Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cây râu mèo – Tác dụng cây râu mèo chữa sỏi thận, sỏi túi mật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.41 KB, 3 trang )




Cây râu mèo – Tác dụng cây râu mèo
chữa sỏi thận, sỏi túi mật



Cây râu mèo có tên khoa học là Orthisiphons spiralis (Lour) Merr., Họ Hoa môi –
Lamiaceae hay cây râu mèo còn gọi là Cây Bông bạc.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Râu mèo: Cây Râu mèo nhỏ, cao 0,3 – 1,0m. Thân
có cạnh vuông, mang nhiều cành. Lá mọc đối, cặp lá trước mọc thành chữ thập đối
với cặp lá sau. Cuống lá rất ngắn. Cụm hoa tận cùng, thẳng, mọc thành chùm, màu
hoa lúc non thì trắng, sau ngả màu tím. Nhị và nhụy hoa Râu mèo thò ra trông
giống râu con mèo. Cây Râu mèo mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Cách trồng Râu mèo: Trồng Râu mèo bằng hạt hay giâm cành.
Bộ phận dùng, chế biến của Râu mèo: Lá và búp Râu mèo phơi hay sấy khô.
Công dụng, chủ trị Râu mèo: Thông tiểu tiện, dùng trong viêm tiết niệu, bệnh sỏi
thận, sỏi túi mật, tê thấp, phù.
Liều dùng Râu mèo: Dùng 30 – 50g hãm với nửa lít nước sôi, chia 2 lần uống trong
ngày trước khi ăn 15 – 30 phút. Uống nóng. Thường uống luôn trong 8 ngày, nghỉ
2 – 4 ngày; uống làm nhiều đợt chữa các chứng sỏi thận, sỏi mật.
Đơn thuốc có Râu mèo:
+ Viêm thận phù thũng: Râu mèo, Mã đề, Bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc
uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo
phác đồ.
+ Viêm đường tiết niệu: Râu mèo, Thài lài, Chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc
uống.

×