Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thực hành về dự phòng phơi nhiễm với hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.35 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG
PHƠI NHIỄM VỚI HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

NGUYỄN MINH THƯ
THS.BS. TRƯƠNG THÀNH NAM

Cần Thơ - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ DỰ
PHÒNG PHƠI NHIỄM VỚI HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021
21.T.YT.01
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Ths.Bs. Trương Thành Nam

Nguyễn Minh Thư
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả trong đề tài nghiên cứu này là trung thực và chưa được cơng bố trong bất
kỳ một cơng trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn toàn chịu trách
nhiệm.
Cần Thơ, ngày

tháng

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Minh Thư

năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thực hành về dự phòng phơi
nhiễm với HIV/AIDS của sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021”,
trước tiên tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo
đại học, Phòng cơng tác sinh viên đã tạo điều kiện cho nhóm chúng tôi được thực

hiện nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Bs. Trương Thành Nam đã giúp đỡ tận tình
trong q trình làm đề tài, góp ý và bổ sung những sai sót từ khi đăng kí đề tài tới
khi đề tài của nhóm được hồn thành. Tơi xin cám ơn Ths. Lâm Nhựt Anh đã nhiệt
tình chỉ dẫn quy trình, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Xin ghi nhận sự đóng góp của tất cả những sinh viên của Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ đã tham gia đề tài, sự giúp đỡ của các bạn là một phần to lớn để
đề tài được hoàn thành.
Gửi lời cám ơn tới các thành viên của nhóm nghiên cứu, xin ghi nhận sự
đồng hành và nỗ lực của các bạn khi tham gia thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cám ơn gia đình và bạn bè ln ủng hộ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài. Tôi xin tri ân tất cả.
Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Minh Thư


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Phần 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Phần 2. TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1 Một số khái niệm .............................................................................................. 3
1.2 Tình hình dịch HIV .......................................................................................... 3
1.3 Tình hình phơi nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế .................................... 4

1.4 Các phương pháp phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp chuẩn ....................... 7
1.5 Kết quả các nghiên cứu liên quan .................................................................. 11
1.6 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 14
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 15
2.3 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 15
2.4 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu ................................................................... 15
2.5 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 17
2.6 Công cụ và phương pháp thu thập dữ kiện .................................................... 23
2.7 Xử lý dữ liệu và phân tích số liệu .................................................................. 23


2.8 Sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................................................. 24
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................................. 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ..................................................................................... 25
3.1 Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 25
3.2 Kiến thức, thực hành về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS 27
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành khơng đạt về dự phịng phơi
nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS ...................................................................... 39
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ................................................................................... 43
4.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ................................... 43
4.2 Kiến thức, thực hành về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS 44
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành khơng đạt về dự phịng phơi
nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS. ..................................................................... 48
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



PHẦN 1. TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài
Trong điều tra chấn thương do kim đâm về tỷ lệ mắc, kiến thức và nhận
thức của các sinh viên điều dưỡng ở South Jordanian của tác giả Hani A.Nawafleh
năm 2018 cho kết quả 66,6% sinh viên Điều dưỡng đã từng bị kim đâm. Trong đó
sinh viên năm hai chiếm tỉ lệ 41%, sinh viên năm 3 là 19%, năm 4 là 40%. Lý do
trong tiêm chiếm 37% và do tải lượng công việc nhiều là 32%. Hơn nữa, 43% sinh
viên không báo cáo lại sau khi bị kim đâm cũng như không thực hiện bất kì xét
nghiệm máu nào với 29% là do quá bận rộn và khơng muốn bị coi là có kỹ năng
lâm sàng kém. Về nhận thức 82% số người được hỏi đồng ý rằng tất cả sinh viên
đều có xu hướng bị kim đâm, tỷ lệ đồng ý cao nhất là 93% ở sinh viên năm 3.
Nghiên cứu về Kiến thức, thái độ về phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc
nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
năm 2018 của tác giả Nguyễn Thị Hà cho kết quả: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt
và thái độ tích cực về phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm
truyền lần lượt là 62,1% và 77,6%. Sinh viên có thái độ tích cực có kiến thức đạt
về phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền cao hơn gấp 2
lần so với sinh viên có thái độ chưa tích cực.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Xác định tỉ lệ kiến thức, thực hành đạt về dự phòng phơi nhiễm nghề
nghiệp với HIV/AIDS của sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021.
Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành khơng đạt
về dự phịng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS của sinh viên trường Đại học
Y Dược Cần Thơ năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên chính quy ngành Y khoa, Y học cổ truyền,
Y học dự phòng, Răng hàm mặt, Điều dưỡng từ năm ba đến năm kế cuối tại trường

Đại Học Y Dược Cần Thơ có mặt trong thời gian tiến hành nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.
Cách thức tiến hành nghiên cứu
Sử dụng công cụ khảo sát và thu thập thông tin trực tuyến (Google Form)
bằng cách gửi đường dẫn cho đối tượng nghiên cứu có tên trong danh sách đã chọn
sẵn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Kết quả nghiên cứu
Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt, không đạt lần lượt chiếm tỷ lệ 57,2% và
42,8%. Giới nam có kiến thức đạt thấp hơn so với giới nữ, lần lượt chiếm 55,2%
và 58,7%. Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,379). Sinh
viên đang học năm 5 có tỷ lệ kiến thức đạt cao nhất (69,1%), tiếp theo là sinh viên
năm thứ 3 (56%) và cuối cùng là sinh viên năm thứ 4 (51,5%). Sinh viên năm thứ
3 và năm thứ 4 có nguy cơ kiến thức khơng đạt cao hơn so với nhóm sinh viên
năm thứ 5 (lần lượt OR=1,751, p=0,012 và OR=2,106, p=0,001). Tỷ lệ sinh viên
có kiến thức đạt cao nhất ở ngành Y học cổ truyền (77,1%), tiếp đến là ngành Điều
dưỡng (75%), sau đó là Y học dự phòng (60%) tiếp đến là Răng hàm mặt (56,3%)
và cuối cùng là Y khoa (54,7%). Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt, khơng đạt lần lượt chiếm tỷ lệ 14,1% và
85,9%. Giới nam có thực hành đạt tương đương giới nữ, lần lượt chiếm 14,1% và
14%. Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,989). Tỷ lệ thực
hành đạt của sinh viên giữa các năm học có sự khác biệt, chiếm tỷ lệ cao nhất là
sinh viên năm 6 (20,9%), tiếp đến là năm 4 (12,9%) và thấp nhất là năm 5 (11,4%).
Sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 có nguy cơ thực hành không đạt cao hơn so với


nhóm sinh viên năm thứ 5 (lần lượt OR=1,78, p=0,039 và OR=2,07, p=0,012).
Sinh viên giữa các ngành học có sự khác biệt nhau về tỷ lệ thực hành đạt, cao nhất
là sinh viên ngành Răng hàm mặt (34,4%), tiếp đến là Y học cổ tuyền (20%), Điều
dưỡng (16,7%), tiếp đến là Y khoa (12,9%) và thấp nhất là Y học dự phịng (5%).
Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê.

Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu kiến thức, thực hành dự phòng phơi nhiễm
với HIV/AIDS của sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021”, chúng
tơi có kết luận như sau: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức và thực hành đạt về dự phịng
phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS cịn thấp. Khóa học của sinh viên có liên
quan ý nghĩa thống kê với kiến thức và thực hành không đạt về phơi nhiễm nghề
nghiệp với HIV/AIDS. Những tập huấn trang bị về kiến thức cho nhóm sinh viên
có kiến thức và thực hành khơng đạt cần chú trọng kịp thời theo khóa học, đặc biệt
là ở nhóm sinh viên năm ba và sinh viên năm tư giúp nâng cao nhận thức và kỹ
năng thực hành trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên.


PHẦN 2. TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immuno Deficiency Syndrome)

ARV

: Thuốc kháng Virus HIV (Anti Retrovirus)

CDC

: Trung tâm kiểm soát bệnh tật
(Centers of Disease Control and Prevention)


ĐD

: Điều dưỡng

ELISA

: Thử nghiệm miễn dịch hấp thu gắn enzyme
(Enzym link Immuno Sorbebt Assay)

HIV

: Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải
(Human Immunodeficiency Virus)

MSM

: Nam quan hệ tình dục đồng giới (Men who have Sex with Men)

PCR

: Phản ứng khuyết đại chuỗi (Polymerase Chain Reaction)

PWID

: Những người tiêm chích ma túy (People who inject drugs)

RHM

: Răng hàm mặt


SV

: Sinh viên

UNAIDS

: Chương trình phối hợp Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS
(The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS)

WHO

: Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization)

YK

: Y khoa

YHCT

: Y học cổ truyền

YHDP

: Y học dự phòng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố giới tính, năm học, ngành học của đối tượng nghiên cứu ...... 25
Bảng 3.2 Phân bố dân tộc và nguồn thông tin về HIV/AIDS .............................. 26
Bảng 3.3 Đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS .......... 27

Bảng 3.4 Kiến thức về dịch sinh học có nguy cơ phơi nhiễm với HIV ............... 28
Bảng 3.5 Kiến thức về tình huống và nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV
.............................................................................................................................. 29
Bảng 3.6 Kiến thức về yếu tố nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV .......... 30
Bảng 3.7 Kiến thức về xử trí sau phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV ................... 31
Bảng 3.8 Kiến thức về an toàn trong lao động nghề nghiệp ................................ 32
Bảng 3.9 Kiến thức về các xét nghiệm chẩn đoán HIV ....................................... 33
Bảng 3.10 Kiến thức về điều trị dự phòng phơi nhiễm ........................................ 34
Bảng 3.11 Thực hành dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS .......... 35
Bảng 3.12 Thực hành về bảo hộ lao động ............................................................ 36
Bảng 3.13 Thực hành về rửa tay thường quy ....................................................... 37
Bảng 3.14 Phân loại kiến thức thực hành............................................................. 38
Bảng 3.15 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức không đạt về .......................... 39
Bảng 3.16 Một số yếu tố liên quan đến thực hành không đạt về ......................... 41
Bảng 3.17 Liên quan giữa kiến thức với thực hành không đạt về ....................... 42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong 40 năm qua, đại dịch HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35
triệu người trên thế giới. Có khoảng 38 triệu người trên tồn thế giới sống chung
với HIV vào cuối năm 2019 [37]. Bất chấp sự tồn tại của các loại thuốc có thể
kiểm sốt HIV và thậm chí giảm lây truyền vi rút nhưng HIV vẫn là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu và là mối đe dọa sức khỏe của hàng triệu người trên toàn thế
giới. AIDS là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ hai ở thanh thiếu niên trên toàn
cầu và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên (10-19) ở Châu Phi
[38]
Tính đến 31/10/2019, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thì cả nước có 211.981 người nhiễm HIV hiện đang cịn sống và 103.426
người nhiễm HIV đã tử vong [15]. Trong 10 tháng đầu năm 2019, có 8479 trường
hợp phát hiện nhiễm HIV, số bệnh nhân tử vong là 1496 trường hợp [7]. Ước tính

4,4% ca nhiễm HIV ở nhân viên y tế là do chấn thương nghề nghiệp gây ra [32].
Nhân viên y tế là lực lượng thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại
nghề nghiệp, đặc biệt nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu, dịch tiết và các
bệnh phẩm của bệnh nhân có khả năng lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó
có HIV/AIDS.
Các nhân viên y tế có khả năng bị phơi nhiễm với HIV nghề nghiệp thông
qua chấn thương/tai nạn từ các vật sắc nhọn như kim đâm, kéo và dao hoặc tiếp
xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể lây nhiễm khác. Nguy cơ tiềm ẩn của việc
lây truyền HIV nghề nghiệp tăng lên khi các biện pháp dự phòng phơi nhiễm nghề
nghiệp khơng an tồn như khi cán bộ làm nhiệm vụ chăm sóc và điều trị, xét
nghiệm, cho người nhiễm HIV như tiêm chích, phẫu thuật, xét nghiệm máu, đỡ
đẻ, nhổ răng, dọn dẹp dụng cụ, làm vệ sinh, vận chuyển rác thải đi xử lý. [5].
1


Ở nước ta có 63% sinh viên xử lý sai vết thương sau khi bị tổn thương [15].
Tương tự, ở một nghiên cứu khác tỷ lệ học sinh sinh viên trường cao đẳng y tế Hà
Nội có kiến thức khơng đầy đủ liên quan đến tai nạn nghề nghiệp do kim tiêm
truyền đâm là 69,46% [14]. Sinh viên nhóm ngành chăm sóc sức khỏe là nhóm đối
tượng có nguy cơ cao do thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh và thực hiện
các thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm cao trong quá trình thực tập lâm sàng và sinh
viên cũng thuộc lứa tuổi thanh niên (nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhiễm HIV trong cộng
đồng). Nếu kiến thức, thực hành về phịng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS nhận định
chưa đúng thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân sinh viên mà còn
ảnh hưởng đến việc lây truyền HIV/AIDS giữa các bệnh nhân với nhau và có thể
làm lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng thông qua công việc và nghề nghiệp.
Trên thực tế, kiến thức và thực hành giữa sinh viên chưa đồng đều, chưa tuân
thủ đầy đủ các quy trình khi làm thủ thuật và chưa xử lý vết thương đúng cách sau
phơi nhiễm. Xuất phát từ thực tế trên chúng em tiến hành đề tài “Nghiên cứu kiến
thức, thực hành về dự phòng phơi nhiễm với HIV/AIDS của sinh viên trường Đại

học Y dược Cần Thơ năm 2021”. Nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm nghề
nghiệp với HIV/AIDS giúp sinh viên bảo vệ chính mình, đồng thời cũng là tài liệu
tham khảo để đề xuất kế hoạch giảng dạy về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp
HIV/AIDS với các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Xác định tỉ lệ kiến thức, thực hành đạt về dự phòng phơi nhiễm nghề
nghiệp với HIV/AIDS của sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021.
Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành không đạt
về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS của sinh viên trường Đại học
Y Dược Cần Thơ năm 2021.

2



×