Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOA SAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 101 trang )

/

l;
HỌC VIỆN NƠNG
NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KẾ TỐN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------

ĐẬU CƠNG TRÍ

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CƠNG TY TNHH HOA SAN

Hà Nội – 2021


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KẾ TỐN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CƠNG TY TNHH HOA SAN


Người hướng dẫn:

TS. LÊ THỊ MINH CHÂU

Người thực hiện:

ĐẬU CƠNG TRÍ

Khóa:

K63

Ngành:

KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành:

KẾ TOÁN

Hà Nội -2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành kỳ khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Trước
tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy, cô giáo trong khoa Kế
Toán và Quản Trị Kinh Doanh trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam lời cảm
ơn chân thành nhất. Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cơ Lê Thị Minh
Châu – Bộ mơn Kế tốn và Quản trị kinh doanh đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành khóa luận này. Chúng em xin cảm ơn

ban lãnh đạo cùng tồn thể nhân viên Cơng ty TNHH Hoa San, đặc biệt là anh
Nguyễn Hồng Minh - Giám Đốc và chị Trương Thị Cảnh Hà - Kế toán trưởng đã
nhiệt tình giúp đỡ, theo sát, tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với những
số liệu thực tế tại Cơng ty.
Đồng thời, nhóm xin cảm ơn nhà trường đã cho chúng em cơ hội được tiếp
cận, áp dụng những kiến thức được giảng dạy vào thực tế. Qua kỳ khóa luận này,
nhóm đã tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế, đồng thời có mơi trường để học
hỏi và trau dồi thêm được kiến thức hữu ích để làm nền tảng cho sau này. Bước
đầu đi vào thực tế của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên khơng tránh
khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của Quý thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hồn thiện hơn đồng
thời có điều kiện bổ sung, nâng cao vốn kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công
việc thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021
Sinh viên

Đậu Cơng Trí
i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU MẪU ...................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................ x
PHẦN I: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1.1

Đặt vấn đề ............................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2

1.2.1

Mục tiêu chung ...................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 4
2.1


Cơ sở lý luận ....................................................................................... 4

2.1.1

Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương ........ 4

2.1.2

Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương ............................... 15

2.1.3

Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 20

2.2

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 22

2.2.1

Thu thập số liệu ................................................................................... 22
ii


2.2.2

Xử lý số liệu ......................................................................................... 22

2.2.3


Thống kê mô tả .................................................................................... 22

2.2.4

Phương pháp so sánh ......................................................................... 23

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 24
3.1

Giới thiệu về Công ty TNHH Hoa San ................................................ 24

3.1.1

Giới thiệu chung .................................................................................. 24

3.1.2

Đặc điểm bộ máy và tổ chức kế tốn tại cơng ty TNHH Hoa San ....... 25

3.1.3

Tình hình tài sản, nguồn vốn của Cơng ty ........................................... 35

3.1.4

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơng ty. ........................ 38

3.1.5


Chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty. ............................................. 41

3.2

Thực trạng kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty
TNHH Hoa San ....................................................................................... 42

3.2.1

Hình thức tính lương và trả lương ....................................................... 42

3.2.2

Quy trình kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương ............... 45

3.2.3

Cơng tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty..
............................................................................................................. 46

3.2.4

Kế tốn chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương ................... 78

3.3

Thực trạng kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Hoa San ....................................................................................... 83

3.3.3


Ưu điểm. .............................................................................................. 83

3.3.4

Nhược điểm ......................................................................................... 84

3.4

Giải pháp hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
tại cơng ty TNHH Hoa San ..................................................................... 84

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 86
iii


4.1

Kết luận ............................................................................................... 86

4.2

Kiến nghị ............................................................................................. 87

4.2.1

Kiến nghị với nhà nước ....................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88
PHỤ LỤC...................................................................................................... ......89


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Điều kiện nghỉ phép hưởng 100% lương ............................................. 10
Bảng 2: Tỉ lệ các khoản trích theo lương khơng có dịch bệnh .......................... 11
Bảng 3: Tỉ lệ các khoản trích theo lương từ ngày 01/07-30/09/2021 ................ 12
Bảng 4: Tỉ lệ các khoản trích theo lương từ ngày 01/10-30/06/2022 ................ 12
Bảng 5: Tỉ lệ các khoản trích theo lương từ ngày 01/07-30/09/2021 ................ 12
Hình 1: Logo cơng ty TNHH Hoa San............................................................... 24
Bảng 6: Thông tin ngành nghề lĩnh vực hoạt động............................................ 25
Bảng 7: Lao động trong Công ty năm 2019-2021 ............................................. 33
Bảng 8: Tài sản- nguồn vốn tại Cơng ty TNHH Hoa San .................................. 35
Bảng 9: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. ....................... 38
Bảng 10: Mức lương cơ bản các chức vụ trong Công ty ................................... 42

v


DANH MỤC HÌNH, BIỂU MẪU
Biểu mẫu 3.1: Hợp đồng lao động..................................................................... 48
Biểu mẫu 3.2: Bảng chấm công tháng 07 các bộ phận theo hình thức ngày cơng
........................................................................................................................... 52
Biểu mẫu 3.3: Bảng chấm cơng tháng 07 cơng nhân hồn thiện....................... 53
Biểu mẫu 3.4: Bảng chấm công tháng 07 công nhân đứng máy. ....................... 54
Biểu mẫu 3.5: Bảng thanh toán tiền lương tháng 7 ban quản lý ....................... 58
Biểu mẫu 3.6: Bảng thanh tốn tiền lương tháng 7 văn phịng kinh doanh ....... 60
Biểu mẫu 3.7: Bảng thanh toán tiền lương tháng 7 bộ phận Bảo vệ- Cơ khí .... 61
Biểu mẫu 3.8: Bảng thanh toán tiền lương tháng 7 bộ phận hồn thiện ........... 62

Biểu mẫu 3.9: Bảng thanh tốn tiền lương tháng 7 bộ phận đứng máy ............ 64
Biểu mẫu 3.10: Phiếu chi thanh tốn tiền lương theo ngày cơng tháng 07 ....... 66
Biểu mẫu 3.11: Phiếu chi thanh toán tiền lương bộ phận hoàn thiện................ 67
Biểu mẫu 3.12: Phiếu chi thanh toán tiền lương tháng 07 bộ phận đứng máy .. 68
Biểu mẫu 3.13: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 07 năm 2021 .......... 69
Biểu mẫu 3.14: Bảng kê trích nộp bảo hiểm tháng 07 ban quản lý ................... 70
Biểu mẫu 3.15: Bảng kê trích lập nộp bảo hiểm tháng 07 văn phòng kinh doanh
........................................................................................................................... 72
Biểu mẫu 3.16: Bảng kê trích lập nộp bảo hiểm tháng 07 bộ phận Bảo vệ- Cơ
khí ...................................................................................................................... 73
Biểu mẫu 3.17: Bảng kế trích nộp bảo hiểm tháng 07 cơng nhân hồn thiện ... 74
Biểu mẫu 3.18: Bảng kế trích nộp bảo hiểm tháng 07 công nhân đứng máy..... 76
Biểu mẫu 3.19: Sổ cái tài khoản 334 ................................................................. 80
Biểu mẫu 3.20: Sổ chi tiết tài khoản 338.3 ........................................................ 81
vi


Biểu mẫu 3.21: Sổ chi tiết tài khoản 338.6 ........................................................ 82
Biểu mẫu 3.22: Sổ chi tiết tài khoản 338.2 ........................................................ 82

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hạch toán tài khoản 334 .................................................................. 18
Sơ đồ 2.2: Hạch toán tài khoản 338 .................................................................. 20
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH Hoa San .......................................... 26
Sơ đồ 3.2: Bộ máy tổ chức kế tốn tại Cơng ty.................................................. 30

viii



PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giấy xác nhận thực tập...................................................................... 89

ix


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

: Kinh phí cơng đồn

BHYT

: Bảo hiểm y tế


CNV

: Cơng nhân viên

BP

: Bộ phận

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động

KCN

: Khu công nghiệp

TK

: Tài khoản

NVL


: Nguyên vật liệu

TSNH

: Tài sản ngắn hạn

TSDH

: Tài sản dài hạn

VCSH

: Vốn chủ sở hữu

NPT

: Nợ phải trả

x


PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Lương là một khoản thu nhập chủ yếu của người lao động được dựa trên số


lượng cơng việc, sản phẩm cùng với đó là chất lượng cơng việc, sản phẩm mà
người lao động tạo ra. Nói cách khác chính là phần giá trị của người lao động đưa
vào trong sản phẩm. Chính vì thế, tiền lương chính là một phần chi phí sản xuất
của doanh nghiệp. Việc hạch tốn tiền lương một cách hợp lý, chính xác là điều
tất yếu của kế toán tiền lương. Nhưng việc tiền lương được trả đúng với giá trị
của người lao động đưa vào sản phẩm cũng là việc kích thích làm việc, tăng khả
năng sáng tạo trong cơng việc của người lao động. Ngồi ra, các khoản trích theo
lương mà người lao động được hưởng như phụ cấp, thưởng, BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ là các quỹ thể hiện sự quan tâm của xã hội, của doanh nghiệp đến
người lao động.
Tiền lương cũng chính là cơ cấu tạo nên sự lưu thơng trong nền kinh tế- xã
hội. Từ đó cho chúng ta thấy sự quan trọng và ý nghĩa to lớn của tiền lương là như
thế nào.
Vì vậy, việc kế tốn xây dựng một bảng lương, lựa chọn hình thức trả lương
thật hợp lý sao cho tiền lương là nguồn đảm bảo về vật chất lẫn tình thân của
người lao động. Đồng thời chính là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
ở mỗi doanh nghiệp đều có chính sách tiền lương linh hoạt tùy theo phương thức
thức hoạt động, hình thức kinh doanh của doanh nghiệp đó. “Cơng ty TNHH Hoa
San” trong lĩnh vực sản xuất đồ bảo hộ lao động với hơn 200 lao động kèm theo
đa dạng cách tính lương. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em

1


được đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương ở cơng ty TNHH Hoa San”
1.2

Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại “cơng ty TNHH Hoa San”. Từ đó, so sánh thực trạng tại cơng ty khác gì
so với cơ sở lý thuyết, tìm hiểu rõ các mặt hạn chế và đưa ra giải pháp cho ngắn
hạn và dài hạn cho công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại doanh nghiệp.

-

Phân tích thực trạng kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH Hoa San.

-

Đề xuất một số giải pháp hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Cơng ty TNHH Hoa San.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu khóa luận của đề tài “Kế tốn tiền lương tại công ty
TNHH Hoa San” là các sản phẩm báo cáo tài chính 3 năm 2018-2020; Sơ đồ cơ
cấu tổ chức, những chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương như:
-


Báo cáo tài chính năm 2018, năm 2019 và năm 2020.

-

Bảng chấm cơng.

-

Bảng thanh tốn lương và KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.

-

Báo cáo quyết toán thuế TNCN.

2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1

Phạm vi nội dung
“Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty TNHH

Hoa San” trong tháng 6/2021.
1.3.2.2

Phạm vi không gian

-


Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại Công ty TNHH Hoa San.

-

Địa chỉ trụ sở chính: 26 Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Long Biên, thành
phố Hà Nội.

-

Địa chỉ nhà máy sản xuất: Lô 8B, KCN Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.

1.3.2.3

Phạm vi thời gian

-

Thời gian thực hiện: ngày 03/08/2021 đến ngày 12/01/2021

-

Số liệu sử dụng phân tích:
+ Thơng tin của công ty được thu thập dựa trên tài liệu kế toán năm 2018,
năm 2019, năm 2020 và năm 2021.
+ Thơng tin kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương thu thập dựa
trên tài liệu kế tốn tháng 8 năm 2021.

3



PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.1.1

Khái niệm

Tiền lương:
Theo điều 90, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13: “Tiền lương là khoản
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện theo công
việc đã thỏa thuận.”
Người sử dụng lao động:
Theo khoản 2 điều 3, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13: “ Người sử dụng
lao động là là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân
có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”
Người lao động:
Theo khoản 1 điều 3, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13: “Người lao động
là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
Các khoản trích theo lương:
Gắn liền với tiền lương, các khoản trích theo lương bao gồm BHXH,
BHYT, BNTN, KPCĐ các khoản trích theo lương này là quyền lợi mà người lao
động được hưởng do doanh nghiệp và người lao động đóng. Đây là quỹ xã hội thể
hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến người lao động.
2.1.1.2


Chức năng

Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị là lợi nhuận cao nhất. Để đạt được
mục tiêu đó họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách có nghệ thuật
4


các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Người sử dụng lao động có thể tiến hành
kiểm tra giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của
mình thơng qua việc chi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mà mình bỏ ra
phải đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất. Qua đó người sử dụng lao động sẽ quản
lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả cơng xứng đáng
cho người lao động.
Chức năng kích thích lao động (địn bẩy kinh tế):
Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển
tăng năng xuất lao động. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê,
tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách
nhiệm của mình với lợi ích của doanh nghiệp.
Do vậy, tiền lương là một công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người
lao động làm việc thực sự có hiệu quả cao.
2.1.1.3

Ý nghĩa

Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nên hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa rất lớn trong
cơng tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hạch tốn tiền lương
và các khoản trích theo lương khơng những có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người lao động mà cịn có ý nghĩa giúp các nhà quản lý sử

dụng quỹ tiền lương có hiệu quả nhất tức là hợp lý hố chi phí giúp doanh nghiệp
làm ăn có lãi.
Hạch tốn tốt lao động tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho
công tác quản lý nhân sự đi vào nề nếp có kỷ luật, đồng thời tạo cơ sở để doanh
nghiệp chi trả các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc
trong trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
Tổ chức tốt công tác tiền lương còn giúp cho việc quản lý tiền lương chặt
chẽ đảm bảo trả lương đúng chính sách và doanh nghiệp đồng thời cịn căn cứ để
tính tốn phân bổ chi phí nhân cơng và chi phí doanh nghiệp hợp lý.
5


2.1.1.4

Chế độ tiền lương

Việc vận dụng chế độ tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phân
phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của
doanh nghiệp và người lao động.
a, Chế độ tiền lương theo cấp bậc.
Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân. Tiền lương cấp bậc được
xây dựng dựa trên chất lượng và số lượng lao động. Có thể nói rằng chế độ tiền
lương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động, so sánh chất lượng
lao động trong các ngành nghề khác nhau và trong từng ngành nghề. Đồng thời
nó có thể so sánh điều kiện làm việc nặng nhọc, có hại cho sức khoẻ với điều kiện
lao động bình thường. Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất tích cực nó điều
chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý, nó cũng giảm bớt được
tính chất bình quân trong việc trả lương thực hiện triệt để trong việc phân phối lao
động.
Chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành, doanh nghiệp dựa vào đó để

vận dụng thực tế tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau:
Thang lương, Mức lương, Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
+ Thang lương là bảng xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương giữa các cơng
nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi
thang lương gồm một số các bậc lương và các hệ số phù hợp với bậc lương đó.
Hệ số này Nhà nước xây dựng và ban hành.
Ví dụ: Hệ số lương của giáo viên mầm non bậc 1/10 hiện nay là 2,1; bậc
2/10 là 2,41; bậc 3/10 là 2,72; …Mỗi ngành có một hệ số lương khác riêng.
+ Mức lương là số tiền dùng để trả công nhân lao động trong một đơn vị
thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương. Chỉ lương bậc
1 được quy định rõ cịn các lương bậc cao thì được tính bằng cách lấy mức lương
bậc nhân với hệ số lương bậc phải tìm, mức lương bậc 1 theo quy định phải cao
6


hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Hiện nay mức lương tối thiểu quy định là
290.000đ.
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của
công việc và yêu cầu lành nghề của cơng nhân ở bậc nào đó thì phải hiểu biết
những gì về mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành. Cấp bậc
kỹ thuật phản ánh u cầu trình độ lành nghề của cơng nhân. Tiêu chuẩn cấp bậc
kỹ thuật là căn cứ để xác định tay nghề của người công nhân.
b, Chế độ tiền lương theo chức vụ.
Chế độ này chỉ được thực hiện thông qua Bảng lương do Nhà nước ban
hành. Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quy
định trả lương cho từng nhóm.
Mức lương theo chế độ lương chức vụ được xác định bằng cách lấy mức
lương bậc 1 nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện lao động của
bậc đó so với 1. Trong đó mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểu nhân với hệ

số mức lương bậc 1 so với mức lương tối thiểu. Hệ số này là tích số của hệ số
phức tạp với hệ số điều kiện.
2.1.1.5

Những hình thức trả lương
Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Để thực

hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Nhưng tiền lương cần
phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo từng vùng được quy
định theo nghị định 90/2019/NĐ-CP phân chia theo 4 vùng:
-

Vùng I: bao gồm thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có
nền kinh tế phát triển với mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng.

-

Vùng II: bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế
tương đối phát triển với mức lương tối thiểu là 3.920.000 đồng/tháng.

-

Vùng III: bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy
nhiên thấp hơn ở vùng II với mức lương tối thiểu là 3.430.000 đồng/tháng.

7


-


Vùng IV: bao gồm là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển, khó
khăn, đặc biệt khó khăn với mức lương tối thiểu là 3.070.000 đồng/tháng.

Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương cho nhân viên như trả lương theo thời
gian, theo sản phẩm hoặc trả lương khốn. Có thể trả bằng tiền mặt hoặc trả qua
tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Doanh nghiệp được
quyền lựa chọn hình thức trả lương sao cho phù hợp tính chất cơng việc của doanh
nghiệp mình.
a, Hình thức trả lương theo thời gian.
Đây là hình thức tiền lương mà thu nhập của một người phụ thuộc vào hai
yếu tố: số thời gian lao động thực tế trong tháng và trình độ thành thạo nghề nghiệp
của người lao động.
Dễ tính tốn và đảm bảo cho người lao động một khoản thu nhập trong một
khoảng thời gian làm việc nhất định kết hợp cùng với khả năng cơ giới và tự động
hóa cao của máy móc ngày nay là ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian.
Mặt khác, hình thức này chỉ quan tâm đến số lượng mà không đảm bảo
được chất lượng sản phẩm của người lao động tạo ra nên hình thức trên rất hạn
chế trong việc kích thích sự phát triển của người lao động. Nó làm nảy sinh các
yếu tố chủ nghĩa bình qn trong trả lương. Vai trị kích thích bị hạn chế trong
hình thức trả lương theo thời gian.
Thực tế hiện nay, trong các doanh nghiệp còn tồn tại 2 cách tính lương theo
phương thức trả lương theo thời gian như sau:
-

Phương thức 1: Cách tính này lương tháng khơng là con số cố định. Vì ngày
cơng chuẩn hàng tháng khác nhau. Có tháng cơng chuẩn là 26 ngày, có
tháng là 24 và cũng có tháng là 27 ngày và người sử dụng lao động có thể
tự quy định, thỏa thuận với người lao động.

8



Cơng thức tính như sau:
Lương tháng =

Lương + Phụ cấp (Nếu có)
26

-

x

Ngày cơng thực tế

Phương thức 2: Cách tính này lương tháng thường là con số cố định. Lương
chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương.
Công thức tính lương như sau:

Lương tháng =

Lương + Phụ cấp (Nếu có)
Ngày cơng chuẩn của tháng

x

Ngày cơng thực tế

Lương tháng tính theo phương thức 2 sẽ giúp người lao động nhận được
mức lương ổn định hơn. Tiền lương chỉ bị giảm khi người lao động nghỉ phép
khơng lương.

b, Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo khối lượng
và chất lượng sản phẩm của người lao động đã hoàn thành. Đây là hình thức nhằm
kích thích người lao động nâng cao năng suất người lao động góp phần tăng khối
lượng và chất lượng của sản phẩm.
Cơng thức tính lương như sau:
Lương tháng = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm
c, Hình thức trả lương khoản.
Hình thức trả lương khốn là hình thức trả lương tỉ lệ thuận với tỉ lệ hồn
thành khối lượng cơng việc cơng việc của người lao động.
Cơng thức tính như sau:
Lương tháng = Mức lương khốn x Tỉ lệ % hồn thành cơng việc
d, Hình thức trả lương theo doanh thu
Hình thức trả lương theo doanh thu là hình thức trả lương/thưởng mà thu
nhập của người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh
số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty. Đối tượng áp dụng thường
9


là nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,… hưởng lương theo doanh thu Các
hình thức tính lương/thưởng theo doanh thu:
-

Lương/thưởng doanh số cá nhân

-

Lương/thưởng doanh số nhóm

-


Các hình thức kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…

2.1.1.6 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
a, Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương là quỹ tiền tệ do một cơ quan, đơn vị tổ chức lập nên theo
quy định của pháp luật để chi tiền công cho người lao động khi đến khì hạn trả
lương.
Thành phần quỹ tiền lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả
cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người lao
động trong thời gian ngừng làm việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng,
các khoản phụ cấp thường xuyên.
− Lương phép là khoản thu nhập mà người lao động khi nghỉ phép được nhận.
− Theo khoản 1 điều 111 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 thì trong ngày
11 nghỉ hàng năm người lao động được hưởng 100% lương khi người lao
động tham gia lao động tại các doanh nghiệp đủ từ 12 tháng làm việc trở
lên thì thì được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng
lao động.
Bảng 1: Điều kiện nghỉ phép hưởng 100% lương
Điều kiện

Số ngày nghỉ

Những người làm công việc trong điều kiện bình thường

12 ngày

Những người làm cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

14 ngày


hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống
khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao

10


động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật
Những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,

16 ngày

nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện
sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành
b, Các khoản trích theo lương
Quỹ các khoản trích theo lương được hình thành từ việc trích lập theo tỉ
lệ quy định của Nhà nước, các quỹ này có tác dụng nhằm trợ cấp cho cán bộ cơng
nhân viên có tham gia đóng góp quỹ. Quỹ các khoản trích theo lương bao gồm:
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiềm y tế, Bảo hiềm thất nghiệp, Kinh phí cơng đồn.
Tỉ lệ các khoản trích theo lương được quy định củ thể theo Quyết định
595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ
ngày 1/5/2017 cập nhật Nghị quyết số 68/NQ-CP áp dụng từ ngày 01/07/2021,
Nghị quyết số 116/NQ-CP áp dụng từ ngày 01/10/2021 theo tình hình dịch bệnh
Covid-19 và Sars-CoV-2 được áp dụng 12 tháng kể từ ngày áp dụng nghị định:
Bảng 2: Tỉ lệ các khoản trích theo lương khơng có dịch bệnh
Các khoản trích


Doanh nghiệp

Người lao động

Tổng

theo lương

(%)

(%)

(%)

17,5

8

25,5

Bảo hiểm y tế

3

1,5

4,5

Bảo hiểm thất nghiệp


1

1

2

Kinh phí cơng đồn

2

0

2

23,5

10,5

34

Bảo hiểm xã hội

Tổng

11


Bảng 3: Tỉ lệ các khoản trích theo lương từ ngày 01/07-30/09/2021
Các khoản trích


Doanh nghiệp

Người lao động

Tổng

theo lương

(%)

(%)

(%)

Bảo hiểm xã hội

17

8

25

Bảo hiểm y tế

3

1,5

4,5


Bảo hiểm thất nghiệp

1

1

2

Kinh phí cơng đồn

2

0

2

23

10,5

33,5

Tổng

Bảng 4: Tỉ lệ các khoản trích theo lương từ ngày 01/10-30/06/2022
Các khoản trích

Doanh nghiệp

Người lao động


Tổng

theo lương

(%)

(%)

(%)

Bảo hiểm xã hội

17

8

25

Bảo hiểm y tế

3

1,5

4,5

Bảo hiểm thất nghiệp

0


1

1

Kinh phí cơng đồn

2

0

2

22

10,5

32,5

Tổng

Bảng 5: Tỉ lệ các khoản trích theo lương từ ngày 01/07-30/09/2021
Các khoản trích

Doanh nghiệp

Người lao động

Tổng


theo lương

(%)

(%)

(%)

17,5

8

25,5

Bảo hiểm y tế

3

1,5

4,5

Bảo hiểm thất nghiệp

0

1

1


Kinh phí cơng đồn

2

0

2

22,5

10,5

33

Bảo hiểm xã hội

Tổng
c, Bảo hiểm xã hội

Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định BHXH
là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ
12


bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
BHXH là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng. Nó khơng những xác
định khía cạnh kinh tế mà cịn phản ánh chế độ xã hội. BHXH là sự đảm bảo ở
mức độ nhất định về mặt kinh tế cho người lao động. Mục đích của BHXH là tạo
lập một mạng lưới an toàn xã hội nhằm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro hoặc

khi về già không có nguồn thu nhập.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 (có hiệu lực từ ngày
01/05/2017) Quỹ bảo hiểm xã hội được trích lập theo tỉ lệ 25,5% tính trên tiền
lương cơ bản trả cho người lao động, trong đó 8% trừ vào lương của người lao
động, 17,5% tính vào chi phí SXKD. Từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/06/2021,
Quỹ bảo hiểm xã hội giảm 0,5% vào chi phí SXKD từ 17,5% xuống 17%. Tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp 13 lương, các khoản
bổ sung khác. Cụ thể theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số
47/2015/TT-BLĐTBXH về các khoản tiền lương và phụ cấp phải tính vào để đóng
bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách
nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên;...
Khoản BHXH: 17,5% trích vào DN (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và
thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp) và 8% trích vào lương Người lao động (đóng vào quỹ
hưu trí và tử tuất)
Quỹ bảo hiểm xã hội được trích nhằm trợ cấp cho cán bộ cơng nhân viên
có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp sau :
− Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên ốm đau thai sản.
− Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay mắc phải
các bệnh nghề nghiệp.
− Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên về hưu mất sức lao động.
− Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khoản tiền tuất (tử).
13


×