Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

7 thay đổi thể chất - tinh thần khi về già doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.02 KB, 4 trang )

7 thay đổi thể chất - tinh thần khi về già

Ai cũng có tuổi xuân, ai cũng phải về già và trong quá trình phát triển, cơ thể con người
diễn ra hàng loạt thay đổi, âm thầm và nhẹ nhàng đến mức người trong cuộc ít khi nhận
thấy. Trong số này có 7 phát hiện dưới đây vừa được khoa học nghiên cứu, kiểm chứng.
1. Khi về già, con người ngày càng được giải phóng
Nhiều người có quan niệm khi về giả cơ thể lão hóa thì tính cách con người cũng trở nên
“cứng nhắc” và bảo thủ hơn, song ngộ nhận này đôi khi không chính xác. Bằng chứng,
sau khi nghiên cứu ở 46.000 người Mỹ trong giai đoạn từ 1972 - 2004, các chuyên gia ở
ĐH Vermont và ĐH Pennsylvania Mỹ đã phát hiện thấy khi có tuổi, tính cách và thái độ
của con người có thay đổi, nó không mang tính cực đoan như khi còn trẻ, tư tưởng được
“giải phóng” về mọi phương diện, kể cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, giới tính, chủng tộc,
tín ngưỡng, thậm chí cả những vấn đề liên quan đến tình dục. Ví dụ, những người tuổi 60
có chiều hướng ít bảo thủ hơn so với nhóm người 30 tuổi. Điều này thể hiện rất rõ trong
những kỳ bầu cử, những người cao niên thường không bỏ phiếu ủng hộ cho những ứng
viên bảo thủ mà họ lại ủng hộ những nhân tố mới đang lên, kết quả hai cuộc bầu cử ở Mỹ
mới đây là một ví dụ.
2. Tế bào gốc của cơ thể cũng bắt đầu già đi
Ngay dưới da là những tế bào gốc, những tế bào gốc này bắt đầu lão hóa dần theo năm
tháng giống như tuổi tác. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS số ra gần đây, các
tế bào gốc có nhiệm vụ giảm lão hóa bằng cách thay thế các tế bào gốc bị lão hóa hoặc bị
tổn thương nhưng tế bào gốc cũng bị lão hóa, suy giảm khả năng tái sinh khi thân chủ
già. Nghiên cứu trên được thực hiện ở chuột, trong đó các nhà khoa học tiến hành quan
sát quá trình tăng trưởng của tế bào gốc lấy từ tủy xương của những con chuột già và
chuột trẻ. Các tế bào này sau đó được đưa vào cho những con chuột có tủy xương bị mắc
bệnh. Ban đầu tế bào gốc của những con chuột trẻ lẫn già đều phát triển thành những tế
bào mới với tốc độ như nhau, nhưng càng về sau tốc độ phát triển của các tế bào gốc của
những con chuột già bắt đầu giảm mạnh so với những con chuột trẻ. Qua nghiên cứu cho
thấy vấn đề di truyền đóng vai trò quan trọng, tế bào gốc của những con chuột già có mức
viêm nhiễm và stress cao hơn so với những tế bào gốc của những con chuột trẻ.
Hài hước, cười nhiều là bài thuốc tốt cho nhóm người cao niên



3. Vì sao khi về già người ta lại ngủ ít hơn?
Sau khi nghiên cứu ở 110 người lớn khỏe mạnh ngủ đủ 8 tiếng/ngày các nhà khoa học
phát hiện thấy nhóm người cao tuổi nhất trong số này (55 - 83) ngủ ít hơn so với nhóm
trung tuổi (40 - 55) tới 20 phút và nhóm người trung tuổi ngủ ít hơn tới 23 phút so với
nhóm trẻ tuổi (20 - 30). Giải thích đơn giản nhất cho hiện tượng này là thời gian nhắm
mắt ít hơn. Giải thích khác được dựa trên khoa học là khi người ta cao tuổi cơ thể không
cần phải ngủ nhiều, đôi khi nằm nhiều nhưng thời gian nhắm mắt lại ngắn, thời gian ngủ
chất lượng giảm, thời gian trăn trở tăng. Hiện tượng này thường thấy ở nhóm người trên
65. Lý do có nhiều nhưng phải kể đến nguyên nhân tuổi tác, mắc bệnh rối loạn giấc ngủ,
các loại bệnh làm tăng sự đau đớn, lo lắng và dẫn đến mất ngủ.
4. Trí nhớ suy giảm
Khi tuổi cao, sự hấp dẫn thể chất, hình thức cũng như trí nhớ con người bắt đầu suy giảm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Toronto Canada, trí nhớ suy giảm, sự tập
trung của con người bắt đầu kém dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, sự suy giảm này ở mỗi cá
thể cũng không đồng nhất. Thực ra thì sự suy giảm trí nhớ bắt đầu xuất hiện ngay từ độ
tuổi trung niên. Sự suy giảm trí nhớ của người già phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: não
co ngót, do di truyền, do lối sống, do ăn uống, bổ sung dưỡng chất và có cả những yếu tố
tác động từ môi trường. Ở những người có trí nhớ tốt, não khỏe thì khi về già não vẫn bị
co ngót song mức độ co ngót chậm hơn.
5. Mọi cái bắt đầu “chảy sệ”
Khi tuổi cao, da bắt đầu lão hóa, tế bào da bị chết nên phát sinh hiện tượng có tên là biểu
bì, da trở nên thô cứng, độ đàn hồi giảm dần, mỡ mặt chìm sâu vào các lớp da và làm cho
da sệ kèm theo những nếp nhăn trên da. Mặc dù các thủ thuật thẩm mỹ như bơm chất
độn, phẫu thuật thẩm mỹ, nâng cằm có thể cải thiện được sự cố chảy sệ nhưng phẫu thuật
thẩm mỹ không làm xuể và cuối cùng người ta đã để kệ. Bên cạnh đó, tuổi cao còn xuất
hiện hiện tượng co ngót các mô làm cho cằm, má, hố mắt lõm sâu chỉ còn trơ “giàn giáo”.
Tất cả những nỗ lực cố gắng tạo lại phần thịt cho các vị trí trên mắt đều không mang lại
kết quả bởi tuổi tác, do chi phí quá cao, nhưng quan trọng nhất là mối lo tai biến sau phẫu
thuật, viêm nhiễm và phát sinh tình trạng tê liệt. Vì lý do này những người già đã chọn

giải pháp không cần can thiệp, hỗ trợ của dao kéo mà họ tập trung vào chăm sóc sức khỏe
toàn thân, không quá câu nệ đến vẻ đẹp “mặt tiền” nữa.
6. Hài hước - bài thuốc tốt cho nhóm người cao niên
Theo nghiên cứu do các nhà khoa học Canada thực hiện và công bố mới đây trên tạp chí
Journal of the International Neuropsychological Society, hài hước, cười nhiều là bài
thuốc tốt cho nhóm người cao niên. Thực tế, khi về già nhiều người vẫn hài hước, dí
dỏm, nó không ảnh hưởng đến tính cách hay đạo đức của con người và tốt cho sức khỏe.
Tính cách này làm tăng nhiều hưởng ứng có lợi cho sức khỏe. Qua nghiên cứu ở 2 nhóm
người cao niên, tất cả đều mắc bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường, được dùng
thuốc tiêu chuẩn. Một nhóm có cuộc sống hài hước, cười nhiều còn nhóm kia thì ngược
lại. Sau một năm kiểm chứng cho thấy nhóm cười nhiều giảm được hoóc-
môn epinephrine và norepinephrin, tăng mỡ máu tốt HDL tới 26% trong khi đó nhóm
không cười thì HDL chỉ tăng 3%. Chưa hết, nhóm cười nhiều còn giảm được protein
phản ứng C, chất gây viêm nhiễm và gia tăng bệnh tim tới 66% trong khi đó nhóm không
cười thì protein này chỉ giảm được 26%.
7. Người già luôn có quan điểm sống tích cực
Không chỉ có quan điểm sống tích cực mà nhiều người già còn là “cây cao bóng cả”, là
tấm gương, chỗ dựa tinh thần cho con cháu, thậm chí có người còn làm ra tiền của vật
chất giúp đỡ cho gia đình. Không phải người già là gánh nặng cho gia đình, xã hội như
nhiều người lầm tưởng mà tuổi già thực sự mang lại hạnh phúc cho gia đình, và nhiều lợi
ích cho cộng đồng, xã hội. Theo nghiên cứu của ĐH Chicago, Mỹ, thực hiện gần đây cho
thấy từ những năm 70 thế kỷ trước, tuổi thọ của con người tăng cao, sự tăng tuổi thọ này
làm tăng trưởng tài sản, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người. Cũng qua nghiên cứu, các
nhà khoa học còn phát hiện thấy nhóm người cao niên có “lăng kính hồng” thường có cả
sức khỏe lẫn hạnh phúc, thậm chí còn hạnh phúc hơn cả những người trẻ tuổi cứ khư khư
quan điểm nhìn đâu cũng thấy vô nghĩa, tiêu cực hay bệnh tật.
Theo LS-5/2013
KHẮC NAM



×