Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tai biến và biến chứng lọc cầu thận potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.09 KB, 7 trang )




Tai biến và biến chứng
lọc cầu thận
Tai biến và biến chứng trong thận nhân tạo thường đi kèm với bệnh nhân lọc
máu và có nguy cơ xảy ra trong từng buổi lọc máu. Biến chứng ngắn có thể
xảy ra trong buổi lọc, hay bất chợt giữa hai kỳ lọc. Để phòng ngừa những tai
biến này cần có sự hiểu biết và sự kết hợp trong điều trị giữa bác sỹ chuyên
khoa thận và bệnh nhân cần có hiểu biết để chấp nhận chế độ ăn kiêng.

Tai biến và biến chứng xảy ra trong buổi lọc:

Các triệu chứng hay gặp:

1. Hạ huyết áp:

Nguyên nhân: rất hay gặp khoảng 20 – 30% do các nguyên nhân sau: Hạ
nhanh khối lượng máu, siêu lọc cao; siêu lọc không ổn định; cân nặng của
bệnh nhân dưới cân khô; dịch nhược chương; thiếu chất co mạch; do thuốc
hạ huyết áp; do dịch acetate; nhiệt độ của dịch lọc cao; liên quan đến tim
mạch như suy tim, dùng betablockers; nhồi máu cơ tim v.v.

Thường bệnh nhân có một số triệu chứng báo trước như: đau đầu, buồn nôn,
nôn, bồn chồn, chuột rút.

Điều trị: Truyền Natriclorua đẳng trương qua đường dây lọc máu, sau đó
dùng các dịch ưu trương (manitol, glucoza, natriclorua ưu trương, albumin).
Triệu chứng chuột rút còn tồn tại sau khi huyết áp được nâng lên có thể cho
thở ôxy qua sonde mũi để trợ giúp cơ tim.


Phòng ngừa: Dùng máy có UF chuẩn; Bệnh nhân tăng không quá 1kg/ngày.
Không đặt UF ở bệnh nhân gầy hơn cân khô: Natri trong dịch lọc cao hơn
máu; Thuốc hạ huyết áp uống sau khi lọc máu; Dùng dịch Bicacbonat khi
tốc độ máu cao và quả lọc có hiệu năng lớn; Dùng monitor để theo dõi huyết
áp một cách đều đặn.

2. Chuột rút:

Nguyên nhân: Xảy ra do 3 yếu tố: Huyết áp hạ; Bệnh nhân có cân nặng nhỏ
hơn cân khô; Dịch lọc nhược trương

Điều trị: Truyền Natriclorua đẳng trương, nếu do dịch nhược trương thì dùng
ưu trương

Phòng ngừa: Tăng áp lực thẩm thấu bằng 145mEq/l hoặc cao hơn nhưng sẽ
gây khát cho bệnh nhân và tăng cân giữa hai kỳ lọc.

3. Nôn và bồn nôn:

Nguyên nhân: Thường gặp khoảng 10%, bệnh căn phức tạp thường liên
quan đến hạ huyết áp. Nôn và buồn nôn là triệu chứng sớm của hội chứng
mất thăng bằng thẩm thấu.

Điều trị: Đầu tiên phải điều trị hạ huyết áp. Nếu buồn nôn còn dai dẳng cho
antiemetic.

Phòng ngừa: Tránh hạ huyết áp là rất quan trọng, ở một số bệnh nhân giảm
tốc độ máu 30% trong giờ đầu có thể có kết quả. Nhiệt độ dịch lọc phải đúng
và dùng dịch bicacbonat.


4. Đau đầu:

Nguyên nhân: Hay gặp do rất nhiều nguyên nhân người ta chưa biết hết, có
thể do triệu chứng của rối loạn cân bằng thẩm thấu hoặc do dịch acetat.

Điều trị: Giảm tốc độ máu giờ đầu. Thay dịch bicacbonat.

5. Đau ngực, đau lưng:

Chiếm 5% của hội chứng qủa lọc lần đầu. Cần phải phân biệt đau ngựuc,
đau lưng của hội chứng này với cơn đau thắt ngực. Nếu là cơn đau thắt ngực
dùng nitrat uống hoặc betablockers, thở ôxy qua mũi. Nếu đau ngực cộng
với huyết áp hạ phải nâng huyết áp bằng cách truyền, giảm tốc độ máu và
đưa UF vê 0.

6. Ngứa:

Ngứa là triệu chứng thường có của bệnh nhân có ure máu cao, chiếm
khoảng 80%, có bệnh nhân ngứa một lần, có bệnh nhân ngứa nhiều lần.
Thường thì ngứa trong hoặc sau buổi lọc, nhưng cũng có bệnh nhân ngứa
tăng lên giữa hai kỳ lọc hoặc khi đi ngủ.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chưa rõ. Các yếu tố gây ngứa do ure cao có thể
có vai trò của canxi, phốt-pho và hocmon cận giáp. Khi cắt tuyến cận giáp,
giảm ngữa. Ngứa do bất cứ nguyên nhân gì thì cũng tăng lên khi da bị khô.
Việc giải thích còn chưa rõ. Sự giải phóng histamin từ tế bào mast làm ngứa
và tế bào này tăng lên ở bệnh nhân lọc máu. Các yếu tố gây ngứa có thể là
heparin, plastic dùng trong dây máu, oxit ethylen gas dùng để sát trùng quả
lọc và dây lọc. Chẩn đoán ngứa dựa vào vết xước, sần, thấm máu ở vùng da
mặt, lưng, thân, tứ chi.


Điều trị: Có nhiều cách nhưng không có cách nào hiệu quả nhất. Chỉ có ghép
thận là biện pháp triệt để. Biện pháp chung làm giảm khô da khu trú với
thuốc làm mềm lanolin hoặc camphor khoảng 20% có hiệu quả. Nếu nghi
ngờ oxit ethylen, thay bằng tia gramma.

7. Cơn bồn chồn và chocs pyrogene:

Phản ứng sốt trong buổi lọc rất hiếm. Xảy ra sau khi bắt đầu lọc máu 3 giờ.
Nó là hậu quả của sự tiếp xúc giữa máu với pyrogene (endotoxin) trong
vòng tuần hoàn ngoài cơ thể. Sốt có thể có từ giờ thứ 3 hoặc muộn hơn, ta
phải nghĩ đến nhiễm trùng dịch lọc, các endotoxin hoặc mảnh của vi khuẩn
đi qua màng lọc. Đôi khi sốt kèm theo rét run nặng, chuột rút, rối loan tiêu
hoá, hạ huyết áp. Phản ứng sốt giảm dần và tự hết trong vòng 12 giờ thì
không kèm nhiễm trùng máu.

8. Mệt mỏi sau lọc máu:

Một số bệnh nhân phàn nàn mệt nhiều giờ sau lọc máu. Mệt này không phải
do rút quá cân, hoặc do tụt huyết áp tư thế đứng. Nó tự hết sau 6 đến 12 giờ.
Mệt mỏi này rất khó giải thích, người ta khuyên không nên lọc dài, dùng
dịch lọc bicacbonat, HF hoặc hemodiafiltration.

Các hội chứng hay gặp:

1. Hội chứng mất thăng bằng thẩm thấu và đau đầu:

Thường xảy ra giờ thứ 2 của cuộc lọc máu. Bệnh nhân đau đầu, đôi khi sợ
ánh sáng và buồn nôn, nặng thì ý thức bệnh nhân u ám, bồn chồn báo hiệu
cơn giật toàn thân. Triệu chứng này có thể giảm vài giờ sau khi kết thúc,

thường xảy ra ở bệnh nhận lọc kỳ đầu có ure máu cao. Xảy ra do các chất
thẩm thấu ở plasma được hạ nhanh hơn ở trong não làm cho nước đi vào gây
phù tế bào não. Để điều chỉnh nhanh rối loạn này người ta lọc ngắn, dùng
quả lọc có hiệu năng thấp, có thể lọc hàng ngày trong tuần đầu. Truyền dịch
ưu trương (manitol 10%, glucoza 50%) 30 phút một lần. Ở ca co giật cần
tránh hít phải chất nôn. Có thể dùng an thần.

2. Hội chứng không dung nạp acetat:

Người ta miêu tả hạ huyết áp bởi đưa một lượng lớn acetat vượt quá dung
tích sử dụng của cơ thể. Hội chứng này là không chuyển hoá được acetat do
dịch lọc đưa vào gây một khó chịu chung, bứt rứt cơ, buồn nôn, mệt sau lọc
máu. Hạ bicacbonat máu trong buổi lọc và hồi phục sau kết thúc. Hạ P02 và
PC02. Acetat máu tăng hơn 5mmol/lít. Hội chứng này hay xuất hiện ở bệnh
nhân gầy, sử dụng quả lọc có hiệu năng cao (clairance de l’uree hơn
150ml/phút).

Điều trị: Dùng dịch bicacbonat, dùng quả lọc có hiệu năng thấp hơn và lọc
dài hơn.

3. Hội chứng tim mạch:

Các rối loạn tim mạch như ngoại tâm thu từng chùm hay đơn độc, cơn rung
nhĩ thường hay xuất hiện, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh tim. Nguy cơ
rung nhĩ thường tăng ở những bệnh nhân dùng digital hoặc bệnh nhân viêm
màng ngoài tim do ure máu cao. Kali và canxi trong máu cũng là một
nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim Đôi khi bệnh nhân dùng digital phải tăng
kali dịch lọc lên 4mmol/lít, nếu cần phải dùng thuốc chống loạn nhịp như
amiodarone.


×