Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Đề thi ngữ văn 9 vào 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.64 KB, 50 trang )

Phần I

TUYỂN CHỌN VÀ GIỚI THIỆU
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐỀ BÀI SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu  đến Câu :
Nếu ngày mai em khơng làm thơ nữa
Cuộc sống trở về bình yên
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm
Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc.
Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Nhưng lịng em cịn cảm xúc chi đâu
Mùa đơng về quên nỗi nhớ nhau
Không xôn xao khi nắng hè đến sớm
Chuyện hôm nay sẽ trở thành kỉ niệm
Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi.
Gió thổi nơi này khơng lạnh tới nơi kia
Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo
Nghe tiếng con tàu em khơng thể hiểu
Tấm lịng anh trong mỗi chuyến đi xa
Em khơng cịn thấy nhớ những sân ga
Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến
Khát vọng anh dẫu hồ trong sóng biển
Sóng xơ bờ chẳng rộn đến tâm tư.
(Trích Nếu ngày mai em khơng làm thơ nữa, Xuân Quỳnh,
Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa 1998, trang 15)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu  Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để thể hiện suy tưởng của mình
trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba.


Câu  Nhân vật trữ tình hình dung mình sẽ thay đổi như thế nào nếu không làm thơ nữa?
Câu  Nêu giả định: “Nếu ngay mai em không làm thơ nữa”, qua đoạn thơ tác giả muốn gửi đến người
đọc thông điệp gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về vai trị của thơ ca đối với đời sống con người.
Câu  (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích Chị em Thuý Kiều trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

1


ĐỀ BÀI SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Một ngày tù nghìn thu ở ngồi
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác lồi người vừa bốn tháng
Tiều tuỵ cịn hơn mười năm trời.
Bởi vì:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng khơng giặt giũ.
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân.

May mà:
Kiên trì và nhẫn nại
Khơng chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Khơng nao núng tinh thần.
(Trích Bốn tháng rồi, Nhật kí trong tù – Hờ Chí minh)
Câu  Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu  Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu  Chỉ ra (01) biện pháp tu từ nghệ thuật có trong bài thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp tu từ đó.
Câu  Đoạn thơ
May mà:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ ý thơ phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính lạc
quan trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ khơng là gì
cả nếu khơng vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ đó, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích giá trị hiện
thực trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ.

2



ĐỀ BÀI SỐ 03
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Nhiều người nghĩ rằng trưởng thành là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó trong cuộc sống .
Tuy nhiên, đó là định nghĩa cổ điển về mặt sinh học. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nếu một người có
nhiều tuổi nhưng vẫn sống dựa vào người khác, vẫn không nỗ lực tự phấn đấu, vẫn ỷ lại, chây lười, ăn
bám… thì liệu có khác gì một đứa trẻ. Một người như thế khơng thể được coi là một người có kinh nghiệm
sống và càng không thể được coi là một người trưởng thành, mà chỉ đáng được gọi là một đứa trẻ có nhiều
tuổi.
Kinh nghiệm sống và sự trưởng thành không phụ thuộc vào việc bạn đã sống bao lâu, mà phụ thuộc vào
việc bao nhiêu năm qua bạn đã và đang sống như thế nào. Người trưởng thành là người:
Muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận…
Muốn hoàn thành tốt cơng việc của mình để có một sự nghiệp rạng rỡ.
Muốn biến những khó khăn thách thức thành cơ hội giúp mình thành cơng hơn.
Muốn giữ vững vị thế và lợi thế cạnh tranh trong một thời đại mà sự cạnh tranh đang trở nên ngày một
quyết liệt hơn.
Muốn liên tục xây dựng và phát triển lòng tự trọng và sự tự tin của mình để ngẩng cao đầu mà sống.
Muốn vượt lên trên bản thân và làm chủ những cảm xúc bên trong một cách hiệu quả.
Muốn tạo ra vận may cho chính mình thay vì cầu mong vận may đến với mình.
Muốn gặt hái những kết quả đột phá trong nhiều khía cạnh của cuộc sống như: gia đình, sự nghiệp, địa
vị xã hội, các mối quan hệ…
Muốn có một cuộc sống khơng chỉ thành cơng mà cịn hạnh phúc trọn vẹn.
Nếu bạn mong muốn những thứ đó, chắc chắn bạn đã là một người trưởng thành cho dù bạn đang ở bất
kì độ tuổi nào, thậm chí là một học sinh đi nữa, bởi vì thật sự có rất ít người đã biết mong muốn như trên
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn thế nữa, một người trưởng thành khơng chỉ mong muốn, mà
cịn hành động. Hơn ai hết, những người trưởng thành hiểu rằng mong muốn sng thì rốt cuộc cũng chỉ là
những giấc mơ mãi không thành hiện thực. Những người trưởng thành hành động và biết cách xem cuộc
sống này như một trị chơi thú vị.
Trong trị chơi ấy, có những người tham gia để thắng và cũng có rất nhiều người dường như “bị buộc
phải tham gia”, cho nên họ chỉ tham gia để “không bị thua”. Nếu bạn là một trong số ít những người muốn

chơi để thắng thì quyển sách chiến thắng trò chơi cuộc sống sẽ mang đến cho bạn những lợi thế cạnh tranh
mạnh mẽ.
Bạn sẽ phát hiện ra rằng, bất kì ai cũng có thể trở thành người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống – để
xuất sắc trong công việc, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp, dư dả về tài chính và hạnh phúc dài lâu.
Chỉ cần bạn tìm hiểu và áp dụng chiến lược của những người trưởng thành như bạn nhưng đã thành công
tột bậc trong cuộc sống.
Nếu bạn mong muốn nhiều điều và khao khát chiến thắng, đã đến lúc phải hành động! Hãy để chiến
thắng trò chơi cuộc sống là người bạn đồng hành cùng bạn trên con đường vươn lên.
(Theo bal/c/chien-thang-tro-choi-cuoc-song)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu  Theo định nghĩa cổ điển, thế nào là người trưởng thành?
Câu  Theo tác giả bài viết, thế nào là người trưởng thành?
Câu  Anh (chị) có đờng ý với quan điểm của tác giả về người trưởng thành hay khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: “Người trưởng thành là người
muốn làm chủ vận mệnh của mình, thay vì ỷ lại, chây lười, ăn bám, đổ lỗi cho số phận.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nêu cảm nhận của anh (chị) về hình tượng vua Quang Trung qua đoạn trích Hồng Lê nhất thống chí của
Ngơ gia văn phái.
3


ĐỀ BÀI SỐ 04
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Thế giới của chúng ta có mn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng
nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài
thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như : “Tại sao…? Tại
sao khơng…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự

cao tự đại nói rằng: “Tơi đã biết hết rồi, anh chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi
chúng ta nhận thức được rằng vẫn cịn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến
thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc
sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một
bộ mơn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu
khơng ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thơi. Đừng chỉ “chạm đến một
lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mị để nó trở thành một phần trong cá tính của
bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân.
Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra
biển lớn.
(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới,
Nhà xuất bản Thế giới, 2017, trang 17, 18)
Câu  Ở mỗi đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy
nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?
Câu  Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn cịn nhiều điều có thể
học”?
Câu  Tại sao tác giả cho rằng: “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra
được niềm đam mê cho bản thân”?
Câu  Theo anh (chị), cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu “trở thành một
phần trong cá tính”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý
nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du.

ĐỀ BÀI SỐ 05
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Lợi dụng lúc những người lao xuống hồ cứu nhóm học sinh đuối nước dưới hồ Gia Nghĩa, Nguyễn Cơng
Đồn và Văn Tiến Phong đã lén lấy đồ đạc, tài sản của họ rồi bỏ trốn.
Sáng 7/4, công an thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông cho biết đã bắt hai trong số bốn đối tượng liên quan
vụ trộm cắp đồ đạc của nhóm học viên Trường Trung cấp nghề Đắk Nơng trong lúc nhóm học viên này lao
xuống hồ nước cứu người bị đuối nước tại hồ trung tâm thị xã Gia Nghĩa chiều 5/4/2017.
Hai đối tượng bị bắt gồm Nguyễn Cơng Đồn (19 tuổi, trú huyện Krơng Ana, Đắk Lắk) và Văn Tiến
Phong (33 tuổi, trú thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông). Tham gia trộm cắp tài sản trong vụ cứu người bị đuối
nước chiều 5/4 cịn có thêm hai đối tượng khác, hiện đang bỏ trốn.
Tại cơ quan công an, Đoàn và Phong khai nhận chiều 5/4 khi đang đứng ở gần hồ Gia Nghĩa thì thấy
nhiều người tập trung theo dõi hiện trường nhóm học sinh đuối nước ở hồ. Nhìn thấy trên bờ có nhiều đồ
4


đạc, ví, điện thoại của những người nhảy xuống hồ cứu các nạn nhân bỏ lại, nhóm đối tượng đã lợi dụng sơ
hở lấy trộm rồi rời khỏi hiện trường.
Qua xác minh, Công an thị xã Gia Nghĩa xác định số tài sản mà các đối tượng trộm cắp là của anh
Hoàng Trọng Hiệp và anh Hoàng Đức Thắng – đang là học viên của Trường Trung cấp nghề Đắk Nơng.
Theo trình báo của anh Thắng và anh Hiệp thì chiều 5/4, khi đang thực tập gần hồ Trung tâm thị xã Gia
Nghĩa thì nghe thấy nhiều người kêu cứu. Thấy có người chới với dưới hồ nước, cả hai anh đã lao xuống để
cứu nạn nhân. Khi lên bờ thì đồ đạc, tài sản bỏ lại trong lúc cứu người đã bị mất…
(Bắt hai kẻ trộm đồ của người xuống hồ cứu học sinh đuối nước.
Tuoitre.vn ngày 07/04/2017, 16:35)
Câu  Xác định thể loại của văn bản.
Câu  Đặt nhan đề khác cho văn bản.
Câu  Trong thời gian gần đây, có nhiều thơng tin về thói xấu của người Việt ở trong và ngồi nước như
ăn trộm đờ, khơng có thói quen xếp hàng, làm ờn nơi cơng cộng… Anh (chị) hãy nêu một vài giải pháp để
khắc phục tình trạng trên.
Câu  Từ văn bản trên, anh (chị) rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trộm cắp vặt hiện
đang tồn tại trong xã hội ta hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” không có những tình tiết hào hùng, tế nhị như
đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Nhưng đây là đoạn trích thể hiện rõ nhất cái thiện và cái
ác”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ BÀI SỐ 06
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Khi học lớp Hai, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc biệt: Thằng
A, thằng B là cái “trán” của xóm tơi đấy. Tơi nhớ năm đó cả làng mới có một người thi đỗ Đại học Y, tổng
điểm ba mơn Tốn, Hoá, Sinh lại rất cao và được sang Hungari du học. Anh ấy trở thành cái trán được
nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một huyền thoại. Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình cịn về làm cả một phóng sự về một
làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là làng tơi giờ đi đâu
cũng tồn thấy những trán là trán.
Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thưở xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt. Cũng như
các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh sáng láng, của học
hành đỗ đạt. Lớn lên tơi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ
những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của
dịng họ, xóm, của làng, của huyện…
Điều đó vơ tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trị làng tơi. Lớn lên đi xa, đến nhiều
nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố,
của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vơ cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống
bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm
tỉ đồng. Một người chơi… thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xi Âu đi trình diễn nhiều kì lễ
hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và

bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi
đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và người nhà hộ
tống. Rồi sau mỗi kì thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương tâm. Cuộc sống khơng chỉ có đỗ đạt
5


mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi
ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa học
trị vẫn ln khuyên bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
(Trích Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây,
Hà Nhân, NXB Văn học, trang 188)
Câu  Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu  Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trị”?
Câu  Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ
chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu  Theo anh (chị), tâm lí coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều
thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện…” có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã
hội?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thơng điệp trong văn bản: “Hãy giữ
cho mình niềm đam mê khác biệt”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngơi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay
ngơi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với
công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Cịn người

thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói
với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy
xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi
nhớ phồn hoa đơ hội thì xồng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp cịi toe toe,
mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu
nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cơ đung đưa khe
khẽ, nói:
– Và cơ cũng thấy đấy, lúc nào tơi cũng có người trị chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết
một vẻ.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 185)
Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh
của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ
Việt Nam.
ĐỀ BÀI SỐ 07
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
(1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội
cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỉ” này có thể nảy sinh từ
rất sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ
tự an ủi bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả
thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ
nảy sinh lòng tự kiêu.
(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên.
Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mĩ và Hà
6


Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực

nhiều hơn.
(3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là
sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tơi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình
trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lí khá nghiêm
trọng…
(Trẻ mắc bệnh “Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều,
báo điện tử Dân trí, ngày 13/12/2015)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
Câu  Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?
Câu  Dựa vào văn bản, anh (chị) hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỉ.
Câu  Theo anh (chị) bệnh ái kỉ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về chứng ái kỉ của con người trong
xã hội hiện đại.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “ Truyện Kiều là lời tố cáo chế độ phong kiến thối nát , đã chà đạp lên con người
lương thiện một cách tàn nhẫn.”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ BÀI SỚ 08
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Nguyễn Hồng Khắc Hiếu – Trưởng Bộ mơn Tâm lí học Ứng dụng, ĐH Sư phạm TP. HCM nhận định:
“Hành động tự thiêu để câu like là một minh chứng hùng hồn cho trào lưu sống ảo của một bộ phận bạn trẻ
ngày nay. Trào lưu xấu xí này đã lên đến đỉnh điểm khi một số bạn bắt đầu bất chấp cả tính mạng để có thể
nổi tiếng phút chốc trên mạng xã hội. Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn
nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài. Cịn mạo hiểm tính mạng, bạn có thể có số like cao nhất thời
nhưng nếu gặp sự cố sẽ để lại di chứng cho đến suốt đời. Hành động tương tự như trên nghĩa là bạn tàn phá
cơ thể, tàn phá cơng lao ni dưỡng của gia đình, đang tàn phá cả tương lai”.
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cũng khuyến cáo thêm: “Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ phí nút like

cho những hành động kiểu này, nếu không, chính chúng ta là một kẻ tiếp tay cho những cá nhân “thèm khát
nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” đưa mình vào vịng nguy hiểm. Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc.
Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều. Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp. Cuộc đời quanh
bạn sẽ thú vị hơn nhiều”.
(Theo Võ Thắm, Like là làm – Trào lưu mới phản cảm,
báo Sài Gịn giải phóng, ngày 25/09/2016)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu  Anh (chị) hiểu thế nào là “thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi”?
Câu  Theo anh (chị), vì sao tác giả cho rằng: “Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của
bạn sẽ tốt hơn nhiều!”.
Câu  Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc
hiểu: “Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự
và lâu dài.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
7


Cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội
xe không kính của Phạm Tiến Duật.

ĐỀ BÀI SỚ 9
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo
cho cháu có niềm tin vào ý kiến của riêng bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý
kiến ấy là không đúng.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin

tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu phải biết lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần
phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà
thơi…
Xin hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng khơng có sự xấu hổ
trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những
ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ
được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi
luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn
để biểu lộ sự can đảm…
(Trích Thư Tổng thống Mĩ A. Lin-côn gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu  Chỉ ra (01) biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu  Vì sao A. Lin-côn lại xin thầy giáo của con trai: “Hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã”?
Câu  Anh (chị) nhận được thơng điệp gì từ câu nói: “Chỉ có sự thử thách của lửa mới tơi luyện nên
những thanh sắt cứng rắn”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Phải biết lắng
nghe”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ dưới đây:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm,
SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 153)

ĐỀ BÀI SỐ 10
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
8


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu lốt mà là có sự cảm nhận
về vẻ đẹp của văn hoá dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống
của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc khơng phải là việc chúng ta thuộc lịng những tình tiết lịch sử mà
là tơn trọng các nền văn hoá, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân
tộc khơng phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hoá khác mà là thể hiện bản sắc người Việt
trong bối cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016 – 2017
Marcel van Miert, Chủ tịch điều hành hệ thống trường quốc tế Việt – Úc)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu  Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Câu  Anh (chị) có đờng tình với ý kiến được nêu trong câu văn sau không: “Tự hào dân tộc không phải
là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu lốt mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hoá dân
tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới”? Tại
sao?
Câu  Từ nội dung của đoạn trích, anh (chị) thấy bản thân cần làm gì để thể hiện niềm tự hào dân tộc (6
– 8 dòng)?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong phần Đọc
hiểu: “Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hoá khác mà là thể hiện

bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa và
con người Sa Pa.

ĐỀ BÀI SỚ 11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận
đàn bà, phận làm tôi… Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, đã phải lo làm ăn
mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra ở phận
nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.
Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn cịn, song trước mặt mọi người đều có khả
năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng
vai trị quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.
Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu
ngập ngừng. Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khoẻ tăng nhanh, kiến thức tích luỹ đã khá, sống như thế
nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia
đều sàn sàn cho mọi người.
Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì,
ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy,
cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là
phải trải qua cả một thời gian dài.
Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.
Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam xác định hướng đi; khơng thì như chiếc bách giữa
dịng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va.
(Theo Nguyễn Khắc Viện; dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
9



Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
Câu 2. Cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?
Câu 3. Trong văn bản tác giả dùng hình ảnh “kim chỉ nam” để chỉ điều gì? Ý nghĩa của hình ảnh là gì?
Câu 4. Nêu nhận xét của anh (chị) về ý kiến: “Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim
đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Ba câu hỏi ám ảnh: Tình
yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận mà tác giả Nguyễn Khắc Viện đã phát biểu trong văn
bản ở phần Đọc hiểu trên.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng.

ĐỀ BÀI SỐ 12
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
(1) Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định
được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tơn vinh? Là được hưởng thụ bất
kì điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài
lòng của riêng bản thân mình?
(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu
bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Cịn
nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ
khi nghĩ về bạn.
(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người
khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa
con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một ngun tử cacbon trong

cấu trúc đó, có vai trị như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị
tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vơ tình
tác động đến cuộc đời một người hồn tồn xa lạ theo kiểu như vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn... Phạm Lữ Ân,
NXB Hội nhà văn, năm 2017, trang 40 – 41)
Câu  Vấn đề chính được trình bày trong đoạn trích trên là gì?
Câu  Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn thứ (3).
Câu  Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1).
Câu  Thơng điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của anh (chị) cho câu hỏi về hạnh phúc: “Là
đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình”?
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ. Từ đó, anh (chị) hãy liên hệ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du để nhận xét về bi kịch của người phụ nữ
trong xã hội phong kiế
ĐỀ BÀI SỐ 13
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
10


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã
tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch rịi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn cơng
thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí cịn ghét bỏ, khơng thể
đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó
chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe
bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (...)
(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để

được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến
thắng khơng hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?
(3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tơn trọng mình, phải để mình làm
chỉ huy. Một “cái Tơi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún
nhường. Một “cái Tơi” nói lí lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì khơng chịu lắng nghe nên chưa thể
hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tơi” vẫn cịn cầm tù mình trong những vai
trị, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập, mới vội vàng nóng
giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe dọa và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tơi” tù túng thì sẽ rất khó để nó
thực sự tơn trọng sự tự do của kẻ khác.
(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình, Dương Thuỳ,
NXB Hà Nội, 2017, trang 118, 119)
Câu  Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản.
Câu  Theo tác giả, một “cái Tơi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào?
Câu  Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản.
Câu  Theo anh (chị), việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ
hiện nay?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu hỏi được đặt ra trong
văn bản ở phần Đọc hiểu: “Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành
được phần thắng, để được thừa nhận”?
Câu 2 (5,0 điểm)
Nêu cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

ĐỀ BÀI SỐ 14
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao khơng tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ quốc?
(Trích Trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo)
Câu  Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những
từ ngữ, hình ảnh nào?
11


Câu  Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/ Nơi đó nhất
định mùa xuân sẽ bùng lên?
Câu  Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ: “Mười tám hai mươi sắc
như cỏ/ Dày như cỏ/ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”.
Câu  Điều anh (chị) tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu thơ được nêu trong đoạn
trích ở phần Đọc hiểu: “Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn
chi Tổ quốc?”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

ĐỀ BÀI SỐ 15
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một
điều trái nhỏ.
Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế
đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời
sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc
trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới.
Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên,
vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị Quốc gia)
Câu  Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hờ Chí Minh trong đoạn trích là ai?
Câu  Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
Câu  Người gửi gắm lời dạy nào thơng qua đoạn trích?
Câu  Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn
trích ở phần Đọc hiểu: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết
sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
12


(Trích Nói với con, Y Phương, SGK Ngữ văn 9, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 72)

ĐỀ BÀI SỚ 16
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc khơng
phải là vạn năng;
Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng khơng mua được giấc ngủ;
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng khơng mua được sắc đẹp;
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng khơng mua được ý thơ;
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng khơng mua được gia đình;
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng khơng mua được sự ngon miệng;
Nó có thể mua được trị chơi, nhưng khơng mua được niềm vui;
Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng khơng mua được lịng trung thành;
Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng khơng mua được tình bạn;
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng khơng mua được lịng kính trọng;
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng khơng mua được trí tuệ;
Nó có thể mua được thể xác, nhưng khơng mua được tình u;
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng khơng mua được hịa bình.
(Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 17)
Câu  Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu  Tác giả sử dụng thao tác lập luận đó nhằm mục đích gì?

Câu  Hãy nêu cách hiểu của anh (chị) về một lí lẽ được nêu trong đoạn trích trên.
Câu  Anh (chị) có đờng tình với quan điểm “tiền bạc không phải là vạn năng” khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
mình về vấn đề: “Nếu khơng có tiền…”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nêu cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh “chiếc bóng trên vách” trong Chuyện người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ và hình ảnh “chiếc lá trên tường” trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.

ĐỀ BÀI SỚ 17
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
… Hãy thù ghét
mọi ao tù
nơi thân ta rữa mục,
mọi thói quen
nếp nghĩ – mù lồ!
Hãy sống như
13


những con tàu
phải lịng
mn hải lí
mỗi ngày
bỏ
sau lưng
nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…
(Trích Bài thơ Việt Bắc, Trần Dần)

Câu  Hãy xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu  Tìm bố cục của đoạn thơ.
Câu  Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích.
Câu  Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống được nói đến trong
đoạn thơ:
Hãy sống như
những con tàu
phải lịng
mn hải lí
mỗi ngày
bỏ
sau lưng
nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…
Câu 2 (5,0 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm: Bếp lửa (Bằng Việt), Con cò (Chế Lan Viên), Khúc
hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) và Bến
quê (Nguyễn Minh Châu).

ĐỀ BÀI SỐ 18
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu 
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại
nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn khơng theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại
một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ,
nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà

bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng khơng, có thể nó sẽ là
những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi
sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
NXB Hội Nhà văn, 2010, trang 43, 44)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu  Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống
như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều
màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong
thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng khơng, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là
bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.”.
14


Câu  Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
Câu  “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh (chị) là gì? Anh (chị) sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện
thực? (Trả lời trong khoảng 6 – 8 dòng.)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ
đề: Theo đuổi ước mơ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nêu cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ dưới đây:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm u thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ơi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 144)

15


ĐỀ BÀI SỚ 19
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Để theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải hành động. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội. Hãy chủ động hành
động thay vì để cuộc đời đưa đẩy bạn. Nếu khơng có được những gì bạn muốn, thì hãy chủ động tạo ra
những gì bạn muốn. Đấng Sáng Tạo sẽ thắp sáng con đường bạn đi. Vận may của cả đời bạn, cánh cửa của
những ước mơ đang mở ra. Con đường dẫn tới mục đích sống có thể xuất hiện trước bạn bất cứ lúc nào.
Ngay cả khi đã xác lập được mục đích sống mạnh mẽ và đã phát triển được nguồn hi vọng lớn lao, niềm
tin sâu sắc, lịng tự tơn, thái độ sống tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên cường, khả năng thích nghi và
những mối quan hệ tốt, bạn không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi vận may đến với mình. Trên con đường vươn
tới thành cơng, bạn phải nắm bắt từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con
đường của bạn khơng vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn.
Nhưng bạn phải có lịng dũng cảm và sự quyết tâm để vươn lên.
Một trong những khẩu hiệu của tôi tại Tổ chức Life Without Limbs là “một ngày mới, một cơ hội mới”.
Khơng có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường – chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ
chính các hành động của mình.
(Trích Sống cho điều ý nghĩa hơn, Nick Vujicic,
NXB Tổng hợp TP. Hờ Chí Minh, 2015, trang 89, 90)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt, thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản.
Câu  Nêu nội dung và đặt nhan đề cho văn bản trên.
Câu  Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói: “Đơi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con
đường của bạn khơng vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn”?

Câu  Thơng điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong
văn bản ở phần Đọc hiểu: “Khơng có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường – chúng tôi cố gắng tạo
ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xn nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 56)

16


ĐỀ BÀI SỚ 20
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hi vọng
Giữa thế giới khơng nhiều may mắn
Ta học cách vừa lịng với mình

Chia sẻ sự bình tâm của cỏ
Mãi khi giữa đêm chợt thức
Bập bềnh ý nghĩ xót xa:
Anh cịn có thể, khơng thể…?
Thăm thẳm ngày xưa bình an
Vời vợi ngày mai chói nắng…
(Trích Hi vọng, Ngũn Khoa Điềm,
Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu  Anh (chị) hiểu thế nào về hai câu thơ: “Giữa thế giới không nhiều may mắn – Ta học cách vừa
lịng với mình”?
Câu  Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong ba câu thơ đầu.
Câu  Theo anh (chị), thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống được thể hiện
qua hai câu thơ được nêu ở phần Đọc hiểu:
Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lịng với mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái
đẹp”. Anh (chị) hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

ĐỀ BÀI SỐ 21
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
… Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nấm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm.

Khơng cành để gọi tiếng chim
Khơng hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vầng cỏ ấm tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu.
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân
17


Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai.
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa...
(Trích Bên mộ cụ Nguyễn Du, Vương Trọng, 1982)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu  Những từ ngữ nào trong đoạn thơ gợi nhớ đến tiểu sử Nguyễn Du và Truyện Kiều?
Câu  Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.
Câu  Nhà thơ Vương Trọng muốn nói điều gì qua hình ảnh “Trái tim lớn”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc “tưởng nhớ vĩ nhân”
trong đời sống dân tộc hơm nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ dưới đây:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trơng ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 94)

ĐỀ BÀI SỐ 22
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Một vài người thông minh khơng hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành
công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ
cải thiện các kĩ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội
hơn họ. (…)
Rất nhiều người thông minh chọn phương án làm một việc lương cao cho một công ti của một người chủ
thơng minh. Điều này nói lên rằng, họ sợ mạo hiểm, họ không cởi mở và không dám thử những điều mới,
không dám thử những việc họ không giỏi, họ sợ mất cái mác “thông minh” trước những người xung quanh.
Người có trí thơng minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào phát
triển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người khơng có nhiều tài, họ dành thời gian cho việc
thực hành, điều này khiến họ gặt hái thành công dễ dàng hơn.
Rất nhiều người thông minh không kết hợp tốt giữa cái tơi và sự logic, đó là lí do họ thường đặt ý kiến họ
cho là đúng lên trên tất cả mọi người. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ
sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.
(Theo />11-li-do-khien-nguoi-thong-minh-khong-bao-gio-thanh-cong)
Câu  Chỉ ra các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên.
18


Câu  Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm nào của “người thông minh” khiến họ phải gặp thất bại trong
cuộc sống?

Câu  Thái độ của tác giả đối với đối tượng “người thông minh” được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu  Anh (chị) có hồn tồn đờng tình với tất cả các quan điểm của tác giả trong bài viết?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn
trích ở phần Đọc hiểu: “Trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, mối quan hệ giữa
người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận ba khổ cuối trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
… Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua của kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chơng chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn,
Khơng có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, SGK Ngữ văn 9,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 132)

ĐỀ BÀI SỚ 23
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương
về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu
nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua.

Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngối lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả,
không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
– Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cơ gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận
động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng
kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.
(Nguồn: />Câu  Đặt tiêu đề cho văn bản trên và xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản
trên.
Câu  Chỉ ra câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên. Nêu tác dụng.
Câu  Tại sao tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hơ khơng dứt?
Câu  Hình ảnh những vận động viên khuyết tật tham gia thế vận hội đem đến cho anh (chị) suy nghĩ gì
về nghị lực sống?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
19


Từ câu chuyện được nêu ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về ý
nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích hai khổ thơ cuối trong bài Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi.
(Trích Đồn thuyền đánh cá, Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 140)

ĐỀ BÀI SỐ 24
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu  đến Câu :
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó
là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai… biết
được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa u thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm
việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí
là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm chủ cái gì và có khả năng để làm
được những điều đó. Khi con người có được những năng lực làm việc này thì sẽ thực hiện được những điều
mình muốn. Khi đó mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày
ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai
cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm được
những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình
và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta khơng chỉ có những
khoảnh khắc hạnh phúc, mà cịn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tơi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và
chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc.
(Theo –
Giản Tư Trung, thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu  Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.
Câu  Tại sao tác giả lại cho rằng: Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé”?
Câu  Anh (chị) chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc
nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn

trích ở phần Đọc hiểu: “Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình
với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn trích dưới đây:
Ngày xuân con én đưa thoi,
20



×