MỘT SỐ CÂY THUỐC & BÀI THUỐC NAM ỨNG DỤNG
ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOÀI DA (1)
Những cây thuốc và vị thuốc được giới thiệu trong chuyên đề này là những cây
thuốc và vị thuốc Bắc đã được ghi trong Dược điển Trung Quốc và sử dụng rất lâu
đời. Điều khá thú vị là những cây thuốc này cũng có ở Việt Nam, cũng được nhân
dân ta sử dụng rộng rãi và gọi là thuốc Nam.
Qua chuyên đề này, các cây thuốc Nam từ lĩnh vực Y Học dân gian đã có cơ sở
để nghiên cứu sang lĩnh vực Y Học Khoa Học .
Trước mắt dựa vào kết quả điều trị, phần nào đánh giá được giá trị của một số
cây thuốc Nam, bài thuốc Nam. Thêm vào đó việc xác định hoạt chất trong cây cỏ
làm thuốc, thực vật học, hóa học, dược lý… đã được các nhà khoa học Việt Nam
(Viện Dược Liệu, GS.TS. Đỗ Tất Lợi, TS. Võ Văn Chi…) nghiên cứu, phổ biến ;
rất tiện cho việc tra cứu, càng thêm củng cố sự tin dùng thuốc Nam.
Quý độc giả đối chiếu tên thuốc Bắc với tên thường gọi của thuốc Nam để tiện
việc ứng dụng, tránh nhầm lẫn. Xin chân thành cám ơn.
1 – LIỆU CA VƯƠNG DIỆP 了哥王叶 (NIỆT GIÓ)
Tên khoa học: Wikhs troemia indica (L.) C. A. Mey. Họ Trầm Thymeleaceae.
Tên gọi khác: Niệt Gió, Gió Niệt, Gió Chuột.
Phân bố: Cây mọc hoang ở bờ bụi khắp nơi vùng rừng núi, gò đống, ven lộ, ven
làng, bãi cỏ.
Thu hái và chế biến:
Lá: Hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.
Rễ: Thu hái vào mùa xuân, loại bỏ tạp chất, cạo bỏ vỏ ngoài phơi khô.
Tính năng: Vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc. Có tác dụng tiêu viêm giải độc, tán ứ
chỉ thống, sát khuẩn.
Liều dùng: Dùng ngoài với liều lượng thích hợp.
Cấm kỵ: Có thai cấm dùng. Thuốc nấu lâu sẽ làm giảm độc tính.
PHƯƠNG THUỐC KINH NGHIỆM:
1 – Chữa Nấm chân:
Bài 1: Niệt gió tươi lượng vừa đủ. Giã nhỏ đắp tại chỗ đau.
Bài 2: Niệt gió tươi, Cỏ sữa lá lớn, Rễ mận rừng, tất cả đều bằng nhau, sắc lấy
nước đặc rửa hoặc ngâm chân.
2 – Chữa Ngưu bì tiển (Viêm da thần kinh):
Rễ tươi Niệt gió (lấy lớp vỏ thứ 2) 30g, dầu hôi 100ml. Lấy rễ Niệt gió tươi ngâm
trong dầu hôi sau 15 ngày thì dùng dung dịch này bôi vào chỗ đau.
2 – TRẠNG NGUYÊN HỒNG 状元 (XÍCH ĐỒNG NAM)
Tên khoa học: Clerodendrum japonicum (Thumb) Sweet. Họ Cỏ roi
ngựa Verbenaceae.
Tên gọi khác: Long đơn hoa , H ồng long thuyền hoa . Xích đồng
nam, Mò đỏ, Lẹo đỏ.
Phân bố:
Mọc hoang ở vùng rừng núi, dọc theo bờ suối, ven làng hoặc được trồng khắp nơi
làm cảnh.
Thu hái và chế biến:
Hái vào mùa hạ thu, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.
Tính năng: Vị đắng tính bình có độc ít, có tác dụng khu phong, giảm ngứa, tán ứ,
tiêu thũng.
Liều dùng: 10 – 30g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
Nghiệm phương:
1 – Chữa Tầm ma chẩn (Mề đay):
Bài 1: Xích đồng nam vừa đủ, sắc lấy nước đặc để nguội rửa chỗ ngứa. Mỗi ngày
rửa 3 lần.
Bài 2: Xích đồng nam, Bông ổi các vị đều bằng nhau sắc lấy nước đặc để nguội
rửa chỗ ngứa, mỗi ngày 1 – 2 lần.
2 – Chữa dị ứng với cây Sơn:
Bài 1: Xích đồng nam, Bòn bọt các vị đều bằng nhau sắc lấy nước đặc để nguội
rửa chỗ ngứa. Mỗi ngày rửa 2 – 3 lần.
Bài 2: Xích đồng nam, Lá Bồ cu vẽ, Lông Gà mới nhổ các vị đều bằng nhau sắc
lấy nước đặc để nguội rửa chỗ ngứa. Mỗi ngày rửa 2 lần.
3 – THƯƠNG NHĨ TỬ (KÉ ĐẦU NGỰA)
Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Họ Cúc Asteraceae.
Tên gọi khác: Ké đầu ngựa.
Phân bố:
Mọc hoang ở sườn đồi, ven lộ, bãi cỏ, ven làng.
Thu hái và chế biến:
Hái vào mùa thu sau khi quả chín, phơi khô.
Quả sau khi chín hái về phơi hoặc sấy khô.
Toàn cây phần trên mặt đất hái vào mùa hè thu, phơi khô.
Rễ hái vào mùa thu rửa sạch phơi khô. Khi dùng rửa sạch.
Tính năng:
Quả: Vị ngọt hơi đắng chát tính ấm, có độc ít. Có tác dụng khu phong thấp, thông
tỵ khiếu.
Toàn cây phần trên mặt đất: Vị cay đắng tính hàn có độc ít. Có tác dụng khu
phong tán nhiệt, sát trùng.
Rễ: Hơi đắng tính bình có độc ít. Có tác dụng khu phong tiêu thũng.
Liều dùng:
10 – 20g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
Nghiệm phương:
1. Chữa chàm bìu: (Tú cầu phong)
Thương nhĩ tử 60g, Phèn chua 6g. Nấu Thương nhĩ tử lấy nước cô đặc cho bột
Phèn chua vào trộn đều rửa chỗ ngứa.
2. Chữa Tầm ma chẩn (Mề đay):
Bài 1: Thương nhĩ tử vừa đủ sắc lấy nước mỗi ngày rửa 2 lần.
Bài 2: Thương nhĩ tử, Phù bình mỗi vị đều 100g. Sắc lấy nước rửa chỗ ngứa. Lấy
riêng Thương nhĩ tử, Kinh giới đều 10g, Thông bạch 1 tép. Sắc uống.
3. Chữa Ngứa ngoài da:
Bài 1: Thương nhĩ tử tươi toàn cây (rễ, lá) 100g. Sắc lấy 1 chén nước đặc, uống ½
chén còn ½ chén thêm nước vào rửa chỗ ngứa.
Bài 2: Thương nhĩ tử 50g, Hoàng bá, Xà sàng tử, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều
30g, Ngũ bội tử 15g. Sắc lấy nước đặc rửa chỗ ngứa, mỗi ngày 3 lần.
4. Chữa Thấp chẩn ngứa gãi chảy nước vàng:
Bài 1: Thương nhĩ thảo ½ kg, Bông cúc, Dây Kim ngân đều 250g. Sắc lấy nước
đặc thêm bột Phèn chua 30g vào trộn đều rửa tại chỗ ngứa.
Bài 2: Thương nhĩ thảo ½ kg, Dây Kim ngân 250g, Xà sàng tử 30g. Sắc lấy nước
đặc thêm bột Phèn chua 30g vào khuấy đều rửa chỗ ngứa.
5. Chữa Nấm da: Thương nhĩ thảo, lá Xoan đều ½ kg, lá Bạch đàn, Bông ổi cành
lá, Niệt gió đều 250g. Sắc lấy nước đặc bỏ bã, cô thành cao, thoa vào chỗ ngứa.
Trong thời gian dùng thuốc cử ăn các chất cay nóng, các loại cá.
6. Chữa Thấp chẩn mạn tính: Thương nhĩ tử, Xà sàng tử đều 30g. Sắc lấy nước
rửa chỗ ngứa.
7. Chữa Ma phong (Phong hủi): Thương nhĩ tử (cả cây) vừa đủ, nấu lấy nước cô
thành cao, mỗi lần uống 1 muỗng, uống vào buổi sáng lúc bụng đói.
4 – SAM MỘC BÌ 杉木皮 (TÙNG LÁ KIM)
Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata (Lamb) Hook.
Tên gọi khác: Sam bì (杉皮), Tùng lá kim.
Phân bố:
Cây được trồng khắp nơi để làm cảnh.
Thu hái và chế biến:
Vỏ cây: Hái quanh năm lấy loại khô dày, dài khoảng 60cm cạo lấy vỏ. Thường
dùng tươi.
Lá: Thường dùng tươi hái quanh năm khi dùng rửa sạch giã nhỏ.
Tính năng:
Vị đắng chát tính bình có tác dụng thanh lương thoái nhiệt, khu phong giảm ngứa.
Liều dùng:
Dùng ngoài lượng vừa đủ.
Nghiệm phương:
1 – Chữa Mề đay:
Bài 1: Tùng lá kim tươi 250g, Lông Gà 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc tắm toàn thân.
Bài 2: Tùng lá kim tươi vừa đủ sắc lấy nước đặc rửa.
2 – Chữa Phong chẩn: Tùng lá kim vừa đủ sắc lấy nước đặc rửa chỗ ngứa.
3 – Chữa Tất sang (dị ứng cây Sơn):
Bài 1: Vỏ Tùng lá kim tươi vừa đủ sắc lấy nước rửa.
Bài 2: Vỏ Tùng lá kim tươi ½ kg, vỏ Cua 4 cái. Tất cả giã nhỏ nấu lấy nước rửa
chỗ ngứa nhiều lần.
Bài 3: Vỏ tươi bên trong Tùng lá kim, Tía tô đều bằng nhau nấu lấy nước rửa chỗ
ngứa.
Bài 4: Lá tươi cây Tùng, Tía tô các vị đều bằng nhau nấu lấy nước rửa.
4 – Chữa nhọt mủ:
Bài 1: Tùng lá kim tươi, Lá Xoan tươi, Lá Bạch đàn tươi, Tầm phỏng đều bằng
nhau nấu lấy nước đặc rửa.
Bài 2: Lá Tùng tươi vừa đủ giã vắt lấy nước thoa chỗ nhọt mỗi ngày thoa nhiều
lần.
5 – Chữa Tất sang (Dị ứng cây Sơn), Viêm da: Vỏ Tùng tươi, Trắc bá diệp tươi
các vị đều bằng nhau nấu lấy nước đặc rửa chỗ ngứa mỗi ngày vài lần.
5 – KÊ THỈ ĐẰNG (DÂY THỐI ĐỊT)
Tên khoa học: Paederia scandens (Lour) Merr. Họ Cà phê Rubiaceae.
Tên gọi khác: Cẩu thí đằng 狗屁藤, Kê th ỉ đằng , Dây Thối địt, dây Mơ.
Phân bố:
Mọc thành bụi ở vùng núi, bìa rừng, ven lộ, hàng rào, ven làng.
Thu hái và chế biến:
Hái vào mùa hạ thu, loại bỏ tạp chất dùng tươi hoặc phơi khô.
Tính năng:
Vị ngọt chát tính bình có tác dụng trừ thấp giảm ngứa, tiêu thũng giải độc.
Liều dùng:
Dùng ngoài lượng vừa đủ.
Nghiệm phương:
1 - Chữa Giời leo:
Bài 1: Dây, lá Mơ tươi vừa đủ, vò nát, thoa chỗ Giời ăn. Mỗi ngày thoa vài lần.
Bài 2: Rễ dây Mơ vừa đủ giã nát, vắt nước cốt hòa với Rượu Hùng hoàng (bột
Hùng hoàng trộn với rượu) thoa chỗ Giời ăn mỗi ngày thoa vài lần.
2 – Chữa Viêm da thần kinh, Thấp chẩn, Ngứa toàn thân:
Dây Mơ non tươi hoặc lá non tươi vừa đủ, giã nhỏ thoa chỗ đau khoảng 5 phút,
mỗi ngày 2 – 3 lần.