Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khắc phục những vấn đề khó chịu khi cho con bú docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.83 KB, 7 trang )




Khắc phục những vấn đề khó chịu khi
cho con bú


Tất cả các bà mẹ đều biết rằng không có nguồn dưỡng chất nào tốt và bổ dưỡng
cho bé như nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên việc cho bé bú không phải lúc nào cũng suôn
sẻ vì một số mẹ có thể sẽ gặp phải những vấn đề nảy sinh trong quá trình cho bé bú
làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vất vả. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu
các cách khắc phục những vấn đề khó chịu cho mẹ khi cho bé bú.
1. Núm vú bị nứt (còn gọi là nứt cổ gà)
Nứt cổ gà rất hay gặp ở các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ mà nguyên nhân là do khi
bé bú , bé không ngậm hết trọn quầng vú mà chỉ ngậm vào đầu của vú. Khi bé bú,
động tác mút lập đi lập lại trong thời gian dài làm cho đầu vú bị kéo dãn tạo ra các
vết nứt gây đau rát, thậm chí chảy máu làm cho nhiều bà mẹ rất sợ hãi việc cho con
bú, thậm chí không dám cho con bú do quá đau. Ngoài ra nứt cổ gà cũng có thể
xảy ra do bạn cho bé bú trong giai đoạn bé mọc răng nên răng bé cứa vào đầu vú
gây các vết xước. Để phòng tránh và khắc phục tình trạng này, các bà mẹ nên:
- Khi cho con bú cố gắng đưa miệng của bé vào sao cho miệng bé ngậm trọn quầng
vú, bạn nên lưu ý rằng bạn cần đưa miệng bé ngậm trọn quầng vú chứ không phải
cho đầu vú của bạn vào miệng bé.
- Sau khi cho bé bú bạn có thể lau sạch vú và bôi thuốc mỡ lên để làm giảm cảm
giác đau rát
- Đắp túi chườm nóng lên đầu vú nếu đầu vú quá đau rát.
- Nếu bạn bị nứt đầu vú nặng gây chảy máu, đau rát không dám cho bé bú thì tạm
thời có thể sử dụng dụng cụ hút sữa ra cho bé bú, sau đó đợi khi vết nứt liền lại thì
cho bé bú theo đúng cách
- Nếu xác định nguyên nhân của việc nứt đầu vú là do bạn cho bé bú sai cách thì
nên chỉnh lại cho đúng.


2. Vú bị đau do căng, ứ sữa
Dấu hiệu dễ nhận thấy của tình trạng này là đầu vú sẽ bị căng cứng và gây sưng,
đau nhức cho mẹ. Nguyên nhân có thể do việc cơ thể mẹ sản xuất quá nhiều sữa
vượt qua nhu cầu bú của bé, sữa đổ về liên tục làm mô sữa bị ứ gây đau. Để khắc
phục tình trạng này, các mẹ có thể:
- Vẫn tiếp tục cho bé bú cách khoảng 2 đến 3 tiếng/lần (khoảng 8 – 12 lần cho bé
bú trong ngày), trong trường hợp bé đã no mà vú vẫn căng và có nhiều sữa thì mẹ
có thể vắt sữa ra bớt để hạn chế đau do ứ sữa.
- Trong trường hợp không cần thiết, hạn chế dùng nịt ngựcvì nịt ngực có thể gây
đau và ngực bị gò ép không thoải mái. Nên dùng các loại áo ngực chuyên dụng cho
con bú.
- Sử dụng khăn thấm nước ấm để massage nhẹ nhàng, giúp mạch máu và mô sữa
được lưu thông làm giảm tình trạng đau nhức.
Thông thường việc cho bé bú, vắt sữa ra ngoài, dùng dụng cụ hút sữa, masage xoa
bóp sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng đau này.


Để tránh gặp những vấn đề khó chịu khi cho con bú, mẹ cần biết học cách cho bé
bú đúng cách.
3. Đau, co thắt bụng khi cho bé bú
Tình huống này không thường gặp, tuy nhiên ở một số bà mẹ thường có cảm giác
đau đầu vú và bụng bị co thắt trong thời gian đầu khi cho bé bú. Nguyên nhân là
khi bú, cơ thể của bạn sẽ tạo ra một loại hormone để làm tử cung co lại so với
trước sinh. Việc đau đầu vú và co thắt bụng không có nghiêm trọng và chỉ xảy ra
trong thời gian đầu, sau một thời gian ngắn khoảng vài ngày bạn sẽ cảm thấy bình
thường.
4. Tắc ống dẫn sữa
Trường hợp này ít gặp hơn so với bị nứt cổ gà, tắc ống sữa là tình trạng sữa bị tắc
trong tuyến dẫn không chảy ra được nên tạo thành khối cứng trong ngực gây đau
nhức, khó chịu và do sữa không chảy ra nên không thể cho em bé bú được. Có

nhiều nguyên nhân gây tắc ống dẫn sữa như do không vệ sinh sạch đầu vú sau khi
cho bé bú; không day đều bầu ngực để thông tia sữa Nếu tắc ống dẫn sữa kéo dài
có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn và viêm mạch bạch huyết Để phòng
tránh tắc tia sữa bạn cần:
- Vệ sinh sạch phần đầu vú sau khi cho bé bú, không để sữa đóng cặn làm tắc
nghẽn tia chảy.
- Dùng tay day ép ngực để cố gắng làm tan sữa bị đóng cục trong tuyến sữa, việc
này cần làm từ từ và nhiều lần liên tục.
- Dùng túi chườm nóng ở nhiệt độ thích hợp để chườm lên ngực, lợi dụng sức nóng
từ túi chườm giúp làm tan các cục sữa bị vón lại.
- Có thể kết hợp các phương pháp trên để đạt hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên nếu
đã áp dụng các phương pháp trên mà tia sữa vẫn đi tắc thì lúc này bạn nên gặp bác
sĩ để tránh tình huống ngày càng phức tạp và khó điều trị hơn.


Vệ sinh sạch đầu vú sau khi bé bú để tránh sữa đọng lại gây tắc ống dẫn.
5. Nhiễm trùng vú và ép xe
Đây là tình trạng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là hậu quả do
tuyến sữa bị tắc nghẽn trong thời gian dài gây viêm nhiễm, có thể do các vết nứt cổ
gà bị nhiễm trùng gây tình trạng nhiễm trùng vú. Một trong những dấu hiện đơn
giản để nhận diện tình trạng nhiễm trùng là chỗ da vùng vú sẽ bị đỏ, đau nhức
ngực, có thể kèm sốt. Khi có các dấu hiện trên bạn cần di khám để được điều trị
kịp thời vì nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng vú sẽ trở nên nghiêm
trọng hơn và dẫn tới bị áo xe vú (là tình trạng có mủ trong vú). Để điều trị nhiễm
trùng và ép xe vú, cần lưu ý:
- Đi khám và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, hiện có một số thuốc khi sử dụng
vẫn có thể cho bé bú bình thường.
- Khi ép xe có mủ, phải đến cơ sở y tế để dẫn lưu mủ ra.
- Không cho bé bú nếu vú đã bị ép xe cho đến khi đã điều trị hoàn toàn tình trạng
này

- Sử dụng khăn/túi chườm để làm giảm đau.
- Lưu ý các nguyên nhân dễ dẫn nhiễm trùng vú để tránh mắc phải. Trong trường
hợp mẹ đã bị viêm tắc tuyến sữa hay bị nứt cổ gà, nên lưu ý để điều trị sớm để cải
thiện tình hình, tránh việc nhiễm trùng và ép xe.

×