ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN
CHỦ SỞ HỮU CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Th.S Phạm Thị Phương Uyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi phí vốn cổ phần có ý nghĩa quan trọng trong đến việc đưa ra quyết định
đầu tư đối với doanh nghiệp cũng như đối với các nhà đầu tư. Quyết định đầu
tư có thể là đầu tư vào cổ phiếu của một công ty hay quyết định đầu tư một dự
án. Thật vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của một công ty
trong ngắn hạn, tuy nhiên việc xây dựng mô hình chiết khấu ngân lưu để định
giá cổ phiếu để đầu tư dài hạn là một việc làm cần thiết. Kết quả định giá
chứng khoán sẽ rất nhạy cảm với suất chiết khấu (tức là chi phí vốn của doanh
nghiệp) sử dụng. Với một suất chiết khấu cao, kết quả phân tích có thế cho thấy
giá cổ hiếu của một công ty rất thấp và vì vậy nên mua vào. Ngược lại, với một
suất chiết khấu thấp, thì phân tích sẽ cho thấy giá cổ phiếu của công ty rất cao
và vì vậy không nên đầu tư. Đồng thời, chi phí vốn chủ sở hữu là một bộ phận
quan trọng khi ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, chi
phí sử dụng vốn bình quân là suất chiết khấu được sử dụng trong thẩm định dự
án đầu tư tại doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn là cơ sở quan trọng để nhà đầu
tư đánh giá tính khả thi của dự án để quyết định chấp nhận đầu tư hay loại bỏ
dự án. Vì vậy việc ước tính chi phí vổn cổ phần là một việc làm cần thiết để
tính suất chiết khấu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để ước lượng chi phí vốn chủ sở hữu cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình CAPM, tác giả đã sử các phương
pháp thống kê. Phương pháp này được sử dụng để thống kê các số liệu về giá
cổ phiếu, chỉ số VN-Index, suất sinh lợi của trái phiếu chính phủ trong một giai
đoạn lịch sử. Đồng thời, để ước lượng hệ số beta của các công ty cổ phần có
niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả cũng sử dụng phương pháp hồi
quy đơn biến trong định lượng để ước lượng phương trình hồi quy nhằm xác
định hệ số beta.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chi phí vốn cổ phần là suất sinh lợi mà nhà đầu tư kỳ vọng hay yêu cầu khi
mua cổ phần của một doanh nghiệp. Nguyên tắc căn bản là rủi ro của vốn cổ
phần càng lớn thì suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu sẽ cao. Các mô hình ước
lượng chi phí vốn cổ phần vì vậy đều phải đưa ra thước đo về suất sinh lợi và
rủi ro, cũng như thiết lập mối quan hệ giữa hai biến số này.
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) thể hiện quan hệ giữa suất sinh lợi kỳ
vọng của một tài sản so với rủi ro hệ thống của tài sản đó. Suất sinh lợi vốn cổ
phần trong một kỳ nhất định của một doanh nghiệp sẽ bằng tổng lợi nhuận thu
được trong kỳ đó chia cho giá cổ phiếu đầu kỳ, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.
Để tính suất sinh lợi dựa vào số liệu lịch sử, ta tính suất sinh lợi bình quân dựa
vào phép trung bình cộng hoặc trung bình nhân.
Rủi ro vốn cổ phần đựợc đo bằng độ lệch chuẩn của giá cổ phiếu. Thước đo
này về rủi ro được chấp nhận vì nó phản ánh độ biến thiên cúa suất sinh lợi
thực tế so với giá trị trung bình.
Đối với một công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán với thông
tin đầy đủ thì chi phí vốn cổ phần của công ty đó có thể được ước tính một cách
trực tiếp từ số liệu của thị trường.
Theo mô hình CAPM chi phí vốn cổ phần của một công ty phụ thuộc vào 3 yếu
tố sau:
(1) Suất sinhlợi của một tài sản phi rủi ro
(2) Mức bù rủi ro của thị trường
(3) Hệ số beta của cổ phiếu
[ ] [ ]
fmABCfABCABC
RRE(RREk −β+==
Với k
ABC
là chi phí vốn cổ phần của công ty ABC
[ ]
ABC
RE
là suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu ABC
R
f
là suất sinh lợi phi rủi ro
β
ABC
là hệ số beta của ABC
[ ]
m
RE
là suất sinh lợi kỳ vọng của chỉ số chứng khoán thị trường
Theo lý thuyết, mỗi thành phần trên phải ước lượng dựa vào giá trị kỳ vọng
trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu lịch sử được sử dụng để ước
lượng. Việc xác định giai đoạn ước lượng có ý nghĩa quan trọng trong mô hình
này, nếu giai đoạn dài sẽ cho kết quả có độ tin cậy cao vì số quan sát sẽ nhiều,
tuy nhiên, giai đoạn dài sẽ có những thông tin trong quá khứ không còn phù
hợp với hiện tại. Ngược lại, việc sử dụng giai đoạn ước lượng ngắn sẽ có độ tin
cậy không cao nhưng lại phản ánh đựoc những thông tin sát thực với tình hình
hiện tại nhất. Tại VN, thị trường chứng khoán tập trung mới chỉ đi vào hoạt
động được gần 10 năm, nên giai đoạn ước lượng cần có độ dài tối đa để bao
trùm tất cả các quan sát có thế có đựoc.
Suất sinh lợi phi rủi ro
Suất sinh lợi phi rủi ro là suất sinh lợi mà nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhận được
trong một giai đoạn đầu tư nhất định của mình. Một thuớc đo suất sinh lợi phi
rủi ro phải thỏa mãn hai điều kiện.
Thứ nhất, thước đo suất sinh lợi này phải từ một tài sản không có rủi ro vỡ nợ.
Vì có quyền đánh thuế và có khả năng kiểm soát mức cung tiền nên Chính phỉ
có thể phát hành các trái phiếu không có rủi ro vỡ nợ. Do vậy, thước đo suất
sinh lợi phi rủi ro thường là suất sinh lợi của một chứng khoán chính phủ. Tuy
nhiên, trong các thị trường tài chính mà chứng khoán chính phủ không đựoc
giao dịch nhiều thì số liệu về suất sinh lợi sẽ không có độ tin cậy cao. Trong
trường hợp này, suất sinh lợi của các công cụ nợ do các tổ chức tài chính được
chính phủ bảo lãnh, ví dụ như lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại
quốc doanh hay lãi suất liên ngân hàng có thể đựoc sử dụng làm lãi suất phi rủi
ro.
Thứ hai, kỳ hạn của thước đo suất sinh lợi phi rủi ro phải trùng với kỳ hạn đầu
tư của nhà đầu tư để rủi ro tái đầu tư không phát sinh. Theo cơ sở lý thuyết của
mô hình CAPM, lợi suất của tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng là thước đo đúng
nhất về suất sinh lợi phi rủi ro do tín phiếu kho bạc ngắn hạn vừa an toàn về
mặt hoàn trả vốn gốc và lãi, vừa ít chịu sự biến động giá khi lãi suất thị trường
thay đổi. Tuy nhiên, nếu kỳ hạn đầu tư của nhà đầu tư là 1 năm thì việc sử dụng
tín phiếu kho bạc 3 tháng sẽ không phải là không rủi ro vì khoản lãi sau 3 tháng
đầu sẽ phải đựoc tái đầu tư cho đến hết 1 năm và suất sinh lợi khi đó có thể
biến đổi. Do vây, lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn thường được sử dụng
làm suất sinh lợi phi rủi ro với kỳ hạn trái phiếu đựoc chọn sao cho sát với thời
gian dầu tư hay kỳ hạn phân tích ngân lưu trong mô hình định giá. Vì ước tính
chi phí vốn cổ phần cho một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại, suất sinh lợi
phi rủi ro tại thời điểm gần đây nhất phải được sử dụng.
Mức bù rủi ro thị truờng
Mức bù rủi ro trường phản ánh suất sinh lợi tăng thêm mà nhà đầu tư đòi hỏi
khi chuyển từ việc đầu tư vào một tài sản phi rủi ro sang đầu tư vào danh mục
thị trường có mức rủi ro trung bình. Mức bù rủi ro thị trường, vì vậy, được đo
bằng chênh lệch giữa suất sinh lợi của danh mục thị trường và suất sinh lợi phi
rủi ro.
Trong khi suất sinh lợi phi rủi ro đựoc ước lượng sử dụng bộ số liệu gần đây
nhất, mức bù rủi ro thị trường được tính trên cơ sở sử dụng số liệu lịch sử trong
một giai đoạn dài để giảm sai số trong ước lượng.
Để nhất quán, thước đo suất sinh lợi phi rủi ro sử dụng để tính mức bù rủi ro thị
trường cũng chính là thước đo sử dụng ở phần trên. Theo mô hình CAPM,
danh mục thị trường phải là danh mục chứa tất cả các tài sản tài chính trong
nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn không thể nào thiết lập đựoc một danh
mục thị trường như thế. Do vậy, ta chọn một chỉ số chứng khoán có tính đại
diện cho cả thị trường để làm danh mục thị trường và tỷ lệ thay đổi chỉ số
chứng khoán làm thước đo suất sinh lợi danh mục của thị trường. Tại Việt
Nam, chỉ số VN-Index đựoc sử dụng làm danh mục thị trường
Mức bù rủi ro thị trường được ước lượng dựa vào số liệu lịch sử trong một giai
đoạn nhất định. Nếu sử dụng số liệu hiện hành thì ước lượng mức bù rủi ro hiện
hành sẽ không phản ánh tốt giá trị trong ương lai. Đặc biệt, thời điểm hiện hành
có thể là lúc thị trường đang đi xuống và suất sinh lợi của danh mục thị trường
sẽ nhỏ hơn lãi suất phi rủi ro, từ đó đưa đến một mức bù rủi ro thị trường âm.
Điều này không thực tế vì danh mục thị trường là có rủi ro nên kỳ vọng trong
tương lai là mức bù rủi ro thị trường phải dương.
Một khi đã quyết định sử dụng bộ số liệu lịch sử thì ta phải xác định giai đoạn
cụ thể để lấy số liệu. Việc sử dụng giai đoạn ước dài sẽ cho kết quả có độ tin
cậy cao vì số quan sát sẽ nhiều từ đó hạ thấp sai số chuẩn của ước lượng. Tuy
nhiên, giai đoạn dài có thể bao gồm những thông tin quá khứ không còn phù
hợp với hiện tại và tương lai. Ngược lại, việc sử dụng giai đoạn ước lượng ngắn
sẽ có độ tin cậy không cao nhưng phản ánh đựoc những thông tin sát với tình
hình hiện tại nhất. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động
đựoc 10 năm và nhiều cổ phiếu mới chỉ được niêm yết gần đây nên giai đoạn
ước lượng đối với hầu hết cổ phiếu cần có độ dài tối đa để bao trùm tất cả các
quan sát có thể có đựoc.
Hệ số beta
Hệ số beta đo lường tương quan giữa sự biến thiên suất sinh lợi của cổ phiếu
công ty với suất sinh lợi của danh mục thị trường. Để nhất quán, chỉ số VN-
Index được sử dụng để đại diện cho danh mục thị trường.
Dựa vào số liệu lịch sử, beta được ước lượng dưới phương trình hồi quy:
tt,mABCABCt,ABC
)R(R
ε+β+α=
Với: R
ABC,t
là suất sinh lợi của cổ phiếu ABC tròng kỳ (ngày, tuần, tháng, năm)
t
α
ABC
là tung độ gốc của hàm hồi quy
β
ABC
là hệ số beta của ABC
R
m,t
là suất sinh lợi của chỉ số VN-Index trong kỳ t
ε
t
là phần dư (sai số) của hàm hồi quy
Kỳ tính suất sinh lợi cần phải được lựa chọn. Việc sử dụng suất sinh lợi hàng
ngày sẽ làm tăng số quan sát, nhưng có thể tạo thiên lệch do có nhiều ngày
không có giao dịch. Việc sử dụng suất sinh lợi hàng tuần hay hàng tháng sẽ loại
bỏ đựoc sự thiên lệch này một cách đáng kể.
Kết quả hồi quy sẽ cho ta các giá trị ước lượng α và β cùng với sai số chuẩn
của các ước lượng này. Sai số chuẩn cho biết các giá trị ước lượng có bị
“nhiễu” nhiều hay không. Căn cứ vào giá trị ước lượng và sai số chuẩn của hệ
số β, ta có thể ước lượng khoảng tin cậy của hệ số này cũng như kiểm định các
giả thiết hệ số bằng một giá trị nhất định.
Trước khi ước lượng hàm hồi quy, ta phải lựa chọn kỳ tính tỷ suất sinh lợi.
Việc sử dụng suất sinh lợi hàng ngày sẽ làm tăng số quan sát nhưng có thể tạo
thiên lệch do có nhiều ngày không có giao dịch. Việc sử dụng suất sinh lợi
hàng tuần hay hàng tháng sẽ loại bỏ được sự thiên lệch này một cách đnág kể.
Việc sử dụng suất sinh lợi hàng năm sẽ cho ít quan sát. Tương tự như khi ước
lượng phần bù rủi ro, việc sử dụng giai đoạn ước lượng dài sẽ cho nhiều số
quan sát do đó sẽ hạ thấp sai số chuẩn nhưng có thể có những thông tin không
còn phù hợp với hiện tại và tương lai. Quy ước phổ biến trong thực thực tế khi
ước lượng hệ số beta là sử dụng số liệu hàng tháng trong vòng 5 năm trở lại
đây.
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM TRONG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN CHỦ
SỞ HỮU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT VÀ VINAMILK
Dựa vào bộ số liệu thống kê chỉ số VN-Index và giá cổ phiếu FPT, VNM vào
thời điểm cuối tháng, cổ tức và cổ phiếu thưởng của FPT, VNM trong tháng, ta
tiến hành xác định tỷ suất sinh lợi hàng tháng của hai cổ phiếu này cũng như
suất sinh lợi của chỉ số VN-Index. Tiếp theo, tiến hành hồi quy suất sinh lợi
hàng tháng của FPT với VN- Index và VNM với Vn-Index.
Kết quả hồi quy suất sinh lợi hàng tháng của FPT và VN- Index được tóm tắt
dưới đây: R
FPT
= -0,135% + 1,236 R
VN-Index
Hệ số beta ước lượng của cổ phiếu FPT là 1,236 với sai số chuẩn 0,144.; R
2
adj
=
0,66. Khoảng tin cậy 95% của hệ số beta là (0,944; 1,529)
Kết quả tính toán:
Suất sinh lợi phi rủi ro = Lợi suất TPCP kỳ hạn 1 năm vào tháng 2/2010
= 11,26 %/năm
Suất sinh lợi VN- Index lịch sử = Tốc độ tăng trung bình cộng, 2001 – 2009
= 23,69%/năm
Suất sinh lợi phi rủi ro lịch sử = Lợi suất trung bình công TPCP kỳ hạn 2 năm,
2001 – 2009
= 7,25%/năm
Mức bù rủi ro thị trường = 23,69% - 7,25% = 16,44%
Hệ số beta của FPT = B
FPT
= 1,236
Chi phí vốn cổ phần = k
FPT
= 11,26% + 1,236*16,44% = 31,58%
Đồ thị 1: Tương quan giữa suất sinh lợi của cổ phiếu FPT và VN-Index
Kết quả hồi quy suất sinh lợi hàng tháng của VNM và VN- Index được tóm tắt
dưới đây: R
VNM
= 2,08% + 0,79 R
VN-Index
Hệ số beta ước lượng của cổ phiếu FPT là 0,79 với sai số chuẩn 0,08.; R
2
adj
=
0,62. Khoảng tin cậy 95% của hệ số beta là (0,61; 0,97)
Kết quả tính toán:
Lãi suất phi rủi ro: 11,26%
Mức bù rủi ro thị trường: 16,44%
Hệ số beta của Vinamilk: 0,79
Chi phí vốn chủ sở hữu của Vinamilk: 11,26% + 0,79 * 16,44% = 24,29%
Đồ thị 2: Tương quan giữa suất sinh lợi của cổ phiếu VNM và VN-Index
KẾT LUẬN
Việc áp dụng mô hình CAPM đồi hỏi phải ước lượng đựoc hệ số beta của cổ
phiếu từ số liệu lịch sử chuỗi thời gian về giá cổ phiếu công ty và chỉ số cổ
phiếu thị trường. Việc tính beta cho các công ty ở Việt Nam có thể bị thiếu
chính xác do các yếu tố sau:
- Chỉ số VN- Index thiếu tính đại diện cho danh mục thị trường
- Không có số liệu về giá cổ phiếu của một công ty nếu công ty đó không niêm
yết trên sàn giao dịch chính thức hay giá giao dịch trên thị trường OTC không
được công bố.
- Một số công ty niêm yết nhưng thời gian niêm yết không đủ lớn thì bộ số liệu
chuỗi thời gian cũng không đủ để ước lượng hệ số beta.
- Giao dịch cổ phiếu diễn ra không liên tục và biến động giá bị giới hạn bởi quy
định về biên độ cũng làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của bộ số liệu
Mặc dù việc xác định hệ số beta của các công ty cổ phần có thể chưa thật sự
chính xác vì những nguyên nhân nêu trên nhưng việc nghiên cứu và ứng dụng
mô hình CAPM trong việc xác định chi phí vốn cổ phần cho các công ty trên
thị trường chứng khoán vẫn có ý nghĩa nhất định. Việc xác định chi phí vốn cổ
phần theo mô hình này sẽ cung cấp thêm cho các nhà đầu tư và các nhà quản trị
trong công ty một phương pháp xác định chi phí vốn của công ty dựa vào dữ
liệu của thị trường.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Thành (2009), Nghiên cứu tình huống chi phí vốn cổ phần
công ty FPT, />2. Phan Thị Cúc (2010) , Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
3. />4. />5. />7.1 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP:
Vốn bằng tiền là một trong những nhân tố cần thiết để doanh nghiệp tiến hành quá
trình sản xuất-kinh doanh, và cũng như những nhân tố khác, muốn sử dụng vốn doanh
nghiệp phải tốn chi phí. Chi phí sử dụng vốn là một khái niệm tài chính rất quan trọng
vì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay nói cách
khác là tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông. Để thực hiện mục đích này, doanh
nghiệp phải chọn những dự án đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao hơn chi phí sử dụng
vốn phù hợp cho từng dự án.Vì lý do đó, ta có thể xem chi phí sử dụng vốn tương ứng
cho từng dự án là một rào cản trong quá trình hoạch định ngân sách vốn đầu tư. Một
dự án muốn được chấp nhận phải tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất rào cản.
Chi phí sử dụng vốn được sử dụng chủ yếu cho việc thiết lập ngân sách vốn đầu tư.
Ngoài ra nó còn được dùng cho những mục đích khác như xác định giá trị kinh tế tăng
thêm của doanh nghiệp (EVA - Economic value added), quyết định thuê hay mua tài
sản.
Ở đây có một số điểm cần lưu ý: Những mô hình, công thức sử dụng để tính toán chi
phí sử dụng vốn trong phần này tương tự như những mô hình công thức đã triển khai
ở phần “Định giá cổ phiếu, trái phiếu”, vì những nhân tố tác động đến lãi suất yêu cầu
của nhà đầu tư đối với trái phiếu, cổ phiếu của một doanh nghiệp cũng chính là những
nhân tố tác động đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp này.
Chi phí sử dụng vốn của một dự án phụ thuộc vào rủi ro của chính dự án đó. Vì vậy,
có thể nói chi phí sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào cách sử dụng ngân quỹ chứ
không phải ở cách huy động ngân quỹ.
Sau đây, chúng ta sẽ đi vào phân tích chi phí sử dụng các nguồn vốn thành phần trong
doanh nghiệp.
7.1.1. Chi phí sử dụng vốn cổ phần:
7.1.1.1. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
Khái niệm:
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là lãi suất yêu cầu của cổ đông cổ phiếu thường
đối với doanh nghiệp.
Tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
Một số phương pháp thường được sử dụng để tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần
thường như sau:
¬ Phương pháp mô hình định giá tăng trưởng đều:
Đây là phương pháp đơn giản nhất để tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần thường.
Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều được triển khai trong phần định giá cổ
phiếu. Trong mô hình này, cổ tức được giả định tăng trưởng đều mỗi năm với gia tốc
là g. Gọi P0 là giá trị hiện tại của cổ phiếu thường, ta có công thức như sau:
(CT 7_1)
Trong đó:
D0: Cổ tức vừa được chia
D1: Cổ tức dự kiến cuối năm 1
RE: Lãi suất yêu cầu đối với cổ phiếu thường
g : Tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm của cổ tức
Từ công thức trên, ta có thể viết lại như sau:
(CT.7_2)
Vì RE là lãi suất yêu cầu của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu, nên cũng là chi phí sử
dụng vốn đối với cổ phiếu thường.
Qua công thức 7_2, thấy rằng chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (RE) được tính
bằng cách chia cổ tức dự kiến năm 1 (D1) cho giá trị hiện tại của cổ phiếu thường
(P0), sau đó cộng với tỷ lệ tăng trưởng đều của cổ tức (g).
Ví dụ:
Công ty cổ phần A vừa chia cổ tức 5USD cho mỗi cổ phiếu thường. Giá mua, bán mỗi
cổ phiếu hiện nay là 60USD. Dự đóan tốc độ tăng trưởng cổ tức công ty là đều vĩnh
viễn với gia tốc g = 5% đều mỗi năm. Tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của
công ty trong năm thứ 1.
Giải:
Trước tiên ta tính cổ tức năm 1: D1 = D0 x (1+g) = 5đ x (1+0,05) = 5,25đ
Sau đó, áp dụng công thức 62_2, ta có:
Vậy chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty A hiện nay là 13,75%.
Đối với các công ty cổ phần đại chúng thường xuyên chi trả cổ tức thì dễ dàng xác
định các số liệu cần thiết về D0 và P0, nhưng sẽ khó khăn trong việc tính tốc độ tăng
trưởng g thích hợp. Trong trường hợp tốc độ tăng trưởng của thu nhập trên mỗi cổ
phiếu và tốc độ tăng trưởng của cổ tức trong quá khứ tương đối ổn định, ta có thể sử
dụng những số liệu này để dự đoán tốc độ tăng trưởng g.
Ví dụ:
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, ta có số liệu về việc chia cổ tức của công
ty X như sau:
ĐVT: USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Cổ tức 1,1 1,18 1,26 1,34 1,44 1,54
Yêu cầu: tính tốc độ tăng trưởng bình quân năm của cổ tức công ty X.
Giải:
Sử dụng mô hình tăng trưởng đều để tính tốc độ tăng trưởng g của cổ tức công ty X,
ta có:
D2000 x (1+g)5 = D2005 = 1,54
Hay 1,1 x FVIF(g,5) = 1,54
Tra bảng thừa số lãi suất FVIF(r,n), ta tính được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm g tương đương 7%.
Do vậy g = 7% sẽ dùng để dự đoán tốc độ tăng trưởng cổ tức của công ty X
Tuy nhiên việc sử dụng số liệu quá khứ đối với cổ tức đã chia để dự đoán tốc độ tăng
trưởng g có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu:
- Phương pháp này đơn giản, dễ sử dụng.
Nhược:
- Khó áp dụng đối với các doanh nghiệp không chia cổ tức thường xuyên.
- Với giả định tốc độ tăng trưởng g đều và vĩnh viễn, mô hình này chỉ áp dụng đối với
các doanh nghiệp tương đối phù hợp với giả định và không thể áp dụng cho những
doanh nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng cao.
- Ngoài ra, phương pháp này không xem xét rõ ràng đến các rủi ro, vì không tính đến
mức độ chắc chắn khi tính toán tốc độ tăng trưởng g, nên không có sự điều chỉnh trực
tiếp đối với rủi ro.
Nếu không sử dụng được số liệu quá khứ của doanh nghiệp cho việc tính toán, ta có
thể căn cứ vào số liệu phân tích của các công ty phân tích chứng khoán về tốc độ tăng
trưởng g, bình quân chúng lại để có g áp dụng vào công thức 62_2.
¬ Phương pháp mô hình định giá tài sản vốn (CAPM-Capital asset pricing model):
Một phương pháp khác để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là sử dụng mô
hình định giá tài sản vốn (CAPM) như sau
(CT.6_3)
Trong đó:
- Rf: Lãi suất không rủi ro
- RM: Lãi suất của danh mục thị trường
- : Hệ số bê-ta của cổ phiếu công ty
Qua công thức trên, ta nhận thấy chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh
nghiệp chính là lãi suất yêu cầu của cổ đông đối với cổ phiếu doanh nghiệp, bao gồm:
lãi suất không rủi ro (Rf) cộng với phần bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra không
thể đa dạng hóa (RM – Rf) x .
Ví dụ:
Hiện nay, lãi suất không rủi ro Rf = 6%, lãi suất danh mục thị trường RM=10%, hệ số
bê-ta của công ty A là = 1,94.
Yêu cầu: tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty A.
Giải:
Áp dụng công thức 62_3, ta tính được chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công
ty A:
RE = Rf + (RM – Rf) x
= 6% + (10%-6%) x 1,94
= 13,75%
Phương pháp mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu:
- Chi phí sử dụng vốn cổ phần được điều chỉnh theo rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào
cổ phiếu công ty.
- Mô hình CAPM có thể áp dụng cho mọi công ty nếu ta có đầy đủ các thông số RM,
Rf, nên được sử dụng rộng rãi hơn so với mô hình cổ tức tăng trưởng đều.
Nhược:
- Khó tính toán chính xác những thông số cần thiết áp dụng trong công thức CT.7_3
vì:
+ Hiện đang có những ý kiến khác nhau về việc sử dụng lãi suất của trái phiếu ngắn
hạn hay dài hạn làm lãi suất không rủi ro (Rf).
+ Các nhà đầu tư khó ước tính được hệ số bê-ta ( ) dự đoán cho cổ phiếu công ty.
- Sử dụng mô hình CAPM rất khó khăn khi tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
mới phát hành, do những biến động về giá, chi phí phát hành phát sinh đòi hỏi một sự
điều chỉnh. Trong khi đó dạng thức mô hình CAPM không bao gồm P0, giá thị trường
của cổ phiếu.
- Một nhược điểm khác là nếu nhà đầu tư không đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ
phải gánh chịu toàn bộ rủi ro (total risk) chứ không phải chỉ rủi ro thị trường (market
risk) của cổ phiếu, trong khi đó hệ số bê-ta ( ) không đo lường hết rủi ro của doanh
nghiệp. Do vậy mô hình CAPM sẽ phản ánh lãi suất yêu cầu của cổ đông thấp hơn
thực tế.
Chú ý:
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường dùng cả hai phương pháp định giá tăng
trưởng đều và CAPM để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (RE). Nếu sai biệt
giữa hai phương pháp không lớn, một phép tính bình quân sẽ được thực hiện và kết
quả sau cùng sẽ được sử dụng.
Ví dụ:
Công ty ABC có hệ số bê-ta là 1,2. Phần bù rủi ro thị trường (RM-Rf) bằng 6%, lãi
suất không rủi ro Rf = 6%. Năm trước, công ty đã chia cổ tức là 3,8USD cho mỗi cổ
phiếu thường, cổ tức được dự đoán tăng trưởng đều vĩnh viễn với gia tốc g = 5%. Giá
trị thị trường hiện tại của cổ phiếu là P0 = 50USD.
Theo mô hình CAPM, ta tính được RE như sau:
RE = Rf + (RM – Rf) x
= 6% + 6% x 1,2
= 13,20%
Theo mô hình định giá tăng trưởng đều, ta tính được RE như sau:
Với D1 = D0 x (1+g) = 3,8 x (1 + 5%)
RE được tính bằng hai phương pháp không khác biệt nhiều. Do vậy, ta có thể bình
quân chúng và ta có REbq của công ty ABC như sau:
REbq =
¬ Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng phần bù rủi ro:
Trong thực tế, nếu độ tin cậy của các thông tin không đủ để áp dụng mô hình cổ tức
tăng trưởng đều hay CAPM, các nhà phân tích tài chính thường thực hiện một phương
pháp đơn giản là cộng phần bù rủi ro thích hợp vào chi phí sử dụng nợ dài hạn (trái
phiếu) để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần, thường từ 3%-5% , vì các cổ đông luôn
phải chịu rủi ro cao hơn các trái chủ (người nằm giữ trái phiếu).
7.1.1.2 Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại:
Lợi nhuận giữ lại (retained earning) cũng là một hình thức tài trợ vốn cổ phần thường.
Tuy doanh nghiệp không tốn các chi phí trực tiếp khi sử dụng lợi nhuận giữ lại, nhưng
chúng ta phải thấy rõ tất cả lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra sau khi thanh toán lãi vay
và cổ tức ưu đãi, sẽ thuộc về những cổ đông thường. Doanh nghiệp có thể chi trả toàn
bộ phần lợi nhuận này cho cổ đông dưới hình thức cổ tức hay giữ chúng lại để tăng
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu lợi nhuận giữ lại được sử dụng cho việc tái đầu tư, chi phí cơ hội sẽ phát sinh vì
các cổ đông sẽ mất đi thu nhập, do nếu họ được chia cổ tức, họ có thể đầu tư vào các
cổ phiếu khác, trái phiếu hay bất động sản,… Vì vậy, chỉ sử dụng nguồn tài trợ từ lợi
nhuận giữ lại khi doanh nghiệp có thể tạo được một tỷ suất sinh lợi trên nguồn vốn
này tối thiểu bằng với lãi suất cổ đông có thể kiếm được thông qua việc tự đầu tư với
những rủi ro tương tự. Vì vậy, ta có thể xem lợi nhuận giữ lại như là phần tăng thêm
của nguồn vốn cổ phần thường.
Ta có thể áp dụng công thức (7_2) hay công thức (7_3) để tính chi phí sử dụng vốn
của lợi nhuận giữ lại:
Hay
RR = RE = Rf + (RM – Rf) x
Trong đó: RR: Chi phí sử dụng vốn của lợi nhuận giữ lại.
7.1.1.3 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành (Rn):
Khi lợi nhuận giữ lại không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp thường huy
động những nguồn vốn bên ngoài thông qua việc phát hành các loại chứng khoán,
trong đó bao gồm cả cổ phiếu thường.
Trong quá trình phát hành cổ phiếu thường, doanh nghiệp thường nhận được sự trợ
giúp của một tổ chức bảo lãnh phát hành (có thể là ngân hàng) để thiết lập các điều
khoản, định giá và bán cổ phiếu mới phát hành. Do vậy, doanh nghiệp phải trả các
khoản chi phí đó. Đây là chi phí phát hành. Đồng thời, cổ phiếu mới phát hành thường
được bán với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại.
Những loại chi phí kể trên làm chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành
(Rn) luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần thường hiện hữu (RE).
Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều để tính (Rn), ta có:
(CT.7_4)
Trong đó:
Nn : Doanh thu thuần phát hành cổ phiếu thường, là số tiền doanh nghiệp thực sự
nhận được từ việc phát hành cổ phiếu mới.
Ví dụ:
Do nhu cầu mở rộng sản xuất, công ty A phải phát hành thêm cổ phiếu thường. Ngân
hàng H nhận trợ giúp trong quá trình phát hành. Dự đoán cổ phiếu mới của công ty
được bán với giá 57USD (giá thị trường hiện tại là P0=60USD), chi phí phát hành là
2USD/cổ phiếu. Cổ tức của công ty được dự đoán là tăng trưởng đều vĩnh viễn với tỷ
lệ g = 5%/năm, cổ tức vừa chia D0 =5USD.
Yêu cầu: tính chi phí sử dụng vốn đối với cổ phần thường mới phát hành.
Giải:
Ta có tổng chi phí tính cho mỗi cổ phiếu thường mới phát hành là 5USD, bao gồm chi
phí bán cổ phiếu dưới giá thị trường hiện tại là 3USD và chi phí phát hành là 2USD.
Doanh thu phát hành thuần là:
60USD – 5USD = 55USD
Áp dụng công thức CT.62_4, với D1 = D0 x (1+g) = 5,25USD và g = 5%, ta có:
Chi phí phát hành đã làm gia tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần thường. Do vậy, các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt luôn muốn sử dụng lợi nhuận giữ lại ở mức
cao nhất. Điều này ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
7.1.1.4 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (RP):
Việc xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi khá đơn giản. Ta đã biết cổ tức cổ
phần ưu đãi được ấn định trước, được đều đặn chi trả mỗi kỳ và có tính vĩnh viễn. Chi
phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (RP) được tính bằng công thức sau:
(CT.7_5)
Trong đó:
DP: Cổ tức cổ phần ưu đãi
PP: Giá thị trường hiện tại của cổ phần ưu đãi
Khác với lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi không được tính để giảm trừ thuế. Do đó
không phát sinh khoản tiết kiệm thuế từ việc sử dụng vốn cổ phần ưu đãi và cũng
không cần sự điều chỉnh sau thuế.
Ví dụ:
Hiện nay giá thị trường một cổ phiếu cổ phần ưu đãi công ty A là 98USD. cổ tức cố
định hàng năm là 10USD cho mỗi cổ phiếu.
Yêu cầu: Tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi của công ty A.
Giải:
Áp dụng công thức CT.7_5, ta tính được chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi của công
ty A như sau:
Trong trường hợp phát hành mới cổ phiếu ưu đãi, việc điều chỉnh đối với (RP) cũng
thực hiện tương tự như việc phát hành mới cổ phần thường, ta có:
(CT.7_6)
Trong đó:
NP: Doanh thu thuần phát hành cổ phiếu ưu đãi.
Ví dụ:
Do nhu cầu về vốn, công ty A dự định phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi. Ngân hàng H
trợ giúp công ty trong việc phát hành dự đoán mỗi cổ phiếu bán được với giá 98USD
tương đương với giá thị trường hiện tại. Chi phí phát hành mỗi cổ phiếu là 5USD
Yêu cầu: tính chi phí sử dụng vốn của cổ phần ưu đãi mới phát hành.
Giải:
Áp dụng công thức CT.7_6, ta tính được chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi của công
ty A như sau:
7.1.2. Chi phí sử dụng vốn vay:
- Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn đo lường chi phí hiện tại của doanh nghiệp phải trả
cho việc vay nợ để tài trợ các dự án.
- Hình thức vay dài hạn doanh nghiệp thường sử dụng là phát hành các loại trái phiếu,
vay trực tiếp từ các ngân hàng hay các định chế tài chính khác.
¬ Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế (RD):
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế được xác định dễ dàng hơn nhiều so với việc xác
định chi phí sử dụng vốn cổ phần thường vì ta có thể quan sát và tính toán được từ các
thông tin thu thập trên thị trường tài chính. Từ công thức tính giá trị trái phiếu, ta có
thể ước tính được chi phí sử dụng vốn của trái phiếu (đã đề cập ở phần trước).
Ví dụ:
Công ty cổ phần A, cách đây 8 năm đã phát hành trái phiếu với mệnh giá là Par =
1.000USD, với thời gian đáo hạn là 20 năm, lãi suất 7%/năm. Giá thị trường hiện tại
của trái phiếu là 920USD.
Yêu cầu: tính chi phí sử dụng vốn vay của công ty A.
Giải:
Giá thị trường hiện tại của trái phiếu là PV0=920USD, thấp hơn mệnh giá. Do vậy, lãi
suất yêu cầu của nhà đầu tư đối với trái phiếu chắc chắn cao hơn lãi suất hàng năm
của trái phiếu là 7% (lãi hàng năm I=70USD), thời gian đáo hạn còn lại của trái phiếu
là n=12 năm, áp dụng công thức tính giá trị trái phiếu (đã đề cập ở phần trước), ta có
phương trình tính giá trị trái phiếu:
PV0 = I x PVIFA(RD, n) + Par x PVIF(RD,n) , thế vào ta có được:
920 = 70 x PVIFA(RD, 12) + 1.000 x PVIF(RD, 12)
Để tính chi phí sử dụng vốn vay (RD), ta áp dụng phương pháp dò nghiệm như sau:
Phương pháp dò nghiệm:
Công thức chung:
Trong đó R0 (trong ví dụ này là RD) là lãi suất theo yêu cầu cần tìm, do đó ta cho
trước mức lãi suất giả định R1 và R2, sao cho PV1>PV0 và PV2<PV0.
Chọn R1=8%, tra bảng tính giá trị tương lai của một dòng tiền đều và một khoản tiền,
ta có:
PVIFA(8%,12) = 7,5361
Và PVIF(8%,12) = 0,3971
Thế vào phương trình tính giá trị trái phiếu, ta có:
PV1 = 70 x 7,5361 + 1.000 x 0,3971 = 924,63USD
Tiếp tục chọn R2=9%, tra bảng tính giá trị tương lai của một dòng tiền đều và một
khoản tiền, ta có:
PVIFA(9%,12) = 7,1607
Và PVIF(9%,12) = 0,3555
Thế vào phương trình tính giá trị trái phiếu, ta có:
PV2 = 70 x 7,1607 + 1.000 x 0,3555 = 856,75USD
Ta có PV2<PV0<PV1 (856,74USD<920USD<924,62USD), thỏa điều kiện của công
thức dò nghiệm, thế vào ta tính được như sau:
Ta tìm được RD = 8,07%.
Đây chính là chi phí sử dụng vốn vay dài hạn trước thuế của công ty A.
Ngoài ra, ta có thể áp dụng công thức gần đúng để tính RD như sau:
(CT.7_7)
Trong đó:
I: Lãi vay hàng năm
Par: Mệnh giá của trái phiếu
P0: Giá thị trường hiện tại của trái phiếu.
n: Thời gian đáo hạn còn lại của trái phiếu.
Trở lại ví dụ trên, ta áp dụng công thức CT.62_7, ta có:
Sự khác biệt giữa hai phương pháp là 0,08% (8,07%-7,99%). Tuy nhiên phương pháp
đầu tiên chính xác hơn phương pháp thứ hai.
¬ Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế ( ):
Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế được sử dụng tính chi phí sử dụng vốn bình quân có
trọng số của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế được tính bằng cách lấy
lãi suất vốn vay trừ cho tỷ lệ tiết kiệm từ thuế (tax savings) do lãi vay được đưa vào
chi phí trước thuế, ta có:
(CT.7_8)
Trong đó :
T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trở lại ví dụ trên, lãi suất tiền vay của công ty A là 8,07%, nếu thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp T = 30%, ta tính được chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của công
ty như sau:
Chú ý:
Việc dùng chi phí sử dụng vốn vay sau thuế để tính chi phí sử dụng vốn bình quân vì
giá trị cổ phiếu thường của doanh nghiệp phụ thuộc vào các dòng tiền sau thuế. Do lãi
vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản tiết
kiệm thuế sinh ra làm giảm chi phí sử dụng vốn vay. Ngoài ra, việc điều chỉnh chi phí
sử dụng vốn vay trước thuế trở thành chi phí sử dụng vốn vay sau thuế tạo sự so sánh
phù hợp với những dòng tiền sau thuế.
Một điểm nhấn quan trọng, cần phải nhắc lại là “Chi phí sử dụng vốn vay là lãi suất
doanh nghiệp trả cho các khoản vay mới”.
Chi phí vốn được sử dụng chủ yếu cho quá trình hoạch định ngân sách vốn đầu tư. Ví
dụ: chi phí sử dụng vốn tài trợ cho hệ thống thiết bị mới doanh nghiệp có kế hoạch
mua có tỷ suất sinh lợi cao hơn chi phí sử dụng vốn cần thiết để mua thiết bị hay
không? Rõ ràng, lãi suất vốn vay trong quá khứ không phù hợp cho những quyết định
như thế.
7.2 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN CÓ TRỌNG SỐ (WACC):
Sau khi đã tính chi phí sử dụng cho từng nguồn tài trợ riêng biệt, chúng ta cần phải
xác định chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC- Weighted average cost
of capital).
Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC) là chi phí bình quân gia quyền
của tất cả các nguồn vốn dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng. Chi phí sử dụng vốn
bình quân có trọng số (WACC) được tính bằng cách nhân chi phí sử dụng vốn của
từng nguồn tài trợ với tỷ trọng của nó trong cấu trúc vốn.
(CT.7_9)
Trong đó WD, WP, WE là tỷ trọng nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần
thường trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Chú ý: Có một số điểm quan trọng cần lưu ý ở công thức CT.7_9
- Tổng trọng số các nguồn vốn thành phần bằng 1.
- Chi phí sử dụng vốn vay là chi phí sau thuế.
- Tỷ trọng nguồn vốn cổ phần thường sẽ được nhân với chi phí sử dụng lợi nhuận giữ
lại (RR) hay chi phí sử dụng cổ phần thường mới phát hành (RN).
Ví dụ:
Trong phần trước, ta tính được chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn thành phần
của công ty cổ phần A như sau:
- Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn ( ) = 5,65%
- Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (RP) = 10,20%
- Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại (RR) = 13,75%
- Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành (RN) = 14,55%
Tỷ trọng hiện tại các nguồn vốn trong cấu trúc vốn của công ty như sau:
Nguồn Tỷ trọng (%)
Vay dài hạn 30
Cổ phần ưu đãi 20
Cổ phần thường 50
Giả định rằng đây cũng chính là cấu trúc vốn mục tiêu của công ty, và nhu cầu về vốn
cổ phần thường được đáp ứng từ lợi nhuận giữ lại.
Yêu cầu: tính chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC) của công ty A.
Giải:
Áp dụng công thức CT.7_9, ta tính chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số
(WACC) của công ty A như sau:
WACC = (0,3 x 5,65%) + (0,2 x 10,20%) + (0,5 x 13,75%)
= 10,61%
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC=10,61%, công ty A chỉ chấp nhận những dự
án có tỷ suất sinh lợi lớn hơn hay bằng 10,61% trong điều kiện là mức độ rủi ro của
công ty không đổi và rủi ro dự án tương đương với rủi ro bình quân của công ty.
Như thế, ta có thể xem chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số là tỷ suất sinh lợi tối
thiểu doanh nghiệp phải đạt được trong quá trình hoạt động để giá trị cổ phần thường
không bị giảm.
WACC thường được sử dụng cho các mục đích sau:
[1] Làm cơ sở để tính chi phí sử dụng vốn cho dự án trong quá trình hoạch định ngân
sách vốn đầu tư. Nếu dự án có mức rủi ro tương đương với hoạt động hiện tại của
doanh nghiệp, WACC sẽ được dùng làm lãi suất chiết khấu các dòng tiền của dự án.
Nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn hay thấp hơn so với hoạt động hiện tại của doanh
nghiệp, WACC sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với rủi ro của dự án.
[2] WACC được dùng để tính giá trị kinh tế tăng thêm (EVA). Qua đó, đánh giá hiệu
quả quản lý của doanh nghiệp trong một năm nhất định.
(Cách tính EVA đã được đề cập trong phần phụ lục)
Giá trị sổ sách và giá thị trường:
Tỷ trọng các nguồn vốn thành phần có thể được tính trên giá trị sổ sách kế toán hay
căn cứ trên giá trị thị trường của từng loại chứng khoán doanh nghiệp đã phát hành.
Về mặt lý thuyết, tỷ trọng các nguồn vốn được xác định trên cơ sở giá trị thị trường vì
các lý do sau:
- Giá trị thị trường tiệm cận với giá trị thực sự mà các nhà đầu tư nhận được khi bán
chứng khoán.
- Chi phí sử dụng các nguồn vốn thành phần được tính dựa trên giá trị thị trường, do
đó dùng giá trị thị trường để tính tỷ trọng các nguồn vốn là hợp lý.
- Các dòng tiền phát sinh từ việc đầu tư dài hạn đều được ước đoán trong những điều
kiện hiện tại cũng như tương lai của thị trường.
Những nhân tố tác động đến chi phí sử dụng vốn:
Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có
những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nhưng cũng có những
nhân tố chịu tác động do chính sách đầu tư hay chính sách tài chính của doanh nghiệp.
Sau đây, ta tìm hiểu từng nhóm nhân tố và tác động của chúng đến chi phí sử dụng
vốn.
Nhóm nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp:
- Nhân tố lãi suất:
Nếu lãi suất chung của nền kinh tế tăng, chi phí sử dụng vốn cũng tăng vì doanh
nghiệp phải trả cho các nhà đầu tư trái phiếu lãi suất cao hơn. Đồng thời lãi suât yêu
cầu của các cổ đông đối với cổ phiếu của doanh nghiệp (cổ phiếu thường lẫn cổ phiếu
ưu đãi) cũng tăng. Ngược lại, khi lãi suất chung của nền kinh tế giảm thì chi phí sử
dụng vốn của doanh nghiệp cũng giảm.
- Nhân tố thuế suất:
Thuế suất cũng tác động mạnh đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp vì nó được
dùng để tính chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số của doanh nghiệp (WACC).
Ngoài ra, nếu thuế suất của phần “lãi trên vốn” (lãi thu được do cổ phiếu tăng giá)
giảm so với thuế suất của các khoản thu nhập bình thường khác, cũng làm chi phí sử
dụng vốn cổ phần giảm xuống vì khi đó cổ phiếu trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Những nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát:
Một doanh nghiệp có thể sử dụng những chính sách về cấu trúc vốn, chính sách cổ
tức, chính sách đầu tư để tác động lên chi phí sử dụng vốn.
- Chính sách về cấu trúc vốn:
Doanh nghiệp có thể thay đổi cấu trúc vốn và sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng chi phí sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quyết định sử dụng nhiều nợ và ít vốn
cổ phần hơn trước, chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC) sẽ giảm vì chi
phí sử dụng vốn vay sau thuế luôn luôn thấp hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần. Tuy
nhiên khi sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn, rủi ro đến với người cung cấp tín
dụng và cổ đông đều tăng lên, dẫn đến việc tăng chi phí sử dụng các nguồn vốn thành
phần này. Vì vậy, doanh nghiệp phải tìm được một cấu trúc vốn tối ưu để tối thiểu hóa
chi phí sử dụng vốn.
- Chính sách cổ tức:
Doanh nghiệp có thể tăng vốn cổ phần bằng lợi nhuận giữ lại hay phát hành thêm cổ
phiếu. Do tồn tại chi phí phát hành nên chi phí sử dụng vốn cổ phần mới phát hành
luôn luôn cao hơn chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại.
Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư thường có chính sách chi trả cổ tức thấp và
dùng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn cổ phần vì chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến
mức lợi nhuận giữ lại, nên cũng tác động đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp thay đểi chính sách về đầu tư, chi phí sử dụng vốn của doanh
nghiệp cũng chịu tác động mạnh vì chi phí sử dụng vốn phải phù hợp với mức độ rủi
ro trong hoạt động của doanh nghiệp.
7.3 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BIÊN TẾ :
Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC) là thông tin rất quan trọng trong
tiến trình hoạch định vốn đầu tư. Tuy nhiên, chí phí sử dụng vốn và thu nhập của dự
án chịu tác động bởi quy mô những nguồn tài trợ và quy mô đầu tư thực hiện. Ở đây,
chúng ta sẽ tiếp cận những khái niệm là “Chi phí sử dụng vốn biên tế” và “Danh mục
cơ hội đầu tư”. Qua đó, các quyết định đầu tư và tài trợ sẽ được thực hiện cùng một
lúc.
7.3.1 Chi phí sử dụng vốn biên tế (MCC-Maginal cost of capital):
Chi phí sử dụng vốn biên tế (MCC) là chi phí để huy động thêm 1đồng vốn khi quy
mô ngân sách cho đầu tư gia tăng. Nói cách khác, chi phí sử dụng vốn biên tế là chi
phí sử dụng vốn bình quân cho mỗi đồng vốn tăng thêm.
Các nhà quản trị tài chính quan tâm đến chi phí sử dụng vốn biên tế vì nó thích hợp
với những quyết định hiện tại.
Chi phí sử dụng vốn biên tế của doanh nghiệp có thể thay đổi vì các lý do sau:
- Việc huy động vốn vay mới với chi phí cao hơn chi phí sử dụng vốn vay trong hiện
tại.
- Huy động vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu vì lợi nhuận giữ lại
không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Điểm gãy (BP – Breaking point):
Để tính chi phí sử dụng vốn biên tế, trước hết ta phải xác định điểm gãy của từng
nguồn tài trợ. Điểm gãy phản ánh mức độ của tổng nguồn tài trợ mới nào đó mà tại đó
chi phí của một nguồn vốn thành phần sẽ tăng thêm.
Điểm gãy được tính bằng công thức sau:
(CT.7_10)
Trong đó:
BPj: Điểm gãy của nguồn tài trợ thứ j
AFj: Ngân quỹ có thể huy động được từ nguồn tài trợ thứ j với một chi phí định sẳn.
Wj: Tỷ trọng nguồn vốn thứ j trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Công ty A trong các ví dụ trên đang xem xét một số cơ hội đầu tư. Lợi nhuận giữ lại
của công ty là 500.000USD (RR = 13,75%). Nếu quy mô vốn đầu tư quá lớn, doanh
nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu thường (RN = 14,55%). Đồng thời, doanh
nghiệp dự đoán chỉ có thể huy động vốn vay dài hạn thêm 600.000USD với chi phí sử
dụng vốn như cũ (RD* = 5,65%), nếu vượt quá mức này, chi phí sử dụng vốn sau thuế
sẽ là 8%. Doanh nghiệp vẫn giữ nguyên cấu trúc vốn (Nợ dài hạn: 0,3; Vốn cổ phần
ưu đãi:0,2; Vốn cổ phần thường:0,5).
Yêu cầu: Xác định điểm gãy cho vốn vay dài hạn và vốn cổ phần thường.
Giải:
Từ những thông tin trên, áp dụng công thức CT62_10, tính toán được hai điểm gãy
cho vốn vay dài hạn và vốn cổ phần thường như sau:
BPvốn cổ phần thường
BPvay dài hạn
Từ hai điểm gãy vừa được tính, có thể tính được chi phí sử dụng vốn biên tế của công
ty A phù hợp với những nguồn tài trợ mới. Trước tiên, ta tính chi phí sử dụng vốn
bình quân cho tổng nguồn tài trợ mới từ điểm 0 cho đến điểm gãy thứ nhất. Sau đó,
thực hiện tương tự từ điểm gãy thứ nhất đến điểm gãy thứ hai và tiếp tục nếu có thêm
điểm gãy mới chẳng hạn nếu chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp
tăng ta cũng có thêm điểm gãy.
Bảng 7.1 sẽ tóm tắt cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số của công ty A
với những quy mô đầu tư và tài trợ mới
Bảng 7.1: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN CÓ TRỌNG SỐ THEO TỪNG
MỨC ĐỘ TÀI TRỢ MỚI CỦA CÔNG TY A
Quy mô của
tổng nguồn tài trợ Nguồn tài trợ Tỷ
trọng Chi phí
sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn theo tỷ trọng
(1) (2) (3) (4) (5)=(3) x (4)
0 – 1.000.000 Nợ dài hạn
Cổ phần ưu đãi
Cổ phần thường 0,30
0,20
0,50 5,65%
10,20%
13,75% 1,70%
2,04%
6,87%
WACC = 10,61%
1.000.000 đến 2.000.000 Nợ dài hạn
Cổ phần ưu đãi
Cổ phần thường 0,30
0,20
0,50 5,65%
10,20%
14,55% 1,70%
2,04%
7,28%
WACC = 11,02%
2.000.000 trở lên Nợ dài hạn
Cổ phần ưu đãi
Cổ phần thường 0,30
0,20
0,50 8,00%
10,20%
14,55% 2,40%
2,04%
7,28%
WACC = 11,72%
Nhìn vào số liệu trên bảng 7.1, ta có thể nhận định như sau:
- Nếu nhu cầu tài trợ mới của công ty A thấp hơn 1.000.000USD, chi phí sử dụng vốn
bình quân có trọng số của công ty vẫn là 10,61%.
- Nếu nhu cầu tài trợ mới của công ty nằm trong mức 1.000.000USD đến
2.000.000USD, công ty phải phát hành thêm cổ phần thường. Do chi phí sử dụng vốn
cổ phần thường tăng lên (RN=14,55%), nên chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng
số là 11,02%.
- Nếu nhu cầu tài trợ vượt qua mức 2.000.000USD, công ty phải huy động cả việc
phát hành cổ phần thường (với RN=14,55%) và vay dài hạn mới (với RD*=8%). Do
vậy, chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số của công ty là 11,72%.
Hình 6.1: ĐỒ THỊ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BIÊN TẾ CÔNG TY A
Lãi suất %
14
13
12
11,72%
(MCC)
11
11,02%
10,61%
10
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500
Quy mô dự án (1.000USD)
7.3.2 Danh mục cơ hội đầu tư (IOS - Investment opportunity schedules):
Một doanh nghiệp thường có những cơ hội đầu tư khác nhau về quy mô đầu tư, rủi ro
cũng như tỷ suất sinh lợi. Để đơn giản, ta giả định rủi ro của các dự án đều tương
đương với mức rủi ro hiện tại của doanh nghiệp. Danh mục cơ hội đầu tư là tiến trình
sắp xếp các cơ hội đầu tư theo thứ tự giảm dần của tỷ suất nội hoàn (IRR) của các dự
án. Khi tổng vốn đầu tư lũy kế tăng lên thì tỷ suất nội hoàn của các dự án sẽ giảm. Để
làm rõ vấn đề ta sử dụng ví dụ sau để minh họa.
Ví dụ:
Công ty A hiện đang có một danh mục các cơ hội đầu tư được biểu thị ở bảng 6.2 như
sau:
BẢNG 7.2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY A
ĐVT: USD
Cơ hội đầu tư Suất nội hoàn (IRR) Vốn đầu tư Vốn đầu tư lũy kế
A 16% 450.000 450.000
B 15% 500.000 950.000
C 14,5% 800.000 1.750.000
D 13% 600.000 2.350.000
E 10% 300.000 2.650.000
Từ đồ thị trên hình 7.1 và số liệu trên bảng 7.2, ta xây dựng được một đồ thị (hình
7.2) kết hợp hai đường: [1] đường danh mục cơ hội đầu tư IOS và [2] đường chi phí
sử dụng vốn biên tế MCC của công ty.
Hình 7.2: ĐỒ THỊ KẾT HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BIÊN TẾ VÀ DANH MỤC
CƠ HỘI ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY A
Qua hình 7.2, nhận thấy rằng công ty nên chấp nhận tất cả các dự án có tỷ suất nội
hoàn (IRR) lớn hơn chi phí sử dụng vốn biên tế của nguồn tài trợ mới. Qua đồ thị trên
hình 7.2, ta thấy rằng trong khi tỷ suất nội hoàn giảm dần do chấp nhận thêm nhiều dự
án thì chi phí sử dụng vốn biên tế sẽ tăng. Do đó, công ty nên chấp nhận tất cả các dự
án mà tổng vốn đầu tư lũy kế có tỷ suất nội hoàn biên tế bằng với chi phí sử dụng vốn
biên tế.
Phương pháp này phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị hiện tại thuần (NPV) vì các
lý do sau:
- Đối với các dự án bình thường, NPV của dự án sẽ dương khi IRR lớn hơn chi phí sử
dụng vốn bình quân có trọng số (WACC).
- NPV của dự án càng lớn khi sự chênh lệch giữa IRR dự án và WACC dự án càng
lớn.
Vì vậy, tiêu chí chấp nhận dự án khởi đầu bằng những dự án có chênh lệch giữa IRR
và WACC lớn nhất, sau đó giảm dần cho đến dự án có IRR bằng WACC sẽ tạo ra
tổng NPV lớn nhất cho các dự án đầu tư độc lập.
Một điểm cần chú ý trên hình 7.2, nơi giao nhau của hai đường IOS và MCC là điểm
X, biểu thi! quy mô vốn đầu tư tốt nhất của công ty (2.350.000USD) trong danh mục
cơ hội đầu tư hiện có. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường hoạt động trong tình trạng
bị giới hạn về ngân sách, do đó trong thực tế thường tồn tại một khoảng cách giữa quy
mô vốn đầu tư tối ưu theo lý thuyết với mức đầu tư thực tế của doanh nghiệp.
Thân chào các bạn,
Có ai là fan của của WACC không?
Go start now!!!
thienhoang
14-08-08, 09:17 AM
Bắt đầu từ chổ nào bạn thích đi bạn !
TRIEULUAN
14-08-08, 10:16 AM
tui bắt đầu cho !? WACC là cài gì dzậy ta !? cái nì ngộ ngộ hén dùng để làm gì vậy !?
em noob đừng chửi em !xauho
huynhanhkiet
14-08-08, 11:09 AM
The company cost of capital is usually calculated as a weighted average of the after-
tax interest cost of debt financing and the “cost of equity,” that is, the expected rate of
return on the firm’s common stock. The weights are the fractions of debt and equity in
the firm’s capital structure. Managers refer to the firm’s weighted-average cost of
capital, or WACC.
The company cost of capital is a weighted average of the returns demanded by debt
and equity investors. The weighted average is the expected rate of return investors
would demand on a portfolio of all the firm’s outstanding securities.
Fundamentals of Corporate Finance 3rd Edition. Page 435
momit
14-08-08, 11:35 AM
Chào các bạn.
CHúng ta bắt đầu từ công thức tính WACC đi.
Công thức cơ bản là: WACC = (E/V)xRe + (D/V)xRdx(1-T), trong đó:
E: Vốn chủ sở hữu; D: nợ vay; V=E+D; Re: suất sinh lợi cổ đông kỳ vọng, Rd: lãi
suất vay; và T là thuế suất thuế TNDN.
Trong thực tế tôi thấy các ngân hàng khi thực hiện thẩm định dự án cho các DN, họ sử
dụng công thức trên để tính WACC nhưng không có nhân với (1-T), tức là :
WACC = (E/V)xRe + (D/V)xR
Tôi không biết có lý thuyết hay trường phái kinh tế nào đưa ra công thức như cách
tính các ngân hàng ko?
MANUTD
14-08-08, 12:55 PM
Nếu Bác nào chưa nắm WACC là cái chi chi thì vào xem ví dụ mà Chương trình
Fulright đã xây dựng từ thửa còn "hoang vu", nè, họ tính giá vốn của FPT đó các bạn
tuan_savills
28-08-08, 12:07 PM
Theo mình bất kỳ công ty nào cũng đều quan tâm đến WACC bởi tính toán chỉ số
WACC, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng
tiền tài trợ cho doanh nghiệp.
Đó là nội dung cốt lõi của WACC, cũng là thử thách cho tất cả mọi người muốn làm
chủ được WACC.
See you soon!
tuan_savills
28-08-08, 12:12 PM
Mình attach theo file này, rất vui được sự tham gia của các bạn.:ong8:
tuan_savills
28-08-08, 12:20 PM
Dear All,
Từ công thức:
WACC = (E/V)xRe + (D/V)xRdx(1-T)
Ta nhận thấy rằng:
- Rd là dễ xác định
- Re tùy thuộc vào kỳ vọng của cổ đông. Tại việt nam hiện nay, theo mình thì tùy
thuộc vào cá nhân.
- T thì bó tay, do đã fix.
Như vậy để tối thiểu hóa WACC chỉ còn cách tối ưu hóa cấu trúc vốn giữa E và D.
Vậy thế nào là một cấu trúc vốn hiệu quả??
Continoues Wellcome!!!:thank:
Duy Cong Duc Luc
13-06-09, 03:13 PM
Up up, chẳng hiểu mô tê chi hết, kekeke
thienhoang
13-06-09, 03:40 PM
Chào các bạn.
CHúng ta bắt đầu từ công thức tính WACC đi.
Công thức cơ bản là: WACC = (E/V)xRe + (D/V)xRdx(1-T), trong đó:
E: Vốn chủ sở hữu; D: nợ vay; V=E+D; Re: suất sinh lợi cổ đông kỳ vọng, Rd: lãi
suất vay; và T là thuế suất thuế TNDN.
Trong thực tế tôi thấy các ngân hàng khi thực hiện thẩm định dự án cho các DN, họ sử
dụng công thức trên để tính WACC nhưng không có nhân với (1-T), tức là :
WACC = (E/V)xRe + (D/V)xR
Tôi không biết có lý thuyết hay trường phái kinh tế nào đưa ra công thức như cách
tính các ngân hàng ko?
Sở dĩ với các khoản nợ vay, người ta tính thêm 1-T là vì tác dụng của lá chắn thuế
(tax shield), vì lãi vay là 1 chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Nếu phần lãi vay đã tính sau thuế thì ko cần có 1-T nữa vì nó được tính trong DxR
rồi.
Nếu ngân hàng bỏ qua 1-T thì có thể họ cho rằng tác dụng của lá chắn thuế không
đáng kể trong chi phí sd vốn nên bỏ đi để mô hình đỡ phức tạp. Hoặc là họ muốn
giảm thiểu rủi ro bằng quan điểm cho rằng DN chưa chắc đã có lời, nên lá chắn thuế
ko phát huy tác dụng, bỏ 1-T đi để tăng WACC lên và để xem với chuyện như vậy
xảy ra thì với mức WACC cao như thế DN có còn đủ khả năng trả nợ hay không.
Chú ý công thức tính WACC khi DN có phát hành cổ phiếu ưu đãi, vì cổ tức của CP
ưu đãi lấy từ LN sau thuế chứ ko phải trước thuế như lãi vay.
WACC = (E/V)xRe + (Ep/V)xRp + (D/V)xRdx(1-T)
@ tuan_savills : Một cấu trúc vốn hiệu quả là 1 cấu trúc với đòn bẩy đủ lớn nhưng
không mang đến 1 rủi ro trong tính thanh khoản của các khoản nợ ngắn hạn và dài
hạn, kèm theo 1 điều kiện là Dn có khả năng tăng doanh thu => tăng EBIT => tăng
EPS.
Vì nếu đòn bẩy = n, mà DN bị giảm EBIT 1 % thì EPS sẽ giảm n%, hậu quả khôn
lường, nhất là trong tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay.
@HA : bà ko học môn quản trị tài chính à ? Kiệt nó học kỹ lắm mà.
thienhoang
13-06-09, 04:12 PM
Nói lý thuyết suông nhiều khi khó thấm, anh em ta thử 1 bài tập nhé !
Cty XYZ có cấu trúc vốn như sau :
1. Đã phát hành 2 triệu CP thường mệnh giá 1$, CP này đang được mua bán trên
TTCK với giá 2.5$ và có tính thanh khoản cao. Hầu hết các cổ đông của cty đều kỳ
vọng 1 tỷ lệ sinh lợi là 14%/năm.
2. Đã phát hành 500.000 CP ưu đãi cho sáng lập viên cách đây 1 năm (mệnh giá 1$),
với các điều khoản sau : được hưởng cổ tức ưu đãi 8%/năm trong 3 năm đầu, sau đó
được chuyển đổi thành CP thường, trong 3n đó ko được chuyển nhượng.
3. Cty đã phát hành 200.000$ trái phiếu 3 năm với LS 10% cách đây 2 năm. Trái
phiều này được mong đợi 1 tỉ suất sinh lợi 12% trên thị trường.
Năm rồi Cty cũng đã phát hành 400.000$ trái phiếu chuyển đổi, với điều khoản là thời
hạn 3 năm, lãi lãnh hàng năm 5% và khi đáo hạn có quyền chuyển đổi ở mức 80% thị
giá CP hiện hữu trên thị trường.
yêu cầu :
1. Tính WACC trong năm tài chính tiếp theo của cty XYZ, biết rằng cty đang có lãi
và mức lãi lủy kế hiện thời là 1tr USD.
2. Nếu Cty cần huy động vốn thêm, theo bạn thì nó nên huy động theo hình thức nào
là có lợi nhất ?
3. Cty đang định đầu tư vào 1 dự án mới, dự án này cty chưa có nhiều kinh nghiệm và
hàm chứa nhiều rủi ro do đặc trưng của ngành nên cồ đông kỳ vọng mức sinh lợi của
nó cũng cao hơn, 16%.
Nếu Cty quyết định đầu tư 2tr USD vào dự án này, nhưng giữ nguyên cấu trúc vốn
hiện có. hảy tính WACC của riêng dự án này và của toàn cty sau khi có thêm dự án.
Nào mời các cao thủ sắn tay áo nhào vô. Đề mình tự soạn nên có điểm nào chưa chặt
chẻ thì anh em cứ góp ý mình điều chỉnh ngay.
ngaleviet
15-06-09, 05:09 PM
Cám ơn anh nhìu nhìu về tài liệu bổ ích này.
ninikhanh
01-10-09, 05:47 PM
ac ac không hiểu gì về WACC hết. Bạn nào có tài liệu về chi phí sử dụng vốn thì giúp
em với. Em đang cần gấddeeer nộp cho thầy. giúp em với
thienhoang
02-10-09, 08:56 AM
ac ac không hiểu gì về WACC hết. Bạn nào có tài liệu về chi phí sử dụng vốn thì giúp
em với. Em đang cần gấddeeer nộp cho thầy. giúp em với
Thế bạn đã đọc hết các bài trong topic này chưa vậy nhỉ ? Nếu đọc hết thì bạn có 50%
kiến thức về WACC rồi đó !
dauchomchom
02-10-09, 11:20 AM
WACC đi học thì dễ òm chứ có gì đâu, áp số vô công thức là ra rồi. Nghiên cứu sâu
để xây dựng mới khó vì thị trường VN chưa ổn định, không có các chỉ số về chi phí
sử dụng vốn (ke í) của từng ngành. Về vụ này tôi thấy bài của Fullbright là chuẩn mực
đấy, các bạn nghiên cứu nhiều nên tham khảo kỹ bài viết này.
ninikhanh
03-10-09, 02:57 PM
em cần một bài hoàn chỉnh về chi phí sử dụng vốn bình quân khoàng 12 trang. Bác
nào có thì gửi giúp em với. liên hệ qua địa chỉ gmail nha. nhanh
nahnh giup em với
ngocdung0_0
13-12-09, 09:15 PM
Nói lý thuyết suông nhiều khi khó thấm, anh em ta thử 1 bài tập nhé !
Cty XYZ có cấu trúc vốn như sau :
1. Đã phát hành 2 triệu CP thường mệnh giá 1$, CP này đang được mua bán trên
TTCK với giá 2.5$ và có tính thanh khoản cao. Hầu hết các cổ đông của cty đều kỳ
vọng 1 tỷ lệ sinh lợi là 14%/năm.
2. Đã phát hành 500.000 CP ưu đãi cho sáng lập viên cách đây 1 năm (mệnh giá 1$),
với các điều khoản sau : được hưởng cổ tức ưu đãi 8%/năm trong 3 năm đầu, sau đó
được chuyển đổi thành CP thường, trong 3n đó ko được chuyển nhượng.
3. Cty đã phát hành 200.000$ trái phiếu 3 năm với LS 10% cách đây 2 năm. Trái
phiều này được mong đợi 1 tỉ suất sinh lợi 12% trên thị trường.
Năm rồi Cty cũng đã phát hành 400.000$ trái phiếu chuyển đổi, với điều khoản là thời
hạn 3 năm, lãi lãnh hàng năm 5% và khi đáo hạn có quyền chuyển đổi ở mức 80% thị
giá CP hiện hữu trên thị trường.
yêu cầu :
1. Tính WACC trong năm tài chính tiếp theo của cty XYZ, biết rằng cty đang có lãi
và mức lãi lủy kế hiện thời là 1tr USD.
2. Nếu Cty cần huy động vốn thêm, theo bạn thì nó nên huy động theo hình thức nào
là có lợi nhất ?
3. Cty đang định đầu tư vào 1 dự án mới, dự án này cty chưa có nhiều kinh nghiệm và
hàm chứa nhiều rủi ro do đặc trưng của ngành nên cồ đông kỳ vọng mức sinh lợi của
nó cũng cao hơn, 16%.
Nếu Cty quyết định đầu tư 2tr USD vào dự án này, nhưng giữ nguyên cấu trúc vốn
hiện có. hảy tính WACC của riêng dự án này và của toàn cty sau khi có thêm dự án.
Nào mời các cao thủ sắn tay áo nhào vô. Đề mình tự soạn nên có điểm nào chưa chặt
chẻ thì anh em cứ góp ý mình điều chỉnh ngay.
Bác ơi giải đâu thế
Gypsy
13-12-09, 10:59 PM
Bác ơi giải đâu thế
Bài này tự giải bạn giai ơi!
Tiện đây nhờ bác thienhoang chỉ giúp cho tình huống này:
Nếu mà 1 DN đang vay NH với lãi suất a%, phát hành trái phiếu với lãi suất b% để trả
khoản nợ đang vay NH (cơ cấu lại cấu trúc tài chính DN), thì WACC sẽ tính thế nào,
nhờ bác chỉ giúp em. Tks!
thienhoang
14-12-09, 12:55 PM
Bài này tự giải bạn giai ơi!
Tiện đây nhờ bác thienhoang chỉ giúp cho tình huống này:
Nếu mà 1 DN đang vay NH với lãi suất a%, phát hành trái phiếu với lãi suất b% để trả
khoản nợ đang vay NH (cơ cấu lại cấu trúc tài chính DN), thì WACC sẽ tính thế nào,
nhờ bác chỉ giúp em. Tks!
WACC trước khi làm chuyện này bạn tính được đúng ko nào ?
WACC sau khi làm chuyện này thì bạn cần tính lại tỷ trọng nợ vay theo từng mức lải
suất và vốn chủ, sau đó tính WACC như bình thường thơi.
h1u2o3n4g5
13-03-10, 11:54 PM
14455
Hiện em đang làm về chi phí sử dụng vốn ( của 3 cơng ty) nhưng tính chi phí sử dụng
vốn cổ phần khó q à?
Xin các tiền bối xem giúp cách em tính có đúng khơng???
Thanks nhiều nhiều!
thienhoang
03-04-10, 09:35 AM
tiamo: Hãy sử dụng lý thuyết thị trường hiệu quả để phân tích nhận định sau:
Các quyết định tài trợ khơng tác động đến quy mơ các dòng tiền mà chỉ tác động đến
người nhận các dòng tiền.
tiamo: đòn bẫy tài chính làm gia tăng dòng thu nhập mỗi cổ phần dự kiến nhưng hơng
làm tăng giá cổ phần. lý do là thay đổi trong dòng lợi nhuận dựkiến vừa đủ để bù trừ
thay đổi trong tỷ suất mà thu nhập được vốn hóa
Mời các bạn cho ý kiến về 2 nhận định nói trên.
Peter Nguyen
07-04-10, 12:04 AM
e nghĩ các pác thử đọc thêm về các quan điểm trong phân tích dự án bao gồm: quan
điểm tổng vốn đầu tư (TIPV) và quan điểm tồn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV). TIPV
nói về WACC nhìu lắm.
Peter Nguyen
07-04-10, 12:16 AM
e có tài liệu ni nè. các pác koi thử có lấy dc thơng tin j hữu ích hok nhé.
phuonglinhkt
03-06-10, 03:14 PM
nếu IRR của dự án tính được nhỏ hơn so với WACC thì Ngân hàng có thể cho vay đối
với dự án đó khơng?
thanhlam2910
15-06-10, 01:09 AM
mình muốn xin cái tài liệu của fulbright mà sao download khong được, có bác nào có
cho mình xin với. mail mình là thanks các pác
huyen
27-06-10, 08:28 PM
Chi phí sử dụng vốn chung của một công ty chính là suất sinh lời yêu cầu
trên tài sản của công ty. Nếu một
công ty có vay nợ, cơ cấu vốn của công ty bao gồm một phần là nợ và
một phần là vốn chủ sở hữu thì chi phí
sử dụng vốn của công ty sẽ được xác đònh theo công thức sau :
WACC = (E/V)* RE + (D/V)*RD*(1-Tc)
Trong đó : E là giá thò trường của vốn chủ sở hữu, được tính bằng giá
thò trường mỗi cổ phiếu nhân vơ i sốlượng cổ phiếu đang lưu hành
D là phần vay nợ
V là tổng ngan vốn của doanh nghiệp
Re chi phí sử dụng vốn C SH có thể tinh theo mô hình CAPM hoặc mô hình
tăng trưởng cổ tức
Rd(1-Tc) là chi phí sử dung vốn vay sau thuế
quachtung89
08-09-10, 10:14 PM
Các anh chị chỉ giùm em về cái WACC này với, nhất là WACC trước thuế và sau
thuế.hix, em chỉ vừa mới học. Em cứ lấy 1 ví dụ rồi tự giải thử theo 2 cách mà em
đang rất phân vân, các anh chị chỉ dùm xem đúng hay sai:
1 DN có cơ cấu vốn như sau: VCSH: 800 (chi phí sử dụng VCSH =14%), Nợ : 200
(lãi suất 10%/năm). Dự định đầu tư như sau: Vốn TSCĐ 900, VLĐTX: 100 (VLĐTX
đc thu hồi vào cuối dự án). Em cư giả sử là vòng đời của dự án là 1 năm, sau năm 1,
dự án có EBIT=300.Tính NPV=?
Giải: Cách 1: Khi sử dụng WACC trước thuế:
Ta có EBIT=300, I=20 => EBT=280, T=280*0.25=70 => NI=210. Như vậy tổng
dòng tiền vào của dự án sẽ= thu nhập của CSH và chủ nợ + thu hồi khấu hao+ thu hồi
VLĐ = (210+20) + 900+100 =1230. trong trường hợp này sử dụng làm tỷ suất chiết
khấu là WACC trc thuế = 0.8*14+0.2*10=13.2% => NPV = -1000 + 1230/1.132
=86.57
Cách 2: Sử dụng WACC sau thuế.
Ta có: EBIT=300. tính thuế TNDN =300*0.25 = 75 => thu nhập của csh và chủ nợ =
300-75=225. Tổng dòng tiền vào = 225 +900+100= 1225. Sử dụng tỷ suất ck là
WACC sau thuế = 0.8*14+0.2*10*(1-0.25) =12.7% => NPV= -1200 + 1225/1.127
=86.96
Em làm theo 2 cách như vậy có cxac ko ạ ? 2 cách có kết quả ko chênh nhau là mấy,
nhưng trong thực tế thường sử dụng cách 2 có phải ko ạ ? phần lợi từ việc đi vay =
75-70=5 => lá chắn thuế ?
dinh quoc dung
05-03-11, 11:20 AM
Dear, all!
Cho mình hỏi Chi phí sử dụng vốn bình qn là gì và cách xác định nó? :idontknow:
aNo. mR
04-04-11, 02:26 PM
cả nhà giúp e với
Tại sao khi IRR>WACC của dự án thì phần chênh lệch này sẽ trở thành tài sản tăng
thêm cho cổ đơng thường. CFO nên làm gì để mở rộng phần trên lệch này?
sea2k8
19-05-11, 04:44 PM
Em đang làm về mã CK ACL của cơng ty thủy hải sản Cửu Long An Giang.
Em cần phải tính WACC của cty này nhưng em khơng biết phải làm những bước nào,
mong anh chị nào biết thì giúp em với.
Em phải nhận định để đưa ra chi phí sử dụng vốn cho cty này trong năm 2011 , có thể
nào cho em lời khun để hồn thành bài này khơng ạ
minet
Ứng dụng lý thuyết hiện đại trong quản lý danh mục đầu tư (phần 2)
18.04.2008 19:08