Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sóng Thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.69 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trước đây, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì tín dụng luôn là hoạt
động cốt lõi mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Các ngân hàng thường theo
hình thức bán buôn – cho vay với số lượng lớn đối với các doanh nghiệp.Trong 2
năm gần đây, thị trường bất động sản đóng băng cùng với sự phá sản của nhiều
doanh nghiệp đã khiến nhiều ngân hàng bị tổn thất nặng nề, để có thể trụ vững trên
thị trường, nhiều ngân hàng yếu kém đã tiến hành sáp nhập & hợp nhất. Loại hình
kinh doanh chuyển sang hình thức bán lẻ - tập trung phục vụ đối tượng là khách
hàng cá nhân.
Cho vay khách hàng cá nhân đã xuất hiện từ rất lâu và hiện nay là mảng thị
trường tiềm năng mà các ngân hàng đang hướng tới. Đối với VCB Sóng Thần mở
rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là mục tiêu trước mắt và lâu dài của
ngân hàng.
Trong suốt quá trình thực tập tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam em đã tìm
hiểu và nghiên cứu được nhiều thông tin bổ ích, trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh. Chính vì vậy em đã chọn đề
tài : “ thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại
ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sóng Thần”
Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần :
Phần 1 : giới thiệu về VCB Sóng Thần.
Phần 2 : Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân.
Phần 3: giải pháp nâng cao chất lượng, hiểu qua cho vay khách hàng cá nhân.
Nội dung bài viết ngắn gọn, không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được
sự góp ý của thầy, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!.
CHƯƠNG 1.
2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÓNG THẦN.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.


Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT - Vietcombank) được
thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ
Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Trải qua
hơn 50 năm thành lập vả phát triển, Vietcombank đã trở thành ngân hàng lớn mạnh
nhất Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và vươn xa ra toàn cầu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thúc đẩy sự phát triển của vùng công nghiệp
năng động của đất nước - khu công nghiệp Sóng Thần, một phần cho sự phát triển
kinh tế của khu vực thủ đức TP.HCM và Biên Hòa - Đồng Nai, ngày 12/2/2003,
Ngân Hàng Ngoại Thương khai trương chi nhánh cấp II Sóng Thần trực thuộc Ngân
Hàng Ngoại Thương TP HCM theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
tại địa chỉ 01 Xa Lộ Trường Sơn, An Bình, Dĩ An, Bình Dương.
Ngày 12/12/2006, Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh cấp II Sóng Thần được
chuyển thành Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh cấp I hoạt động độc lập và bước
đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Hiện nay trụ sở chi nhánh nằm tại số 79 Bình Đường 2-Phường An Bình-Thị
Xã Dĩ An-Bình Dương.
2.2. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu.
Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu mà chi nhánh cung cấp bao gồm :
- Nhận tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và cá
nhân.
- Huy động tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và
đầu tư.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu.
- Chuyển tiền trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, thanh toán séc du lịch,
chi trả kiều hối.
- Thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Mastercard, American
Express, JCB Card, Dinner Club) và thẻ do Vietcombank phát hành
(Vietcombank visa, vietcombank Master card), phát hành thẻ rút tiền tự

động ATM Connect 24 và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
3
2.3. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Sóng Thần.
2.3.1. Sơ đồ tổ chức.
Giám Đốc
P.Giám Đốc
P. Giám Đốc
Phòng Ngân Quỹ
Phòng Thanh Toán Và KD Dịch Vụ
Bộ Phận Thẻ Và Tiết Kiệm
Phòng tổng hợp
Bộ Phận ATM & TD Cá Nhân
Phòng Kế Toán & Quản Lí nợ
Phòng Hành Chính Nhân Sự
Phòng KH Doanh Nghiệp
Tổ Kiểm Tra, Giám Sát
Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Sóng Thần
có thể khái quát như sau :
(Nguồn:Phòng tổng hợp Vietcombank Sóng Thần).
4
2.3.2. Giới thiệu về phòng khách hàng thể nhân.
Phòng khách hàng thể nhân chia làm 2 bộ phận : thẻ & tiết kiệm và ATM & tín
dụng cá nhân. Bộ phận tín dụng cá nhân đảm nhận nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu vay
vốn tới khách hàng. Cụ thể :
 Hướng dẫn khách hàng cá nhân trong việc hoàn thiện hồ sơ vay của khách hàng
cá nhân, tư vấn cho khách hàng cá nhân về điều kiện, thủ tục, sản phẩm vay phù
hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng sao cho hợp lí nhất.
 Thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng vay cá nhân.
 Soạn thảo, ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân cho khách hàng vay cá nhân
hoặc từ chối cho vay với khách hàng không hội đủ điều kiện cấp tín dụng.

 Thu nợ định kỳ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, phối hợp với bộ phận
Quản lý nợ để đôn đôc khách hàng trả nợ trong trường hợp khách hàng phát
sinh khoản nợ có vấn đề hoặc có biện pháp xử lí kịp thời.
2.4. Những thành tựu đạt được của Vietcombank Sóng Thần trong những
năm gần đây (2011-2013).
Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, Vietcombank Sóng Thần đã đạt được
những thành công to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn hệ
thống.
BẢNG 1.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI VIETCOMBANK SÓNG THẦN.
Đvt : triệu đồng.
Năm 2011 2012 2013
Huy động vốn 1.912.134 2.760.762 3.965.357
Dư nợ tín dụng 1.456.813 1.725.564 2.029.238
Lợi nhuận sau thuế 32.400 34.700 37.000
Nguồn : Phòng tổng hợp VCB Sóng
Thần.
Từ bảng 1.1 ta thấy :
2.4.1. Hoạt động huy động vốn.
Tổng huy động vốn của chi nhánh tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng 848,
628 tỷ đồng (44,4%) so với năm 2011. Năm 2013 tăng 1204,595 tỷ đồng (43,6%)
so với năm 2012. Những con số này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của chi
nhánh ổn định và trên đà phát triển, thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn của các
tầng lớp dân cư trong khu vực.
5
Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt để thu hút lượng tiền gửi về
ngân hàng mình. Sự tăng trưởng đều đặn qua các năm cho thấy chi nhánh đã phát
huy tốt thế mạnh của ngân hàng hàng đầu Việt Nam, tạo niềm tin cho các thành
phần kinh tế, qua đó cho thấy năng lực quản lí, hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo
VCB Sóng Thần.
2.4.2. Hoạt động tín dụng.

Dự nợ tín dụng năm 2012 tăng 268,751 tỷ đồng ( 18,6%) so với năm 2011.
Năm 2013 tăng 303,674 tỷ đồng ( 17,6%) so với năm 2012.
Hoạt động tín dụng là cốt lõi của ngân hàng, dư nợ tín dụng tăng trưởng qua 2
năm cho thấy chi nhánh có chiều hướng phát triển tốt, quy mô tín dụng được mở
rộng, ngày càng có nhiều khách hàng đến vay vốn, thể hiện sự hài lòng của khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ của chi nhánh. Điều đó còn nói lên sự chuyên
nghiệp và thái độ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên ngân hàng.
2.4.3. Hoạt động khác.
Thanh toán xuất nhập khẩu : năm 2011, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu
của Vietcombank Sóng Thần đạt 210 triệu USD, năm 2012 đạt 227 triệu USD ( tăng
17 triệu USD ), năm 2013 đạt 250 triệu USD ( tăng 23 triệu USD so với năm 2012).
Với vị trí nằm gần các khu công nghiệp, khu chế xuất cùng với thế mạnh là ngân
hàng tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, sự tăng trưởng trên cho thấy VCB
Sóng thần là nơi đáng tin cậy nhất của các doanh nghiệp.
Thanh toán qua thẻ : năm 2011, tổng số thẻ phát hành của Vietcombank Sóng
Thần đạt gần 13000 thẻ, năm 2012 đạt mức 20000 thẻ, cuối năm 2013 đạt mức gần
26000 thẻ. Thu nhập thẻ năm 2011 đạt 1200 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1350 tỷ đồng,
năm 2013 đạt 1400 tỷ đồng. . Điều đó cho thấy chất lượng dịch vụ thanh toán của
Vietcombank Sóng Thần ở mức cao và không ngừng được cải thiện, niềm tin của
khách hàng vào Vietcombank Sóng Thần ngày càng cao và dần được củng cố.
( nguồn : phòng tổng hợp VCB Sóng Thần).
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng mở rộng và ko ngừng tăng
trưởng. Điều này không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận mà còn thúc đẩy kinh tế
Việt Nam phát triển trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
6
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI
NHÁNH SÓNG THẦN.
3.1. Chính sách cho vay.
Chính sách cho vay được áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống Vietcombank,

thể hiện ở những điểm sau :
3.1.1. Đối tượng vay vốn.
Tất cả cá nhân trên trên lãnh thổ Việt Nam.
3.1.2. Nguyên tắc cho vay.
Khách hàng vay phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ
gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
3.1.3. Điều kiện cho vay.
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả, phù hợp với quy
định của pháp luật.
 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, ngân
hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
3.1.4. Mức cho vay.
Mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách
hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng Ngoại Thương và quy định của pháp
luật.
3.1.5. Thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh khả
năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn được
phép kinh doanh, hoạt động của khách hàng.
3.1.6. Lãi suất cho vay.
Việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và
khách hàng thỏa thuận. Dao động xung quanh lãi suất cơ bản do NHNN ấn định
7
nhưng không quá 150% lãi suất cơ bản. Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh
hoạt.

3.1.7. Bảo đảm tiền vay.
Ngân hàng tự quyết định và chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phương pháp
bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro khoản vay ở mức thấp nhất. Các biện pháp
đảm bảo tiền vay được xác định là các biện pháp làm tang khả năng thu hồi vốn
vay, chứ không phải điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay.
3.2. Quy trình xét duyệt cho vay.
3.2.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn.
Hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm : hồ sơ pháp lý ( đối với khách hàng vay vốn
lần đầu), hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay ( nếu có) và các hồ sơ khác có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợp
giữa các hồ sơ.
3.2.2. Thẩm định cho vay.
Tùy theo từng loại cho vay, đối tượng khách hàng và điều kiện thực tế tại chi
nhánh, cán bộ tín dụng lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp nhưng đảm bảo
các yêu cầu sau :
 Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khi vay
vốn và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.
 Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay ( trừ các trường hợp
cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân
viên). Cho vay trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của NHNN và các
quy định có liên quan.
 Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của
khách hàng.
 Dự kiến các loại rủi ro có thể xảy ra.
 Đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay ( nếu có).
Phương pháp thẩm định : lựa chọn một trong 3 phương pháp sau :
 Thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp.
 Kiểm tra về số lượng, tính hợp lý, hợp lệ, sự phù hợp về nội dung và hình thức
giữa các hồ sơ do khách hàng cung cấp đối chiếu với các quy định hiện hành có

liên quan.
8
 Thẩm định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay
vốn.
 Kiểm tra các phương pháp tính toán, kết quả tính toán cũng như các nội dung
trong hồ sơ.
 Đánh giá năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất.
 Thẩm định cho vay thông qua khảo sát thực tế.
Nội dung khảo sát bao gồm các vấn đề liên quan đến khách hàng, phương án
vay vốn và tài sản đảm bảo ( nếu có).
 Thẩm định cho vay thông qua các nguồn tin khác.
Như trung tâm phòng ngửa rủi ro của NHNN trên địa bàn, phòng thông tin tín
dụng ngân hàng ngoại thương, vụ, cục, phòng thuộc NHNN, NH khác, cơ quan chủ
quản của doanh nghiệp, các ngành nghề khác…
Trước khi thẩm định cán bộ tín dụng phải lập báo cáo/ tờ trình thẩm định ghi
ý kiến đánh giá về dự án, phương án ( tính khả thi, hiệu quả…) và ghi rõ quan điểm
( đồng ý cho vay, từ chối, đề xuất khác) và trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay
xét duyêt.
Căn cứ nội dung báo cáo thẩm định, hồ sơ vay vốn của khách hàng, trưởng/
phó phòng tín dụng ghi ý kiến đánh giá về khách hàng, dự án và nêu rõ quan điểm
(đồng ý cho vay, từ chối, đề xuất khác).
Trình toàn bộ hồ sơ và báo cáo/ tờ trình thẩm định cho giám đốc chi nhánh
xem xét quyết định.
3.2.3. Quyết định cho vay
Trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền, căn cứ nội dung báo cáo thẩm định,
giám đốc chi nhánh ra một trong các quyết định sau :
 Đồng ý cho vay.
 Từ chối cho vay.
 Yêu cầu bổ sung/ kiểm tra lại thông tin : ghi rõ nội dung thông tin cần thêm và

chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho cán bộ tín dụng thực hiện các bước tiếp theo.
 Quyết định khác : yêu cầu tái thẩm định, thông qua hội đồng tín dụng, trình
trung ương.
9
3.2.4. Thực hiên quyết định cho vay.
Cán bộ tín dụng dự thảo và trình bộ phận phụ trách trực tiếp cho vay : hợp
đồng vay vốn kèm lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi
khách hàng các điều kiện ràng buộc.
Trưởng/ phó phòng tín dụng kiểm tra, kiểm soát, kí kiểm soát trên từng trang
hợp đồng tín dụng. Ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liên quan do cán bộ tín
dụng dự thảo.trình toàn bộ hồ sơ và tài liệu đó cho giám đốc kí kết.
3.2.5. Lưu giữ hồ sơ
Sau khi thực hiện quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phân loại hồ sơ và gửi
theo quy định sau đây :
 Gửi bộ phận kế toán cho vay ( bản gốc) bao gồm :
Đơn xin vay vốn kiêm phương án SXKD và trả nợ của đơn vị.
Tờ trình duyệt cho vay
Hợp đồng tín dụng
Lịch rút vốn (nếu có).
Biên bản của hội đồng tín dụng (nếu có).
 Gửi bộ phận kho quỹ ( bản gốc) :
 Hợp đồng thế chấp, cầm cố.
 Giấy tờ, tài liệu pháp lý liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc
đơn thư bảo lãnh của bên thứ ba.
 Các giấy tờ có giá nhận cầm cố ( nếu có)
 Biên bản thẩm định/ xác nhận giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh ( nếu
có).
 Biên bản giao nhận giấy tờ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh giữa khách hàng và ngân
hàng.
 Gửi khách hàng :

 Hợp đồng tín dụng
 Hợp đồng thế chấp, cầm cố (nếu có).
 Biên bản giao nhận/ xác định giá trị tài sản đảm bảo.
Lưu giữ tại bộ phận trực tiếp cho vay (do cán bộ tín dụng quản lý).
Lưu giữ và bảo quản chặt chẽ toàn bộ tài liệu do khách hàng cung cấp, hợp
đồng tín dụng ( bản gốc), các biên bản làm việc vả ghi chép làm việc, các tài liệu
liên quan khác, các tờ trình, báo cáo phát sinh trong quá trình cho vay nếu bản gốc
đã lưu giữ tại phòng kế toán hoặc phòng kho quỹ thì phải chụp lưu bản sao. Sau khi
khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì lập bảng các chứng từ kèm hồ sơ vay để lưu trữ
theo chế độ quy định. Khi hồ sơ vay đang trong quá trình giải quyết, nếu chuyển
10
công tác khác phải bàn giao công việc và hồ sơ vay cho người thay thế có chữ kí
giao nhận của hai bên.
3.3. Quy trình phát tiền vay.
3.3.1. Nhận và kiểm tra căn cứ phát tiền vay.
Trên cơ sở yêu cầu rút tiền vay của khách hàng và kết quả kiểm tra thực tế
trước đó, cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra các căn cứ rút tiền vay phù hợp
với hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành, kí trình trưởng/phó phòng tín
dụng. Căn cứ phát tiền vay gồm :
 Các giấy tờ liên quan đến việc rút tiền vay của khách hàng.
 Hợp đồng tín dụng đã kí.
 Giấy nhận nợ.
Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm soát, nêu rõ quan điểm chấp thuận phát tiền
vay hoặc không chấp thuận phát tiền vay và trình kế toán trưởng.
Kế toán trưởng kiểm tra hồ sơ và ra quyết định.
3.3.2. Thực hiện phát tiền vay
Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng và chuyển hồ sơ cho bộ phận kế
toán thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu của khách hàng.
3.4. Quy trình kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ.
3.4.1. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay.

Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và đánh giá
khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng theo định kì tối thiểu 6
tháng 1 lần ( đột xuất nếu cần thiết). Đối với các trường hợp cho vay hợp vốn, thực
hiện theo thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp vốn.cho vay trả nợ nước ngoài thực
hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp cho vay cán bộ công nhân viên thực hiện
kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết.
Nội dung kiểm tra bao gồm :
Kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
 Tính toán cân đối nợ vay.
 Nhận xét về tình hình thực hiện phương án, dự án vay vốn , tình hình sản xuất
kinh doanh của khách hàng.
Kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm.
11
 Lập biên bản hoặc báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất kiến nghị ( nếu có) trình
trưởng/ phòng tín dụng.
 Trưởng/ phòng tín dụng căn cứ báo cáo của cán bộ tín dụng kiểm tra nội dung,
ghi ý kiến cá nhân, đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lí và giám đốc chi
nhánh.
3.4.2. Thu hồi nợ.
Cán bộ tín dụng thông báo nợ đến khách hàng trước ngày đến hạn trả nợ, nêu
rõ tổng số nợ khách hàng phải trả ( gốc lẫn lãi) và ngày đến hạn.
Trong trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh kì hạn trả nợ hoặc gia hạn
nợ, cán bộ tín dụng xem xét thẩm định nhu cầu thực tế ghi ý kiến đề xuất trưởng/
phó phòng tín dụng.
Quá ngày đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả hoặc trả không đủ và
không có đề nghị gia hạn nợ, hoặc đề nghị nhưng không được chấp thuận, cán bộ
tín dụng phối hợp với kế toán thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn và tiếp tục đôn
đốc thu hồi nợ.
Cập nhật thông tin và lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Xử lý tài sản bảo đảm ( nếu có).

Trường hợp khách hàng trả hết nợ : cán bộ tín dụng trình trưởng/phó phòng tín dụng
thực hiện thủ tục hoàn trả hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành.
Trường hợp khách hàng không trả được nợ : cán bộ tín dụng trình trưởng/phó
phòng tín dụng thực hiện trình tự và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo
quy định của pháp luật hiện hành và quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt
Nam.
3.5. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Sóng Thần.
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng Doanh
số cho vay
3.120.171 100% 3.508.903 100% 3.792.421 100%
Cho vay
KHCN
340.672 10,9% 395.815 11,3% 465.762 12,3%
Cho vay 2.779.499 89,1% 3.113.088 88,7% 3.326.659 87,7%
12
KHDN
Tổng dư nợ 1.456.813 100% 1.725.564 100% 2.029.238 100%
Dư nợ KHCN 178.617 12,3% 225.471 13,1% 295.527 14,6%
Dư nợ KHDN 1.278.196 87,7% 1.500.093 86,9% 1.733.711 85,4%
Doanh số thu
nợ
2.135.265 2.576.293 2.043.393
. Nguồn : phòng tổng hợp VCB Sóng Thần
Bảng 2.1.Bảng tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Sóng Thần.
Từ bảng trên ta thấy :

 Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN/ tổng doanh số cho vay.
Doanh số cho vay KHCN tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng 55,143 tỷ đồng
(16,25) so với năm 2011, năm 2013 tăng 69,9476 tỷ đồng ( 17,8%).Tuy nhiên, so
với tổng doanh số cho vay thì cho vay KHCN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, dao động
khoảng 11% mỗi năm.
Doanh số cho vay tăng chứng tỏ lượng tiền giải ngân hàng năm tăng, nhưng tỷ lệ
tăng trưởng vẫn còn thấp.
 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/ tổng dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay KHCN tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng 46,854 tỷ đồng
(26,2%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 70,056 tỷ đồng ( 31,1%). Tuy nhiên
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 chiếm 12,3 %, năm 2012
chiếm 13,1% và năm 2013 chiếm 14,6%.
13
Dư nợ cho vay tăng chứng tỏ lượng tiền ngân hàng cho vay ra thêm tăng, có
sự tăng trưởng về quy mô tín dụng nhưng tỷ trọng còn thấp. Điều này cũng đáng
mừng trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay.
.
 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn.
Đvt: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
Tổng dư nợ 2.779.499 100% 3.113.088 100%
3.326.65
9
100%
Ngắn hạn 1.423.103 51,2%
1.404.00
3
45,1% 1.407177 42.3%

Trung hạn 753.245 27,1% 958.831 30,8% 1.081.164 32,5%
Dài hạn 603.151 21,7% 750.254 24,1% 838.318 25,2%
Nguồn : Phòng tổng hợp VCB Sóng Thần.
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn.
Từ năm 2011 – 2013, hoạt động cho vay có sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang
trung và dài hạn. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn thấp, năm 2012 cho vay ngắn
hạn giảm 6,1%, trung hạn tăn 3,7% và dài hạn tăng 2,4% so với năm 2011. Năm
2013 cho vay ngắn hạn giảm 2,8%, trung hạn tăng 1,7% và dài hạn tăng 1,1%.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, chi nhánh đã có các sản phẩm ưu đãi cho khách
hàng cá nhân như : cho vay sửa nhà, ngôi nhà mơ ước, gia đình thịnh vượng, mua
14
nhà dự án…Những sản phẩm này một mặt hỗ trợ khách hàng có nhu cầu mua nhà,
mặt khác là động lực để phá vỡ tảng băng bất động sản hiện nay.
 Doanh số thu nợ.
Năm 2012 tăng 441,028 tỷ đồng ( 20,7%) so với năm 2011. Năm 2013 giảm
532,9 tỷ đồng ( 20,7%). Doanh số thu nợ năm 2013 giảm do ảnh hưởng chung của
nền kinh tế Việt nam : Bất động sản đóng băng, lượng tiền bị chôn chặt nhiều khách
hàng không có tiền trả nợ.
3.6. Đánh giá chung về hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Sóng Thần.
3.6.1. Thế mạnh.
Không chỉ có uy tín, thế mạnh về thương hiệu, là ngân hàng tốt nhất Việt Nam
nhiều năm liền do khách hàng bình chọn, Vietcombank sóng thần còn có vị trí thuận
lợi, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt
tình trong công việc, thường xuyên được đào tạo và huấn luyện về nghiệp vụ đã tạo
được ấn tượng và niềm tin cho khách hàng.
Lãi suất là công cụ hiệu quả về việc đánh vào tâm lý khách hàng nên nó là yếu
tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Trong lĩnh vực cho
vay cá nhân, khách hàng trong phạm vi hoạt động của chi nhánh đa phần có thu
nhập trung bình nên chi nhánh luôn xây dựng mức lãi suất hợp lí để đáp ứng nhu

cầu vay vốn của khách hàng.
Quy trình tín dụng được thiết kế chặt chẽ, khách hàng sẽ chỉ làm việc với một
cán bộ tín dụng trong toàn bộ quá trình vay vốn, tạo cảm giác thoải mái cho khách
hàng, không phải làm việc với từng bộ phận, tránh thủ tục rườm rà.
3.6.2. Hạn chế.
Đa số nhân viên của chi nhánh đều trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong
xử lí công việc, chưa có chính sách chăm sóc và giữ khách hàng cũ đã từng giao
dịch tại chi nhánh.
Nhu cầu vay vốn cao nhưng nhiều khách hàng không có đủ tài sản để thế
chấp, cầm cố nên đã bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng, có uy tín cao.
Công tác thẩm định còn yếu, chưa đánh giá chính xác được giá trị tài sản đảm bảo
do đó hiệu quả khoản vay còn thấp.
15
Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các chi nhánh ngân hàng khác, cùng với sự lớn
mạnh của mạng lưới Vietcombank trong khu vực dẫn đến sự san sẻ thị phần giữa
các chi nhánh và phòng giao dịch nội bộ ngân hàng.
16
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
CHI NHÁNH SÓNG THẦN.
4.1. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm.
Đây là hoạt động chính yếu của bất cứ doanh nghiệp nào muốn đưa sản phẩm,
hình ảnh, thương hiệu của mình ra thị trường đến với khách hàng. Ngân hàng là một
doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt – kinh doanh tiền tệ. Do vậy, muốn đẩy mạnh
hoạt động cho vay chi nhánh cần phải có những giải pháp marketing hiệu quả để thu
hút khách hàng trong thời buổi các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Để thực hiện được điều này cần phải triển khai một số hoạt động, điển hình
như :
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thăm dò tình hình hoạt động sản xuất của
khách hàng, tìm hiểu cung - cầu về vốn vay trên thị trường tài chính để từ đó

có thể biết được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này sẽ giúp Chi nhánh
trả lời được câu hỏi: khi nào khách hàng cần vốn? số lượng vốn vay là bao
nhiêu? họ vay trong thời gian bao lâu? từ đó ta có thể tiến hành phân loại
khách hàng, xếp họ vào từng nhóm thích hợp là cơ sở xây dựng các chiến lược
đưa ra hình thức tín dụng có thời gian và lãi suất phù hợp Thăm dò, tham
khảo các hình thức cung cấp tín dụng, dịch vụ tín dụng.
- Thăm dò, tìm hiểu các hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng khác đối với
khách hàng cá nhân, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ và cải thiện
chất lượng dịch vụ của mình.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu, các chính sách ưu đãi đối với
khách hàng khi vay vốn thông qua các phương tiện truyền thông : internet,
radio, báo chí , tờ rơi…
4.2. Nâng cao công tác thẩm định.
Thẩm định có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó quyết định
xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có được phê duyệt không. Công tác thẩm định
tốt giúp ngân hàng tránh được những rủi ro từ phía khách hàng. Để nâng cao chất
lượng thẩm định đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên, giỏi chuyên môn, nghiệp
17
vụ, có kinh nghiêm, đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình thẩm định cần phải chú ý
đến các điểm sau:
- Tìm hiểu phân tích khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi
dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình
tổ chức, bố trí lao động.
- Phân tích đánh giá khả năng tài chính:
+ Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả kinh doanh
+ Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
- Phân tích quan hệ với khách hàng: Tình hình quan hệ với ngân hàng bao Tình hình
quan hệ với ngân hàng bao gồm tình hình quan hệ tín dụng và quan hệ tiền gửi hiện
tại và cả trong quá khứ.
4.3. Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng.

Ngày nay với sự ra đời và lớn mạnh của nhiều ngân hàng thì công tác chăm
sóc khách hàng là việc rất quan trọng. Để giữ được niềm tin và lòng trung thành của
khách hàng thì chi nhánh cần phải đẩy mạnh các hoạt động :
- Đa dạng hóa các loại hình cho vay để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, phù
hợp với tài chính của bản thân.
- Nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng thông qua những cử chỉ thường
ngày, lời chào hỏi, thái độ làm việc tích cực để khách hàng có nhiều ấn tượng đẹp
về ngân hàng.
- Tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng : họ là ai? Họ cần gì? Để từ đó đưa ra những
giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
4.4. Chú trọng công tác đào tạo nhân sự.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong cách hoạt động của hàng thương mại
có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là nhân tố quyết định sự tồn tại, khả năng cạnh
tranh của các Ngân hàng . Tuỳ theo từng vị trí, nhu cầu mà Ngân hàng đưa ra các
chính sách đào tạo phù hợp với thực tế. Để đáp ứng yêu cầu này thì công tác đào
tạo cần phải tiến hành như sau:
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh doanh
cho hệ thống:
+ Đào tạo cơ bản đối với cán bộ mới, bào gồm cán bộ mới được tuyển dụng, cán
bộ từ nghiệp vụ khác chuyển sang. Nhiệm vụ của công tác đào tạo này là giúp cho
18
đội ngũ cán bộ có những hiểu biết chung nhất về các dịch vụ, nghiệp vụ của Ngành
ngân hàng.
+ Đào tạo chuyên sâu: Mỗi loại nghiệp vụ tín dụng có các tính chất, đặc trưng khác
nhau vì vậy khi thực hiện đào tạo cần phải căn cứ vào nhiệm vụ, trách nhiệm của
từng phòng, từng nghiệp vụ để có hình thức đào tạo cho phù phợp.
+ Bồi dưỡng đào tạo kiến thức: Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi thuyết
trình, hội thảo bàn về kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn của người làm tín dụng.
- Chú trọng công tác tuyển dụng, tuyển chọn: Có chính sách thu hút nhân tài, đặc
biệt là những người học thạc sĩ, tiễn sĩ ở các nước có trình độ phát triển, điều này

sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh với các Ngân hàng khác về con người.
  HẾT 
19
KẾT LUẬN
Mảng bán lẻ trong kinh doanh ngân hàng đang mang lại lợi nhuận chủ yếu
cho các ngân hàng hiện nay. Nó là một thị trường tiềm năng chứa đựng nhiều cơ hội
cũng như thách thức đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank Sóng
Thần nói riêng.
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VCB Sóng Thần đã có sự tăng
trưởng trong những năm gần đây. Tuy nhiên thì quy mô còn nhỏ, đóng góp vào lợi
nhuận chung của chi nhánh vẫn còn thấp do chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các
ngân hàng khác, bên cạnh đó còn do sự xuống dốc của kinh tế Việt Nam.
Với những kiến thức tích lũy được ở trường đại học và quá trình thực tập tại
ngân hàng, em hi vọng những giải pháp đề ra sẽ giúp cải thiện và bổ sung những
thiếu xót trong hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Quyết định 101-QĐ-NHNT.CSTD ngày 2/4/2009 về việc quy định tạm thời
việc áp dụng quy trình nghiệp vụ tín dụng ban hành kèm quyết đinh số 130/
NHNT.QLTD ngày 12/8/2002.
2. Cẩm nang tín dụng Vietcombank.
3. Số liệu cung cấp từ phòng tổng hợp Vietcombank Sóng thần.
4. www.vietcombank.com.vn/Personal/Loan/
5.
Song_Than_ky_niem_6_nam_thanh_lap_.aspx
6.
dung-tai-seabank-chi-nhanh-da-nang-51096/
21

×