Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Công ty A (trụ sở chính ở Hà Nội) kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, muốn có sự hiện diện trên thị trường miền Trung....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.65 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý
định trên đây.
Mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường là vấn đề rất
quan trọng. Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có sự xuất hiện
ngày càng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình cạnh tranh
diễn ra trên phạm vi toàn cầu,…. do vậy các doanh nghiệp đang đứng trước
những thử thách to lớn trong việc nắm bắt thích nghi với môi trường kinh
doanh.
1
Mở rộng thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu
thụ sản phẩm, khai thác mọi tiềm năng của thị trường một cách triệt để,
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, tăng lợi nhuận
và khẳng định được vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy
việc mở rộng thị trường là một hoạt động có tầm quan trọng đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào, nó góp phần không nhỏ vào việc thành công hay
thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty A trụ sở chính ở Hà Nội, kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ,
muốn có sự hiện diện trên thị trường miền Trung để dần mở rộng hoạt
động kinh doanh ở đây, song không muốn mở chi nhánh hay văn phòng đại
diện do băn khoăn về vấn đề kinh phí còn hạn chế. Do vậy, để thực hiện
được ý định mở rộng sản xuất kinh doanh với giải pháp tiết kiệm nhất thì
công ty A sẽ phải lựa chọn một trong số các hoạt động trung gian
thương mại.
Căn cứ vào các yếu tố như chi phí thực hiện, vấn đề rủi ro, và hiệu
quả khi lựa chọn hình thức thì hình thức phù hợp nhất để thực hiện ý
định của công ty A sẽ là hình thức đại lý thương mại. Công ty A sẽ phải
tìm đối tác ở thị trường miền Trung để ký kết một hợp đồng đại lý thương
mại để dần mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây.
Điều 166 Luật thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại:
“Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên giao


đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua,
bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý
cho khách hàng để hưởng thù lao.”
2
Nói cách khác, đại lý chỉ là bên đứng ra bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ thay cho doanh nghiệp. Các đại lý tuyệt đối không được quy định
các điều kiện về mua bán, giá cả,… trái với các chính sách của doanh nghiệp
trừ trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý. Điều này cũng có
nghĩa bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá đã giao cho bên đại lý.
Thứ nhất, nếu công ty A sử dụng hình thức này thì sẽ không mất
nhiều chi phí như việc mở chi nhánh hay văn phòng đại diện, vì đã có đại lý
nhân danh công ty thực hiện các hoạt động thương mại theo thỏa thuận.
Công ty A có thể tận dụng tối đa cơ sở vật chất mà bên đại lý sẵn có. Công ty
A chỉ phải trả chi phí là thù lao cho bên đại lý theo thỏa thuận trong hợp
đồng hoặc theo quy định của pháp luật tại khoản 4 Điều 171 Luật
thương mại 2005 nếu như không có thỏa thuận, nhờ đó mà công ty A tiết
kiệm rất nhiều chi phí và nhân công. Đồng thời công ty A cũng có thể mở
rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt và nhanh
chóng đảm bảo cho việc bảo toàn vốn kinh doanh. Công ty A có thể ký kết
hợp đồng đại lý theo thời hạn nhất định do hai bên tự thỏa thuận. Chính vì
vậy, nếu việc kinh doanh ở một tỉnh nào đó tại miền Trung của công ty A
không thuận lợi, công ty A có thể đề nghị chấm dứt hợp đồng và rút khỏi thị
trường để đi tìm một thị trường khác một cách nhanh chóng và ít thiệt hại.
Thứ hai, việc lựa chọn đại lý đặt ở miền Trung để mở rộng kinh
doanh là cần thiết, bởi lẽ công ty đang muốn mở rộng thị trường ở miền
Trung. Công ty A chưa có văn phòng, chi nhánh ở miền Trung và nếu không
có ý định mở chi nhánh, văn phòng ở đó thì hình thức này sẽ giúp công ty A
vẫn có địa điểm để thực hiện các hoạt động thương mại: giới thiệu sản
phẩm, cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng… Với việc duy trì hoạt động
của đại lý, công ty A có thể cung cấp nhanh chóng sản phẩm của mình cho

các khách hàng. Việc khoanh vùng thị trường và giao cho đại lý đảm nhận
giúp cho công ty A có điều kiện để tập trung vào sản xuất đồ thủ công mỹ
3
nghệ do toàn bộ các công việc tiêu thụ (từ việc tìm kiếm trung gian tới việc
tiêu thụ sản phẩm) đều do bên đại lý đảm nhận và tiến hành.
Thứ ba, giữa bên đại lý và bên giao đại lý có tư cách pháp lý riêng,
tức là khi gặp vấn đề rủi ro thì qua hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên
thì bên nào không thực hiện đúng theo quy định thì tự chịu trách nhiệm
pháp lý.
Thứ tư, qua hoạt động đại lý, công ty A có thuận lợi trong việc bảo vệ
và quảng bá về hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm của mình và có thể tìm
hiểu được thị trường một cách chân thực và chính xác nhất.
Thứ năm, theo quy định của pháp luật, công ty A có thể chi phối về
giá cả của hàng hóa và dịch vụ của mình. Tùy theo những biến động của thị
trường mà công ty A có thể chủ động tăng hay giảm giá của sản phẩm để
đảm bảo lợi ích của chính mình.
Việc không lựa chọn các hình thức trung gian còn lại cũng có
nhiều nguyên nhân:
- Đối với môi giới thương mại: Tuy hình thức này có phạm vi hoạt
động rất rộng, và có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, nhưng chưa phù hợp
để mở rộng thị trường. Bởi bản chất của môi giới là bên môi giới sẽ là
trung gian cho bên được môi giới để kí kết hợp đồng,…và hưởng thù lao
môi giới. Chính vì vậy, bên môi giới thực chất là đã nhằm tới những đối
tượng nhất định có thể sử dụng sản phẩm của công ty A, và giới thiệu bên
thứ ba cho công ty A mà không hề hướng tới mọi khách hàng khác nhau có
thể sử dụng sản phẩm của công ty. Tức là khách hàng nào muốn sử dụng
dịch vụ thì sẽ thực hiện “môi giới” cho công ty A, điều này làm hạn chế hoạt
động giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm của A.
- Đối với hình thức ủy thác mua bán hàng hóa: Ủy thác thường được
sử dụng nhiều trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa đối với các

doanh nghiệp muốn xuất, nhập khẩu hàng hóa nhưng không có chức năng
4
kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa; hoặc doanh nghiệp đó muốn sử dụng
dịch vụ trọn gói của một doanh nghiệp chuyên thực hiện hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa nhằm tiết kiệm thời gian, tránh các thủ tục phiền hà.
Đó cũng là lí do tại sao nói đến ủy thác là nói đến ủy thác xuất khẩu mà
không dùng ủy thác mua bán hàng hóa. Vì thế nếu A lựa chọn hình thức
này là không hề phù hợp. Mặt khác, phạm vi hoạt động ủy thác hẹp hơn so
với hoạt động đại lý thương mại, bởi lẽ hoạt động ủy thác chỉ được thực
hiện trong mỗi lĩnh vực mua bán hàng hóa, còn đại lý thì trong nhiều lĩnh
vực của hoạt động thương mại vì đại lý thương mại còn có thêm cả đại lý
cung ứng dịch vụ (nên đương nhiên lại có thêm một yếu tố để mở rộng kinh
doanh , đưa sản phẩm đến gần với người dân).
Bên nhận ủy thác thì không được tự do như bên đại lý trong việc lựa
chọn bên thứ ba để giao kết và thực hiện hợp đồng mặc dù cả hai đều nhân
danh chính mình trong quan hệ với bên thứ ba. Quan hệ ủy thác thì mang
tính vụ việc, chính vì vậy nên quan hệ giữa các bên sẽ nhanh chóng kết thúc
, còn quan hệ đại lý thì là quá trình hợp tác lâu dài.
- Đối với hình thức đại diện cho thương nhân: với những ưu điểm nổi
trội như tiết kiệm được chi phí về đi lại, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực,…
thì hình thức đại diện cho thương nhân cũng rất phù hợp để công ty A lựa
chọn để mở rộng hoạt động ra miền Trung, tuy nhiên, xét trên nhiều khía
cạnh thì hình thức này không thực sự mang lại lợi ích cho công ty A như
hình thức thành lập đại lý thương mại.
Với những phân tích trên đây thì giải pháp tiết kiệm nhất để thực
hiện được ý định của công ty A là lựa chọn hoạt động trung gian
thương mại: Đại lý thương mại. Hình thức tổng đại lý sẽ là lựa chọn
phù hợp nhất trong tình huống này.
5
2. Trong trường hợp tư vấn cho Công ty A lựa chọn ký kết một hợp

đồng, hãy trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng đó.
Công ty A kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ. Hoạt động chủ yếu của
công ty A là mua, bán hàng hóa chứ không phải là cung ứng dịch vụ nên
hình thức mà công ty A nên chọn là đại lý mua bán hàng hóa và tương ứng
với nó là hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa. Luật Thương mại 2005 không
đưa ra khái niệm đại lý mua bán hàng hóa cũng như khái niệm hợp đồng
đại lý mua bán hàng hóa mà chỉ quy định khái niệm đại lý thương mại nói
chung tại Điều 166. Kết hợp với quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự
2005 về hợp đồng thì có thể đưa ra khái niệm hợp đồng đại lý mua bán
hàng hóa: “Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các
bên, trong đó một bên (bên đại lý) nhân danh chính mình để thực hiện việc
mua, bán hàng hóa cho bên kia (bên giao đại lí) để hưởng thù lao”.
Công ty A lựa chọn ký một kết hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với
công ty B, và hợp đồng mang những đặc điểm pháp lý sau:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa phải
là các thương nhân.
Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa được xây dựng trên cơ sở hợp
đồng giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Theo Điều 167 Luật thương mại
2005: chủ thể hợp đồng đại lý, tức là bên giao đại lý và bên đại lý phải là
thương nhân. Có nghĩa là họ phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp; có thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng kí kinh doanh.
Theo đó, công ty A là bên giao đại lý, công ty B là bên đại lý phải thỏa
mãn điều kiện đều là thương nhân. Công ty A với vai trò là đại lý bán hoặc
giao tiền mua hàng cho đại lý mua. Công ty B nhận hàng hóa để làm đại lý
bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua.
6
Thứ hai, bên đại lý phải dùng danh nghĩa của chính mình để
mua bán.
Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng đại lý. Trong quan hệ

hợp đồng đại lý, do bên giao đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa cho
mình thông qua bên đại lý nên bắt buộc phải có quyền kinh doanh những
hàng hóa đó, hay nói cách khác là phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp
với hàng hóa đại lý. Do bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên
giao đại lý bằng chính danh nghĩa của mình nên phải có đăng kí kinh doanh
phù hợp với hàng hóa đại lý mua, đại lý bán. Từ nghĩa vụ cụ thể của bên đại
lý là nhân danh chính mình để thực hiện việc mua hoặc bán một khối lượng
hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý bên bên giao đại lý phải có đăng kí
kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa ghi trong hợp đồng.
Thứ ba, trong quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không phải
là chủ sở hữu đối với hàng hóa mà chỉ là người được bên giao đại lý
giao việc định đoạt hàng hóa. Bên giao đại lý hoàn toàn không
chuyển quyền sở hữu hàng hóa ( trong trường hợp đại lý bán) hoặc
tiền ( trong trường hợp đại lý mua).
Trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý chỉ giao
hàng hóa cho bên đại lý bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho bên đại lý. Khi bên đại lý giao kết, thực hiện hợp đồng với khách
hàng, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển từ bên giao đại lý sang cho
khách hàng. Bên đại lý chỉ có vai trò của một người là làm dịch vụ trung
gian nối liền sự liên kết của bên giao đại lý với khách hàng.
Công ty A chuyển giao hàng hóa cho công ty B nhưng không chuyển
giao quyền sở hữu cho công ty B. Công ty B với vai trò là bên đại lý làm dịch
vụ trung gian nối liền sự liên kết của công ty A với khách hàng và hưởng
thù lao. Vì vậy mà mô hình kinh doanh của công ty A được mở rộng.
7
Thứ tư, để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý phải thực hiện
các hành vi thực tế.
Bên đại lý nhận hàng hóa từ bên giao đại lý để giao cho người mua
trong trường hợp đại lý bán; hoặc nhận tiền từ bên giao đại lý để thanh
toán cho khách hàng, nhận hàng từ khách hàng để giao cho bên giao đại lý

trong trường hợp đại lý mua hàng.
Theo đó, công ty B nhận hàng hóa từ công ty A để giao cho người
mua trong trường hợp là đại lý bán; hoặc nhận tiền từ công ty A đề thanh
toán cho khách hàng, nhận hàng từ khách hàng để giao cho công ty A trong
trường hợp là đại lý mua hàng.
Thứ năm, hợp đồng đại lý là một dạng của hợp đồng dịch vụ.
Về hình thức hợp đồng.
Theo Luật thương mại 2005, hình thức của hợp đồng đại lý mua bán
hàng hóa bắt buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị
pháp lí tương đương. Các hình thức có giá trị pháp lí tương đương văn bản
bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo
quy định của pháp luật (Khoản 15 Điều 3).
Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa công ty A và công ty B bắt
buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
Về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng đại lý
mua bán hàng hóa.
Bên đại lý phải thực hiện mua, bán hàng hóa cho bên thứ ba theo giá
bên giao đại lý ấn định. Đối với hình thức đại lý đã ấn định giá mua, giá bán
hàng hóa cho khách hàng, bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hóa cho bên
thứ ba theo đúng giá mà bên giao đại lý đã quy định. Bên đại lý không được
tự ý nâng giá hoặc giảm giá mua. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại
lý phải mua hàng hóa theo đúng giá tối đa hoặc giá tối thiểu đã thỏa thuận
8
với bên giao đại lý. Không những thế, khi thực hiện việc mua, bán hàng hóa
cho bên thứ ba, bên đại lý phải thực hiện đúng các thỏa thuận về thời gian,
địa điểm, số lượng hàng hóa với bên giao đại lý. Sau khi thực hiện dịch vụ
đại lý, bên đại lý có nghĩa vụ thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng
đối với đại lý bán, giao hàng đối với đại lý mua. Trong quá trình thực hiện
hoạt đông đại lý, bên đại lý có sự lệ thuộc chặt chẽ vào bên giao đại lý và

phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và thường xuyên báo
cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý. Một trong những quyền
cơ bản nhất của bên đại lý đó là quyền hưởng thù lao và những lợi ích hợp
pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Quyền và nghĩa vụ của công ty A và công ty B được quy định như
trên.
Về chấm dứt hợp đồng.
Luật thương mại 2005 không quy định một cách tổng quát về các
trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa. Song căn cứ vào
các quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự tại Bộ luật dân
sự 2005 thì hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa chấm dứt trong trường hợp
các bên thỏa thuận và trong những trường hợp: hợp đồng đã thực hiện
xong; hết thời hạn hiệu lực; một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất
tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; mất tư cách thương nhân;
hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Theo đó, hợp
đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa công ty A và công ty B chấm dứt trong
các trường hợp nêu trên.
3. Phân tích để thấy rõ, Công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với Công
ty A trong quan hệ thương mại trên đây, có cần thiết phải có đăng ký
kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ hay không? Tại sao?
9
Theo quan điểm của nhóm, công ty B, đối tác ký kết hợp đồng với
công ty A trong quan hệ thương mại trên cần thiết phải đăng ký kinh
doanh đồ thủ công mỹ nghệ.
Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp
có nghĩa vụ: “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo
quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện”. Như vậy, cũng như các doanh nghiệp khác, công ty B phải tiến hành
các hoạt động kinh doanh đúng với ngành, nghề đã đăng ký.

Bên cạnh đó, Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đại lý
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho
bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng
để hưởng thù lao”.
Từ quy định này, có thể thấy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ 3, bên đại lý nhân danh
chính mình chứ không phải nhân danh bên giao đại lý. Do đó, để có thể giao
kết được hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cụ thể với
bên thứ 3, bên đại lý cần phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy
định, trong đó có điều kiện kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, nếu Công ty B muốn thực
hiện hoạt động mua bán đồ thủ công mỹ nghệ với bên thứ 3 thì công ty B
phải đăng ký kinh doanh ngành nghề này, nếu không, công ty B không thể
giao kết được hợp đồng hoặc nếu có giao kết được thì hợp đồng đó cũng
không hợp pháp và bị vô hiệu do không đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ
thể. Điều này dẫn đến quyền lợi của công ty A (bên giao đại lý) và bên thứ 3
bị xâm phạm.
10
Từ những phân tích trên, có thể thấy, trong trường hợp này, công ty
B phải đăng ký kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ bởi nếu không đăng ký thì
công ty B không thể nhân danh chính mình tiến hành các hoạt động mua
bán hàng hóa đối với bên thứ 3 theo yêu cầu của bên giao đại lý (Công ty
A).
Cũng có quan điểm cho rằng công ty B không nhất thiết phải đăng ký
kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, vì Luật thương mại 2005 không có quy
định bên đại lý phải đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề với bên giao đại
lý. Quan điểm này không hẳn là không hợp lý, nhưng trong quan hệ thương
mại thì việc không đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề của bên B có thể
gây ảnh hưởng và xâm hại đến quyền lợi của bên thứ 3 hoặc bên A, nên

theo quan điểm của nhóm, bên B vẫn phải đăng ký kinh doanh ngành nghề
thủ công mỹ nghệ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình và các bên chủ
thể khác.
4. Phân tích phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A và
đối với khách hàng (nếu có).
a. Phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A.
Bản thân công ty A là công ty kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, nếu
công ty A kí kết hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với công ty B thì công ty
B sẽ là đại lý của công ty A. Do đó, công ty B sẽ phải thực hiện phạm vi trách
nhiệm của mình đối với công ty A và cả khách hàng theo quy định của pháp
luật.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 175 Luật thương mại 2005 về Nghĩa
vụ của bên đại lí, thì công ty B phải thực hiện các trách nhiệm sau đây đối
với công ty A :
- Công ty B phải tiến hành mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho
khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do công ty A ấn định.
11
Khoản 1, Điều 175 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ
này như sau: bên đại lí có nghĩa vụ phải: “Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại
lí ấn định.”
Công ty A là công ty có quyền ấn định giá bán đối với mặt hàng thủ
công mỹ nghệ mà họ giao cho công ty B bán, vì thế, công ty B có nghĩa vụ
bán mặt hàng này theo đúng giá mà công ty A đã ấn định, bản thân công ty
B không có quyền được tự ý nâng hay giảm giá bán đối với mặt hàng thủ
công mỹ nghê mà công ty A giao. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh hiện nay ghi
nhận tại Khoản 1, Điều 8 và khoản 2 Điều 9 thì việc ấn định giá của bên
giao đại lý cho nhiều bên đại lý là một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có
thể bị cấm. Vì thế, khi công ty A thực hiện quyền ấn định giá bán cũng như
việc công ty B phải tuân thủ việc ấn định giá bán của công ty A có thể sẽ bị

cấm theo quy định của luật này. Sự không phù hợp giữa hai luật này có thể
sẽ gây khó khăn trong quá trình hai công ty này ấn định giá bán và tiến
hành bán theo đúng giá đã ấn định.
- Công ty B có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các thỏa thuận về giao
nhận tiền, hàng với công ty A.
Nghĩa vụ này được quy định tại Khoản 2, Điều 175 Luật thương
mại 2005. Đây là một quy định mà công ty B cần quan tâm trong quá trình
thực hiện hoạt động đại lý của mình nhằm thực hiện đúng như thỏa thuận
của hai công ty trước đó. Công ty B có thể là đại lý bán hàng cho công ty A,
thậm chí là cả đại lý mua nếu như hai bên có thỏa thuận với nhau. Bên
công ty B có nghĩa vụ phải giao nhận tiền, hàng theo đúng quy định cho bên
công ty A.
- Công ty B có trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật theo ghi nhận tại
khoản 3, Điều 175 Luật thương mại.
12
Có thể thấy rằng công ty A bắt đầu muốn mở rộng thị trường tại
miền trung và kí kết hợp đồng thương mại với công ty B, công ty B trở
thành đại lý cho công ty A. Thông thường, khi hai bên chưa có sự tin tưởng
vào đối tác của mình, thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận về các biện pháp
bảo đảm như kí cược, cầm cố, thế chấp… Điều nay nhằm đảm bảo rằng, cả
hai phía sẽ đảm bảo được quyền lợi của mình. Đối với công ty B, là công ty
sẽ trực tiếp nhận các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty A để bán, họ
cần phải đảm bảo thực hiện các biện pháp này nhằm chắc chắn rằng họ
không lừa đảo đối với đối tác của mình.
- Công ty B có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán
hàng, và giao hàng mua đối với đại lý mua.
Có thể khẳng định rằng, đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và
thông thường hay phát sinh những tranh chấp giữa các bên có liên quan
bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cả hai bên. Tuy nhiên, trong

quá trình công ty B bán hàng cho công ty A, sẽ có một số những vấn đề phát
sinh như không bán được số hàng hóa theo đúng như cam kết do gặp
những khó khăn nhất định; như thế, công ty B rất dễ sẽ không thực hiện
nghĩa vụ này một cách chính xác nhất. Thế nhưng, như chúng tôi đã phân
tích ở trên, khi hai bên tiến hành kí kết hợp đồng với nhau, công ty A nên
ghi nhận một điều khoản rằng trong một khoản thời gian nhất định, công
ty B phải thanh toán tiền bán hàng sau một thời gian nhất định kể từ khi
nhận hàng không phụ thuộc vào việc hàng hóa đó có bán được hay không.
Nếu hai bên có ghi nhận về điều này, thì công ty B buộc phải thanh toán
tiền đúng hạn không phụ thuộc vào việc kinh doanh của họ lỗ hay lãi, và
điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của họ.
- Công ty B có nghĩa vụ phải bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với
đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm
về chất lượng khi hàng hóa trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.
13
Đối với mặt hàng là đồ thủ công mỹ nghệ, quá trình bảo quản cũng
vô cùng quan trọng, bởi giá trị của mặt hàng này thường sẽ rất dễ bị ảnh
hưởng nếu như quá trình bảo quản không cẩn thận. Mặt khác, do trụ sở
chính và thị trường mở rộng xa nhau, nên có thể hai bên sẽ tiến hành giao
nhận những đợt hàng lớn. Bản thân công ty B là đại lí cho công ty A, có
nghĩa rằng sản phẩm của công ty A đến với khách hàng sẽ thông qua công
ty B, mọi vấn đề về hàng hóa nếu như có sự phát sinh về chất lượng sẽ là
ảnh hưởng một cách lớn hơn so với công ty B (thậm chí có thể ảnh hưởng
đến uy tín của công ty). Do đó, công ty B với vai trò của mình phải đảm bảo
rằng họ sẽ bảo quản được những món đồ thủ công mỹ nghệ mà công ty A
sau khi giao cho họ sẽ không bị hư hại và nguyên vẹn.
Tất nhiên, trong quá trình giao nhận, vận chuyển, không tránh khỏi
những sự cố phát sinh, sau khi đã nhận hàng, nếu như vì một lí do nào đó
của chính bên công ty B gây ra khiến cho chất lượng hàng hóa bị ảnh
hưởng, khiến cho quá trình bán và tiêu thụ nó không tốt, thì công ty B phải

liên đới chịu trách nhiệm đối với mặt hàng đó. Nếu xảy ra trường hợp này,
công ty B không thể phủi tay và nói rằng chúng tôi chỉ là đại lý bán, còn
chất lượng hàng hóa không phải là trách nhiệm của chúng tôi. Bởi như đã
nói ở trên, giả sử công ty B giao hàng cho khách hàng nhưng chất lượng
không đảm bảo, bản thân công ty A sẽ chịu thiệt hại đầu tiên, bởi sản phẩm
đó là mặt hàng của họ.
- Công ty B phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên phía công ty A và
báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên công ty A.
Bản thân công ty B là đại lý của công ty A, có nghĩa đơn giản rằng họ
chỉ là trung gian thương mại để đưa mặt hàng của công ty A đến với người
tiêu dùng. Số tiền mà họ kiếm ra chính là khoản tiền mà chúng ta gọi nôm
na là tiền hoa hồng. Về mặt sâu xa, công ty B chính là “người làm thuê” của
công ty A, để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đạt chất lượng khi đến tay
14
người tiêu dùng, đảm bảo rằng quá trình kinh doanh mặt hàng thủ công
mỹ nghệ đang được tiến hành một cách hiệu quả, công ty A sẽ phải có
quyền kiểm tra, giám sát đối với công ty B và công ty này buộc phải báo cáo
tình hình hoạt động đại lý với công ty A.
Trách nhiệm của công ty B đối với công ty A được đặt ra khi bên B
thực hiện không đúng quyền – nghĩa vụ đối với bên A. Và khi vi phạm hợp
đồng với bên A thì bên B sẽ phải đền bù về mặt vật chất cho bên A hoặc chịu
các chế tài nhất định. Việc đền bù hay các chế tài sẽ được quy định cụ thể
trong hợp đồng đại lý thương mại giữa công ty A và công ty B đã ký kết.
Hay nói cách khác, phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với công ty A sẽ
nằm trong hợp đồng mà hai bên đã thống nhất và phát sinh khi có thiệt hại
về vật chật hay sự vi phạm về hợp đồng của bên B.
Ví dụ: bên B nhận hàng hóa từ bên A. Do không bảo quản đúng quy
định nên kho hàng bị cháy. Khi thiệt hại xảy ra thì trách nhiệm của bên B là
đền bù cho bên A, và việc đền bù như thế nào sẽ theo như thỏa thuận trong
hợp đồng đã ký kết.

b. Phạm vi trách nhiệm của công ty B đối với khách hàng (nếu có).
- Làm việc trực tiếp với khách hàng, và chịu trách nhiệm về sản phẩm
bàn giao cho khách hàng.
- Chủ động xây dựng các phương thức tiếp thị khách hàng.
- Đàm phán và thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Đảm bảo tính hợp pháp và chịu trách nhiệm pháp lý liên quan sản
phẩm.
- Đối với những công việc khách hàng yêu cầu mà công ty B không
đáp ứng được thì công ty B phải thông báo cho công ty A (bên giao đại lý)
để được hỗ trợ.
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương mại tập II - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nhà
xuất bản Công an nhân dân/ Hà Nội – 2006.
2. Luật Thương mại 2005.
3. Bộ luật Dân sự 2005
16
4. Luật doanh nghiệp 2005
5. />phan-phoi.html
6. />thong-kenh-phan-phoi.html
17

×