Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh trĩ, dùng thuốc thế nào? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.58 KB, 4 trang )




Bệnh trĩ, dùng thuốc thế
nào?
Câu hỏi:
Tôi 36 tuổi, sau khi sinh cháu thứ 2, tôi mắc bệnh trĩ khá nặng nên mỗi
lần đại tiện tôi bị chảy máu. Tệ hơn là gần đây tôi thấy trĩ bị sa ra ngoài
nên tôi hay bị đau và ngứa. Chồng tôi khuyên nên đi mổ cắt trĩ nhưng
tôi rất ngại và lo sợ, tôi muốn được dùng thuốc để điều trị bệnh. Xin
quý báo cho biết loại thuốc nào có thể điều trị được bệnh của tôi?
Nguyễn Thị Xuyến (Bắc Ninh)
Trả lời:
Bệnh trĩ gặp nhiều ở những người phải thường xuyên đứng lâu hay ngồi
nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài hoặc phụ nữ sau sinh,
người bị táo bón lâu dài Theo thư chị kể thì chị đã bị mắc bệnh trĩ sau sinh.
Để điều trị bệnh này trước hết cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh
bệnh trĩ bằng cách: tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các thức
ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; uống nước đầy đủ, ăn nhiều chất xơ. Tập thể dục
và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ.

Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh
lỵ Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Một số thuốc có thể sử dụng
trong điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn 1 và 2 như các loại thuốc có tác dụng làm
giảm tính căng giãn của tĩnh mạch, giảm ứ trệ ở tĩnh mạch đồng thời làm
bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền của mao
mạch. Vì vậy, thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng có liên quan đến
suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết, các dấu hiệu chức năng có liên quan
đến cơn đau trĩ cấp. Tuy nhiên, thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ đang
cho con bú. Khi dùng thuốc có thể gặp rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh
thực vật nhẹ, không cần phải ngưng điều trị.


Nếu bệnh nhân có táo bón, cần sử dụng các thuốc điều trị táo bón nhưng chỉ
sử dụng các thuốc tạo khối phân, tránh sử dụng các thuốc nhuận tràng và
thuốc sổ sẽ làm tình trạng táo bón nặng hơn.
Ngoài ra, cần dùng cùng với các thuốc đặt tại chỗ là các tác nhân kháng
viêm, vô cảm tại chỗ
Tuỳ theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà có thể sử dụng các
biện pháp điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng
ngoại
Tuy nhiên, để có lời khuyên cụ thể cho trường hợp của chị là điều trị bằng
phương pháp nội khoa hay ngoại khoa thì chị cần đến chuyên khoa tiêu hóa
để được thăm khám cụ thể. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của chị, bác sĩ sẽ
có chỉ định cụ thể để điều trị bệnh, tránh trường hợp dùng thuốc không an
toàn mà tiền mất tật mang.

×