Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HOA

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC VIÊN CÁC TRƢỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2016

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HOA

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC VIÊN CÁC TRƢỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Mai Văn Thắng


HÀ NỘI – 2016

z


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi . Nội dung
và các trích dẫn, số liê ̣u nêu trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa

z


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
VIÊN CÁC TRƢỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ........6
1.1. Nhƣ̃ng vấ n đề lý luâ ̣n của giáo du ̣c pháp luâ ̣t cho ho ̣c viên các trƣờng si ̃
quan quân đô ̣i ..................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái luận chung về giáo dục pháp luật .................................................. 6
1.1.2. Khái niệm và những đặc thù của giáo dục pháp luật

cho học viên các

trường sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam ................................................ 16

1.2. Nhận thức chung về học viên và những đặc điể m cơ bản của ho ̣c viên đào
tạo si ̃ quan tại các trƣờng sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay....................... 24
1.2.1. Quan niê ̣m về học viên các trường sĩ quan quân đội ........................... 24
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của học viên đào tạo si ̃ quan tại các trường sĩ quan
quân đội ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 25
1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục pháp luật cho học viên các trƣờng
SQQĐ ................................................................................................................................. 29
1.3.1. Vai trò của giáo dục pháp luật cho học viên các trường si ̃ quan quân độởi
Việt Nam ........................................................................................................... 29
1.3.2. Ý nghĩa của giáo dục pháp luật cho học viên các trường si ̃ quan quân
đội .................................................................................................................... 32
Kế t luâ ̣n chƣơng1 ...........................................................................................................35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN
TRONG CÁC TRƢỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
.............................................................................................................................................37

z


2.1 Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trị và ý nghĩa của giáo du ̣c pháp luâ ̣t
trong các trƣờng si ̃ quan quân đô ̣i ở Việt Nam........................................................ 37
2.2. Thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chƣơng trình, học liệu và nội
dung giáo du ̣c pháp luật trong các trƣờng sĩ quan quân đội................................. 46
2.2.1. Thực trạng về công tác tổ chức xây dựng chương trình, học liệu ........ 47
2.2.2. Thực trạng về nội dung giáo dục pháp luật. ......................................... 49
2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động giáo du ̣c pháp luâ ̣t
trong các trƣờng si ̃ quan quân đô ̣i............................................................................... 53
2.3.1. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật................... 53
2.4. Thực trạng về hình thức , phƣơng pháp giáo du ̣c pháp luâ ̣t cho học viên
trong các trƣờng si ̃ quan quân đô ̣i............................................................................... 57

2.5. Những nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế trong hoạt
động giáo du ̣c pháp luâ ̣t cho học viên các trƣờng si ̃ quan quân đô ̣i................... 63
2.5.1 Nguyên nhân của những thành tựu ........................................................ 63
2.5.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế ............................................ 66
Kế t luâ ̣n chƣơng2 ...........................................................................................................68
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN TRONG
CÁC TRƢỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI ...................................................................69
3.1. Những quan điểm chung ....................................................................................... 69
3.1.1. Quán triệt các quan điểm của Đảng về giáo dục pháp luật ................. 69
3.1.2. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Quân ủy trung ương về giáo dục
pháp luật. ......................................................................................................... 71
3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục pháp luật cho
học viên trong các trƣờng si ̃ quan quân đô ̣i.............................................................. 74
3.2.1.Một số kiến nghị ..................................................................................... 74
3.2.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao giáo dục pháp luật cho học viên ở
các trường si ̃ quan quân đội trong giai đoạn hiện nay ................................... 77

z


Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................................ 106
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 110
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 113

z


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHƢ̃ VIẾT ĐẦY ĐỦ

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Đảng ủy quân sƣ̣ trung ƣơng

ĐUQSTW

Giáo dục pháp luật

GDPL

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Văn hóa pháp luâ ̣t

VHPL

Sĩ quan quân đội

SQQĐ

Trƣờng Si ̃ quan Pháo binh

TSQPB

Trƣờng Si ̃ quan Phòng hóa


TSQPH

Trƣờng Si ̃ quan Đă ̣c công

TSQĐC

Trƣờng Si ̃ quan Chính tri ̣

TSQCT

Trƣờng Si ̃ quan Tăng thiế t giáp

TSQTTG

Quân đô ̣i nhân dân

QĐND

z


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật (GDPL) là một hoạt
đơ ̣ng quan tro ̣ng của q trình thực thi pháp luật , là điề u kiê ̣n trong tiến trình
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, là cầu nối để chuyển tải và đƣa pháp luật vào
cuộc sống, qua đó đƣa cuộc sống gắ n liề n với pháp luật. GDPL vừa là một bộ
phận của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là một bộ phận của công
tác giáo dục và đào tạo. Nhận thức đƣợc ý nghĩa, vai trò quan trọng của
GDPL, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng đƣa

GDPL vào nhà trƣờng, đƣợc thể chế bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Bám sát chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, GDPL
chính thức đƣợc đƣa vào nhà trƣờng từ năm học 1987 - 1988. Đến nay, công
tác này đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, trở thành nội dung giáo dục văn
hóa khơng thể thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh
viên, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện mục
tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; đóng vai trị then chốt
trong giáo dục phẩm chất đạo đức nhân văn, ý thức thƣợng tôn Hiến pháp và
pháp luật, tạo lập, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật của thế hệ trẻ - thế hệ
tƣơng lai của đất nƣớc.
Các trƣờng sĩ quan quân đội (SQQĐ) là một bộ phận của Quân đội
nhân dân (QĐND) Viê ̣t Nam, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cấp phân đội cho
toàn quân. Học viên của các trƣờng SQQĐ sẽ là những cán bộ, sĩ quan tƣơng
lai ở các đơn vị cơ sở và có khả năng phát triển thành những cán bộ lãnh đạo,
chỉ huy chủ chốt trong Quân đội. Để đảm đƣơng đƣợc chức trách, nhiệm vụ
của mình thì bên cạnh việc đƣợc giáo dục hệ thống kiến thức chuyên ngành
về quân sự, họ cần đƣợc giáo dục về pháp luật để nâng cao hiểu biết, làm cơ
sở định hƣớng sự phát triển nhân cách, hành vi ứng xử theo đúng quy định
của pháp luật Nhà nƣớc, điều lệnh, điề u lê ̣ Quân đội, nâng cao chất lƣợng học
tập, rèn luyện, hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Mặt khác, là điều kiện,
1

z


cơ sở để xây dựng, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong tồn qn, góp phần
xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
Ý thức rõ vấn đề trên, trong quá trình giáo dục đào tạo, nhất là trong
những năm gần đây, các trƣờng SQQĐ đã từng bƣớc đổi mới, nâng cao chất
lƣợng GDPL cho học viên. Kết quả GDPL đã góp phần khơng nhỏ vào việc

khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nƣớc, nâng cao
ý thức trách nhiệm của mỗi học viên trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào
tạo của nhà trƣờng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc GDPL cho học viên trong
các trƣờng SQQĐ vẫn chƣa đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức, chất
lƣợng giáo dục còn nhiều hạn chế, việc đầu tƣ cho công tác GDPL, nhất là
việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ chuyên trách GDPL còn rấ t
nhiề u ha ̣n chế . Mặt khác, học viên trong các trƣờng SQQĐ nhân dân Việt
Nam cịn rất trẻ, phần lớn mới tốt nghiệp phổ thơng, chƣa đƣợc rèn luyện, thử
thách trong môi trƣờng quân đội, lại thƣờng xuyên bị tác động bởi những tiêu
cực trong nền kinh tế thị trƣờng, sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm
“Phi chính trị hóa” Qn đội. Đây là yếu tố đặc thù của GDPL trong các
trƣờng SQQĐ nhân dân Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu GDPL trong các
trƣờng SQQĐ đáp ứng yêu cầu xây dựng Qn đội cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại, có một chƣơng trình, nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo
dục phù hợp với đặc thù quân đội, đảm bảo chất lƣợng giáo dục là một vấn đề
hết sức có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn xây dựng Qn đội hiện nay.
Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho
học viên các trƣờng sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận
văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể khẳng định rằng, GDPL là đề tài đƣợc quan tâm nghiên cứu
nhiều ở nƣớc ta và đƣợc khai thác trên các bình diện rộng hẹp khác nhau.
Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về GDPL cả trong và
ngồi Qn đội, tiêu biểu có các cơng trình sau:
2

z


- Đỗ Văn Dƣơng: “Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã

ở tỉnh Đắc Lăk hiện nay”, luận văn thạc sỹ Luật học năm 2003.
- PGS. TS. Trần Ngọc Đƣờng và TS. Dƣơng Thanh Mai: "Bàn về giáo
dục pháp luật", Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
- TS. Nguyễn Đình Đặng Lục: "Giáo dục pháp luật trong nhà trường, giáo
dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách", Nxb Pháp lý, HàNội, 1990.
- Hoàng Thế Nhân: "Giáo dục pháp luật cho bộ đội đặc công, thực
trạng và giải pháp", luận văn thạc sỹ Luật học, năm 2003.
- Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp: "Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", Hà Nội, 1995.
- Phạm Trung Nghĩa: "Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", luận văn thạc sỹ Luật học, năm 2000.
- Vũ Bích Ngọc : “Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sy
Luật
̃ học năm 2011
- Đinh Xuân Thảo: "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện
nay", luận án Tiến sĩ Luật học, năm 1996.
- Trần Văn Trầm: “Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa
bàn tỉnh Bình Định”, luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2002
- Tòa án Quân sự Trung ƣơng: "Đổi mới công tác phổ biến giáo dục
pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", đề tài nghiên cứu
khoa học, năm 1998.
- Nguyễn Quang Vinh: "Quá trình phát triển ý thức pháp luật của đội
ngũ cán bộ sỹ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay", luận văn Thạc sĩ, năm 1997.
Những cơng trình trên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về
GDPL; một số ít trong đó mang tính chun sâu với một số loại đối tƣợng cụ
thể. Tuy vậy, về vấn đề GDPL cho học viên trong các trƣờng SQQĐ một cách
3


z


tồn diện, hệ thống thì từ năm 2000 đến nay nay chƣa có một cơng trình
nghiên cƣ́u nào.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn GDPL trong các
trƣờng SQQĐ, từ đó đề xuất và luận chứng những giải pháp cơ bản đổi mới
GDPL …Nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo SQQĐ, đáp ứng yêu
cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
- Nhiệm vụ:
Một là, phân tích cơ sở lý luận về GDPL.
Hai là, nghiên cứu những đặc thù của GDPL trong các trƣờng SQQĐ.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng GDPL trong các trƣờng SQQĐ hiện
nay, từ đó rút ra nguyên nhân và bài học chủ yếu của thực trạng trên.
Bốn là, nêu ra quan điểm và một số kiến nghị, giải pháp cơ bản nâng cao
chất lƣợng GDPL cho học viên trong các trƣờng SQQĐ.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề GDPL cho học viên đào
tạo sĩ quan trong các trƣờng SQQĐ.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, đƣờng lối đổi mới của Đảng
trên lĩnh vực nhà nƣớc và pháp luật, đặc biệt là các quan điểm đổi mới về giáo
dục, GDPL, về xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ
và từng bƣớc hiện đại.
Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn và phƣơng pháp duy luận biện
chứng và duy vật lịch sử, vận dụng phƣơng pháp lôgic - lịch sử, phân tích tổng hợp; điều tra khảo sát thực tiễn.

4


z


6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề GDPL cho đối tƣợng học viên
đào tạo SQQĐ nhân dân Việt Nam bậc đại học ở các trƣờng sĩ quan QĐND
Viê ̣t Nam (chủ yếu là các trƣờng sỹ quan ở khu vực phía Bắc)
7. Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa
học về GDPL trong các trƣờng SQQĐ.
- Làm rõ tính đặc thù và yêu cầu khách quan của GDPL cho đối tƣợng
học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trong các nhà trƣờng SQQĐ.
- Nêu một số vấn đề rút ra từ thực trạng GDPL trong các trƣờng
SQQĐ. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản đổi mới nhằm nâng cao
chất lƣợng GDPL trong thời gian tới.
- Kết quả đạt đƣợc của luận văn có thể dùng làm tài liệu giảng dạy và
nghiên cứu, tham khảo trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lƣợng GDPL
cho học viên trong các nhà trƣờng SQQĐ.
- Những giải pháp đƣợc nêu trong luận văn có thể áp dụng phục vụ cho
cơng tác GDPL trong tồn qn, đặc biệt là cho công việc giảng dạy môn nhà
nƣớc và pháp luật ở các trƣờng SQQĐ.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục pháp luật cho học viên các trƣờng Sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam .
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học viên trong các trƣờng Sĩ
quan Quân đội ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lƣợng

giáo dục pháp luật cho học viên trong các trƣờng sỹ quan quân đội.

5

z


Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN
CÁC TRƢỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1. Nhƣ̃ng vấ n đề lý luâ ̣n của giáo du ̣c pháp luâ ̣t cho ho ̣c viên các trƣờng
sĩ quan quân đội
1.1.1. Khái luận chung về giáo dục pháp luật
1.1.1.1. Khái niệm về giáo dục pháp luật
Trong sự phát triển lý luận về nhà nƣớc và pháp luật đã có nhiều quan
niệm khác nhau về GDPL. Có một thời kỳ dài, cả trong tƣ duy lý luận và cả
trong chỉ đạo thực tiễn, GDPL bị “hòa tan” vào giáo dục chính trị tƣ tƣởng;
chỉ cần giáo dục chính trị, tƣ tƣởng tốt thì ngƣời dân cũng thực hiện pháp luật.
Việc phủ nhận tính độc lập tƣơng đối của GDPL đã không chỉ làm hạn chế lý
luận về mặt GDPL mà trên thực tế đã là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
khơng hiểu biết pháp luật của một bộ phận lớn cán bộ và các tầng lớp nhân
dân, dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật.
Quan niệm có tính chất cực đoan hơn nữa là phủ nhận GDPL. Quan
niệm này cho rằng pháp luật là các quy tắc, mệnh lệnh của Nhà nƣớc, buộc
mọi ngƣời dân phải chấp hành vô điều kiện, dù muốn hay không, dù có lợi
hay khơng có lợi. Vì thế, nếu có cái gọi là “GDPL” thì về thực chất chỉ là
cơng bố và phổ biến pháp luật không bao hàm việc tuyên truyền, giải thích
vận động; bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chức năng giáo dục của mình
bằng chính các quy định về quyền và nghĩa vụ, về các chế tài đối với các chủ
thể tham gia vào các quan hệ do nó điều chỉnh.

Cũng có quan niệm mặc dù thừa nhận tính độc lập tƣơng đối của GDPL
song thiếu tồn diện, thậm chí lệch lạc, hoặc là đồng nhất GDPL với dạy và
học pháp luật, hoặc là đồng nhất với việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích
6

z


pháp luật. Quan niệm này đã làm nghèo nàn các hình thức GDPL, nhất là việc
phủ nhận các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, coi nó nhƣ là một
hoạt động có tính chất kỹ thuật, và chỉ là công việc của bộ máy tuyên truyền.
Những quan niệm không đúng đắn hoặc phiến diện trên về GDPL ở
mức độ ít hoặc nhiều đã hạ thấp vai trò của GDPL, hạn chế hiệu quả giáo dục,
và do đó trực tiếp ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Do vậy
để có quan niệm đúng đắn về GDPL đòi hỏi trƣớc hết phải làm rõ những vấn
đề lý luận về giáo dục nói chung , nhất là khái niệm về giáo dục.
Theo Từ điển tiếng Việt thì "giáo dục là hoạt động nhằm tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tƣợng nào
đó làm cho đối tƣợng ấy dần dần có đƣợc những phẩm chất năng lực nhƣ yêu
cầu đặt ra" [34, tr. 394].
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống qui phạm pháp luật thể chế hóa
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, đƣợc Nhà nƣớc
ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục, nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Để pháp luật điều chỉnh đƣợc các quan hệ xã hội theo đƣờng lối, chủ
trƣơng của Đảng thì ngồi việc phải ban hành đƣợc một hệ thống pháp luật
đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, chúng ta cũng phải không ngừng tăng cƣờng
tuyên truyền, giáo dục để pháp luật đi vào cuộc sống.
Tuyên truyền, GDPL chính là cầu nối để đƣa pháp luật vào đời sống
nhân dân, làm cho nhân dân hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa, mục đích của những

quy phạm pháp luật hiện hành, từ đó hình thành tình cảm, niềm tin và thói
quen tự giác thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. GDPL có vị trí, vai trị rất
quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình tổ chức và thực hiện
pháp luật. Vậy GDPL là gì ?
Khái niệm GDPL thƣờng đƣợc hiểu ở hai cấp độ khác nhau:
7

z


"Theo nghĩa rộng, GDPL là quá trình hình thành ý thức pháp luật và
văn hóa pháp lý của các thành viên xã hội, q trình đó chịu sự tác động của
những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó điều kiện khách
quan (chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, mơi trƣờng sống…)
là nhân tố ảnh hƣởng, nó có thể tác động tự phát theo chiều tích cực hoặc tiêu
cực, cịn nhân tố chủ quan bao giờ cũng là sự tác động tự giác, tích cực, có ý
thức, có chủ định theo chiều hƣớng xác định nhằm đạt đƣợc mục đích của chủ
thể tác động. Theo nghĩa hẹp, GDPL là hoạt động có định hƣớng, có tổ chức,
có chủ định của cơ quan, tổ chức và cá nhân (chủ thể giáo dục) tác động lên
đối tƣợng giáo dục nhằm cung cấp tri thức pháp luật, bồi dƣỡng tình cảm
pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật” [13,tr.10].
Theo quan điểm của tác giả, khái niệm GDPL nên đƣợc hiểu theo nghĩa
hẹp, bởi vì:
Thứ nhất, hiểu GDPL nhƣ vậy phù hợp với khái niệm giáo dục thƣờng
đƣợc sử dụng trong khoa học sƣ phạm: Giáo dục là q trình tác động có định
hƣớng của nhân tố chủ quan (con ngƣời) lên đối tƣợng giáo dục nhằm đạt
đƣợc mục đích nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt: "Giáo dục là hoạt động
nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của
một đối tƣợng nào đó làm cho đối tƣợng ấy dần dần có những phẩm chất và
năng lực nhƣ yêu cầu đề ra" [34, tr.394].

Thứ hai, hiểu GDPL nhƣ vậy để phân biệt với quá trình hình thành ý
thức pháp luật. Quá trình hình thành ý thức pháp luật là quá trình chịu sự tác
động của cả nhân tố khách quan và chủ quan, còn GDPL là sự tác động tự
giác, có chủ định, có mục đích của chủ thể giáo dục lên đối tƣợng giáo dục
(nhân tố chủ quan) nhằm hình thành ở họ những phẩm chất nhất định. Nhƣ
vậy, GDPL có nội hàm hẹp hơn so với sự hình thành ý thức pháp luật và nó
chỉ là một bộ phận của quá trình hình thành ý thức pháp luật.
8

z


Thứ ba, hiểu GDPL nhƣ vậy là để phân biệt với khái niệm giáo dục nói
chung. GDPL là hình thức giáo dục cụ thể, là cái riêng, cái đặc thù trong mối quan
hệ với giáo dục nói chung, là cái chung, cái phổ biến. Vì vậy, GDPL có những nét
đặc thù khác một cách tƣơng đối với các dạng giáo dục khác, cụ thể nhƣ:
- GDPL có mục đích riêng của mình là nhằm cung cấp cho đối tƣợng
giáo dục tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và thói quen xử sự hợp pháp,
làm cho công dân tự giác chấp hành pháp luật, duy trì trật tự xã hội phù hợp
với ý chí của nhà nƣớc và lợi ích của nhân dân.
- GDPL có nội dung riêng, đó là sự chuyể n tải những tri thức của hai
hiện tƣợng nhà nƣớc và pháp luật, trong đó những qui định của hệ thống pháp
luật hiện hành của nhà nƣớc là nội dung cơ bản.
- Xét trên các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tƣợng, hình thức, phƣơng
pháp của GDPL cũng có những nét riêng, nhƣ xét về đối tƣợng GDPL là tất
cả quần chúng nhân dân (mọi công dân), cịn hình thức giáo dục khác sẽ chỉ là
một đối tƣợng cụ thể nào đó.
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm GDPL nhƣ sau:
Giáo dục pháp luật là hoạt động có chủ định, có định hướng, có tổ
chức của cơ quan, tổ chức và cá nhân để cung cấp tri thức pháp luật, bồi

dưỡng tình cảm cho đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp
luật, niềm tin pháp luật, thói quen chấp hành và thực hiện pháp luật một
cách tự giác, tích cực, chủ động.
Vậy, GDPL có mục đích là hoạt động nhằm hình thành tri thức, tình
cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tạo cho công dân
tự giác tuân thủ thi hành pháp luật, có ý thức pháp luật cao, góp phần tăng
cƣờng hiệu quả của pháp luật. Mục đích của GDPL là yếu tố đầu tiên và quan
trọng nhất để phân biệt GDPL với các dạng hoạt động khác. GDPL góp phần
hình thành và nâng cao văn hóa pháp lý của từng cá nhân và toàn xã hội. Mặt
9

z


khác GDPL nhằm hình thành, làm sâu sắc và từng bƣớc mở rộng hệ thống tri
thức pháp luật (mục đích nhận thức); hình thành tình cảm và lịng tin với pháp
luật (mục đích cảm xúc); hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp
pháp, tích cực cho cơng dân (mục đích hành vi).
GDPL có chủ thể, khách thể, đối tƣợng, hình thức và phƣơng pháp giáo
dục với những đặc điểm mang tính khác biệt. Đối tƣợng GDPL có vai trị
chính trong q trình tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tƣợng giáo
dục. So với các đối tƣợng giáo dục khác thì GDPL là quá trình tác động
thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài hơn chứ không phải là sự tác động một lần của
chủ thể lên đối tƣợng giáo dục.
GDPL với ý nghĩa là một dạng giáo dục đặc thù, có vị trí độc lập tƣơng
đối, đƣợc hiểu là hoạt động cung cấp tri thức pháp luật, bồi dƣỡng tình cảm,
thái độ đúng đắn với pháp luật một cách có định hƣớng, có tình cảm, có chủ
định lên mỗi thành viên của xã hội, nhằm hình thành một cách bền vững ý
thức pháp luật luật và những thói quen tích cực trong mọi hành vi xử thế của
công dân trong đời sống xã hội.

1.1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật
Mục đích của GDPL là phạm trù cơ bản của lý luận về GDPL, có giá trị
quan trọng trong chỉ đạo thực tiễn cơng tác GDPL, đặc biệt là trong công việc
xác định nội dung, hình thức, phƣơng pháp cũng nhƣ xác định chủ thể, đối tƣợng
của GDPL. Việc xác định đúng đắn hay sai lầm mục đích của GDPL do vậy có
ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của GDPL. Ngồi ra mục đích của GDPL còn là
cơ sở quan trọng để phân biệt GDPL với các thể loại giáo dục khác.
GDPL có ba mục đích sau:
Một là, Mục đích nhận thức - nhằm cung cấp, làm sâu sắc và từng bƣớc
mở rộng tri thức pháp luật cho cơng dân.
Đây là mục đích hết sức quan trọng của GDPL, bởi nó là cơ sở cho sự
hình thành những phẩm chất khác của ý thức pháp luật. Sự am hiểu pháp luật,
10

z


sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trị điều chỉnh của pháp luật
chính là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lịng tin vào pháp luật ở
mỗi công dân; tri thức pháp luật càng đầy đủ, sâu sắc thì khả năng đánh giá và
tự điều chỉnh hoạt động của chủ thể càng chính xác, đúng đắn và hợp pháp.
Trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta, mục đích nhận thức có vị trí quan trọng
trong GDPL cịn xuất phát bởi thực trạng hiểu biết về pháp luật của nhân dân,
của đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn rất hạn chế. Một bộ phận cán bộ, nhân
dân, vì khơng hiểu biết pháp luật, hoặc hiểu biết không đầy đủ đã vi phạm
pháp luật, hoặc khơng dám địi hỏi, khơng biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Hai là, mục đích cảm xúc - nhằm hình thành thái độ và tình cảm đúng
đắn đối với pháp luật.
Thực tiễn cho thấy những hiện tƣợng pháp luật xảy ra trong đời sống xã

hội thƣờng tác động lên tâm lý mỗi ngƣời, mỗi cộng đồng khác nhau, và do
vậy hình thành thái độ, những cách xử sự khác nhau, có thể là tích cực và
cũng có thể là tiêu cực. Nếu chủ thể nhận thức đƣợc sự cần thiết của pháp
luật, của quá trình điều chỉnh pháp luật thì họ sẽ tự giác, tin tƣởng và phấn
khởi thực hiện những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Ngƣợc lại, chủ thể có thể
vẫn chấp hành pháp luật song chỉ là sự miễn cƣỡng, hoặc do sợ hãi sự trừng
phạt mà phải chấp hành. Thực tế cũng cho thấy có những chủ thể có hiểu biết
pháp luật cao nhƣng do khơng có tình cảm đúng đắn, xem thƣờng pháp luật
nên vẫn cố tình vi phạm pháp luật.
Thái độ, tình cảm pháp luật của một con ngƣời bao giờ cũng là sự biểu
hiện và là thƣớc đo lịng tin vào pháp luật của ngƣời đó. Sự hình thành lịng
tin vào pháp luật ở con ngƣời khơng đơn giản chỉ bằng việc cung cấp ngày
càng đầy đủ những tri thức pháp lý, càng không thể bằng các biện pháp răn
đe, cƣỡng chế, tuyệt đối hóa quyền lực. Nó đòi hỏi GDPL phải bằng những
11

z


nội dung, hình thức, phƣơng pháp linh hoạt, mềm dẻo để đem lại cho đối
tƣợng giáo dục các phẩm chất:
- Tình cảm về sự cơng bằng và biết đối xử với ngƣời khác theo các tiêu
chuẩn của pháp luật;
- Tình cảm về trách nhiệm, tức là làm cho con ngƣời đƣợc giáo dục ý
thức sâu sắc về nghĩa vụ pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác những
mệnh lệnh pháp luật, hồn thành khơng điều kiện những nghĩa vụ về pháp lý
trong các quan hệ pháp luật mà mình tham gia;
- Tình cảm đấu tranh khơng khoan nhƣợng với những biểu hiện vi
phạm pháp luật.
Ba là, mục đích hành vi - nhằm hình thành động cơ, thói quen xử sự

hợp pháp, tích cực đối với GDPL.
Trong các mục đích của GDPL, mục đích hành vi có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, bởi kết quả cuối cùng của GDPL phải đƣợc thể hiện ở hành vi xử
sự theo pháp luật của con ngƣời.
Mục đích hành vi địi hỏi GDPL trƣớc hết phải hình thành ở đối tƣợng
giáo dục động cơ hành vi hợp pháp, tức là hình thành động lực bên trong thúc
đẩy con ngƣời hành động tuân theo các đòi hỏi của pháp luật. Việc cung cấp
tri thức pháp luật, giáo dục lòng tin sâu sắc vào sự cần thiết phải tuân theo
một cách tự nguyện những mệnh lệnh của pháp luật là những yếu tố rất quan
trọng nhằm hình thành động cơ hành vi hợp pháp. Tuy nhiên, động cơ hành vi
hợp pháp chỉ là lực thúc đẩy bên trong của hành vi hợp pháp, còn hành vi hợp
pháp diễn ra nhƣ thế nào còn phụ thuộc vào kỹ năng, thói quen xử sự hợp
pháp. Những tình cảm cơng bằng, ý thức trách nhiệm và thái độ không khoan
dung đối với các vi phạm pháp luật là những yếu tố tâm lý, tƣ tƣởng có tác
động quan trọng làm cho hành vi hợp pháp trở thành thói quen xử sự hợp
pháp của con ngƣời. Thói quen xử sự hợp pháp ở đây đƣợc hiểu là cách xử sự
12

z


đƣợc thực hiện đúng với pháp luật một cách dễ dàng, tự nhiên khơng cần phải
suy nghĩ, cân nhắc có sự đấu tranh về động cơ. Thói quen đó đƣợc hình thành
là do sự lặp đi lặp lại nhiều lần một suy nghĩ, một hành động hợp pháp nào đó
trong cuộc sống. Nhƣ thế, sự hình thành thói quen xử sự hành vi hợp pháp chỉ
có thể là biện pháp của sự tác động GDPL một cách thƣờng xuyên, liên tục,
kiên trì và lâu dài.
Tóm lại: GDPL có ba mục đích cụ thể, gồm mục đích tri thức, mục đích
cảm xúc và mục đích hành vi. Giữa các mục đích đó có mối quan hệ mật thiết và
quy định lẫn nhau. Vì vậy, khi tiến hành GDPL phải cân nhắc, tính tốn đến từng

mục đích để có các hình thức và phƣơng pháp GDPL cho phù hợp.
1.1.1.3. Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật
Về nội dung giáo dục pháp luật
Nội dung giáo dục nói chung đƣợc hiểu là hệ thống giáo dục tri thức
của nền văn minh nhân loại đƣợc chọn lọc phù hợp với mục đích giáo dục.
Đối với GDPL, nội dung là sự cụ thể hóa mục đích GDPL, đƣợc xác định trên
cơ sở mục đích của GDPL, bao gồm một hệ thống các thông tin về pháp luật,
nhƣ thông tin về pháp luật thực định, thông tin về thực tiễn pháp luật, thông
tin hƣớng dẫn hành vi pháp luật cụ thể và thông tin pháp luật chuyên ngành.
Đây chính là một hệ thống những tri thức cần thiết cho đối tƣợng giáo dục sử
dụng để phân tích, lý giải một cách khoa học những vấn đề thực tế mà họ hay
gặp, từ đó định hƣớng cho hành vi của mình. Việc lựa chọn nội dung GDPL,
nhất là nội dung cho đối tƣợng cụ thể cần căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Căn cứ vào trạng thái động của các thông tin cơ bản trong nội dung
GDPL. Đặc điểm này do sự thiếu ổn định của chính hệ thống pháp luật thực
định, và do chính ngay sự thiếu ổn định của những cơ sở hình thành hệ thống
đó dƣới tác động của các biến đổi xã hội và chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc trong từng thời kỳ lịch sử nhất định điều này đòi hỏi chủ thể
13

z


giáo dục phải thiết kế đƣợc nội dung, tổng thể sao cho phù hợp, vừa có phần
chung (tƣơng đối ổn định) vừa có phần riêng (các nội dung mới, bổ sung, sửa
đổi), để đảm bảo cả hai yêu cầu của GDPL là tính hệ thống, khoa học và tính
cập nhật.
- Đặc điểm thứ hai là khả năng tồn tại sự mâu thuẫn chồng chéo trong
bản thân pháp luật, giữa pháp luật trên văn bản và thực tiễn, từ đó dẫn đến sự
mâu thuẫn giữa các thông tin về pháp luật, và do đó dẫn đến những tác động

lên đối tƣợng giáo dục trái ngƣợc nhau. Vì thế, đặc điểm này đòi hỏi các chủ
thể GDPL phải lựa chọn nội dung giáo dục sao cho đối tƣợng giáo dục có
cách nhìn nhận đúng đắn, biện chứng về q trình hồn thiện pháp luật và đƣa
pháp luật vào đời sống, tự lý giải đƣợc những vƣớng mắc để có hành vi tích
cực trong hoạt động, cơng tác của mình cũng nhƣ đóng góp vào sự phát triển
khoa học pháp lý.
Về hình thức giáo dục pháp luật
Bất kỳ hoạt động nào cũng đƣợc diễn ra thơng qua các hình thức cụ thể.
Trong giáo dục học, hình thức giáo dục đƣợc quan niệm là toàn bộ các dạng
hoạt động cụ thể giữa nhà giáo dục và đối tƣợng giáo dục nhằm thực hiện nội
dung và mục đích giáo dục. Đặc trƣng của hình thức giáo dục chính là mặt tổ
chức sắp xếp, tiến hành các hoạt động giáo dục của chủ thể giáo dục và đối
tƣợng giáo dục. Trên cơ sở quan niệm chung này hình thức giáo dục đƣợc xác
định “là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật,
qua đó thể hiện đƣợc nội dung, mục tiêu của giáo dục pháp luật” [13,tr.75].
Nhƣ thế, hình thức GDPL nói lên tính tổ chức, sự phối hợp hoạt động giữa
chủ thể GDPL với đối tƣợng GDPL đƣợc quy định bởi nội dung GDPL.
Cũng nhƣ nội dung GDPL, hình thức GDPL rất đa dạng, phong phú,
ln đƣợc hồn thiện, phát triển. Thực tiễn ở nƣớc ta hiện nay cho thấy có các
hình thức GDPL sau:
14

z


- Nhóm các hình thức có tính phổ biến và truyền thống đƣợc sử dụng
trong nhiều loại hình giáo dục, trong đó có GDPL bao gồm:
1. Việc dạy và học pháp luật trong các nhà trƣờng. Đây là hình thức tổ
chức phối hợp hoạt động giáo dục trực tiếp giữa chủ thể chuyên nghiệp là giáo
viên giảng dạy pháp luật và đối tƣợng là học viên trong khuôn khổ nhà trƣờng;

2. Giáo dục truyền thông phổ cập, do nhiều loại chủ thể chun và
khơng chun tiến hành với các nhóm đối tƣợng khác nhau. Các hình thức
này rất đa dạng phong phú và đƣợc vận dụng một cách linh hoạt tùy theo điều
kiện, tính chất, đối tƣợng GDPL, nhƣ GDPL qua các phƣơng tiện thơng tin
đại chúng, báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật, sinh hoạt truyền thống, thi
tìm hiểu pháp luật, …
- Nhóm các hình thức GDPL đặc thù. Trên cơ sở mối quan hệ biện
chứng giữa tác động của GDPL và tác động của thực tiễn pháp luật lên ý thức
và hành vi của cơng dân có thể phân nhóm này thành các hình thức sau:
1. Hình thức GDPL trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ
pháp của các cơ quan nhà nƣớc;
2. Hình thức GDPL qua các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức quần
chúng, tổ chức nghề nghiệp pháp luật.
Trong các hình thức trên, hình thức giáo dục thơng qua hoạt động lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp chủ yếu là do cán bộ công chức nhà nƣớc thực
hiện, gắn liền với nhiệm vụ chun mơn của họ. Đó là hình thức GDPL sinh
động, có tác động mạnh mẽ lên ý thức, tình cảm và hành vi của ngƣời đƣợc
giáo dục. Bởi vì, GDPL thơng qua các hoạt động này thƣờng mang tính cá thể
rõ rệt cả về nội dung, đối tƣợng và phƣơng pháp giáo dục, gắn liền với việc áp
dụng với điều luật cụ thể hay thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của đối
tƣợng GDPL . Có thể khẳng đi ̣ nh, việc ghi nhận và tiến hành các hình thức
GDPL đặc thù đã góp phần tạo nên sự đổi mới trên lĩnh vực GDPL, đặc biệt
15

z


là trong tổ chức thực tiễn giáo dục, trong việc xác định trách nhiệm giáo dục
của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể quần chúng, và
do huy động đƣợc các nguồn lực cho việc đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng

GDPL trên phạm vi toàn xã hội.
1.1.2. Khái niệm và những đặc thù của giáo dục pháp luật cho học viên các
trường sỹ quan quân đội nhân dân Viê ̣t Nam
1.1.2.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho học viên các trường đào tạo sĩ
quan quân đội
Đào tạo đội ngũ SQQĐ nhân dân Việt Nam là nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng, luôn đƣợc Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi
ra quyết định thành lập QĐND Việt Nam ngày 22 tháng 12 năm 1944, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm mở các lớp huấn luyện cho chỉ huy, chiến sỹ
quân đội. Khi cách mạng Tháng Tám thành công, Ngƣời đã ký sắc lệnh số
44/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 về việc thành lập Hội đồng cố vấn học
chính. Trong các sắc lệnh về tổ chức Bộ Quốc phòng, sắc lệnh số 47/SL ngày
01 tháng 05 năm 1947 về tổ chức Bộ Tổng tham mƣu, Cục Chính trị, Văn
phòng Bộ Tổng chỉ huy đã thành lập Cục Quân huấn - là cơ quan lo việc đào
tạo cán bộ, chiến sỹ của Qn đội.
Trong tồn bộ q trình cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng
CNXH, các nhà trƣờng quân đội ngày càng phát triển, lớn mạnh, đóng góp to
lớn vào việc đào tạo đội ngũ sỹ quan tài ba, thao lƣợc, có phẩm chất chính trị
vững vàng, thực sự là lực lƣợng nòng cốt quyết định những chiến thắng vẻ
vang của quân đội, của nhân dân Việt Nam. Sau chiến thắng mùa xuân năm
1975, và nhất là từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới, các nhà trƣờng quân đội
đã trở thành hệ thống đào tạo ngày càng hoàn chỉnh, với nội dung đào tạo
phong phú, trong đó có nội dung GDPL.
GDPL cho học viên các trƣờng SQQĐ đƣợc hiểu là hoạt động có định
hƣớng, có tổ chức, có chủ định của các chủ thể GDPL, nhằm cung cấp cho
16

z



học viên hệ thống tri thức pháp luật, đồ ng thời bồi dƣỡng tình cảm và thói
quen tn thủ pháp luật ở học viên.
1.1.2.2. Những đặc thù của giáo dục pháp luật cho học viên trong các
nhà trường sĩ quan quân đội
Hoạt động giáo dục đào tạo nói chung và GDPL nói riêng trong các nhà
trƣờng SQQĐ có những điểm đặc thù mà việc nghiên cứu, làm rõ có ý nghĩa
rất lớn trong việc đổi mới , nâng cao chất lƣợng hiệu quả giáo dục

. Trong

phạm vi khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ , tác giả đi vào phân tích một số
đặc thù sau:
- Đặc thù về tổ chức quản lý
Các nhà trƣờng SQQĐ là một bộ phận trong hệ thống các trƣờng đại học và
chuyên nghiệp của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Bộ Quốc
phòng trực tiếp quản lý về mọi mặt, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định cơng
nhận đào tạo bậc đại học, sau đại học. Hiện nay các trƣờng SQQĐ bao gồm:
Trƣờng sỹ quan Lục quân I; Trƣờng sỹ quan Lục quân II; Trƣờng sỹ quan Pháo
binh; Trƣờng sỹ quan Đặc công; Trƣờng sỹ quan Tăng thiết giáp
; Trƣờng sỹ quan
Công binh; Trƣờng sỹ quan Thông tin; Trƣờng sỹ quan Phịng hóa; Trƣờng sỹ
quan Kỹ th ̣t qn sƣ̣ vàTrƣờng sĩ quan Chính trị.
Việc tổ chức hệ thống quản lý, việc chỉ đạo công tác trong các nhà
trƣờng đều đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo chung của Bộ Quốc phịng, có nghĩa là
dƣới sự lãnh đạo của Qn ủy trung ƣơng, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng, thƣờng
xuyên và trực tiếp là Tổng Tham mƣu trƣởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị. Việc chỉ đạo, quản lý từng trƣờng, từng mặt công tác nhà trƣờng đƣợc
thực hiện theo sự phân cơng của Bộ trƣởng Bộ Quốc phịng và đặt dƣới sự
lãnh đạo của Đảng ủy cùng cấp. Các cơ quan cơng tác nhà trƣờng SQQĐ gồm
có: Cục Nhà trƣờng thuộc Bộ Tổng tham mƣu; Phịng Giáo dục lý luận chính

trị, khoa học xã hội và nhân văn trong Cục Tuyên huấn

, thuộc Tổng cục

Chính trị; Phịng Qn huấn - Nhà trƣờng thuộc các Binh chủng, Tổ ng cu ̣c.
17

z


Về cơ cấu tổ chức, các trƣờng SQQĐ nói chung có mơ hình sau : Ban
giám hiệu; Hội đồng khoa học; các cơ quan giúp việc; các khoa hoặc bộ môn,
đội ngũ giáo viên; các phân đội phục vụ; các đơn vị học viên.
Đơn vị học viên là phân đội quản lý và rèn luyện học viên về mọi mặt,
đƣợc tổ chức tùy theo tính chất, đặc điểm của từng trƣờng. Đối với các học
viên có chuyên ngành chỉ huy, tham mƣu thì đơn vị học viên đƣợc tổ chức
thành hệ, lớp; hoặc tổ chức đơn vị học viên thành tiểu đoàn, đại đội, trung đội,
tiểu đội. Đơn vị học viên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trƣởng và ngƣời
chỉ huy đơn vị học viên. Ngƣời chỉ huy đơn vị học viên đƣợc biên chế từ cấp
trung đội hoặc lớp trƣởng, đến cấp tiểu đoàn hoặc hệ. Cấp phó trung đội
trƣởng trung đội học viên do học viên đảm nhiệm theo sự chỉ định của ngƣời
chỉ huy đơn vị học viên.
Từ mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động trên cho thấy các nhà trƣờng
SQQĐ đƣợc tổ chức theo phƣơng thức quản lý hành chính quân sự, kết hợp
với quản lý chất lƣợng giáo dục. Phƣơng thức quản lý này phù hợp với yêu
cầu hoạt động quân sự, làm cho q trình giáo dục đƣợc khép kín từ khâu
trang bị kiến thức đến khâu tổ chức cuộc sống. Cách tổ chức ở mỗi trƣờng
SQQĐ tuy có khác nhau nhƣng việc ăn, ở của học viên đều theo chế độ tập
trung, quản lý theo Điều lệnh, Điề u lê ̣ quân đội, với hệ thống chỉ huy quân sự,
hệ thống đảng, đoàn hết sức chặt chẽ. Từ đây, việc học tập, rèn luyện của học

viên đƣợc đảm bảo chất lƣợng cả về tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ
và phẩm chất chính trị, tƣ tƣởng. Cách tổ chức quản lý hành chính - qn sự
trong đó đã có tác động mạnh mẽ lên q trình giáo dục, trong đó có GDPL
nhƣ sau:
Một là, có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ, do đó nắm bắt và uốn nắn đƣợc
kịp thời những lệch lạc về tƣ tƣởng và hành động trong học viên. Đây là điều
làm cho các trƣờng SQQĐ, trực tiếp là tập thể học viên ít bị những tác động
18

z


×