BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”
TÊN CÔNG TRÌNH:
PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
2
MỤC LỤC:
1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 3
1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp 3
1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp 3
2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 3
2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp .
3
2.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 10
3. Thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam 11
3.1 Lý do tăng mạnh hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 11
3.2 Khó khăn của hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 17
4. Xu hướng và giải pháp trong thời gian tới 20
5. Phân tích vụ VinaPhone và MobiFone 29
Tài liệu tham khảo 36
3
1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp:
1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp:
Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp:
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài
sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề
của doanh nghiệp bị mua lại.
2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp:
2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp:
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
không chỉ gói gọn trong một văn bản luật mà còn bao gồm nhiều quy phạm pháp luật nằm
rải rác ở các văn bản luật và dưới luật khác nhau. Trong đó, các luật gồm có: Bộ luật Dân
sự 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật đầu tư 2005, Luật chứng
khoán 2006, Luật các tổ chức tín dụng 2010 và đi kèm là một hệ thống các văn bản dưới
luật khác.
- Bộ luật Dân sự 2005:
Với vai trò là luật chung thì bộ luật dân sự chỉ quy định vấn đề sáp nhập đối với pháp
nhân chứ không quy định việc mua lại doanh nghiệp và được cụ thể hóa tại Điều 95.
Theo đó, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo
quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các
quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân
sáp nhập.
- Luật Doanh nghiệp 2005:
4
Luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của
doanh nghiệp và nhóm công ty. Do vậy Luật Doanh nghiệp có nhiều nội dung liên
quan trực tiếp đến sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cụ thể như sau:
+ Điều 153 luật doanh nghiệp đã khái niệm hành vi sáp nhập doanh nghiệp
và trình tự thủ tục sáp nhập:
Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có
thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập.
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty
nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ
trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị
sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục,
thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái
phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công
ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên
quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành
đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong
trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập.
Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người
lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.
Ngoài ra, luật doanh nghiệp quy định chỉ các doanh nghiệp có cùng loại hình
thì mới được tiến hành hoạt động sáp nhập.
+ Luật doanh nghiệp chỉ đề cập việc mua lại doanh nghiệp tư nhân thông qua
quy định tại điều 145 Luật doanh nghiệp 2005.
5
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Người
bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động và
người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật.
- Luật cạnh tranh 2004 và nghị định số 116/2005/NĐ-CP:
Luật cạnh tranh điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thông qua quy định về
kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh được điều chỉnh
bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,
lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thuộc
hành vi tập trung kinh tế. Điều 16 luật cạnh tranh 2004 quy định:Tập trung kinh
tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp;
mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế
khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được luật
cạnh tranh quy định cụ thể tại điều 17: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số
doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang
một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.”
“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của
doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại.” Tuy nhiên không phải trường hợp mua lại doanh nghiệp nào cũng là
hành vi tập trung kinh tế vì vậy Điều 35 NĐ 116/2005/NĐ-CP đã nêu ra trường hợp ngoại
lệ: “Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác
nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm không bị coi là tập trung kinh
tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp
bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích
bán lại đó.”
Hiện nay, các hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang diễn ra ngày một nhiều
trên thị trường kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký sáp nhập, mua
lại đang có xu hướng tăng nhưng trên thưc tế để thực hiên các thương vụ này thì còn gặp
rất nhiều khó khăn nên số lượng thành công không nhiều. Một trong những khó khăn đó
bắt nguồn từ quy định của luật cạnh tranh. Do vậy, để gỡ vướng cho doanh nghiệp trước
6
các quy định ngăn cản tập trung kinh tế nói chung hay sáp nhập, mua lại nói riêng thì
nhóm xin phân tích trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và các trường hợp miễn trừ.
Điều 18 luật cạnh tranh 2004 quy định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm như
sau: “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của
Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.” Và Điều 19 luật cạnh tranh
2004 quy định trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm:
“Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn
trừ trong các trường hợp sau đây:
1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm
vào tình trạng phá sản;
2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế -
xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.”
Theo quy định của điều 18 thì tất cả các tập trung kinh tế - trong đó bao gồm sáp nhập và
mua lại doanh nghiệp mà thị phần kết hợp của nó chiếm trên 50% trên thị trường liên
quan thì bị cấm. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh
nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế( điều 3 khoản 6
luật cạnh tranh 2004). Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung
kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không bị
cấm. Vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa là như thế nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn
vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như
sau:
7
Quy mô
Khu vực
Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
T
ổng nguồn
vốn
Số lao động
Tổng nguồn
vốn
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp v
à
thủy sản
10 ngư
ời trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20 tỷ
đ
ồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
II. Công nghiệp v
à xây
dựng
10 ngư
ời trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20 tỷ
đ
ồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
III. Thương mại và
dịch vụ
10 ngư
ời trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
50 người
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
người đến
100 người
( Điều 3 khoản 1 nghị định số 56/ 2009 NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ)
Ngoài ra có những trường hợp thuộc hành vi tập trung kinh tế nhưng được miễn trừ bao
gồm:
“Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm
vào tình trạng phá sản”
Điều kiện để xem xét cho phép doanh nghiệp được hưởng miễn trừ trong trường hợp này
đó là một hoặc nhiều bên tham gia vào giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phải
đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Vấn đề đặt ra là thế nào là
nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản? Nguy cơ bị giải thể được giải thích
tại điều 36 khoản 1 nghị định 116/2005/NĐ-CP: “Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị
giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo
8
điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ
tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.” Các trường hợp giải thể được quy định tại điều 157 luật doanh nghiệp
2005 bao gồm:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia
hạn
-Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành
viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh
nghiệp 2005 trong thời hạn sáu tháng liên tục
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều kiện để doanh nghiệp giải thể là chỉ khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Còn lâm vào tình trạng phá sản được khái niệm như sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã
không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là
lâm vào tình trạng phá sản”(điều 3 luật phá sản 2004). Vậy chỉ cần chủ nợ yêu cầu trả nợ
mà không thanh toán được coi như doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. Xét dưới
góc độ kinh tế điều này rất dễ xảy ra.
Từ trường hợp miễn trừ thứ nhất đặt cho chúng ta một vấn đề rằng trên thực tế liệu có
trường hợp các doanh nghiệp thuộc trường hợp sáp nhập hay mua lại mà có thị phần kết
hợp trên 50% nhưng họ cố ý cho một bên trở nên “đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc
lâm vào tình trạng phá sản” không? Về nguyên tắc các nhà làm luật chỉ dự liệu trường
hợp này xảy ra đối với các doanh nghiệp do vô ý. Tức là có “một hoặc một số bên” “lỡ”
rơi vào tình trạng đó thì bây giờ họ tiến hành sáp nhập hay mua lại mà thị phần kết hợp
có hơn ngưỡng 50% thì chẳng lẽ lại chế tài họ. Nếu có trường hợp cố ý để được hưởng
miễn trừ thì mục đích ổn định kinh tế của các nhà làm luật mất một phần tác dụng và ảnh
hưởng đến các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
9
Thứ hai, việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Trong trường hợp này thì nhà làm luật lại miễn trừ cho các doanh nghiệp tập trung kinh tế
có tác dụng tốt cho nền kinh tế nước nhà.Tuy nhiên với quy định như trên thì phải hiểu
như thế nào cho đúng đây? Liệu có phải là doanh nghiệp xuất khẩu sau khi tập sáp nhập,
mua lại có kim ngạch lớn hơn các doanh nghiệp trước khi sáp nhập, mua lại? Hay doanh
nghiệp này xuất khẩu hàng sang một thị trường mới mà từ trước tới nay chưa doanh
nghiệp nào trong lĩnh vực đó xuất khẩu đến được, Còn góp phần phát triển kinh tế - xã
hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thì quả thật là một khái niệm mơ hồ, mang tầm vĩ mô. Từ
đó dẫn đến hai kết quả là dễ dãi trong việc cho hưởng miễn trừ hoặc không cho hưởng
miễn trừ mặc dù có thể giao dịch mua bán sáp nhập có nhiều lợi ích đối với nền kinh tế
hơn là những tác hại mà chúng mang lại. Nói cho cùng thì quyết định cuối cùng vẫn thuộc
cơ quan quản lý cạnh tranh bởi vì cho dù doanh nghiệp cho rằng việc tập trung có tác
dụng như trên nhưng cơ quan cạnh tranh không đồng ý thì doanh nghiệp vẫn phải tuân
theo phán quyết.
Luật Đầu tư 2005 và nghị định số 108/2006/NĐ-CP:
Luật đầu tư 2005 quy định đầu tư để thực hiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là
một trong số các hình thức đầu tư trực tiếp( Điều 21 khoản 6 luật đầu tư 2005) và
nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh( Điều 25 khoản 2 luật
đầu tư).Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần cửa nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh
vực ngành nghề do Chính phủ quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài khi góp
vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị
trường. Đối với những 'ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư nước
ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp
các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên
(Điều 29 Khoản 4 luật đầu tư 2005).
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định về Thủ tục đầu tư trực tiếp theo hình thức
góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở điều 56. Tuy nhiên, nhà
10
đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện
thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng
thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức kinh tế được thành lập để
thực hiện dự án đầu tư.
Luật Chứng khoán 2006
Luật Chứng khoán cũng có các điều khoản liên quan đến việc chia, tách, sáp nhập,
hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được sự chấp
thuận của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.(Điều 69 luật chứng khoán 2006)
Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và thông tư số 04/2010/TT-NHNN:
Luật các tổ chức tín dụng điều chỉnh việc sáp nhập, mua lại doanh một cách chung
chung, chỉ đề cập rải rác trong các điều luật liên quan đến tổ chức lại các tổ chức
lại các tổ chức tín dụng. Còn thông tư số 04/2010/TT-NHNN thì quy định chi tiết
việc sáp nhập, mua lại các tổ chức lại các tổ chức tín dụng.
2.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại doanh nghiệp:
Để phân biệt giữa hai hành vi sáp nhập và mua lại doanh nghiệp nhóm xin đưa ra hai khía
cạnh sau:
- Thứ nhất về khía cạnh pháp lý thì sáp nhập khác với mua lại doanh nghiệp ở
chỗ mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế bằng biện pháp thiết lập quan hệ
sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại không phải là
quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên. Sau khi mua lại, doanh
nghiệp nắm quyền sở hữu có thể thực hiện việc sáp nhập hoặc không. Nếu thực hiện
việc sáp nhập thì sự thống nhất về tổ chức là kết quả của hoạt động sáp nhập và việc
mua lại chỉ là tiền đề để có được quyết định sáp nhập. Khi các doanh nghiệp tham gia
đang hoạt động trên cùng thị trường liên quan thì việc mua lại đã làm cho quan hệ cạnh
tranh giữa họ không còn tồn tại.
- Thứ hai về khía cạnh kinh tế thuật ngữ tài chính Investopedia, sáp nhập xảy ra
khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một
công ty mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần.
11
Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xoá bỏ và công ty mới sẽ phát hành
chứng khoán thay thế. Mua lại là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi
nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khác với sáp
nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng
khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty mới.
Tuy nhiên, trong thực tế sự phân biệt giữa sáp nhập và mua lại chỉ có ý nghĩa quan
trọng đối với các nhà làm luật, các chuyên viên thuế, các kế toán viên nhưng nó lại ít quan
trọng đối với các nhà kinh tế nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, bởi lẽ người ta
quan trọng cái bản chất của nó, do đó, họ thường không dùng cụm từ sáp nhập và mua lại
một cách tách biệt mà thay vào đó là sử dụng một cụm đi đôi.
3. Thực trạng
3.1 Hoạt động sáp nhập, mua lại trong thời gian gần đây
Trong cuộc chạy đua kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh đã vốn
phức tạp nay lại phải đối đầu với nhiều thách thức lớn. Thương trường là chiến trường,
thất bại của người này có khi là cơ hội thành công của người khác. Để doanh nghiệp có
được chỗ đứng vững chắc các thương nhân phải hóa thân thành “hiệp sĩ” với đầy đủ
những vũ khí sắc bén mới có thể tồn tại trên chiến trường này. Đặc biệt là trong điều kiện
thị trường luôn luôn biến động không ngừng và nguồn lực của doanh nghiệp lại có hạn thì
“sáp nhập” là loại vũ khí không thể nào thiếu trong các cuộc chiến trên thương trường của
các nhà kinh doanh. Sáp nhập đã tạo ra được sức mạnh lớn hơn, vững chắc hơn, nguồn
lực dồi dào hơn cho nhiều doanh nghiệp, từ đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các
bên tham gia, đồng thời tránh được nguy cơ phá sản nếu điều đó đang đe dọa sự tồn tại
của doanh nghiệp. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu buộc doanh nghiệp phải tìm cách tự tồn
tại, tự khẳng định vị thế của mình, chỗ đứng trên thương trường đó. Cùng với đó là xu
hướng toàn cầu hóa ngày một tăng đã tạo ra một bối cảnh mới cho thị trường sáp nhập
doanh nghiệp càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Quy luật trong kinh doanh rất dễ hiểu và
đơn giản: “phát triển hay là chết”. Các công ty đang phát triển sẽ lấy đi thị phần từ các đối
thủ cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận kinh tế và mang lại thu nhập cho các cổ đông. Ngược lại,
những công ty không phát triển thường bị phá sản. “Sáp nhập” đóng một vai trò quan
12
trọng đối với cả hai chiều của quy luật này, thúc đẩy các công ty mạnh phát triển nhanh
hơn và chắc chắn các công ty yếu kém sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi. Vì thế,
không có gì đáng ngạc nhiên khi các thương vụ “sáp nhập” càng trở nên sôi động sau thời
kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó vẫn tồn tại rất nhiều những khó
khăn, bất cập về nhiều mặt khiến cho hoạt động này chưa phát triển thực sự, chưa phát
huy được hết những lợi ích của nó đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.”
Hãy cùng nhìn lại hoạt động sáp nhập, mua lại trong thời gian qua
Theo nguồn tin từ Stoxplus 2008 – 2010, và dự đoán năm 2011(E) do tác giả Trần
Hải Yến tổng hợp thì hoạt động sáp nhập, mua lại tại Việt Nam năm 2011 vẫn tiếp tục
diễn ra một cách mạnh mẽ, dù kinh tế toàn cầu và các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước
hiện tại còn nhiều bất ổn.
Nguồn: Stoxplus 2008 – 2010, và dự đoán năm 2011(E) do tác giả tổng hợp
Số vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam gia tăng mạnh từ 146 vụ năm
2008 lên tới con số 295 vào năm 2009 với tổng giá trị đạt trên 1,14 tỷ USD. Năm 2010,
con số này là 345 và tổng giá trị giao dịch đạt 1,75 tỉ USD. Năm 2011, tuy không có sự
tăng mạnh về số lượng các giao dịch sáp nhập, mua lại nhưng giá trị giao dịch thì ghi
nhận sự tăng vọt so với năm 2010 đạt gần 4 tỷ USD. Hãy cùng nhìn lại một năm với các
thương vụ sáp nhập, mua lại nổi bật.
13
Dẫn đầu các ngành với số lượng và giá trị giao dịch lớn là ngành dịch vụ tài chính.
Không quá ngạc nhiên với số liệu thống kê này nếu chúng ta nhìn vào số lượng, bản chất
của ngành ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua. Cùng với việc quy định các ngân hàng
phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban
hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và việc các ngân hàng phải
đối mặt với cạnh tranh hơn sẽ buộc các ngân hàng nhỏ tìm kiếm các nhà đầu tư nước
ngoài để đảm bảo đủ vốn và vừa tiếp cận được công nghệ và kinh nghiệm.
Sau khi bùng nổ việc thành lập các ngân hàng ở Việt Nam lên đến con số 42 ngân
hàng thương mại cổ phần thì nay chính là thời điểm để thị trường ngành ngân hàng Việt
Nam cơ cấu lại và có những điều chỉnh hợp lý để hoạt động ổn định, an toàn và phát triển
hơn. Thương vụ sáp nhập, mua lại lớn nhất trong lĩnh vực NH từ trước đến nay phải nói
đến Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPOST) góp vốn vào ngân hàng thương mại
cổ phần Liên Việt (LienVietBank) với việc sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
(VPSC) và LienVietBank. Hai đơn vị này đã hoàn tất việc sáp nhập, với tên gọi mới là
ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB). VPSC có tổng số vốn góp 997
tỷ đồng, tương đương 14,99% vốn điều lệ NH, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị của chính
VPSC, phần còn lại sẽ được VNPOST góp nhiều lần bằng tiền mặt. Thương vụ đặc biệt
này đã cho ra đời mô hình NH bưu điện đầu tiên tại Việt Nam, kết hợp giữa NHTM
truyền thống với dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Nhờ việc kết hợp với VPSC, vốn điều lệ của
LPB tăng từ 5.650 tỷ đồng lên 6.010 tỷ đồng, địa bàn hoạt động của LPB được mở rộng
so với trước khi sáp nhập, bởi LPB được sử dụng hơn 10.000 điểm giao dịch trên toàn
quốc mà VPSC đã triển khai trước đó. Ấy là chưa kể, số lượng khách hàng của LPB cũng
sẽ tăng mạnh.
Đứng thứ hai sau ngành tài chính là ngành sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng do
kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng trong
nước tăng nhanh, và ngày càng có nhiều người gia nhập vào nhóm trung lưu. Năm 2011,
giá trị các thương vụ sáp nhập, mua lại ước đạt gần 4 tỷ USD thì trong đó hơn 1 tỷ USD
thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng.
14
Đứng thứ ba là các hoạt động sáp nhập trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Bởi, hiện nay,
nướ ta có nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn cho các dự án điện, cầu và đường giao thông,
cảng để duy trì tăng trưởng kinh tế và Chính phủ có chính sách thu hút các nguồn vốn để
phát triển cơ sở hạ tầng.
Tiếp sau đó là hoạt động sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và
giáo dục cũng không kém phần sôi nổi.
Vậy, quốc gia nào chiếm ưu thế trong các thương vụ mua bán sáp nhập ở Việt
Nam?
Trong báo cáo về thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam,
PricewaterhouseCoopers cho rằng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang rất quan tâm đến
cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam, và mua bán sáp nhập là một trong các kênh họ
nhắm đến để nhanh chóng tiếp cận thị trường. PricewaterhouseCoopers cho biết đầu tư
của các công ty nước ngoài vào Việt Nam thông qua sáp nhập sẽ diễn ra trong nhiều lĩnh
vực, nhưng sản xuất là một trong những ngành tập trung nhiều các hoạt động mua bán sáp
nhập do kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt.
Theo số liệu thông kê được, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trong việc tham gia vào
các thương vụ sáp nhập, mua lại tại Việt Nam. Điển hình là thương vụ Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bán cho Tập đoàn tài chính
Mizuho của Nhật Bản 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành và đang lưu hành.
Khoản đầu tư này tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng. Với 14 thương vụ
sáp nhập, mua lại trong năm 2011, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài quan trọng trong
các giao dịch sáp nhập, mua lại tại Việt Nam.
Tiếp theo là Mỹ với các thương vụ tiêu biểu như KKR – một trong những công ty
đầu tư vốn cổ phần lớn nhất thế giới – đã bỏ ra 159 triệu USD để mua 10% cổ phần của
công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), hay Công ty quản lý quỹ của
Mỹ Mount Kellett Capital Management LP đã mua lại 20% cổ phần (tương đương 100
triệu USD) tại Masan Resources – công ty thành viên của Masan Group- công ty đang sở
15
hữu 100% quyền khai thác mỏ vonfram Núi Pháo nằm ở tỉnh Thái Nguyên phía Bắc Hà
Nội.
Singapore với 16 giao dịch trong năm 2011 cùng chiếm một tỷ lệ lớn về giá trị các
giao dịch sáp nhập, mua lại, hầu hết là thông qua các công ty đầu tư vốn cổ phần.
Như các chuyên gia nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam còn mất nhiều thời
gian nữa mới trở thành những bên mua dẫn đầu về mặt giá trị giao dịch trong các thương
vụ mua bán sáp nhập. Đặc biệt, năm 2011 không có các trường hợp các công ty Việt Nam
đầu tư hay mua bán cổ phần của các công ty nước ngoài (outbound deals).
Vậy nguyên nhân do đâu?
Thứ nhất, nhu cầu về vốn, công nghệ và năng lực quản lý.
Vốn và công nghệ là điều cần thiết phải có để nước ta có thể hiện thực hóa định
hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, điều cần thiết đó lại là một mối lo ngại của
Việt Nam. Bởi, nước ta vốn là một nước nông nghiệp còn nghèo và lạc hậu, việc thiếu
vốn là điều khó tránh khỏi, còn việc tiếp cận công nghệ lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh
đó, năng lực quản trị của các doanh nghiệp trong nước chưa cao. Do đó, Việt Nam rất cần
hợp tác với đối tác bên ngoài để gia tăng tiềm lực kinh doanh của mình, và chứng tỏ tiềm
năng lớn về thị trường sáp nhập, mua lại công ty Việt Nam.
Thứ hai, doanh nghiệp muốn hợp lực để cùng phát triển thay vì cạnh tranh với
nhau.
Trong một phân khúc thị trường mà số lượng doanh nghiệp tham gia quá nhiều sẽ
gây áp lực cạnh tranh gay gắt, gây bất lợi cho tất cả các bên. Cùng với sự phát triển của
các tư tưởng kinh doanh theo thuyết “Lý thuyết trò chơi” (Game theory), các doanh
nghiệp dần dần có sự thay đổi nhận thức trong chiến lược kinh doanh của mình. Kinh
doanh không còn có nghĩa là “kẻ thắng, người thua” như trước đây mà dần tiến đến tư
tưởng “tất cả cùng thắng” .Giả định như thị trường là một chiếc bánh, các doanh nghiệp
cùng tranh nhau một chiếc bánh thì tất yếu phần được của người này là phần mất của
người khác (tổng bằng không – Zero-Sum-Game). Đây là tư tưởng kinh doanh đã lạc
hậu, việc cạnh tranh gay gắt với nhau sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên. Thay vì vậy, nếu
16
có sự hợp tác với nhau, các bên có thể hợp lại để tạo ra một “chiếc bánh phúc lợi” to hơn
cho tất cả theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi (tổng không bằng không – Non-Zero-Sum-
Game). Do đó, xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp tiến đến sáp nhập với nhau, hoặc
một doanh nghiệp đi mua lại đối thủ cạnh tranh của nó để giảm số lượng “người chơi”
trong thị trường, từ đó giảm sức ép cạnh tranh.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thông qua hoạt động sáp nhập, mua lại, các công ty có thể tăng cường tính hiệu
quả kinh tế nhờ quy mô, khi thị phần tăng lên, giảm chi phí cố định (nhà xưởng, máy
móc, trang thiết bị, chi phí nhân công, hệ thống phân phối). Các công ty còn có thể bổ
sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào), bí quyết công nghệ, thương hiệu, thông tin, cơ sở
khách hàng. Ngoài ra, có trường hợp công ty thực hiện việc mua bán sáp nhập với một
công ty thua lỗ nhằm mục đích trốn thuế cho phần lợi nhuận của bản thân, hay thực hiện
sáp nhập nhằm đạt được thị phần khống chế nhằm áp đặt giá cho thị trường. Tuy nhiên,
theo quy định ở Việt Nam, nhằm tránh việc lợi dụng sáp nhập để tạo ra những doanh
nghiệp độc quyền, áp đặt giá cho thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, luật quy
định hoạt động sáp nhập, mua lại không được tạo ra pháp nhân nắm từ 50% thị phần trở
lên, đồng thời nếu sáp nhập, mua lại tạo ra pháp nhân nắm giữ từ 30% thị phần thì đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp phải xin phép cơ quan quản lý cạnh tranh.
Thứ tư, mở rộng thị trường kinh doanh
“Thị trường” ở đây mang nghĩa rộng, nó bao gồm cả về địa điểm địa lý, sản phẩm
dịch vụ kinh doanh và lĩnh vực hoạt động. Một công ty đi mua lại công ty khác có thể
nhằm mục đích mở rộng thị trường về mặt địa lý, như: một doanh nghiệp đang kinh
doanh ở TP Hồ Chí Minh mua lại một doanh nghiệp khác ở TP Cần Thơ để mở rộng
phạm vi kinh doanh đến Cần Thơ. Ngoài ra, một doanh nghiệp còn có thể mua lại một
doanh nghiệp kinh doanh ở một lĩnh vực khác để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của
mình.
Thứ năm, giảm được chi phí gia nhập thị trường
17
Ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của Chính phủ, việc gia nhập thị trường
đòi hỏi phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe và/ hoặc chi phí để tạo dựng một doanh
nghiệp từ ban đầu cao, nhà đầu tư có thể xem xét đến việc mua một doanh nghiệp khác đã
có mặt trên thị trường để giảm thiểu chi phí và rủi ro.
Thứ sáu, thực hiện chiến lược liên kết để tạo ra chuỗi giá trị thống nhất
Nhiều công ty thực hiện sáp nhập, mua lại nhằm mục đích tạo nên một chuỗi giá trị
thống nhất, giúp cho việc kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này được thấy rõ qua các vụ sáp
nhập theo kiểu sáp nhập tiến hoặc sáp nhập lùi.
Thứ bảy, tái cấu trúc doanh nghiệp
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tìm đến hoạt động sáp nhập, mua lại như là một
cách để “tái cấu trúc” doanh nghiệp, giúp cho nó vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, để
không phải dẫn đến phá sản. Việc “tái cấu trúc” được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của
đối tác về: vốn, công nghệ, kinh nghiệm.
Ngoài những lý do nêu trên thì nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động sáp nhập, mua lại
tại Việt Nam phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, bất động sản và bán lẻ.
VN là một trong những nước có chỉ số bán lẻ đứng đầu thế giới. Tuy nhiên phần lớn
doanh nghiệp vẫn hoạt động nhỏ lẻ, chưa hiện đại và chuyên nghiệp. Khi các nhà bán lẻ
nước ngoài vào thị trường VN thì chuyện mua bán sáp nhập là tất yếu. Đối với thị trường
địa ốc cũng vậy. Tình hình kinh tế khó khăn khiến khá nhiều dự án bất động sản trong
tình trạng ngưng trệ. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong nước phải tìm kiếm
nguồn lực từ bên ngoài để tiếp tục hợp tác triển khai hoặc bán đứt dự án cắt lỗ. Đây là
những điều kiện cho giao dịch sáp nhập, mua lại trong bất động sản tăng lên. Tương tự
đối với lĩnh vực viễn thông, khi đầu tư vào mạng 3G, các doanh nghiệp viễn thông trong
nước phải đầu tư rất lớn về công nghệ và nhân lực. Vì vậy sự hợp tác với các nhà đầu tư
có tiềm lực tài chính cũng như về công nghệ sẽ giúp các mạng di động VN nhanh chóng
triển khai và đưa mạng 3G vào kinh doanh.
3.2 Khó khăn của hoạt động sáp nhập, mua lại
18
Nói đi thì cũng phải nói lại, ta không hề phủ nhận những kết quả mà hoạt động sáp
nhập, mua lại đã mang lại, nhưng ta phải thừa nhận rằng chính hoạt động này cũng gây ra
không ít khó khăn cho nhiều công ty. Theo đánh giá, tỷ lệ thất bại của sáp nhập, mua lại
là khá cao. Mặc dù, chưa có con số thống kê chính xác về tỷ lệ thất bại và thành công của
các vụ sáp nhập, mua lại tại Việt Nam nhưng ông Nguyễn Anh Tuấn nhận định một thực
tế đặt ra hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành
hoạt động sáp nhập, mua lại bởi hạn chế về kinh nghiệm cũng như thiếu cơ sở pháp lý.
Điều này, phần nào làm cản trở doanh nghiệp khi tiến hành sáp nhập, mua lại, đồng thời
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Thất bại do đâu?
Trong hầu hết những vụ sáp nhập, mua lại gặp thất bại, phía mua lại là một công ty
lớn nằm dưới sự điều hành của các nhà quản lý chuyên nghiệp và sự giám sát của hội
đồng quản trị. Các công ty mục tiêu của họ được nhà phân tích theo sát, được các cố vấn
xem xét kỹ và được các cổ đông - mà trong số này có nhiều tổ chức đầu tư chuyên nghiệp
- thông qua. Tuy nhiên, tất cả bọn họ vẫn không thể ngăn chặn được kết cục xấu như
trong trường hợp của Time Warner, eBay hay Daimler.
Lý do thứ nhất đó là yếu tố tâm lý. Trong nhiều vụ sáp nhập, các nhà quản lý đổ ra
những khoản tiền lớn vào vụ đánh cược giống như một tay chơi bạc ở Las Vegas đang
tuyệt vọng và muốn giành một vụ thắng bạc lớn khi thấy túi tiền của mình đang teo dần.
Và kết quả của nỗi sợ hãi hoặc tuyệt vọng thường là những thỏa thuận tồi tệ. Nỗi sợ hãi
hoặc tuyệt vọng đó có thể xuất phát từ việc một công ty đối thủ nào đó đang tạo ra một thị
trường mới hoặc xâm nhập vào một thị trường đang tồn tại, khiến những công ty đang ở
trong thị trường đó phải phản ứng lại. có rất nhiều những thỏa thuận đáng buồn là kết quả
của những thay đổi có tính chất cách mạng về công nghệ và quy định luật pháp đã gây ra
những mối lo ngại, đẩy các nhà quản lý vào những quyết định tồi. Tính cao ngạo, lòng
ghen tị và tham vọng không bị kiềm chế cũng là những yếu tố dẫn tới những quyết định
thiếu sáng suốt. Tâm lý đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập
Ví dụ :
19
1, Ngày 4/10 vừa qua, hãng sản xuất ôtô Đức DaimlerChrysler đã quyết định đổi
tên thành Daimler, trút bỏ những tàn tích cuối cùng của vụ mua lại hãng Chrysler vào
năm 1998 với giá 40 tỷ USD. Mặc dù tiếp tục duy trì cổ phần 19,9% trong Chrysler, các
cổ đông của Daimler vẫn sẽ rất vui mừng được quên đi quãng thời gian “sống chung” này
- một thời kỳ đầy rẫy những kiện tụng liên quan đến thỏa thuận mua lại, thiếu những mẫu
xe thu hút, sự xung đột về văn hóa và cách thức điều hành giữa các nhà quản lý của phía
Mỹ và phía Đức, cũng như thâm hụt tài chính nặng nề.Tháng 5 vừa qua, Daimler đã đồng
ý bán lại phần lớn cổ phần của tập đoàn cho một công ty đầu tư tư nhân có tên Cerberus
Capital Management với giá chỉ 6 tỷ USD.
2, Vào ngày 1/10 vừa qua, trang web bán đấu giá trực tuyến eBay thừa nhận là
mình đã trả “hớ” trong thỏa thuận trị giá 2,6 tỷ USD mua lại công ty dịch vụ điện thoại
Internet Skype vào năm 2005. eBay cho biết, họ đã phải chi tới 1,4 tỷ USD cho công ty
này, và những người sáng lập ra Skype là Niklas Zennström và Janus Friis ra đi với không
một lời giã biệt những người trước đó đã từng “ve vãn” họ. Và đã nhiều năm sau vụ sáp
nhập giữa Time Warner và AOL, Time Warner vẫn phải đang nỗ lực để làm cho vụ sáp
nhập này đem lại hiệu quả. Động thái mới đây nhất của Time Warner là tập tung AOL
vào thị trường quảng cáo và chuyển trụ sở của AOL từ Virginia về Manhattan.
Lý do thứ hai là các nhà quản lý cố gắng dùng sáp nhập để giải quyết những vấn
đề cơ bản mà doanh nghiệp phải đối mặt, chẳng hạn như khi thị trường đối mặt với những
mối đe dọa về công nghệ hay quy định pháp luật mới.
Ví dụ :
1, Trong trường hợp AT&T, tập đoàn này đã cố gắng chuyển từ lĩnh vực điện thoại
cố định truyền thống đang chết dần sang một lĩnh vực mới hơn và hứa hẹn hơn là Internet
băng thông rộng và cáp quang. sáp nhập, mua lại đã chứng tỏ là một con đường không
hiệu quả cho sự chuyển đổi này. Còn Revco thì cố gắng chuyển ra khỏi lĩnh vực kinh
doanh dược phẩm bằng vụ mua lại năm 1983 công ty bán hàng giảm giá Odd Lots. Vụ
mua lại này đã đóng dấu chấm hết cho số phận của Revco một thập kỷ sau đó.
20
2, Cũng giống như AT&T, hãng sản xuất đồ chơi Mattel cũng gần lâm vào cảnh
phá sản khi sử dụng sáp nhập, mua lại như một công cụ để đuổi kịp công nghệ. Mattel đã
chi hàng tỷ USD để mua lại hãng sản xuất game và phần mềm Learning Co. và tiếp đó là
một chuỗi kết quả kinh doanh đáng thất vọng và Giám đốc điều hành Jill Barad bị mất
việc.
Lý do thứ ba là, đôi khi, những người trong cuộc tự tin quá mức về những gì sẽ
xảy đến trong tương lai cũng như khả năng của họ trong việc kết hợp những mảnh ghép
khác nhau lại. Không ít vụ sáp nhập có kết thúc buồn ban đầu được quảng cáo là “thay
đổi cục diện cuộc chơi”, “làm biến đổi bộ mặt ngành công nghiệp X”…
4. Xu hướng và giải pháp trong thời gian tới
Xu hướng trong giai đoạn 2011 – 2015
Bước vào năm 2012, hoạt động sáp nhập, mua lại tại Việt Nam có thể gặp
nhiều khó khăn và thách thức bắt nguồn từ tình hình trong nước và quốc tế xuất hiện
những diễn biến khá phức tạp. Tăng trưởng kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm,
dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường
chứng khoán sụt giảm mạnh; nợ công Châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì trệ sau thảm
hoạ kép; lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao; bất ổn chính trị ở Trung
Đông, châu Phi, tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên.
Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng cao; tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm
2011 ước đạt 200 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu kế hoạch đã
được Quốc hội thông qua. Tỷ lệ nhập siêu được kiềm chế ở mức khoảng 10 tỷ USD,
tương ứng với tỷ lệ 10,4% của kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội
thông qua. Các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để kiểm soát nhập siêu cả năm 2011 không quá 16% tổng
kim ngạch xuất khẩu.
Đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tiền tệ và quản lý ngoại hối nên thị
trường ngoại hối chuyển biến tích cực. Tỷ giá có xu hướng giảm nhẹ và ổn định; trạng
thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại hối Nhà nước được cải thiện rõ rệt.
21
Thị trường vàng được quản lý theo định hướng của Nhà nước; tình trạng đầu cơ, nâng giá
vàng gây bất ổn định thị trường đang được kiểm soát.
Chính sách tiền tệ thực hiện chặt chẽ, thận trọng, điều hành chủ động, linh hoạt và
hiệu quả hơn. Vốn tín dụng được ưu tiên cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, trước hết là
khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và
vừa; tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất giảm dần. Lãi suất cho
vay đã có dấu hiệu giảm.
Đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục được duy trì, nhất là đầu tư cho giảm nghèo,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ước 6 tháng đầu năm 2011, tổng vốn đầu tư phát triển
đạt 409,7 nghìn tỷ đồng, bằng 38,3% GDP. Đây là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng lớn
trong bối cảnh diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước không thuận.
Tuy nhiên trong thách thức vẫn có cơ hội giành cho các doanh nghiệp biết tận
dụng. Khó khăn kinh tế là thử thách với doanh nghiệp này nhưng lại là cơ hội đối với
doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp khi lâm vào cảnh túng quẫn buộc phải bán
tháo có thể sẽ trở thành đối tượng dễ mua. Bên bán và bên mua đều tỏ ra ít khắt khe
hơn và vì vậy các cuộc thương thảo mang lại kết quả nhiều hơn. Các giao dịch sáp
nhiều công ty dưới sức ép về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh nên có thể thúc
đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này cũng dễ
dẫn đến nhiều rủi ro hơn trong quá trình thẩm định, đàm phán và hoàn tất thủ tục sáp
nhập. Một đặc điểm khác là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, hoạt động sáp nhập và
mua lại doanh nghiệp sẽ bị can thiệp chặt chẽ hơn của các chủ nợ và các cơ quan quản
lý nhà nước.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hoạt động sáp nhập, mua lại trong lĩnh
vực tài chính - ngân hàng vẫn chiếm số lượng lớn. Thực tế, ta có thể nhận ra rằng, các
ngân hàng và công ty chứng khoán đang đứng trước một áp lực cải cách rất lớn để
nâng cao năng lực hệ thống và đảm bảo phát triển bền vững. Bên cạnh đó, thị trường
tài chính hiện đang có những điều kiện chín muồi cho hoạt động sáp nhập, mua lại
trong thời gian tới. Thứ nhất, thị trường nước ta đang tồn tại khá nhiều ngân hàng quy
mô nhỏ, hoạt động cầm chừng, vốn điều lệ thì quá ít ỏi; còn các CTCK (đặc biệt là
22
công ty mới thành tập) trước sức ép cạnh tranh, cùng theo đó là tình hình TTCK suy
giảm mạnh. Bên cạnh đó, môi trường có mức độ cạnh tranh cao. Điều này gây không ít
khó khăn cho các doanh nghiệp này và tất yếu sẽ dẫn đến việc một số ngân hàng phải
bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc sáp nhập với nhau nhằm tạo chỗ đứng vững
chắc. Hơn nữa, áp lực của hội nhập thị trường quốc tế càng khiến nhu cầu củng cố vị
thế cạnh tranh của các ngân hàng và CTCK trở nên bức thiết. Thứ hai, một số ngân
hàng nhỏ đã tập trung gia tăng tín dụng quá mức trong các năm trước vượt quá khả
năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường trên ngân hàng.
Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn huy động khó khăn, tính thanh
khoản suy giảm mạnh đe dọa đến sự an toàn của hệ thống. Ngân hàng nhà nước sẽ
phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực lớn hơn mua lại các ngân hàng này,
tránh nguy cơ đổ vỡ dây chuyền. Về mặt pháp lý, đến ngày 31/12/2010 vốn điều lệ tối
thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt 3.000 tỷ đồng. Thị trường khó
khăn, giá cổ phiếu ngân hàng giảm, việc huy động thêm vốn chắc chắn sẽ gặp khó
khăn hơn. Điều này khiến các ngân hàng nhỏ tìm kiếm cơ hội sáp nhập để gấp rút tăng
vốn điều lệ tối thiểu theo quy định.
Thêm vào đó, tiêu dùng cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư nhắm tới. Và theo dự
kiến, trong năm 2012, hoạt động sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực này còn tăng mạnh. Có
3 lý do để thị trường sáp nhập, mua lại lĩnh vực tiêu dùng năm tới tiếp tục sôi động. Thứ
nhất, nền tảng thị trường tiêu dùng Việt Nam rất tốt với dân số trẻ và thu nhập ngày càng
tăng. Thứ hai, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước đang gặp khó khăn về vốn do
lãi suất cao. Thứ ba, khi thị trường phát triển, theo quy luật đào thải, doanh nghiệp cần
xây dựng giá trị cốt lõi và đầu tư con người. Thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm phát triển
ngành buộc các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước phải tìm đến các nhà đầu tư. Đặc
biệt, các nhà đầu tư Nhật Bản, Ấn Độ… Do những bất lợi về thiên tai, cũng như do nền
kinh tế các nước này đã phát triển đến độ chín, nên họ đang có nhu cầu đầu tư ra nước
ngoài để giữ nguồn tiền và mở rộng thị trường.
Tóm lại, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, sự tăng
trưởng của kinh tế Việt Nam có chậm lại so với thời kỳ trước đây nhưng theo nhiều dự
23
đoán thì Việt Nam vẫn là một thị trường đầu tư đầy tiềm năng. Bởi, Việt Nam được
xem như là một nền kinh tế hội tụ được các yếu tố hấp dẫn đối với thị trường sáp nhập,
mua lại, như: tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, nhu cầu nội tại của thị trường, vị thế
trong các tổ chức quốc tế ngày càng nâng cao, những tín hiệu lạc quan của các nhà đầu tư,
cùng với môi trường pháp lý trong lĩnh vực sáp nhập, mua lại đang dần được hoàn thiện.
Việt Nam có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có hơn 90%
là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này có vốn nhỏ, trình độ quản lý chưa
cao nên gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh. Thêm vào đó, kênh huy động
vốn của doanh nghiệp cũng bị thu hẹp do chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm
phát. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, nhiều dự án bất động sản bị
đình trệ, thị trường chứng khoán từ cuối 2008 đến nay liên tục sụt giảm. Những điều
kiện trên càng đẩy mạnh xu thể tìm kiếm những kênh huy động vốn hiệu quả nhằm
mục tiêu ổn định và mở rộng sản xuất, kinh doanh; và sáp nhập hợp mua lại doanh
nghiệp chính là một hình thức huy động vốn đáp ứng được nhu cầu này.
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Trong đường lối, chủ trương và biện pháp điều hành nền kinh tế, Nhà nước đã
bước đầu chú trọng tới sử dụng sáp nhập, mua lại như công cụ thu hút đầu tư nước ngoài.
sáp nhập, mua lại được đánh giá như con đường ngắn nhất để thu hút, nâng cao chất
lượng đầu tư nước ngoài và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc “hút”
được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều hay ít phụ thuộc không nhỏ vào
việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường sáp nhập, mua lại, và ngược lại, thị trường
sáp nhập, mua lại là công cụ cho FDI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường. Tuy nhiên, ta
có thể thấy rằng, thị trường sáp nhập, mua lại Việt Nam chỉ có thể sôi động và chuyên
nghiệp khi các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập, mua lại được xây dựng rõ ràng
và đầy đủ. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động sáp nhập, mua lại bên cạnh
những tác động tích cực cũng tiềm ẩn như nguy cơ của hành vi thâu tóm thị trường, cạnh
tranh không lành mạnh thông qua tập trung kinh tế cần được xác định và xử lý. Trong bối
cảnh đó, việc nghiên cứu, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về sáp nhập,
mua lại doanh nghiệp; góp ý cho việc tạo dựng một hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc
24
thực hiện các giao dịch sáp nhập, mua lại, kiểm soát tập trung kinh tế là hết sức cần thiết.
Do đó, Rút kinh nghiệm từ thực tiễn và nắm bắt xu hướng trong tương lai, nhóm xin
đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn nữa pháp luật trong lĩnh vực này.
Pháp luật về sáp nhập, mua lại cần được định hướng rõ ràng bởi chính sách nhà
nước về hoạt động sáp nhập, mua lại.
Trước hết, pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cần được xây dựng, hoàn
thiện dựa trên những định hướng rõ ràng của hệ thống chính sách nhà nước về sáp nhập,
mua lại. Chính sách về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên nền
tảng lý luận với sự phân tích thấu đáo ý nghĩa của sáp nhập, mua lại như một công cụ
chiến lược quan trọng (đặt trong mối tương quan với các công cụ chiến lược khác), đặc
biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời nhận thức rõ đây là một trong những
kênh thu hút đầu tư nước ngoài chủ yếu và nhìn nhận nguy cơ nếu hoạt động sáp nhập,
mua lại không được kiểm soát sẽ dễ dẫn tới hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh. Từ phía nhà nước, pháp luật về sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp hướng tới khuyến khích hoạt động sáp nhập, mua lại đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động này được dễ dàng, thuận tiện
như là hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Song song với các
biện pháp bảo vệ thị trường và doanh nghiệp trong nước, pháp luật về sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp cũng cần hướng tới khuyến khích hoạt động sáp nhập, mua lại của nhà đầu
tư nước ngoài dưới góc độ Luật Đầu Tư. Đối với hoạt động sáp nhập, mua lại của các
doanh nghiệp lớn, pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp chủ yếu tiếp cận dưới góc
độ kiểm soát tập trung kinh tế bởi từ góc độ kinh tế và chính sách cạnh tranh, sáp nhập,
mua lại được hiểu như hoạt động tập trung kinh tế gắn với quá trình mà số lượng các
doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp
nhập, mua lại (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp
trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất, làm thay đổi của cấu trúc thị trường cạnh tranh .
Bản chất của sáp nhập, mua lại như hoạt động tập trung kinh tế là tăng thêm tư bản do
hợp nhất nhiều tư bản lại hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác. Theo chúng tôi,
trọng tâm của quản lý nhà nước đối với sáp nhập, mua lại là bảo vệ tính cạnh tranh của thị
25
trường. Nhà nước cần chống lại nguy cơ dẫn tới độc quyền mà một vụ sáp nhập, mua lại
có thể mang lại. Về lý thuyết, một công ty hoặc nhóm công ty nắm từ 30% thị phần trở
lên đã có thể có những hành vi mang tính thống lĩnh đối với toàn thị trường như đầu cơ,
giảm sản lượng nhằm ép giá cao đối với nhà cung cấp hoặc nhà phân phối, hoặc bán phá
giá để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Do đó, tất cả các nền kinh tế phát triển đều có luật
chống lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường, trong đó nhiều nước hiện nay ở châu Âu và
Hoa Kỳ đều quy định những giao dịch làm thay đổi sở hữu công ty từ 5% trở lên đều phải
thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh của nước đó. Điều đó chứng tỏ, các nước đều
có những cơ chế theo dõi chặt chẽ những động thái có nguy cơ làm suy giảm tính cạnh
tranh của thị trường. Những hành vi có xu hướng đưa đến việc tập trung quyền lực, giảm
bớt chủ thể cạnh tranh, hạn chế cơ hội kinh doanh bình đẳng, và làm suy giảm tính dân
chủ trong quá trình ra quyết định trên thị trường đều được coi là dấu hiệu tiêu cực đối với
cấu trúc và hiệu quả vận hành của thị trường và nền kinh tế nói chung.
Cần ban hành các Nghị định làm cơ sở cho khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập,
mua lại doanh nghiệp.
Có ý kiến cho rằng về cơ bản, quyền mua bán doanh nghiệp thuộc tự do khế ước;
thuận mua vừa bán, miễn không có những dấu hiệu làm cho việc mua bán có nguy cơ trở
nên vô hiệu. Quan tâm của người làm luật tăng lên trong việc mua bán doanh nghiệp nhà
nước - vì đó là bán của công cho tư nhân và mua bán cổ phiếu của các công ty cổ phần
hoặc việc mua bán tạo nên sự lũng đoạn của độc quyền cản trở cạnh tranh bình thường.
Thường luật pháp không mấy quan tâm đến việc mua bán công ty phải diễn ra như thế
nào - không nhà nước nào có thể thông thái hơn doanh nhân, việc tính toán mua bán bằng
cách nào là tự do của họ. Nhà nước chỉ quan tâm đến bảo vệ những lợi ích nhất định, ví
dụ: bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ bị thôn tính bởi các
tập đoàn nước ngoài, bảo vệ các cổ đông nhỏ có thể bị lừa gạt qua các cuộc mua bán, bảo
vệ chủ nợ và người làm công trong công ty. Cơ quan nhà nước không nên quá bận tâm
với việc hướng dẫn sáp nhập, mua lại phải nên như thế nào, qua bao nhiêu bước, với
những thủ tục gì và được những ai cấp phép. Các giao dịch mua bán công ty về cơ bản là
tự do khế ước, đã là khế ước thì các bên tự tìm thông tin, tự mặc cả giá thành, tự lo lấy