Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá tác động của cú sốc kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 69 trang )



-
1
-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM








CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2012”


TÊN CÔNG TRÌNH:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC KINH TẾ
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM








THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ



-
2
-

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÚ SỐC KINH TẾ
1. Các nghiên cứu trước đây 10
1.1 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu trước đây 10
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 11
1.3 Tổng quan công trình nghiên cứu 13
2. Định nghĩa cú sốc kinh tế 14
2.1 Khái niêm 14
2.2 Nguyên nhân 14
2.3 Phân loại 14
2.3.1 Theo nguyên nhân 14
2.3.2 Theo hình thức 15
2.3.3 Theo thời gian 15
2.3.4 Theo tính chất 15

3. Lịch sử các cú sốc kinh tế và một số cú sốc điển hình 16
3.1 Cú sốc tín dụng năm 2007 16
3.2 Cú sốc dầu mỏ năm 2012 17
3.3 Cú sốc lãi suất năm 2011 17
4. Định nghĩa chu kỳ kinh tế 21
5. Quan hệ của chu kỳ kinh tế với cú sốc kinh tế 22


-
3
-

6. Tình hình hiện nay 22
6.1 Thế giới 22
6.2 Việt Nam 24

CHƯƠNG 2
TRÌNH BÀY BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CÁC CHU KỲ KINH TẾ
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


CHƯƠNG 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÚ SỐC KINH TÉ
1. Mô hình thực nghiệm 30
2. Trình bày dữ liệu 32
3. Kết quả mô hình 35
3.1 Kiểm định tính dừng 35
3.2 Kiểm định nhân quả 38
3.3 Sự tương quan giữa các biến 38
3.4 Các kết quả ước lượng 39

3.4.1 Tác động của sự thay đổi lãi suất đến lạm phát 39
3.4.2 Phản ứng của lạm phát với những yếu tố khác 40
3.4.3 Phân tích phương sai 41


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC KINH TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
1. Mô tả đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay 43
2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của cú sốc kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam dựa trên các
đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam 49


-
4
-

3. Thái độ của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trước các cú sốc kinh tế 51
3.1 Chính phủ 52
3.2 Doanh nghiệp Việt Nam 52

CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC CÁC
CÚ SỐC KINH TẾ TRONG TƯƠNG LAI
1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp đo lường 53
2. Dự báo cú sốc kinh tế 53
2.1 Dự báo theo định tính 53
2.2 Dự báo theo định lượng 54
3. Đề xuất hướng đi cho doanh nghiệp Việt Nam trước tác động của cú sốc kinh tế 56
3.1 Về phía nhà nước 56

3.2 Về phía doanh nghiệp 58
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



-
5
-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
LHQ Liên hợp quốc
EU Liên minh Châu Âu
EUROZONE Khu vực đồng Euro
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTW Ngân hàng Trung ương


-
6
-


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế
Biểu đồ 4.1: So sánh quy mô kinh tế (GDP-PPP) trong nền kinh tế toàn cầu giữa Việt
Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giai đoạn
1980-2014
Biểu đồ 4.2: GDP Việt Nam tính theo phần trăm của Hàn Quốc
Biểu đồ 4.3: Lạm phát của Việt Nam so với một số nước năm 2010
Biểu đồ 4.4: Chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam(VIMS): tháng 1/2007-tháng
5/2011
Danh mục hình
Hình 1.1: Các pha của chu kỳ kinh tế
Hình 3.1: Lãi suất Việt Nam đồng
Hình 3.2: Sản lượng
Hình 3.3: Lạm phát
Hình 3.4: Kiểm định tính dừng của biến Lạm phát
Hình 3.5: Kiểm định tính dừng của biến sản lượng
Hình 3.6: Kiểm định tính dừng của biến sản lượng, sai phân bậc 2
Hình 3.7: Kiểm định tính dừng của biến lãi suất
Hình 3.8: Kiểm định tính dừng của biến lãi suất, sai phân bậc 1
Hình 3.9: Kiểm định nhân quả
Hình 3.10: Tự tương qua
Hình 3.11: Ảnh hưởng của lãi suất đến lạm phát
Hình 3.12: Phản ứng của sản lượng và lãi suất
Hình 3.13: Phân tích phương sai




-
7
-



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô hình Ramsey-Cass-Koopmans dùng trong các mô hình tối ưu hóa thời
gian vô hạn với những cú sốc dự báo trước.


-
8
-


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cú sốc kinh tế không phải là một khái niệm mới mẻ nhưng vẫn là một ẩn số đối
với các nhà hoạch định chính sách. Hiện nay, những “cú sốc kinh tế” có tác động mạnh
mẽ cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, việc đo lường
những tác động của “cú sốc kinh tế” và từ đó đề ra những giải pháp thích hợp cho thực
trạng của Việt Nam là một vấn đề bức thiết. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu
đề tài “Đánh giá tác động của cú sốc kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài viết nghiên cứu những lý thuyết về cú sốc kinh tế. Từ đó tập trung phân tích
những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam thông qua một số cú sốc điển hình để
trả lời cho câu hỏi: “Cú sốc kinh tế tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?”.
Cùng với đó, đề tài đưa ra các dự báo về những cú sốc và hướng đi cho Việt Nam trong
tương lai.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so
sánh và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định
lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu dùng mô hình Var 3

biến (vector autoregression). Bên cạnh đó, dùng kiểm định OLS, kiểm định kết quả của
mô hình. Xem xét và tham khảo các nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước để ứng
dụng vào Việt Nam và đưa ra dự đoán và giải pháp cho thực trạng hiện nay. Phân tích
định tính các tác yếu tố liên quan để áp dụng cho Việt Nam.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÚ SỐC KINH TẾ
CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CÁC CHU KỲ KINH
TẾ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÚ SỐC KINH TẾ


-
9
-

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÚ SỐC KINH TẾ ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRƯỚC CÁC CÚ SỐC KINH TẾ TRONG TƯƠNG LAI
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Việc nhận biết những cúc sốc kinh tế là một yêu cầu bức thiết của các quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đề tài này mang đến cho các cá nhân, tổ chức kinh tế một
cái nhìn rõ ràng hơn về những cú sốc kinh tế. Qua đó, đề xuất hướng đi cho chính phủ
cũng như các doanh nghiệp trước tác động của các cú sốc kinh tế và giải pháp cho giai
đoạn hậu cú sốc.
6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian hạn chế và lượng số liệu thu thập còn hạn hẹp nên mô hình đưa ra
trong bài nghiên cứu này chưa phải là mô hình tối ưu nhất để đo lường tác động của các
cú sốc kinh tế đến doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian tới, với nguồn cơ sở dữ liệu
rộng, chúng ta có thể sử dụng phương pháp “matching” và mô hình CGE để đo lường

một cách hiệu quả nhất những tác động này. Ngoài ra, đề tài còn hướng đến việc nghiên
cứu tác động của các cú sốc nội sinh và ngoại sinh nên trong tương lai đề tài có thể tiếp
tục phát triển việc nghiên cứu và kiểm định tác động của các cú sốc kinh tế đến nền kinh
tế Việt Nam một cách rõ ràng và chi tiết hơn.




-
10
-

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÚ SỐC KINH TẾ
1. Các nghiên cứu trước đây
1.1 Tổng quan các phương pháp nghiên cứu:
Trong số rất nhiều bài nghiên cứu, bài báo trên thế giới tìm hiểu về các tác động của cú
sốc tới nền kinh tế đã sử dụng rất nhiều các phương pháp mà chúng tôi tìm hiểu được như
phương pháp sai biệt – mô hình Ramsey Cass – Koopmans, phương pháp mô hình nhân
tố, phương pháp Matching, mô hình CGE, v.v
Phương pháp sai biệt – mô hình Ramsey Cass – Koopmans chủ yếu được sử dụng
trong nền kinh tế chỉ có một ngành sản xuất, môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Các dữ liệu
được quan tâm và đề cập đến trong phương pháp này là vốn, lao động và cung ứng lao
động. Với mục đích là đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phương pháp
này đã lý giải được sự ảnh hưởng của các yếu tố vốn, lao động và cung ứng lao động đối
với sự tăng trưởng của vốn trong môi trường ổn định. Trong quá trình tìm hiểu phương
pháp, người ta nhận ra rằng đây là phương pháp đơn giản nhất và chỉ áp dụng được trong
môi trường ổn định, khi môi trường bất ổn định hay có cú sốc thì phương pháp này không
thể lý giải được.

Phương pháp mô hình nhân tố quan tâm đến các dữ liệu về thu nhập cá nhân, các yếu
tố cá nhân không quan sát được và biến kiểm soát. Phương pháp này áp dụng đa dạng các
mô hình và biến từ dữ liệu dạng panel, biến lưỡng phân đến mô hình cố định, ngẫu nhiên
và sử dụng kiểm định OLS. Phương pháp mô hình nhân nhằm xem xét tác động của các
yếu tố kinh tế - xã hội đến thu nhập cá nhân và kết quả cho thấy đối với mô hình cố định
các yếu tố trên có tác động nhưng đối với các mô hình ngẫu nhiên thì các yếu tố lại
không có tác động. Điểm nổi bật của phương pháp mô hình nhân là đo lường chính xác
các tác động của cú sốc vào nền kinh tế, tuy nhiên phương pháp này lại kiểm định trên số
liệu thu thập nhiều và chỉ phản ánh được từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế.


-
11
-
Đối với bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Matching, nhà nghiên cứu sử dụng các
dữ liệu tương tự như phương pháp mô hình nhân thay vào biến kiểm soát là xác suất cá
nhân vay vốn và không vay vốn. Matching sử dụng mô hình probit, logic và kiểm định
OLS. Với mục đích đánh giá tác động của việc hỗ trợ vốn vay đối với mức thu nhập của
người dân các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp Matching đã ước lượng được mức
thu nhập tăng thêm của cá nhân tham gia vay vốn. Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy
điểm nổi bật của phương pháp này là đánh giá một cách tổng quát, toàn cảnh của cú sốc
kinh tế, do vậy nó đòi hỏi cơ sở dữ liệu phải thật sự bao quát, rộng và đây là một trong
những phương pháp phức tạp.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Việc áp dụng các cú sốc có thật sự mang lại hiệu quả và cần thiết đối với các doanh
nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung ?. Đề cập đến đề tài nghiên cứu, trên thế giới
và Việt Nam không có nhiều công trình khai thác vấn đề nóng hổi này. Tuy nhiên, các
công trình đã nghiên cứu trên thế giới về đề tài đã đưa ra được rất nhiều điều mang tính
thực tiễn rất cao. Đứng trên góc độ nghiên cứu, những công trình đã cung cấp các bằng
chứng cho thấy việc thông qua các cú sốc kinh tế có liên hệ với sự cải thiện hiệu suất của

toàn bộ nền kinh tế. Trong số đó có thể đề cập đến những bài nghiên cứu của Angrist,
Joshua and Alan Krueger ( 1999); Ian Sue Wing ( 2004 ); Timo Trimborn, University of
Hannover ( 2007 ); Urban Jermann and Vincenzo Quadrini ( 2009); Võ Thị Thúy Anh
(2011); Lê Việt Trung và Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011);…
Năm 1999, Angrist, Joshua and Alan Krueger đã cùng nhau nghiên cứu về thị trường
lao động trong nền kinh tế và từ đó đi đến đánh giá các mối quan hệ nhân quả có ích
cho kinh tế lao động (hay còn gọi là chiến lược thực tiễn). Các nhà nghiên cứu đã thu
thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp lẫn cao cấp và sử dụng đạo hàm giá trị trung bình, kiểm
định OLS, CEF và DD model (the differences in differences) . Công trình nghiên cứu của
Angrist, Joshua and Alan Krueger đã cung cấp cái nhìn tổng quan cho mối quan hệ giữa
các yếu tố trường học, công đoàn, nhập cư, nghĩa vụ quân sự và quy mô giáo dục đối với
kinh tế lao động. Tuy nhiên, kết quả của các phương pháp đo lường được sử dụng trong
công trình nghiên cứu này là chưa chắc chắn.


-
12
-
“Computable General Equilibrium Models and Their Use in Economy-Wide Policy
Analysis”của Ian Sue Wing(2004) là một trong những công trình được đánh giá rất cao
về trình bày tính toán mô hình CGE của thế giới. Bài nghiên cứu tìm hiểu về số lượng
cung cầu và giá của hàng hóa trong môi trường nền kinh tế đóng bằng cách sử dụng mô
hình CGE và hàm Cobb-doughlas. Kết quả thật bất ngờ khi bài nghiên cứu đã cung cấp
các nguyên tắc cơ bản để tính toán mô hình CGE một cách toàn diện và hơn thế còn nêu
ra các ứng dụng của nó trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, nghiên cứu của họ chỉ mới dừng
lại ở việc nghiên cứu trong nền kinh tế khép kín.
Urban Jermann and Vincenzo Quadrini (2009) trong bài viết “Macroeconomic
Effects of Financial Shocks” đã đề cập đến vấn đề thăm dò các động thái của các biến
số thực và biến tài chính của nền kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng bởi những cú sốc tài chính
qua các đối tượng là vốn, nợ nần và quyền chọn mua bán. Nghiên cứu áp dụng mô hình

của Bayesian, xây dựng chuỗi thời gian và các phép đo thực nghiệm thông qua phương
pháp tiếp cận chuẩn đã chỉ ra rằng cú sốc tài chính có đóng góp đáng kể đến nền kinh tế
vĩ mô.
Mặt khác, Timo Trimborn, University of Hannover (2007) với nghiên cứu
“Anticipated Shocks in Continuous-time Optimization Models: Theoretical
Investigation and Numerical Solution” đã sử dụng các biến liên hợp, các thông số thời
gian liên tục,… để xem xét mục tiêu nghiên cứu: Dự đoán các cú sốc trong khoảng thời
gian liên tiếp. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô hình Ramsey- Cass-
Koopmans mở rộng (mô hình Ramsey- Cass-Koopmans đã đề cập trong phần tổng quan
các phương pháp nghiên cứu)cho các khối ngành nhỏ trong khu vực chính phủ.
Võ Thị Thúy Anh (2011) với bài “Models for evaluating the impacts of economic
shocks on individuals and economic organizations” đã tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm để đánh giá tác động của các cú hích kinh tế đến các cá nhân và tổ chức kinh tế.
Với các dữ liệu đo lường của nền kinh tế, cụ thể là thu nhập cá nhân, yếu tố cá nhân
không quan sát được và biến kiểm soát kết hợp sử dụng mô hình nhân tố nghiên cứu đã
chỉ ra phương pháp ước lượng mô hình với dữ liệu panel. Hơn thế, nghiên cứu cũng đã
cho thấy kết quả là các cú hích kinh tế có tác động đến các cá nhân và tổ chức kinh tế tuy


-
13
-
mức độ trong các trường hợp là khác nhau Mặc dù vậy, nghiên cứu của Võ Thị Thúy Anh
lại sử dụng số liệu không được thực hiện trên cùng một chủ thế, do đó chưa làm độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu đạt mức chắc chắn, đồng thời dẫn đến sự sai lệch về kết quả
giữa các chủ thể nghiên cứu.
Lê Việt Trung và Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011) đã thực hiện nghiên cứu của mình
“The impact of oil prices, real effective exchange rate and inflation on economic
activity: Novel evidence for Vietnam” để kiểm tra tác động của giá dầu đối với hoạt
động kinh tế của Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu lạm phát và tỷ giá hối đoái -

hai nhóm dữ liệu kết hợp phương pháp phân tích bảng VAR và nhận ra giá dầu, lạm phát
và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ dài hạn. Hơn thế, kết quả cho thấy rằng cả hai yếu tố
giá dầu và tỷ giá hối đoái thực sự có tác động đáng kể đối với các hoạt động kinh tế. Sự
gia tăng giá dầu, khấu hao có thể nâng cao hoạt động kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam bị
ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá trị đồng tiền Việt Nam hơn so với biến động của giá
dầu. Lạm phát có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tuy nhiên tác động của nó
không phải là rất quan trọng.
Và gần đây nhất là giải nobel nghiên cứu khoa học 2011 của Thomas J. Sargent and
Christopher A. Simsvới nghiên cứu của mình là “Empirical Macroeconomics” đã cho
thấy mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế.
1.3 Tổng quan công trình nghiên cứu
Bài nghiên cứu dựa theo ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam sử
dụng mô hình tự hồi quy Vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 6.0 và dựa trên
bài nghiên cứu của Thomas J. Sargent and Christopher A. Sims-Empirical
Macroeconomics. Kế thừa những ý tưởng nghiên cứu đó, áp dụng cho bài nghiên cứu này
với các biến lạm phát, sản lượng , lãi suất. Kết quả thu được cho thấy rằng cú sốc kinh
tế có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam.
Các cú sốc tác động vào nền kinh tế gây biến động đột ngột qua các thời kỳ. Nghiên
cứu cũng đã phát hiện ra rằng cú sốc kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là
do sự biến động một cách bất thường của các yếu tố kinh tế, mà ở đây chúng tôi nghiên
cứu đó là lãi suất, việc tăng lãi suất đã dẫn đến cú sốc lãi suất gây tác động đến nền kinh


-
14
-
tế Việt Nam. Do vậy, để đạt được mục tiêu kiểm soát trước hết cần phải ổn định
được các biến, các yếu tố của nền kinh tế, thiết lập một chế độ chính sách phù hợp, theo
dõi và có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tăng cường sức mạnh, khả năng
chống chọi và sức chịu đựng cho nền kinh tế . Đồng thời, nhà nước cần phải tăng cường

trong việc quản lý và kiểm soát các yếu tố tránh gây ra các tác động tiêu cực.
2. Định nghĩa cú sốc kinh tế
2.1 Khái niệm
Nền kinh tế liên tục chịu tác động của những sự kiện không thể lường trước. Giá dầu
bất ngờ tăng, NHTW thay đổi lãi suất, hay tiêu dùng đột ngột giảm. Những sự kiện không
lường trước ấy thường được gọi là những “cú sốc” (Theo Thomas J. Sargent and
Christopher A. Sims). Một cú sốc kinh tế có thể là tích cực hay tiêu cực, tương tự như
vậy, nó có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Ví dụ: Những cú sốc cũng có thể được tạo ra khi có tai nạn hoặc thiên tai xảy ra. Năm
2008 cuộc khủng hoảng khí gas ở Tây Úc kết quả từ một vụ nổ đường ống tại Varanus
Island là một ví dụ.
2.2 Nguyên nhân
Một cú sốc kinh tế có thể được gây ra bởi nhiều sự kiện khác nhau, một số gây ra bởi
hoạt động của con người và một số chỉ đơn giản là gây ra bởi tự nhiên. Thiên tai có thể
gây ra những cú sốc kinh tế bằng cách phá hủy cơ sở vật chất, hàng hoá và các phương
tiện sản xuất khác nhau, hoặc gây ra bởi một nhu cầu bất ngờ trong xây dựng, vật tư y tế.
Việc giới thiệu công nghệ mới cũng có thể dẫn đến một cú sốc kinh tế làm tăng nguồn
cung cấp của một sản phẩm nhất định. Những cú sốc cầu thường bắt nguồn từ hoạt động
của chính phủ, tăng thuế hoặc giảm hoặc thay đổi trong chính sách tài chính tiền tệcó thể
dẫn đến những thay đổi không lường trước được về nhu cầu của người tiêu dùng.
(Theo Wikipedia)
2.3 Phân loại
Theo một số nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu,chúng tôi phân cú sốc thành các loại sau
2.3.1 Theo nguyên nhân
Cú sốc có 3 loại:


-
15
-

 Những cú sốc gây ra bởi suy thoái trong nền kinh tế quốc dân ( cú sốc suy thoái
kinh tế quốc gia)
 Những cú sốc gây ra bởi suy thoái trong ngành công nghiệp cụ thể mà tạo thành 1
thành phần quan trọng của khu vực cơ sở xuất khẩu (chấn động ngành công
nghiệp)
 Những cú sốc bên ngoài (một thảm họa tự nhiên, đóng cửa một căn cứ quân sự
chuyển động của một công ty quan trọng của khu vực, vv)
Những cú sốc này là không loại trừ lẫn nhau, một nền kinh tế khu vực có thể trải
nghiệm nhiều hơn một hoặc đồng thời các cú sốc.
2.3.2 Theo hình thức
 Cú sốc nội sinh: Là cú sốc có nguồn gốc trong nước, bị gây ra bởi các yếu tố trong
nước như cú sốc chi tiêu,cú sốc tiền tệ…
 Cú sốc ngoại sinh: Là cú sốc có nguồn gốc từ nước ngoài,bị gây ra bởi các yếu tố
bên ngoài như cú sốc thương mại,cú sốc giá cả…
2.3.3 Theo thời gian
 Cú sốc dài hạn (vĩnh viễn): là cú sốc có tác động vĩnh viễn đến nền kinh tế trong
thời gian dài hạn
 Cú sốc ngắn hạn (tạm thời): là cú sốc có tác động tạm thời đến nền kinh tế trong
ngắn hạn
2.3.4 Theo tính chất
 Cú sốc cung: là cú sốc tác động tới tổng cung làm thay đổi tổng cung
 Cú sốc cầu: là cú sốc ngoại sinh tác động tới tổng cầu gây ra dao động về sản
lượng và mức giá
Khi các yếu tố của nền kinh tế như tiêu dùng thực tế, xuất khẩu, giá cả, số lượng
tiền, đầu tư, vốn… đột ngột thay đổi (gia tăng hoặc giảm đi) bởi một sự kiện hoặc
hành động của cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội và chính phủ thì đó chính là dấu
hiệu của một cú sốc kinh tế sắp xảy ra.
3. Lịch sử các cú sốc kinh tế và một số cú sốc kinh tế điển hình



-
16
-
3.1 Cú sốc tín dụng năm 2007- 2008
Một cú sốc tín dụng xảy ra khi có một sự giảm nhanh chóng trong sẵn có của khoản
vay (tín dụng) hoặc tăng mạnh trong chi phí của các khoản vay mới từ ngân hàng. Trong
lịch sử, những cú sốc tín dụng đã xảy ra sau một thời gian dài với sự cho vay dễ dàng và
vô trách nhiệm từ các ngân hàng, trong đó các ngân hàng thực hiện các khoản nợ xấu cho
các cá nhân - những người bình thường sẽ không đủ điều kiện cho vay truyền thống. Khi
các khoản nợ xấu bắt đầu tăng lên, sự thắt chặt tín dụng từ các ngân hàng đã làm giảm giá
giá trị tài sản, các ngân hàng cố gắng để khôi phục lại sự mất mát bằng cách tịch biên tài
sản trên tài sản và bán đấu giá. Điều này xảy ra liên tiếp gây ra một hiện tượng xoắn ốc đi
xuống như nhiều khoản cho vay tiếp tục xấu đi và bất động sản tiếp tục được tịch thu.
Nguyên nhân
 Đầu cơ : Mọi ngưởi rất dễ dàng vay tín dụng từ các ngân hàng nên nhiều cá nhân
và các nhà đầu tư nghĩ rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng. Điều này làm cho nhiều người
có thể có được khoản vay bổ sung với các điều khoản dễ dàng. Sự gia tăng mạnh
trong giá trị tài sản khiến các nhà đầu tư nhảy vào đầu tư. Điều này tạo ra một tâm
lý đám đông, các nhà đầu tư cảm thấykhông muốn bị bỏ lại phía sau.
 Thế chấp lãi suất điều chỉnh (ARM) và các khoản vay dưới chuẩn : Với mức lãi
suất thấp và tiêu chuẩn cho vay cá nhân rất dễ dàng. Lần lượt với các khoản vay
ARM hoặc các khoản vay dưới chuẩn cho phép mua tài sản với số tiền ít hoặc
không có. Điều này tạo ra một quả bom hẹn giờ chonhững người sẽ không thể đủ
tiền mua nhà của họ một khi lãi suất bắt đầu tăng liên tục trong một khoảng thời
gian.
 Thiếu giám sát quy định: Như nhiều nhà môi giới thế chấp và các ngân hàng tiếp
tục cho vay các khoản vay có vấn đề, bảo lãnh phát hành. Những người có nhiệm
vụ xác định xem người vay có khả năng trả nợ vay đã nhắm mắt làm ngơ những gì
đang xảy ra và ngân hàng có thể thấy sự gia tăng lợi nhuận bằng số lượng các
khoản vay.

Ảnh hưởng


-
17
-
Có rất nhiều cách mà một cú sốc tín dụng có thể ảnh hưởng đến khách hàng vay. Nó có
thể làm người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, lãi suất và tỷ lệ nhà bị tịch thu tăng lên. Cú sốc
tín dụng còn gây ra một hiệu ứng domino tấn công tất cả các loại khác của các khoản
vay,các ngân hàng thắt chặt tín dụng đối với tất các các loại khác của các khoản vay và
cuối cùng là thất nghiệp gia tăng.
3.2 Cú sốc dầu mỏ năm 2012
Khi cuộc khủng hoảng đồng Euro đang tạm thời được kiểm soát, giá dầu lại trở thành
mối bận tâm nhất của kinh tế thế giới ở thời điểm hiện tại.
Đánh giá những nguy hại gây ra do giá dầu tăng cao đồng nghĩa với việc trả lời bốn
câu hỏi: Đâu là "lực đẩy" của giá dầu? Giá dầu còn leo cao đến đâu? Tác động của nó đến
nền kinh tế cho tới nay là gì?Những lần tăng giá tiếp theo trong tương lai sẽ gây ra những
thiệt hại gì?
Nguyên nhân
 Người ta vẫn cho rằng nguyên nhân của đợt tăng giá dầu thời gian qua là do sự
hào phóng của NHTW các nước. Trong những tháng gần đây các NHTW lớn trên
thế giới đều đồng loạt hỗ trợ thanh khoản, mở rộng chính sách nới lỏng định lượng
như in tiền để mua trái phiếu; hoặc hứa hẹn kéo dài thời gian hạ thấp lãi suất. Từ
đây lại nổ ra cuộc tranh luận về việc liệu có phải chính dòng tiền "giá rẻ" này đã
đưa đẩy các nhà đầu tư đến với những tài sản "vật chất", đặc biệt là dầu.
 Gián đoạn nguồn cung mới là tác nhân góp phần nhiều hơn vào sự đắt đỏ của giá
dầu. Nguồn cung dự trữ quá ít. Dự trữ dầu tại các nước giàu đang ở mức thấp nhất
trong vòng 5 năm trở lại đây. Việc OPEC tăng khả năng dự trữ vẫn chưa có gì là
chắc chắn.Và mối đe dọa về sự thiếu hụt nguồn cung sẽ còn lớn hơn nhiều nếu
Iran hiện thực hóa lời cảnh báo đóng cửa eo biển Hormuz. Thậm chí chỉ cần một

hành động đóng cửa tạm thời của Iran cũng đủ để tạo nên "cú hẫng" nghiêm trọng
hơn bất kỳ cú sốc dầu mỏ nào trước kia.
Ảnh hưởng
 Trên bình diện toàn cầu, thiệt hại từ việc dầu tăng giá, tính đến thời điểm hiện tại,
vẫn còn khá khiêm tốn. Vậy nên cho dù dầu có đắt đỏ, triển vọng về tăng trưởng


-
18
-
toàn cầu vẫn còn sáng sủa hơn so với hồi đầu năm.Tuy nhiên tác động của giá dầu
đến tình hình tăng trưởng và lạm phát ở từng quốc gia sẽ khác nhau. Hy Lạp là ví
dụ điển hình khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, 88%
trong số đó là dầu. Chỉ cần vài lần dầu nhích giá như hiện nay cũng đã đủ làm
trầm trọng thêm cuộc suy thoái khu vực đồng euro; thì một cú tăng phi mã hoàn
toàn có thể gây nên một cuộc khủng hoảng sâu rộng và bóp vụn niềm tin của cả thị
trường.
 Mặc dù là một nước nhập khẩu ròng đối với dầu, Anh lại có những nguồn tài
nguyên quan trọng ở Biển Bắc. Thiệt hại đối với người tiêu dùng do giá nhiên liệu
tăng sẽ ngay lập tức được bù đắp phần nào bởi lợi nhuận từ chính hoạt động dầu
khí của quốc gia này.
 Đối với các nền kinh tế mới nổi, bức tranh thậm chí còn hiện lên rất khác nhau tùy
từng góc nhìn. Những nhà xuất khẩu dầu, từ Venezuela sang Trung Đông, thì đang
"kiếm được", còn ai nhập khẩu dầu thì sẽ chỉ thấy cán cân thương mại ngày một
xấu đi.
 Trong các năm 2008 và 2011, đối tượng chịu tác động chính của giá dầu tại các
nền kinh tế mới nổi chính là tỷ lệ lạm phát. Giờ thì nỗi lo đó đã bớt nặng nề hơn,
chủ yếu nhờ sự ổn định của giá lương thực, nhân tố đang chiếm tỷ trọng ngày một
lớn trong rổ hàng tiêu dùng của các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, một vài quốc
gia sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề.

 Hiện tại, dầu có đắt hơn thì cũng chẳng tổn hại gì cho tăng trưởng toàn cầu. Nhưng
nó cũng không giúp được gì cho những nền kinh tế mong manh ở châu Âu. Và nếu
eo biển Hormuz bị đe dọa, dầu sẽ lại tăng giá và đặt dấu chấm hết cho nỗ lực phục
hồi của kinh tế thế giới.
3.3 Cú sốc lãi suất năm 2011
Ứng với các thời điểm Hiệp hội Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kêu gọi
đồng thuận và ra quyết định khống chế lãi suất tiền gửi lần lượt ở mức
11%(tháng7/2010), 12% (tháng 11/2010), 14% (tháng 12/2010) và cuối cùng là chế tài
hóa đồng thuận theo Thông tư số 02/NHNN/2011 ngày 3/3/2011, các ngân hàng thông


-
19
-
báo mức lãi suất trong giới hạn của đồng thuận song song với việc áp dụng một mức lãi
suất thực chênh lệch khoảng 2 - 3% cho khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, các ngân hàng
áp dụng cùng một mức lãi suất cho các kỳ hạn khác nhau, đặc biệt, cho kỳ hạn từ 6 tháng
trở xuống, cá biệt, có thể áp dụng cho cả kỳ hạn 12 tháng làm cho đường cong lãi suất trở
nên nằm ngang. Nếu loại bỏ phần bù rủi ro tính lỏng ứng với kỳ hạn thì thực chất đường
cong lãi suất ngân hàng luôn có xu hướng dốc xuống từ năm 2009 đến nay, đặc biệt từ
đầu năm 2010 tới nay .
Nguyên nhân
 Vấn đề này đôi khi đến từ các NHTM cổ phần nhỏ vốn gặp khó khăn trong huy
động vốn, buộc phải sử dụng công cụ duy nhất là lãi suất và các phương tiện
khuyến mãi để hấp dẫn người gửi tiền. Để ngăn cản luồng vốn di chuyển, các ngân
hàng lớn cũng buộc phải tăng lãi suất huy động. Kết quả là trào lưu tăng lãi suất
xảy ra không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vốn mà từ nhu cầu giữ khách
hàng.Những lý do này cho thấy áp lực về lãi suất không chỉ xuất phát từ nhu cầu
vốn cho sản xuất, tiêu dùng mà còn đến từ các yếu tố liên quan đến tình trạng độc
canh tín dụng, công cụ cạnh tranh thiếu đa dạng và những vấn đề liên quan đến

khả năng thu hồi vốn.
 Sự biến động của giá vàng thế giới và trong nước trong thời gian tới bởi những bất
ổn vĩ mô toàn cầu hoặc do sự thay đổi cơ cấu dự trữ quốc tế của Trung Quốc sẽ
tạo lực hút mạnh đối với các khoản tiền gửi ngân hàng. Lãi suất VND vì thế, có
thể bước vào một làn sóng cạnh tranh mới.
 Những bất ổn của hệ thống tài chính toàn cầu và tình trạng khủng hoảng nợ công
đang lan tràn từ châu Âu sang Mỹ, Nhật Bản.
 Nguồn vốn nước ngoài (ODA, FDI) ngày càng giảm bởi các nhà tài trợ và đầu tư
lớn hiện đang trong tình trạng khó khăn về tài chính, sự giảm sút nguồn cung vốn
nước ngoài sẽ tạo nên áp lực mạnh đối với mặt bằng lãi suất trong nước.
Ảnh hưởng
 Quan hệ cung cầu thanh khoản căng thẳng trong thời gian qua và vẫn tiếp tục cho
tới trước khi các chính sách giải phóng nguồn ngoại tệ (vì thế, mà nới nguồn cung


-
20
-
nội tệ) phát huy hiệu quả. Diễn biến này làm cho đường cong lãi suất ngân hàng có
xu hướng dốc lên
 Mặc dù, Nghị quyết 11 của Chính phủ được thực hiện khá quyết liệt nhằm hạn chế
gia tăng tổng cầu bằng chính sách kiểm soát dư nợ tín dụng và cắt giảm chi tiêu
công nhưng chu kỳ tác động tới mặt bằng giá sau giai đoạn suy thoái kinh tế
không phải nằm ở phía tổng cầu. Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc giảm sút
mạnh của thị trường xuất khẩu hàng hóa truyền thống của Việt Nam cùng với việc
gia tăng giá hàng nhập khẩu.
 Lãi suất tăng vọt vào năm 2008 và kéo dài cho tới nay đã khiến cho hầu hết các
doanh nghiệp phải giảm bớt quy mô sản xuất, chuyển đổi hướng kinh doanh hoặc
đóng cửa. Việc nhập hàng loạt máy móc dây chuyền công nghệ thế hệ cũ và tiêu
tốn điện năng từ Trung Quốc, quyết định tăng lương cơ bản khu vực doanh nghiệp

trong điều kiện năng suất lao động ngày càng giảm, giá xăng dầu, giá điện và
nguồn nguyên liệu đầu vào tăng là các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất và đẩy giá
cả hàng hóa lên.
 Lãi suất trên thị trường vốn quốc tế tăng cộng với định mức tín nhiệm quốc gia
của Việt Nam bị giảm buộc Chính phủ phải chấp nhận vay với mức lãi suất cao
hơn để đáp ứng nhu cầu đầu tư năm 2011, 2012.
 Hậu quả của các chính sách ứng phó khủng hoảng nợ công có thể là đợt lạm phát
phi mã và làm tăng lãi suất danh nghĩa ở phạm vi toàn cầu nếu chúng không đi
kèm với các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn nói
chung.
4. Định nghĩa chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo
trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).
Một chu kỳ kinh tế thường có ba pha
 Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi.


-
21
-
 Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái.
Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
 Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái,
nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu
pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là
đỉnh của chu kỳ kinh tế
Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó
tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội.
Hình 1.1: Các pha của chu kỳ kinh tế


Nguồn: wikipedia
Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh là do biến động trong tổng cung và tổng
cầu.Khi nền kinh tế xảy ra các biến động đó,chính phủ sẽ can thiệp để đưa sản lượng thực
tế trở lại mức tiềm năng bằng chính sách tiền tệ,chính sách tài khóa mở rộng hay thắt chặt
Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh
tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ


-
22
-
kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu
những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra.
5. Quan hệ của chu kỳ kinh tế với cú sốc kinh tế
Theo quan điểm của phái Cổ điển mới, nền kinh tế khi chịu tác động của các cú sốc
kinh tế, các cú sốc này sẽ làm thay đổi những phương án phức tạp trong nền kinh tế và
làm xuất hiện hành vi cân bằng trông giống như chu kỳ kinh doanh. Bởi vì, các nhà lý
thuyết chu kỳ kinh doanh tin tưởng vào mô hình cổ điển nên họ cho rằng nguồn gốc của
các chu kỳ kinh doanh phải nằm trong các cú sốc thực. Những vận động tưởng tượng khi
đó có thế lý giải tại sao các cú sốc lại kéo dài và gây ra những tác động đan xen với nhau
như vậy. Khi phân tích chu kỳ kinh doanh các nhà nghiên cứu tập trung vào các cú sốc
cầu và những biến động theo chu kỳ trong độ lệch sản lượng.
Một cú sốc tạm thời cũng có thể có những tác động kéo dài tới tương lai ảnh hưởng
đến chu kỳ kinh tế. Tác động kéo dài này có thể xảy ra thông qua đầu tư (cả vốn nhân lực
và tư bản hiện vật) và thông qua sự thay thế lao động giữa các thời kỳ - quy định khi nào
chúng ta sẽ nổ lực làm việc và khi nào không.
Các cú sốc cung, cầu bằng con đường tác động đến sản lượng có thể đẩy nền kinh tế
vào thời kỳ tăng trưởng nóng (Y>Y*) hoặc suy thoái(Y<Y*) (Với Y là sản lượng thực
tế,Y* là sản lượng tiềm năng).
Với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam thì các cứ sốc từ bên ngoài sẽ nhanh

chóng tác động đến nền kinh tế trong nước và đẩy chu kỳ kinh tế đi vào giai đoạn suy
thoái hoặc hưng thịnh.
6. Tình hình hiện nay
6.1 Thế giới
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và LHQ cảnh báo, nền kinh tế thế giới có thể phải đối mặt
nhiều khó khăn hơn trong năm 2012, chủ yếu do chịu tác động của suy thoái tại các nền
kinh tế phát triển. IMF phải điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống
thấp hơn 3,6% trong năm tới. Năm 2012 sẽ là một năm mà kinh tế thế giới hoặc là phục
hồi ở mức chậm, hoặc rơi trở lại suy thoái nếu tình hình không được cải thiện.


-
23
-
Châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái, những khó khăn của kinh tế châu Âu là mối đe
dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Dự báo tăng trưởng GDP châu Âu chỉ
đạt -0,2% năm 2012, và tiếp tục tăng trưởng "yếu ớt" trong những năm tiếp theo.
Kinh tế Mỹ phục hồi "mong manh", trong khi Lục địa già đang tiến dần tới "bờ vực"
suy thoái, Mỹ hiện phải "vật lộn" với khủng hoảng nợ tăng nhanh, cùng những mâu thuẫn
chính trị trong nước. Vừa qua, Chính phủ Mỹ buộc phải nâng mức trần nợ công lên 2.400
tỷ USD và yêu cầu cắt giảm 2.100 tỷ USD chi tiêu công trong mười năm tới. Số người
nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng mạnh, thị trường nhà đất đóng băng, người
tiêu dùng thắt chặt hầu bao là những minh chứng cụ thể cho thấy, kinh tế Mỹ tuy đang
phục hồi nhưng vẫn khá "mong manh".
Châu Á vẫn được dự báo là sẽ giữ vai trò thúc đẩy kinh tế toàn cầu.Khó khăn của châu
Âu có thể kéo kinh tế toàn cầu sụt giảm vào đầu năm 2012, song tăng trưởng tại châu Á
và Trung Quốc sẽ kéo mọi thứ trở lại quỹ đạo vào cuối năm. Chính các nền kinh tế phát
triển cũng đang ngày càng nhận ra sự thật là sức mạnh kinh tế đang dịch chuyển sang
phía Đông, khi mà phương Tây đang phải vật lộn với sức ép về tín dụng, kinh tế suy thoái
và niềm tin của người tiêu dùng đổ vỡ. Các thị trường mới nổi lần đầu tiên sẽ mua một

nửa lượng hàng hóa nhập khẩu của thế giới trong năm 2012. Trung Quốc sẽ tiến gần đến
vị trí của Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Và đồng Nhân dân tệ sẽ sớm cùng với
USD trở thành đồng tiền toàn cầu. Thậm chí suy thoái sâu là khó tránh, bất chấp việc các
nước châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc sẽ nỗ lực đối phó bằng các chính sách tiền tệ và tài
chính. EIU dự đoán, để đối phó với những tác động xấu, các nhà hoạch định chính sách ở
châu Á có xu hướng quay trở lại ưu tiên cho giải pháp kích thích kinh tế. Tại Ấn Độ,
ngân hàng trung ương đã tạm dừng tăng lãi suất. Chỉ số giá Trung Quốc đã vượt mục tiêu
kìm hãm của chính phủ.
Lạm phát tiếp tục làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng, đúng lúc các nền kinh tế
châu Á đang cần nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng do xuất khẩu suy yếu. Tổ chức
định mức tín nhiệm Fitch Ratings, ước lượng lạm phát năm 2012 của các nền kinh tế mới
nổi châu Á từ 4,7% lên 4,9%. Từ Thái Lan tới Indonesia và Malaysia, ngân hàng trung
ương đã tiến hành cắt giảm lãi suất hoặc giữ lãi suất không đổi để bảo vệ nền kinh tế khỏi


-
24
-
ảnh hưởng dây chuyền từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo dài. Riêng với Trung Quốc,
giới phân tích dự báo, năm 2012, Trung Quốc sẽ điều chỉnh một cách sâu sắc cấu trúc
kinh tế và hướng lãnh đạo để đạt tăng trưởng và sẽ tăng đáng kể các khoản trợ cấp xã hội.
Tốc độ tăng trưởng của cường quốc đông dân nhất thế giới sẽ xoay quanh tỷ lệ 8%. Việc
giảm tăng trưởng và chú trọng và phát triển bền vững sẽ xoa dịu những bất ổn xã hội
ngày càng tăng, tệ nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường ở nước này.
6.2 Việt Nam
2011 là năm Việt Nam có tốc độ tăng vừa phải. Khu vực sản xuất và xây dựng, vốn
đóng 40% vào tăng trưởng GDP, đang có xu hướng chậm lại. Doanh thu bán lẻ tăng ở
mức thấp khi sức mua của người tiêu dùng bị hạn chế lạm phát cao. Nhóm doanhnghiệp
nhà nước tiếp tục thu hút được sự quan tâm do tính hiểu quả lẫn mức độ đóng góp ngày
càng nhỏ vào tăng trưởng GDP. “Bẫy thu nhập trung bình” đòi hỏi Việt Nam cần có thêm

chính sách đổi mới để nền kinh tế có được năng suất cao hơn. Sự đổi mới này khả năng
sẽ là một đợt tái cấu trúc mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Dù kết quả như thể nào, năm 2012
sẽ vẫn là năm được dự báo có bất ổn bùng phát trên những lĩnh vực được tái cấu trúc.
Dồn dập điều chỉnh tỷ giá và tăng giá xăng, dầu, điện.
"Mở hàng" đầu năm là cú sốc điều chỉnh tỷ giá VND với USD (tăng 9,3% từ ngày
11/2/2011). Tiếp ngay sau đó là những cú sốc dồn dập về tăng giá xăng - dầu (tăng từ 17-
24%) và giá điện (tăng 15,2% từ 1/3/2011). Sự hội tụ tập trung trong thời gian ngắn
những cú sốc tăng giá "khủng" sau thời gian dài cố nén trước đó đã làm bùng phát các
xung lực tiêu cực. Hệ lụy là lạm phát cao kéo dài với mức trên 1% so với tháng trước
suốt 3 quý đầu năm, khiến 3 lần Chính phủ phải chính thức điều chỉnh mức CPI từ mức
kế hoạch đến cuối năm 2011 là 7,5% lên 15%, rồi phấn đấu đạt chỉ 18%, bất chấp đã có
cải thiện rõ rệt so với mọi năm về hạn mức tăng tín dụng (chỉ còn khoảng 12% so với kế
hoạch dưới 20%) và thâm hụt NSNN (chỉ còn 4,8% so với kế hoạch 4,9%).
Cuộc hỗn chiến kiểm soát thị trường ngoại hối, sự chênh lệch kéo dài giá vàng
trong và ngoài nước.
Năm 2011 cũng ghi nhận những cú sốc mới, gây khá nhiều tranh cãi cả trên nghị
trường, cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và tạo lúng túng cho ngân hàng,


-
25
-
cũng như những nghi ngại cho người dân về cố gắng kiểm soát thị trường ngoại hối theo
tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 23/2/2011 của Chính phủ, đặc biệt là các động thái
cố gắng không chế trần lãi suất huy động và hạn mức tín dụng, hạn chế đối tượng được
tiếp cận giao dịch tín dụng ngoại tệ, thậm chí tịch thu ngoại tệ buôn bán "ngoài luồng",
lập rào cản hành chính “tiêu chuẩn hóa" nhằm giảm thiểu đối tượng đủ chuẩn được phép
thực hiện nhiệm vụ độc quyền Nhà nước về nhập khẩu, sản xuất và buôn bán vàng
miếng. Điều này cũng khiến chệnh lệch giá vàng trong nước với nước ngoài tăng vọt tới
3-5 tr.đ/lượng (so với tối đa 2 tr.đ/lượng năm 2010) và kéo dài khó hiểu hàng tháng trời,

bất chấp tuyên bố của Thống đốc NHNN về mức chuẩn phải là giá vàng trong nước chỉ
chênh tối đa 400.000 đ/lượng với giá vàng thế giới.
Bùng nổ nợ khó đòi ngân hàng & đổ vỡ tín dụng đen
Nợ xấu của khối ngân hàng thương mại tăng vọt tính đến cuối tháng 10/2011 lên
76000 tỷ đồng, tức tới trên 3,5% tổng dư nợ (trong khi có tổ chức nước ngoài cho rằng
con số thực là 13,5%), trong đó 47% là nợ khó đòi. Đặc biệt, DNNN chiếm tới 60% tổng
dư nợ và 70% nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, những vụ đổ vỡ tín dụng
đen bùng nổ trên nhiều địa phương cả nước, nhất là ở các đô thị lớn vào những tháng
cuối năm 2011, với quy mô “khủng" hàng vài trăm tỷ đồng, đã không chỉ tạo sốc trong
đời sống hàng trăm ngàn hộ gia đình có liên quan trực tiếp và gián tiếp, mà còn làm tăng
sự e ngại về độ lành mạnh và nguy cơ tạo sốc đổ vỡ đômino của thị trường tín dụng trong
nước
Đại hạ giá trên thị trường bất động sản & chứng khoán
Năm 2011 lần đầu tiên gây sốc cho nhà đầu tư khi bùng nổ những đợt đại hạ giá các
bất động sản và chứng khoán vốn trong tình trạng ế dài trước đó. Không phải là việc
đóng băng rồi chờ giá ấm, nóng trở lại như mọi năm, mà thực sự là phải hạ giá từ 30-
40%, thậm chí 50% so với giá đỉnh cao, nhưng vẫn khó tìm khách hàng đến với những
chung cư cao cấp và nhà liền kề, biệt thự vốn bị bỏ hoang cả năm nay. Cú sốc giảm giá
trên thị trường chứng khoán còn thê thảm hơn, khi mà có những chứng khoán rớt giá thê
thảm, còn không đến 900 đ/cổ phiếu, trong khi giá mỗi lần tẩm quất bình dân" vẫn giữ

×