Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu các yếu tố môi trườn lao động, tình trạng sức khỏe và đánh giá kết quả can thiệp ở công nhân ngành chế biến thủy sản tại thành phố sóc trăng, tỉnh sóc trăng năm 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

NGUYỄN ĐÌNH THANH LIÊM

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG LAO ĐỘNG,
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
CAN THIỆP Ở CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG TỈNH SÓC TRĂNG
NĂM 2020 – 2021

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN ĐÌNH THANH LIÊM

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG LAO ĐỘNG,
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN
THIỆP Ở CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG TỈNH SÓC TRĂNG
NĂM 2020 – 2021


LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: 8720801.CK
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ THÀNH TÀI

Cần Thơ, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi và không trùng
lặp với kết quả của bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thanh Liêm


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất của nhà trường và đơn vị, với lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời chân thành cám ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Y tế công cộng
Trường Đại học Y dược Cần Thơ
- Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng
- PGS.TS. Lê Thành Tài, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến
q báu trong q trình thực hiện luận án này.
- Quý Thầy Cô Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt thời gian học tập.

Tôi xin cảm ơn quý đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, các điều tra viên và
những người cộng sự cùng tơi trong q trình thực hiện luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong tổng hợp, phân tích số liệu để hồn
thành luận án, tuy nhiên trong q trình thực hiện luận án khơng tránh khỏi
thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của q Thầy Cơ và các bạn học viên.
Trân trọng cám ơn.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Khái niệm cơ bản về an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp ............ 3
1.2. Môi trường lao động .................................................................................. 8
1.3. Tổng quan về ngành thủy sản .................................................................. 12
1.4. Một số khái niệm về sức khỏe và nâng cao sức khỏe nơi làm việc ......... 18
1.5. Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân qua một số tác
giả nghiên cứu: ........................................................................................ 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 22
2.1.1 Đối tượng ............................................................................................... 22
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................. 22
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................. 22
2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 22
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2.2 Cỡ mẫu ................................................................................................... 22
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 23
2.2.4 Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 24


2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................32
2.2.6 Biện pháp hạn chế sai số ........................................................................ 34
2.2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 34
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 36
3.1. Điều kiện vệ sinh lao động ....................................................................... 36
3.2. Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cơng nhân ........................................... 40
3.3. Đánh giá kết quả can thiệp ....................................................................... 49
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 55
4.1. Điều kiện vệ sinh lao động ....................................................................... 55
4.2. Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cơng nhân ........................................... 62
4.3. Đánh giá kết quả can thiệp ....................................................................... 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động


BNN

Bệnh nghề nghiệp

CBTS

Chế biến thủy sản

CN

Công nhân

KTC

Khoảng tin cậy

OR

Odds Ratio (Tỷ số chênh)

VKH

Vi khí hậu

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Điều kiện về vi khí hậu ................................................................... 36
Bảng 3.2. Điều kiện về ánh sáng, tiếng ồn và bụi ........................................... 37
Bảng 3.3. Điều kiện về các yếu tố CO2, CO và Cl2 ........................................ 38
Bảng 3.4. Điều kiện về các yếu tố H2SO4, H2S và NH3.................................. 39
Bảng 3.5. Đặc điểm về giới công nhân ........................................................... 40
Bảng 3.6. Đặc điểm về dân tộc công nhân ...................................................... 40
Bảng 3.7. Đặc điểm về thâm niên công tác của công nhân ............................ 41
Bảng 3.8. Đặc điểm về loại lao động của công nhân ...................................... 41
Bảng 3.9. Phân loại sức khỏe công nhân ........................................................ 42
Bảng 3.10. Tình hình mắc bệnh theo các chuyên khoa của công nhân .......... 42
Bảng 3.11. Liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi, dân tộc, trình độ và loại lao
động với sức khỏe của công nhân ........................................................... 43
Bảng 3.12. Liên quan giữa thâm niên, thời gian làm việc và thời gian nghỉ
trưa với sức khỏe của công nhân............................................................. 44
Bảng 3.13. Liên quan giữa tập huấn ATVSLĐ và kiến thức ATVSLĐ với sức
khỏe của công nhân ................................................................................. 44
Bảng 3.14. Liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi và dân tộc với tình trạng bệnh
tật của cơng nhân..................................................................................... 45
Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi nghề và trình độ học vấn với tình trạng bệnh
tật của cơng nhân .................................................................................... 46
Bảng 3.16. Liên quan giữa loại lao động, thời gian làm việc, nghỉ trưa với tình
trạng bệnh tật của cơng nhân ................................................................. 46
Bảng 3.17. Liên quan giữa mang bảo hộ, tập huấn ATVSLĐ và kiểm tra
ATVSLĐ với tình trạng bệnh tật của cơng nhân ................................... 47


Bảng 3.18. Liên quan giữa đo đạc môi trường lao động, cải thiện VSLĐ và tai
nạn lao động với tình trạng bệnh tật của công nhân .............................. 47
Bảng 3.19. Liên quan giữa KSK định kỳ với tình trạng bệnh tật của công

nhân ....................................................................................................... 48
Bảng 3.20. Liên quan giữa kiến thức với tình trạng bệnh tật của cơng nhân 48
Bảng 3.21. Đánh giá điều kiện vi khí hậu trước và sau can thiệp .................. 49
Bảng 3.22. Đánh giá điều kiện ánh sáng, ồn và bụi trước và sau can thiệp ... 50
Bảng 3.23. Đánh giá điều kiện CO2, CO, Cl2 trước và sau can thiệp ............. 51
Bảng 3.24. Đánh giá điều kiện H2SO4, H2S và NH3 trước và sau can thiệp... 52
Bảng 3.25. Đánh giá tình trạng bệnh tật trước và sau can thiệp ..................... 53
Bảng 3.26. Đánh giá tình trạng sức khỏe trước và sau can thiệp.................... 54
Bảng 3.27. Phân loại tình trạng sức khỏe trước và sau can thiệp ................... 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi công nhân ............................................. 40
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn cơng nhân ................................... 41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chế biến thủy hải sản đã có những đóng góp vơ cùng quan trọng
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như góp phần
phát triển kinh tế chủ lực của nhiều tỉnh thành có sơng, có biển, trong đó có
tỉnh Sóc Trăng. Đông lạnh xuất nhập khẩu là một trong những ngành công
nghiệp chế biến thủy hải sản mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn phát triển kinh
tế hiện nay [22]. Trong những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu phát triển và
hội nhập, xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tư lớn về dây truyền thiết bị và nhà
xưởng để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những địi hỏi
ngày càng khắt khe và đầy tính cạnh tranh của thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, các yếu tố độc hại thường gặp như: nhiệt độ nóng, độ ẩm cao,
tiếng ồn, bụi, điều kiện lao động, trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân, tổ

chức thời gian lao động…là những đặc tính cơ bản nhất thường gặp trong
cơng tác vệ sinh và an tồn lao động ở các ngành thủy hải sản, chế biến thực
phẩm…những đặc tính này có khả năng đưa đến tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp cho công nhân [23]. Mặc dù dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến
và hiện đại nhưng công nhân vẫn phải làm việc liên tục trong điều kiện lao
động như vậy nên khó tránh khỏi những nguy cơ ảnh hưởng trên. Đó là tình
hình chung đang báo động cho các ngành nghề sản xuất, Sóc Trăng cũng
khơng thể ngoại lệ. Đồng thời, những yêu cầu đặt ra với người lao động cũng
ngày một cao hơn. Tại những nơi này, cường độ lao động cao với các chế độ
tăng ca, tăng kíp, làm thêm giờ đã trở thành hiện tượng khá phổ biến ở hầu
hết các công ty, xí nghiệp để đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu lớn. Những
điều kiện như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động
[18].


2

Việc tìm hiểu điều kiện mơi trường lao động và sức khỏe của công
nhân tại các cơ sở chế biến thủy sản ở Sóc Trăng chưa được nghiên cứu nhiều
[22]. Câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn hiện nay, điều kiện môi trường lao
động của công nhân như thế nào? tình hình sức khỏe, bệnh tật của cơng nhân
và việc bố trí nhân lực có phù hợp với sức khỏe của họ hay khơng? xuất phát
từ đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố mơi
trường lao động và tình trạng sức khỏe cơng nhân ngành chế biến thủy sản
tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và đánh giá kết quả can thiệp năm
2020 – 2021” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định các chỉ số môi trường lao động tại các cơ sở chế biến thủy
sản tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2020 – 2021.
2. Xác định tình trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân các cơ sở chế
biến thủy sản tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và các yếu tố liên quan

năm 2020 – 2021.
3. Đánh giá kết quả can thiệp trên các chỉ số mơi trường lao động và
tình trạng sức khỏe cơng nhân các cơ sở chế biến thủy sản tại thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2020 – 2021


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm cơ bản về an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.1. Y học lao động
Nội dung của y học lao động bao gồm: vệ sinh lao động, an toàn lao
động, độc chất học công nghiệp, tâm sinh lý lao động.
Vệ sinh lao động bao gồm: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật
lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường), bụi; hóa
học; vi sinh vật gây bệnh; tâm sinh lý lao động, ecgônômi; và các yếu tố khác
trong MTLĐ.
An toàn lao động là đảm bảo những điều kiện để những yếu tố nguy
hiểm, có hại trong q trình lao động khơng gây ảnh hưởng xấu đến người lao
động.
Độc chất học là một nhánh của sinh học, hóa học, và y học nghiên cứu
về những chất độc và những tác dụng của các chất độc này đối với các sinh
vật sống. Nó nghiên cứu về các triệu chứng, cơ chế, điều trị và phát hiện sự
ngộ độc, đặc biệt là ngộ độc cho người.
Tâm lý lao động nghiên cứu yếu tố tâm lý trong sản xuất và đặc trưng
tâm lý trong quá trình lao động khác nhau, phòng chống căng thẳng, tăng
cường khả năng lao động và sức khỏe cho công nhân.
Sinh lý lao động nghiên cứu những thay đổi của các chức phận trong cơ
thể người khỏe mạnh khi lao động, phân tích thích ứng của cơ thể với các

stress trong lao động nóng, lạnh, ồn, rung, căng thẳng, … tìm ra giới hạn sinh
lý của con người trong lao động và đưa ra giải pháp phòng chống mệt mỏi,
tăng tuổi thọ nghề nghiệp cho người lao động.


4

Ecgônômi là một môn khoa học liên ngành (bao gồm: sinh lý, tâm lý,
nhân trắc, cơ sinh học, thẩm mỹ cơng nghiệp, an tồn lao động, …) nghiên
cứu sự thích nghi với điều kiện lao động (phương tiện, phương pháp sản xuất,
...) và điều kiện sinh hoạt của con người, làm cho hoạt động của con người có
năng xuất, an toàn, thoải mái [6], [10], [32], [48].
1.1.2. Yếu tố tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
1.1.2.1. Yếu tố tác hại nghề nghiệp
Trong quá trình con người tham gia lao động sản xuất, các yếu tố có
trong q trình cơng nghệ, q trình lao động và hồn cảnh nơi làm việc có
thể gây ra ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái của cơ thể và sức khỏe
người lao động. Tất cả các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp
hay yếu tố nghề nghiệp. Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác động xấu đối với
sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động thì được gọi là yếu tố tác
hại nghề nghiệp.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất:
Yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, bức xạ điện từ,
điện áp, bức xạ ion hóa, áp xuất khơng khí bất thường, tiếng ồn, …
Yếu tố hóa học và yếu tố lý hóa: ngày nay người ta đưa vào sản xuất và
tiêu thụ hàng trăm nghìn loại hóa chất và dung mơi độc hại, các chất độc có
trong MTLĐ có thể ở dạng hơi, khí, bụi, … gây ra nhiều bệnh nhiễm độc
nguy hại. Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại
chất độc khơng màu, mùi vị, khó quan sát dễ gây nhiễm độc và cấp cứu khó
khăn như CO, SO2, NO2, thủy ngân, … Một số loại bụi trong sản xuất như bụi

vô cơ (silic, amiang, …) gây xơ hóa phổi khơng hồi phục gây tàn phế bộ máy
hô hấp, một số loại bụi hữu cơ (lông súc vật, bông, đay, phấn hoa, …) gây
phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản.


5

Yếu tố sinh vật học: là sự cảm nhiễm và sự xâm nhập của vi sinh vật và
ký sinh trùng do sự tiếp xúc với người bệnh hoặc súc vật mắc bệnh, hay bị súc
vật mắc bệnh cắn, đốt.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động:
Thời gian làm việc quá lâu, tăng ca, làm thêm giờ quá nhiều, làm cả
ngày nghỉ, … có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất của người
lao động bởi sự đáp ứng quá ngưỡng. Cường độ lao động quá nặng nhọc và
khẩn trương, vượt quá ngưỡng bình thường cơ thể sẽ huy động khối lượng cơ
bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng nhanh
sự tiêu hao năng lượng và hoạt động các cơ quan, và có khả năng cơ thể
khơng đáp ứng kịp. Ngoài ra, tim phải cung cấp máu nhiều qua hệ tuần hoàn
đến tổ chức nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và tăng quá
trình trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng dãn tim đột ngột, tử vong. Lao
động quá khẩn trương làm cho sự phối hợp của các nhóm cơ, các bộ phận
khơng hợp lý, dễ gây nên tai nạn lao động hoặc tăng quá trình mệt mỏi. Chế
độ lao động, nghỉ ngơi, tổ chức lao động không hợp lý làm tăng nhanh quá
trình mệt mỏi và phát sinh các bệnh nghề nghiệp.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến điều kiện nơi làm việc:
Diện tích, thể tích nơi làm việc khơng đủ rộng, các máy móc, trang
thiết bị đặt quá sát sao, thiết bị thơng gió thiếu hoặc hư hỏng, ánh sáng chưa
tốt, … cũng có thể dẫn đến làm việc kém hiệu quả, tại nạn lao động, …
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tâm sinh lý học: Tính đơn điệu trong
cơng việc, sự căng thẳng về thần kinh và các giác quan gây ảnh hưởng đến

sức khỏe và năng xuất làm việc của người lao động [9], [15], [45].
1.1.2.2. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp
hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác


6

hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt. Bệnh nghề
nghiệp là đối tượng ngăn ngừa của lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động. Ngay
từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người
lao động [12], [34], [39].
Trong ấn phẩm năm 2010 của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) bệnh
nghề nghiệp được phân loại như sau: Các bệnh do tiếp xúc với các tác nhân
phát sinh từ các hoạt động công việc: bệnh do tác nhân hóa học (hơn 40
bệnh), tác nhân vật lý (hơn 7 bệnh), tác nhân sinh học (9 bệnh); Các bệnh
nghề nghiệp tác động lên hệ thống cơ quan đích: bệnh đường hô hấp (11
bệnh), bệnh da nghề nghiệp (3 bệnh), bệnh rối loạn cơ xương (7 bệnh), bệnh
rối loạn tâm thần và hành vi (1 bệnh); Ung thư nghề nghiệp: có 21 tác nhân
gây bệnh ung thư nghề nghiệp; Một số bệnh khác như rung giật nhãn cầu thợ
mỏ, … Các sự phân loại khác ở mỗi nhóm cịn tùy thuộc vào điều kiện và
thực tiễn tại mỗi quốc gia [42].
Cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh nghề nghiệp ngày càng xuất
hiện nhiều, đó là hậu quả của sự ô nhiễm MTLĐ ngày một tăng, … Để bảo vệ
sức khỏe cho công nhân viên chức trong lao động sản xuất và cơng tác, Đảng
và Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách, chế độ và những biện pháp cải thiện
điều kiện và mơi trường làm việc, trang bị phịng hộ lao động, tăng cường bồi
dưỡng bằng hiện vật đối với công nhân làm các nghề tiếp xúc thường xuyên
với các yếu tố độc hại. Các cơ sở sản xuất cũng đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện các chính sách và chế độ trên, đã tuyên truyền giáo dục cho

công nhân viên chức thực hiện các biện pháp phòng chống độc hại. Tuy nhiên
điều kiện trang thiết bị kỹ thuật bảo hộ lao động và vệ sinh trong sản xuất
hiện nay còn hạn chế. Những yếu tố độc hại cịn có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe và gây bệnh nghề nghiệp cho công nhân viên chức. Đến nay đã có 34
BNN được Nhà nước cơng nhận và được chi trả chế độ bảo hiểm y tế.


7

1.1.3. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động,
kinh tế, xã hội, tự nhiên, mơi trường và văn hóa xung quanh con người nơi
làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua q trình cơng nghệ, cơng cụ lao
động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại
giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình
lao động sản xuất.
Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên MTLĐ rất khác
nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác
nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ
chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng,
các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện ...
nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao
động có thể hạn chế được rất nhiều [18], [20].
1.1.4. Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động về mặt luật pháp, tổ
chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, … nhằm mục đích cải
thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức
khỏe cho người lao động.
Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an tồn và vệ sinh lao động,
an tồn phịng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh MTLĐ).

Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phịng
ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao
động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảm bảo sức khỏe
và an tồn tính mạng cho người lao động [33], [43].


8

1.1.5. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình
lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời
gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật
Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ
sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết
thúc công việc) [11], [20], [46] .
1.2. Môi trường lao động
1.2.1. Đặc điểm của vi khí hậu và tác hại đến sức khỏe.
* Các ́u tớ vật lý:
a. Vi khí hậu:
Vi khí hậu nơi làm việc là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc
độ gió tại nơi làm việc. Những yếu tố này có ảnh hưởng một cách phối hợp
đến q trình điều hịa nhiệt của cơ thể con người, tới sức khỏe và bệnh tật.
Trong một số trường hợp nếu tách rời, chúng trở nên không chặt chẽ, thí dụ
tiêu chuẩn Việt Nam khơng cho phép tốc độ gió trên 2m/s, nhưng trong mơi
trường q nóng, khi chưa áp dụng được giải pháp chống nóng thì phải lựa
chọn hoặc là nhiệt độ cao hoặc là chấp nhận tốc độ gió trên 2m/s một chút.
Làm việc ở điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm có thể bị thấp khớp, viêm đường hô
hấp trên, viêm phổi, bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh khơ làm rối loạn vận
mạch, niêm mạc khơ da nứt nẻ. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay

hơi của mồ hôi dẫn đến rối loại cân bằng nhiệt, chóng mệt mỏi.[4],[7].
b. Tác hại của vi khí hậu nóng bất thường:
* Tác hại do nóng:
Làm việc trong mơi trường q nóng, ẩm độ cao dễ bị say nóng. Người
bị say nóng cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, lúc đó phải ra ngay nơi


9

thống mát, nghỉ ngơi, uống nước nhiều có pha thêm ít muối là khỏi. Nếu tiếp
tục làm việc có thể dẫn đến chuột rút ở bắp chân, ở bụng, mồ hơi ra đầm đìa,
sắc mặt xanh xám, có thể bị lả đi, nằm n khơng cựa quậy, sau đó khơng
thốt được mồ hơi, buồn nơn, đồng tử giãn, nhìn khơng rõ, mạch nhỏ, nhanh
có thể dẫn đến hơn mê, nếu làm việc nặng, dưới ánh nắng mặt trời gay gắt
không có mũ nón hoặc đội mũ khơng che kín gáy, trời đứng gió, thời gian làm
việc kéo dài sẽ dẫn đến say nắng. Các tác hại khác làm cho da mẩn đỏ, sạm lại
hoặc tác hại đến mắt làm viêm giác mạc, đục nhân mắt, tổn thương giác mạc,
khô mắt [5], [27].
Vi khí hậu nóng là nơi có nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn 32oC với lao
động mức bình thường (với lao động nhẹ 34oC, lao động nặng 30oC) kết hợp
với các yếu tố vật lý khác như độ ẩm cao, tốc độ gió thấp và cường độ bức xạ
nhiệt lớn (nghĩa là các thơng số đo đạt vi khí hậu không đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh lao động). Ở điều kiện vi khí hậu nóng q mức, cơ thể bị ứ thừa nhiệt
và nóng lên dần. Hậu quả là nhiệt độ cơ thể vượt ra ngoài giới hạn thay đổi
sinh lý bình thường, dẫn đến những rối loạn và thương tổn ở nhiều cơ quan và
hệ thống khác nhau trong cơ thể, thậm chí có thể bị chết [29].
* Tác hại do lạnh:
Tiếc xúc với nhiệt độ quá lạnh từ 00C trở xuống, độ ẩm cao, có gió, cơ
thể bị rét buốt, nhiệt độ cơ thể hạ xuống nhiều, con người mất khả năng bù trừ
thân nhiệt dẫn đến rối loạn thần kinh trung ương, tinh thần lẫn lộn, huyết áp

hạ, rối loạn thể dịch, nạn nhân bị hôn mê có thể đưa đến chết rét. Trường hợp
này xảy ra khi làm việc trên núi cao hoặc trong nhà lạnh có nhiệt độ đóng
băng [30]
* Tác hại khác:
Phần da bị lạnh gây cước, bệnh này làm cho da phù nề, sưng tấy, phỏng
nước.


10

Bệnh tê cóng làm da ban đỏ, ngứa, đau như kiến đốt.
Bệnh bọt ngón tay, ngón chân do bị lạnh.
Nếu làm việc trong các nhà lạnh không mặc quần áo bảo hộ lao động
đủ ấm có thể bị các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày, viêm tắc tĩnh mạch,
viêm họng, viêm phổi, viêm khớp…
Tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hay gặp ở người lao động ngoài trời
trong ngành xây dựng, nông lâm nghiệp, người lao động trong nhà, ví dụ
ngành chế biến thủy sản, và kết hợp những yếu tố khác như gió rét và độ ẩm
cao gây tác động có hại đến sức khỏe [33].
1.2.2. Đặc điểm ánh sáng:
Có 3 loại ánh sáng trong sản xuất là ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân
tạo, ánh sáng hỗn hợp.
+ Ánh sáng tự nhiên: Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong phịng sản xuất
bằng các loại cửa. Góc chiếu của ánh sáng lọt vào phải trên 25o – 30o. Từ cửa
đến nơi làm việc không xa quá 2 lần chiều cao cửa.
+ Ánh sáng nhân tạo: Có 3 cách chiếu sáng
- Chiếu sáng toàn diện: Đảm bảo chiếu sáng đều nhưng sấp bóng,
khơng đủ mạnh và tốn tiền.
- Chiếu sáng cục bộ: Ánh sáng tập trung vào một chỗ, đủ ánh sáng,
khơng lóa mặt nhưng ánh sáng khơng đều.

- Chiếu sáng hỗn hợp: Khắc phục được nhược điểm của 2 loại chiếu
sáng trên. Chiếu sáng toàn diện phải chiếm 30% trong chiếu sáng hỗn hợp
+ Ảnh hưởng ánh sáng tới cơ thể:
* Ảnh hưởng cục bộ:
+ Cấp tính: Viêm da đỏ do tia sáng. Gặp ở mùa hè khi ở ngồi trời
nắng một thời gian dài. Người có da màu trắng, trắng hồng và những chỗ da
được quần áo che phủ thường xuyên dễ cảm thụ nhất


11

* Ảnh hưởng toàn thân:
Thường gây viêm da cấp do tia sáng, rối loạn về máu làm tốc độ máu
lắng tăng, thay đổi tốc độ đông máu, tăng số lượng hồng cầu, can xi và phốt
pho huyết tăng, glucose và thyroxin trong máu giảm. Một số bệnh tiến triển
do ánh sáng: Bệnh Adison, bệnh bướu cổ, bệnh lao, bệnh Penlagnơ.
* Ảnh hưởng tới mắt:
Rối loại thị giác: Chói mắt, chấn thương võng mạc, chấn thương thần
kinh – võng mạc do ánh sáng; tổn thương ở mắt: Viêm mắt cấp tính do điện,
viêm giác mạc, màng tiếp hợp, viêm củng mạc lan tỏa ở thợ hàn, đục thủy
tinh thể ở thợ hàn.[26][32].
1.2.3. Tiếng ồn và ảnh hưởng của tiếng ồn:
Tiếng ồn theo quan niệm sinh lý học là tất cả các âm thanh, tiếng động
gây ảnh hưởng bất lợi cho con người. về bản chất vật lý, tiếng ồn là hỗn hợp
của các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau. Tai người có thể nghe
được các tần số từ 20 – 20.000 Hz, nhưng thính nhất ở dải tần số 1.000 –
3.000Hz. Ngồi ảnh hưởng đến thính giác, tiếng ồn còn gây ảnh hưởng màng
nhĩ. Như vậy, thang đo ồn có mức áp âm từ: 0 – 130 dB. Mức áp âm lớn hơn
130 dB gây cảm giác chói tai, trên 140 dB thường gây thủng màng nhĩ tai, “
Điếc nghề nghiệp”.

* Tác hại của tiếng ồn:
Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ bị mệt mỏi thích giác rồi
đến giảm dần và cuối cùng là giảm tồn phần thính hưởng chung tới cơ thể
( tác hại không đặc trưng) [3].
Trịnh Hồng Lân và cộng sự, Viện vệ sinh Y tế công cộng Thành Phố
Hồ Chí Minh năm 2008. Nghiên cứu mơ tả cắt ngang thực trạng môi trường
lao động tại công ty may Đồng Nai thuộc khu vực phía nam. Môi trường lao
động của cơng ty may Đồng Nai cịn có nhiều vị trí có các yếu tố mơi trường


12

chưa đảm bảo và có thể ảnh hưởng khơng tốt tới sức khỏe người lao động
[11].
Vào mùa khô quá nhiều vị trí nhiệt độ vẫn cao vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 0,2 – 4,9 0C (34/38 mẫu đo, chiếm tỷ lệ 50% tổng số mẫu đo vượt tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép). Vào mùa mưa, chỉ có 7/58 mẫu đo, chiếm 12,1%
tổng số mẫu đo là bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Vào buổi chiều, nhiệt độ tại hầu hết các khu vực đều tăng từ 0,8 –
2,40C so với buổi sáng. Vào mùa khô, tất cả các mẫu đo độ ẩm đều bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Vào mùa mưa thì ngược lại, hầu hết các mẫu đo
có ẩm độ quá cao, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (39/58 mẫu, chiếm tỷ lệ
67,2% tổng số mẫu đo) [19].
Về mùa khơ có 37/68 mẫu, tương ứng với 54,4% tổng số mẫu đo có tốc
độ lưu chuyển khơng khí thấp chưa bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Về mùa mưa cũng có tới 39,7% tổng số mẫu đo có tốc độ gió thấp chưa
bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Có 42,6% tổng số mẫu đo tại vị trí bàn máy may cơng nghiệp có cường
độ chiếu sáng thấp, chưa bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Tại một số máy đính bọ, đóng nhãn, dập khuy và máy vắt sổ cũ vẫn

phát sinh cường độ tiếng ồn cao, có 13,3% tổng số mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép từ 1 – 4 dB [19].
1.3. Tổng quan về ngành thủy sản
1.3.1. Vài nét về ngành thủy sản
Ngành thuỷ sản Việt Nam với hơn 40 năm xây dựng và phát triển,
trong những năm đổi mới đã nhanh chóng phát triển thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
hiện tại và tương lai.


13

Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sơng, lạch,
4.000 hịn đảo lớn nhỏ ven biển, cùng với 2860 km sơng ngịi, 450.000 ha ao
hồ, 90.000ha đầm lầy, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và khí hậu nhiệt
đới gió mùa quanh năm ấm áp đã tạo cho nước ta tiềm năng to lớn để phát
triển thuỷ hải sản.
Hàng năm, Ngành thuỷ sản cung cấp 40% lượng đạm động vật cho nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001
đạt 1,760 triệu USD, đứng thứ 3 sau dầu khí và dệt may và chiếm 10%- 14%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện có 272 cơ sở chế biến thuỷ sản,
trong đó có 246 cơ sở chế biến đông lạnh, với cơ cấu sản phẩm thay đổi đa
dạng đã góp hần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống cho nông, ngư dân.
Hiện nay, Ngành thuỷ sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Bước vào thời kỳ đổi mới ngành thuỷ sản nhanh chóng phát triển thành một
ngành sản xuất hàng hố quy mơ lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển
chung của đất nước. Sản lượng thuỷ sản tăng đáng kể trong 10 năm qua
1.3.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến thuỷ sản
Đặc điểm lao động trong ngành thuỷ sản là lao động thủ công, nặng

nhọc chiếm gần 70%, điều kiện sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn ở cả 4 khâu:
nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần. Người lao động phải tiếp
xúc với nhiều yếu tố độc hại dễ gây nên rủi ro, ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Nghề chế biến thuỷ sản, đặc biệt chế biến thuỷ sản đông lạnh sau 10
năm đổi mới đã trở thành ngành cơng nghiệp đạt trình độ khu vực về công
nghệ chế biến, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Người lao
động trực tiếp được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khá đầy đủ, điều
kiện vệ sinh lao động, vệ sinh cá nhân đã được chú ý cải thiện đạt mức tương
đương với các tiêu chuẩn quốc tế.


14

Công nhân lao động trong khâu chế biến đông lạnh thuỷ sản chiếm tới
83% là lao động nữ, chủ yếu là lao động thủ cơng, địi hỏi sự khéo léo kiên trì,
chịu khó. Hàng năm có tới 6 tháng mùa nguyên liệu dồn dập, công nhân phải
làm việc liên tục 12-16h / ngày trong tư thế đứng, thao tác lao động lặp đi lặp
lại nhàm chán, môi trường lao động ẩm ướt (độ ẩm khơng khí >95%) khơng
khí bị tù đọng thơng gió kém, hai bàn tay ln tiếp xúc với nước lạnh, nước
đá và suốt ngày lao động phải tiếp xúc với mùi tanh hôi của nguyên liệu thuỷ
sản, mùi hoá chất nước tẩy rửa... Điều kiện làm việc, môi trường lao động
không đảm bảo kéo dài làm cho người lao động mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút
nhanh chóng.
1.3.3. Những nguy cơ bệnh tật tại các công ty thủy sản
Hiện nay cả nước có hơn 400 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy
sản đạt tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong số
này Đồng bằng Sơng Cửu Long có 182 doanh nghiệp, nhiều nhất là các tỉnh
Cà Mau, Sóc Trăng, Thành Phố Cần Thơ. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
thủy sản đa phần là các doanh nghiệp tư nhân, thường thuê mướn nhân cơng
theo thời vụ [15].

Trong ngành chế biến thủy sản ngồi việc phải đối diện với nhiều áp
lực như: tăng ca liên tục, môi trường độ ẩm cao, yếu tố bất lợi trong lao động
do quy trình sản xuất dây chuyền ...thì cịn phải thường xun tiếp xúc với
hóa chất tẩy rửa. Tại các công ty chế biến thủy hải sản xuất khẩu, thực hiện
tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm là ưu tiên hàng đầu, là điều
kiện bắt buộc để tồn tại và phát triển. Do đó, các nhà máy thường sử dụng
chloramine để khử trùng nguồn nước và môi trường lao động [51]. Theo các
chuyên gia về y học lao động, khí chlorine là một loại hóa chất có thể gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và nguy cơ mắc BNN [56]. Cụ thể là gây viêm phế
quản, tổn thương niêm mạc đường hô hấp trên, biểu hiện gây kích thích như


15

hắt hơi, chảy mũi nước, chảy nước mắt. Trong khi đó, mặc dù hiện nay nhiều
nhà xưởng trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản có sử dụng quạt thơng
gió nhưng lại hạn chế để tránh thất thoát hơi lạnh. Phương tiện bảo vệ cá nhân
được trang bị cho công nhân như quần áo lao động, khẩu trang vải, ủng cao
su, găng tay... về cơ bản không thể cách ly hồn tồn nguồn hóa chất ảnh
hưởng đến sức khỏe của cơng nhân, chưa kể khẩu trang vải khơng có tác dụng
ngăn mùi hóa chất [41].
Cuối năm 2007, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Thành Phố
Cần Thơ đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học cấp Sở “Mối liên quan giữa
tiếp xúc thường xuyên chất chlorine và bệnh viêm mũi xoang ở những công
nhân chế biến thủy hải sản Cần Thơ 2000 - 2007” tại hai doanh nghiệp. Kết
quả cho thấy ở nhóm tiếp xúc có 221/440 cơng nhân mắc bệnh viêm mũi
xoang, chiếm hơn 50%; trong khi nhóm khơng tiếp xúc chỉ có 99/437 cơng
nhân mắc bệnh viêm mũi xoang, chiếm gần 23%. Như vậy, tỉ suất mới mắc
bệnh viêm mũi xoang ở nhóm tiếp xúc cao hơn nhóm khơng tiếp xúc là 2,7
lần. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, tác giả đề tài nghiên cứu đã đưa

ra một số đề xuất nhằm hạn chế mắc bệnh viêm mũi xoang ở công nhân chế
biến thủy sản như: định kỳ giám sát nồng độ chất chlorine; doanh nghiệp tổ
chức tập huấn an toàn sử dụng hóa chất, sơ cấp cứu TNLĐ, tập huấn theo các
giáo trình sức khỏe liên quan; khám sức khỏe định kỳ phải chẩn đoán xác
định viêm mũi xoang; điều trị kịp thời các trường hợp bệnh lý; khi tuyển dụng
lao động sàng lọc những người có “vấn đề” liên quan bệnh lý ở mũi xoang và
dị ứng để không nhận vào làm việc [30].
Khảo sát 31 doanh nghiệp chế biến thủy sản trong cả nước thấy gần
50% lao động làm việc trong mơi trường có từ hai yếu tố nguy hiểm trở lên.
Những bệnh thường gặp khác là đau thắt lưng, tê mỏi chân tay, mỏi cổ, mờ
mắt, bệnh da, dị ứng, tụ máu bắp chân…


×