Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quan điểm của thanh niên về cuộc sống tình dục tiền hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.75 KB, 7 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
33
QUAN ĐIỂM CỦA THANH NIÊN VỀ CUỘC SỐNG
TÌNH DỤC TIỀN HÔN NHÂN
THE VIEW OF YOUTH ABOUT SEXUAL LIFE BEFORE MARRIAGE

SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Lớp 32K05, Khoa Thống kê – Tin học, Trường Đại học Kinh tế
GVHD: Phạm Quang Tín
Khoa Thống Kê – Tin học, Trường Đại học Kinh tế

TÓM TẮT
Cuộc sống tình dục tiền hôn nhân là vấn đề tế nhị nhiều người ngại đề cập, từ trước đến
nay chưa được sự đồng tình của dư luận nhưng trên thực tế hiện tượng này vẫn đang diễn ra.
Đây cũng là vấn đề phức tạp đối với những người đang chấp nhận lối sống này và phức tạp đối
với xã hội. Mục đích của bài viết này là nghiên cứu tâm lý, quan điểm,…của thanh niên về cuộc
sống tình dục tiền hôn nhân làm cơ sở xây dựng các giải pháp về tình dục an toàn, các chương
trình học tập giới tính phù hợp với xu hướng hiện nay.
ABSTRACT
Sexual life is a very delicate problem that a lot of people don’t refer to. It has not been
supported by the public opinion before. In practice, it is still happening a lot. This is also a very
difficult problem not only to those who accept it but also to all of the society. The aim of the writing
is what I want to study psychology and view,… of the youth about the sexual life befor marriage. It
can be used as a base helping to establish the methods of safe sexual desires as well as the
studying programs of suitable sex which suit to tendency nowadays.
1. Nội dung
1.1. Đặt vấn đề
Xuất hiện trong thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 ở các nước phương Tây, cuộc cách
mạng tình dục là sự phát triển tự nhiên của tiến trình lịch sử thời hiện đại – với sự sụp đổ
của những giá trị đạo đức có nguồn gốc từ di sản tôn giáo và sự bùng phát quan niệm tự do
tình dục, tự do yêu đương trên toàn thế giới.


Những năm gần đây, cách mạng tình dục ở châu Á đã có những bước chuyển quá
nhanh, quá bất ngờ. Ở một nước Nhật cổ kính với truyền thống Á đông trong lễ giáo lại có
thể sản sinh ra một “nền công nghiệp tình dục” phát triển quá sức tượng: các khu đèn đỏ
hợp pháp, phong tục ăn uống lấy cơ thể phụ nữ làm bàn tiệc, phim ảnh, truyện tranh,…Hay
ở Trung Quốc, đời sống tình yêu đang ở mức độ rất rộn rã, hướng đến tình dục hơn tình
yêu, hướng đến sự thỏa mãn về thể xác hơn là các nghĩa vụ về tinh thần. Còn ở Thái Lan,
theo nghiên cứu của tiến sĩ Suriyadeo Tripathi, Giám đốc Viện nghiên cứu Sức khỏe thanh
thiếu niên Thái Lan: giới trẻ nước này có quan hệ tình dục lần đầu khi mới 16 tuổi.
Lối sống tự do kiểu phương Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống
người Việt Nam, đặc biệt là trong thanh niên và cả một bộ phận trong tầng lớp tri thức.
Như một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại, cần có thái độ và cách nhìn khác đối với
vấn đề mà từ trước đến nay vẫn được xem là vấn đề tế nhị và ngại đề cập.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
34
1.2. Phân tích kết quả điều tra
1.2.1. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu phân tích chủ yếu dựa vào dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp
thông qua bảng câu hỏi, tổng số phiếu sau khi kiểm tra dùng để phân tích là 208 phiếu. Đối
tượng điều tra là những người nằm trong độ tuổi thanh niên đang sinh sống, học tập và làm
việc tại thành phố Đà Nẵng. Cơ cấu phiếu điều tra theo giới tính: Nam 107 phiếu –
51,44%; Nữ 101 phiếu – 48,56%, độ tuổi trung bình là 22,25; tuổi cao nhất là 31 và nhấp
nhất là 16 nằm trong độ tuổi thanh niên đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu.
Theo nghề nghiệp, gồm học sinh là 14 người chiếm 6,73%, cán bộ công nhân viên
là 31 người chiếm 14,90%, công nhân là 19 người chiếm 9,13%, ngành nghề khác là 7
người chiếm 3,37% và đa số là sinh viên có 137 người chiếm 65,87%.
Theo nơi ở, ở trọ có 129 người chiếm 62,0%; những người ở kí túc xá là 30 người
chiếm 14,4%; những người ở với gia đình là 49 người chiếm 23,6%. Và đa số họ ở các tỉnh
khác đến để học tập và sinh sống có 165 người chiếm 79,3%; những người ở Đà Nẵng có
43 người chiếm 20,7%.
1.2.2. Quan điểm chung về cuộc sống tình dục tiền hôn nhân của thanh niên hiện nay

- Quan điểm về cuộc sống tình dục tiền hôn nhân với văn hóa của người Việt Nam
Từ kết quả phân tích cho thấy, sự khác nhau về giới tính ảnh hưởng đến quan điểm
về sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân trong xu hướng hội nhập hóa. Họ đều đồng ý với
ý kiến cho rằng sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân không cần thiết khi còn là học
sinh/sinh viên và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Mức độ
đồng ý của nữ giới cao hơn nam giới. Như vậy, quan điểm của về cuộc sống tình dục tiền
hôn nhân đối với văn hóa người Việt Nam của nam giới đã thoáng hơn nữ giới.
Với sự khác nhau về tuổi, nghề nghiệp và tình trạng yêu (đang yêu, đã yêu, chưa
từng yêu) nhưng quan điểm về sự phù hợp của cuộc sống tình dục tiền hôn nhân với văn
hóa của người Việt Nam là giống nhau, họ đều đồng ý với ý kiến cho rằng với xu hướng
hội nhập hóa như hiện nay thì sống thử không cần thiết khi còn là học sinh/sinh viên,
không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
- Quan điểm về cuộc sống tình dục tiền hôn nhân trong thời kì hội nhập hóa
Cả nam và nữ đều không đồng ý với ý kiến cho rằng sống cuộc sống tình dục tiền
hôn nhân là phù hợp với trào lưu hiện nay, hiện tượng sống cuộc sống tình dục tiền hôn
nhân là một phần của cuộc sống và là sự biểu hiện của tình yêu. Theo số liệu điều tra cho
thấy, mức độ phản đối của nữ giới cao hơn nam giới, điều này cho thấy nữ giới vẫn khắt
khe hơn so với nam giới về hiện tượng sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân.
- Quan điểm về trinh tiết đối với hạnh phúc gia đình
Với ý kiến hạnh phúc gia đình không phụ thuộc vào trinh tiết của người phụ nữ,
không bị ảnh hưởng bởi người vợ, người chồng đã từng sống cuộc sống tình dục tiền hôn
nhân, thì sự khác biệt về giới tính cũng nói lên quan điểm khác nhau, nam giới thì đồng ý
với quan điểm đó còn nữ giới thì không đồng ý. Như vậy, quan điểm của nam giới cũng đã
thoáng hơn trong việc nhìn nhận trinh tiết đối với hạnh phúc gia đình.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
35
- Quan điểm về trinh tiết là tiêu chí đánh giá phẩm hạnh quan trọng nhất của
người phụ nữ
Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng yêu khác nhau nhưng họ đều đồng ý với
ý kiến cho rằng trinh tiết là tiêu chí đánh giá phẩm hạnh quan trọng nhất của người phụ nữ,

như vậy vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến, tư tưởng của người phương Đông, thanh
niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn coi trọng hai chữ “trinh tiết”, có thể nói rằng
vẫn còn sự bất đồng trong quan niệm, khi mà nam giới đều cho rằng hạnh phúc gia đình
không bị ảnh hưởng bởi trinh tiết của người phụ nữ trước khi kết hôn nhưng lại đem trinh
tiết ra là thước đo để đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ, phải chăng có sự mâu thuẫn
trong quan điểm của nam giới? Như vậy cần phải có các biện pháp, các chương trình, các
buổi nói chuyện công khai về vấn đề này để nam giới có cách nhìn khác và đồng nhất trong
quan điểm về trinh tiết của người phụ nữ.
- Quan điểm về trách nhiệm đối với cuộc sống tình dục tiền hôn nhân
Với sự khác nhau về giới tính thì trách nhiệm đối với cuộc sống tình dục tiền hôn
nhân là khác nhau, nam giới đồng ý với quan điểm cho rằng: sống cuộc sống tình dục tiền
hôn nhân không thiệt thòi cho các bạn gái, sẽ tiến tới hôn nhân với người họ đang sống
cuộc sống đó và không bao giờ hối hận nếu đã từng sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân.
Ngược lại, thì nữ giới lại không đồng ý với các ý kiến trên, như vậy có thể thấy trách
nhiệm của nam giới cao hơn nữ giới, họ chấp nhận sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân
và không hối hận vì lựa chọn của bản thân.
Một cách tổng quát có thể nhận xét rằng, vẫn còn sự mâu thuẫn trong quan điểm về
cuộc sống tình dục tiền hôn nhân của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là thanh niên đang sinh
sống và học tập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Họ vẫn chưa có cách nhìn đúng đắn và
chín chắn về vấn đề này, do vậy xã hội cần phải có thái độ cởi mở, cần trang bị cho họ
những quan niệm đúng đắn và những giá trị của đời sống.
1.2.3. Mức độ chấp nhận cuộc sống tình dục tiền hôn nhân của thanh niên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
Bảng 1: Bạn có muốn sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Có 96 46,2 46,2 46,2
Không 112 53,8 53,8 100,0
Total 208 100,0 100,0


Bảng 1 cho thấy, mức độ đồng ý sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân của thanh
niên trên địa bàn TP. Đà Nẵng là 96 người - chiếm 46,2% ít hơn so với những người không
muốn sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân là 112 – chiếm 53,8%, nhưng mức độ chênh
lệch là không quá lớn, do vậy có thể nói rằng, hiện tượng này đã trở thành một xu hướng
trong xã hội, khi mà sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây vào Việt Nam thì giới
trẻ đã có cách nhìn mới và thoáng hơn về lối sống vẫn được xem là xa lại với truyền thống
phương Đông và dân tộc.
Theo số liệu điều tra, trong số 96 người đồng ý sống cuộc sống tình dục tiền hôn
nhân thì những người ở trọ có mức độ đồng ý là cao nhất, có 66 người chiếm 68,75%,
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
36
những người ở tỉnh khác có 74 người chiếm 77,08%. Những người đang yêu là 58 người
chiếm 60,42%. Sinh viên là 54 người chiếm 56,25%. Như vậy, đa số mẫu được điều tra
đồng ý sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân là sinh viên, những người đang yêu, những
người ở trọ và những người ở tỉnh khác.
Bảng 2: Tình trạng sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
Chưa bao giờ 38 18,3 39,6 39,6
Đang sống 41 19,7 42,7 82,3
Đã từng 17 8,2 17,7 100,0
Total 96 46,2 100,0
Missing System 112 53,8
Total 208 100,0

Số liệu bảng 2 cho thấy những người đang sống chiếm tỉ lệ cao nhất có 41 người –
42,7% trong số 96 người muốn sống cuộc sống tình dục tiền hôn. Nếu tính chung cả những
người đang sống và những người đa sống là 60,4% so với những người đồng ý sống cuộc

sống tình dục tiền hôn nhân. Như vậy, một bộ phận thanh niên đã chấp nhận và sống lối
sống này như một hiện tượng tất yếu của xã hội hiện đại.
Bảng 3: Mối liên hệ giữa mong muốn sống cuộc sống
tình dục tiền hôn nhân với giới tính và quê quán
Mong muốn sống cuộc
sống tình dục tiền hôn
nhân
Giới tính Quê quán
Tổng
Nam Nữ Đà Nẵng Tỉnh khác

Count 57 39 22 74 96
% 59,4% 40,6% 22,9% 77,1% 100,0%
Không
Count 50 62 21 91 112
% 44,6% 55,4% 18,8% 81,3% 100,0%
Tổng
Count 107 101 43 165 208
% 51,4% 48,6% 20,7% 79,3% 100,0%
Chi-Square Tests
Value Df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square I 4,491(b) 1 0,034
Pearson Chi-Square II 0,547(b) 1 0,459
N of Valid Cases 208
Ghi chú: Pearson Chi-Square I: Kiểm định mối liên hệ giữa mức độ mong muốn sống cuốc
sống tình dục tiền hôn nhân với giới tính.
Pearson Chi-Square II: Kiểm định mối liên hệ giữa mức độ mong muốn sống cuộc sống
tình dục tiền hôn nhân với quê quán.
Với số liệu bảng 3, trong kiểm định Chi-Square Tests
Giá trị Asymp. Sig I nhỏ hơn 0,05 có thể kết luận: “có mối liên hệ giữa mức độ

đồng ý sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân với giới tính”, mức độ đồng ý sống cuộc
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
37
sống tình dục tiền hôn nhân của nam giới cao hơn nữ giới, nam có 57 người chiếm 59,4%
trong khi đó nữ chỉ có 39 người chiếm 40,6%.
Giá trị Asymp. Sig II lớn hơn 0,05 có thể kết luận: “không có mối liên hệ giữa mức
độ đồng ý sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân với quê quán”, tức là dù ở Đà Nẵng hay
ở các tỉnh khác đến học tập và sinh sống thì mức độ đồng ý sống cuộc sống tình dục tiền
hôn nhân là độc lập với nhau.
Bảng 4: Mối liên hệ giữa tình trạng sống cuộc sống
tình dục tiền hôn nhân với nghề nghiệp
Tình trạng sống cuộc sống
tình dục tiền hôn nhân
Nghề nghiệp
Tổng

Học
sinh
Sinh
viên
CBCNV
Công
nhân
Khác
Chưa bao giờ
Count 2 28 2 3 3 38
% 5,3% 73,7% 5,3% 7,9% 7,9% 100,0%
Đang sống
Count 6 15 12 7 1 41
% 14,6% 36,6% 29,3% 17,1% 2,4% 100,0%

Đã từng

Count 0 11 2 4 0 17
% 0,0% 64,7% 11,8% 23,5% 0,0% 100,0%
Tổng

Count 8 54 16 14 4 96
% 8,3% 56,3% 16,7% 14,6% 4,2% 100,0%
Chi-Square Tests
Value Df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 20,547(a) 8 0,008
N of Valid Cases 96
Với số liệu bảng 4, căn cứ theo giá trị Asymp. Sig trong kiểm định Chi-Square
Tests nhỏ hơn 0,05 có thể kết luận: “ có mối liên hệ giữa tình trạng sống cuộc sống tình
dục tiền hôn nhân với nghề nghiệp”, sinh viên là những đang sống cuộc sống tình dục
trước hôn nhân cao nhất, có 15 người - chiếm 36,6% như vậy, có thể nói rằng bộ phận
sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân hiện nay đa số là tầng lớp sinh viên, do vậy cần có
các biện pháp để giúp những sinh viên này đi đúng hướng, không để lại những hậu quả
đáng tiếc về sau và không ảnh hưởng đến công việc học tập.
- Nguyên nhân đồng ý sống cuộc sống tình dục tiền hôn nhân
Theo kết quả điều tra ý kiến của 41 người đang sống cho biết nguyên nhân dẫn đến
cuộc sống tình dục tiền hôn nhân của họ là: sống chung để hiểu nhau hơn, để tiết kiệm chi
phí sinh hoạt, vì thiếu thốn tình cảm nên sống chung, vì chưa có điều kiện làm đám cưới
nên sống chung và sống chung để dễ quản lý nhau hơn. Họ đều cho rằng, cuộc sống của
họ: là do sự tự nguyện của hai người, là nền tảng tốt cho cuộc hôn nhân sau này, sống
chung để phát triển thêm mối quan hệ, để sau này cưới không bị ân hận vì chọn lầm người
và chắc chắn sẽ dẫn đến hôn nhân. Họ hoàn toàn ý thức được trách nhiệm của bản thân
trước hành động của mình, hoàn toàn hiểu biết về các biện pháp tránh thai, biết cách phòng
chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

×