Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu các mô hình kinh doanh thương mại điện tử tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.32 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi bắt đầu được hình thành vào cuối những năm 60 của thế kỉ
trước, Internet đã thực sự trở thành một trong những phát minh vĩ đại bậc nhất
của lịch sử loài người. Internet ra đời và ngay lập tức tạo ra những tác động, ảnh
hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống con người. Internet giúp chúng ta trở
nên gần gũi với nhau hơn thơng qua các cơng cụ trị chuyện trực tuyến như
Yahoo, Skype, Viber… Internet cũng giúp con người tiếp cận thông tin nhanh
hơn, chính xác hơn thơng qua các trang mạng điện tử. Bên cạnh đó là vơ vàn các
lợi ích khác không thể kể hết mà mạng lưới trực tuyến này đem lại. Tuy nhiên,
sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Internet đối với
giới kinh doanh. Đặc biệt hơn cả là sự kết hợp chưa từng có trong lịch sử giữa
Internet và thương mại để tạo nên một trong những chuyên ngành tiên tiến nhất:
E-commerce (thương mại điện tử).
Thương mại điện tử đang trở thành một phương tiện giao dịch quen thuộc
của các công ty thương mại lớn trên thế giới. Thương mại điện tử có khả năng
giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ và người hưởng lợi
nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh
hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn, cịn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của
mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn. 
Thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang phát triển
mạnh mẽ và thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh. Việt Nam hiện có hơn


54% dân số sử dụng Internet cùng lượng người sử dụng các thiết bị thông minh
gia tăng, được xem là thị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử.
Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử và các mơ hình
kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các
mơ hình kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam” nhằm cung cấp và
làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết của thương mại điện tử. Dù đã cố gắng nỗ
lực tìm hiểu nhưng khơng thể tránh khỏi những sai sót trong bài làm, mong cơ
và các bạn góp ý và điều chỉnh để đề tài được hồn chỉnh hơn.
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC MƠ HÌNH KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử ( electronic commerce hay còn gọi là e-commerce, ecomm hay EC) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử
như Internet và các mạng máy tính. Một số khái niệm thương mại điện tử được
định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các
sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hố thơng qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các
giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân)
mang tính điện tử chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên
Internet." 

Các

kỹ


thuật

thơng

tin

liên

lạc



thể

là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện
tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự
mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá
nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay
các mạng máy tính trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm
việc đặt hàng và dịch thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình
vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng
phương pháp thủ công."
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, có 2 cách định nghĩa:
rộng và hẹp về giao dịch thương mại điện tử.
- Theo nghĩa rộng: “Giao dịch thương mại điện tử là việc mua hoặc bán
hàng hóa/ dịch vụ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức
4



nhà nước hoặc tư nhân được tiến hành thông qua các mạng kết nối qua trung
gian máy tính. Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt mua qua mạng nhưng được
thanh tốn và giao hàng hóa cung ứng dịch vụ có thể được thực hiện theo
phương pháp truyền thống. Giao dịch thương mại điện tử theo định nghĩa này
bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất cứ ứng dụng trực tuyến nào
trong các giao dịch tự động như ứng dụng Internet, EDI, Minitel hoặc các hệ
thống điện thoại tương tác.”
- Theo nghĩa hẹp: “Giao dịch thương mại điện tử là việc mua hoặc bán
hàng hóa/ dịch vụ được tiến hành thông qua Internet. Giao dịch thương mại điện
tử theo định nghĩa này bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kì ứng
dụng nào trên nền Internet trong các giao dịch tự động bất kể ứng dụng truy cập
Internet qua di động hay tivi, loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax hay
email.”
Theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): “Thương mại điện tử
là các giao dịch điện tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác. Những
giao dịch này có thể chia làm 2 loại: Một, giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa
hữu hình. Hai, giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp , trực tuyến các
thông tin và dịch vụ, hàng hóa số hóa, ví dụ như phần mềm nhắn tin theo yêu
cầu.”
Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về TMĐT. Trong nghị định này, TMĐT được hiểu như sau:
“Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt
động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng
viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”
1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử
Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện
tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực
tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các

5



hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử thơng thường được xem
ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business).
Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là
một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm
một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng
như điện thoại.
Thương mại điện tử bao gồm:
E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc cửa hàng ảo trên trang web với các danh
mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các trung tâm mua sắm ảo.
Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với
Doanh nghiệp
Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và
thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)
Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
Bảo mật các giao dịch kinh doanh
Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử
dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
doanh trong nước và quốc tế. Tính tồn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề
rất nóng gây bức xúc trong thương mại điện tử.
1.3. Các hình thức thương mại điện tử
Theo đối tượng tham gia, có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay
Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối
tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)

6


Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
 Chính phủ với Chính phủ (G2G)
Chính phủ với Công dân (G2C)
Khách hàng với Khách hàng (C2C)
Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
Trong đó, B2B, B2C, C2C là phổ biến nhất:
B2B (business to business – doanh nghiệp tới doanh nghiệp): chỉ hoạt động
mua bán giữa 2 hay nhiều công ty. Ở loại hình này, người mua và người bán đều
là doanh nghiệp. Ví dụ: nhà cung cấp và doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp
sản xuất và doanh nghiệp thương mại… Đây là loại hình có số lượng giao dịch
trên mạng lớn nhất, với trị giá cao nhất hiện nay và ngày càng tăng dần.
B2C (business to consumer – doanh nghiệp tới người tiêu dùng): đây là loại
hình điển hình cho các website bán lẻ sản phẩm, ở đó người bán là doanh nghiệp
và người mua là người tiêu dùng.
C2C (consumer to consumer – người tiêu dùng tới người tiêu dùng): chỉ
hoạt động mua bán được tiến hành giữa 2 cá nhân thơng qua mạng Internet. Loại
hình này được phổ biến trong các website đấu giá, mua bán, rao vặt… ở đó
người mua và người bán có thể rao bán, chọn mua sản phẩm và tiến hành các
giao dịch mua bán trực tiếp.
Theo mức độ số hóa, dựa vào 3 yếu tố: sản phẩm (product), quy trình
(process), cửa hàng (agent), có 2 loại hình thương mại điện tử:
Thương mại điện tử tồn phần (hay thương mại điện tử thuần túy) (Pure ecommerce/ Click and browse)
Thương mại điện tử một phần (Partial e-commerce/ Click and mortal)
Đối với hình thức: sản phẩm là sản phẩm hiện hữu, được thực hiện giao
dịch trên các cửa hàng thực và các quy trình thanh tốn hay quy trình giao dịch
được tiến hành hồn tồn mặt đối mặt, chính là loại hình thương mại truyền
thống, thường thấy ở các chợ truyền thống hay các cửa hàng bán lẻ truyền

thống. Khi có sự tham gia của máy tính và Internet, sự ra đời của thương mại
7


điện tử, chúng ta có các giao dịch đối với các sản phẩm hiện hữu hoặc sản phẩm
số hóa, được thực hiện trên các cửa hàng trực tuyến và quy trình tiến hành
online, đó chính là hình thức thương mại điện tử một phần, tức là thương mại
điện tử kết hợp với thương mại truyền thống, cũng là hình thức phổ biến nhất
trong thương mại điện tử. Ví dụ điển hình tại Việt Nam là Thế giới di động,
Trần Anh hay FPT Shop, đều có sự kết hợp giữa cửa hàng thực và cửa hàng
online, cho phép khách hàng có thể mua hàng tại cửa hàng hoặc mua hàng
online. Đối với các giao dịch của sản phẩm số hóa như game, phần mềm, video
và phim ảnh… được thực hiện hoàn tồn online và thanh tốn online trên mạng
Internet, đó chính là hình thức thương mại điện tử tồn phần (thuần túy).
Theo phương thức kết nối, có 1 loại hình thương mại điện tử: thương mại
điện tử di động M-commerce (Mobile commerce). Đây là hình thức rất phổ biến
hiện nay, cùng với xu thế phát triển của các thiết bị điện thoại thơng minh và
nhờ có việc giảm giá thành của các thiết bị điện thoại thơng minh, máy tính
bảng, cho phép người sử dụng hiện tại có thể truy cập các website thương mại
điện tử mọi lúc mọi nơi. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp khơng thể bỏ lỡ cơ
hội tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi thông qua một giao diện mới: giao diện
trên các màn hình của điện thoại thông minh. Các chuyên gia cho rằng, trong
thời gian tới, với sự phổ biến của các thiết bị điện thoại thông minh, người dùng
sẽ mua sắm trên các màn hình điện thoại hay máy tính bảng nhiều hơn so với
việc sử dụng máy bàn để tiến hành giao dịch. Chính vì vậy, các doanh nghiệp
khơng thể bỏ lỡ cơ hội phát triển, cơ hội kinh doanh với hình thức thương mại
điện tử mới – thương mại điện tử di động.
Theo mơ hình doanh thu, có thể kể đến một số mơ hình doanh thu từ:
Bán hàng (Amazon)
Phí giao dịch (Ebay)

Phí thuê bao (magazine, eMarketer)
Phí quảng cáo (Google, Alibaba)
Phí liên kết (Amazon & toyRus)
8


Các nguồn thu khác
Ngồi ra, thương mại điện tử cịn được phân chia theo hình thức: online-tooffline (O2O)
1.4. Các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử
1.4.1. Định nghĩa về mô hình kinh doanh thương mại điện tử
- Mơ hình kinh doanh: là mơ hình mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh
nhằm đạt được chiến lược kinh doanh đã đề ra (Rappa 2003 & Turban 2004).
- Mơ hình kinh doanh điện tử: cho biết vai trò và mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với khách hàng, các nhà cung cấp trong việc cung cấp hàng hóa,
dịch vụ thơng tin, trao đổi thanh tốn và những lợi ích khác mà các bên có thể
đạt được (Weill and Vitale 2001).
- Mơ hình kinh doanh thương mại điện tử: là mơ hình kinh doanh có sử
dụng và vận dụng tối đa hóa lợi ích của internet và website (Timmers, 1998).
1.4.2. Các nhân tố tạo lên mơ hình kinh doanh thương mại điện tử
Định vị giá trị doanh nghiệp
Mơ hình doanh thu
Cơ hội thị trường
Mơi trường cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh
Chiến lược thị trường
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý
1.4.3. Phân loại các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử
Bảng 1. Các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử
Mơ hình kinh doanh

1. Cung cấp thơng tin

Mơ tả
Cung cấp thơng tin. Ví dụ: tin tức, sản phẩm số hóa,
dịch vụ thơng qua trung gian

9


2. Trực tiếp tới khách Cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp tới khách
hàng

hàng. Ví dụ: tài chính, chăm sóc sức khỏe

3. Nhà cung cấp dịch vụ Cung cấp đầy đủ các dịch vụ trên một tên miền. Ví
trọn gói

dụ: chăm sóc sức khỏe, tài chính

4. Nhà trung gian

Giúp người mua, người bán gặp nhau (cơng cụ tìm
kiếm, đấu giá)

5. Chia sẻ cơ sở hạ tầng

Tập hợp nhiều đối tác chia sẻ hệ thống thơng tin (IT)

6. Tích hợp chuỗi giá trị


Tập hợp, tổng hợp và chia sẻ thông tin trong chuỗi
giá trị

7. Cộng đồng ảo

Tạo các cộng đồng trực tuyến giữa những người có
cùng sở thích, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tương
tác. Cộng đồng ảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bán hàng cùng loại và các sản phẩm hỗ trợ.

Nguồn: Weill and Vitale 2001
Bảng 2. Các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử theo mơ hình doanh
thu:
Mơ hình
kinh

Mơ tả

Ví dụ

Doanh thu

doanh
Cổng

Cung cấp các dịch vụ trọn gói và Yahoo!

Phí quảng cáo

TMĐT


nội dung tìm kiếm, tin tức, âm iBoats.com

Phí đăng kí

nhạc, đối tượng chủ yếu là người

Phí giao dịch

sử dụng tại nhà.
Bán

lẻ - Khách hàng có thể mua sắm Amazon.com

trực tuyến trực
(e-tailer)

-

Bán hàng

tuyến. Walmart.com
TMĐT

truyền

thống Dell.com

- TMĐT kết hợp TM truyền
thống

10


- Các nhà sản xuất bán hàng trực
tiếp
Cung cấp Các nhà cung cấp thơng tin, các Vnexpress.net

Phí quảng cáo

nội dung

Vtv.com

Phí đăng kí

Nhacso.net

Phí liên kết

Trung

chương trình giải trí

Các trung gian giao dịch cung bvsc.com.vn

Phí giao dịch

gian giao cấp những bộ xử lý giao dịch travel.com.vn
dịch


bán hàng trực tuyến, mơi giới
chứng khốn, đại lý du lịch

Người tạo Các mơ hình đấu giá: giúp người Ebay.com
lập

thị mua, người bán gặp nhau

Phí dịch vụ

Alibaba.com

trường
Nhà cung Cung cấp các dịch vụ cho khách Hosting.net.vn
cấp

dịch hàng:

vụ

đào

tạo

trực

Bán dịch vụ

tuyến


(Elearning), lưu trữ website trực
tuyến

Nhà cung Nơi các cá nhân có mối quan Facebook.com

Phí quảng cáo

cấp cộng tâm, sở thích riêng biệt chia sẻ

Phí đăng kí

đồng

Phí liên kết

kinh nghiệm, thảo luận những
vấn đề cùng quan tâm

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Vân - Mơ hình kinh doanh trong thương mại điện tử
(5.2015)

11


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC MƠ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2.1. Sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo của Google và Temasek, chỉ số (CAGR) của thị trường
thương mại điện tử Việt đạt mức 33%, nằm trong top các nước có tỷ lệ tăng
trưởng cao nhất Đông Nam Á.

Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FCMG), tốc độ tăng trưởng của thị
trường thương mại điện tử Việt Nam (69%) chỉ đứng sau Thái Lan (104%) và
Malaysia (88%)
Kantar Worldpanel đánh giá: ở Việt Nam, kênh thương mại điện tử phát
triển mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của Internet và sự gia tăng lượng người sở
hữu điện thoại thơng minh, cùng với đó là sự đầu tư mạnh tay của các nhà đầu tư
lớn ngành bán lẻ.
Ông David Anjoubault, Tổng Giám đốc Kantar Worldpanel Việt Nam nhận
định: “Mặc dù quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam còn nhỏ so với
các hình thức khác, nhưng lại có tiềm năng rất lớn bởi vì tăng trưởng về giá trị
của ngành FCMG thơng qua thương mại điện tử đã đạt con số 69%. Điều này
làm cho Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng thương
mại điện tử cao nhất trên thế giới”.
Không chỉ hấp dẫn trong các con số dự báo, Việt Nam trở thành một trong
những thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Năm 2017 là một năm
đầy khởi sắc với thương mại điện tử Việt với các thương vụ lớn từ các nhà đầu
tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nhiều nhất vào thị trường thương mại điện tử Việt
Nam
Có 6 nhà đầu tư nhiều nhất vào thương mại điện tử Việt là Alibaba,
Tencent, Temasek Holdings, Dragon Capital, IDG Ventures Vietnam, Cyber
Agent Ventures.
12


Nếu như IDG Ventures Vietnam và Dragon Capital là những nhà đầu tư đã từng
có nhiều thương vụ đầu tư vào startup cơng nghệ Việt Nam từ những năm 2000,
thì Alibaba, Tencent, Temasek mới bắt đầu rót vốn vào những năm gần đây,
13



nhưng mục tiêu của các nhà đầu tư này đều là các doanh nghiệp thương mại điện
tử có tiếng tăm tại Việt Nam.
Vào đầu năm 2017, nhà bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc JD.com đã đầu
tư vào công ty thương mại điện tử Tiki.vn tại Việt Nam. Cùng rót vốn lần này
với JD là nhà đầu tư công nghệ VNG. Đứng đằng sau JD.com là Tencent, công
ty công nghệ lớn nhất Châu Á theo vốn hóa thị trường. Theo tạp chí Forbes,
Tencent cũng có cổ phần trong tập đồn VNG, với việc đầu tư 500.000 USD
trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011.
Lazada được đầu tư bởi cả 2 nhà đầu tư lớn trong khu vực châu Á là
Alibaba và Temasek - quỹ đầu tư trực thuộc chính phủ Singapore.
Năm 2014, Lazada công bố đã nhận được khoản đầu tư 200 triệu Euro từ
Temasek Holdings. Năm 2017, Alibaba tiếp tục chi vào Lazada với khoản đầu
tư 2 tỷ USD, tiến tới sở hữu tới 83% cổ phần của công ty thương mại điện tử
này.
Lazada không phải là thương vụ duy nhất được Temasek đầu tư. Thơng qua
hình thức ủy thác cho Dragon Capital, Temasek cịn góp vốn vào tập đồn FPT,
tập đồn cơng nghệ Internet sở hữu hai website thương mại điện tử top đầu Việt
Nam là Sendo và FPT Shop.
Trong khi đó, ngày 19/6, SEA Limited phát đi thơng cáo hoàn thành việc
chào bán cổ phiếu thu về 575 triệu USD. SEA sẽ mở rộng kinh doanh với trọng
tâm là phát triển nền tảng thương mại điện tử Shopee.
Tiền thân của SEA là Garena có mặt tại Việt Nam khoảng 10 năm trước và
kiếm tiền nhờ trò chơi trực tuyến. Trong vịng 2 năm, hàng loạt cuộc thâu tóm
đã mở rộng hệ sinh thái của SEA, với nguồn đầu tư sở hữu trang tìm kiếm địa
điểm ẩm thực Foody.vn - bao gồm các dịch vụ liên quan như giao đồ ăn
Now.vn, phần mềm quản lý cửa hàng FoodyPOS.vn và dịch vụ đặt bàn
TableNow.vn. SEA cũng mở rộng mảng thanh toán hỗ trợ qua hợp tác với
VNPay.


14


Kết quả kinh doanh quý I của SEA có doanh thu từ Shopee đạt 197 triệu
USD, tăng 81% so với cùng kỳ 2017. Shopee tăng trưởng mạnh về tổng giá trị
hàng hóa và doanh số ở mỗi thị trường, đồng thời giảm chi phí bán hàng và tiếp
thị từ 135 triệu USD của quý IV/2017 xuống còn 127 triệu USD quý I/2018.
Tổng giá trị hàng hóa quý I đạt 1,9 tỷ USD so với mức quý I/2017 là 648 triệu
USD. Tổng số đơn đặt hàng trong quý hơn 111 triệu USD, tăng 217,4% so với
quý I/2017.
JD.com với kết quả tài chính q I có doanh thu thuần 216 tỷ USD, tăng
33% so với quý 1/2017 và doanh thu dịch vụ ròng 1,4 tỷ USD, tăng 60%. Tài
khoản khách hàng hoạt động với 301,8 triệu tính đến 31/3/2018, so với quý
I/2017 là 236,5 triệu. Theo Richard Liu - Chủ tịch JD, kinh doanh thương mại
điện tử là mảng cốt lõi, đạt kết quả cao trong quý đầu tiên.
Cho dù các công ty thương mại điện tử trong khu vực liên tục báo lỗ, dòng
tiền vẫn tiếp tục đổ vào khai phá. Năm 2015, Alibaba bỏ 1 tỷ USD thâu tóm
Lazada và đầu năm 2018 công bố đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada trong mục
tiêu đầu tư 4 tỷ USD trong vịng 2 năm cho cơng ty thương mại điện tử này
nhắm giữ vững vị thế số 1 Đông Nam Á. Nguồn tiền vẫn liên tục đổ vào khu
vực này để tăng tốc chiếm lĩnh thị trường, đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ, từ
thanh toán đến giao nhận vận chuyển.
Các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào thị trường thương mại điện tử Việt
Nam

15


Danh sách các quốc gia có nhiều nhà đầu tư vào thương mại điện tử Việt
gồm có Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore.

Việc này cho thấy thị trường thương mại điện tử Việt Nam là một mảnh đất
tiềm năng cho các nhà đầu tư đến từ khu vực và trên thế giới.
Với 6 nhà đầu tư rót vốn vào các công ty thương mại điện tử khác nhau ở
Việt Nam, Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào
16


thương mại điện tử Việt. Đây hồn tồn khơng phải là con số ngẫu nhiên bởi
theo thống kê của Phòng Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư Hàn Quốc
(KOTRA), Nhật Bản là quốc gia rót nhiều nhất vốn FDI vào Việt Nam trong
giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 12 năm 2017.
Đức và Mỹ là hai quốc gia ngoài châu Á tích cực đầu tư vào thị trường
thương mại điện tử Việt. Năm 2012, intel Capital công bố khoản đầu tư 17 triệu
đô vào hai công ty Đông Nam Á, trong đó có VC Corp của Việt Nam. VC Corp
được biết là công ty mẹ của hàng loạt website thương mại điện tử Việt như Én
Bạc, Mua Chung, Mua Rẻ, Rồng Bay.
Mặc dù thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ nước ngồi nhưng các cơng ty
thương mại điện tử Việt cũng nhận được nhiều nguồn góp vốn từ các quỹ đầu tư
trong nước. Trong giai đoạn đầu của ngành công nghiệp Internet, hầu hết các
doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu nhận được vốn từ các quỹ
ngoại thành lập tại Việt Nam như IDG Ventures Vietnam, Dragon Capitals. Giai
đoạn bùng nổ của Internet, danh sách các nhà đầu tư vào thương mại điện tử
tăng lên nhanh chóng với việc gia nhập của các tập đồn lớn như Thế Giới Di
Động, VNG, Vin Group, FPT Group.
Thị trường thương mại điện tử: Tiềm năng nhưng đầy thách thức
Thị trường hướng đến quy mô 10 tỷ USD
Theo thông tin từ Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, ngành
thương mại điện tử Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25% và có
thể được duy trì trong giai đoạn 2018-2020. Trong 4 năm tới, quy mô thị trường
thương mại điện tử Việt Nam được dự đốn có thể đạt tới 10 tỷ USD. Bên cạnh

doanh nghiệp, các quỹ đầu tư và tập đồn nước ngồi cũng tích cực mua cổ
phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang website thương mại điện tử trong
nước, khiến cho thị trường này ngày càng sôi động.
Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng cho thấy, hiện có khoảng trên 50%
người mua sắm Việt Nam thích mua hàng ở nước ngoài do sự tin tưởng vào chất
lượng sản phẩm, bên cạnh dịch vụ, thanh tốn, hậu mãi... Ngồi ra, thói quen
17


mua sắm đặc trưng của người Việt Nam là thấy, sờ và thử, nên khơng ít khách
hàng chủ yếu dạo chơi trên mạng để khảo giá là chính. Tuy nhiên, với sự thay
đổi của xã hội và nhịp sống hiện đại, thời gian dành cho việc ra ngoài mua sắm
sẽ hạn chế rất nhiều và thương mại điện tử chính là lựa chọn phù hợp.
Việc tham gia sân chơi tại Việt Nam của các thương hiệu thương mại điện
tử lớn như Amazon chắc chắn sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường
này, cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần. Theo dự báo từ giới
chuyên gia, khả năng đến năm 2025, thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt qua
các nước trong khu vực.
Nhiều rủi ro, thách thức
Dù tiềm năng phát triển là có thật, thế nhưng, thương mại điện tử tại Việt
Nam cũng gặp khơng ít trở ngại như sự phát triển thiếu bền vững, người tiêu
dùng cịn nhiều nghi ngại ở sản phẩm, thơng tin cịn đơn điệu, thiếu chi tiết,
thiếu sức hấp dẫn cũng như một số công cụ hỗ trợ khách hàng.
Bên cạnh những trang mua sắm đang thể hiện rõ tính chuyên nghiệp như
Lazada, Thegioididong, Sendo, Shopee, Tiki… được đầu tư bài bản, đâu đó vẫn
cịn tồn tại các lọai hình mua sắm qua các kênh mạng xã hội như Facebook,
Zalo… Các loại hình này có quy mơ dù nhỏ lẻ nhưng số lượng lại vơ cùng lớn,
quan trọng hơn, chi phí của hoạt động này khơng đáng kể và những chính sách
thuế vẫn chưa tác động đến đối tượng này.
Điều này khiến cho sự cạnh tranh trở nên khập khiễng do các trang bán

hàng tên tuổi phải đầu tư bài bản từ con người đến hệ thống vận hành… nên
phải chịu các gánh nặng về chi phí liên quan. Trên thực tế, đã khơng ít thương
hiệu rời bỏ cuộc chơi trong thời gian qua như Beyeu, Deca, Foodpanda, Topmot,
Cdiscount (BigC), Lingo… Không ít doanh nghiệp cũng đã rút lui lặng lẽ. 
Sự cạnh tranh giành thị phần giữa Lazada, Shopee, Tiki
Tiki xuất phát từ mơ hình bán lẻ hàng hóa (online retailer) đã dịch chuyển
sang mơ hình chợ trực tuyến (marketplace) kể từ năm ngối. Họ cơng bố hơn 13
triệu lượt truy cập hằng tháng với tỷ lệ hủy đơn hàng dưới 3%, thấp nhất trên thị
18


trường, đảm bảo kiểm sốt chất lượng hàng hóa. Trong khi Shopee là đại diện
cho nền tảng thương mại trên di động, sau gần 2 năm có mặt tại Việt Nam, công
bố đạt 18 triệu lượt download ứng dụng Shopee. Hiện Shopee có khoảng 7 triệu
mặt hàng bày bán và khoảng 800.000 người bán hàng.
Lazada với sự hậu thuẫn của Alibaba vừa công bố kết nối mạng lưới hơn
155.000 nhà bán hàng với hơn 3.000 thương hiệu và hơn 300 triệu sản phẩm
thuộc nhiều ngành hàng để phục vụ 560 triệu khách hàng Đông Nam Á trên nền
tảng sàn giao dịch (marketplace) cùng các giải pháp marketing, dữ liệu số và
nhiều dịch vụ thương mại khác.
Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng - trưởng đại diện Quỹ Đầu tư CyberAgent,
hiện tại tổng quan thị trường thương mại điện tử cho thấy Lazada, Tiki và
Shopee đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt với mỗi cơng ty dần
định hình theo cách riêng. Một vài công ty đang bám sau như Sendo, Lotte,
Co.op, Adayroi, nhưng Lazada, Tiki và Shopee có cơ hội lớn để bứt phá bởi
dịng tiền vào 3 cơng ty này ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh thúc đẩy thị trường
lớn nhanh hơn và người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn.
Các công ty thuộc top đầu phần lớn đã hình thành cụm nhà đầu tư hỗ trợ:
Lazada có Alibaba, Shopee với cơng ty mẹ SEA. Vì tiềm năng của thương mại
điện tử Việt Nam, nhóm các nhà đầu tư gia nhập thị trường sau đã chọn Tiki.

Đây là cách duy nhất để họ gia nhập thị trường bởi Lazada hay Shopee đã có
chủ.
Theo bà Trương Tố Linh - Giám đốc Điều hành iFind.vn, với dòng tiền nhà
đầu tư đổ vào và vai trò chi phối của JD.com, Tiki bắt đầu chắc chân trong top
đầu nên đã mạnh tay quảng cáo và năng động hơn trong chiến lược marketing,
tuy nhiên cần thêm thời gian để đấu với Lazada vì hiện tại chưa phải là giai đoạn
tối ưu chi phí, nên việc lỗ theo kế hoạch như những năm qua là tất yếu với các
công ty thương mại điện tử.
Thời gian qua cho thấy Tiki tuyển nhân sự ồ ạt, mở đội ngũ xây dựng các
kênh riêng và mở ra nhiều kênh dịch vụ, từ bán bảo hiểm, vé máy bay, voucher
19


lần so với mức trung bình thế giới. ăn uống, du lịch đến dịch vụ mua giúp
hàng từ nước ngoài (Tiki Global).
Trong khi hệ sinh thái của Adayroi, Lotte, Coop, Aeon, Robin hay Thế
Giới Di Động đang được xây dựng dựa vào nền tảng hàng hóa bán lẻ trực tiếp,
mặc dù không dẫn dắt thị trường nhưng đang tạo thành một phân khúc cạnh
tranh khó lường. Mơi trường bán lẻ đa kênh đang trở thành xu thế tất yếu, các
doanh nghiệp sáng tạo sẽ tìm cách bứt phá.
Cũng theo bà Linh, thực tiễn thị trường cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã
lập kênh riêng, xây dựng đội ngũ chuyên trách để làm việc với các công ty
thương mại điện tử. Các công ty thương mại điện tử lớn hiện chuyển đổi thành
kênh bán hàng tích hợp với các phần mềm và dịch vụ tạo ra sự linh hoạt và hỗ
trợ đa kênh.
"Điều này cho thấy thị trường bán hàng truyền thống đang cạnh tranh rất
khắc nghiệt và việc đầu tư kênh trực tuyến là một xu thế rõ rệt. Các doanh
nghiệp năng động và có tiềm lực hơn đang đi trước, các doanh nghiệp nhỏ hơn
đang xoay xở chủ yếu trên Facebook", bà Linh nhận xét.
Các siêu thị tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Là hệ thống siêu thị đầu tiên áp dụng thương mại điện tử tại Việt Nam,
Aeon bắt đầu ra mắt website bán thương mại trực tuyến AeonEShop vào đầu
năm 2017. Đến cuối năm, Aeon vận hành thêm ứng dụng mua hàng trên điện
thoại thông minh, đồng thời nâng cấp dịch vụ lên giao hàng toàn quốc. Lợi thế
của Aeon là sở hữu đa dạng các hình thái bán lẻ từ trung tâm thương mại, siêu
thị đến cửa hàng tiện lợi.
Siêu thị Lotte vừa cho vận hành ứng dụng mua sắm Speed Lotte trên
smartphone vào tháng 11/2017. Bước đầu đơn vị này đánh giá lượng người dùng
ứng dụng tăng trưởng gấp đôi theo tháng. Giá trị mỗi đơn hàng của người dùng
ứng dụng cũng đạt đến 500.000 đồng, cao hơn gần 70% so với người mua sắm
trực tiếp tại hệ thống. Lotte cho biết thời gian tới sẽ đầu tư hơn 1000 tỷ đồng vào
thương mại điện tử tại Việt Nam.
20



×