Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Quy hoac̣ h chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.32 MB, 140 trang )

THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU 4
1.1.Sự cần thiết của Quy hoạch chung 4
1.2.Các căn cứ lập Quy hoạch chung 4
1.3.Các giai đoạn quy hoạch 5
1.4.Phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch 5
1.5.Quan điểm 5
1.6.Tầm nhìn 5
1.7.Mục tiêu và nhiệm vụ 5
1.8.Tính chất đô thị 6
II.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI 6
2.1. Tổng quan phát triển Thủ đô Hà NộiHà Nội qua các thời kỳ 6
2.1.1. Quy hoạch đô thị Hà NộiHà Nội qua các thời kỳ 6
2.1.2.Đánh giá việc thực hiện Quy hoạch đã có 7
2.2. Đánh giá hiện trạng 7
2.2.1.Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường 7
2.2.2.Hiện trạng về kinh tế - dân số - đất đai 9
2.2.3.Hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế 11
2.2.4.Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội 12
2.2.5.Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 17
2.2.6.Hiện trạng môi trường 24
2.2.7.Hiện trạng công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch 26
2.2.8.Hiện trạng quản lý đô thị 26
2.3. Rà soát các dự án, đồ án 27
2.4. Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị Hà NộiHà Nội 27
2.4.1.Những ưu thế và tồn tại chính 27
2.4.2.Cơ hội và thách thức 28
2.5. Các vấn đề cần giải quyết trong Quy hoạch chung 28
III.KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 28


3.1. Giới thiệu: 28
3.2. Kinh nghiệm quốc tế: 28
IV.LIÊN KẾT VÙNG 29
4.1. Bối cảnh vùng: 29
4.2. Các mối quan hệ vùng: 29
V.DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 30
5.1. Dự báo phát triển 30
5.1.1. Dự báo phát triển kinh tế-xã hội 30
5.1.2.Định hướng phát triển kinh tế 30
5.1.3.Định hướng các lĩnh vực xã hội 30
5.1.4.Các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội 31
5.2. Dự báo phát triển dân số, phân bố dân cư và lao động 31
5.2.1.Căn cứ dự báo dân số: 31
5.2.2.Dự báo dân số 31
5.2.3.Dự báo phân bố dân cư các khu vực 32
5.2.4.Dự báo lao động, việc làm 34
5.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính 34
5.3.1.Các căn cứ để xác định các chỉ tiêu 34
5.3.2.Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính 34
VI.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN 35
6.1. Định hướng phát triển tổng thể không gian đô thị 35
6.1.1.Chiến lược phát triển không gian Thủ đô Hà NộiHà Nội 35
6.1.2.Hà NộiHà Nội trong mô hình cấu trúc phát triển không gian Vùng Thủ đô Hà NộiHà Nội 35
6.1.3.Mô hình phát triển không gian Thủ đô Hà NộiHà Nội 35
6.1.4.Định hướng phát triển không gian tổng thể 38
6.1.4.1. Phân bố mạng lưới không gian đô thị-nông thôn 38
6.1.4.2. Phát triển hệ thống giao thông đô thị đồng bộ và hiện đại 39
6.1.4.3. Phân bố hệ thống trung tâm đô thị 40
6.1.4.4. Liên kết các không gian xanh 40
6.1.4.5. Các trục không gian chủ đạo 43

6.1.4.7. Quy hoạch hai bên sông Hồng 44
6.2. Đô thị trung tâm 45
6.2.1.Khu vực nội đô 45
6.2.2.Chuỗi khu đô thị phía Đông vành đai 4 (khu vực phía Nam sông Hồng) 47
6.2.3.Chuỗi khu đô thị phía Bắc sông Hồng: 47
6.3. Đô thị vệ tinh 48
6.3.1.Đô thị vệ tinh Sóc Sơn: 49
6.3.2.Đô thị vệ tinh Sơn Tây 49
6.3.3.Đô thị vệ tinh Hòa Lạc 50
6.3.4.Đô thị vệ tinh Xuân Mai 50
6.3.5.Đô thị vệ tinh Phú Xuyên 50
6.4. Thị trấn 51
6.4.1.Tổng quan chung 51
6.4.2.Định hướng phát triển chung 51
6.4.3.Các thị trấn nằm trong vùng đô thị hóa 51
6.4.4.Thị trấn sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn 52
6.4.5.Các thị trấn huyện lỵ 53
VII.QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 53
7.1. Quan điểm sử dụng đất 53
7.2. Chỉ tiêu sử dụng đất 53
7.2.1.Nguyên tắc 53
7.2.2.Căn cứ xác định chỉ tiêu sử dụng đất 53
7.3. Quy hoạch sử dụng đất 54
7.3.1.Nhu cầu mở rộng quỹ đất phát triển đô thị 54
7.3.2.Tổng hợp đất xây dựng tại thành thị - nông thôn 55
VIII.ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG XÃ
HỘI 59
8.1. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế 59
8.1.1.Định hướng quy hoạch hệ thống công nghiệp 59
8.1.2.Định hướng quy hoạch hệ thống dịch vụ thương mại 61

8.1.3.Định hướng quy hoạch hệ thống dịch vụ du lịch 61
8.1.4.Định hướng quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp 62
8.2. Định hướng quy hoạch hạ tầng xã hội 62
8.2.1.Định hướng quy hoạch hệ thống công sở 62
8.2.2.Định hướng phát triển nhà ở 63
8.2.3.Định hướng hệ thống các viện, trung tâm nghiên cứu,văn phòng làm việc 64
1
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
8.2.4.Định hướng phát triển khu vực an ninh quốc phòng 64
8.2.5.Định hướng quy hoạch hệ thống giáo dục đào tạo 64
8.2.6.Định hướng quy hoạch hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 67
8.2.7.Định hướng quy hoạch hệ thống công trình văn hóa 69
8.2.8.Định hướng quy hoạch hệ thống thể dục thể thao 71
IX.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 72
9.1. Tổng quan chung 72
9.2. Những vấn đề cần giải quyết 72
9.3. Nguyên tắc phát triển 72
9.4. Định hướng chung 72
9.5. Định hướng cụ thể 73
9.5.1.Về dân cư – Lao động 73
9.5.2.Mô hình điểm dân cư nông thôn 73
9.5.3.Về nhà ở nông thôn 73
9.5.4.Về hạ tầng xã hội 73
9.5.5.Về hạ tầng kỹ thuật 73
9.5.6.Về giải quyết môi trường nông thôn 73
X.ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 74
10.1. Định hướng quy hoạch Giao thông 74
10.1.1. Quan điểm phát triển 74
10.1.2.Chiến lược phát triển giao thông Thủ đô. 74

10.1.3.Dự báo phát triển và nhu cầu vận tải 74
10.1.4.Giao thông đường bộ 74
10.1.5.Giao thông đường sắt 76
10.1.6. Giao thông hàng không 77
10.1.7.Giao thông đường thuỷ. 78
10.1.8.Các trung tâm tiếp vận liên kết giữa các phương thức vận tải: 78
10.1.9.Tổng hợp khối lượng và nhu cầu vốn đầu tư xây dựng 78
10.2. Định hướng quy hoạch Chuẩn bị kỹ thuật 79
10.2.1.Quy hoạch phòng chống chống lũ: 79
10.2.2.Định hướng quy hoạch san nền 80
10.2.3.Định hướng quy hoạch Thoát nước mưa 80
10.2.4.Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác: 82
10.2.5.Giải pháp định hướng cụ thể cho từng đô thị 82
10.2.6. Kiến nghị và tồn tại: 87
10.3. Định hướng quy hoạch Cấp nước 88
10.3.1.Cơ sở pháp lý 88
10.3.2.Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước 88
10.3.3.Định hướng quy hoạch cấp nước 88
10.3.4.Quy hoạch cấp nước sau năm 2030 91
10.3.5.Kiến nghị 91
10.4. Định hướng quy hoạch Cấp điện, chiếu sáng đô thị 91
10.4.1.Căn cứ thiết kế 91
10.4.2.Dự báo nhu cầu điện 91
10.4.3.Định hướng chung 91
10.4.4. Nguồn điện vùng thủ đô Hà NộiHà Nội đến 2030 92
10.4.5.Sơ đồ phát triển lưới điện 500KV đến 2030 92
10.4.6.Sơ đồ phát triển lưới điện 220KV đến 2030 93
10.4.7.Định hướng cấp điện sau giai đoạn 2030 94
10.4.8.Chiếu sáng đô thị 94
10.4.9.Kiến nghị 95

10.5. Định hướng quy hoạch thông tin liên lạc 95
10.5.1.Viễn Thông và công nghệ thông tin 95
10.5.2.Định hướng hệ thống thông tin - liên lạc: 96
10.5.3.Công nghệ thông tin (CNTT) 97
10.5.4.Hệ thống bưu chính 97
10.5.5.Kiến nghị 97
10.6. Quy hoạch thoát nước thải: 97
10.6.1.Chỉ tiêu tính toán 97
10.6.2.Dự báo lượng nước thải 97
10.6.3.Nguyên tắc quy hoạch 97
10.6.4.Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải: 98
10.7. Định hướng Quản lý chất thải rắn 101
10.7.1.Chỉ tiêu tính toán và tỷ lệ thu gom chất thải rắn: 101
10.7.2.Quy hoạch thu gom và xử lý CTR: 102
10.8. Quy hoạch Quản lý nghĩa trang: 103
10.8.1.Chỉ tiêu tính toán: 103
10.8.2.Dự báo nhu cầu đất nghĩa trang: 103
10.8.3.Quy hoạch nghĩa trang tập trung: 104
10.8.4.Nhà tang lễ: 104
XI. BẢO TỒN DI SẢN 105
11.1. Tổng quan chung 105
11.2. Quan điểm bảo tồn 105
11.3. Các đối tượng bảo tồn 105
11.4. Định hướng chung 105
11.5. Định hướng bảo tồn cụ thể 106
XII.ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 106
12.1. Mục tiêu bảo vệ môi trường 106
12.2. Đánh giá sự thống nhất giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường 107
12.3. Phân vùng cải thiện, bảo vệ môi trường 108
12.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 108

XIII.TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 109
13.1. Tài chính đô thị 109
13.1.1.Đánh giá 109
13.1.2. Tổng chi phí đầu tư 110
13.1.3. Các giải pháp huy động vốn: 111
13.1.4. Phân kỳ phát triển 111
13.1.5. Quản lý nguồn vốn đầu tư 113
13.1.6. Phối hợp 114
13.2. Đề xuất cơ chế chính sách 115
XIV.THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 115
14.1. Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế 115
14.1.1.Mục tiêu 115
14.1.2.Các nguyên tắc thiết kế đô thị 115
14.2. Các giải pháp chung 116
2
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
14.2.1.Ý tưởng thiết kế đô thị 116
14.2.2.Cấu trúc cảnh quan đô thị 116
14.2.3.Phân vùng kiến trúc cảnh quan 117
14.2.4.Kiểm soát bảo vệ di sản, di tích lịch sử văn hóa 118
14.2.5.Kiểm soát phát triển các vùng cảnh quan tự nhiên 118
14.2.6.Kiểm soát phát triển trên các trục giao thông chính đô thị 119
14.2.7.Kiểm soát phát triển các không gian công cộng đô thị 119
14.3. Đề xuất giải pháp cụ thể cho các khu vực chức năng đặc thù 120
XV.QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2010-2020) 122
15.1. Mục tiêu quy hoạch 122
15.2. Định hướng phát triển không gian đợt đầu 123
15.2.1.Nguyên tắc quy hoạch 123
15.2.2.Định hướng phát triển không gian đợt đầu 123

15.3. Quy hoạch sử dụng đất đợt đầu 125
15.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đợt đầu 126
15.4.1.Quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế 126
15.4.2.Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội đợt đầu 127
15.5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu 129
15.5.1.Quy hoạch giao thông 129
15.5.2.Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 131
15.5.3.Quy hoạch cấp điện 131
15.5.4.Quy hoạch cấp nước 133
15.5.5.Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang 134
15.5.6.Quy hoạch thông tin lên lạc 135
15.6. Danh mục các dự án chiến lược giai đoạn 2010-2020 136
15.7. Kinh phí xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật đợt đầu: 136
XVI.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
16.1. Kết luận 138
16.2. Kiến nghị 138
DANH MỤC HỒ SƠ BẢN VẼ THU NHỎ (A3) 139
Chữ màu vàng: nội dung cũ cần sửa.
Màu xanh: nội dung đã sửa, bổ sung.
3
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của Quy hoạch chung
Ngày 29/05/2008 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết 15/2008 QH12 về việc điều
chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội trên cơ sở sáp nhập: Thành phố Hà NộiHà Nội cũ, với tỉnh Hà
Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Theo niên giám
Thống kê toàn quốc 2009, dân số Hà NộiHà Nội là 6.472.200 người và có diện tích tự nhiên rộng
3.344,6 km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, là thành phố đứng thứ hai về dân số của
Việt Nam và nằm trong danh sách 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Công tác quản lý và phát triển đô thị tại Hà NộiHà Nội cũ đã và đang tiến hành theo Đồ án “ Điều chỉnh
Quy hoạch chung thủ đô Hà NộiHà Nội đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998,
gọi tắt là “quy hoạch 108”, tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và Thành
phố, Hà NộiHà Nội đã thu hút nhiều dự án đầu tư lớn ở cấp quốc gia và địa phương với sự tham gia của
nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Sau hơn 10 năm thực hiện theo quy hoạch 108 đã đạt những
thành tựu đáng kể, nhiều khu nhà ở, khu thương mại, văn hóa, thể thao, dịch vụ khách sạn, nhiều tuyến
đường đã và đang hình thành như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tòa tháp văn phòng, khu liên hợp thể
thao quốc gia, khu Trung Hòa - Nhân Chính, khu nhà ở Linh Đàm tạo nên sự thay đổi lớn về hình ảnh
đô thị, đáp ứng một phần nhu cầu quỹ nhà ở, tạo đà kích thích sự phát triển Thủ đô. Với tốc độ đô thị hóa
nhanh chóng trong những năm vừa qua, đã hơn 5 lần Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh, mở
rộng quy mô đất phát triển đô thị so với quy hoạch 108.
Tuy nhiên quá trình phát triển đô thị còn nhiều bất cập, công tác quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ đô
thị hóa. Nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn hẹp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu
đầu tư, công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, việc thu hút đầu tư không tập trung,
dàn trải gây ô nhiễm môi trường, lãng phí đất đai và nguồn lực đầu tư.
Cùng với việc tập trung nhiều cơ sở cấp trung ương, trường đào tạo, công nghiệp… trong trung tâm
thành phố đã thu hút nhiều người đến lao động và sinh hoạt, trong những năm vừa qua tốc độ phát triển
kinh tế cao hàng năm của Hà NộiHà Nội là một trong những thành phố đứng đầu của quốc gia, cùng với
Luật cư trú ra đời đã tạo điều kiện thu hút nhiều lao động và di dân từ các khu vực khác vào thành phố để
sinh sống, tạo nên tình trạng tăng trưởng dân số quá mức, gây nên sự quá tải cho hệ thống hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật: dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục, vui chơi giải trí, TDTT; cấp điện, cấp nước, thoát nước,
đặc biệt là hệ thống giao thông quá tải gây ùn tắc nghiêm trọng, thiếu nhà máy xử lý nước thải và nhà
máy xử lý chất thải rắn…
Việc mở rộng quy mô của thành phố Hà NộiHà Nội mới trên cơ sở sát nhập từ đơn vị hành chính Hà
NộiHà Nội cũ, tỉnh Hà Tây và một phần các tỉnh Hòa Bình,Vĩnh Phúc cũng đặt ra cho Hà NộiHà Nội
những yêu cầu phát triển mới. Sau khi sát nhập, nhiều sự biến động về kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt
về không gian đô thị, hạ tầng đô thị, mô hình phát triển và nhiều vấn đề khác. Quy hoạch chung Hà
NộiHà Nội cần phải xem xét lại để đáp ứng những yêu cầu mới và phù hợp với bối cảnh phát triển của
Quốc gia và của Thủ đô.

Để sớm ổn định và xây dựng các chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình xây
dựng và phát triển phục vụ công tác quản lý đô thị trong giai đoạn tới, việc lập Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà NộiHà Nội là nhiệm vụ cấp bách cần được tiến hành.
1.2. Các căn cứ lập Quy hoạch chung
a. Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng năm 2003
- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị.
- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Qui hoạch
xây dựng vùng Thủ đô Hà NộiHà Nội đến năm 2020 & tầm nhìn đến 2050.
- Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà NộiHà Nội tại kỳ
họp thứ 3 Quốc hội khoá 12.
- QĐ 1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 của TTCP phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế QHC thủ đô Hà NộiHà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
b. Các tư liệu và tài liệu liên quan
- Các tư liệu tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội
- Các quy hoạch, các dự án lớn đã, đang triển khai trên địa bàn Hà Nội. Quy hoạch chung được thực
hiện dựa trên một khối lượng lớn các quy hoạch được triển khai và thực hiện trong những năm trước
đây. Trong quá trình nghiên cứu Quy hoạch chung Hà NộiHà Nội, các quy hoạch sau đây sẽ được
nghiên cứu và kế thừa, như:
Quy hoạch 108 [năm 1998] - Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg của TTCP phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng thành phố Hà NộiHà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ.
Quy hoạch HAIDEP [năm 2007]
Quy hoạch vùng thủ đô Hà NộiHà Nội [năm 2008] - Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 của
TTCP về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà NộiHà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2050
Quy hoạch chung hai bên sông Hồng [năm 2009]
Quy hoạch chung đường Láng Hòa Lạc( đại lộ Thăng Long)

Quy hoạch chung đường Hồ Chí Minh
Quy hoạch chung huyện Mê Linh
Quy hoạch chung chuỗi đô thị Miếu Môn-Xuân Mai-Hòa Lạc-Sơn Tây
- Các bản đồ đo đạc địa hình tỉ lệ 1/10.000, 1/25.000, 1/50.000, 1/100.000
- Bản đồ GIS.
b. Các văn bản đóng góp ý kiến.
- Thông báo số 279/TB-VPCP ngày 8/9/2009 về Kết luận của TTCP tại cuộc họp Thường trực Chính
phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
(Báo cao III)
- Thông báo kết luận của TTCP tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, lần 1: ngày 24/04/2009, lần 2: ngày
21/08/2009, lần 3: ngày 26/11/2009.
- Thông báo số 29/TB-VPCP ngày 1/2/2010 về Kết luận của TTCP tại cuộc họp Thường trực Chính
phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Nghị quyết số 12/NQ- CP ngày 07/3/2010 của Chính phủ giao nhiệm vụ cho một số Bộ, Ngành
liên quan triển khai các công việc tiếp theo về về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,
- Ý kiến đóng góp của các Hội nghề nghiệp.
- Ý kiến đóng góp của nhân dân tại Hà NộiHà Nội từ ngày 21/4-04/5/2010 và tại Thành phố Hồ Chí
Minh từ ngày 27/6-04/07/2010 do Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà NộiHà Nội thực hiện.
- Hội đồng thẩm định Nhà nước.
- Tư vấn phản biện Worley Parsons của Úc.
- Tư vấn phản biện chuyên gia Vùng Ile de France của Pháp.
4
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Thành ủy Hà NộiHà Nội.
- Hội đồng nhân dân thành phố Hà NộiHà Nội.
- UBND thành phố Hà NộiHà Nội.
- Uỷ ban Kinh tế Quốc hội.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 7
- Ban cán sự Đảng của Chính phủ
1.3. Các giai đoạn quy hoạch
- Quy hoạch ngắn hạn: 2010-2020.
- Quy hoạch dài hạn: 2020- 2030.
- Tầm nhìn đến năm 2050.
1.4. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch.
a. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp:
- Vị trí địa lý:
Thủ đô Hà NộiHà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20°25' đến 21°23'vĩ
độ Bắc, 105°15'đến 106°03' kinh độ Đông.
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp bao gồm toàn bộ diện tích Thủ đô Hà NộiHà Nội theo Nghị quyết số
15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà NộiHà Nội tại kỳ họp thứ III Quốc
hội khoá XII.
- Ranh giới hành chính :
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc;
Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;
Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;
Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ;
- Đơn vị hành chính:
Thành phố Hà NộiHà Nội bao gồm:
10 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên,
Thanh Xuân, Hà Đông.
18 huyện: Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng,
Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, ứng
Hòa, Mê Linh.
Thị xã Sơn Tây.
- Quy mô diện tích tự nhiên thành phố Hà NộiHà Nội
Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố khoảng 3.344,6 km2

Dân số: 6.472.200 người (theo niên giám Thống kê toàn quốc năm 2009)
b. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp:
Thủ đô Hà NộiHà Nội được nghiên cứu trong mối quan hệ vùng nhằm xác định vai trò vị thế của Thủ đô
với tư cách là đô thị động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh trong vùng. Nghiên cứu các mối
quan hệ, chia sẻ chức năng về phát triển đô thị, công nghiệp, giáo dục, y tế phát triển hạ tầng kỹ thuật
khung, đảm bảo cho Thủ đô Hà NộiHà Nội và các đô thị trong vùng phát triển năng động và hiệu quả.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm 15 tỉnh và thành phố thuộc Vùng Hà NộiHà Nội, vùng đồng bằng sông
Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh liên quan khác: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà
NộiHà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên.
1.5. Quan điểm.
- Nâng cao vị thế của Thủ đô Hà NộiHà Nội trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để Hà NộiHà
Nội xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân ở thế kỷ 21.
- Phát triển Thủ đô Hà NộiHà Nội đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển hệ thống đô thị toàn
quốc, hệ thống đô thị vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Thủ đô Hà NộiHà Nội; xây dựng
Hà NộiHà Nội trở thành động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội các vùng khác trong cả nước.
- Quy hoạch đô thị Hà NộiHà Nội đáp ứng yêu cầu nhội nhập và thu hút đầu tư; đảm bảo tính linh hoạt
và hiệu quả của nền kinh tế thị trường; ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực tạo thế và lực xây dựng
kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung và ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực phát triển Thủ đô; gắn kết
chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, văn
hóa, hạ tầng kỹ thuật với quản lý đô thị theo quy hoạch.
- Phát triển Thủ đô Hà NộiHà Nội bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế với sử dụng tiết kiệm tài
nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa lịch sử truyền thống. Tạo lập diện mạo kiến trúc đô
thị đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
- Phát triển Thủ đô gắn với ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.
- Nghiên cứu Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà NộiHà Nội toàn diện trên nhiều lĩnh vực đảm bảo phát
triển kinh tế, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.
1.6. Tầm nhìn.
Thủ đô Hà NộiHà Nội mở rộng qui hoạch tới năm 2030 và hướng tới tầm nhìn 2050 là trung tâm chính
trị - hành chính của Quốc gia; trung tâm lớn về văn hoá - khoa học - đào tạo - kinh tế, du lịch và

giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Hà NộiHà Nội sẽ có môi trường
sống, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao. Hà NộiHà Nội trở thành một đô thị hiện đại, năng động
và hiệu quả, xứng đáng là biểu trưng của cả nước.
Thủ đô Hà Nội trong tương lai hướng tới thành phố: Xanh – Văn hiến – Văn Minh - Hiện đại. Thủ đô
được phát triển trên nền tảng gìn giữ những giá trị về cảnh quan tự nhiên với những dãy núi Ba Vì, Tam
Đảo, Hương Sơn, những khoảng không gian xanh gắn với vùng nông nghiệp trù phú và những làng nghề
truyền thống, hệ thống các di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cùng hàng ngàn di sản khác, nơi ẩn chứa bề
dày lịch sử 1000 năm văn hiến tạo ra một Hà NộiHà Nội mang đặc trưng riêng mà khó thành phố nào có
được. Thủ đô cũng cần phải được xây dựng theo hướng là thành phố năng động và hiện đại với kết cấu
hạ tầng tiên tiến, các khu đô thị đồng bộ hoàn chỉnh đi liền với xây dựng, duy trì và phát triển lối sống
văn minh thanh lịch của người Hà NộiHà Nội xưa và nay.
1.7. Mục tiêu và nhiệm vụ.
a. Mục tiêu
Xây dựng Thủ đô Hà NộiHà Nội cần phải đạt được 3 yêu cầu lớn, như sau:
(1) Xây dựng cấu trúc đô thị phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu của một Thủ đô được mở rộng,
phù hợp chiến lược phát triển Quốc gia;
Xây dựng và phát triển Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu
cho cả nước không chỉ cho giai đoạn 2030-2050 mà còn trong tương lai xa hơn;
Hà NộiHà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. Bảo đảm
vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân và bảo đảm tuyệt đối
an toàn cho hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội,
các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế.
5
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
(2) Xây dựng Thủ đô Hà NộiHà Nội có tổng thể không gian phát triển năng động, hoà nhập, khai thác
các giá trị tiềm năng của vùng địa lý cảnh quan tự nhiên, tiềm năng về tri thức-công nghệ và lịch sử
văn hoá truyền thống.
Hà NộiHà Nội sẽ có các cơ sở hàng đầu của đất nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ,
văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu hội nhập; trên cơ sở bảo tồn và phát huy

tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
(3) Xây dựng Thủ đô Hà NộiHà Nội đạt hiệu quả trong sử dụng đất đai và có hệ thống hạ tầng kĩ thuật
đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.
b. Nhiệm vụ
(1) Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà NộiHà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030
1
.
Bảng 1: Các chỉ tiêu cho giai đoạn 2020 và giai đoạn 2030
Các chỉ tiêu Giai đoạn đến 2020 Giai đoạn đến 2030
Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP 11-12% 9,5-10%
GDP bình quân đầu người của Hà nộiHà Nội 7.100-7.500USD 16.000-17.000 USD
Cơ cấu kinh tế GDP (dịch vụ/công nghiệp - xây dựng/nông
nghiệp)
55,5-56,5%; 41-42%; 2-2,5%
58,5-59,4%; 39,6-40,3%;
1,0-1,2%
Về xã hội:
Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70-75% 80%
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,4-1,5% 1%
Tỷ lệ đô thị hóa 58-60% 65-68%
Số trường học đạt chuẩn quốc gia 65-70% >70%
Về hạ tầng:
Phát triển giao thông công cộng đáp ứng 35% 40%
Mật độ thuê bao Internet 38-40%. 80%
Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước 100% 100%
Nước thải sinh hoạt được xử lý 80% 90%
Thu gom và xử lý chất toàn bộ rác thải khu vực nội thành 100% 100%
Thu gom và xử lý chất toàn bộ rác thải khu vực ngoại thành 80% 90%

Diện tích nhà ở khu vực thành thị 25-30m
2
sàn sử dụng /người >30m
2
sàn sử dụng /người
Diện tích nhà ở nông thôn 20-25m
2
sàn sử dụng /người >25m
2
sàn sử dụng /người
(2) Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn cho Thủ đô Hà NộiHà Nội trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Là cơ sở để lập Chương trình phát triển đô thị cho giai đoạn ngắn hạn, tạo nguồn lực xây dựng đô thị,
thu hút các nguồn vốn đầu tư và đề xuất các cơ chế chính sách thực hiện.
(3) Lập quy chế quản lý đô thị. Kiểm soát quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan Hà NộiHà Nội.
(4) Là cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu
chức năng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, các quy hoạch ngành và các dự án đầu tư theo quy
hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt.
(5) Đề xuất các vấn đề tồn tại chủ yếu trong phát triển đô thị. Từ đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà
nước hoạch định các chính sách và cơ chế phù hợp với điều kiện phát triển Thủ đô Hà NộiHà Nội
theo Định hướng quy hoạch được duyệt.
1.8. Tính chất đô thị
- Là thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc
gia, là đô thị loại đặc biệt;
1
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà NộiHà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước;
Là một trong những trung tâm kinh tế - giao dịch - du lịch và thương mại của khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan phát triển Thủ đô Hà NộiHà Nội qua các thời kỳ

2.1.1. Quy hoạch đô thị Hà NộiHà Nội qua các thời kỳ
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quá trình đô thị hoá của thủ đô Hà NộiHà Nội đã trải qua
nhiều thay đổi. Điểm lại quá trình xây dựng phát triển Thủ đô và các ý tưởng chủ đạo của các quy hoạch
Hà NộiHà Nội trong từng thời kỳ chính như sau:
• Trước năm 1954, người Pháp đã nhiều lần lập quy hoạch cho Thủ đô Hà NộiHà Nội, với cấu trúc
mạng lưới phố xá ô bàn cờ. Quy hoạch này đã thực hiện trên diện tích khoảng 45km
2
, quy mô
khoảng 300.000 người đã mang lại những tiện ích lúc đương thời và cho đến tận ngày nay. Để thực
hiện theo quy hoạch đó người Pháp cũng đã lấp nhiều hồ ao, xóa bỏ nhiều làng mạc, di dời nhiều dân
cư và cũng làm ảnh hưởng đến nhiều công trình tôn giáo tín ngưỡng. Phố cổ và phố cũ của Hà NộiHà
Nội còn tồn tại đến nay là sản phẩm của công tác quy hoạch và cải tạo chỉnh trang đô thị từ thời kỳ
1900-1926. Đây cũng là di sản kiến trúc-đô thị đặc thù của Thủ đô Hà NộiHà Nội với nhiều công
trình kiến trúc và cấu trúc đô thị có nhiều giá trị văn hoá - lịch sử cần phải được bảo vệ.
• Từ năm 1954-1998, Thủ đô Hà Nội đã nhiều lần lập và điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của Thủ đô trong từng giai đoạn. Qua mỗi lần lập và điều chỉnh quy hoạch đều
dựa trên nguyên tắc kế thừa, phát huy những mặt tích cực của quy hoạch lần trước; có điều chỉnh và
bổ sung cho phù hợp. Trong đó:
• Quy hoạch Hà NộiHà Nội thời kỳ 1960-1962: Hà NộiHà Nội tập trung phát triển phía Nam sông
Hồng với quy mô khoảng 1,0 triệu người, diện tích khoảng 200km2. Năm 1964, chiến tranh phá hoại
lan ra miền Bắc, nên quy hoạch thời kỳ này tạm thời chưa thực hiện được.
• Quy hoạch Hà NộiHà Nội thời kỳ 1976-1981 (Quyết định số 100/TTg ngày 24/4/1981 của TTCP).
Sau ngày thống nhất đất nước, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Nhà nước chỉ đạo lập Định
hướng phát triển không gian Thủ đô đến thời hạn năm 2000, quy mô dân số khoảng 1,5 triệu người,
quy mô đất đai khoảng 135,5km2 phát triển chủ yếu về phía Nam sông Hồng, 1 phần ở cửa ngõ phía
Bắc Thủ đô hướng lên sân bay quốc tế Nội Bài và cửa ngõ phía Đông khu vực quận Long Biên hiện
nay. Lấy hồ Tây làm trọng tâm bố cục không gian, hình thành hệ thống trung tâm bao gồm: Từ khu
vực 36 phố phường, trung tâm chính trị Ba Đình, hành chính thương mại thành phố phía Nam hồ
Tây, khu Ngoại giao đoàn phía Tây hồ Tây. Trung tâm hội nghị quốc gia, triển lãm quốc gia và trung
tâm TDTT ở phía Nam thành phố (trước đó đã có phương án phát triển Vĩnh Yên làm đô thị vệ tinh

lớn của Hà NộiHà Nội được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông cao tốc). Tuy nhiên quy
hoạch này được lập trong thời kỳ bao cấp dựa vào nguồn vốn Nhà nước để xây dựng đô thị, vì vậy
tốc độ phát triển đô thị trong thời gian này rất chậm.
• Quy hoạch Hà NộiHà Nội thời kỳ 1986-1992 (Quyết định 132/HĐBT ngày 18/4/1992 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng), đây là thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với phương
châm lấy đô thị nuôi đô thị và huy động mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng đô thị. Tập
trung phát triển đô thị trong khu vực đường vành đai 3 phía Nam sông Hồng.
• Ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà NộiHà
Nội đến năm 2020 (Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg). Quy hoạch này phục vụ phát triển Thủ đô Hà
NộiHà Nội (cũ), nhưng đã tính đến mối quan hệ vùng có phạm vi bán kính ảnh hưởng từ 30-50km
6
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
với quy mô khoảng 4,5 triệu dân, trong đó thành phố Trung tâm với 2,5 triệu dân, được gắn kết với
chuỗi đô thị đối trọng phía Tây khoảng 1 triệu dân (gồm Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn).
Quy hoạch năm 1998 đã đề xuất vùng hạn chế phát triển là khu vực 4 quận nội thành cũ; sự cần thiết
có vành đai xanh xung quanh Thành phố (rộng từ 1-4km) để bảo vệ cho thành phố trung tâm phát
triển ổn định, bền vững.
2.1.2.Đánh giá việc thực hiện Quy hoạch đã có
(Quy hoạch chung Thủ đô Hà NộiHà Nội theo QĐ 108/1998/TTg và Quy hoạch của Hà Tây, Mê Linh cũ
gọi tắt là Quy hoạch 108)
a. Đối với Hà NộiHà Nội cũ
Quy hoạch 108 là bản Quy hoạch tổng thể của Thành phố Hà nộiHà Nội được coi là sử dụng hiệu quả
nhất từ trước tới nay, được sử dụng làm cơ sở chỉ đạo thực hiện các Quy hoạch chi tiết, triển khai các dự
án đầu tư phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Sau 10 năm thực hiện có thể nhận thấy:
- Nhiều khu Đô thị mới, các công trình HTKT, các công trình đầu mối quan trọng đã được triển khai
xây dựng.
- Là cơ sở quan trọng để lập QHCT các Quận, Huyện, các quy hoạch chi tiết khác, các dự án phát triển
đồng bộ quy hoạch kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Và lập kế hoạch kêu gọi đầu tư, đối
với phát triển kinh tế xã hội nói chung không gian đô thị nói riêng. Kết quả đạt được đã thực sự làm

thay đổi căn bản bộ mặt đô thị của Thành phố Hà nộiHà Nội, Thành phố được mở rộng trên 50%
diện tích dự báo cho phát triển khu vực Thành phố trung tâm. Tuy nhiên, sự phát triển và quá trình
hoàn thiện bộ mặt đô thị không chỉ do quy hoạch mà nó còn tuỳ thuộc vào năng lực quản lý và nguồn
lực đầu tư.
Thực trạng hiện nay ở Thành phố Hà nộiHà Nội còn đang tồn tại nổi cộm một số vấn đề mà quá trình
thực hiện quy hoạch theo QĐ 108/1998/QĐ-TTg vừa qua chưa giải quyết được, đó là:
- Quá trình đô thị hoá tăng nhanh với sự tăng trưởng cao về kinh tế, dư thừa lao động ngoại thành,
chênh lệch mức sống giữa đô thị và các vùng xung quanh. Dẫn đến quá trình dịch cư từ khu vực nông
thôn và các tỉnh lân cận vào Hà nộiHà Nội, tìm kiếm công ăn việc làm, chất tải lên hệ thống hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Vì vậy khu vực trung tâm không thể kiểm soát nổi, nó phá vỡ quy
mô, cơ cấu dân số đã dự báo.
- Sự gia tăng dân số thiếu kiểm soát, đặc biệt tập trung vào khu vực trung tâm dẫn đến sức ép làm quá
tải hệ thống HTXH, HTKT đô thị.
- Đô thị hoá tăng nhanh cũng đồng nghĩa với những thách thức về môi trường đang đặt ra hàng ngày
đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách như: Sự quá tải đã là nguy cơ thực tế, tình trạng tắc
đường, úng ngập, ô nhiễm bụi, tiếng ồn, không khí, nguồn nước đang ngày càng bức xúc.
- Sự đầu tư còn dàn trải, thiếu hệ thống dẫn đến diện mạo kiến trúc đô thị bị chia cắt manh mún, không
hoàn chỉnh. Hệ thống HTKT đô thị chưa tạo được một bộ khung vững chắc liên thông ổn định làm cơ
sở cho sự phát triển bền vững.
b. Đối với Hà Tây cũ và vùng Mê Linh
(*) Đối với địa bàn Thủ đô Hà NộiHà Nội mở rộng, đặc biệt là tỉnh Hà Tây cũ, chỉ mới quan tâm thực
hiện quy hoạch đô thị tại Hà Đông, Sơn Tây, các thị trấn hiện hữu và trên các trục giao thông quốc gia
như Đại lộ Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, QL21. Các dự án trong khu vực này triển khai chậm, đặc
biệt là khu vực chuỗi đô thị Sơn Tây, Xuân Mai, Miếu Môn, Hòa Lạc. Khu vực giáp ranh giới Thủ đô Hà
NộiHà Nội có tốc độ đô thị hóa cao như Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín…chưa được lập quy hoạch
tổng thể; đã gây nên tình trạng quy hoạch thiếu tính đồng nhất về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội và
chưa phù hợp với các định hướng lớn xây dựng Thủ đô Hà NộiHà Nội.
2.2. Đánh giá hiện trạng
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường
a. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình:
- Thủ đô Hà NộiHà Nội có địa hình khá đa dạng, gồm: Vùng đồng bằng, vùng Trung du, đồi núi thấp
và vùng núi cao. Cao độ địa hình biển đổi từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông.
Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 54,5% diện tích tự nhiên, nằm dọc hạ lưu sông Hồng, sông Đáy và sông
Tích. Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, là vùng sản xuất nông nghiệp với cây trồng chủ yếu là lúa nước.
Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi, phổ biến từ 1,0m đến trên 11,0m.
Vùng trung du, đồi núi thấp: chiếm khoảng 40,5% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu thuộc Hà Tây cũ
và Sóc Sơn. Đây là dạng địa hình địa hình gò đồi, núi thấp, có độ cao từ (30-300)m tập trung chủ yếu ở
vùng thấp của Ba Vì, vùng cao của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, TX Sơn
Tây, Lương Sơn. Đây là nơi tập trung nhiều núi đá vôi và hang động karstơ. Do có địa hình dốc, diện
tích đất trống đồi trọc lớn nên đât đai thường bị xói mòn , rửa trôi mạnh. Thuộc địa hình trung du còn
một phần diện tích chiếm tỷ lệ không lớn, đó là các vùng đồi Sóc Sơn, Hoà Lạc.
Vùng núi: Địa hình núi cao có diện tích khoảng 17.000ha, chiếm khoảng 5%, tập trung chủ yếu ở Ba Vì
có độ cao từ 300m trở lên với đỉnh cao nhất tới 1.296m. Đây là nơi có địa hình dốc (>25
o
), tập trung tới
54% diện tích đất lâm nghiệp của Hà Tây cũ.
- Khí hậu:
Thủ đô Hà NộiHà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa.
Nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi tương đối đồng nhất, biến đổi không nhiều giữa các vùng địa hình (Nhiệt độ
trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 23
o
C ÷ 24
o
C, miền núi vào khoảng 21
o
C ÷ 22,8
o
C; Độ ẩm dao động

83-85%;lượng bốc hơi TB năm 800-<1000mm). Riêng phân bố lượng mưa trong địa bàn biến đổi theo
không gian, thời gian, chịu ảnh hưởng mạnh của đặc điểm địa hình và hướng gió. Mưa ở khu vực đồng
bằng nhỏ hơn vùng núi. Ba Vì là trung tâm mưa lớn nhất Hà NộiHà Nội với tổng lượng mưa trung bình
năm đạt 2100mm. Khu vực đập Đáy là nơi ít mưa nhất với tổng lượng mưa trung bình năm chỉ đạt
1500mm. Tại khu vực đồng bằng lượng mưa tăng dấn từ Bắc xuống Nam, song các trận mưa lớn xảy ra
ở khu vực đồng bằng tương đối đồng đều.
- Thủy văn:
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn và đi qua Hà NộiHà Nội khá dày đặc và phong phú, gồm có: sông
Hồng, sông Đà, sông Đáy, Nhuệ, Tích, Cà Lồ… Hệ thống này có chức năng giao thông thủy, cung cấp
nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố. Ngoài mạng lưới
sông ngòi, Hà nộiHà Nội còn là Thủ đô có nhiều ao hồ, hiện nay trên địa bàn 10 quận nội thành Hà
NộiHà Nội có tới 111hồ/ao với tổng diện tích khoảng 1.165ha.
Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc có tổng diện tích lưu vực 155.000 km
2
( phần trong nước ta
72.000 km
2
). Sông có chiều dài khoảng 1226km, đoạn qua lãnh thổ Việt Nam có chiều dài 556km, đoạn
chảy qua Hà NộiHà Nội dài khoảng 118km có lưu lượng bình quân hàng năm 2640m
3
/s với tổng lượng
nước khoảng 83,5 triệu m
3
. Sông Hồng không chỉ là nguồn chính cung cấp nước tưới mà còn là một
trong những nơi nhận nước tiêu của Hà NộiHà Nội. Mùa lũ kéo dài 5 tháng bắt đầu từ tháng 6 và kết
thúc vào tháng 10. Lượng nước trong các tháng mùa lũ chiếm 75 – 80% tổng lượng nước hàng năm,
trong đó tháng 8 chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Chế độ thuỷ văn:
Hà NộiHà Nội do ảnh hưởng của địa hình các vùng núi xung quanh có độ dốc lớn, độ che phủ bởi thảm
thực vật thấp, cấu trúc mạng lưới sông có hình nan quạt, mưa lớn và kéo dài trên toàn lưu vực…đã làm

cho nước lũ trên hệ thống mang tính chất lũ núi. Mực nước và lưu lượng lũ biến đổi rất nhanh, nhiều khi
7
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
rất đột ngột, thời gian lũ tương đối dài, trung bình 6-7 ngày, dài nhất lên tới 20 ngày. Biên độ lũ khá lớn
dao động từ 7 đến trên 10m. Các vùng thượng lưu và trung lưu hệ thống sông Hồng có chế độ nước lũ rất
phức tạp, tốc độ dòng chảy lớn đạt từ 3-5m/s, cường suất mực nước khi lũ lên rất lớn từ 3 – 7m/ngày.
Vùng hạ lưu sau khi các sông Đà, sông Lô hội lưu với sông Hồng, thì toàn bộ lượng nước đều đổ dồn về
đồng bằng, nơi có địa hình trũng thấp, lòng sông bị thu hẹp do các tuyến đê bao bọc gây lên lũ lớn. Theo
tài liệu thống kê 1971 trong vòng 70 năm đã có 7 lần lũ sông Hồng, sông Đà, sông Lô gặp nhau. Trong
đó đặc biệt là 3 năm lũ lớn là 1913, 1945 và 1971. Lưu lượng trung bình các tháng mùa lũ đạt tới 8.000
đến 10.000m
3
/s. Số liệu thực đo tại Hà NộiHà Nội trong khoảng 100 năm cho thấy trận lũ lịch sử với giá
trị đo chưa hoàn nguyên do vỡ đê, tràn đê và phân chậm lũ của đỉnh lũ đo được ngày 20-8-1971: tại Sơn
Tây mực nước lớn nhất 16,9m, lưu lượng 30.000m
3
/s; tại Hà NộiHà Nội cũ Hmax = 14,13m và Qmax =
25.000m
3
/s.
Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Dòng chảy của sông trong thời đoạn này
ngoài nước mưa trên lưu vực, chủ yếu do nước ngầm cung cấp. Mực nước sông trong các tháng 3 và 4
thường xuống mức thấp nhất.
- Địa chất:
2
Khu vực Hà NộiHà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, nguy hiểm nhất là động đất dự đoán xảy ra
trên các đứt gãy sâu chạy qua địa phận thành phố. Khu vực từ đứt gãy ở phía Tây sông Hồng và ở phía
Đông sông Lô nằm trong vùng động đất cấp 8 (trong điều kiện nền bình quân) magnitude Mmax≤ 6,2;
độ sâu chấn tiêu h=15-20m.

- Khu vực nằm giữa sông Hồng và sông Đáy thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được thành
tạo do quá trình bồi tụ và lắng đọng trầm tích trong điều kiện biển nâng cùng với các dòng chảy của
sông ra biển. Do quá trình chuyển động kiến tạo đã trải qua với các kỷ Trias, Đệ Tam, Đệ Tứ cùng
với tác động mạnh của các điều kiện tự nhiên ( nhiệt độ, nóng, ẩm, mưa…) làm cho đất đá bị phong
hoá mạnh tạo nên nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất. Với các lớp bồi tích, trầm tích,
phù sa khá dày thể hiện một bồn địa mới được hình thành. Trải qua thời kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và
thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi, miền trũng võng chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo
ra một vùng đồng bằng rộng lớn và ngập nước. Nhìn chung khu vực này có nền địa chất rất yếu, khi
xây dựng công trình đặc biệt là công trình cao tầng cần có biện pháp xử lý chống lún, chống cát đùn
và cát chảy
- Khu vực nằm giữa sông Đáy và sông Tích (tả Tích) kéo dài từ Tả Hồng đến cửa sông Tích tại Ba Thá
thuộc kỷ Đệ tứ thống Halogioi bồi tích trầm tích, trầm tích đầm lầy, thành phần đất nền chủ yếu là
cuội sỏi, cát kết xám xanh, xám đen và than bùn. Khu vực nằm sát ven sông Tích chạy dọc đường
QL21A từ Trung Hà đến Quảng Oai cũ thuộc thống giữa bậc Ladini điệp cốt bãi, thành phần cát kết,
đá phiến sét xennit thấu kính vôi. Khu vực từ Quảng Oai đến Tây Phương thuộc hệ Trias thống dưới
điệp Mường Hinh. Thành phần chủ yếu là cuội kết, đá phiến sét màu nâu đỏ phun trào bazơ, đá vôi.
Với đặc điểm địa chất như vậy khi xây dựng các công trình có tải trọng lớn cần lưu ý các biện pháp
xử lý nền móng để chống lún sụt và trượt ngang.
- Khu vực nằm phía bờ hữu sông Tích: đây là khu vực có địa hình chủ yếu là núi cao xen kẽ đồi núi
thấp nên có nhiều dải địa chất xen lẫn khá phức tạp. Dải sông Tích từ Trung Hà đến Xuân Khanh
thuộc đới Protezoi phức hệ sông Hồng, đá phiến liatit có granat, ximimatit, grafit. Dải từ Đầm Long
theo đường Khê Thượng đến dưới Tân Xã thuộc hệ Trias thống giữa bậc ladimi cát kết, đá phiến sét
xennit thấu kính vôi. Sườn và núi cao của dãy Ba Vì thuộc hệ Trias dưới điệp Dốc Cun, đá phiến sét,
cát kết, đá vôi bazan. Điều kiện điạ chất công trình khu vực này khá tốt, tuy vậy khi xây dựng các
công trình có tải trọng lớn vẫn cần có các giải pháp xử lý nền phù hợp.
- Về hệ sinh thái rất đa dạng, bao gồm: hệ sinh thái rừng (Ba Vì, Hương Sơn, Mỹ Đức), hệ sinh thái
nông nghiệp (đồng bằng châu thổ sông Hồng), hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái ao hồ.
- Nhận xét chung:
2
Nguồn: TS. Trần Tân Văn/ Viện khoa học địa chất và khoảng sản.

Thủ đô Hà NộiHà Nội là vùng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để xây dựng và phát triển đô thị. Tuy
nhiên, do đặc điểm chung của vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều sông hồ nhưng độ dốc thấp, nên
hàng năm Hà NộiHà Nội thường chịu ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn và làm ngập úng diện rộng. Vì
vậy khi xây dựng và phát triển đô thị cần phải có giải pháp thoát nước và xử lý cao độ nền hợp lý để hạn
chế tối đa ngập úng.
Ngoài ra do cấu trúc địa chất phức tạp, một số khu vực (Phú Xuyên) nền đất yếu cường độ chịu tải thấp
R<1,5kg/cm2, khi xây dựng công trình đặc biệt là các khu vực tập trung xây dựng nhà cao tầng mật độ
cao cần phải lưu ý về xử lý nền móng.
b. Hiện trạng môi trường
b1. Môi trường nước
- Nước mặt
Nguồn nước tại các lưu vực ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là sông Tích và sông Đáy. Chất lượng nước các
sông chính thuộc lưu vực sông Nhụê - sông Đáy đang bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông Nhuệ. Các sông
thoát nước và sông Cầu Bây (Gia Lâm): tiếp nhận khoảng 700.000 m
3
/ngày nước thải đô thị và sản xuất.
Chất lượng nước ở hầu hết các con sông nội thành Hà NộiHà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng
(BOD
5
sông Tô Lịch vượt 7,13 lần, Kim Ngưu vượt 6,64 lần, sông Sét vượt 2,84 lần, sông Lừ vượt 5,28
lần) và xu thế tiếp tục bị ô nhiễm do nước thải chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông, hồ. Dự báo đến năm
2020 mức ô nhiễm môi trường nước của các sông nội thành ở Hà NộiHà Nội sẽ tăng gấp 2 lần hiện nay
nếu không có giải pháp hiệu quả.
+ Sông Nhụê: Tiếp nhận nước thải đô thị chủ yếu của Hà NộiHà Nội, Hà Đông và nước thải nông thôn,
làng nghề trong lưu vực. Chất lượng nước thay đổi dọc chiều dài sông và đều bị ô nhiễm, đoạn sau
đập Thanh Liệt ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Sông Đáy: Sông Đáy hiện bị bồi lấp, cạn kiệt dòng chảy. Chất lượng nước sông đang bị ô nhiễm bởi
nước thải nông thôn, làng nghề bởi các thành phần hữu cơ và vô cơ (COD vượt 3,54 lần, BOD
5
vượt

3,2 lần).
+ Sông Hồng: Sông Hồng trước trạm bơm Yên Sở hầu như chưa bị ô nhiễm (trừ hàm lượng cặn). Đoạn
hạ lưu trạm bơm Yên Sở BOD
5
có dấu hiệu ô nhiễm nhưng không cao. Nước sông Hồng tại hạ lưu
mương thoát nước của trạm bơm Yên Sở BOD5, COD, NH4+; đều vượt TCVN 5942-1995 trong đó
tại vị trí cảng Khuyến Lương vượt TCCP 5,8 lần. Tuy nhiên do lưu lượng dòng chảy lớn nên khả
năng tự làm sạch còn tốt.
+ Sông Tích: Chất lượng nước sông Tích bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng (BOD
5
vượt 1,05 lần, Fe vượt 1,41 lần).
+ Sông Bùi: Các kết quả quan trắc cho thấy nước sông Bùi chưa ô nhiễm.
+ Chất lượng nước các hồ nội thành Hà NộiHà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nặng nhất tại
các hồ Văn Chương, Giám, Linh Quang, Ngọc Khánh, Trúc Bạch. Các hồ ở ven đô (hồ Yên Sở, Linh
Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân ) là những hồ điều hòa đang được sử dụng để nuôi cá, khả năng ô nhiễm
trong những năm tới cao. Các hồ thượng lưu Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn đều chưa bị ô nhiễm.
- Nước ngầm
Nước ngầm tại Hà NộiHà Nội đang ngày càng suy giảm về trữ lượng. Mực nước ngầm Hà NộiHà Nội
đang sụt giảm 0,3-0,4 m/năm, đặc biệt là khu vực Mai Dịch, Pháp Vân. Xuất hiện ô nhiễm Asen trong
nguồn nước ở Hà NộiHà Nội, có nơi đã lên tới 40 lần TCVN (Đan Phượng). Ô nhiễm amôni (NH
4
+
) một
số nơi cũng vượt mức cho phép 20-30 lần.
b.2. Môi trường không khí
- Ô nhiễm do sản xuất:
Ô nhiễm nặng nhất là khu Thượng Đình, tiếp theo là Mai Động, các nhà máy: Dệt kim Thăng Long, Giấy
Trúc Bạch
- Ô nhiễm do giao thông:
8

THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Ô nhiễm bụi, tiếng ồn cao do hoạt động giao thông đô thị tại nhiều tuyến đường như: vành đai II, III,
Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Giải Phóng, Vĩnh Tuy, Minh Khai Các khu dân cư và
huyện ngoại thành Hà NộiHà Nội chưa ô nhiễm nhưng nồng độ chất ô nhiễm đang gia tăng do hoạt động
giao thông, xây dựng và công nghiệp.
Chất lượng không khí tại nội thành Hà NộiHà Nội cũ: Ô nhiễm bụi do giao thông đô thị ở mức “báo
động đỏ”. Nồng độ bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn 2-3 lần. Các chất ô nhiễm SO
2
, CO
2
, CO, NO
x
… vẫn nằm
dưới tiêu chuẩn cho phép.
Chất lượng không khí tại các đô thị, KCN khu vực Hà Tây cũ: Ô nhiễm bụi do hoạt động giao thông, xây
dựng vượt tiêu chuẩn 1,05 - 2,18 lần tại Hà Đông, Cầu Giẽ, ga Thường Tín, Ba La, Mai Lĩnh, Gạch và
dọc đường Láng-Hoà Lạc.
b.3. Môi trường đất
Chất lượng đất nông nghiệp một số vùng (Đông Anh, Gia Lâm và Thanh Trì) đã có dấu hiệu ô nhiễm về
hóa chất BVTV và kim loại nặng.
- Ô nhiễm đất do hóa chất BVTV xuất hiện tại Lĩnh Nam, Văn Đức, Phú Thị ở 2 huyện Thanh Trì, Gia
Lâm xấp xỉ ngưỡng cho phép.
- Ô nhiễm kim loại nặng (Pb, Cd, Hg ) do phân bón và nước thải đô thị xuất hiện tại Lĩnh Nam,
Thanh Liệt, Đại áng, Ngọc Hồi, Yên Sở, Vạn Phúc, Yên Mỹ, Liên Ninh, Tứ Hiệp, Hoàng Liệt,
Thanh Trì, Tam Hiệp (Thanh Trì), Đông Dư, Thạch Bàn, Kim Sơn, Dương Xá, Phú Thị, Lệ Chi,
Đặng Xá, Dốc Lở (Gia Lâm), Vân Trì, Vân Nội (Đông Anh).
b.4. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
- Hệ sinh thái
Hệ sinh thái lâm nghiệp gồm: Vườn Quốc gia Ba Vì, khu bảo tồn Hương Sơn, Chùa Thày, Vật Lại. Đây

là các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái lâm nghiệp tuy phong phú đa dạng về giống
loài song quy mô diện tích thấp, khoảng 25.124 ha chiếm 7% diện tích tự nhiên, phân bô không đều, tập
trung ở phía Tây (Ba Vì, Hương Sơn, Sóc Sơn).
Hệ sinh thái nông nghiệp: Chiếm 58% diện tích tự nhiên. Đây là vùng sinh thái quan trọng, chiếm phần
lớn diện tích của Hà NộiHà Nội, với đặc trưng là canh tác nông nghiệp gắn với làng xóm nơi ở của gần
60% dân số nông thôn.
Hệ sinh thái ao hồ: Hà NộiHà Nội là một trong những thành phố được đánh giá có nhiều hồ, ao và mặt
nước lớn nhất trên thế giới; Hà NộiHà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên có nhiều ao hồ tư
nhiên phục vụ tiêu thóat nước và tưới tiêu nông nghiệp. Riêng 10 quận nội thành đã có tới 111 hồ, ao.
Trong đó có những hồ lớn như: Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ,
Giảng Võ…
Hệ sinh thái sông ngòi: Các sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ,
sông Đáy và những con sông thoát nước nội thị như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Lừ,
Cầu Bây… Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, đô thị hóa, các hệ sinh thái thuỷ sinh đang bị biến
động, suy thoái.
b5. Tai biến môi trường
- Biến đổi khí hậu
Hà NộiHà Nội hiện tại và trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt
độ trung bình năm của thập niên 1991-2000 ở Hà NộiHà Nội cao hơn trung bình của thập niên 1931-
1940 là 0,8
0
C. Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà NộiHà Nội giảm dần trong thập niên 1981-1990
và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
- Lũ lụt
Trên hệ thống sông Hồng, trong 70 năm (1902 - 1972) tại Hà NộiHà Nội có 9 năm nước lũ cao hơn
12,0m (nếu không vỡ đê và phân lũ vào sông Đáy), 12 năm có lũ cao hơn 11,5 m, 38 năm có lũ cao hơn
10,5 m, hoặc có ngọn lũ cao hơn mức báo động II kéo dài đến 10 ngày. Trong 15 năm (1956 - 1971) trên
sông Hồng đã xuất hiện 6 trận lũ lớn, mực nước đỉnh lũ ở Hà NộiHà Nội lên hơn 11,0m trong đó có trận
lũ xẩy ra vào tháng VIII - 1971 mực nước ở Hà NộiHà Nội lên tới 14,13m, nếu không có vỡ đê và phân
lũ thì mực nước ở Hà NộiHà Nội lên tới 14,6m (mực nước đã hoàn nguyên). Lưu lượng đỉnh lũ trong

trận lũ lịch sử này tại Sơn Tây đạt tới 34.200m
3
/s. Hàng năm từ tháng VI đến tháng X, nước hệ thống
sông Hồng lên cao làm ngập các vùng ngoài đê, và có những năm làm vỡ đê, là thảm hoạ cho cả một
vùng rộng lớn, gây mất mùa, thiệt hại lớn về người và của. Đã có những trận lụt kinh hoàng ở hệ thống
sông Hồng vào các năm 1913, 1945 và 1971.
Sau khi nhà máy thủy điện Hòa Bình được đưa vào vận hành sử dụng, nhà máy đã phát huy được tối đa
khả năng cắt lũ cho hạ lưu, hạ chế được khá nhiều tình trạng lũ cho Hà NộiHà Nội. Tuy nhiên, cũng với
sự biến đổi khí hậu, tình trạng lũ lụt vẫn diễn biến rất phức tạp. Điển hình năm 1971, mực nước ở Hà
NộiHà Nội là 14,13m; năm 1986 mực nước tại Hà NộiHà Nội cao 11,96m. Trận lũ đặc biệt lớn năm
1996 khiến mực nước tại Hà nộiHà Nội lên tới 13,30m (mực nước đã hoàn nguyên), nếu không có nhà
máy thủy điện Hòa Bình tham gia chống lũ, thiệt hại sẽ không thể lường hết.
- Ngập úng
Nội thành Hà NộiHà Nội ngày càng tăng nguy cơ bị úng ngập hơn. Năm 1984 với những trận mưa trên
100 mm/ngày trong đó có trận mưa tháng 11/1984, Hà NộiHà Nội đã có đến 80 điểm úng ngập trong đó
có 24 điểm úng ngập trầm trọng, thời gian ngập trên 2 giờ, có điểm đến 5 - 6 ngày, độ sâu ngập trung
bình 0,6 - 0,8m. Đến năm 1994, tuy cùng lượng mưa hoặc kém hơn năm 1984, thời gian ngập úng đã kéo
dài hơn 2 lần. Năm 2001, từ ngày 2-4/8, với lượng mưa 200 - 400mm, thành phố đã có tới 120 điểm
ngập nước, độ sâu 0,2 - 1,1m, làm tắc nghẽn nhiều tuyến giao thông. Đặc biệt là trận mưa có tính lịch sử
tháng 11/2008 có lượng mưa khoảng 560 mm khu vực nội thành và một số khu vực ngoại thành còn cao
hơn khoảng 800-1000 mm gây nên tình trạng úng ngập diên rộng đối với thủ đô Hà NộiHà Nội. Các
vùng thường bị ngập úng trên địa bàn thành phố Hà NộiHà Nội rải rác trên nhiều tuyến phố trong nội
thành và tập trung ở phía Nam thành phố (khu vực Yên Sở, Hoàng Liệt - quận Hoàng Mai).
Một trong những nguyên nhân của úng ngập cho trung tâm thành phố là do bề mặt địa hình thấp, nhất là
phần phía Nam, việc tiêu thoát tự nhiên nước mặt ra các hệ thống sông là không thể (sông Hồng) hoặc
rất khó khăn (sông Nhuệ - Đáy). Úng ngập có nguyên nhân quan trọng là do con người: triệt tiêu bề mặt
thấm nước (do bê tông hoá bề mặt); san lấp, thu hẹp và làm nông dần các hồ điều hoà; thu hẹp và làm tắc
nghẽn các hệ thống mương thoát nước.
- Xói lở bờ sông
Xói lở xảy ra chủ yếu ở sông Hồng, sông Đà tại những khúc uốn lượn, hay ở những đoạn sông khai thác

cát. Xói lở bờ sông Đà xảy ra phía bờ phải tại khu vực Thái Bạt, Thuần Mỹ (Ba Vì). Xói lở bờ sông
Hồng xảy ra tại Cổ Đô (Ba Vì), Linh Chiểu-Phương Độ-Cẩm Đình (ứng Hòa), Thượng Cát (Từ Liêm),
Ngọc Thuỵ, Bồ Đề (Gia Lâm). Xói lở bờ sông Đuống tại bờ hữu đoạn kè Tĩnh Quang, bờ tả đoạn kè
Đổng Viên, kè Chi Phương.
Các hiện tượng xói lở này mang tính đặc trưng của lũ sông Hồng và là tiềm tàng của tai biến có khả năng
phá hủy đê sông ở đây.
- Sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm
Khai thác nước ngầm đã gây ra hiện tượng sụt lún mặt đất tại khu vực phía Nam sông Hồng. Khu vực có
độ sụt <10 mm/năm chiếm hầu hết phần phía Nam sông Hồng. Khu vực có độ sụt lún lớn nhất (khoảng
30 mm/năm) rộng khoảng 2 km
2
, ở xung quanh khu vực nhà máy nước Pháp Vân.
2.2.2. Hiện trạng về kinh tế - dân số - đất đai
a. Hiện trạng kinh tế
3
:
3
Nguồn: Niên giám thống kê Hà NộiHà Nội 2009
9
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế Thủ đô Hà NộiHà Nội trong những năm qua đã phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế ngày càng hiện
đại và có hiệu quả. Tổng GDP đứng thứ hai cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2008, tổng GDP của Hà NộiHà Nội đạt 178,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,77 tỷ USD. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2008 đạt 1700USD/người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2008 là
11,3%, trong đó: Công nghiệp-xây dựng: 17,6-13,3%; Dịch vụ: 10,5-10,9%; Nông nghiệp: 1,6-3,9%. Về
cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 6,5%, dịch vụ 52,4%. So sánh với các khu vực trong cả
nước, Hà NộiHà Nội có tổng GDP bằng 61,5% so với Thành phố HCM, bằng >50% vùng ĐBSH và
bằng 12,1% cả nước. Về xây dựng và quản lý đô thị, tốc độ xây dựng phát triển đô thị ở mức nhanh nhất
so với cả nước.

b. Hiện trạng dân số, lao động
- Dân số:
Theo niên giám Thống kê toàn quốc 2009(tóm tắt), dân số Hà NộiHà Nội là 6.472.200 người. Tỉ suất
tăng dân số bình quân năm của Hà NộiHà Nội mới cho thời kỳ 1999-2009 trung bình 2%. Tăng bình
quân 2,1 %/năm (2000 – 2008) trong đó thành thị là 4,6 %, cao hơn cả thành phố Hồ Chí Minh (3,1%),
chủ yếu tăng cơ học và 1,2%/năm ở nông thôn.
Dân cư phân bố không đều, tập trung tại các quận nội thành, mật độ dân số trung bình là 1.926
người/km2. Tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, năm 2008 có 40,8% dân thành thị tương ứng
với 2.632.087 người và 59,2% dân nông thôn tương ứng với 3.816.750 người.
Trong 13 năm từ 1994 đến 2008 tại 4 quận nội thành cũ tăng thêm 96.600 người, trung bình trên 7.400
người/năm, riêng quận Hoàn Kiếm chỉ tăng gần 380 người/năm; 5 quận mới (trừ Hà Đông) thêm hơn 1
triệu dân, trung bình 79.000 người/năm, nhiều nhất là tại quận Thanh Xuân 6.600người/năm. Vì vậy cần
kiểm soát chặt chẽ mức tăng dân cư nội thành hơn nữa, nhất ở các quận Đống đa và 5 quận mới.
Tại khu vực nông thôn biến động dân số chủ yếu do luồng di dân đi kiếm sống tại đô thị hoặc học tập.
Xu hướng dịch cư từ các tỉnh quanh Hà NộiHà Nội mới vào, đặc biệt từ vùng đồng bằng sông Hồng
chiếm 70% lượng dịch cư và đa số chọn các vùng ven đô để sinh sống và đi làm tại các nội đô.
- Lao động
4
:
Dân số lao động trong độ tuổi ở thành thị và nông thôn khoảng trên 4,3 triệu người, đều chiếm một tỷ lệ
lớn trên 67% (2008). Dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở độ tuổi 20-25 có đào tạo. Đây là nguồn nhân
lực lớn, tạo thuận lợi tăng trưởng kinh tế cho Hà NộiHà Nội. Dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt
động kinh tế năm 2008 (theo sở Lao động, thương binh và xã hội) khu vực công nghiệp- xây dựng
(31,27%), nông nghiệp (32,22%) và dịch vụ (36,51%). Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần và cần có lộ trình để
đào tạo tiếp một lực lượng lớn lao động nông thôn thành những người có tay nghề cao trong các ngành
kinh tế.
c. Hiện trạng đất đai
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, tổng đất tự nhiên hiện nay của Hà nộiHà Nội 3.344,6 km
2
. Tổng đất tự

nhiên khu vực thành thị khoảng 34.615 ha (chiếm khoảng 10,4%), tổng đất tự nhiên khu vực nông thôn
khoảng 299.845 ha (chiếm khoảng 89,6%).
Đất nông, lâm nghiệp có >189.000 ha, chiếm 56,5% đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp có khoảng
135.000 ha chiếm >40,4% đất tự nhiên, trong đó đất nghĩa trang khoảng >2.890 ha.
Đất chưa sử dụng khoảng 10.450 ha chiếm 3,1% đất tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng khoảng
4.850 ha, chiếm khoảng 1,4% đất tự nhiên.
Tổng đất xây dựng cả thành thị và nông thôn khoảng 45.500ha chiếm khoảng 13,7% diện tích tự nhiên.
Trong đó, đất xây dựng thành thị khoảng 18.000ha; chủ yếu tập trung vào 10 quận nội thành chiếm 5,2%
đất tự nhiên, đất xây dựng nông thôn khoảng 27.400ha; đất dành cho cây xanh-thể dục thể thao khoảng
4
Nguồn: QHTTKT XH Hà NộiHà Nội
>720ha; đất dành cho các trường đại học và cao đẳng khoảng 600ha; đất khu công nghiệp khoảng >5.000
ha.
Chỉ tiêu đất đơn vị ở (không tính công cộng, cây xanh, giao thông cấp khu ở) năm 2009 trong 4 quận nội
đô cũ rất thấp 11,1 m
2
/người, 5 quận mới 35 m
2
/người, thị trấn Thường Tín 16,4 m
2
/người, còn lại tại Hà
Đông, thị xã Sơn Tây và các thị trấn khác đạt trên 40 m
2
/người.
Bảng 2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất đai
STT Mục đích sử dụng đất
Tổng diện
tích các loại
đất trong địa
giới hành

chính Hà
NộiHà Nội
(ha)
Tỉ lệ đất
so với
tổng đất
tự
nhiên(%)
Tổng đô thị
(ha): 10 Quận
(cả Hà Đông)
+thị xã Sơn
Tây(9 ph.)+ 22
thị trấn
Tỉ lệ đất so
với tổng đất
tự
nhiên(%)10
quận, TX
Sơn Tây, các
thị trấn
Tổng nông
thôn Hà
NộiHà Nội
(ha)
Tỉ lệ đất so
với tổng
đất tự
nhiên(%)
nông thôn

Tổng diện tích tự nhiên 334.460,47 100,00 34.615,39 100,0 299.845,08 100,0
1
Tổng diện tích đất nông
nghiệp
189.011,84 56,51 10.967,11 31,68 178.044,73 59,38
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 153.039,11 45,76 9.158,52 26,46 143.880,59 47,98
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 137.616,35 41,15 8.226,35 23,76 129.390,00 43,15
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 15.422,76 4,61 932,18 2,69 14.490,59 4,83
1.2 Đất lâm nghiệp 23.862,51 7,13 205,73 0,59 23.656,78 7,89
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 10.165,91 3,04 1.491,55 4,31 8.674,36 2,89
1,4 Đất nông nghiệp khác 1.944,31 0,58 111,31 0,32 1.833,00 0,61
2 Đất phi nông nghiệp 134.998,36 40,36 23.084,99 66,69 111.913,36 37,32
2.1 Đất ở 34.936,02 10,45 7.709,06 22,27 27.226,96 9,08
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 27.743,08 8,29 562,79 1,63 27.180,29 9,06
2.1.2 Đất ở tại đô thị 7.192,94 2,15 7.146,27 20,64 46,67 0,02
2.2 Đất chuyên dùng 68.935,61 20,61 11.407,81 32,96 57.527,81 19,19
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
2.143,55 0,64 705,45 2,04 1.438,10 0,48
2.2.2 Đất quốc phòng 8.926,72 2,67 1.053,89 3,04 7.872,84 2,63
2.2.3 Đất an ninh 700,34 0,21 90,13 0,26 610,21 0,20
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp
12.188,53 3,64 2.979,29 8,61 9.209,24 3,07
2.2.4.
1
Tr.đó: Đất khu công
nghiệp

4.799,72 1,44 978,11 2,83 3.821,61 1,27
2.2.4.
2
Tr.đó: Đất cơ sở sản xuất,
kinh doanh
5.748,49 1,72 1.729,32 5,00 4.019,16 1,34
2.2.5
Đất có mục đích công
cộng
44.976,47 13,45 6.579,05 19,01 38.397,42 12,81
2.2.5.
1
Tr.đó: Đất giao thông 21.667,01 6,48 3.539,09 10,22 18.127,92 6,05
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 794,45 0,24 98,99 0,29 695,46 0,23
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.892,86 0,86 261,16 0,75 2.631,71 0,88
2.5
Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
26.946,15 8,06 3.507,00 10,13 23.439,15 7,82
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 493,25 0,15 100,98 0,29 392,27 0,13
3 Đất chưa sử dụng 10.450,28 3,12 563,28 1,63 9.887,00 3,30
10
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
2.2.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế
a. Hiện trạng công nghiệp
- Đối với các Khu công nghiệp
Công nghiệp Hà NộiHà Nội trong những năm qua có mức tăng trưởng khá: Cơ cấu kinh tế Thủ đô có sự
chuyển dịch theo xu hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng; Đến năm 2008, tỷ trọng công
nghiệp- xây dựng trong GDP là 42,2%. Tuy nhiên, sự phát triển này còn chưa tương xứng với tiềm năng,

chưa dự báo hết khả năng cạnh tranh cũng như sự xuất hiện các cơ hội và lợi thế mới của Hà NộiHà Nội
sau khi mở rộng.
Theo Báo cáo của Bộ Công Thương (văn bản số: 10929/BCT-KH ngày 30 tháng 10 năm 2009 về việc
cung cấp thông tin phục vụ công tác lập Quy hoạch chung Hà Nội). Trên địa bàn Thành phố Hà
NộiHà Nội tính đến tháng 9 năm 2009 có:
- 01 Khu công nghệ cao Hòa Lạc (diện tích 1.600 ha) và 11 khu công nghiệp (tổng diện tích 2.000 ha),
bình quân 180 ha/ khu công nghiệp, trong đó: 09 khu đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và giao đất
cho các nhà đầu tư thứ phát cơ bản lấp đầy diện tích (Khu công nghiệp Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng
B, Nam Thăng Long, Đài Tư, Thạch Thất- Quốc Oai, Phú Nghĩa, Bắc Thường Tín, Quang Minh); 02 khu
đang tiến hành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật (Khu
công nghiệp Công nghệ cao sinh học và Khu công nghiệp Phụng Hiệp).
- 49 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 3.707 ha, bình quân 75 ha/cụm, trong đó: 43/49 cụm đã
và đang triển khai xây dựng: 19 cụm đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật,
đã thu hút đầu tư lấp đầy đi vào hoạt động; 07 cụm đang triển khai xây dựng từng phần các hạng mục hạ
tầng kỹ thuật và thu hút các nhà đầu tư thứ phát; 17 cụm mới đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư
(hầu hết mới chỉ dừng lại ở khâu phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án, GPMB hoặc bắt đầu triển khai xây
dựng hạ tầng kỹ thuật); 06 cụm đang trong quá trình kêu gọi đầu tư, chưa triển khai đầu tư xây dựng.
- 177 điểm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (ĐCN- TTCN) với tổng diện tích 1.330 ha, bình quân 7,5
ha/ điểm, trong đó: 63/177 điểm đã và đang triển khai xây dựng (22 điểm đã hoàn thành hoặc cơ bản
hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã giao đất cho các hộ sản xuất làng nghề xây dựng nhà xưởng;
41 điểm đang hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng hoặc bắt đầu triển khai xây
dựng hạ tầng kỹ thuật); 114 điểm chưa triển khai xây dựng.
Theo Báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà NộiHà Nội (văn bản số
534/BQL-QHXD ngày 22/6/2010)
Hiện nay Hà NộiHà Nội có 17 Khu công nghiệp (tổng diện tích 3.603,456Ha), trong đó: 08 KCN đang
hoạt động (Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B, HN-Đài Tư, Nam Thăng Long, Thạch Thất - Quốc Oai,
Phú Nghĩa, Quang Minh I) và 09 KCN đang triển khai (Quang Minh II, Kim Hoa, CNC Sinh học, CVCN
Thông tin HN, Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, Đông Anh, KCN sạch Sóc Sơn, Nam Phú Cát).
Mặc dù các cơ sở công nghiệp đã góp phần thể hiện vai trò của Hà NộiHà Nội là 1 trong những trung
tâm kinh tế lớn của cả nước, giải quyết gần 9 vạn lao động. Song việc phát triển công nghiệp của Thành

phố chưa tương xứng với tiềm năng đã có, nhiều KCN triển khai chậm và không có hiệu quả.
- Đối với các làng nghề:
Hà NộiHà Nội có tổng số 256 làng nghề. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển và mở
rộng đúng tiềm năng. Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất chưa đảm bảo. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Phát
triển tự phát. Hạ tầng xuống cấp. Các tác động tiêu cực từ đô thị hóa như: đất đai bị thu hẹp, mật độ dân
cư và mật độ xây dựng tăng nhanh. Bảo tồn văn hóa làng nghề chưa được chú trọng đúng mức, đồng thời
tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gia tăng.
b. Hiện trạng về dịch vụ thương mại
Năm 2008, khu vực dịch vụ có tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu kinh tế GDP, chiếm 52%, có tác dụng
làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô. Hệ thống các công trình dịch vụ bao
gồm các dịch vụ về thương mại và dịch vụ về du lịch, cụ thể như sau:
b1. Hiện trạng về dịch vụ thương mại
Hiện nay toàn thành phố
5
có 362 chợ (trong đó có 20 chợ loại 1; 52 chợ loại 2 và 290 chợ loại 3), có 70
trung tâm thương mại, siêu thị (trong đó có 12 trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị (ST) hạng 1; 17
TTTM và ST hạng 2; 41 TTTM và ST hạng 3), có gần 200 cửa hàng tiện ích, tự chọn …
Nhìn chung mạng lưới chợ, siêu thị- trung tâm thương mại trên cơ sở phân bố mật độ dân cư khu vực Hà
NộiHà Nội và hệ thống chợ đầu mối hiện đại đều thiếu và yếu. Hệ thống phân phối bán lẻ nằm rải rác và
tự phát không có sức cạnh tranh. Thiếu diện tích cho bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ. Về trung tâm
hội chợ triển lãm, nhu cầu ngày càng tăng nhưng quy mô và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
b2. Hiện trạng về dịch vụ du lịch
6
Thủ đô Hà NộiHà Nội có bề dày lịch sử 1000 năm, chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa và cảnh quan đặc
sắc, sự phong phú về nét văn hóa riêng và văn hóa du nhập đa dạng thông qua văn hóa vật thể và phi vật
thể. Bên cạnh đó Hà NộiHà Nội còn có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp có một không hai, đó là những điều
kiện thuận lợi để Hà NộiHà Nội phát triển ngành dịch vụ, du lịch.
Năm 2007, GDP thu được từ du lịch của Hà NộiHà Nội chiếm tỷ trọng khoảng 4,9% tổng GDP du lịch
của toàn quốc. Hà NộiHà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa so với
TPHCM. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài tới Hà

NộiHà Nội. Tính đến tháng 7/2008 Hà NộiHà Nội có khoảng 551 cơ sở lưu trú với hơn 14.008 phòng
đang hoạt động, trong đó chỉ có 177 khách sạn được xếp hạng với 8.614 phòng, phân bố không đồng đều
trên khắp địa bàn. Hiện nay khu vực xa trung tâm hạ tầng còn chưa phát triển đồng bộ, thấp kém, chưa
thu hút được khách du lịch, vẫn còn 8 huyện không có cơ sở lưu trú du lịch. Điều đó cho thấy, Hà NộiHà
Nội hiện nay đang thiếu các tiện ích phục vụ du lịch. Các sản phẩm du lịch của Hà NộiHà Nội cũng chưa
phát triển so với các thành phố du lịch khác ở Việt Nam và cả trên thế giới.
Du lịch nội đô: Hà NộiHà Nội ngàn năm văn hiến với bao di tích lịch sử được lưu giữ, chủ yếu được đặt
tại khu vực trung tâm, tại các bảo tàng và khu vực đặc biệt như Hoàng thành. Được thể hiện qua các bảo
tàng, nhà hát, và từ các công trình văn hóa này hình thành các tour du lịch nằm trong khu vực trung tâm
Hà NộiHà Nội, tham quan các điểm dích nổi tiếng như: khu vực phố cổ, hồ Gươm, khu vực phố cũ cùng
các phố nghề, cầu Long Biên, sông Hồng, Hồ Tây, Hoàng thành, các đình chùa miếu mạo, các nhà hát và
bảo tàng giới thiệu quá trình hình thành của Hà NộiHà Nội qua các giai đoạn…
Du lịch sinh thái: Hà NộiHà Nội cũng được biết đến là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tự nhiên
và các tour du lịch sinh thái được hình thành bởi sự kết nối các điểm thắng cảnh đẹp này, chủ yếu ở khu
vực xa trung tâm, nơi đô thị ít phát triển, không khí trong lành, thoáng mát, trữ tình như: Ao Vua, suối
Tiên, Hồ suối hai, hồ Đồng Mô, đàm Vân Trì, hồ Quan Sơn
Du lịch đến với di sản, di tích: Hà NộiHà Nội đứng hàng đầu với 1853 di tích trong đó có 1050 di tích
cấp quốc gia và 803 di tích cấp tỉnh, thành phố được Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch công nhận xếp
hạng. Với tiềm năng là các công trình di tích gắn liền với lịch sử và văn hóa tín ngưỡng của Hà NộiHà
Nội, tạo nên các tour du lịch đan xen giúp cho khách du lịch có thể tham quan và tìm hiểu về phong tục
tập quán phong phú của người Hà NộiHà Nội nói chung và văn hóa của từng miền nói riêng.
- Nhận định chung:
5
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà nộiHà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
6
Nguồn: Sở Văn hóa-thể thao-du lịch
11
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Du lịch tại Hà NộiHà Nội vẫn chưa phát triển mạnh, bị ảnh hưởng bởi hệ thống cơ sở lưu trú và các dịch

vụ du lịch đi kèm. Khan hiếm dịch vụ lưu trú cho khách, đặc biệt là các khách sạn cao cấp, gây khó khăn
cho vấn đề đặt chỗ đặt tour. Bên cạnh sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, tiện ích dịch vụ du lịch, Hà NộiHà
Nội còn bị ảnh hưởng bởi tác động của đô thị hóa và ô nhiễm về chất lượng môi trường, xuống cấp của
các tài nguyên di sản, văn hóa truyền thống .v.v , đó là một trong những nguyên nhân khiến lượng
khách du lịch quốc tế tới Hà NộiHà Nội còn khiêm tốn so với vùng miền Trung và Thành phố Hồ Chí
Minh.
c. Hiện trạng nông, lâm, ngư nghiệp
Hạ tầng kinh tế khu vực nông thôn Hà NộiHà Nội trong những năm qua tiếp tục được đầu tư nâng cấp
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2008 tại Hà NộiHà Nội chiếm tỷ
trọng 6,5% GDP. Trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên 94%. Cơ cấu nông nghiệp chuyển
dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi-thủy sản-dịch vụ nông nghiệp; tỷ trọng các cây trồng,
vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần.
Về đất đai, sau khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp Hà NộiHà Nội có >189.000 ha, chiếm 56,5% đất
tự nhiên
7
, trong đó đất sản xuất nông nghiệp >150.000 ha. Mặc dù, diện tích đất nông nghiệp khá lớn,
nhưng tỷ trọng GDP của nông lâm ngư nghiệp Hà NộiHà Nội chỉ chiếm khoảng 6,5% và tỷ lệ lao động
phục vụ nông nghiệp chiếm tới 30%. Điều đó cho thấy cần phải có sự cải tiến trong năng suất lao động
và phân bổ lại nguồn lực lao động giữa các ngành kinh tế tại Hà NộiHà Nội.
- Về nông nghiệp:
Mô hình sản xuất nông nghiệp tại Hà nộiHà Nội đang theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và
phương thức canh tác, nhằm tăng chất lượng nông sản hàng hóa và hiệu quả kinh tế. Tại các huyện ngoại
thành Hà NộiHà Nội đã hình thành một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Đông Anh,
Mê Linh, Gia Lâm; hình thành một số vùng chuyên canh rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả và mở rộng
diện tích trồng lúa chất lượng cao… Trong chăn nuôi đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi tập trung,
các trang trại nuôi lợn, bò sữa, gia cầm tại khu vực Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai…
- Về lâm nghiệp:
Diện tích rừng của Hà NộiHà Nội không nhiều so với các tỉnh khác trong cả nước tập trung chủ yếu tại
khu vực Sóc Sơn, Hương Sơn-Mỹ Đức và Ba Vì. Lâm nghiệp của Hà NộiHà Nội chủ yếu là bảo vệ rừng
nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn với hiệu quả chính là bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ

phát triển du lịch.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hà NộiHà Nội là: 25.123,7ha, chiếm khoảng 7,5% diện tích tự
nhiên của thành phố. Rừng tự nhiên của Hà NộiHà Nội có tại Ba Vì, Hương Sơn, Sóc Sơn…và thuộc
rừng phòng hộ huyện Mỹ Đức.
- Về thủy sản:
Ngành thủy sản Hà NộiHà Nội mặc dù có tăng trưởng trong những năm qua, nhưng tỷ trọng thấp, chiếm
<5% tỷ trọng GDP cơ cấu nông lâm thủy sản. Một số diện tích đất nông nghiệp trồng lúa một vụ, vùng
trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Tóm lại: Khu vực nông lâm nghiệp có giá trị quan trọng đối với môi trường của thành phố, giữ gìn và
bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, tạo không gian nghỉ ngơi, du lịch và cung cấp lương thực
thực phẩm, rau xanh cho Hà NộiHà Nội. Tuy nhiên hiện nay, mỗi năm Hà NộiHà Nội thu hồi hơn
1.000ha đất, Hà tây cũ khoảng 2000ha, trong đó chiếm tới 80% là đất nông nghiệp, phục vụ các dự án
công nghiệp, đô thị. Có 19 sân golf đang xin triển khai đầu tư chủ yếu trên quỹ đất nông nghiệp và
UBND Thành phố Hà NộiHà Nội đã đề nghị 10 dự án phải chuyển đổi vì không phù hợp với quy hoạch.
Xu hướng trong những năm tới đất nông nghiệp tại Hà NộiHà Nội tiếp tục thu hẹp diện tích
8
. Đất lâm
7
Nguồn: Trung tâm khuyến nông / Bộ NNPT-NT
8
Nguồn: Báo cáo Rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn Hà NộiHà Nội/ Sở kiến trúc quy hoạch.
nghiệp, từ năm 1998 đến nay
9
, trên địa bàn huyện Sóc Sơn giảm 2073 ha, địa bàn tỉnh Hà Tây cũ là
4.083,3 ha chuyển đổi mục đích khác, chủ yếu là du lịch, dịch vụ và đô thị sinh thái.
Các vấn đề cần giải quyết hiện nay:
- Cần phải sớm khoanh vùng đất nông nghiệp đặc thù như vùng lúa năng suất, trồng rau, hoa , mặt
nước nuôi trồng thủy sản và tạo cảnh quan môi trường.
- Xác định những vùng hiện đang là đất nông nghiệp nhưng không có vai trò gì cho nông nghiệp, có
thể tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phát triển công nghiệp và đô thị.

- Tiếp tục bảo tồn đa dạng sinh học và phòng hộ môi trường sinh thái khu vực VQG Ba Vì, Khu
DTLSVH Chùa Hương; Bảo vệ, cải tạo nâng cấp hệ thống rừng hiện có, khai thác dịch vụ du lịch
gắn với bảo vệ rừng.
2.2.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội
a. Hiện trạng hệ thống công sở
a1. Hệ thống công sở cấp quốc gia:
Thủ đô Hà NộiHà Nội có “Trung tâm Chính trị Ba Đình”. Đây là nơi có trụ sở các cơ quan đầu não của
Đảng và Nhà nước, nơi có chứng tích về sự khai sinh của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và các
di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, khu vực Ba
Đình còn là khu vực tập trung nhiều công sở của các cơ quan Bộ, ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính
phủ và nhiều cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức Quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối
ngoại quan trọng nhất của đất nước.
Tuy nhiên, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan
đầu não của bộ máy hành chính Quốc gia, mà thực tế phải bố trí phân tán ở nhìều khu vực khác nhau
trong thành phố Hà NộiHà Nội (cũ).
Về các cơ quan Bộ, ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ: Tại thời điểm điều tra hiện trạng (năm
2009), cơ cấu Chính phủ có 30 cơ quan. Trong đó, có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc
Chính phủ. Hầu hết nằm trong các quận nội thành (11 đơn vị thuộc quận Ba Đình, 12 đơn vị thuộc quận
Hoàn Kiếm, 3 đơn vị thuộc quận Hai Bà Trưng, 1 đơn vị thuộc quận Đống Đa, 2 đơn vị thuộc quận Cầu
Giấy). Đây là các khu vực xen lẫn trong khu dân cư mật độ cao, thuận tiện trong giao dịch công tác
nhưng là nơi tập trung mật độ giao thông đô thị lớn, gây những ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm,
thiếu các dịch vụ đô thị như: bãi đỗ xe, khu giải trí, Hầu hết các cơ quan đều thiếu về diện tích (14 đơn
vị <1ha, 15 đơn vị >1ha) và sử dụng các công trình kiến trúc cũ làm văn phòng làm việc. Cơ sở vật chất
có chất lượng thấp kém, hầu hết đã xuống cấp không đáp ứng nhu cầu làm việc của các đơn vị, đòi hỏi
phải cải tạo, nâng cấp và di chuyển ra địa điểm mới. Trong những năm gần đây do nhu cầu phải cải tạo
nâng cấp cơ sở làm việc, nhiều dự án đã phải tác động tới các không gian di sản trong khu vực nội đô.
Một số Bộ được đầu tư xây dựng mới (Bộ Tài Chính, Bộ Tư Pháp, một số đơn vị đã có dự án di chuyển
ra ngoài tại các quận thành lập mới hoặc các huyện ngoại thành (Bộ Ngoại Giao, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài
Nguyên – Môi Trường, Bộ Công An, UB Dân tộc – miền núi…).
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng của Việt Nam, Hà Nội liên tục đăng cai các chương trình

hội nghị, diễn đàn lớn trong nước và quốc tế…Hệ thống công sở phân tán, nhỏ hẹp, cơ sở vật chất xuống
cấp và hệ thống hạ tầng quá tải trong nội đô đã tác động tiêu cực tới các hoạt động này. Nhiều chương
trình hội nghị đã phải cho cán bộ, công nhân viên và sinh viên nghỉ làm việc để các hội nghị diễn ra theo
kế hoạch.
Hiện nay, khi Thủ đô Hà NộiHà Nội được mở rộng, quỹ đất xây dựng đô thị đã được mở rộng, các yêu
cầu mới về quỹ đất xây dựng cơ quan công sở Quốc gia trong bối cảnh hội nhập càng trở nên cần thiết
một mặt đáp ứng công tác cải cách hành chính, mặt khác tạo lập quần thể kiến trúc công sở Quốc Gia
xứng đáng với Thủ đô của Quốc gia.
9
Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng
12
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
a2. Hệ thống công sở cấp thành phố:
Hệ thống công sở đầu não cấp thành phố hiện nay được đặt tại khu vực xung quanh Hồ Gươm, bao gồm
trụ sở UBND thành phố, Thành Ủy, Hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc Thành phố. Vị trí này có đủ
điều kiện liên kết với Trung tâm đầu não chính trị Ba Đình và vùng phụ cận, do vậy các công sở này cần
được quy hoạch lại nhằm đảm bảo tính kế thừa truyền thống cũng như có vị trí trung tâm của Hà NộiHà
Nội.
Thành phố hiện có 37 Sở, Ban, Ngành, Đoàn trực thuộc thành phố Hà NộiHà Nội với tổng diện tích công
sở khoảng 487ha, bao gồm cả các cơ sở trực thuộc được phân bổ đều trên khắp 24 quận, huyện. Hệ thống
công sở nằm phân tán trong các quận nội thành Hà NộiHà Nội cũ và quận Hà Đông, nhiều công trình đã
hết niên hạn sử dụng, kiến trúc công trình không đóng góp vào cảnh quan đô thị.
Việc bố trí và xây dựng các công sở cấp Thành phố như hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, cần phải
có biện pháp cải tạo, nâng cấp, thậm chí tìm địa điểm mới tạo dựng quần thể kiến trúc công sở cấp Thành
phố đóng góp cảnh quan kiến trúc đô thị chung của cả thành phố.
a3. Hệ thống đất các khu ngoại giao đoàn
Theo tài liệu do Cục phục vụ Ngoại giao đoàn cung cấp tháng 6 năm 2009, Thành phố Hà NộiHà Nội
hiện có 104 đoàn ngoại giao thuê và sử dụng do Cục quản lý với diện tích khoảng 21,73ha. Các đoàn
ngoại giao chủ yếu tập trung tại khu vực quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng.

Ngay từ năm 2001 để có quỹ đất phục vụ cho các đoàn ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ
Xây dựng nghiên cứu Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu Đoàn ngoại giao tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ
Liêm với quy mô nghiên cứu khoảng 62,8 ha.
Nhận định chung
Các công trình công sở cấp quốc gia, các công sở cấp Thành phố tập trung chủ yếu vào nội đô, nên diện
tích chật hẹp, thiếu chỗ làm việc của CBCNV và dịch vụ công. Vị trí đa số nằm xen lẫn trong khu dân cư
mật độ cao gây nên ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm. Nhiều công trình đã hết niên hạn sử dụng,
kiến trúc công trình không đóng góp vào cảnh quan đô thị. Các công sở cấp thành phố hầu hết nằm phân
tán, gây lãng phí về duy tu bảo dưỡng và mất nhiều thời gian đi lại khi liên hệ công tác.
b. Hiện trạng hệ thống nhà ở
Nhà ở Thủ đô Hà nội rất đa dạng về loại hình và chất lượng nhà ở như: Nhà ống kiểu truyền thống trong
khu phố cổ/ Biệt thự kiểu Pháp/ Nhà biệt lập ở khu vực đô thị/ Nhà biệt lập ở khu vực nông thôn/ Nhà
tập thể cũ/ Nhà ở chung cư cao tầng/ Nhà hỗn hợp. Trong đó nhà ở phố cổ và nhà ở biệt thự kiểu Pháp ở
phố cũ có rất nhiều giá trị di sản kiến trúc đô thị.
Chất lượng nhà ở thủ đô cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, hầu hết hộ gia đình đều có nhà ở.
Tuy nhiên, Hà NộiHà Nội vẫn tồn tại một khối lượng lớn nhà ở chất lượng thấp như khu vực nhà ở cho
lao động dịch cư, nhà ở phố cổ, nhà ở khu tập thể cũ, nhà tạm và nhà ở người nghèo ở các khu vực nông
thôn. Hệ thống các khu nhà ở phân bố phân tán đan xen do đặc điểm phát triển đô thị lan tỏa hiện nay.
Khu vực trung tâm Hà NộiHà Nội hiện có khoảng 24 khu tập thể với diện tích gần 400ha được xây dựng
qua các thời kỳ với nhiều mô hình như của Liên xô (cũ) 3- 5 tầng; các tập thể các nhà máy, xí nghiệp có
những khu là các dãy nhà 1-2 tầng Do sự gia tăng dân số trong nhưng năm gần đây, nhu cầu diện tích ở
đòi hỏi nhiều và cũng do điều kiện kinh tế Hiện tại hầu hết các khu chung cư cũ của Hà NộiHà Nội đều
trong tình trạng lấn chiếm đất công, xây xen, cơi nới, xây vẩy trái phép; nạn “chuồng cọp”, lồng sắt hầu
như khu chung cư cũ nào cũng có gây mất mỹ quan đô thị, chất lượng công trình bị ảnh hưởng xuống
cấp, các chức năng hạ tầng xã hội (cây xanh, trường học, nhà trẻ, bãi đỗ xe ) bị xem nhẹ. Việc đầu tư
cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ hiện nay là vô cùng bức thiết nhằm nâng cao diện tích ở, cải
thiện môi trường sống, bổ sung các chức năng hạ tầng xã hội còn thiếu trong khu vực.
Chỉ tiêu nhà ở khu vực đô thị đạt 25,1m
2
sàn sử dụng/người (năm 2009), cao hơn so với chỉ tiêu chung

của toàn quốc là 23,11m
2
sàn sử dụng/người. Chỉ tiêu nhà ở khu vực nông thôn đạt 17,9m
2
sàn sử
dụng/người (năm 2009).
Bên cạnh những chính sách phát triển mới về nhà ở, Hà nộiHà Nội cần nghiêm cứu cải tạo chỉnh trang
quỹ nhà ở hiện có đang xây dựng và phát triển lộn xộn ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc và cảnh quan
chung đô thị.
Nhận định chung
Quỹ nhà ở phát triển nhanh góp phần cải thiện điều kiện ở của người dân. Trong 10 năm gần đây, tốc độ
triển khai các dự án phát triển nhanh với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu ở rất cao của người dân thủ đô.
Tuy nhiên chỉ tiêu về diện tích nhà ở, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong các khu ở còn
thấp và không đồng đều. Kiến trúc nhà ở tự phát, không liên kết, không đồng nhất tạo nên bộ mặt kiến
trúc đô thị nham nhở, hiệu quả thẩm mỹ kém đặc biệt là kiến trúc nhà ở lô phố và nhà ở chung cư cao
tầng.
c. Hiện trạng hệ thống các cơ sở văn hóa
10
c1. Hiện trạng văn hóa, tín ngưỡng
Hà NộiHà Nội là nơi tập trung nhiều di sản di tích tôn giáo tín ngưỡng có trên 5.100 di tích lịch sử văn
hóa, là nơi tập trung nhiều lễ hội và các những lễ hội mang tính đặc trưng riêng như Lễ hội chùa Hương,
hội gò Đống Đa, hội Gióng … trong đó Khu vực Hà NộiHà Nội cũ và Mê Linh có gần 2000 di tích với
hơn 600 di tích đã xếp hạng. Thăng Long – Hà NộiHà Nội ngàn năm văn hiến trải qua bao thăng trầm và
biến cố thời gian, Hà NộiHà Nội ngày nay còn lưu giữ được rất nhiều những công trình văn hóa gắn liền
với lịch sử. Hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa, cách mạng quý hiếm, tiêu biểu là Cổ Loa, Thành Cổ, Phố
cổ, là hàng trăm đình, chùa, miếu, phủ, tượng đài, làng nghề, phố nghề… nổi tiếng. Hà NộiHà Nội còn là
nơi giao thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa trên thế giới như dấu ấn của nền văn hóa Trung Hoa, Pháp,
thể hiện qua những công trình văn hóa và những giá trị văn hóa phi vật thể. Một số công trình văn hóa
tiêu biểu như: Nhà hát Lớn Hà NộiHà Nội, Bảo tàng lịch sử, Thư viện Quốc gia,
Bên cạnh văn hóa Thăng Long, Hà NộiHà Nội còn nổi tiếng với văn hóa xứ Đoài, nơi hội tụ của nhiều

làng nghề nổi tiếng và những ngôi làng cổ mang dấu ấn của các vị vua (Phùng Hưng, Ngô Quyền) với
các lễ hội truyền thống mang đậm nét dân gian, hay những ngôi đình chùa cổ kính danh bất hư truyền
cùng với các danh nhân văn hóa đã có công góp sức hình thành nên lịch sử văn hóa xứ Đoài.
c2. Hiện trạng các công trình văn hóa
Hệ thống rạp hát:
Thăng Long – Hà NộiHà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn, nền
văn minh của Á Đông và phương Tây để rồi xây dựng nên những cơ sở đầu tiên cho nền nghệ thuật. Rạp
hát là nơi giao lưu và truyền bá văn hoá, đời sống của con người thông qua bộ môn nghệ thuật diễn trên
sân khấu. Văn hoá nghệ thuật được thịnh hành và phát triển mạnh từ xa xưa, tuy nhiên phải đến thời kỳ
Pháp thuộc các nhà hát mới được xây dựng nhiều. Hệ thống nhà hát trên địa bàn Hà NộiHà Nội có
khoảng 19 rạp, đặc biệt 12 rạp hát thuộc hai quận trung tâm là Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, phân bố
không đồng đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm của thủ đô, còn tại các huyện ngoại thành hầu như
không có. Chỉ có một số ít nhà hát đạt tiêu chuẩn như Nhà hát Lớn xây vào thời Pháp thuộc được xây
dựng năm 1902-1911, bảo trì thường xuyên, còn đa số không đạt chỉ tiêu về mặt kỹ thuật bên trong cũng
như bên ngoài và thẩm mỹ kiến trúc. So với sự phát triển của xã hội hiện nay thì quy mô của các nhà hát
không lớn. Hạn chế nữa là nhiều rạp hát bị che chắn tầm nhìn bởi dân cư phát triển trong đô thị. Trong
19 rạp hát có 4 rạp hát chưa có rạp, một số dự án xây dựng rạp hát bị treo, nhiều rạp hát cũ bị phá bỏ
hoặc chuyển đổi chức năng biến thành vũ trường, quán bia… Với đời sống của người dân ngày càng phát
triển, nhu cầu về thưởng thức văn hoá cũng tăng theo và sự xuống cấp của hệ thống nhà hát không đủ để
đáp ứng. Các khu vực ngoài trung tâm Hà NộiHà Nội thiếu cơ sở rạp hát tạo nên sự hình thành của
những hát lưu động.
Hệ thống rạp chiếu phim:
Chuyên ngành nghệ thuật thứ bảy được biết đến khi có sự du nhập của văn hoá và nền văn minh khoa
học nước ngoài do chế độ đô hộ của những năm Bắc thuộc. Tuy nhiên thời đó rất ít rạp được xây dựng,
chủ yếu xây dựng thời Pháp thuộc và quay lưu động. Vì vậy hệ thống rạp chiếu phim phần lớn được xây
10
Nguồn: Hà NộiHà Nội bách khoa toàn thư.
13
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

dựng vào thời kỳ đổi mới. Có 21 rạp chiếu phim, trong đó có cả những cụm rạp chiếu phim đạt tiêu
chuẩn quốc tế như Megastar, trung tâm chiếu phim Quốc Gia được xây dựng mới và có quy mô lớn. Sự
phân bố của các rạp chiếu phim chủ yếu ở trung tâm của thủ đô và đô thị lớn như Sóc Sơn, Đông Anh,
nên việc đáp ứng nhu cầu của người dân tại các đô thị và thị trấn, thị tứ thiếu nghiêm trọng. Đồng thời
chỉ có những rạp đủ tiêu chuẩn thu hút được khán giả, nhiều rạp chiếu phim chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật
như: chất lượng âm thanh và hình ảnh kém, chỗ ngồi chưa hợp lý, tầm nhìn bị vướng, chỗ để xe chưa
hợp lý
Hệ thống rạp xiếc:
Bộ môn nghệ thuật xiếc góp phần mang lại niềm vui và sự hiểu biết về khoa học, đời sống và kỹ năng
khéo léo của con ngời và các loài vật thông minh. Được ra đời muộn trong thời kỳ đổi mới và chưa được
chú trọng, rạp xiếc hầu như không thu hút được sự quan tâm của người dân mà chủ yếu chỉ đáp ứng số
lượng khán giả nhỏ tuổi, thiếu niên và nhi đồng. Hiện tại chỉ có duy nhất một rạp xiếc trung ương có cơ
sở vật chất chưa đầy đủ tại trung tâm của thủ đô, phục vụ cho các đoàn xiếc. Tuy vậy quy mô rất nhỏ và
bị che khuất tầm nhìn và ảnh hưởng bởi các nhà hàng, quán bia xung quanh. Thiếu cơ sở hoạt động rất
nhiều tại khu vực trung tâm cũng như tại các quận huyện, đặc biệt là các cơ sở phục vụ cho thiếu nhi là
những đối tượng phần lớn của chuyên ngành này. Do vậy đoàn xiếc phải đi biểu diễn lưu động tại các
khu vực dân cư nông thôn, xa trung tâm.
Hệ thống thư viện:
Thư viện là nơi giao lưu học hỏi, truyền bá văn hoá, khoa học và đời sống tới người dân, góp phần quan
trọng tới sự phát triển văn minh của thủ đô. Hệ thống thư viện của Hà NộiHà Nội có khoảng hơn 40 thư
viện với hàng ngàn cuốn sách, trong đó có thư viện quốc gia Việt Nam có thể xem là thư viện quan trọng
nhất của cả quốc gia, mới được xây dựng lại với cơ sở vật chất hiện đại. Các thư viện tập trung chủ yếu
tại trung tâm thủ đô và các đô thị lớn, đa số được xây dựng trong thời kỳ mới. Thư viện cấp thành phố và
hệ thống thư viện tại các quận huyện địa phương chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân. Tại
trung tâm Hà NộiHà Nội còn kể tới các thư viện tại các trường đại học và các thư viện chuyên ngành, tuy
hiên quy mô nhỏ, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho các cán bộ và học sinh, sinh viên đại học. Hình
thức kiến trúc của các thư viện chưa được quan tâm, đa số được lồng ghép và các công trình khác hoặc bị
khuất tầm nhìn. Số thư viện tại Hà NộiHà Nội nhiều hơn số thư viện của thành phố Hồ Chí Minh (26 thư
viện với 2402 ngàn cuốn) nhưng số đầu sách thì chỉ bằng một phần tư, chưa xứng tầm là trung tâm văn
hoá của cả nước.

Hệ thống bảo tàng:
Với chức năng là nơi lưu giữ quá khứ cũng như hiện tại của quá trình hình thành thủ đô qua các hiện vật,
di tích, khảo cổ… Hệ thống bảo tàng tại thủ đô có khoảng 16 bảo tàng lớn với nhiều chủ đề khác nhau,
qua nhiều thời kỳ khác nhau. Một số bảo tàng được xây dựng vào thời kỳ thuộc địa nên cấu trúc mang
dáng dấp kiểu Pháp (bảo tàng lịch sử Việt Nam, bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng Hà NộiHà Nội,
nhà tù Hoả Lò), đa số xây với kiến trúc kiểu mới. Tuy nhiên mật độ tập trung chủ yếu ở khu vực trung
tâm, hiện tại nhiều bảo tàng trong khu vực các quận huyện khá chật chội và hầu như là không có. Hiện
tại thiếu các bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng về thiên nhiên, bảo tàng dành cho các thanh thiếu niên
nghiên cứu, giao lưu và học tập. Đặc biệt là bảo tàng Hà NộiHà Nội hiện tại vẫn chưa được xây xong.
Hệ thống Trung tâm văn hóa:
Là nơi giao lưu và hoạt động văn hóa cho mọi người dân, cho mọi lứa tuổi. Hệ thống trung tâm văn hoá
được phân bố đồng đều trên toàn thành phố. Tuy nhiên các trung tâm văn hóa chỉ được chú trọng tại đô
thị trung tâm, tại các huyện ngoại thành chỉ được xây dựng với quy mô nhà văn hoá nhỏ. Tình trạng các
công trình thiếu thốn cơ sở vật chất, bộc lộ những hạn chế về mặt kiến trúc và mau xuống cấp. Đặc biệt ở
các quận huyện xa trung tâm chưa hoạt động có hiệu quả. Nhiều trung tâm văn hóa tuy được xây mới
nhưng quy mô nhỏ, kém cả về chất lượng và thẩm mỹ. Thiếu những trung tâm văn hóa cấp quốc gia với
quy mô lớn.
Hệ thống trung tâm triển lãm:
Triển lãm nơi giao lưu và giới thiệu những sản phẩm văn hóa cũng như sản xuất của người dân Hà
NộiHà Nội với mọi người dân trên cả nước cũng như các bạn nước ngoài. Tuy nhiên số lượng ít, xây
dựng chủ yếu vào thời kỳ kinh tế phát triển, chỉ có một trung tâm triển lãm cấp quốc gia nhưng hoạt
động chưa hiệu quả. Trung tâm triển lãm Vân Hồ quy mô nhỏ, chật chội, có khu vực bị sử dụng sai mục
đích, hoạt động cho giao lưu triển lãm không nhiều. Hiện tại cơ sở vật chất cho các trung tâm triển lãm
không nhiều, đa số mượn tạm cơ sở của các nhà văn hóa hoặc cung văn hóa. Vì vậy chưa đáp ứng đầy đủ
được nhu cầu thiết yếu của người dân.
Hệ thống công viên vui chơi giải trí:
Nơi phục vụ nhu cầu vui chơi và giải trí cho người dân toàn thành phố cùng khách du lịch. Hiện tại các
công viên phân bố rải rác trên địa bàn trung tâm thủ đô với quy mô nhỏ và số lượng thiếu trầm trọng,
hiện chỉ có mỗi công viên nước Hồ Tây được gọi là công viên vui chơi giải trí lớn tại Hà NộiHà Nội.
Còn đa số các công viên đều chỉ trồng cây lấy bóng mát và trở thành nơi tập thể dục thể thao cho người

dân đô thị. Bên cạnh đó nhiều công viên bị chiếm dụng đất sử dụng sai mục đích thành nhà hàng và các
quán xá, hoặc bị bỏ hoang thành tụ điểm cho các tệ nạn xã hội. Tại các quận huyện xa trung tâm hầu như
không có công viên vui chơi giải trí, chỉ có một số ít có bố trí khu vực vui chơi cho trẻ em với quy mô rất
nhỏ.
Hệ thống quảng trường:
Nơi tụ họp của người dân trong những lễ hội, sự kiện trọng đại của thủ đô, nơi hội tụ không gian và tạo
điểm nhấn quan trọng cho đô thị, đặc biệt là quảng trường cửa ngõ. Hiện tại trung tâm Hà NộiHà Nội chỉ
có khoảng 5 quảng trường văn hóa, các quảng trường quy mô chưa lớn, chưa được phát huy hết giá trị
vốn có. Duy nhất Quảng trường Ba Đình gắn liền với lịch sử, có quy mô lớn nhưng đã từ lâu chỉ được
trưng bày như di tích lịch sử. Quảng trường Cách mạng tháng 8 trước mặt nhà hát Lớn được tổ chức
nhiều sự kiện lớn của thủ đô nhưng quy mô quá nhỏ. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tuy được gọi
là quảng trường nhưng được sử dụng như một nút giao thông đầu mối. Bên cạnh đó các quảng trường
chưa kết hợp được các công trình văn hóa đẹp và quan trọng, thu hút người dân và tạo thành điểm nhấn
của đô thị.
Hệ thống tượng đài:
Là công trình văn hóa có mối giao lưu trực tiếp tới người dân đô thị, đồng thời truyền đạt ngôn ngữ hình
ảnh và đánh dấu những chứng tích lịch sử của thủ đô. Phần lớn tượng đài của Hà NộiHà Nội được xây
dựng khi hoà bình lập lại nên nội dung chủ yếu ghi danh các chiến công lịch sử, anh hùng đất nước, khô
khan và thiếu nội dung truyền đạt tới người dân. Nhiều tượng đài được xây dựng tại khu vực vắng vẻ hẻo
lánh, hoặc bị che khuất, không kết hợp được với cảnh quan xung quanh. Thiếu những tượng đài mang
tính mỹ thuật, tượng đài mang tính biểu tượng và tôn vinh vẻ đẹp của Hà NộiHà Nội. Hiện tại sự thiếu
thốn tượng đài cần phải được quy hoạch rõ ràng, gắn liền với các quảng trường văn hóa, tạo bộ mặt mới
cho đô thị và ghi lại dấu ấn cho từng mốc thời kỳ phát triển của thủ đô Hà NộiHà Nội.
Đánh giá chung
Hà NộiHà Nội có bề dày 1000 năm lịch sử, có nhiều danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ cùng
với văn hóa phi vật thể, là nơi tập trung nhiều công trình văn hóa lớn và quan trọng của cả nước. Để Hà
NộiHà Nội tiếp tục giữ vai trò là Thủ đô Văn Hiến của cả nước, bên cạnh việc giữ gìn phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống cả vật thể và phi vật thể, cần sáng tạo các giá trị văn hóa mới để Hà NộiHà Nội
có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng thành phố Hà NộiHà Nội Văn Hiến – Văn Minh – Hiện
Đại.

d. Hiện trạng hệ thống giáo dục, đào tạo
- Các trường đào tạo đại học và cao đẳng
Hà Nội là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của đất nước, có hàng trăm các viện nghiên cứu, trường
đại học cao đẳng đóng trên địa bàn. Các công trình kiến trúc của các trường đại học truyền thống góp
phần tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị của thủ đô. Khu vực Hà NộiHà Nội cũ tập trung nhiều nhất các
trường đại học cao đẳng, trong đó: Đại học 46 trường; Cao đẳng 17 trường và Trung học chuyên nghiệp
39 trường chiếm diện tích khoảng 450ha
14
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Từ năm 1960
11
đến nay, số lượng trường đại học cao đẳng tại Hà NộiHà Nội tăng gấp 3 lần, quy mô sinh
viên tăng 11 lần và tỷ trọng người dân/sinh viên là 6/1. Do điều kiện về quỹ đất nội đô chật hẹp không đủ
diện tích để mở rộpng trường, đã tác động tiêu cực tới chất lượng đào tạo. Các chỉ tiêu về đất đai/sinh
viên tại các trường đại học, cao đẳng của Hà NộiHà Nội rất thấp so với tiêu chuẩn; 1/3 số trường tại Hà
NộiHà Nội đạt chỉ tiêu đất từ 0,2-6m2/SV, còn lại trung bình 17m2/SV (tiêu chuẩn khu học tập là
25m2/SV không bao gồm khu hỗ trợ). Ví dụ một số trường điển hình: Đại học mở Hà NộiHà Nội tuyển
sinh 40.000SV, quy mô trường 0,37ha, chỉ tiêu 0,2m2/SV; Đại học Bách Khoa tuyển sinh 44.000SV,
quy mô trường 21 ha, chỉ tiêu 8m2/SV.v.v…
Ngoài các trường Đại học cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề cũng tập trung tại thủ
đô Hà NộiHà Nội với số lượng lớn, tại Hà NộiHà Nội có 59/99 trường trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề với 5,3 vạn giáo viên, học sinh.
Đánh giá chung
Hầu hết các trường đại học cao đẳng này tập trung trong khu vực các quận nội thành đã gây áp lực quá
tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện có. Cơ sở vật chất nghèo nàn, diện tích đất bình quân các
trường quá thấp so với tiêu chuẩn tối thiểu, thiếu chỗ cho nơi học tập, rèn luyện thể chất, nghiên cứu
sáng tạo Chính vì vậy, đến nay công tác đào tạo đại học chưa đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp lực lượng
lao động có trình độ và tay nghề cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho Thủ đô và cả nước.
- Hệ thống các trường giáo dục phổ thông

12
Hà NộiHà Nội hiện có 2.375 cơ sở, trong đó ngoài công lập có 316 cơ sở. Mạng lưới trường học phổ
thông tại Hà NộiHà Nội có nhiều tồn tại đó là: Thiếu trường học (đặc biệt ngành mầm non, tiểu học). Trừ
một số trường mới được xây dựng, đa số các trường có cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học thiếu
thốn, không đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Các trường ngoài công lập
không ổn định vị trí do phải đi thuê cơ sở vật chất
Diện tích đất cho các trường thấp hơn tiêu chuẩn. Trường mầm non đạt 7,0 m2/chỗ (tiêu chuẩn là 15
m2/chỗ ), trường tiểu học đạt 11,43 m2 (tiêu chuẩn 15 m2/chỗ ), trường THCS đạt 9,22 m2 (tiêu chuẩn là
15 m2/chỗ), trường PTTH đạt 9,36 m2 (tiêu chuẩn là 15 m2/chỗ).
Mạng lưới giáo dục phổ thông còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu hiện đại hóa trường lớp.
Những trường “điểm”, tỷ lệ học sinh/lớp quá cao, thiếu trường học đặc biệt ngành mầm non, tiểu học.
Mạng lưới trường ngoài công lập không ổn định, phụ thuộc vào các hợp đồng thuê mượn. Diện tích đất /
học sinh còn thấp so với quy định
Để nâng cao chất lượng sống cho người dân Hà NộiHà Nội, cần phải có những giải pháp cụ thể và khả
thi để mở rộng cơ sở trường lớp, đặc biệt là khu vực đông dân cư nội đô hiện nay.
e. Hiện trạng hệ thống y tế:
Hệ thống các cơ sở y tế lớn tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, nên không có điều kiện phát triển
mở rộng và góp phần gây quá tải tới hệ thống hạ tầng đô thị. Các cơ sở y tế tuyến trung ương được đầu
tư và quan tâm vượt trội còn tuyến địa phương hầu như ít biến động về năng lực do đó nhiều nơi tuyến
địa phương chỉ hoạt động một cách hình thức, thiếu chủ động. Hiện còn thiếu các cơ sở khám chữa bệnh,
cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, xuống cấp và quá tải. Và chưa có các quy hoạch, định hướng cụ thể cho
công tác đầu tư phát triển hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội và khu vực.
11
Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo
12
Nguồn: Sở giáo dục đào tạo Hà NộiHà Nội
Đặc biệt khu vực Hà NộiHà Nội trung tâm tập trung tới: 32 cơ sở cơ sở y tế trung ương với 7710 giường
có tổng diện tích đất khoảng: 74 ha, trong đó: 16 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa có diện tích khoảng
51,93 Ha, tổng số 6680 giường bệnh, chiếm 60% số giường bệnh trên địa bàn Hà NộiHà Nội; 16 viện
nghiên cứu thực nghiệm y dược, trong đó 8 cơ sở nghiên cứu có thực nghiệm điều trị với 1030 giường có

diện tích khoảng 22,1 ha; 16 cơ sở y tế bộ ngành, với 3270 giường, Bao gồm của các bộ như: giao thông,
Nông nghiệp, Xây dựng, Công nghiệp, Công an, quốc phòng ; Cơ sở y tế trực thuộc thành phố Hà
NộiHà Nội gồm 21 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, y học cổ truyền. Tổng diện tích 35,6 ha, 4090
giường bệnh; 8 trung tâm chuyên khoa bao gồm lĩnh vực y tế dự phòng, kiểm dịch, giám định y
khoa 2 trường cao đẳng y tế. Và 15 trung tâm y tế quận huyện thị xã, trong đó có 7 trung tâm có
giường bệnh.
Đánh giá chung
Phần lớn các bệnh viện tại Hà NộiHà Nội có quy mô diện tích nhỏ, được xây dựng từ lâu, mặt bằng chật
hẹp, xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc, thiếu so với tiêu chuẩn. Mật độ các bệnh viện tập trung quá
nhiều vào khu vực nội thành gây sức ép lên cơ sở hạ tầng và môi trường. Trình độ năng lực của đội ngũ
nhân viên y tế không đồng đều. Quá tải tại các bệnh viện TW do số lượng bệnh nhân tập trung từ các
tỉnh khác.
g. Hiện trạng không gian xanh, cây xanh đô thị và mặt nước:
Trong thành phố, không gian xanh bao gồm tàn bộ đất nông nghiệp, sông hồ, vùng rừng thiên nhiên khu
vực núi Ba Vì, Sóc Sơn, Hương Tích và các không gian xanh trông đô thị.
- Khu vực ngoài đô thị
Chủ yếu là khu vực rừng tự nhiên (Ba Vì, Sóc Sơn, Quan Sơn, Hương Sơn), khu vực nông nghiệp chiếm
56,5% tổng diện tích. Khu vực rừng tự nhiên hiện tại đang dần bị khai thác lấn chiếm, làm ảnh hưởng tới
môi trường sống của các loài động vật đang sinh sống, đồng thời một số nơi khai thác du lịch với mật độ
cao gây ảnh hưởng tới mỹ quan của không gian tự nhiên vốn có. Khu vực nông nghiệp được khai thác
bởi trồng lúa, trồng hoa màu, trồng hoa, cây cảnh và cây ăn quả, chủ yếu là trồng lúa.
Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp xây dựng sân Golf
Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng trong đó đầu tư và chuyển đổi mục
đích sử dụng đất thành sân golf là một vấn đề được quan tâm. Sân golf là một loại hình không gian xanh
vừa mang tính chất rèn luyện thể thao, vui chơi giải trí đồng thời các dự án đầu tư xây dựng sân golf còn
được coi là phát triển du lịch, giải quyết lao động và tăng trưởng mạng nền kinh tế của khu vực. Tuy
nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây tình hình đất nông nghiệp bị khai thác để chuyển đổi thành sân golf
ngày một gia tăng. Các dự án sân golf thay vì đầu tư vào vùng đất cằn cỗi, canh tác không hiệu quả thì
lại xâm chiếm vùng đất thuộc diện trù mật, chăn nuôi trồng trọt năng suất cao. Sự chiếm dụng đất nông

nghiệp để xây dựng không chỉ gây nên những bức bối cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến môi
trường sống của khu vực.
Tình hình các dự án sân golf hiện nay, theo UBND thành phố đến thời điểm tháng 7 năm 2010 trong số
19 dự án thì có 4 sân gôn hoạt động bình thường, 4 sân golf khác được tiếp tục xây dựng và 11 sân golf
sẽ ngưng triển khai.
4 sân Golf đã đi vào hoạt động là sân golf King’s Island Golf Course tại Đồng Mô – Sơn Tây, Vân Trì
Golf Club tại Đông Anh, Hà NộiHà Nội Golf Club tại Minh Trí – Sóc Sơn, Sky Lake Resort and Golf
Club tại Văn Sơn – Sơn Tây.
Khuyến cáo:
Đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa bị thu hồi để triển khai các dự án sân golf gây ảnh hưởng đến
đời sống của người dân cũng như nền nông nghiệp của vùng. Thu hồi đất nông nghiệp vào mục đính
khác làm thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giảm sản lượng lúa, tạo ra một luồng lao động tự phát tràn vào đô
15
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
thị, gia tăng áp lực cho đô thị trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và an ninh xã hội. Vấn đề phát triển sân
golf là xu hướng tất yếu của nhu cầu xã hội nhưng cần có quy hoạch rõ ràng cho những khu vực phát
triển loại hình sân golf này.
- Khu vực đô thị:
Sau khi mở rộng địa giới hành chính thủ đô, toàn thành phố Hà NộiHà Nội có khoảng 60 công viên,
vườn hoa lớn nhỏ với tổng diện tích khoảng 300ha, bình quân chỉ tiêu cây xanh đầu người thấp
5m2/người, khu vực các quận nội thành khoảng 2-3m
2
/ng (Quy hoạch năm 1998 phân đấu đạt
15m2/người).

Trong các quận nội thành cũ: diện tích cây xanh ngày càng thu hẹp do tác động của áp lực kinh tế xã hội
và thiếu kiểm soát trong quản lý đô thị. Tại khu vực khu phố cổ và khu phố cũ, những vườn hoa cây
xanh bị thu hẹp bởi các hàng quán và bị ô nhiễm. Cây xanh và mặt nước hồ Gươm là một trong những
điểm văn hóa điển hình của trung tâm Hà NộiHà Nội, gắn liền với lịch sử của các khu phố, được đầu tư

và chỉnh trang hợp lý. Tại quận Ba Đình có hai công viên lớn của thành phố là công viên Thủ Lệ và công
viên Bách Thảo, đặc biệt là khu vực mặt nước trong địa bàn quận như hồ Trúc Bạch, Giảng Võ, Ngọc
Khánh, công viên Thống Nhất, công viên Tuổi Trẻ quận Hai Bà Trưng đã góp phần tạo cảnh quan và
cải tạo vi khí hậu cho khu vực.
Trong các khu đô thị mở rộng: Cây xanh chỉ được quan tâm ở mức độ từng dự án nhỏ lẻ riêng biệt, hầu
như không có cây xanh công viên phục vụ cấp khu vực, tại các đô thị lớn tỉ lệ cây xanh rất thấp và không
được đâu tư nâng cấp.
Các công viên chuyên đề: Hiện tại thiếu công viên chuyên đề, công viên chuyên ngành, công viên tự
nhiên dành cho khoa học nghiên cứu, hay những đại công viên như công viên rừng tự nhiên gắn bó với
hoạt động của người dân. Ví dụ công viên bách thú hiện tại chưa được đầu tư cơ sở vật chất cũng như số
lượng các giống loài, quang cảnh sơ sài và điều kiện chăm sóc các con thú kém chất lượng.
Cây xanh đường phố: Do mật độ của đô thị đông đúc, đường phố chật hẹp và bị lấn chiếm, tình trạng cây
xanh đường phố là rất thiếu, tạo nên ít trục xanh trong đô thị. Phần lớn các trục đường có cây xanh chỉ
tập trung tại các khu phố cũ, khu phố Pháp, còn tại các khu vực mới phát triển hầu như không có, hoặc
không được đầu tư.
Đánh giá chung:
Tình trạng các công viên được nghiên cứu và gắn kết cùng các dự án mới với các công trình mới được
xây kèm làm thu nhỏ không gian xanh vốn có. Các không gian xanh không chỉ thiếu thốn tại khu vực
trung tâm mà còn bị ô nhiễm đối với khu vực hai bên sông của hệ thống các con sông của Hà NộiHà Nội.
Phần lớn phần xanh được che phủ bởi đất nông nghiệp, đất hoang, chưa được quy hoạch thống nhất để
tạo cảnh quan đẹp. Thiếu quy hoạch đồng bộ các hệ thống cây xanh đô thị và mặt nước cấp Vùng, cấp
thành phố, cấp quận, huyện và các phường xã đến các đơn vị ở theo quy chuẩn quy phạm của đô thị. Một
số cùng cảnh quan đẹp không bố trí công viên mà chỉ chú trọng đến các công năng khác như khu vực hồ
Tây, Linh Đàm
- Hệ thống mặt nước
Ngoài hệ thống các sông Đà, Hồng, Đuống, Nhuệ, Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét…Hà NộiHà Nội hiện
nay là thành phố có số lượng ao hồ nhiều, diện tích ao hồ lớn so với các đô thị trong cả nước. Hiện nay
trên địa bàn 10 quận nội thành Hà NộiHà Nội có khoảng 111 hồ, ao với tổng diện tích khoảng 1.165ha.
Với 46 hồ đã được cải tạo (15 hồ đã cải tạo đồng bộ, hoàn chỉnh); 65 hồ chưa được cải tạo, trong đó: 21 hồ
đã có dự án cải tạo và 44 hồ chưa có dự án cải tạo.

Tuy nhiên, diện tích ao hồ giảm mạnh trong các năm qua gây tình trạng úng lụt và tiêu thoát không tốt,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan thiên nhiên của đô thị và làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm
môi trường. Sông hồ Hà NộiHà Nội là nguồn tiếp nhận, dẫn, vận chuyển và chứa xử lý nước thải sinh
hoạt công nghiệp và điều hòa nước mưa.
h. Hiện trạng khu thể dục thể thao:
Các công trình thể dục - thể thao chủ yếu do 3 cấp quản lý:
- Khu TDTT cấp quốc gia: Khu liên hợp TDTT Mỹ Đình diện tích 250 ha, tiêu chuẩn xây dựng đạt cấp
quốc gia. Vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nốt tuy nhiên quy mô chưa đủ để đáp ứng cho ASIAD và
các hoạt động giao lưu mang tầm cỡ quốc tế trong thời gian tới.
- Khu TDTT cấp Thành phố: Tập trung tại quận Ba Đình, gồm các tổ hợp thể thao được xây dựng theo
tiêu chuẩn Việt Nam từ nhiều năm trước đây, quỹ đất hạn chế. Nhiều nơi bị lẫn vào không gian ở của
người dân gây nên chật chội và không có thẩm mỹ, gây tắc nghẽn giao thông khi có các buổi thi đấu.
- Khu TDTT cấp quận huyện: Khu vực nội thành có các công trình phục vụ dân cư luyện tập, vui chơi
tuy nhiên quy mô nhỏ, cơ sở vật chất lạc hậu. Khu vực ngoại thành chủ yếu có các công trình quy rất mô
nhỏ, sân bãi TDTT ngoài trời. Khả năng phục vụ cho khu dân cư rất hạn chế. Theo thống kê chỉ có 14/29
quận huyện có các công trình TDTT cấp huyện, tập trung tại các quận nội thành cũ của Hà NộiHà Nội,
Hà Đông và Sơn Tây.
- Công trình TDTT trong khu ở: được hình thành bởi các khu TDTT trong khu ở mới và không gian công
cộng của khu ở cũ. Đáp ứng phần nào nhưng chật chội và không đủ cơ sở vật chất.
- Ngoài ra còn có một số công trình thể dục thể thao tư nhân được xây dựng để kinh doanh như sân bóng
đá, sân tennis nhưng quy mô nhỏ.
- Tình hình các dự án sân golf hiện nay, theo UBND thành phố trong số 19 dự án thì có 4 sân gôn vẫn
hoạt động bình thường, 4 sân golf khác được tiếp tục xây dựng và 11 sân golf sẽ ngưng triển khai. 4 sân
golf được phép đầu tư và đi vào hoạt động: sân golf Minh Trí, Vân Trì, Đồng Mô, Văn Sơn.
Nhận định chung:
Dân số quá đông, không gian đô thị ngày càng chật chội khiến những địa điểm thể thao trở nên khan
hiếm và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Hầu hết các trường đại học và cao đẳng tại Hà NộiHà
Nội đều trong tình trạng thiếu sân chơi. Một vài trường có diện tích rộng, nhưng lại sử dụng một phần để
xây dựng sân quần vợt với hiệu suất sử dụng không cao. Các sinh viên của thành phố thường phải chơi
bóng trong những khoảng sân có diện tích nhỏ hẹp. Các công trình TDTT các cấp tuy đã được hình thành

nhưng cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo đặc biệt là cấp quận huyện. Việc thiếu thốn cơ sở vật chất kèm
theo thiếu thốn về quỹ đất dành cho TDTT trong các khu dân cư gây nên tình trạng người dân phải đến
các khu công viên công cộng để luyện tập. Nhiều khu vực công cộng bị ảnh hưởng, bị ô nhiễm hoặc bị
phá hoại do thiếu ý thức của người dân.
i. Hiện trạng đất quốc phòng
Tổng đất dành cho quốc phòng trên địa bàn Hà NộiHà Nội là 9.500-10.000ha. Phân bố rộng khắp trên
địa bàn của Thành phố và phân chia thành 3 vùng, tương ứng với mức độ đô thị hoá, mật độ xây dựng và
khả năng khai thác quỹ đất trống. Riêng khu vực trung tâm thành phố và phụ cận, đất Quốc phòng do
quân đội quản lý trên địa bàn quân khu thủ đô là 2499,57ha (427 vị trí). Bao gồm Đất sử dụng cho các
đơn vị đóng quân; căn cứ không quân, hải quân và các căn cứ quân sự khác; Các công trình phòng thủ
quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt; ga, cảnh quân sự… Đất sử dụng cho mục đích an ninh do
Bộ Công an quản lý bao gồm đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân; Đất sử dụng làm nơi tạm giữ, tạm
giam , trại giam phạm nhân, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; Đất sử dụng làm nhà trường, đào tạo của
ngành, Đất sử dụng làm bệnh viện, nhà điều dưỡng của ngành; Đất sử dụng làm trường bắn; Đất sử
dụng làm kho tàng với tổng số 172 vị trí có tổng diện tích khoảng 123,33ha. Đất An ninh thuộc Công an
Thành phố Hà NộiHà Nội có tổng diện tích khoảng 62ha bao gồm: Khối an ninh, khối cảnh sát, khối hậu
cần …
Trong thời gian qua, áp lực của quá trình đô thị hoá, sự bùng nổ về kinh tế đô thị và nhiều vấn đề khác
nảy sinh trong quá trình phát triển song vẫn đảm bảo thế trận an ninh quốc phòng đáp ứng đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho Thủ đô, đất an ninh quốc phòng ngày cành được củng cố, tổ chức lại theo quy hoạch
chiến lược chuyên ngành.
16
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
2.2.5. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
- Hệ thống giao thông đường bộ đối ngoại:
Quốc lộ: Hà NộiHà Nội là đầu mối giao thông quan trọng, các tuyến đường bộ hướng tâm về Hà NộiHà
Nội (quốc lộ 1,2, 3,5,6,32, đại lộ Thăng Long, cao tốc Thăng Long-Nôị Bài tạo thành mạng lưới hình
nan quạt. Mật độ mạng lưới đường QL thấp, phân bố không đồng đều, quy mô các tuyến nhỏ, hẹp chỉ đạt

2-4 làn xe ô tô. Hầu hết các tuyến quốc lộ đã đầy tải và quá tải. Việc xây dựng các tuyến đường cao tốc
song hành hoặc mở rộng tuyến hiện có rất chậm so với yêu cầu. Đặc biệt các tuyến đường vành đai 2, 3,
4, chưa hoàn thiện, nên lưu lượng phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách trung chuyển qua đầu mối
Hà NộiHà Nội, phải đi vào nội thành tạo sức ép lên hệ thống đường nội đô, gây ách tắc giao thông, ô
nhiễm môi trường của Thủ đô Hà NộiHà Nội.
Thực trạng về việc vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ đang rất nghiêm trọng. Do không có đường gom,
thiếu các giải pháp kỹ thuật đã ảnh hưởng tới khả năng thông xe của các tuyến và gây nên tai nạn giao
thông.
Đường tỉnh, đường huyện: Có 35 tuyến tỉnh lộ, được phân bố khá hợp lý và đồng đều cho tất cả các vùng
song quy mô mặt cắt nhỏ hẹp, tỷ lệ mặt đường được cứng hóa thấp (35-40%).
- Hệ thống giao thông đô thị:
Mạng lưới giao thông đô thị Thủ đô Hà NộiHà Nội đang bị quá tải nặng nề do đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng còn cách xa so với tốc độ tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, gây ùn tắc giao thông,
làm ngưng trệ hoạt động của đô thị, gây ô nhiễm khí thải, bụi, tiếng ồn, an toàn giao thông và cảnh quan
đô thị. Quỹ đất giao thông hiện trạng chỉ chiếm dưới 8% đất xây dựng đô thị, đáp ứng được dưới 40%
mức hợp lý. Đất giao thông các quận nội thành hiện nay trung bình đạt khoảng 5% trên đất xây dựng đô
thị. Mật độ đường chính khu vực toàn thành phố khoảng 0,74km/km2 (theo quy chuẩn xây dựng Việt
nam thì tỷ trọng đất giao thông phải đạt khoảng 16-25% và mật độ đường đạt khoảng 6,5-8 km/km2. So
sánh 1 số nước trong khu vực và các nước phát triển thì con số này là 25-30% thậm chí tới 40%).
Mạng lưới đường chính đô thị hiện nay có dạng vành đai kết hợp xuyên tâm. Hệ thống các đường hướng
tâm, các cầu chính qua sông Hồng, sông Đuống và các đường vành đai chưa xây dựng liên thông.
- Giao thông công cộng: Vận tải hành khách công cộng chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 14% chủ yếu do xe
buýt và taxi. Các phương tiện vận tải cá nhân hai bánh giữ vai trò chủ đạo, đây cùng là nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông trong nội đô.
- Hệ thống giao thông ngoại thành:
Hiện tại lưu lượng đi lại trên các tuyến hướng tâm vào nội thành vào giờ cao điểm là 6-7 vạn lượt xe/giờ,
nhưng khả năng đáp ứng của các tuyến hướng tâm hiện có chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu. Tại một số khu vực
phát triển khá nhanh như KCN, các làng nghề đã có sự quá tải trên các tuyến tỉnh lộ, đường huyện và
liên xã. Các tuyến quốc lộ qua các huyện ngoại thành phần lớn thiếu đường gom dân sinh, các đoạn qua
các thị trấn, thị tứ có mặt cắt ngang hẹp, chưa phân rõ giao thông liên tỉnh và giao thông địa phương, làm

giảm khả năng thông xe và mất an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ.
Bảng 3: Tổng hợp mạng lưới đường bộ Thủ đô Hà NộiHà Nội
TT Loại đường Số tuyến/ số cầu Chiều dài(km) Bề rộng (làn
xe)
Mật độ
Km/km2
1 TP. Quản lý 583/ 237 1.349,0 2-6 0,41
2 Quốc lộ 10 299,5 2-4 0,10
3 Đường quận huyện 2.450 1-3 0,74
Tổng (1+2) 1.648,5 0,5
Tổng (1+2+3) 4.098,5 1,24
Nguồn: Theo báo cáo của Sở GTVT Hà NộiHà Nội
Các công trình giao thông: Hiện nay chỉ có 13 cầu vượt sông lớn (qua sông Hồng có 5 cầu, sông Đuống
có 3 cầu, sông Đà có 1 cầu, sông Đáy có 4 cầu). Nút giao thông phần lớn là nút giao thông đồng mức
đơn giản, số nút tổ chức giao thông khác mức ít (khoảng10 nút). Hệ thống bến bãi đỗ xe, điểm dừng,
điểm nghỉ trên các cữa ngõ vào thành phố hầu như chưa có. Bến xe liên tỉnh có 11 bến, công suất 3.500-
4.000 lượt/ngày, tổng diện tích ~12ha. Điểm trông giữ xe công cộng có trên 150 điểm với tổng diện tích
27,24ha và công suất trên 9,5 triệu lượt xe/năm.
- Hệ thống giao thông đường sắt:
Hà NộiHà Nội là đầu mối đường sắt quan trọng nhất cả nước, với 5 tuyến đường sắt hướng tâm và 1
tuyến vành đai ở phía Tây. Hầu hết các tuyến đường sắt đều là tuyến đơn khổ hẹp 1,0m với kết cấu loại
cũ, các chỉ tiêu kỹ thuật rất thấp, chưa kiểm soát được hành lang an toàn đường sắt. Các tuyến đường sắt
hầu hết giao cắt đồng mức với các tuyến giao thông đường bộ, không đảm bảo an toàn, gây ách tắc giao
thông, hạn chế tốc độ và lưu lượng chạy tàu. Đặc biệt tuyến đường sắt xuyên tâm từ Ngọc Hồi – ga Hà
NộiHà Nội - Long Biên – Yên Viên, chia cắt thành phố thành hai phần đang gây cản trở giao thông nội
đô nghiêm trọng.
Quy mô ga nhìn chung nhỏ, thiếu các ga đầu mối quy mô lớn mang ý nghĩa cấp Vùng và Quốc gia.
Hệ thống giao thông đường thủy:
Các tuyến vận tải thuỷ đối ngoại của Hà NộiHà Nội chủ yếu là các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp
Thủ đô với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh.

Khu vực Hà NộiHà Nội gồm 3 tuyến chính là tuyến trên sông Hồng, tuyến trên sông Đuống và tuyến
trên sông Đà. Tuyến đường thuỷ sông Cầu – sông Công sẽ được duy trì cho các xà lan và tàu hàng nhỏ
hơn 100T. Các tuyến sông Cà Lồ, Sông Đáy, sông Tích, sông Thiếp - Ngũ Huyện Khê, hệ thống sông
Nhuệ - Tô Lịch cần được cải tạo, bổ sung nguồn nước vào mùa cạn, khắc phục ô nhiễm để vừa làm chức
năng cảnh quan, thoát nước, vừa khai thác vận tải thủy phục vụ du lịch, nghỉ ngơi bằng ca nô, tàu nhỏ.
Các tuyến đường thủy có tổng chiều dài khoảng 300km. Tuy nhiên, khả năng khai thác bị hạn chế so với
tiềm năng do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên, chưa đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch thiếu kết nối liên
thông.
Hệ thống cảng phân bố khá hợp lý dọc theo các tuyến đường thuỷ chính, với 16 cảng, 102 bến bốc xếp
và 33 bến thủy nội địa. Lượng hàng hóa thông qua trên 800 triệu tấn/năm, hành khách đạt 4,8 triệu lượt
người/năm. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng, thiết bị bốc xếp, kho bãi lạc hậu, diện tích mặt đất và mặt nước hẹp.
- Hệ thống giao thông đường không:
Hiện nay chỉ có 2 sân bay đang khai thác dân dụng. Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài đạt tiêu
chuẩn cấp 4E, hành khách thông qua đạt 6 triệu HK/Năm. Sân bay nội địa Gia Lâm đạt tiêu chuẩn cấp
3C (theo tiểu chuẩn ICAO). Ngoài ra Hà NộiHà Nội còn có 3 sân bay do quân đội quản lý: Bạch Mai,
Hòa Lạc và Miếu Môn.
Nhận xét, đánh giá thực trạng giao thông đô thị.
Hệ thống giao thông đô thị của Hà NộiHà Nội đang bị quá tải nặng nề trước tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội và dân số tăng nhanh. Sự quá tải đã gây nên ùn tắc giao thông trên tại các nút giao, cửa ngõ và các
tuyến chính thành phố. Xét từ góc độ quy hoạch có thể thấy các chỉ tiêu giao thông đều quá thấp so với
yêu cầu, diện tích dất giao thông chỉ đạt dưới 8% đất xây dựng đô thị (mức hợp lý 20-26%). Mạng lưới
đường chính đô thị chất lượng kém và chưa được kết nối liên thông. Hệ thống bãi đỗ xe thiếu. Hệ thống
đường sắt, đường thủy lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nhu cầu vận tải. Vận tải đô thị chủ
yếu sử dụng phương tiện cá nhân, vận tải hành khách công cộng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ đạt khoảng 14%.
Do vậy tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường… trong hoạt động giao
thông đô thị ngày nay đã trở thành hiện tượng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng.
b. Chuẩn bị kỹ thuật
b1. Hiện trạng thủy lợi:
17
THUYẾT MINH TÓM TẮT

Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Địa bàn Hà NộiHà Nội có 3 vùng thủy lợi: vùng hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ (Tả Đáy), vùng hệ thống
thuỷ lợi sông Tích – Thanh Hà (Hữu Đáy) và vùng Bắc Hà NộiHà Nội.
- Vùng hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ : Gồm các quận huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Cầu
Giấy, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín,
Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, 1 phần huyện Kim Bảng và TP Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Với
Ftn=132.356ha, Fcầntiêu = 107. 530ha (Hà Nam: 21.435ha). Vùng này tiêu ra 3 hướng : tiêu ra sông
Hồng, tiêu ra sông Đáy và tiêu ra sông Nhuệ. Tuy được phân làm 3 vùng tiêu nhưng toàn bộ hệ thống
vẫn có thể tiêu liên hoàn với nhau do cả hệ thống kênh trục tiêu và công trình trên kênh trục có thể vận
hành kết hợp hoặc tách rời. Đó là những kênh trục ở bờ tả sông Nhuệ: Tô Lịch – Yên Sở, Sông Om, Khai
Thái, Yên Lệnh, Duy Tiên, sông Châu; ở bờ hữu sông Nhuệ: Cầu Ngà, La Khê, Vân Đình, Ngoại Độ,
Quế. Các sông trục này kể cả sông Nhuệ đều bị bồi lắng, không hoàn chỉnh về mặt cắt và công trình điều
tiết. Hệ số tiêu vùng này trung bình, hệ số tiêu trung bình của vùng này 4,5-6l/s/ha, một số công trình
mới nâng cấp và cải tạo đạt 7l/s/ha; nội thành Hà NộiHà Nội: 5,6l/s/ha ( yêu cầu tiêu thực tế của khu vực
nông nghiệp là 7-8l/s/ha, khu vực đô thị và công nghiệp là 14-20l/s/ha). Các trạm bơm lớn hầu hết mới
được đầu tư và đang được tu bổ nâng cấp phục vụ tốt việc tiêu ra sông ngoài.
- Vùng hệ thống thuỷ lợi sông Tích – Thanh Hà: Gồm toàn bộ các đơn vị hành chính còn lại của Hà
NộiHà Nội khu vực Nam sông Hồng. Vùng này được chia thành 5 tiểu vùng tiêu: tiểu vùng Ba Vì, tiểu
vùng tả sông Tích, tiểu vùng hữu sông Tích, tiểu vùng Thượng Thanh Hà và tiểu vùng tả Mỹ Hà. Hệ số
tiêu hiện trạng vùng này là 4-6l/s/ha.
+ Tiểu vùng Ba Vì: gồm toàn bộ huyện Ba Vì. Do địa hình cao, bán sơn địa và dốc về phía sông Tích
nên hướng tiêu chính là đổ vào sông Tích.
+ Tiểu vùng tả sông Tích: bao gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ và Sơn
Tây nằm phía tả sông Tích , hữu sông Đáy. Hướng tiêu của vùng là ra sông Tích và sông Đáy. Đây là
vùng tiêu hỗn hợp bằng động lực và tiêu tự chảy.
+ Tiểu vùng hữu sông Tích: bao gồm 4 xã Lương Sơn, một phần các huyện Thạch Thất, Quốc Oai,
Chương Mỹ, đô thị Sơn Tây. Hướng tiêu là ra sông Tích với hình thức tiêu chủ yếu là tiêu tự chảy và
bán tự chảy. Diện tích tiêu bằng động lực nằm rải rác ven bờ sông Tích.
+ Tiểu vùng Thượng Thanh Hà: chỉ có 2 xã Hương Sơn và An Phú thuộc huyện Mỹ Đức thuộc tiểu
vùng này. Hướng tiêu ra sông Thanh Hà sau đó đổ ra sông Đáy.

+ Tiểu vùng tả Mỹ Hà: gồm huyện Mỹ Đức. Hướng tiêu ra sông Đáy và sông Thanh Hà.
- Vùng Bắc Hà NộiHà Nội: Gồm các quận, huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn và Mê Linh, diện tích
tự nhiên là 88.591ha, diện tích cần tiêu: 42.411 ha. Hệ số tiêu hiện trạng là 5-5,5l/s/ha. Phân thành 4 tiểu
vùng: Tả Cà Lồ, Hữu Cà Lồ, Bắc Đuống, Bắc Hưng Hải. Toàn vùng hầu như hoàn toàn tiêu ra hệ thống
các sông nội đồng sau đó ra sông ngoài: ra sông Hồng, sông Đuống và ra sông Cầu. Việc tiêu thoát hoàn
toàn phụ thuộc vào mực nước trên các sông trục này và các sông ngoài
- Nhận xét: hệ số tiêu hiện trạng quá thấp không đáp ứng đủ cho yêu cầu. Hệ thống công trình đầu mối
và công trình nội đồng chưa đồng bộ, không được tu sửa, nạo vét thường xuyên, bị xâm lấn gây úng giả
tạo. Nhiều kênh tiêu bị xâm hại, lấn chiếm nghiêm trọng, đặc biệt là các kênh mương nội đồng ở khu vực
đô thị, công nghiệp phát triển.
b2. Hiện trạng đê điều chống lũ:
Hệ thống đê sông trên địa bàn Hà NộiHà Nội gồm có đê Hữu Hồng và Tả Hồng, đê sông Đuống, sông
Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Tích với tổng chiều dài các tuyến khoảng 425,09 km với 59 cống đang
hoạt động và 14 cống đã hoàn triệt, 29 cửa khẩu và 118 điểm canh đê.
- Tuyến đê sông Hồng đã được quan tâm và tập trung đầu tư đảm bảo mặt cắt, cơ đê, cứng hoá mặt đê,
kè, cống, trồng cây chắn sóng, xử lý thân đê. Tuy nhiên xói lở bờ sông vẫn thường xẩy ra, các vị trí xung
yếu vẫn là tại vị trí các cống, trạm bơm.
- Tuyến đê sông Đuống có cao trình đỉnh đê thấp so với thiết kế: 0,4-0,7m. Một số mặt cắt đê còn nhỏ,
địa chất thân đê không đồng đều, nền đê nhiều đoạn chất lượng còn kém, các cống qua đê nhìn chung
đảm bảo.
- Tuyến đê sông Cà Lồ chưa đảm bảo chống lũ do nhiều chỗ bị sạt lở, nhất là khi xảy ra trường hợp lũ
sông Cà Lồ trùng hợp với lũ sông Cầu.
- Các tuyến đê khác trong hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ: toàn bộ tuyến đê thuộc hai bờ tả, bờ hữu sông
Nhuệ mặt cắt thiếu, nhiều ẩn hoạ, có nhiều vị trí xung yếu, chưa được cứng hoá mặt và tạo liền tuyến để
sử dụng đa mục tiêu, các tuyến khác như: La Khê, Vân Đình, Ngoại Độ, Quế, Yên Sở, Om, sông Duy
Tiên, Khai Thái, Yên Lệnh, Lạc Tràng …. đều chưa hoàn chỉnh, còn thiếu mặt cắt, nhiều công trình dưới
đê, dân lấn chiếm, chưa thông tuyến, nhiều vật cản, ách tắc.
- Tuyến để Tả Đáy: Trong thân đê có nhiều tổ mối và ẩn hoạ, tập trung nhiều là đê tả Đáy, Vân Cốc và đê
sông Đáy. Mặc dù đã được tập trung đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn những điểm xung yếu .
- Tuyến đê Tả Tích, Tả Bùi, Mỹ Hà: có nguy cơ tràn, vỡ cao.

- Hệ thống đê nội đồng: còn chắp vá, chưa thông tuyến, chưa đủ mặt cắt, chưa hoàn chỉnh, nhiều vị trí
xung yếu. Khi mực nước tiêu trong các sông trục cao, nhiều sự cố xảy ra. Nhiều đoạn đê chưa đảm bảo
hệ số mái thiét kế (chủ yếu mái thượng lưu) dễ gây sạt lở.
b3. Hiện trạng nền và thoát nước đô thị
b3.1. Hiện trạng nền xây dựng
Những khu vực đã xây dựng trong Hà NộiHà Nội cũ, nội thành Hà Đông cũ, nội thành Sơn Tây, các khu
đô thị mới, các khu công nghiệp, các thị trấn huyện lỵ đều đã xây dưng theo cao độ khống chế của đồ án
quy hoạch chung xây dựng, đồ án quy hoạch chi tiết. Các làng xóm đều đã xây dựng trên cao độ không
bị ảnh hưởng của ngập lụt theo kinh nghiệm thực tế.
Những khu vực dự kiến phát triển phần lớn là đất nông nghiệp, do vậy đều phải san gạt, tôn nền tới cao
độ xây dựng khống chế.
Những khu vực đô thị bị úng ngập khi mưa lớn đều do chưa có đủ cống (chưa có cống hoặc cống không
đủ năng lực thoát) hoặc chưa có kết nối giữa hệ thống cống chính thành phố và khu vực hoặc do quản lý
bảo dưỡng kém nên bị ách tắc dòng chảy. Các điểm dân cư ngoài đê thường bị ảnh hưởng ngập về mùa
lũ.
- Nhìn chung diện tích ngập úng hàng năm trên địa bàn thành phố vẫn lớn. Đặc biệt là khu vực Tả Đáy,
diện tích ngập của khu vực này những năm gần đây xấp xỉ 60.000ha.
Bảng 4: Diện tích úng ngập
TT Năm Diện tích ngập (ha) Ghi chú
Tả Đáy Hữu Đáy
Bắc Hà
NộiHà Nội
1 1984 Mưa lớn tháng 11 ngập nhiều vùng
2 1994
3 Năm 2004 60972 2793
4 Năm 2005 59499 6357
5 Năm 2006
58740
6813
Khu vực trên Hà Đông ngập nặng

TB Yên Sở phải hỗ trợ cho Sông Nhuệ
6 2008 56500
Mưa lớn vào cuối vụ mùa (Th11)
Nhiều khu vực Nam Thành phố ngập trong nhiều ngày
b3.2. Hiện trạng thoát nước đô thị:
Công tác thoát nước đô thị của cả nước nói chung, Thành phố Hà NộiHà Nội nói riêng được tiêu thoát
nước theo chế độ tiêu thoát của vùng tiêu thuỷ lợi. Các khu vực phía Bắc sông Hồng, toàn bộ khu vực Hà
Tây cũ và 4 xã Lương Sơn đều phụ thuộc vào chế độ tiêu thoát của thuỷ lợi. Khu vực nội thành Hà
NộiHà Nội cũ gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa và một phần
18
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
quận Tây Hồ, huyện Thanh Trì nằm trong dự án thoát nước Hà NộiHà Nội, với trạm bơm thoát nước đô
thị riêng và có thể chủ động tiêu thoát nước. Ngoài ra, dự án này có thể hỗ trợ một phần cho vùng tiêu
thuỷ lợi sông Nhuệ.
Hiện trạng các công trình tiêu: Hiện nay trên toàn thành phố đã có một hệ thống công trình tiêu rất lớn
với gần 700 trạm bơm lớn nhỏ, công suất đảm bảo tiêu cho khoảng 70% diện tích cần tiêu, tuy nhiên tình
trạng úng ngập vẫn thường xuyên xảy ra do chưa chủ động tiêu thoát cho thành phố cả ở khu vực đô thị
và nông nghiệp.
19
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Bảng 6: Tổng hợp hiện trạng công trình tiêu thành phố Hà NộiHà Nội
TT Khu tiêu Số công trình F cần tiêu (ha) F thực tế (ha)
Tổng 213871 184302
Động lực 693 154811 126126
Tự chảy 59060 58176
I Hữu Đáy 63930 59229
Động lực 518 36416 31718
Tự chảy 27514 27511

II Tả Đáy (S. Nhuệ) 107530 86400
Động lực 150 93573 73324
Tự chảy 13957 13076
III Bắc Hà NộiHà Nội 42411 51950
Động lực 25 24822 21084
Tự chảy 17589 17589
Hiện trạng mạng cống thoát nước đô thị:
Hầu hết các quận nội thành hiện nay, thị xã Sơn Tây và một số các điểm đô thị lớn khác đều đã có mạng
thoát nước đô thị với hệ thống cống thoát nước chung (thoát chung cho cả nước mưa và nước thải). Tuy
hệ thống này đã được nâng cấp trong những năm gần đây song vẫn chưa hoàn chỉnh. Khu vực lưu vực
sông Tô Lịch đã và đang thực hiện dự án thoát nước, hiện nay đang tiếp tục giai đoạn II, tuy vậy cũng
chỉ mới nâng cấp các trục tiêu chính và xây dựng công trình đầu mối. Hầu hết mạng cống thoát nước đã
quá cũ, khẩu độ nhỏ không đáp ứng được khả năng thoát nước theo sự phát triển của đô thị và có kết cấu
hỗn hợp: cống ngầm, mương nắp đan, mương hở kết hợp với hệ thống hồ điều hòa và các trạm bơm.
+ Tại các khu công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn Hà NộiHà Nội đều đang xây dựng hệ
thống thoát nước riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để. Tại các khu công nghiệp, nước thải sau xử lý cục bộ
vẫn xả trực tiếp ra khu vực trũng gần kề, còn tại các khu đô thị mới thì tuy mạng cống ngầm riêng nhưng
chưa có trạm xử lý vì vậy vẫn xả chung.
+ Tại các thị trấn mới chỉ có một hai tuyến cống qua trung tâm, còn lại là các rãnh đất hoặc chảy tràn
theo độ dốc địa hình.
+ Tại các làng xóm mạng cống thoát nước nếu có đều tự phát do nhu cầu thực tế với kết cấu rãnh xây hở
hoặc rãnh đất, còn lại nước mưa tự chảy theo độ dốc địa hình.
b3.3. Các đô thị:
Đô thị trung tâm:
+ Khu vực nội thành cũ:
- Khu phố cũ bao gồm khu phố cổ (36 phố phường) và khu Hoàng thành: được xây dựng từ trước khi
Vua Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long. Qua nhiều giai đoạn xây dựng cao độ hiện nay của khu phố cổ từ
7m đến 9,5m, khu Hoàn Kiếm giáp bờ sông Hồng cao độ còn từ 10m đến 11m.
- Sau 1954 thành phố phát triển sang phía Tây và Đông Nam, cùng với đó là hình thành các khu tập thể
cũ như: Kim Liên, Trung Tự, Trương Định, Nguyễn Công Trứ, Tân Mai, Thành Công, Giảng Võ…Cao

độ hiện nay của các khu này từ 5,7m đến 6,5m, trũng hơn các đường bao xung quanh.
- Các làng xóm nằm trong thành phố: nền các làng Kim Liên, làng Hoàng Mai, Thịnh Liệt, Ngọc Hà…
có đặc điểm là có rất nhiều hồ, ao xen kẽ và việc tôn đắp nền rất tự phát, tùy tiện không có quy hoạch.
Việc hình thành hồ ao lặt vặt nhỏ 1-2 ha là do dân đào lấy đất để đắp nền nhà và sân vườn. Vì vậy riêng
nền nhà thường cao còn sân vườn vẫn thấp và thường bị ngập úng về mùa mưa. Đặc điểm nữa là các làng
xóm này thường nằm ở các khu trũng, các đường giao thông bao quanh thường cao hơn như Ngọc Hà,
Liễu Giai, Hoàng Mai, Mai Động, Tân Mai…
- Các khu phát triển mới theo quy hoạch 108: chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây, Nam và Tây Nam
thành phố. Đó là các khu đô thị mới được phát triển trong những năm gần đây như khu Nam Thăng
Long, Trung hòa Nhân Chính, Mỹ Đình, Mễ Trì, Linh Đàm Phần lớn nền được tôn đắp đến cao độ xây
dựng khống chế của các đồ án quy hoạch, có cao độ trung bình từ 6,0m đến 7,0m.
Khu vực huyện Từ Liêm, huyện Thanh Trì:
Ngoại trừ các khu đô thị mới được xây dựng theo quy hoạch, có cao độ nền từ 6,0 – 7,0m thì hầu hết các
khu vực còn lại, bao gồm các khu dân cư làng xóm cũ, các cơ quan xí nghiệp cũ và đồng ruộng có cao độ
nền tương đối thấp. Cụ thể như sau:
Khu vực huyện Thanh Trì: được chia làm 2 vùng địa hình: Vùng phía Đông quốc lộ 1 cũ, có địa hình gần
như bằng phẳng. Các khu vực dân cư, cơ quan, xí nghiệp dọc theo quốc lộ 1 và khu vực làng xóm hiện
có cao độ khoảng 4,8 – 6,9m. Khu vực đồng ruộng có cao độ khoảng 3,8m – 5,1m. Vùng phía Tây quốc
lộ 1 cũ có hướng dốc địa hình chính là hướng Bắc - Nam. Khu vực dân cư làng xóm hiện có cao độ
khoảng 5,2m - 6,8m. Khu vực làng xóm nằm phía Nam tuyến đường sắt vành đai từ ga Văn Điển đi ga
Hà Đông thuộc các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng và Vĩnh Quỳnh có cao độ nền khá thấp, khoảng từ 2,9m
-5,2m.
Khu vực huyện Từ Liêm: có hướng dốc địa hình chính là hướng Bắc – Nam và được chia làm 2 vùng địa
hình. Vùng hữu Nhuệ: khu vực dân cư làng xóm, các cơ quan xí nghiệp cao độ nền từ 6,0 – 7,0m. Khu
vực đồng ruộng cao độ nền từ 5,0m – 6,0m, trung bình 5,5m. Vùng tả Nhuệ: phía Bắc Quốc lộ 32 cao độ
nền tương đối cao. Khu dân cư làng xóm, các cơ quan xí nghiệp cũ cao độ nền từ 6,5m – 7,5m. Khu vực
đồng ruộng thấp hơn các khu vực xây dựng từ 0,5 – 1,0m. Phía Nam Quốc lộ 32 có địa hình thấp hơn
khu vực trên, cao độ nền khu vực đồng ruộng từ 4,5m-6,0m, phổ biến là khoảng 5,5m. Khu vực xây
dựng mới cao hơn khu vực đồng ruộng từ 0,5 – 1,0m
+ Khu vực Bắc sông Hồng

Khu vực Bắc sông Hồng gồm Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm. Hiện các khu đô thị như
Đông Anh, Yên Viên, Việt Hưng, Gia Lâm có ưu điểm nằm trên địa hình cao, nền ổn định. Cao độ nền
khu Đông Anh từ 9,0m -10,0m, khu Yên Viên 6,5m-7,0m, khu Việt Hưng khoảng 6,0m-7,0m và một số
khu phát triển mới của Gia Lâm cao độ khoảng 6,00-6,50 mét. Nền các khu này vốn đã hình thành từ
thời Pháp thuộc và đã được tôn đắp để phát triển gần đây. Đặc điểm nền địa hình khu vực này ít bị chia
cắt, ít ao hồ lặt vặt và nền các khu vực xây dựng thường cao hơn đồng ruộng xung quanh khoảng 0,3m-
1,0m. Cụ thể từng khu vực như sau:
. Khu vực huyện Mê Linh: hướng dốc chủ yếu Bắc Nam, được chia làm 2 vùng địa hình.
Vùng Bắc Quốc lộ 23: vùng này có hướng dốc chính Tây Bắc - Đông Nam, dốc về các vệt trũng
hiện có và về phía đầm - phía Đông Nam huyện. Cao độ tự nhiên từ 8,00 – 10,00m, trung bình khoảng
9,00m. Các khu vực xây dựng cao hơn khu vực đồng ruộng khoảng 0,5 – 1,0m.
Vùng Nam Quốc lộ 23: cao độ nền có xu hướng giảm dần từ ven sông vào trong đồng (sông
Hồng và sông Cà Lồ cụt). Cao độ nền giao động từ 6,0 – 7,5m, trung bình khoảng 7,0m. Các khu vực
xây dựng cao hơn khu vực đồng ruộng khoảng 0,5 – 1,0m.
. Khu vực huyện Đông Anh: Đây là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, cao so với khu
vực phía Nam sông Hồng, có thể được chia ra làm 3 vùng địa hình chính như sau:
Vùng Bắc Vân Trì - Nam Cà Lồ (phía Tây Bắc huyện Đông Anh): hướng dốc chủ yếu về sông Cà
Lồ ở phía Bắc, đầm Tiền Phong ở phía Tây, đầm Vân Trì - sông Thiếp ở phía Nam và kênh tiêu Xuân
Nộn ở phía Đông. Cao độ tự nhiên khoảng từ trên 9,0m đến trên 15m (khu vực xã Nguyên Khê), trung
bình khoảng 11,0m. Các khu dân cư, cơ quan, xí nghiệp và khu vực làng xóm có cao độ cao hơn khu vực
đồng ruộng khoảng 1m.
Vùng Nam Vân Trì (phía Tây Nam huyên Đông Anh): hướng dốc chủ yếu về đầm Vân Trì - sông
Thiếp ở phía Tây Bắc và phía Bắc; kênh tiêu Việt Thắng và các dải thấp, vệt trũng nối với Đầm Vân Trì
20
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- sông Thiếp; sông Hoàng Giang ở phía Đông. Cao độ tự nhiên khoảng từ 6,0m đến trên 10,0m, trung
bình khoảng 7,5 m. Khu vực dân cư làng xóm có cao độ khoảng 7m trở lên, cao hơn khu vực đồng ruộng
xung quanh khoảng 1m.
Vùng Cổ Loa - Uy Nỗ – Việt Hùng (phía Đông Bắc sông Hoàng Giang): vùng địa hình này như

một gò cao nổi lên giữa các khu vực trũng thấp hơn xung quanh, gồm khu vực xã Cổ Loa, phía Tây xã
Việt Hùng và phía Đông xã Uy Nỗ. Độ cao tự nhiên phổ biến từ trên 10 đến 13m, trung bình khoảng
11m, một số gò trong khu di tích Cổ Loa lên tới 19m. Trong khi đó xung quanh có cao độ tự nhiên từ 4,2
đến 7,8m, phân biệt rất rõ bằng mắt thường do chênh lệch độ cao từ 2m đến trên 5m.
Xen kẽ giữa các vùng địa hình nói trên là các mảng trũng dọc theo tuyến đầm Vân Trì - sông
Thiếp, sông Hoàng Giang – Ngũ huyện Khê và các dải mương, lạch thoát nước về phía đầm Vâm Trì -
sông Hoàng Giang. Các mảng trũng này có cao độ khoảng 5 - 7m.
. Khu vực phía Đông huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm (Bắc Sông Đuống):
Vùng phía Đông và phía Nam huyện Đông Anh: vùng địa hình này có cao độ tự nhiên khoảng 4
– 6m (khu vực làng xóm hiện có cao hơn khoảng 0,5 – 1m), trung bình khoảng 5,3 -5,4m. Địa hình khá
bằng phẳng. Khu vực này là khu vực trũng thấp nhất của huyện Đông Anh, thường xuyên bị úng ngập
khi có mưa lớn.
Vùng huyện Gia Lâm bắc sông Đuống: phần đất phía Tây Bắc Quốc lộ 1A cao độ giảm dần từ
ven sông vào phía trong đồng theo hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc và thay đổi cao độ trung bình từ
7,20m đến 5,5m. Phần đất phía Đông Nam Quốc lộ 1A cao độ cũng giảm dần từ ven sông vào phía trong
đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thay đổi cao độ trung bình từ 6,2m đến 4,2m.
. Khu vực quận Long Biên và huyện Gia Lâm Nam sông Đuống:
Cao độ giảm dần từ ven sông vào trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thay đổi trung
bình từ 7,2m đến 3,2m. Tại các điểm dân cư cao độ nền thường cao hơn từ 0,4 đến 0,7m so với cao độ
ruộng lân cận.
- Hiện trạng thoát nước đô thị :
So sánh tỷ lệ đường cống so với đầu người ở đô thị trung tâm Hà NộiHà Nội hiện nay khoảng
0,3m/người, so sánh với tỷ lệ của các thành phố ở các nước phát triển khác là khoảng 2m/người thì tỷ lệ
này của Hà NộiHà Nội quá thấp. Trong khu vực thành phố cũ với diện tích khoảng 1080 ha trước năm
1954 có khoảng 74 km đường cống ngầm từ D 400 đến D 1500 và các cống hộp, mật độ cống đạt
69m/ha ,vào loại khá dày.
Sau năm 1954 đến 1995 thành phố mở rộng ra bốn quận nội thành diện tích 4454 ha đã xây dựng thêm
một só tuyến cống ngầm, có khoảng 120 km đường cống từ D400 đến D 2000 mm và cống bản, mật độ
cống chỉ đạt 30 m/ha, nhìn chung tỷ lệ khá thấp. Đến năm 2003, chiều dài cống đã tăng gấp 2,6 lần so
với 1995. Tỷ lệ các tuyến cống so với chiều dài đường phố vẫn còn thấp, 238km cống /400km đường

phố chính và chủ yếu tập trung trong khu vực nội thành Hà NộiHà Nội cũ.
Hiện nay nội đô thành phố đã xây dựng phát triển ra 10 quận nội thành. Các lưu vực thoát nước đã nhiều
và phong phú, song mật độ cống thoát nước cũng chỉ mới đạt khoảng 674km/ 700km đường.
- Hiện trạng hồ: Nội thành Hà NộiHà Nội có khoảng 110 hồ. Đã có 46 hồ được kè đá, trong đó 15 hồ
được cải tạo đồng bộ: nạo vét, kè mái hồ, đường dạo, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cây xanh và
chiếu sáng. Tiếp tục đến 2020 sẽ cải tạo 65 hồ còn lại ( 21 hồ đã có dự án đầu tư, 44 hồ chưa có dự án).
Bảng 7: thống kê chiều dài mạng lưới đường cống
Địa điểm 1995 2001 2002 2003 1/1/2009
Cống (km) 120 265 283 314 674,043
Kênh (km) 38 38 38 50 103,12
Sông (km) 36,8 36,8 36,8 40 46,41
Khu vực Sóc Sơn:
Hiện trạng nền:
Huyện Sóc Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, địa hình
tương đối đa dạng và phức tạp, có hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tiêu về 3 phía là sông
Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, bao gồm 2 vùng địa hình đặc trưng:
Địa hình vùng đồi núi thấp (vùng bán sơn địa) bao gồm phía Tây Bắc và Bắc huyện là các đồi thoải nằm
rải rác xen kẽ khu vực ruộng canh tác, có độ dốc trung bình từ (10 ÷ 20)%, cao độ trung bình 30m, cao
độ lớn nhất 112m, cao độ ven các chân đồi phổ biến ở mức 10m và địa hình đồng bằng.
Hiện trạng thoát nước: khu vực trung tâm thị trấn Sóc Sơn có 2 tuyến mương nắp đan với tổng chiều dài
khoảng 4km, kích thước 600 x 800 mm và 2km mương hở kích thước 400x600, hiện trạng cống còn tốt.
Vùng ven thị trấn Sóc Sơn và các cụm dân cư tại các xã hầu như chưa có hệ thống thoát nước.
Khu vực Sơn Tây:
Hiện trạng nền: Khu nội thành thị xã Sơn Tây có thể chia ra 2 khu vực:
- Khu Sơn Tây cổ gồm 3 phường: Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi. Địa hình tương đối bằng phẳng
có cao độ +8,5 đến +10,5. Độ dốc trung bình khu thành cổ 1% dốc từ Bắc xuống Nam.
- Khu Sơn Tây mới : Có 2 phường Sơn Lộc, Xuân Khanh và vùng ngoại thành có địa hình không
bằng phẳng, gò đồi bán sơn địa, thấp dần từ Tây sang Đông. Cao độ từ +10 ÷ +65 m, cao nhất 112 m
( Xuân Sơn, Xuân Khanh ) Độ dốc 10% ÷ 30%.
- Các khu vực thường ngập úng khi mưa to: khu vực bệnh viện trên phố Lê lợi; Ngã ba Phó Đức

Chính, Phạm Hồng Thái, Trưng Vương; Chợ cũ, dọc tuyến đường 32 Nguyên nhân chính là do
thiếu cống, kích thước cống nhỏ lại không được bảo dưỡng định kỳ.
Hiện trạng thoát nước: hiện khu vực đang sử dụng hệ thống thoát nước chung. Hệ thống mương cống
thoát nước đô thị chỉ tập trung quanh khu vực thành cổ: phường Quang Trung, phường Lê Lợi và
phường Ngô Quyền. Ngoài ra có một số đoạn cống dọc QL21A thuộc phường Sơn Lộc. Các khu vực
khác hoặc có mương đất, hoặc thoát tự nhiên theo địa hình. Hướng thoát chính ra sông Tích, sông Hang
và hồ Đồng Mô. Tổng chiều dài mương cống khoảng 49264m với các loại kích thước cống tròn BTCT từ
D600-D1000 và mương nắp đan BxH từ 400x600 đến 800x1200.
Khu vực Hoà Lạc:
Hiện trạng nền: có độ dốc tự nhiên ra hồ Tân Xã và ra sông Tích, độ dốc địa hình < 10%. Đặc trưng là
vùng bán sơn địa. Địa hình có dạng trung du đồi thấp, xen lẫn các dải ruộng trũng và khe suối. Hướng
dốc địa hình từ Tây sang Đông.
- Khu dự kiến đại học quốc gia: độ dốc địa hình từ 5 đến 10%, cao độ nền thấp nhất +12,0m , cao độ cao
nhất +43m( trừ núi Múc có cao độ +99,81m). Cao độ trung bình của khu vực này là +25,0m.
- Khu vực dự kiến công nghệ cao: độ dốc địa hình trung bình 5%, cao độ nền thấp nhất ở phía Đông
Nam +3,8m- +10,0m, cao độ cao nhất +22,0m. Địa hình chính là các đồi thoải xen kẽ ruộng cao độ
trung bình 8 – 11,0m.
- Khu dự kiến công nghiệp kỹ thuật cao( lắp ráp và công nghiệp sạch): cao độ nền hiện trạng từ +12,0m
đến +22,0m
Hiện trạng thoát nước: toàn đô thị chưa có hệ thống thoát nước mưa. Mới chỉ có 6 tuyến cống thoát nước
mưa tại khu vực công nghệ cao, dọc 2 bên đường đã được xây dựng (6 tuyến đường A,B,C,D,E,C*) với
kích thước D600mm- D2000mm. Hướng thoát ra các suối trong khu vực, khu trũng liền kề và hồ Tân
Xã.
Khu vực Xuân Mai:
Hiện trạng nền: có địa hình vùng bán sơn địa. Cao độ biến đổi dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây
sang Đông. Có các dạng địa hình ruộng lúa và các núi đá vôi. Cao độ hiện trạng từ +5,0 m đến +100m.
21
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Hiện trạng thoát nước mưa: Chưa có hệ thống thoát nước mưa. Mới chỉ có một hai tuyến mương nắp đan

thu chung cả nước mưa lẫn nước thải sinh hoạt dọc phố chính trong thị trấn, thoát ra suối và khu trũng.
Các khu vực còn lại thoát theo địa hình tự nhiên từ cao xuống thấp, ra suối rồi ra sông Tích.
.Đô thị Phú Xuyên:
Hiện trạng nền: có dạng địa hình đồng bằng thấp, cao độ trung bình là +2,5 - +3,0m. Các khu vực dân cư
hiện hữu, các đường giao thông có cao độ cao nhất khu vực, thường ≥+4,5m. Các khu ruộng trũng, ao hồ
có cao độ thấp nhất <+2,0m. Địa hình Phú Xuyên bị chia cắt bới các con sông chảy qua: sông Duy Tiên,
sông Lương, sông Vân Đình .
Đoạn đê sông Hồng đi qua Phú Xuyên dài 17km, mặt đê rộng 6,0m, cao trình đê từ +11,0 đến +12,0m.
Đoạn đê sông Nhuệ qua phú Xuyên có cao trình từ +5,5 m đến +6,0m. Cao độ bờ kênh A2-7(kênh tưới
tiêu chính của huyện Phú Xuyên) có cao độ 4,8 – 5,8m.
Hiện trạng thoát nước: Chưa có hệ thống cống thoát nước đô thị. Nước mưa tự chảy theo địa hình xuống
khu trũng rồi theo các kênh tiêu chảy ra sông Nhuệ, sông Hồng.
Các thị trấn , thị tứ, các làng :
Hiện trạng nền: đều được xây dựng trên nền cao hơn mực nước lũ hàng năm theo kinh nghiệm thực tế từ
lịch sử để lại, chỉ những khu vực dân cư sống ngoài đê ven các bãi sông là hàng năm phải chịu ảnh
hưởng của lũ sông. Nền các điểm dân cư khu vực đồng bằng thường cao hơn nền ruộng ít nhất là 0,5m,
trung bình là cao hơn > 0,7m.
Hiện trạng thoát nước: tại một vài các thị trấn có một số tuyến cống qua khu vực trung tâm. Còn lại đều
chưa có hệ thống thoát nước đô thị. Nước mưa, nước sinh hoạt đều thoát tự do theo địa hình, tiêu vào các
trục tiêu hoặc chỗ trũng.
b4. Nhận xét hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
Về nền:
- Khu vực đô thị, các đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung phần lớn nền xây dựng đều đã được quản
lý theo cao độ khống chế xây dựng.
- Các khu vực ngoại thị, thị trấn, làng xóm trong đô thị …công tác quản lý cao độ chưa được kiểm soát.
Về hệ thống thoát nước mưa đô thị:
- Khu vực đô thị phía Nam sông Hồng của Hà NộiHà Nội cũ có hệ thống thoát nước mưa đô thị và có
trạm bơm tiêu đô thị, tuy nhiên các tuyến cống xây dựng trong nhiều thời kỳ. Do vậy không đồng bộ và
vẫn còn nhiều tuyến cống không đủ năng lực thoát. Có những khu vực cống cao hơn cao độ nền xây
dựng do vậy có cống nhưng không tiêu được nước. Quản lý về cấp phép đấu nối hệ thống thoát nước cục

bộ vào hệ thống chung của thành phố chưa tốt dẫn đến năng lực của cống không được phát huy và thậm
chí gây úng cục bộ.
- Các khu vực còn lại của Hà NộiHà Nội có thể nói là chưa có hệ thống thoát nước đô thị, chủ yếu theo
địa hình ra khu trũng và tiêu theo chế độ tiêu thoát của thuỷ lợi.
- Hệ thống hồ tương đối nhiều nhưng phân bố không đồng đều. Phần lớn các hồ có xuất xứ hình thành
chủ yếu tự nhiên, hiện nay đang bị san lấp thu hẹp và không được cải tạo nạo vét nên hạn chế khả năng
tham gia điều hòa thoát nước cho thành phố và khu vực. Công tác quản lý hệ thống hồ có nhiều hạn chế .
Về tình trạng úng ngập:
- Tình hình úng ngập tại đô thị vẫn xảy ra thường xuyên khi có mưa lớn do công trình đầu mối có năng
lực kém hoặc chưa có công trình tiêu chủ động.
- Hệ số tiêu quá thấp so với yêu cầu.
- Hệ thống công trình đầu mối và công trình nội đồng chưa đồng bộ. Nhiều kênh tiêu bị xâm hại, lấn
chiếm nghiêm trọng đặc biệt là các kênh mương nội đồng đi qua khu vực đô thị mới và khu công nghiệp.
Có những khu vực các công trình đầu mối đã được đầu tư nhưng hệ thống kênh mương chưa đảm bảo để
tiêu thoát về trạm bơm.
c.2/ Đánh giá đất xây dựng
Căn cứ vào QCXDVN 2008 về Quy hoạch xây dựng , bản đồ địa hình, các yếu tố thuỷ văn, địa chất công
trình của thủ đô Hà NộiHà Nội đánh giá đất xây dựng và phân thành các loại sau :
- Đất đã xây dựng : các loại đất ở, đất chuyên dùng ( trừ đất thuỷ lợi, đất bãi thải) và đất tôn giáo tín
ngưỡng.
- Đất loại I : là loại đất thuận lợi cho xây dựng, đầu tư vào nền ít. Độ dốc địa hình thuận lợi cho xây dựng
0 ≤ i ≤ 10%, cường độ chịu tải của đất tốt R ≥ 1,5 kg/cm2, bị ngập úng ít H < 0,5m.
- Đất loại II do ngập : là loại đất phải đầu tư vào nền tương đối do cường độ chịu tải của đất yếu R <1,0
kg/cm2 ; bị ngập úng từ 0,5m ≤ H ≤ 1,0m.
- Đất loại II do độ dốc: là loại đất có độ dốc nền tự nhiên lớn 8% ≤i ≤ 15% Đây là loại đất tốt R >1,5kg/
cm2, khi xây dựng nên xây theo thềm bậc và phải gia cố mái dốc.
- Đất loại III do ngập: là loại đất ngập nước >1,0m và quanh năm có nước như sông suối, ao hồ
- Đất loại III do địa hình: là đất núi đá, đất có i>15%.
- Đất cấm xây dựng: là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đất quân sự.
Bản g 8: tổng hợp đất xây dựng

TT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất đã xây dựng 106.754,21 31,88
2 Đất loại 1 ( H ngập ≤ 0,5m) 63.363,54 18,92
3 Đất loại 2 do ngập ( 0,5m ≤ H ≤ 1.0m ) 101.374,96 30,28
4 Đất loại 2 do độ dốc (8% < i <15%) 12.112,69 3,62
5 Đất loại 3 do ngập ( H > 1,0m) 37.633,62 11,24
6 Đất loại 3 do độ dốc ( i ≥ 15% ) 2.880,36 0,86
7 Đất cấm xây dựng 10.698,49 3,20
8 Tổng cộng : 334.817,13 100
Bảng 5: Tổng hợp đất xây dựng các đô thị
TT Đô thị
Đất loại I
(ha)
Đất loại II
(ha)
Đất loại III
(ha)
Cấm
XD(VI)
(ha)
Tổng đất
(ha)
IA I Ngập i(%) Ngập I(%)
1 Đô thị TT 26933 25412 7608 6538 7437(MN) 73928
Đô thị vệ tinh
2 Sơn tây 1237 1494 410 1665 1273 21 11 (Rừng) 6111
3 Hòa lạc 4050 7105 160 1605 650 3489 3064(MN) 20113
4 Xuân Mai 1653 2753 98,5 1373 405,5 358(MN) 6641
5 PhúXuyên 920 1433 2213 450(MN) 5016
6 Sóc Sơn 1570 3715,5 144,5 376,5 206,5 6013

Thị trấn sinh thái
7 Phúc Thọ 114 520 205 31(MN) 870
8 Chúc Sơn 545 482 36 617 141 1821
9 Quốc Oai 426 9,5 1138,5 6 1580
c. Cấp nước
Nguồn nước: Nước ngầm hiện nay đang là nguồn nước sử dụng chính cho thủ đô Hà NộiHà Nội với
công suất khai thác 700.000 m3/ngđ, cần khai thác nước ngầm hợp lý để tránh sụt lún nền đất đô thị cũng
như do chất lượng nước nhiều khu vực không đảm bảo.
Các nhà máy nước chủ yếu tập trung tại Hà NộiHà Nội cũ, Sơn Tây và Hà Đông. Khu vực Hà NộiHà
Nội cũ Nam sông Hồng có 11 NMN chính với tổng công suất 555.000 m3/ngđ, Bắc sông Hồng có 2
NMN với công suất 37.000 m3/ngđ, Sơn Tây có 2 NMN với tổng công suất 20.000 m3/ngđ, Hà Đông có
2 NMN với tổng công suất 36.000 m3/ngđ. Nhà máy nước sông Đà công suất giai đoạn 1 là:
22
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
300.000m3/ngđ là nguồn cấp nước chính cho Hà NộiHà Nội, đến nay công suất khai thác sử dụng thấp
do mạng lưới cấp nước chưa được xây dựng
Tỷ lệ dân số thủ đô Hà NộiHà Nội được cấp nước máy chiếm tỷ lệ 46%, 54% dân số còn lại sử dụng
nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa và ao hồ. Tại Hà NộiHà Nội cũ, Hà Đông và Sơn Tây tỷ lê cấp
nước đạt 68% với tiêu chuẩn cấp nước 100-120 l/ng.ngđ. Tại khu vực nông thôn phần lớn dân cư sử
dụng nước giếng khoan chiếm 57,2%, sử dụng nước giếng đào 24,6%, sử dụng nước từ các trạm cấp
nước tập trung chiếm 15,1% và từ hệ thống cấp nước đô thị là 1,4%.
d. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
d1. Thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt khu vực đô thị
- Các đô thị đang sử dụng hệ thống thoát nước chung.
- Các khu đô thị mới có thiết kế cống thoát nước riêng nhưng chưa xây dựng các công trình trên tuyến.
- Tỷ lệ dân đô thi sử dụng bể tự hoại < 80% .
- Toàn thành phố có 4 trạm XLNT sinh hoạt đô thị với tổng công suất thiết kế 46.000÷50.000 m3/ngđ.
Bảng 9: Thống kê các trạm XLNT tập trung trên địa bàn Hà NộiHà Nội

STT Tên trạm xử lý nước thải Công suất (m3/ngđ)
1 Trạm XLNT Trúc Bạch 2.300
2 Tram XLNT Kim Liên 3.700
3 Trạm XLNT khu đô thị Bắc Thăng Long 38.000 - 42.000
4 Trạm XLNT trung tâm Hội nghị quốc gia 2.000
- Thị trấn các huyện, các điểm dân cư nông thôn: Lượng nước thải nhỏ, chủ yếu là xả phân tán, tự thấm
và chảy ra các nơi đất trũng.
- Nước thải các làng nghề: Toàn TP có khoảng 300 làng nghề phát sinh nước thải, hầu hết là chưa xử lý.
Nước thải công nghiệp:
- Hiện đã xây dựng được 7 trạm XLNT công nghiệp, chiếm 5/17 KCN đã hoạt động và đang xây dựng,
đạt tỷ lệ 29,5% số khu công nghiệp.
- Có 21/100 cơ sở công nghiệp có nguồn thải ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy có công trình xử lý nước thải,
đạt tỷ lệ 21%.
Nước thải y tế:
- Toàn thành phố có 22/80 bệnh viện chính có trạm XLNT, đạt tỷ lệ 27 %. Một số trạm XLNT bệnh viện
hoạt động không thường xuyên do yếu kém trong quản lý và thiếu kinh phí vận hành, bảo dưỡng.
Nhận xét:
- Mương cống thoát nước chung có kích thước nhỏ, chất lượng kém, thường bị lắng đọng đất cát do xây
dựng, quản lý, không nạo vét thường xuyên, làm giảm khả năng tiêu thoát.
- Lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn còn nhỏ so với yêu cầu (khoảng 10%).
Các trạm XLNT đã xây dựng có công suất nhỏ, hoạt động không ổn định.
- Hầu hết nước thải công nghiệp và làng nghề chưa xử lý.
- Nước thải y tế chưa xử lý xả ra môi trường còn chiếm tỷ lệ lớn (hơn 67%).
- Chưa huy động được các thành phần kinh tế, cộng đồng tham gia đầu tư cho thoát nước.
- Các dự án thoát nước thực hiện chậm, do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư, thời
gian xét duyệt kéo dài….
- Đầu tư, xây dựng, thu gom, xử lý nước thải chưa đạt so với định hướng phát triển thoát nước đô thị đến
năm 2020.
- Ý thức của người dân đô thị chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước còn thấp…, xử phạt vi
phạm về thoát nước còn chưa nghiêm.

- Thiếu quỹ đất xây dựng cho các trạm XLNT tập trung trong nội thành.
d2. Chất thải rắn
Thu gom CTR:
- Toàn thành phố đã thu gom được 1.079.115 tấn/năm đạt 83,2% tổng lượng CTR phát sinh
Bảng 10: Tổng hợp khối lượng và tỷ lệ thu gom, xử lý CTR năm 2008 (tấn/năm)
Khu vực CTR phát sinh CTR thu gom, xử lý Tỷ lệ thu gom, xử lý (%)
Toàn TP 1296657 1079115 83,22
Hà NộiHà Nội cũ 1086000 936270 86,2
Hà Tây cũ 210657 142845 67,8
- Hà NộiHà Nội đang tiến hành thí điểm phân loại CTR tại nguồn, ở 4 phường nội thị cũ.
Xử lý CTR:
Bảng 11: Tổng hợp các khu xử lý CTR hiện trạng thành phố Hà NộiHà Nội.
STT Công trình Diện tích Quy mô Tình trạng
1 Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, (huyện Sóc Sơn) 83,5 ha Cấp Vùng Đang hoạt động
2 Nhà máy xử lý rác - Bãi chôn lấp Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) 10 ha Cấp Huyện Đang hoạt động
3 Khu xử lý chất thải xây dựng Vân Nội - Đông Anh 10 ha Cấp Huyện Đang hoạt động
4 Khu xử lý chất thải xây dựng Thanh Trì 8 ha Cấp Huyện Đang hoạt động
5
Nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn ( C/S: 30000m3/năm), huyện
Từ Liêm
2,2 ha Cấp Vùng Đang hoạt động
6 Nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì 10 ha Cấp Huyện Chưa hoạt động
7 Bãi Việt Hùng, Đông Anh 10 ha Cấp Huyện Chưa hoạt động
8 Khu xử lý chất thải Công nghiệp (trong khu xử lý CTR Nam Sơn) 5,5 ha Cấp Vùng Đang hoạt động
9
Trạm xử lý nước rác số 1
(trong khu xử lý CTR Nam Sơn)
0,36 ha Đang hoạt động
10 Bãi chôn lấp Núi Thoong 2,0 ha Liên huyện Dừng hoạt động
11 Bãi chôn lấp huyện Ứng Hoà 2,0 ha CấpHuyện Đang hoạt động

12 Bãi chôn lấp Đồng Ké 24 ha Liên huyện Dừng xây dựng
13 Khu xủ lý CTR Xuân Sơn – TX Sơn Tây 3,7 ha Liên huyện Đang hoạt động
Tổng cộng 171,3
d3. Nghĩa trang
Nghĩa trang:
- Tổng đất nghĩa trang toàn thành phố 2893 ha chiếm khoảng 0,87% đất tự nhiên Hà NộiHà Nội mới.
Nhà tang lễ:
- Địa bàn Hà NộiHà Nội chỉ có 2 nhà tang lễ chuyên dùng (Nhà tang lễ Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm
và nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng). Ngoài ra ở các bệnh viện
lớn đều có nhà tang lễ (phục vụ cho nhu cầu bệnh viện và làm dịch vụ).
Bảng 12: Một số nghĩa trang lớn trên địa bàn thành phố
STT Tên nghĩa trang Hình thức mai táng Địa điểm Quy mô (ha)
1 Mai Dịch Mai táng một lần Q. Cầu Giấy 5,5
2 Văn Điển Hung táng, điện táng H. Thanh Trì 18,3
3 Thanh Tước Mai táng một lần, cát táng H. Mê Linh 6,3
4 Yên Kỳ Cát táng H. Ba Vì 38,4
5 Sài Đồng Cát táng, chôn một lần Q. Long Biên 5,6
6 Vạn Phúc Hung táng, cát táng Q. Hà Đông 5
7 Trung Sơn Trầm Hung táng, cát táng Tx. Sơn Tây 14
8 Xuân Đỉnh Hung táng, cát táng H. Từ Liêm 5,5
9 Vĩnh Hằng Cát táng H. Ba Vì 18
10 Tổng diện tích 116,6
e. Cấp điện
23
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- Nguồn điện
Thủ đô Hà NộiHà Nội được cấp điện từ hệ thống điện quốc gia khu vực miền Bắc. Trực tiếp là 2 nhà
máy điện lớn cấp vùng: thủy điện Hòa Bình (1.920 MW); nhiệt điện Phả Lại (1.040 MW). Ngoài ra còn
có các nhà máy nhiệt điện, thủy điện cỡ vừa khác như: Tuyên Quang (342MW) và Thác Bà (120MW),

Uông Bí (105MW), Ninh Bình (100MW), Cao Ngạn (100MW), Na Dương (100MW) và mới đây là Cẩm
Phả, Quảng Ninh, Hải Phòng (3x300MW) và Sơn Động (220MW).
Hà NộiHà Nội cũng được cấp điện qua hệ thống điện quốc gia từ đường dây 500kV Bắc – Nam, vị trí
đầu tại trạm 500kV Thường Tín với công suất máy biến áp chính là 1x450MVA (năm 2009).
- Hiện trạng lưới truyền tải và trạm điện 220kV đến 500kV
Lưới điện truyền tải 500kV: Từ trạm 500kV Thường Tín có 2 tuyến đường dây 500kV là đường dây Nho
Quan – Thường Tín hiện có và đường dây Quảng Ninh - Thường Tín (mới xây dựng, chuẩn bị đưa vào
vận hành).
Lưới truyền tải và trạm 220KV phát triển mạnh trên địa bàn Hà nộiHà Nội. Hiện có 5 trạm 220kV là Sóc
Sơn, Mai Động, Chèm, Hà Đông, Xuân Mai với tổng công suất 1.875MVA. Đến năm 2009, có 4/5 trạm
220kV kể trên đã xảy ra quá tải. Có 11 tuyến đường dây 220kV cấp điện cho Hà NộiHà Nội, cơ bản đã
tạo thành vành đai khép kín. Do phụ tải tăng cao trong những năm gần đây, chất lượng lưới 220kV
không còn đảm bảo. Các tuyến 220kV từ Hòa Bình đi Hà Đông và từ Thường Tín đi Phố Nối đã xảy ra
quá tải nặng, khi sự cố 1 đường dây, lưới 220kV mất tin cậy dẫn đến phải sa thải phụ tải.
- Lưới điện 110kV và các trạm 110kV khu vực
Toàn thành phố được cấp điện từ 31 trạm 110KV với tổng công suất 2.632MVA. Có 15/31 trạm 110kV
đã xảy ra quá tải, đặc biệt là các trạm 110kV Hà Đông, Gia Lâm, Chèm, Tía, Nghĩa Đô, Thành Công.
Hầu hết các trạm đều có gam máy biến áp chính nhỏ (25-40MVA), khả năng mở rộng hạn chế do thiếu
quỹ đất.
Tổng chiều dài các tuyến 110kV đến cuối năm 2009 đạt 607km, trong đó có 7,8km là cáp ngầm. Có đến
80% các đường dây tiết diện nhỏ (từ 120-185mm2), 14 tuyến (chiếm tỷ lệ 22%) đã xảy ra quá tải thường
xuyên, 9 tuyến vận hành đầy tải. Phần lớn các tuyến đường dây 110kV trong nội thành đều gặp trở ngại
về việc giữ gìn hành lang an toàn vận hành. Khả năng hạ ngầm hoặc cải tạo lưới 110KV rất khó khăn do
hệ thống đường giao thông ách tắc, cản trở lớn cho công tác thi công.
g. Chiếu sáng đô thị
- Lưới điện chiếu sáng đô thị Hà nộiHà Nội phần lớn thuộc sự quản lý và vận hành của công ty chiếu
sáng đô thị Hà nộiHà Nội (Hapulico). Lưới điện chiếu sáng các khu vực đô thị mới sát nhập sau khi mở
rộng thủ đô hiện vẫn được phân cấp cho công ty công trình đô thị hoặc phòng chức năng đô thị quản lý.
- Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm 01/01/2009, tổng công suất quản lý của hệ thống chiếu sáng
công cộng các quận nội thành, đường quốc lộ Hà NộiHà Nội đã đạt đến 10.102KW; tổng chiều dài tuyến

chiếu sáng 1.838 km trong đó chiếu sáng ngõ xóm đạt 889km; chiếu sáng đèn đường, cảnh quan đạt
949km. Các tuyến chiếu sáng mới đầu tư được lắp đặt các loại đèn chất lượng cao, đẹp, như đèn
Rainbow. đèn Masteur, đèn Maccot; Tổng số đèn chất lượng thấp đang sử dụng khoảng 13.000 bộ,
chiếm đến 25% tổng số đèn trên lưới
13
.
- Chiếu sáng cảnh quan công trình kiến trúc đã được đầu tư xây dựng ở một số công trình trọng điểm như
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, khu vực Hồ Hoàn Kiếm, nhà hát Lớn Tuy nhiên so với nhu cầu và số
lượng di tích cần thiết thì khối lượng đã làm được còn ít, chưa tạo thành điểm nhấn không gian về đêm.
Chiếu sáng cảnh quan và lễ hội đã được đầu tư trên các trục chính vào trung tâm thành phố cũ như Phố
Huế, Hàng Bài, Nguyễn Văn Cừ, Hàng Đào – Hàng Gai. Hình thức chiếu sáng nhìn chung còn đơn điệu,
chế độ vận hành chưa thường xuyên.
h. Thông tin liên lạc
13
Báo cáo của Sở XD Hà nộiHà Nội – 2009.
- Viễn thông và công nghệ thông tin
Chuyển mạch: bao gồm hệ thống các tổng đài điều khiển (Host); tổng đài vệ tinh (tổng đài hữu tuyến và
vô tuyến cố định); Tandem. Ngoài ra, thành phố Hà NộiHà Nội còn có trung tâm thông tin-liên lạc quốc
tế sử dụng tổng đài TDX và AXE. Hệ thống truyền dẫn cho các tổng đài hiện tại đang sử dụng cáp sợi
quang và viba, trong đó khoảng 70% cáp quang đã được ngầm hoá. Về cơ bản các mạch vòng (Ring) đã
được khép kín. Cáp đồng có tỷ lệ ngầm hoá khoảng 20%.
Mạng thông tin di động Hà NộiHà Nội đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA, với 7 nhà cung cấp
dịch vụ là Vinaphone, Mobiphone, Viettel, EVN, Beeline, Vietnammoblie, G-Phone. Vùng phủ sóng của
7 nhà cung cấp này đã phủ hầu hết địa bàn của thành phố. Công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G)
đã được ứng dụng rộng rãi ở các mạng có thị phần lớn như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, EVN.
Hiện Hà nộiHà Nội có 5 doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, 9 doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ truy nhập Internet và 11 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet. Tăng trưởng thuê
bao tăng Internet bình quân trên 30%/năm. Tỷ lệ kết nối băng thông rộng là 22% số hộ gia đình, trung
bình 2 thuê bao/1.000 dân. Tỷ lệ người dùng internet đạt khá cao so với các địa bàn khác trên toàn quốc.
- Hiện trạng bưu chính

Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ bưu chính: 280 bưu cục, 25 kiốt, 108 điểm bưu điện văn hoá xã, 657
đại lý bưu điện và 3226 đại lý điện thoại công cộng. Bán kính phục vụ bình quân 1 km/điểm với phân bố
trung bình 3.660 người/điểm. Mạng vận chuyển bưu chính: 1 Trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tế
khu vực 1 và các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp đầy
đủ các dịch vụ bưu chính sẵn có trên mạng.
2.2.6. Hiện trạng môi trường
2.2.6.1 Đô thị hóa
Trong 10 năm (từ 1999-2009) mật độ dân số Hà NộiHà Nội tăng từ 1.296 người/km
2
đến 1.926
người/km
2
, trong đó mật độ dân số 9 quận Hà NộiHà Nội cũ lên đến 11.759 người/km
2
, đồng thời tỷ lệ
dân số đô thị cũng tăng từ 34,2% đến 40,5%. Dân số đô thị tăng nhanh đang gây áp lực lớn đến tài
nguyên và môi trường.
Nhu cầu nước cho đô thị ngày càng tăng. Hiện nay thành phố Hà NộiHà Nội có 26 nhà máy cấp nước với
tổng công suất là 672.000 m
3
/ngđ gấp gần 27 lần năm 1954. Toàn bộ lượng nước cấp cho sinh hoạt và
công nghiệp được lấy từ nước dưới đất. Mặc dù nhà máy nước sông Đà 300.000 m
3
/ngày đã đưa vào sử
dụng năm 2008 nhưng công suất mới đạt 50.000 m
3
/ngày và cấp cho khu vực phía Tây. Các giếng khoan
nước bị suy thoái, có khoảng 20% số giếng khoan bị giảm lưu lượng và cần cải tạo hoặc thay thế. Khai
thác nước dưới đất đã gây hiện tượng sụt lún mặt đất tại Hà NộiHà Nội, tuy chỉ có tính chất khu vực.
Khu vực có độ sụt lún nhỏ hơn 10 mm/năm có diện tích khoảng 140 km2, chiếm hầu hết phần phía Nam

sông Hồng. Khu vực có độ sụt lún lớn nhất (khoảng 30 mm/năm) rộng khoảng 2 km2, bao quanh khu
vực nhà máy nước Pháp Vân.
Tổng lượng nước thải khu vực trung tâm Hà NộiHà Nội hiện nay vào khoảng 600.000-700.000 m
3
/ngày
đêm trong đó sinh hoạt khoảng 400.000 m
3
/ngày và công nghiệp khoảng 200.000-263.000 m
3
/ngày, xả ra
4 con sông thoát nước chính là sông Tô lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và hồ Tây.
Cùng với nước thải, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố hiện nay khoảng trên 3.000
tấn/ngày, trong đó lượng rác thải tập trung ở khu vực Hà NộiHà Nội cũ khoảng 2800 tấn/ngày và Hà Tây
cũ khoảng 300 tấn/ngày. Thành phố Hà NộiHà Nội hiện có 5 khu xử lý chất thải rắn tập trung đang hoạt
động, trong đó có tới 3/5 khu sắp lấp đầy.
Trên địa bàn thành phố có 110 bệnh viện và trung tâm y tế quận, huyện. Với số giường bệnh lên đến
12.000 giường bệnh, hiện nay lượng nước thải các bệnh viện Hà NộiHà Nội phát sinh khoảng
6.000m
3
/ngày. Có 15 bệnh viện quy mô lớn có hệ thống xử lý nước thải, tương đương với lượng nước
thải được xử lý trước khi thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố là 3754,4m
3
/ngày (chiếm
24
THUYẾT MINH TÓM TẮT
Quy hoạch chung xây dựng Tthủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
61,7%). Lượng chất thải rắn tại các bệnh viện khoảng 25 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại
khoảng 5 tấn/ngày.
2.2.6.2 Phát triển công nghiệp
Hà NộiHà Nội hiện có 8 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 1.018ha (Nội Bài, Hà NộiHà Nội -

Đài Tư, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Phụng Hiệp, Quốc Oai, Phú Nghĩa) đã cơ bản
hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, chưa kể khu công
nghệ cao Hòa Lạc 1500ha.
Bên cạnh đó Hà NộiHà Nội đã phát triển 20 dự án khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích
đất hơn 800 ha. Đến nay đã có 8 cụm đang hoạt động. Trong khu vực Hà Tây (cũ) hiện có 17 CCN đã đi
vào hoạt động với tổng diện tích 635ha. Tuy nhiên các cụm công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung, mặc dù đã có trong hồ sơ thiết kế phê duyệt.
Đặc biệt Hà NộiHà Nội hiện đang tồn tại 9 khu công nghiệp cũ với tổng diện tích 387ha: Minh Khai -
Vĩnh Tuy, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển - Pháp Vân, Thượng Đình, Cầu Diễn - Nghĩa Đô, Gia Lâm
- Yên Viên, Đông Anh, Chèm, Cầu Bươu. Đây là các khu công nghiệp trước đây nằm ở ngoại thành
nhưng trong quá trình mở rộng đô thị đến nay đã nằm trong nội thành với khoảng 200 cơ sở sản xuất
phân tán và công nghệ lạc hậu. Đến nay Hà NộiHà Nội đã di chuyển được 10 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
nặng và đang di chuyển 6 công ty là Công ty Nhựa Hà NộiHà Nội, Dệt kim Hà NộiHà Nội, Xe đạp xe
máy Đống Đa, Kỹ thuật Điện thông, Dệt kim Thăng Long.
Lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp chiếm hơn 55% tổng lượng nước thải của Hà NộiHà Nội,
khoảng 200.000 - 263.000 m3/ngày. Tuy nhiên hiện nay chỉ mới khoảng 11.500 m
3
nước thải (tương
đương 4,4%) được xử lý.
Mỗi ngày Hà NộiHà Nội thải ra khoảng 750 tấn chất thải rắn công nghiệp, mới thu gom khoảng 637-675
tấn/ngày (85-90%) và mới xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày. Trong số đó, chất thải công nghiệp nguy hại
khoảng 97-112 tấn/ngày (chiếm 13-5%), mới thu gom khoảng 58-78,4 tấn/ngày (chiếm 60 -70%).
2.2.6.3 Xây dựng
- Thay đổi sử dụng đất
Quá trình đô thị hóa nhanh nên diện tích đất dành cho sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản giảm đi
đáng kể. Năm 2000 diện tích đất nông nghiệp là 40.152ha, đến năm 2007 giảm đi còn có 37.857ha.
Diện tích đất lâm nghiệp cũng giảm. Rừng và đất lâm nghiệp năm 1998 huyện Sóc Sơn là: 6.630 ha, năm
2007 là: 4557,0 ha (-2073 ha), trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 1998 là 24.650 ha, năm 2007 là: 20.566,7 ha
(-4.083,3 ha). Nguyên nhân là do chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang các loại sử dụng khác.
Trong khi đó đất xây dựng đô thị tăng lên, cụ thể trong địa bàn Hà NộiHà Nội cũ năm 1997 đất xây dựng

đô thị 4.654ha, năm 2009 tăng lên 17.940ha.
Như vậy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đồng thời là quá trình thu hẹp diện tích đất đai vùng nông
nghiệp, lâm nghiệp. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp khiến cho sinh cảnh địa lý bị thay đổi
và xâm hại như: thảm thực vật, đồng ruộng, hệ sinh thái ao hồ, chế độ thủy văn cũng thay đổi.
- Tái định cư và các khu ở cũ
Khu vực ven đô thị là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa. Quá trình
xây dựng và mở rộng không gian đô thị đòi hỏi chiếm dụng một diện tích đất nông nghiệp khá lớn. Đây
là nguồn thu nhập duy nhất, ổn định cuộc sống cho đa số hộ nông nghiệp vùng ven đô.
Trong nội đô Hà NộiHà Nội còn tại 12 khu chung cư cũ (Thanh Xuân, Kim Liên, Nam Đồng, Nguyễn
Công Trứ, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công, Nghĩa Tân, Tân Mai, Tương Mai, Quỳnh Mai, Văn
Chương) và các khu nghèo (Thanh Nhàn, Thanh Lương, Phúc Tân) đã và đang xuống cấp nghiêm trọng,
gây nên ô nhiễm môi trường.
- Sức ép xây dựng lên di sản và không gian xanh
Trên địa bàn Hà NộiHà Nội cũ hiện có khoảng 1.744 di tích lịch sử văn hóa với 544 chùa chiền, đình
làng, 253 đền thờ, 69 di tích cách mạng, 365 di tích khác (văn miếu, văn chỉ, di tích khảo cổ ). Trong
đó, 499 di tích đã được Nhà nước xếp hạng và 308 di tích đang được đề nghị xếp hạng, cùng hàng ngàn
di vật khảo cổ có giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học, mỹ thuật của các nền văn hóa cổ đại, trung đại và
cận đại Việt Nam.
Bảng 13. Số lượng di sản được xếp hạng trên địa bàn Hà NộiHà Nội
Tỉnh, thành phố
Di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia
Di tích lịch sử văn hóa
cấp tỉnh
Mật độ di tích (số di
tích trên 100km
2
)
Hà NộiHà Nội cũ 43 210 27,5
Hà Tây cũ 74 236 14,4

Hà NộiHà Nội là nơi gắn liền với những địa danh nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên như: Hồ Tây, hồ
Hoàn Kiếm, hồ Yên Sở, vườn Bách thảo hay những làng hoa, cây cảnh truyền thống, lâu đời. Tuy nhiên,
trong các năm qua, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch bị đổ đất lấn chiếm. Năm 1984 Hồ Tây rộng 566 ha đến năm
2001 chỉ còn 446 ha. Hồ Trúc Bạch rộng khoảng 30 ha, đến năm 2001 còn 19 ha. Nhiều hồ như Văn
Chương, Ngọc Hà, Thanh Nhàn, trở thành ao tù, nuớc cạn.
Tình trạng phổ biến ở các đình làng trong nội thành là đất đai bị lấn chiếm như đình Trung Tả, đình Thổ
Quan, đình Thiên Tiên Điển hình như đình Trung Tả diện tích là 1218m2 (năm 1988) nhưng đến năm
1991 thì chỉ còn 525 m
2
. Nhiều nơi cửa chùa biến thành nơi buôn bán, tụ điểm ăn uống, chùa Bích Câu,
chùa Huy Văn, chùa Bộc, chùa Ngũ Xã, chùa Thiền Quang bị mất dần đất vườn.
- Chất thải xây dựng
Các hoạt động xây dựng tại trung tâm Hà NộiHà Nội mỗi ngày phát sinh khoảng 1000 tấn chất thải. Hiện
toàn thành phố có khoảng 410 điểm xây dựng có nguồn phế thải với trên 100 điểm tập kết phế thải xây
dựng. Phế thải xây dựng thiếu nơi đổ nên người dân thường đổ ở bờ sông và khu vực đất trống, làm cho
hầu hết các con sông trên địa bàn Hà NộiHà Nội đều bị ô nhiễm và thu hẹp dần. Những khu vực mới
phát triển như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Từ Liêm, Long Biên là những tụ điểm đổ phế thải xây dựng gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Nghĩa trang, mai táng
Hệ thống nghĩa trang đô thị được xây dựng thiếu quy hoạch, thiếu cơ chế quản lý dẫn đến tình trạng xây
dựng nghĩa trang thiếu đồng bộ, đặc biệt nhiều nghĩa trang đã nằm lọt vào các khu đô thị mới (Định
Công, Linh Đàm, Pháp Vân, Nam Thang Long đều nằm sát nghĩa trang). Nghĩa trang Văn Điển, Mai
Dịch cũng nằm sát đô thị.
Hiện tượng lấn chiếm đất nghĩa trang diễn ra khá phổ biến. Việc lấn chiếm đất và chôn cất lộn xộn đã
dẫn đến tình trạng lãng phí quỹ đất rất lớn và nan giải trong giải phóng mặt bằng khi phát triển đô thị.
Tình hình xử lý ô nhiễm môi trường trong các nghĩa trang chưa được chú ý nhiều đã dẫn đến các hiện
tượng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất tại các khu vực xung quanh các nghĩa trang, như nghĩa
trang Văn Điển.
2.2.6.4 Giao thông
Hiện nay tỷ lệ sử dụng xe ôtô con ở Hà NộiHà Nội đạt 43 xe/1000 dân, tỷ lệ này còn thấp so với các

nước của khu vực châu á (từ 90-100 xe/1.000 dân). Trong 10 năm qua số ôtô tăng gấp 2,5 lần và số xe
máy tăng gấp 3,5 lần. Tỷ lệ tăng 13%/năm cho xe máy và 10%/năm cho xe ôtô con. Có thể nói rằng, xe
gắn máy là nguồn phát thải chính gây ô nhiễm trực tiếp và gián tiếp đến môi trường không khí.
Ngoài ra, mật độ phương tiện tham gia giao thông đang tăng đến mức báo động, cứ 1 km đường phải
chứa đến 500 ôtô và 5.500 xe máy. Hiện tại diện tích đường của Hà NộiHà Nội chỉ đáp ứng 40% lượng
phương tiện giao thông đã đăng ký (bao gồm khoảng 200.000 ôtô và hơn 2 triệu xe máy), chưa kể đến
lượng phương tiện giao thông từ ngoại tỉnh đổ về Hà NộiHà Nội mỗi ngày.
25

×