Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu về thực trạng lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở nam giới tại phường thới an, quận ô môn, thành phố cần thơ năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 112 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG
LẠM DỤNG RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI TẠI PHƯỜNG THỚI AN,
QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Chủ nhiệm đề tài: TRẦN PHÁT ĐẠT
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. LÊ THÀNH TÀI
THS.BS. TRẦN TÚ NGUYỆT

Cần Thơ – năm 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG LẠM DỤNG
RƯỢU BIA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NAM GIỚI TẠI PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN Ô
MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Mã số đề tài: 21.T.YT.07
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


(chữ ký)

(chữ ký)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(chữ ký)

Chủ nhiệm đề tài: Trần Phát Đạt
Tham gia đề tài: Trần Xuân Lam, Nguyễn Thị Mới, Huỳnh Thị Tố Như,
Trần Khánh Ngân.
Cán bộ hướng dẫn: PGS.Ts. Lê Thành Tài, ThS.BS. Trần Tú Nguyệt.
Cần Thơ – năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu chúng tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu
và tồn thể q thầy cơ của các Khoa, Phòng ban, Trung tâm, Thư viện
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp chúng tơi hồn thành đề tài cơ sở này.
Xin chân thành cảm ơn Trạm Y tế phường Thới An, quận Ơ Mơn,
tồn thể cán bộ và quý thầy cô, các anh chị Cộng tác viên tại Trạm y tế
phường Thới An, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ cũng như các thành viên
trong đội điều tra viên đã hết lịng tận tình giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong
suốt thời gian thu thập số liệu, phục vụ và hoàn thành quyển toàn văn đề tài.
Cần Thơ, ngày

tháng

Người thực hiện


Trần Phát Đạt

năm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Nghiên cứu về thực trạng lạm dụng
rượu bia và một số yếu tố liên quan ở nam giới tại phường Thới An, quận Ơ
Mơn, thành phố Cần Thơ năm 2021” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi và
cộng sự trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết
quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin sử dụng
trong cơng trình nghiên cứu này.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Sinh viên thực hiện

Trần Phát Đạt


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
PHẦN 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN 2. TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Tổng quan về rượu bia ...................................................................... 3
1.2. Tác hại của lạm dụng rượu bia .......................................................... 5
1.3 Các công cụ đo lường đánh giá mức độ sử dụng rượu bia................. 7
1.4. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng, lạm dụng rượu bia ....... 10
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ................................. 15
1.6. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 19
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 30
3.1. Thông tin chung............................................................................... 30
3.2. Tỉ lệ lạm dụng rượu bia ................................................................... 32
3.3. Một số yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia.............................. 34
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................... 39
4.1. Thông tin chung............................................................................... 39
4.2. Tỷ lệ lạm dụng rượu bia .................................................................. 41
4.3. Một số yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia.............................. 42
KẾT LUẬN .............................................................................................. 52
KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AUDIT

The Alcohol Disorders Identification Test

(Bộ công cụ xác định rối loạn do sử dụng rượu)

CBVC

Cán bộ viên chức

CĐ/ĐH/SĐH

Cao đẳng/ Đại học/ Sau Đại học

ĐVR

Đơn vị rượu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

LDRB

Lạm dụng rượu bia

PHQ-9

Patient Health Questionnaire – 9
(Bảng hỏi sức khỏe bệnh nhân)

PP

Probabilty Proportional to Size

(Xác suất tỷ lệ theo kích cỡ dân số)

SDRB

Sử dụng rượu bia

TNGT

Tai nạn giao thông

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 “Đơn vị rượu chuẩn” tại các quốc gia . ........................................ 4
Bảng 1.2. Mức độ nguy cơ về sử dụng rượu bia theo thang điểm AUDIT . 8
Bảng 3.1. Đặc điểm thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=250) ... 30
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp/cơng việc, tình trạng hơn nhân và kinh
tế gia đình (n=250) .................................................................................... 31
Bảng 3.3. Số năm SDRB ........................................................................... 32
Bảng 3.4. Liên quan giữa nhóm tuổi, dân tộc, tơn giáo, trình độ học vấn và
lạm dụng rượu bia...................................................................................... 34
Bảng 3.5. Liên quan giữa nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, kinh tế gia đình
vàlạm dụng rượu bia.................................................................................. 35
Bảng 3.6. Liên quan tuổi lần đầu sử dụng rượu bia, tiền sử gia đình, xem
quảngcáo, hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia............................................. 36

Bảng 3.7. Kiến thức về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại và lạm
dụng rượu bia............................................................................................. 37
Bảng 3.8. Liên quan nguyên nhân, mục đích và lạm dụng rượu bia ......... 37
Bảng 3.9. Liên quan điều trị các vấn đề do rượu, trầm cảm và LDRB. .... 38


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Loại rượu bia thường sử dụng ............................................. 32
Biểu đồ 3.2. Mức độ lạm dụng rượu bia theo thang đo AUDIT ............... 33


PHẦN 1. TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Nghiên cứu của Trần Nguyễn Du, nghiên cứu tỷ lệ, mức độ và một số yếu
tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới 16-60 tuổi, tại thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long, năm 2017. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong 7 ngày qua
và 30 ngày qua tương ứng là 55,6% và 71,1%. Có 52,9% sử dụng rượu bia mức
khơng có hại, có 4,9% đối tượng nghiện rượu bia. Một số yếu tố liên quan đến
SDRB trong 30 ngày qua theo phân tích hồi quy logistic đa biến: người làm
nghề cơng nhân; người có bạn bè/đồng nghiệp uống rượu bia; người khơng có
kiến thức về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại (p< 0,05) [12].
Theo nghiên cứu của Lưu Bích Ngọc và cộng sự điều tra này cho thấy
54,4% người được điều tra thuộc nhóm người uống ít (0-5g/ngày); 30,7% thuộc
nhóm người uống vừa (5-24g/ngày); 8,3% thuộc nhóm người uống nhiều (2548g/ngày); 1,7% thuộc nhóm nghiện và đáng lưu tâm là 5% thuộc nhóm nghiện
nặng. Càng lên những độ tuổi cao, mức “uống ít” càng giảm dần, mức “uống
vừa”, “uống nhiều” hay “nghiện nặng” càng tăng dần. Phần lớn phụ nữ (88,4%)
sử dụng rượu bia ở mức “uống ít” trong khi khoảng gần 46,8% nam giới sử
dụng rượu bia ở mức “uống vừa” hoặc “uống nhiều”, 8,0% ở mức “nghiện”
hoặc “nghiện nặng”. Khơng có sự khác biệt nhiều giữa thành thị và nông thôn
về phân bố tỷ lệ người sử dụng rượu bia theo các mức độ uống khác nhau [21].

Nghiên cứu của Lê Đức Huy và cộng sự về thực trạng tiêu thụ rượu bia
và một số yếu tố liên quan của người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu
mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1588 người dân từ 25 đến 84 tuổi đang sinh
sống tại 4 vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế Thang đo AUDIT
được dùng để đánh giá nguy cơ trong sử dụng rượu bia. Kết quả tỷ lệ uống rượu
bia ở đối tượng nghiên cứu là 64,2%. Tỷ lệ uống rượu bia quá độ trong tháng
qua là 17,3% và 14,0% uống rượu bia mức có hại. Có mối liên quan giữa uống


q độ ở nam và nhóm tuổi 25-44, trình độ học vấn và có hút thuốc lá. Uống
rượu bia mức có hại ở nam liên quan với nhóm tuổi 25-65 và có hút thuốc lá.
Kết luận: tỷ lệ sử dụng rượu bia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cao, tuy nhiên
tỷ lệ sử dụng rượu bia mức có hại là thấp [16].
Mục đích thực hiện đề tài: Nhằm giúp chính quyền địa phương có cái nhìn
tổng quan hơn về tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới trên địa bàn, nắm bắt được
tỷ lệ sử dụng rượu bia trong nhóm đối tượng nam giới đang sử dụng rượu bia
thuộc mức độ nào. Cũng như hiểu rõ hơn những yếu tố liên quan dẫn đến việc
các đối tượng sử dụng rượu bia ở mức độ lạm dụng. Nhằm làm rõ những vấn
đề trên đối với nam giới trên địa bàn phường Thới An nói riêng và địa bàn quận
Ơ Mơn nói chung. Chính vì những lí do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu về thực trạng lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở nam giới tại
phường Thới An, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ năm 2021”. Đề tài nghiên
cứu “Nghiên cứu về thực trạng lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở
nam giới tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2021”,
giúp cho việc lập kế hoạch và nâng cao kiến thức. Từ đó làm giảm các yếu tố
nguy cơ đến tình trạng lạm dụng rượu bia ở nam giới tại phường Thới An, Ơ
Mơn, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng lạm
dụng rượu bia ở nam giới có sử dụng rượu bia tại phường Thới An, quận Ơ
Mơn, thành phố Cần Thơ năm 2021.

Đối tượng, thiết kế và cách tiến hành: Nghiên cứu cắt ngang trên 250 đối
tượng nam giới có sử dụng rượu bia tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành
phố Cần Thơ. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Thu thập dữ
liệu về tình hình và một số thơng tin liên quan đến lạm dụng rượu bia dựa trên
bộ câu hỏi xây dựng sẵn, sử dụng thang đo Audit để xác định tỷ lệ lạm dụng
rượu bia. Tìm hiểu các yếu tố liên quan qua phân tích để xác định các yếu tố


liên quan đến việc lạm dụng rượu bia.
Kết quả: cho thấy 16,4% đối tượng nghiên cứu lạm dụng rượu bia, 4,8% nam
giới nghiện rượu bia. Ghi nhận các yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia ở
đối tượng nghiên cứu gồm: tôn giáo (p=0,004), nghề nghiệp (p=0,006,p<0,001),
tiền sử gia đình có người lạm dụng rượu, bia (p=0,007), xem quảng cáo về rượu
bia hàng ngày/hàng tuần (p<0,001), hút thuốc lá (p=0,02), đã từng tham gia
điều trị các vấn đề do rượu bia (p<0,001), trầm cảm (p=0,012).
Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp thêm các bằng chứng về thực trạng
lạm dụng rượu bia của nam giới. Các kết quả có thể dùng để hỗ trợ cho việc
đưa ra các chính sách giúp cho việc giảm thiểu việc lạm dụng rượu bia tại địa
phương.


PHẦN 2. TỒN VĂN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rượu, bia hay loại đồ uống có cồn đã có từ lâu đời và tồn tại trong nhiềunền
văn hóa. Tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam, việc sử dụng rượu bia
(SDRB) được coi là một phương thức giao tiếp và trở thành thói quen mang
đậm nét văn hóa truyền thống [3],[8]. Uống rượu bia ở mức độ hợp lí có thể
giúp kích thích tiêu hóa ăn uống ngon miệng hơn, thoải mái tinh thần, phấn

chấn. Tuy nhiên rượu bia là chất kích thích gây nghiện khơng phải đồ uống
thông thường do vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày
càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia [2],[4]. Đồng thời lạm dụng
rượu bia (LDRB) cũng là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương
và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật như loạn thần do rượu,
xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai,... Lạm dụng đồ uống có cồn là nguyên
nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người trên toàn thế giới, chiếm 5,9% tổng số tử
vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương với
khoảng hơn 7.000 người chết mỗi ngày [2],[6],[9]. Theo thống kê năm 2018, số
người tử vong trên thế giới vì tai nạn giao thơng (TNGT) là 1,35 triệu người;
trong đó, có tới 35% số vụ xảy ra TNGT sau khi lái xe sử dụng rượu, bia. LDRB
còn là gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang đang phát triển. Phí
tổn kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3% đến 12% GDP của mỗi quốc gia
[2],[7],[9].
Việt Nam đứng thứ 2 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ
29 trên toàn thế giới, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới sử dụng đồ uống
có cồn cao nhất thế giới và tỷ lệ này ở cả hai giới đang ngày càng gia tăng
[8],[9]. Năm 2018, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn
nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người
Singapore [2],[5]. Trong những năm gần đây chưa có nghiên cứu nào nói về
thực trạng lạm dụng rượu bia và một số yếu tố ảnh hưởng do rượu bia mang lại

1


trên địa bàn phường Thới An, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ. Chính vì những
lí do trên chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về thực trạng lạm dụng rượu
bia và các yếu tố liên quan ở nam giới tại phường Thới An, quận Ơ Mơn,
thành phố Cần Thơ năm 2021”. Với các mục tiêu sau:
1.


Xác định tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở nam giới đang sử dụng rượu, bia

tại phường Thới An, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ năm 2021.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến lạm dụng rượu bia ở nam giới
đang sử dụng rượu bia tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
năm 2021.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rượu bia
1.1.1. Một số khái niệm
Thức uống có cồn là một loại chất lỏng có chứa ethanol (ethyl ancol,
thường gọi là “chất có cồn” dùng để uống được sản xuất bằng cách lên men
tinh bột và đường có trong nhiều loại hoa, quả ngũ cốc. Đồ uống có cồn chủ
yếu là bia, rượu vang và rượu mạnh.
Bia là sản phẩm đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên
men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại
mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước. Độ cồn bia dao dộng từ 0,5%
- 14%, phổ biến từ 4% - 6% [81]. Hiện nay trên thế giới có cả loại bia có độ
cồn lên tới trên 20%, tuy nhiên chưa phổ biến ở Việt Nam.
Rượu vang được sản suất từ quá trình lên men (có thể có chưng cất hoặc
khơng) các loại trái cây chủ yếu là nho. Độ cồn trong khoảng 12% - 15% [81].
Ngồi rượu bia, ngày nay cịn phổ biến các loại đồ uống có cồn lai tạp khác pha
chế giữa nước giải khác thông thường (nước ngọt) với rượu bia như nước ngọt
pha rượu, nước ngọt hòa với bia…Tại Việt Nam đến 99% đồ uống có cồn được
biết đến là rượu và bia, các loại đồ uống có cồn khác tồn tại với mức khơng
đáng kể do đó trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng từ “rượu bia” thay cho

“đồ uống có cồn” [83].
1.1.2 Đơn vị rượu bia
“Đơn vị rượu” (ĐVR) thường có từ 8 – 14 gram rượu nguyên chất chứa
trong dung dịch đó. “Đơn vị rượu” là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các
loại rượu bia với nhiều nồng độ khác nhau. Cho đến nay khơng có qui ước
chung để xác định một “Đơn vị rượu chuẩn” cho tất cả các nước trên thế giới.
Định nghĩa chính thức “Đơn vị rượu chuẩn” thường do các quốc gia qui định.

3


Bảng 1.1 “Đơn vị rượu chuẩn” tại các quốc gia
ĐVR chuẩn

Quốc gia
Anh

(gram ethanol)
8

Úc, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha,
Hungary, New Zealand

10

Phần Lan

11

Đan Mạch, Ý, Nam Phi


12

Canada

13,6

Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ

14

Theo WHO, một ĐVR tương đương 10 gam cồn nguyên chất chứa trong
dung dịch uống (bằng 1 cốc/chai/lon bia 285ml với hàm lượng cồn 5% bằng 1
chén/tách 30ml rượu 400 (wishky, rượu đế) bằng 1 cốc/ly 120ml rượu vang 110
bằng 1 chén/tách 60ml rượu 200). [69], [83].
Cách tính ĐVR:
ĐVR = [Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)]/10
VD: 1 lon bia 330ml và nồng độ cồn 4% sẽ có số gram cồn là:
[(330 x0,04 x 0,79)]/10 =1,04 đơn vị .
Tại Việt Nam theo quyết định số: 4946/QĐ-BYT năm 2020 ”Hướng dẫn
sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu,
bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng”. Một đơn vị cồn
tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức là tương
đương với: 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330ml (5%), một chai hoặc một lon nước
trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%), một cốc bia hơi 330ml
(4%), một ly rượu vang 100ml (13,5%), hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu
mạnh/rượu tự nấu/rượu ngâm… 40ml (30%) [1], [4].

4



1.2. Tác hại của lạm dụng rượu bia
1.2.1. Tác hại đối với sức khỏe
Hiện nay cũng có một số ý kiến cho rằng nếu uống bia thì ít gây hại cho
sức khỏe hơn so với uống rượu. Đây là quan niệm khơng đúng bởi vì tác hại
chủ yếu là do chất cồn (ethanol) trong đồ uống gây ra vì vậy tác hại do rượu,
bia không phụ thuộc vào loại đồ uống (là bia hay rượu) mà phụ thuộc vào lượng
uống (tiêu thụ bao nhiêu gam cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng). Chất
có cồn có thể tương tác xấu với các chất hóa học khác trong cơ thể, làm trầm
trọng thêm những thương tổn thể chất và tinh thần có sẵn [33], [83].
Một vấn đề đáng quan tâm khác đó là rượu, bia gây lệ thuộc làm cho người
uống khơng tự kiểm sốt được hành vi uống của bản thân. Chất cồn là một chất
gây nghiện, nếu uống thường xuyên sẽ làm cho người uống phải gia tăng liều
dùng và tái sử dụng, để lại nhiều di chứng nguy hại tới sức khỏe và thậm chí là
tính mạng [2],[3],[28]. Dưới đây là một số bệnh do rượu bia gây nên: Rượu bia
gây vô sinh và sảy thai,tăng nguy cơ ung thư, độc hại với gan, ảnh hưởng đến
não và thần kinh, vấn đề tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh thận, viêm tụy,
loãng xương, sảng run, Gout, bệnh phổi, bệnh viêm loét dạ dày- tá ttràn [2],[6].
1.2.2. Tác hại về mặt xã hội
Nếu so với hút thuốc lá thì các hệ luỵ về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia
gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: TNGT, chấn thương, bạo lực gia đình,
mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo [33].
Gây ra TNGT: Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 03 nguyên nhân hàng đầu
làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Theo báo cáo
của WHO (2014) tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm
36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới. Nghiên cứu của WHO phối hợp với Ủy
ban An tồn giao thơng quốc gia trên 14.990 nạn nhân tai nạn giao thơng nhập
viện tại 6 tỉnh thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức

5



cho phép (50 mg/dl), 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao
hơn mức cho phép (0 mg/dl) [2],[7].
Bạo lực và tội phạm: Bạo lực do rượu bia chiếm 47% trong các vụ bạo lực
ở Anh và 63% ở Scotland, 33% và 51% trong số các vụ bạo lực ở Ấn Độ và
Nigeria [33]. 19% các vụ tội phạm và 11% các hành vi chống đối xã hội ở Bắc
Ireland có liên quan đến rượu bia [50].
Ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội: Nhiễm độc và nghiện rượu bia có thể
ảnh hưởng đến chức năng xã hội của người sử dụng như: giảm khả năng lao
động, học tập, ảnh hưởng đến chức năng làm vợ chồng, làm cha mẹ. Báo cáo
của WHO cho thấy, rượu bia là nguyên nhân của 15-20% các trường hợp vắng
mặt và 40% tai nạn làm việc ở Ấn Độ, 30% các trường hợp vắng mặt và tai nạn
nơi làm việc ở Costa Rica [81],[83].
Tại Việt Nam bạo lực gia đình là một vấn đề đang bị lên án mạnh mẽ trong
những năm gần đây, trong đó rượu bia là nguyên nhân gây ra khoảng 33,7%
các vụ bạo lực gia đình [22]. Trẻ em cũng đang là nguyên nhân trong việc
SDRB của người lớn như bị xúc phạm, nhục mạ, mắng chửi (11,1%), bị bỏ
mặc, thiếu sự chăm sóc, bảo vệ người lớn (6,5%), phải chứng kiến bạo lực
nghiêm trọng trong gia đình (6,1%), bị đánh đập, gây đau đớn về thể xác (3,8%)
[81],[83].
1.2.3. Tác hại về kinh tế
SDRB có thể gây ra gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội
do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất sức lao động
và giải quyết các hậu quả xã hội khác [30], [33]. Rượu bia góp phần lấy đi một
nguồn tài ngun chính rất quan trọng ở người nghèo, gia đình, cả xã hội nơi
người đó sống và là nguyên nhân làm tình trạng đói nghèo thêm trầm trọng
[40], [76]. Theo thống kê của WHO, phí tổn kinh tế do rượu bia chiếm 1,3% 12% GDP của mỗi quốc gia, trong đó chi phí gián tiếp để giải quyết hậu quả do

6



rượu bia thường cao hơn chi phí trực tiếp mua rượu bia [83].
Tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế
giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Chi phí của
người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia của Việt Nam năm 2017 là gần 4
tỷ USD. Ước tính chưa đầy đủ cho thấy tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh
ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là
25.789 tỷ đồng chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017 [2],[7].
1.3 Các công cụ đo lường đánh giá mức độ sử dụng rượu bia
1.3.1 Thang đo ADS
Thang đo mức độ phụ thuộc vào rượu (ADS) là thước đo mức độ phụ
thuộc vào rượu của người tham gia. Thang đo bao gồm 29 mục liên quan đến
các triệu chứng và liên quan đến mức phụ thuộc vào rượu. Mục đích nhằm cung
cấp một thước đo định lượng về mức độ nghiêm trọng của tình trạng nghiện
rượu trong 12 tháng qua. Điểm nằm trong khoảng từ 0 đến 47, trong đó 0 cho
thấy khơng có bằng chứng về sự phụ thuộc vào rượu. Điểm từ 1–13 phản ánh
mức độ phụ thuộc vào rượu ở mức độ thấp, điểm 14–21 mức vừa phải, điểm
22–30 mức đáng kể và điểm 31–47 mức độ nghiện rượu nặng []. Tổng điểm
được tính bằng cách cộng giữa các mục. Điểm số càng cao cho thấy mức phụ
thuộc càng nghiêm trọng hơn.
1.3.2 Thang đo DSM-V
Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần (Diagnostic and
Statistical Manual of Mental Disorders, DSM–5) mô tả lạm dụng rượu và lệ
thuộc rượu, thành một rối loạn duy nhất được gọi là rối loạn sử dụng rượu
(AUD) với các phân loại phụ nhẹ, trung bình và nặng.
Theo DSM–5, bất kỳ ai có bất kỳ hai trong số 11 tiêu chí trong cùng khoảng
thời gian 12 tháng sẽ được chẩn đoán AUD. Mức độ nghiêm trọng của AUD-5
chia thành nhẹ, trung bình hoặc nặng-dựa trên số lượng các tiêu chí biểu hiện.


7


Mức độ nghiêm trọng của AUD được định nghĩa là:
- Nhẹ: Có 2 đến 3 triệu chứng
- Trung bình:Có 4 đến 5 triệu chứng
- Nặng: Có ít nhất 6 triệu chứng trở lên.
Các mức độ nghiêm trọng này thường được các bác sĩ lâm sàng sử dụng khi
xác định nguy cơ, khả năng đủ điều kiện cho các chương trình điều trị nhất
định, các lựa chọn điều trị được khuyến nghị và thậm chí cả chi phí. []
1.3.3 Thang đo AUDIT
Mức độ sử dụng rượu bia (SDRB) được đánh giá bằng bộ công cụ xác
định rối loạn do sử dụng rượu – AUDIT (The Alcohol Use Disorders
Identification Test) của WHO [84], [82]. Đây là một phương pháp sàng lọc đơn
giản, hiệu quả, thực hiện mức độ sàng lọc rượu bia chỉ trong thời gian vài phút.
Về cấu trúc, AUDIT gồm 10 câu hỏi ngắn chia ra làm 3 phần: phần 1 (có 3 câu
hỏi thu thập bằng chứng về SDRB đến mức có hại), phần 2 (có 3 câu hỏi thu
thập bằng chứng về LDRB) và phần 3 (có 4 câu hỏi thu thập bằng chứng về
SDRB đến mức nguy hiểm – nghiện rượu bia).
Về cách đánh giá, 8 câu đầu tiên của AUDIT có mức điểm từ 0 – 4, riêng
2 câu hỏi cuối có mức điểm 0, 2, 4. Tổng điểm tối đa là 40. Có 4 mức độ tương
ứng về SDRB với tổng số điểm của 10 câu hỏi mà đối tượng trả lời.
Bảng 1.2. Mức độ nguy cơ về sử dụng rượu bia theo thang điểm AUDIT
Tổng điểm AUDIT

Mức độ nguy cơ về SDRB

0–7

Mức khơng có hại


8 – 15

Mức có hại

16 – 19

Lạm dụng rượu bia

20 – 40

Nghiện rượu bia

Theo đánh giá AUDIT là bộ công cụ hiệu quả, độ nhạy 90% và độ đặc

8


hiệu cao 80% và thích hợp cho những điều tra ở cộng đồng [82].
Mức khơng có hại: Uống dưới 2 đơn vị cồn/ngày với nam và dưới 1 đơn
vị cồn/ngày với nữ và không quá 5 ngày/tuần. Tương ứng 0 – 7 điểm AUDIT
[22], [82].
Mức có hại: Là việc SDRB ở mức độ dẫn đến nguy cơ gây hại cho người
uống. Những người này chưa chịu tác hại về mặt sức khỏe do rượu bia gây ra
nhưng họ có nguy cơ mắc các bệnh mạng tính như ung thư, tim mạch… và gặp
các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu bia cấp tính [16], [83]. Tương
đương 8 – 15 điểm AUDIT [22], [82].
Lam dụng rượu bia: Là sử dụng rượu, bia khơng thích hợp dẫn đến biến
đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện một số biểu hiện về lâm sàng thì
được coi là LDRB. Tiêu chuẩn xác định lạm dụng rượu, bia của WHO. Đối với

phụ nữ: trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần hoặc 2 ĐVR mỗi ngày, trên 1/2 ĐVR/giờ.
Đối với nam giới: trên bia ĐVR mỗi tuần hoặc 3 ĐVR mỗi ngày, hơn 1
ĐVR/giờ [4].
Theo Hội Tâm thần học Mỹ (DSM IV năm 1994), LDRB phải thỏa mãn
một số tiêu chuẩn sau:
- Hình thức sử dụng rượu khơng thích hợp gây ra một số biến đổi về chức năng
hoặc một sự chịu đựng có ý nghĩa lâm sàng đặc trưng bằng sự có mặt của ít
nhất một trong những biểu hiện sau, xảy ra trong vòng một năm trở lại đây:
+ Sử dụng nhắc lại rượu dẫn đến mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ quan
trọng trong lao động học tập và ở nhà.
+ Sử dụng nhắc lại rượu trong các tình huống có thể nguy hiểm về thể chất:
bệnh tim mach, loét dạ dày - tá tràng, bệnh viêm gan, xơ gan, lái xe hoặc lao
động với các loại máy móc khi say rượu.
+ Lặp lại những vần đề về pháp luật liên quan đến sử dụng rượu.
+ Sử dụng rượu mặc dù biết có những vấn đề dai dẳng hoặc tái diễn giữa các

9


cá nhân hoặc xã hội xảy ra kịch phát lên do tác động của rượu (mâu thuẫn gia
đình, cơ quan, xã hội), bùng phát lên do rượu.
- Khơng có biểu hiện của sự phụ thuộc rượu [23]. Tương đương 16 - 19 điểm
AUDIT, [22], [82].
Nghiện rượu bia: Nghiện rượu hay cịn gọi là lệ thuộc rượu là tồn bộ
những hành vi, nhận thức và đáp ứng sinh lý của người sử dụng một hoặc nhiều
chất tác động đến tâm thần làm cho bản thân người nghiện dần dần không làm
được những công việc khác nữa. Đặc điểm cơ bản của nghiện là sự thèm muốn
mãnh liệt có khi mang tính chất cưỡng bức phải uống rượu cho được. Nghiện
rượu là một bệnh mạn tính, do nhu cầu uống rượu khơng được thỏa mãn một
cách thường xuyên, gây thèm rượu bắt buộc làm ảnh hưởng đến hiệu suất công

tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia
đình và đời sống xã hội [23].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn
đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách,
giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe [23]. Tương đương 20 40 điểm AUDIT [82].
1.4. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng, lạm dụng rượu bia
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng chỉ ra một số yếu tố liên
quan đến việc sử dụng rượu bia như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, ảnh hưởng
từ bạn bè hoặc người thân trong gia đình...
1.4.1. Các yếu tố cá nhân
1.4.1.1 Tuổi
Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tiêu thụ rượu, bia tăng nhanh
qua các năm. Đối với thanh thiếu niên Việt Nam, tình hình tiêu thụ rượu, bia
cũng ở mức đáng báo động và đang gia tăng. Đối với riêng nhóm tuổi 13-17,
là lứa tuổi đang đi học, cho thấy có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ

10


đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua. Trong số đó có
49% học sinh nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi, 31% học
sinh nam và 15% học sinh nữ đã từng uống đến mức say ít nhất một lần [2].
Trên thế giới, lứa tuổi sử dụng rượu bia nhiều nhất là 15 – 50 tuổi. Trong
khi đó lứa tuổi 16 – 24 thường xuyên uống rượu, bia [47]. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra liên quan giữa tuổi với mức độ sử dụng rượu, bia. Cụ thể nhóm tuổi 18 –
34 có mức độ tiêu thụ rượu bia cao hơn các nhóm tuổi cịn lại và độ tuổi càng
cao thì mức độ tiêu thụ rượu, bia càng giảm xuống [47], [48]. Một số nghiên
cứu khác cho thấy nam giới trong độ tuổi 40 – 45 là tiêu thụ rượu, bia nhiều
nhất. Para và cộng sự đã nghiên cứu và nhận thấy tại Phần Lan người trong độ
tuổi 35 – 44 có tần suất tiêu thụ rượu bia ít nhất một lần mỗi tuần [67].

Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Luyến và cộng sự cho thấy nhóm tuổi từ
25-44 và 45-60 có xu hướng sử dụng rượu bia khơng hợp lý cao hơn những đối
tượng còn lại [17].
1.4.1.2. Giới tính
Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có mức độ tiêu thụ rượu bia
lớn hơn nữ giới và thường xuyên hơn nữ giới, lượng tiêu thụ lớn hơn và bị
nhiều tác hại do tiêu thụ rượu bia nhiều hơn nữ giới [28], [29], [64]. Và nam
giới thường uống rượu bia sớm hơn, chi tiền uống rượu bia nhiều hơn, chịu ảnh
hưởng về sức khỏe nhiều hơn nữ giới. Trong văn hoá truyền thống, sử dụng
rượu bia, thuốc lá là những hành vi được mặc định chỉ dành cho nam giới. Thậm
chí, nam tính được đánh giá thơng qua những hành vi này. Người Việt Nam có
câu “nam vô tửu như kỳ vô phong” (“nam không uống rượu như cờ khơng có
gió”). Ẩn ý của câu châm ngơn này là nam giới khơng uống rượu bia thì khơng
mạnh mẽ [24]. Kết quả điều tra Lưu Bích Ngọc và cộng sự cho thấy trong số
5.200 người dân được khảo sát phỏng vấn, có gần 60% đã từng sử dụng rượu
bia. Tỷ lệ này ở nhóm nam giới là 86,8%, ở nhóm phụ nữ là 31,6%, có nghĩa là

11


tỷ lệ nam giới đã từng sử dụng rượu bia gấp hơn 2,5 lần tỷ lệ ở phụ nữ [21].
1.4.1.3. Tình trạng việc làm và thu nhập cá nhân
Hầu hết các nghiên cứu đã nói lên mối quan hệ giữa tình trạng cơng việc
và thói quen SDRB. Theo đó những người thất nghiệp thường có xu hướng
SDRB nhiều hơn và dễ mắc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến rượu bia hơn
nhóm người có việc làm [80]. Có bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa
tình trạng kinh tế và SDRB ở nam giới. Những người có thu nhập thấp thường
có xu hướng uống rượu bia nhiều hơn [73]. Theo nghiên cứu của Lưu Bích
Ngọc và cộng sự nhóm dân số có tỷ lệ người hiện sử dụng rượu bia thấp nhất
(52,2%) là nhóm tiểu chủ, tự làm chủ và buôn bán nhỏ (52,2%). Thực tế, trong

mẫu điều tra này, nhóm người tự làm chủ và kinh doanh bn bán nhỏ có tới
60% là phụ nữ. Đây có lẽ là ngun nhân giải thích vì sao tỷ lệ người sử dụng
rượu bia ở nhóm này lại thấp hơn so với các nhóm dân số có nghề nghiệp khác
[21].
Phần lớn các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng thu nhập càng cao thì
tỷ lệ người từng sử dụng rượu bia càng nhiều. Theo nghiên cứu của Lưu Bích
Ngọc và cộng sự tỷ lệ người đã từng uống rượu bia cao nhất là thuộc về nhóm
dân số có thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng trở lên (65%) và thấp nhất ở nhóm
khơng có thu nhập hoặc thu nhập từ 1 triệu đồng trở xuống (51,7%) [21].
Kết quả nghiên cứu của Lưu Đình Luyến và cộng sự cho thấy nghề nghiệp
có tỷ lệ sử dụng rượu bia khơng hợp lý cao nhất là nhóm bn bán chiếm 35,9%.
Thất nghiệp có tỷ lệ sử dụng rượu bia khơng hợp lý thấp nhất là 21,4%, làm
nơng dân có tỷ lệ là 27,5% [17].
1.4.1.4. Trình độ học vấn
Một số nghiên cứu đã nói lên mối liên quan giữa trình độ học vấn và tỷ lệ
SDRB cũng như các hậu quả của việc lạm dụng rượu bia. Kết quả cũng chỉ ra
rằng những người có học vấn cao thường sẽ sử dụng rượu bia nhiều hơn người

12


có học vấn thấp do tính chất cơng việc [54], [80]. Ngược lại người học vấn thấp
thường sẽ có nguy cơ cao với tác hại của rượu bia hơn nhóm người có học vấn

cao [25].
1.4.1.5. Tình trạng hơn nhân và tình trạng sống chung
Nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ liên quan giữ tình trạng hơn nhân
và việc sử dụng rượu bia. Một nghiên cứu phân tích dữ liệu từ Estonia, Latvia
và Lithuania cho thấy những người đàn ông ly dị hoặc góa vợ ở Litva có nguy
cơ uống rượu nặng 1,41 lần và những người đàn ông đã li dị hoặc góa vợ ở

Estonia có tỷ lệ sử dụng rượu bia gấp 1,77 lần so với những người đàn ông đã
kết hôn hoặc sống chung như vợ với một người khác [47].
Có nhiều tài liệu chỉ ra rằng nhóm phụ nữ ly thân, ly dị hoặc góa chồng có
tỷ lệ sử dụng rượu bia cao hơn các nhóm phụ nữ cịn lại [56]. Đã có nghiên cứu
chỉ ra rằng có liên quan giữa tình trạng sống chung với mức độ tiêu thụ rượu
bia thông qua sự giám sát của phụ huynh. Do đó, sự giám sát của cha mẹ có
liên quan đến mức độ sử dụng rượu của thanh thiếu niên [68].
1.4.1.6. Tơn giáo
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đa phần các tôn giáo thường sẽ hạn chế
việc sử dụng rượu bia. Họ xem rượu bia như là một chất độc đối với cơ thể, họ
xem rượu bia là tội lỗi [49], [62]. Qua đó thấy được tầm ảnh hưởng quan trọng
của tôn giáo đối với hành vi sử dụng rượu bia. Việc tham gia vào các nghi thức
tôn giáo như cầu kinh, đọc giáo lý,... được nhắc đến như một yếu tố dự báo cho
việc tiêu thụ rượu bia ở mức thấp [55]. Đã có nghiên cứu cho thấy với mỗi lần
tham gia vào các nghi thức tơn giáo thì khả năng khơng sử dụng rượu bia sẽ
tăng 1.29 lần. Đa phần tơn giáo góp phần hạn chế việc sử dụng rượu bia trong
người dân [49].

13


×