Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.92 KB, 5 trang )
Cà gai leo - Giải rượu, bảo vệ gan
Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà quạnh, cà quýnh, gai cườm, chẻ nan
(Tày), b’rongoon (Ba Na).
Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều;
cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ
thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm
hoa hình xim ở nách lá, hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ.
Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Cây mọc hoang ở khắp nơi cũng có khi được trồng
làm hàng rào. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thân cành thu hái quanh năm. Rễ rửa
sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thân cành cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô
hay sao vàng. Có khi dùng tươi. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay
cao khô. Theo nghiên cứu, toàn cây nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân
cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid có tác dụng chống viêm và chống
xơ hóa rất tốt. Còn theo Đông y, cà gai leo hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong
thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dùng giải rượu, chữa viêm
lợi, viêm quanh răng, thấp khớp, làm mát gan
Giải rượu: Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt.
100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi
thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống
thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh