điểm du lịch sinh thái, cảnh quan có ý nghĩa quốc
gia và quốc tế ở Việt Nam gắn liến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
rừng văn hoá cảnh quan môi trường.
* Đối với môi trường du lịch nhân văn, những thành phần môi trường chính cần được
chú trọng đề cập xem xét bao gồm :
- Môi trường kinh tế - xã hội : các nhân tố chủ yếu cần được xem xét là hệ thống các
thể chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch; tình trạng chiến tranh, khủng bố có
nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của du khách; trình độ phát triển khoa học
công nghệ được sử dụng trong hoạt động du lịch; mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
Trang 7
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống bưu chính viễn thông và hệ
thống xử lý môi trường; môi trường đô thị và công nghiệp, trong đó chú trọng đến tình
trạng/mức độ ô nhiễm môi trường tự nhiên, mức độ an toàn giao thông, an toàn xã hội ở các
đô thị; mức sống của người dân - là yếu tố quan trọng quyết định mức độ "cầu" để phát triển
du lịch; hệ thống quản lý nhà nước về môi trường - yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả
trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường du lịch nói riêng.
- Môi trường nhân văn : các nhân tố chủ yếu cần được xem xét bao gồm : tình
trạng/mức độ phát triển các tệ nạn xã hội ở các địa điểm diễn ra hoạt động du lịch; mức độ
bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống - yếu tố được xem là quan trọng để thu
hút khách du lịch; mức độ thân thiện của cộng đồng đối với sự hiện diện của khách du lịch;
trình độ văn minh và dân trí ở các địa điểm tham quan du lịch; chất lượng cuộc sống cộng
đồng; tình trạng (số lượng và chất lượng) đội ngũ lao động du lịch.
Như vậy có thể thấy môi trường du lịch là khái niệm tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố về tự
nhiên và văn hoá - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch. Tuy nhiên trong
thực tế khi phân tích/đánh giá hiện trạng môi trường du lịch, môi trường du lịch tự nhiên
thường được quan tâm hơn bởi môi trường du lịch tự nhiên là một phần của môi trường
chung hiện đang được xã hội quan tâm.
1.1.3 Phát triển du lịch

Phát triển du lịch là hoạt động dựa việc khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh
thái, truyền thống văn hoá, lịch sử để đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và du lịch quốc tế.
1.1.4 Bảo vệ môi trường du lịch
Bảo vệ môi trường du lịch là những hoạt động góp phần giữ cho môi trường du lịch
xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả
xấu do con người tác động đến môi trường du lịch; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.
Trang 8
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
1.2 Các nội dung trong phát triển du lịch
1.2.1 Nguyên tắc phát triển du lịch
- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế,
xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch
sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn
cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát
triển du lịch.
- Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam.
- Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày
càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
1.2.2 Chính sách phát triển du lịch
- Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du
lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ
chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:
• Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
• Tuyên truyền, quảng bá du lịch;

• Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
• Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;
• Hiện đại hoá hoạt động du lịch;
Trang 9
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
• Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu
phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên
dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;
• Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ
tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.
- Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch,
bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du
lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế,
các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt
Nam với du lịch khu vực và quốc tế.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ
nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện
của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1.2.3 Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch
- Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch;
có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
- Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát
huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất

hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân địa phương.
Trang 10
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
1.3 Các nội dung bảo vệ môi trường du lịch
Những nội dung QLNN cơ bản về bảo vệ môi trường du lịch sẽ bao gồm :
- Xây dựng chính sách, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch.
- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
- Tổ chức hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường :
Đây là một trong những nội dung quan trọng cơ bản của công tác bảo vệ môi trường du
lịch. Những hoạt động chính của nội dung bảo vệ môi trường du lịch này bao gồm :
+ Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải).
+ Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du
lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v.
- Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm thăm quan du lịch.
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch.
- Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động
du lịch ra môi trường.
- Tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường :
+ Phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ các công trình phòng chống sự cố môi
trường; không vận chuyển, sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có
khả năng gây sự cố môi trường.
+ Phối hợp với các ngành chức năng thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trường do
hậu quả của các sự cố như tràn dầu, rò rỉ hoá chất, phóng xạ, v.v. ở những khu vực diễn
ra hoạt động du lịch.
- Tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế tai biến môi trường :
+ Phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương bảo vệ các công trình BVMT,
công trình có liên quan đến BVMT.

+ Tham gia các hoạt động hạn chế, phòng chống xói mòn, sụt lở, trượt đất, phèn hoá,
mặn hoá, ngọt hoá, đá ong hoá, sình lầy hoá, sa mạc hoá.
- Tổ chức thực hiện hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái :
+ Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du
lịch.
+ Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch.
+ Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch.
- Tổ chức thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học :
+ Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái
+ Phối hợp với các ngành chức năng và địa phương bảo vệ các giống, loài thực vật,
động vật hoang dã trong lãnh thổ diễn ra hoạt động du lịch
Trang 11
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
+ Không khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục
quy định của Chính phủ (Nghị định số 48/2002/NĐ - CP ngày 22/4/2002).
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch :
+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã hội,
đặc biệt đối với khách du lịch và cộng đồng địa phương nơi diễn ra các hoạt động du
lịch.
+ Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường như tổ chức
Tuần lễ xanh tại các trọng điểm du lịch
+ Tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường: Công ước về giảm
khí thải vào bầu khí quyển; Công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng
+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp lý về bảo vệ
môi trường du lịch.
1.4 Quan hệ tác động qua lại giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi
trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính
của môi trường.

Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả
năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy hoạt
động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như
núi, sông, biển , các giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật hay
những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện
cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất định, hoạt động du lịch tạo nên môi
trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi
giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch Như vậy, rõ
ràng rằng hoạt động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu
khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm
giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm
suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.
1.4.1 Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch
Trang 12
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều
này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên
ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh
hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch được thể
hiện trên Sơ đồ :
Sơ đồ 2.1: Tác động của môi trường đến du lịch

Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố - tai biến) ở
những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát
triển du lịch.
1.4.2 Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường
1.4.2.1 Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng. Hoạt động du lịch đã
có những tác động góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các
hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa, hoạt động của các làng nghề truyền thống…
* Đối với môi trường tự nhiên:
Trang 13
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
-Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu
quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các
khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ).
- Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như
các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng.
- Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các
công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi
trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
- Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có
yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…
- Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (ví dụ như đối với các làng chài ven biển trong khu vực
được xác định phát triển thành khu du lịch biển ).
* Đối với môi trường nhân văn xã hội :
- Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ).
- Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương.
- Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông
tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch.
- Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi
vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống… bằng các nguồn
kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch.
-Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống
của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ hội truyền thống của một
địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ

các vùng miền khác cùng tham gia.
1.4.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực
nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương
Trang 14
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…,
từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá
nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép
lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy
thoái lâu dài.
* Đối với môi trường tự nhiên
- Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du
lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Theo tính toán của Tổ chức
Du lịch Thế giới (WTO) và số liệu điều tra ban đầu, lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt
của du khách là khoảng 0,67kg chất thải rắn/khách/ngày và 100 lít nước thải/khách/ngày.
Đây là những nguồn chính có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch.
- Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và
những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn đối
với người dân địa phương.
- Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch
tăng nhanh (trung bình khoảng 100 - 150 lít /ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 - 250 lít
/ngày đối với khách quốc tế). Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn
nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao
khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Hiện tượng này đã
quan sát thấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như Đà Nẵng Vấn đề này sẽ
càng trở nên nghiêm trọng vào mùa du lịch.
- Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế tại vùng ven
biển, miền núi trung du… do bị khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải
cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị.

- Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của
phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn;
nghề cá và các nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi
do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt
Trang 15
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc
suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới.
- Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước,
hang động, cảnh quan… thường rất hấp dẫn đối với du khách nhưng cũng dễ bị tổn thương
do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe
dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san
hô, đồi mồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu
vật… của khách du lịch.
Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh
hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm
ăn, sinh sản, làm tổ ) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
* Đối với môi trường xã hội - nhân văn:
Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa - xã hội ở
một số khu vực, đó là:
- Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao
thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu
hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch
hoặc do tương phản về lối sống.
- Các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu dễ bị
hủy hoại, ví dụ như di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa
ở Việt Nam. Các di sản này thường phân bố trên diện tích hẹp, dễ bị xuống cấp khi chịu tác
động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ.
Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm có thể
vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương; tiêu biểu

là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng của hệ thống xử lý nước
thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương.
- Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các
hoạt động tín ngưỡng truyền thống ở địa phương.
Trang 16
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
- Mâu thuẫn nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân cư địa phương do việc
phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng.
Trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, du lịch tất yếu có những tác động quan trọng
đối với môi trường. Những tác động này liên quan đến sự tiêu thụ tài nguyên, cũng như sự ô
nhiễm do các chất thải phát sinh từ các hoạt động du lịch như tổ chức tham quan, phục vụ ăn
ở, đi lại của du khách
Trang 17
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG YÊU
CÀU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Tình hình phát triển du lịch Đà Nẵng
Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung -
Tây Nguyên; là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng (cảng biển, sân bay quốc tế,
giao thông xuyên Việt, xuyên Á) về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung - Tây
Nguyên và các nước khu vực sông MêKông; là trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính
- ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm
khoa học công nghệ của miền Trung. Đà Nẵng còn giữ một vị trí chiến lược quan trọng về
an ninh quốc phòng khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng có những bước phát triển nhanh và khá toàn
diện, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng về vấn đề sử dụng các nguồn lực, chưa đáp ứng
được đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, Đà Nẵng đã đón trên 1,3 triệu lượt du khách, tăng 9% so
với cùng kỳ năm 2011, đạt 51% kế hoạch năm 2012 với gần 3.000 tỷ đồng doanh thu từ hoạt
động du lịch. Trong đó khách quốc tế ước đạt 351.545 lượt, tăng 18% so với cùng kỳ năm

2011, đạt 64% kế hoạch năm 2012, khách nội địa ước đạt 975.438 lượt, tăng 7% so với cùng
kỳ năm 2011, đạt 48% kế hoạch năm 2012. Lượng khách quốc tế đã có mức tăng trưởng tốt
chủ yếu do nguồn khách đường biển, đường hàng không tăng mạnh. Đã có 42 chuyến tàu
biển chở theo trên 35.000 lượt du khách cập cảng Đà Nẵng, trong đó có nhiều tàu lớn. Sự gia
nhập thị trường của nhiều tàu du lịch mới đã góp phần thúc đẩy lượng khách tăng lên 170%
so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, sự có mặt của 8 đường bay quốc tế đã mang đến Đà
Nẵng trên 47.000 lượt khách từ nhiều nước trên thế giới, tăng gần 150% so với cùng kỳ năm
2011.( Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch)
Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 2.916 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ
2011 và đạt 58% kế hoạch năm 2012.
Cùng với sự phát triển hạ tầng đô thị, hàng loạt các dự án đầu tư nghỉ dưỡng, kinh
doanh du lịch, khách sạn cũng ra đời. So với năm 2009 chỉ có 89 đơn vị kinh doanh lữ hành,
161 khách sạn với 4.880 phòng, trong đó có 2 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 12
Trang 18
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
khách sạn 3 sao, thì năm 2010 thành phố đã có hơn 100 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và
quốc tế với 181 khách sạn hoạt động cung ứng hơn 6.000 phòng, trong đó, 4 khách sạn 5
sao, 3 khách sạn 4 sao và 21 khách sạn 3 sao. Ngoài ra, các dự án lớn về du lịch cũng đã
được đẩy nhanh tiến độ và bước đầu hoàn thiện đưa vào sử dụng, góp phần tạo điều kiện để
phục vụ du khách. Các dự án lớn như SilverShore Hoàng Đạt với 534 phòng, Life Rerort với
187 phòng, sân golf 18 lỗ tại Hòa Hải với tổ hợp 40 biệt thự, Olalani Resort với 195 phòng,
Fusion Maia có 87 biệt thự, Sơn Trà Resort & Spa với 24 biệt thự, khách sạn Đảo Xanh gồm
200 phòng. Khu công viên dịch vụ giải trí du lịch thể thao, du lịch biển và điểm dừng chân
du lịch đèo Hải Vân,… cùng với nhiều dự án khác đang được đầu tư với tổng vốn gần
54.000 tỷ đồng. Trong đó, 10 dự án đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn tương
đương 23.000 tỷ đồng (1.212 triệu USD) và 45 dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong
nước với tổng vốn 31.000 tỷ đồng (1.623,7 triệu USD). Việc phát triển, mở rộng quy mô,
nâng cấp hạng sao của các khách sạn, các khu resort góp phần tạo điều kiện cho việc đón
khách và phát triển mô hình du lịch MICE (hội họp - tưởng thưởng - hội nghị - sự kiện) là
mô hình du lịch mới khá quan trọng, hiệu quả và lợi nhuận thu được từ mô hình này cao hơn

khoảng gấp 8 lần các mô hình du lịch thuần túy.
Thành phố hiện có 15 di tích cấp quốc gia, trong đó nhiều di tích lịch sử, công trình văn
hoá đã được đầu tư, tôn tạo, xây dựng mới, góp phần phát triển văn hoá và du lịch thành
phố. Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều tổ chức Chương trình Liên hoan biển
“Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè” với các hoạt động du lịch biển sôi động. Bên cạnh đó, sự ra
đời của nhiều khách sạn, khu du lịch, resort ven biển như hiện nay, du lịch biển Đà Nẵng
đang ngày càng phát triển. Cùng với nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao, giải trí biển cũng
bước đầu được các đơn vị quan tâm khai thác.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường; đã xúc tiến mở các đường bay
trực tiếp từ Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông… đến Đà Nẵng; triển khai xây dựng
phòng thông tin du lịch đặt tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đặt các ki-ốt thông tin du lịch, tổ
chức nhiều chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí quốc tế.
Công tác xúc tiến du lịch đường biển cũng được đẩy mạnh, hàng năm đón hơn 40 tàu du lịch
cập Cảng Đà Nẵng với hơn 28.000 khách. Thành phố khai thác khá tốt lợi thế tuyến hành
lang kinh tế Đông Tây, tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá tại thị trường Thái Lan để
Trang 19
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
khai thác mạnh khách đường bộ, đặc biệt là loại hình du lịch caravan; đa dạng hóa các loại
hình tuyên truyền quảng bá như: panô du lịch, DVD phim du lịch, bản đồ, bản tin du lịch,
sách cẩm nang du lịch, trang web du lịch, Tạp chí Văn hoá - Du lịch Đà Nẵng… Công tác
liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng được chú trọng, như: Đà Nẵng là thành viên
Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TPO); tranh thủ
sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như JICA (Nhật), EU thực hiện quy hoạch phát triển du
lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch…
Đà Nẵng đang từng bước khẳng định được thế và lực để phát triển du lịch trong những
năm tới. Tuy nhiên, sự đầu tư và phát triển vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng Đà
Nẵng vốn có. Biển là thế mạnh của du lịch Đà Nẵng, những năm qua, tuy đã có sự đầu tư
cho cơ sở hạ tầng song cũng chỉ ở mức cơ bản (điện, đường) mà chưa tạo được sự đồng bộ.
Con đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc vẫn đang trong quá trình từng bước hoàn thiện.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt vẫn đổ hết ra biển gây ô nhiễm môi trường và mất vẻ mỹ

quan, về lâu dài, nếu không giải quyết sẽ khó có thể phát triển du lịch một cách bền vững
theo đúng nghĩa. Sự nghèo nàn của các dịch vụ là lý do lớn nhất không thể giữ chân du
khách ở lại lâu hơn, có tác động lớn đến việc kinh doanh lưu trú của khách sạn cũng như
toàn ngành kinh doanh du lịch. Cụ thể, năm 2009, tổng lượt khách đến Đà Nẵng là
1.350.000 lượt, nhưng du khách lưu trú chỉ có 600.000 lượt. Tương đương, năm 2010, tổng
khách là 1.770.000 lượt, trong đó lưu trú lại 800.000 lượt khách. Du lịch Đà Nẵng cần có
nhiều nỗ lực hơn nữa trên nhiều phương diện mới mong giữ được khách và tăng số lượng
ngày khách lưu trú bình quân cao hơn.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng rất được chú trọng. Hiện
nay, thành phố đã thành lập Hiệp hội Du lịch thành phố, Hiệp hội khách sạn, Chi hội hướng
dẫn viên nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ngành du
lịch và các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, lữ
hành, hướng dẫn viên, ngoại ngữ, an ninh du lịch; thành lập Đội chống chèo kéo khách du
lịch, Đội cứu hộ bãi biển, triển khai các khoá tập huấn về “Nụ cười thân thiện”. Ngoài ra,
thành phố cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các biện pháp chấn chỉnh an ninh
trật tự, giữ gìn môi trường các điểm du lịch, nhất là các bãi tắm biển để thu hút du khách đến
thành phố.
Trang 20
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
2.2. Tình hình khai thác và bảo vệ môi trường du lịch Đà Nẵng
Vào mùa nắng nóng cao điểm, các bãi biển ở Đà Nẵng thu hút từ 5 - 7 nghìn người mỗi
ngày, đặc biệt, vào những ngày lễ hội con số này xấp xỉ 10.000 người. Với sự tập trung lớn
du khách như vậy, biển Đà Nẵng hàng ngày phải chịu áp lực của sự ô nhiễm. Những bãi biển
trải dài đã bắt đầu bị chia cắt bởi những khách sạn, nhà hàng, resort. Bên cạnh đó, tình trạng
nước thải từ các nhà hàng ăn uống, các khu resort đổ trực tiếp ra biển đã làm mất mỹ quan
cũng như mất lòng du khách khi đến đây.
TP. Đà Nẵng đang tiến hành nâng cấp những khu du lịch hiện có và xây dựng thêm những
khu du lịch mới. Phát triển du lịch đem lại nguồn thu cho ngân sách thành phố, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển nhiều nơi chưa
theo đúng quy hoạch nên ảnh hưởng đến môi trường, giảm sút đa dạng sinh học…

Nước chảy ra biển là nước thải có nguồn gốc từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và
du lịch, vì thế việc ô nhiễm bãi biển là đương nhiên. Thành phố đang thực hiện đề án "Xây
dựng TP. Đà Nẵng thành thành phố môi trường đến năm 2020". Do đó, để làm được điều
này, ngoài sự ra tay quyết liệt của chính quyền, còn cần ý thức của người dân thành phố, chủ
các nhà hàng khách sạn, khu du lịch.
2.3. Phân tích quan hệ phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất
lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch. Ngược lại, việc
khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn
đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuống
của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng
cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên , từ đó dẫn
đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát
triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo
sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy
cơ suy thoái lâu dài.
Trang 21
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Trong những năm gần đây, phát triển du lịch Đà Nẵng có những bước tiến mạnh mẽ.
Sự phát triển các khu du lịch trong thời gian qua, đặc biệt là có rất nhiều dự án phát triển du
lịch ven biển, ven sông; một mặt góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách du
lịch nhưng một mặt cũng tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và cảnh quan.
Tính đến năm 2009, Đà Nẵng có 29 dự án du lịch ven biển, chiếm diện tích tổng số
1.234,5 ha. Tất cả các dự án phát triển du lịch ven biển đều tác động đến môi trường. Tuy
nhiên, quá trình xây dựng của các dự án ven biển đã ảnh hưởng đến quá trình bồi lấp, cuốn
đi cát biển ven bờ, làm gia tăng lượng bùn lắng đọng ở các khu vực ven bờ, ảnh hưởng đến
các loài sinh vật sống vốn rất ngạy cảm với môi trường. Mặc dù các dự án du lịch ven sông
đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, một số dự án ven biển vẫn chưa nối vào hệ
thống thoát nước đô thị, lượng nước thải này chủ yếu là tự thấm và thải ra môi trường xung

quanh. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi tường tại các khu, điểm du lịch.
Theo ước tính, với 100 khách sạn trên địa bàn, 3.200 phòng, 5.550 giường phục vụ
trong dịch vụ du lịch trên phạm vi toàn thành phố, lượng nước thải rat rung bình là 3.139 m
3
/
ngày, chưa tính số lượng người phục vụ và thời điểm cao điểm. Thực tế cho thấy, đa phần là
khách sạn được hoạt động trước năm 2005, hệ thống xử lý nước thải xây dựng chưa đúng
quy chuẩn như: không có bể tách mỡ, bể chứa không đúng quy cách, nước thải sau xử lý
không được kiểm soát và không tuân thủ nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường.
Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, khối lượng rác thải cũng gia tăng đáng kể.
Theo thống kê cho thấy: Tổng lượng rác thu gom tại các khu vực ven biển, khu, điểm du lịch
trung bình là 5.200 tấn/ năm. Các khu vực ven biển, nhất là cấc bãi tắm có sức chứa lớn vào
thời điểm mùa hè trở nên quá tải, số lượt người trên ngày quá lớn, dẫn đến tình trạng môi
trường không đảm bảo mỹ quan.
Cùng với sự phát triển trên, dịch vụ ăn uống, vui chơi cũng đang phát triển ồ ạt, thiếu
sự kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Trong tổng số 291 nhà hàng, đến
năm 2011 chỉ có 24 nhà hàng đạt chuẩn, số còn lại chưa đảm bảo. Đây cũng là nguồn nguy
cơ tác động đến môi trường. Vào mùa cao điểm thì nguy cơ ùn tắc giao thông tăng, tăng áp
lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội.
Mặt khác, nhận thức của người dân và du khách còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa
nghiêm nên cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Trang 22
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Sự ưu đãi của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh của thành phố Đà Nẵng chưa
hẳn là điều khiến du khách đến đây. Bên cạnh đó, môi trường ở thành phố rất tốt, không quá
ồn ào, vội vã, người dân Đà Nẵng thì rất thân thiện. Chính vì vậy, môi trường cũng là một
yếu tố đáng kể để thu hút khách du lịch.
Trang 23
ĐỀ ÁN MÔN HỌC

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN LIỀN VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Các căn cứ, tiền đề
* Căn cứ Luật Bảo Vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
* Các văn bản quy phạm pháp luật, đề án và dự án được về môi trường ở Thành phố Đà
nẵng:
- Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”.
- Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và Ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011- 2015.
- Đề án thu gom rác theo giờ” theo Quyết định số 2838/QĐ-UBND ngày 13/4/2012 của
UBND thành phố Đà Nẵng.
3.2 Phương hướng
Đà Nẵng đang phấn đấu hoàn thành xây dựng đề án “Thành phố môi trường vào năm
2020” để đem lại lợi ích cho con người, thu hút đầu tư chất lượng và du khách trong và
ngoài nước đến với Đà Nẵng. Các giải pháp phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường
du lịch Đà Nẵng cũng là một hình thức để Đà Nẵng nhanh tiến đến hoàn thành đề án “Thành
phố môi trường”.
3.3 Các biện pháp
Một số biện pháp để bảo vệ và cải thiện môi trường du lịch:
* Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cộng đồng, du khách tham gia bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp
hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt
động bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch
và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, banner, áp phích.
* Giải pháp về đào tạo
- Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch
Trang 24
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
- Hình thành đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái thông thạo địa hình, có kiến thức

về sự đa dạng của các loại động thực vật trong khu vực bảo tồn (biển, núi), hiểu biết về các
phương pháp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường, tài nguyên.
- Phối hợp, lồng ghép đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch
- Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy
ra sự cố môi trường.
* Giải pháp quản lý nhà nước
- Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, quy định về đảm bảo trật tự an
toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình.
- Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Quản lý mật độ và công suất phục vụ của các nhà trọ, nhà nghỉ tại các khu, điểm du
lịch.
- Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với các
khách sạn, đơn vị du lịch.
- Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù của điểm du lịch.
- Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch.
- Xây dựng cơ chế liên ngành về bảo vệ môi trường. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương, chủ các cơ sở kinh doanh du
lịch
- Thường xuyên lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường với các hoạt động du lịch.
- Xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch cụ thể cho
việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch.
- Kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật
Bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu
chuẩn quy định. Đồng thời, xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm
môi trường.
Trang 25

×