Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

LẬP MÔ HÌNH 3 CHIỀU CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 43 trang )


LẬP MÔ HÌNH 3 CHIỀU CÓ SỰ
THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
(Participatory 3 Dimensional Modelling)

I. GIỚI THIỆU CHUNG
Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và suy thoái
nghiêm trọng, con người đã nhận ra một đều là phải có sự hợp tác
và tham gia tích cực của các bên liên quan nhằm đảm bảo quản lý
bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các dữ liệu về sở
hữu, sử dụng và tiếp cận tài nguyên sẽ không thật sự có ý nghĩa
nếu chúng không được trực quan hoá bằng cách thể hiện sự phân
bố tài nguyên trên một vùng đất nhất định.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) với các ý tưởng lấy cộng
đồng làm trung tâm. Xu hướng này được chú ý đặc biệt trong
công tác thu thập thông tin 3 chiều và cho phép những bên liên
quan đóng góp ý kiến trong việc quyết định quản lý môi trường
của họ sao cho tốt nhất. Do đó phương pháp lập mô hình 3 chiều
có sự tham gia của cộng đồng được coi là phương pháp trực quan
sinh động giúp GIS tiếp cận gần hơn với cộng đồng. Đây là
phương pháp kết hợp thông tin 3 chiều truyền thống và kiến thức
của người dân.

II. ĐỐI TƯỢNG
Mô hình 3 chiều có sự tham gia của cộng đồng
thường được thực hiện ở một khu vực không lớn lắm
(Khu bảo tồn thiên, Vườn quốc gia, một Xã, một
Thôn, ).

III. MỤC TIÊU
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương


trong việc giải quyết tranh chấp ranh giới thông qua
trực quan hoá các dữ liệu lên mô hình 3 chiều.
- Nâng cao nhận thức về quản lý bảo tồn thiên nhiên
trên cơ sở trao đổi, thảo luận, kiểm tra, đánh giá
thông qua khám phá trên mô hình.
- Tăng cường khả năng khám phá cộng đồng địa
phương thông qua sự hình dung bằng hình ảnh cụ thể
được tồn tại trong bộ nhớ hiểu rõ hơn khu vực của
họ trong mối liên hệ với mô hình.
- Sản phẩm mô hình 3 chiều để trưng bày và giới
thiệu.

IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Phương pháp: xây dựng mô hình 3 chiều truyền thống kết
hợp kiến thức bản địa của người dân.
2. Các bước tiên hành:
2.1. Công tác chuẩn bị.
- Chọn khu vực.
- Thu thập thông tin.
- Phân tích những bên liên quan.
- Huy động cộng đồng.
- Mua nguyên vật liệu, tổ chức chuẩn bị và hậu cần.
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/10.000.
+ Nguyên vật liệu (Các tấm carton, keo, bột màu, giấy than, bút
chì, đinh gim, hệ thống điện ….)
+ Dụng cụ (Búa, dao, kéo, cưa, thước, compa, la bàn,…)

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.2. Một số khái niệm cần làm rõ.
 Bản đồ.

 Đường bình độ.
 Điểm cao
 Dông núi.
 Sườn núi.
 Khe, suối
 Tỷ lệ bản đồ
 Chú giải bản đồ

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ
BẢN
Bản đồ minh hoạ

Bản đồ: là lĩnh
vực hoạt động khoa
học kỹ thuật thu nhận
và xư lý các thông
tin, dữ liệu từ quá
rình đo đạc, khảo sát
thực địa để biểu thị
trên bề mặt trái đất
dưới dạng mô hình
thu nhỏ bằng hệ
thống ký hiệu và màu
sắc theo quy tắc toán
học nhất định

Các đường đồng mức Điểm cao 960 m
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Đường đồng mức và điểm cao:

-
Đường đồng mức là các đường trên bản đồ nối liền tất cả các
nơi có cùng độ cao so với mặt nước biển. Địa hình khác nhau
sẽ có hệ thống các đường đồng mức đặc trưng. Các đường
đồng mức gần nhau thể hiện độ dốc lớn và nguợc lại.
-
Điểm cao: là độ cao tối đa của một ngọn núi.

Tỷ lê: 1: 100.000 thì 1cm trên bản đò = 1.000 m ngoài thực địa
Tỷ lệ: 1: 50.000 thì 1cm trên bản đồ = 500 m ngoài thực địa
Tỷ lê: 1: 20.000 thì 1cm trên bản đò = 200 m ngoài thực địa
Tỷ lê: 1: 10.000 thì 1cm trên bản đò = 100 m ngoài thực địa
Tỷ lê: 1: 50.000 thì 1cm trên bản đò = 50 m ngoài thực địa
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ độ lớn của diện tích mặt đất thể hiện trên
bản đồ. Tuỳ theo mục đích sử dụng, bản đồ được thể hiện nhiều
tỷ lệ khác nhau:

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Đỉnh núi
Sườn núi
Khe suối
Dông núi

Dông núi, khe suối, sườn núi,

 Lưới toạ độ:Các bản đồ thường có một loạt các đường thẳng
ngang và dọc cách dều nhau tạo nên một lưới. Các đường lưới
này được dặt cách nhau bao nhiêu tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ

nhưng cho phép xác định chính xác vị trí nào đó trên bản đồ
dưới dạng số. Mỗi đường lưới có con số đại diẹn ở cạnh ngoài
của bản đồ.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

 Chú giải bản đồ: Sử dụng hệ thống màu và các qui
tắc toán học và ký hiệu để giải thích các khu vực cấu
thành nên bản đồ. Bản đồ không có chú giải sẽ trở nên
vô nghĩa và vô dụng.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

IV. CÁC BƯỚC TIÊN
HÀNH
2.2. Xây dựng “mô hình trắng”.
Đây là bước cơ bản chuyển tải các thông tin sơ cấp
từ bản đồ lên mô hình thông qua kỹ thuật ghép nối
các lớp carton được cắt theo đường bình độ. Việc xây
dựng ‘mô hình trắng’ nên do một số các em học sinh
thực hiện dưới chỉ dẫn của cán bộ KBT và cán bộ tư
vấn. Công việc này tiến hành theo các bước:
-
Cố định các điểm cao từ bản đồ lên bàn gỗ.
-
Chia các thành viên tham gia thành 3 nhóm:
+ Nhóm tô vẽ:
+ Nhóm cắt:
+ Nhóm lắp ráp các lớp carton:


IV. CÁC BƯỚC TIẾN

HÀNH
Cố định các điểm cao lên bàn
Hệ thống các đỉnh núi
(điểm cao)
 Cố định các điểm cao từ bản đồ lên bàn gỗ

IV. CÁC BƯỚC TIẾN
HÀNH
Chèn giấy thang khổ lớn vào
giữa bản đồ và lớp các tôn
Đồ vẽ theo từng đường
đồng mức
 Tô vẽ các đường đồng mức lên các lớp carton

IV. CÁC BƯỚC TIẾN
HÀNH
 Cắt các lớp carton

IV. CÁC BƯỚC TIẾN
HÀNH
 Ghép nối các lớp carton

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 Hoàn thành mô hình trắng

IV. THẢO LUẬN TRÊN MÔ HÌNH
2.3. Hoàn thiện mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng.
Đây là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng mô hình
3D có sự tham gia của cộng đồng. Các dẫn liệu thứ cấp và
các thông tin trao đổi của cộng đồng được chuyển tải lên

mô hình. Sau khi đã phân tích các dữ liệu thứ cấp và nhất
trí với sự tham gia của người dân địa phương, đặt biệt là
người lớn tuổi, người thường xuyên vào rừng, các già
làng trưởng bản, thợ săn, tiến hành mã hoá các thông
tin đó lên mô hình bằng hệ thống màu và dụng cụ được
chuẩn bị sẵn. Sự tranh luận, chia sẽ, đàm phán và kiểm
tra chéo lẫn nhau của cộng đồng sẽ giúp cho mỗi người
dân hiểu rõ hơn về khu vực họ sinh sống.

IV. THẢO LUẬN TRÊN MÔ HÌNH

Giới thiệu mục tiêu, quá trình xây dựng mô hình trắng

IV. THẢO LUẬN TRÊN MÔ HÌNH
- Chia nhóm các đối tượng tham gia thảo luận thành 2 nhóm nhỏ.
+ Nhóm 1: Gồm những người hiểu biết rõ nhất về khu vực (là những
người lớn tuổi, các già làng trưởng bản, người thường xuyên vào rừng,
thợ săn, nhóm này cơ bản hiểu rõ các vấn đề dưới đây và trên toàn bộ
diện tích KBT). Họ sẽ làm việc ngay trên mô hình, cuộc thảo luận cần
định hướng từ dễ đến khó, tập trung các vấn đề sau:
* Xác định và nêu tên của các đối tượng quen thuộc như sông suối,
đường sá, địa danh đồi núi,
* Xác định ranh giới (chú ý đặc biệt khu vực tranh chấp).
* Xác định hiện trạng sử dụng đất và rừng trong khu vực.
* Về tài nguyên động thực vật rừng trong khu vực (chú ý các loài
động thực vật quý hiếm có nguy cơ đe doạ cao).
+ Nhóm 2: Gồm các đối tượng thực hiện các thao tác mã hoá tạm thời
các thông tin lên mô hình bằng hệ thống công cụ chuẩn bị sẳn (len sợi,
giấy màu, …)


IV. THẢO LUẬN TRÊN MÔ HÌNH

xác định các địa danh quen thuộc như tên núi, sông, suối,

 Mã hoá tạm thời các thông tin trao đổi lên mô hình
IV. THẢO LUẬN TRÊN MÔ HÌNH

 Một số địa danh trên mô hình (tên núi, sông, suối đường , )
IV. THẢO LUẬN TRÊN MÔ HÌNH

 Hiện trạng sử dụng đất(rừng tự nhiên, rừng trồng , )
IV. THẢO LUẬN TRÊN MÔ HÌNH

×