Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.76 KB, 14 trang )



bộ giáo dục v đo tạo viện khoa học x hội việt nam

viện nh nớc v pháp luật





Nguyễn anh đức





điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu ở việt nam




Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62.38.50.01




Tóm tắt luận án tiến sĩ luật học








Hà Nội - 2008


CễNG TRèNH C HON THNH TI
VIN NH NC V PHP LUT






Ngi hng dn khoa hc: GS. TSKH. o Trớ c

Phn bin 1: PGS. TS. inh Vn Thanh
Phn bin 2: PGS. TS. Phm Duy Ngha
Phn bin 3: TS. Vừ ỡnh Ton






Lun ỏn ny c bo v ti Hi ng chm lun ỏn cp Nh
nc


Hp ti: Hi trng Vin Nh nc v Phỏp lut,
27 Trn Xuõn Son, H Ni

Vo hi 08 gi 30 ngy 23 thỏng 08 nm 2008








Cú th tỡm hi
u lun ỏn ti:
Th vin Quc gia v Th vin Vin Nh nc v Phỏp lut

Danh mục các công trình của tác giả đ đợc
công bố liên quan đến đề ti luận án


1. Nguyn Anh c (2008), Phỏp lut v cỏc cụng c iu tit
hot ng xut khu, nhp khu. Tp chớ Nh nc v Phỏp
lut (tr50-57), s 2(238) nm 2008.

2. Nguyn Anh c (2008), Mt s vn v ro cn thng
mi trỏ hỡnh. Tp chớ Tũa ỏn nhõn dõn, s 2 (tr27-29), thỏng 1
nm 2008.





24
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động XNK với hàng loạt
các quy định liên quan.
Như vậy công tác hoàn thiện pháp luật về hoạt động XNK
đòi hỏi một quá trình và sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các
cơ quan quản lý nhà nước liên quan với một chiến lược định hướng
rõ ràng và nhất quán. Để tiến tới các chuẩn mực chung và phù hợp
với các cam k
ết quốc tế, việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, quy định chưa
phù hợp, hủy bỏ quy định trái ngược cam kết quốc tế là việc làm cấp
thiết.

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây Nhà nước đã từng bước điều chỉnh pháp
luật có hiệu quả các hoạt động XNK phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì hệ thống pháp luật nước
ta về XNK còn chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất, có sự mâu thuẫn chồng chéo
giữa các vă
n bản pháp luật gây trở ngại cho các hoạt động kinh doanh XNK.
Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK còn có nhiều bất cập, hạn chế.
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang
đứng trước nhiều cơ hội trong việc hội nhập và đồng thời cũng đặt ra những thách
thức. Để các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam tồn tại và phát triển
được trong điều
kiện hội nhập, hơn bao giờ hết Việt Nam cần phải có một môi trường pháp lý
thuận lợi cho các hoạt động XNK, công tác điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
XNK phải được tăng cường và có hiệu quả thiết thực, phù hợp với các tập quán

quốc tế và các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Những phân tích trên đây là c
ơ sở cho tôi chọn đề tài: "Điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động XNK ở Việt Nam hiện nay" để làm luận án
tiến sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Hoạt động XNK được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu,
đặc biệt là kinh tế học và luật học. Ngày nay, trên thế giới, hoạt động XNK
được quan tâm nghiên cứu ở tất cả các quốc gia vì b
ản thân các hoạt động này
có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của từng nền kinh tế, của
khu vực và của thế giới.
Trong kinh tế học, các công trình về các vấn đề liên quan đến XNK
là rất đồ sộ với nhiều hình thức như chuyên khảo, giáo trình, bài tạp
chí…trong đó có nhiều mức độ đề cập đến vấn đề XNK, chẳng hạn dưới góc

2
độ vĩ mô là các chính sách kinh tế của một quốc gia hoặc dưới góc độ vi mô là
các hành vi XNK của các chủ thể kinh doanh trong các nền kinh tế.
Dưới góc độ luật học, các nhà nghiên cứu luật học các nước cũng đã
đề cập đến vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ XNK với các mức độ khác
nhau. Chẳng hạn, về pháp luật điều chỉnh vấn đề địa vị pháp lý củ
a các chủ
thể kinh doanh XNK, pháp luật về thuế XNK, pháp luật về chống bán phá giá,
pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau như các sách chuyên khảo, sách
tham khảo, các luận án, các bộ tập hợp tập quán thương mại quốc tế. Có thể
kể ra đây một số công trình khoa học tiêu biểu như: Kinh tế học của Paul
Sammuelson, William D. Nordralls, NXB Thống kê, Incoterms 1990,

Incoterms 2000; Mauritius Offshore Business Handbook do International
Business Publication xuất bả
n năm 2000; Export and Import and Procedure
của B.B. Mazumda, I.L.B.C publication series, no 53, xuất bản năm 1978,
Export/Import Procedures and Documentation của Thomas E. Johnson,
Publisher: AMACOM, 4th Edition edition…
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, vấn đề XNK cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều nhà nghiên cứu và giảng dạy cũng như các nhà hoạt động thực tiễn
đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế học và luật học.
Trong lĩnh vực luật học, cũng như lĩnh vực kinh tế học, XNK được
đặc biệt quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu ở nước ta kể từ khi Việt Nam tiến
hành công cuộc đổi mới nền kinh tế trong đó có đổi mới trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại. Liên quan đến lĩnh vực điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
XNK cũng có nhiều công trình nghiên cứu theo nhiều mức độ, góc độ khác
nhau. Các công trình này có thể đề cập đến hoạt động quản lý XNK của Nhà
nước, có thể đề cập đến pháp luật về các lĩnh vực cụ thể có liên quan đến
XNK như pháp luật về thuế XNK, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về

23
giải pháp triệt để nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp kinh
doanh XNK.
Ý thức pháp luật của người làm công tác quản lý hoạt động
XNK và ý thức pháp luật của người kinh doanh XNK có vai trò quan
trọng đối với điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK. Thực tế, ý
thức pháp luật của những chủ thể trên có những mặt tích cực cần ghi
nhận và phát huy. Tuy nhiên, hiện tượng tiêu cực như nhũ
ng nhiễu,
tham nhũng cũng tương đối phổ biến. Điều đáng nói là các doanh
nghiệp dù không đồng tình nhưng lại sẵn sàng chấp nhận các khoản

phí không chính thức để cho công việc của mình được trôi chảy hơn.
Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa ý thức hết được
những quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như các lợi thế (bao gồm cả
những lợi thế so sánh) của mình.
3. Nhữ
ng đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất
khẩu, mở cửa thị trường cũng như những chính sách nhằm mở rộng
quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp đã góp phần hoàn thiện môi
trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh xuất
khẩu, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động đầu tư sản xuất
và xuất khẩu phát triển, khuyến khích sự tham gia ngày càng rộng rãi
của nhiều doanh nghiệp vào hoạt động xu
ất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt
động cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, giúp
cho các doanh nghiệp giảm nhẹ gánh nặng về thời gian, chi phí, nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động XNK là
một chặng đường không dễ dàng. Pháp luật liên quan đến hoạt động
XNK có thể được xem có tính hệ thống với rấ
t nhiều văn bản, từ luật
cho đến các nghị định, thông tư, liên quan đến hàng loạt các vấn đề

22
Pháp luật điều chỉnh hoạt động XNK của Việt Nam đang ở
trong giai đoạn cần có những bước phát triển nhanh chóng để theo
kịp với môi trường pháp lý và thông lệ kinh doanh quốc tế. Hoạt
động XNK thuộc sự điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật, vì vậy
sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan trên cơ

sở một định hướng, chỉ đạo đúng đắn là hết sức
cần thiết và có ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp
luật trong lĩnh vực này.
Đối với Việt Nam, tham gia vào điều chỉnh pháp luật đối với
hoạt động XNK có một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước mà
trực tiếp là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và T
ổng cục
Hải quan. Bên cạnh đó có các Bộ, ngành, các cơ quan nhà nước địa
phương có liên quan. Các cơ quan này có những vai trò quan trọng
trong việc quản lý nhà nước về XNK.
Nội dung của cơ chế điều hành XNK của Việt Nam bao gồm:
quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh
mục hàng hóa XNK có điều kiện và danh mục hàng hóa XNK theo
quản lý chuyên ngành; quy định danh mục hàng hóa XNK được điều
hành theo cơ chế
riêng; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan tham gia quản lý, điều hành hoạt động XNK. Như
vậy, cơ chế điều hành XNK thực chất là việc thể hiện chính sách,
quan điểm của Nhà nước về hoạt động XNK nhằm phục vụ cho
những mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước. Chính vì vậy, công tác
xây dựng cơ chế đi
ều hành XNK cần thiết phải mang tính ổn định.
Thực trạng về cơ chế điều hành XNK ở nước ta hiện nay
nhìn chung đã có những bước phát triển đáng kể. Bên cạnh đó, cơ
chế điều hành này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần có những

3
giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh XNK… Có thể kể đến một số
công trình như sau: “Tranh chấp từ hợp đồng XNK, án lệ trọng tài và kinh
nghiệm” của tác giả Hoàng Ngọc Thiết, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

2002; “Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên WTO” của PGS.TS.
Hoàng Ngọc Thiết, NXB Chính trị Quốc gia năm 2004; “Chuyên khảo Luật
kinh tế” của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, NXB Đại học Quốc gia Hà N
ội,
2004 Các công trình này nhìn chung đã đạt được những kết quả quan trọng
thể hiện trên những điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đã nghiên cứu những kinh nghiệm nước ngoài
trong vấn đề xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về các
vấn đề pháp lý trên.
Thứ hai, đã hình thành một hệ thống các vấn đề lý luận trong
việc xây dựng và áp d
ụng pháp luật đối với Việt Nam về các vấn đề
pháp lý nêu trên.
Thứ ba, đã có những đánh giá nhất định về thực trạng pháp luật, thực
trạng áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực địa vị pháp lý
của các thủ thể tham gia kinh doanh, trong đó có các chủ thể kinh doanh
XNK; pháp luật về thuế XNK; pháp luật về tự vệ trong hoạt động XNK; pháp
luật về
giải quyết tranh chấp kinh doanh có yếu tố nước ngoài….
Thứ tư, đã đề xuất được nhiều kiến nghị, giải pháp có ý nghĩa, có giá
trị thực tiễn và giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt
Nam phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, từ trước đến nay ở Việt Nam chưa có công trình khoa
họ
c nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống chế định pháp luật
điều chỉnh hoạt động XNK, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện và hệ thống về cơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật đối với hoạt
động XNK ở Việt Nam hiện nay, thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các

4

hoạt động XNK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và các giải pháp
hoàn thiện.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Về mục đích của luận án:
Thông qua việc đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các
quan hệ XNK ở Việt Nam hiện nay, luận án có mục đ
ích đề xuất hệ thống các
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ XNK, tăng
cường điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK ở Việt Nam hiện nay.
- Về nhiệm vụ của luận án:
Thứ nhất, luận án làm rõ cơ sở lý luận của điều chỉnh pháp luật đối
với các hoạt động xuất khẩu và nh
ập khẩu.
Thứ hai, luận án nhận diện và đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp
luật của Việt Nam đối với hoạt động XNK. Từ đó, luận án làm rõ những điểm
hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế đó để có thể đề ra được
các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong lĩnh v
ực
XNK.
Thứ ba, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về XNK
và tăng cường hiệu quả của điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về điều chỉnh
pháp luật đối với hợp đồng XNK, thực trạng điều chỉnh pháp luật đối v
ới hoạt
động XNK ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án tiến sỹ, tác giả luận án không
đi sâu phân tích và đề xuất và kiến nghị các giải pháp cụ thể liên quan đến các
lĩnh vực pháp luật cụ thể mà chỉ đánh giá thực trạng của điều chỉnh pháp luật

đồi với hoạt động XNK như là môi trường pháp lý chung cho các hoạt động
này được diễn ra có hiệu quả, có định h
ướng và điều tiết của Nhà nước nhằm

21
KẾT LUẬN
1. Hoạt động XNK có một vai trò, vị trí quan trọng đối với
bất kỳ một nền kinh tế nào, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Cũng chính vì vậy mà hoạt động XNK cần thiết phải được điều chỉnh
bằng pháp luật. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK là quá
trình Nhà nước sử dụng pháp luật để tác động đế
n các quan hệ XNK
nhằm đạt được những mục đích nhất định. Điều chỉnh pháp luật đối
với hoạt động XNK là một cơ chế phức tạp chịu sự tác động của
nhiều yếu tố bao gồm cả khách quan và chủ quan.
Đối với Việt Nam, căn cứ vào đặc điểm cụ thể, đặc thù của
đất nước, Các yếu t
ố khách quan bao gồm: yêu cầu mở rộng thị
trường cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của các quốc gia khác; yêu
cầu của các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc mở cửa thị trường
và áp dụng các chính sách điều chỉnh pháp luật chung trong phạm vi
các quốc gia thành viên; yêu cầu của quá trình chuyên môn hóa và
phân công sản xuất quốc tế; sức ép về thị trường từ Trung Quốc, thị
trường của các n
ước ASEAN cũng có thể xem là một điểm đặc thù
có tác động đến việc xây dựng chính sách và pháp luật XNK của Việt
Nam. Các yếu tố chủ quan bao gồm: đặc điểm tình hình chính trị,
kinh tế-xã hội Việt Nam thời kỳ trước khi tiến hành công cuộc đổi
mới toàn diện kinh tế xã hội; nhận thức về vai trò, tính chất của hoạt
động XNK; năng lực sản xuất trong nước còn thấ

p kém, năng lực
cạnh tranh yếu.
2. Điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động XNK ở Việt
Nam hiện nay bao gồm một số yếu tố cơ bản: hệ thống pháp luật về
XNK; hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực XNK;
cơ chế điều hành hoạt động XNK.

20
lợi người tiêu dùng mà còn là điều kiện quan trọng để kiểm soát chất lượng
hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu;
- Việc áp dụng các biện pháp tự vệ: Hình thành cơ quan đầu mối giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc nhận diện và áp dụng các biện pháp tự
vệ trong hoạt động kinh doanh XNK. Cần củng cố vai trò của các Hiệ
p hội
ngành nghề trong việc bảo vệ các doanh nghiệp XNK trong việc áp dụng các
cơ chế tự vệ trong WTO;
- Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia
quản lý, điều hành hoạt động XNK theo hướng Bộ Công Thương sẽ là cơ
quan đầu mối, thay mặt Chính phủ, nhằm mục đích giải quyết kịp thời các
vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực ti
ễn, tránh tình trạng trì hoãn việc xử
lý, đùn đẩy trách nhiệm, không rõ cơ quan đầu mối giải quyết, giữa các cơ
quan nhà nước hữu quan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của doanh
nghiệp.
Về các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp kinh
doanh XNK:
- Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp về chính sách, pháp luật,
đặc biệt trong các lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lộ trình cắt giảm
thuế quan theo các cam k
ết quốc tế của Việt Nam.

- Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động
XNK đi kèm với các biện pháp xử lý nghiêm khắc và kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật về XNK. Cần tổ chức kênh thông tin về các danh sách các
doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động XNK và áp dụng
các biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp tái phạm.

5
đạt được những mục tiêu mà Nhà nước và xã hội đề ra. Trên cơ sở đánh giá
thực trạng của điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK, luận án đề xuất
các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
4. Phương pháp nghiên c
ứu của luận án
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu luận án này là Chủ nghĩa duy
vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về XNK.
Để giải quyết đề tài này, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp
phân tích tư liệu, phương pháp thố
ng kê, phương pháp so sánh, phương pháp
hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử.
5. Những điểm mới của luận án
Với việc nghiên cứu và đánh giá điều chỉnh pháp luật đối với các
hoạt động XNK ở Việt Nam hiện nay, luận án có những điểm mới sau đây:
- Luận án góp phần xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận cho v
ấn đề
điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động XNK ở Việt Nam hiện
nay.
- Luận án nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối toàn diện thực
trạng pháp luật về XNK và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay; thực

trạng điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án nghiên cứu t
ương đối đầy đủ về sự tác động xu thế toàn cầu
hóa tới hoạt động XNK ở Việt Nam.
- Luận án đưa ra được các giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả
của điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động XNK ở Việt Nam
hiện nay.
6. Những nội dung cơ bản của luận án

6
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các công trình của tác giả đã công bố, luận án bao gồm 3 chương với 8 mục.

19
mại quốc tế, các quy trình, quy phạm được quy định trong các điều ước quốc tế
có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
- Cần chú trọng khâu tuyển dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành XNK nhằm mục đích
thu hút được những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực, có phẩm
chất đạo đức tốt;
- Song song với việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước và
trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, cần tập trung đầu tư hệ thống trang
thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng được việc cập nhật thông tin, kiến thức,
tin học hóa công tác quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn
chỉnh phục vụ cho công tác quản lý và điều hành XNK, đặc bi
ệt hệ thống cơ
sở dữ liệu về giá, cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin
pháp luật
Về giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ quan nhà nước tham gia quản
lý, điều hành hoạt động XNK:

- Giảm thiểu những biện pháp quản lý mang tính chất hành chính của
nhà nước như việc cấp phép để nhập khẩu và sử dụng nhiều h
ơn những biện
pháp phù hợp với những qui luật của kinh tế thị trường;
- Tổ chức kênh đối thoại về xây dựng thể chế giữa Bộ Công Thương,
các Bộ quản lý chuyên ngành, các doanh nghiệp để tiếp thu, chọn lọc những
vấn đề cấp thiết tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho
doanh nghiệp;
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn về quy cách và chất
lượng sản phẩm cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tăng cường công tác
kiểm tra giám sát hàng hoá trên thị trường. Hệ thống kiểm tra chất lượng này
không chỉ giúp ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, bảo vệ quyền

18
3.3.2. Giải pháp cụ thể
Luận án tập trung đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:
Về giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý:
- Tổ chức hệ thống hóa pháp luật theo lĩnh vực XNK, phân tích, so
sánh đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ
những văn bản đã hết hiệu lực;
- Xây dựng v
ăn bản quy phạm pháp luật để nội luật hóa các điều ước
quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền kinh doanh
XNK, quyền phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo lộ trình cam kết.
- Đối với các mặt hàng XNK được điều hành theo cơ chế riêng,
Chính phủ cần ban hành định hướng chung đối với hoạt độ
ng quản lý, giao

cho Bộ có liên quan xây dựng quy chế điều hành trình Chính phủ phê duyệt
và chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện quy chế
điều hành đó.
- Chính phủ cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các Bộ
chuyên ngành trong việc ban hành danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý
chuyên ngành của Bộ mình theo quy định của Luật Thương mại và Nghị định
12/2006/NĐ-CP.
- Các Bộ quả
n lý chuyên ngành cần quy định cụ thể và công bố công
khai trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ hoặc các phương tiện
thông tin chuyên ngành khác về thủ tục xin cấp phép XNK đối với hàng hóa
thuộc diện quản lý chuyên ngành do Bộ quản lý.
Về giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành
công tác XNK:
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý nhà nước, trình độ
chuyên môn của các cán bộ, công chức, viên ch
ức hoạt động trong quản lý nhà
nước về hoạt động XNK nhằm cập nhật kiến thức pháp luật, hiểu đúng và đầy
đủ hệ thống các văn bản quy phạm có liên quan, nắm vững các thông lệ thương

7
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ ĐIỀU CHỈNH
PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động XNK
1.1.1. Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của hoạt
động XNK
Trong phần này, luận án phân tích mốc quan trọng của sự hình thành

và phát triển của hoạt động XNK, các nguyên nhân, điều kiện hình thành và
phát triển của hoạt động XNK. Đó là sự hình thành, phát triển của tầng lớp
thương nhân, lợi thế so sánh của các quốc gia và sự phát triển của khoa h
ọc,
kỹ thuật.
1.1.2. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hoạt động XNK và
quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu
Luận án đưa ra khái niệm về XNK một cách khái quát nhất là: xuất
khẩu và nhập khẩu là hai mặt chủ yếu của quá trình trao đổi hàng hoá giữa
quốc gia này với quốc gia khác thông qua các hoạt động mua và bán. Trong
một nền kinh tế hoạt động xuất khẩu và hoạt
động nhập khẩu luôn gắn liền và
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Luận án phân tích các đặc điểm của hoạt động xuất khẩu và nhập
khẩu, bao gồm các đặc điểm về chủ thể, nguồn luật điều chỉnh, đối tượng của
hoạt động XNK, đồng tiền thanh toán. Các đặc điểm đặc trưng này sẽ tác
động và chi phối đ
iều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK của mỗi quốc
gia.
1.2. Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK và những yếu tố
ảnh hưởng đến điều chỉnh pháp luật hoạt động XNK
1.2.1. Tác động của hoạt động XNK đến sản xuất, kinh doanh và sự
cần thiết điều chỉnh hoạt động XNK bằng pháp luật

8
Luận án chứng minh sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với
hoạt động XNK căn cứ vào những tác động cả về tích cực và tiêu cực của hoạt
động XNK. Chính vì vậy, quốc gia nào cũng phải quan tâm điều chỉnh pháp
luật đối với hoạt động XNK nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Điều chỉnh pháp luật đối v

ới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu được
thực hiện trên hai lĩnh vực: điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động quản lý
nhà nước về xuất khẩu và nhập khẩu; và điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu của các chủ thể cụ thể trong nền kinh tế.
1.2.2. Điều chỉnh pháp lu
ật đối với hoạt động XNK và các nhân tố tác
động đến điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK
* Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK
Trong phần này, luận án phân tích quan niệm về điều chỉnh pháp luật
nói chung trên cơ sở đó đưa ra quan niệm về điều chỉnh pháp luật đối với hoạt
động XNK là quá trình Nhà nước sử d
ụng pháp luật để tác động đến các
quan hệ XNK nhằm đảm bảo trật tự theo nghĩa rộng (bao gồm cả trật tự pháp
lý), minh bạch, có thể dự đoán được của các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
cũng như các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động XNK
. Luận án
cũng phân tích khái quát các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống pháp luật
điều chỉnh hoạt động XNK, các yếu tố tác động đến pháp luật điều chỉnh hoạt
động XNK.
Luận án phân tích tính phức tạp trong việc xác định các nguồn quy
phạm điều chỉnh hoạt động XNK. Bên cạnh pháp luật còn có những nguồn
quy phạm khác điều chỉnh như các quy tắc xử s
ự của thương nhân được thừa
nhận như là tập quán thương mại, thói quen thương mại. Bản thân các quy tắc
xử sự này có những ưu thế riêng và là những bổ sung cần thiết cho các quy
phạm pháp luật.
Luận án cũng phân tích các phương pháp điều chỉnh các quan hệ
XNK. Đối với các quan hệ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

17

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG ĐIỀU
CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM


3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật và tăng cường điều chỉnh pháp luật
đối với hoạt động XNK ở Việt Nam hiện nay
Luận án xác định nhu cầu hoàn thiện pháp luật và tăng cường điều
chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK ở Việt Nam bao gồm nhu cầu nội tại
của nền kinh tế theo đó cải cách kinh tế đặt ra nhu cầu phải hoàn thiệ
n pháp
luật và tăng cường điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK; và nhu cầu
từ việc hội nhập kinh tế quốc tế và những yêu cầu của nó đối với việc hoàn
thiện pháp luật và đối với tăng cường điều chỉnh pháp luật hoạt động XNK ở
Việt Nam hiện nay.
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và tăng cường điề
u chỉnh
đối với hoạt động XNK ở Việt Nam hiện nay
Luận án đã xác định các phương hướng hoàn thiện pháp luật và tăng
cường điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK là: hoàn thiện theo đúng
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt động XNK; đảm bảo tính
đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật điều chỉnh hoạt độ
ng XNK với hệ thống
pháp luật ở Việt Nam; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật
điều chỉnh hoạt động XNK với các tập quán quốc tế và điều ước quốc
tế Việt Nam đã tham gia ký kết.
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động XNK ở Việt Nam hiện nay
3.3.1.
Giải pháp chung

Luận án đề xuất các giải pháp chung bao gồm nhóm các giải
pháp về môi trường pháp lý và chính sách
; các giải pháp về công tác tổ
chức quản lý. Đây là các giải pháp tạo điều kiện, tiền đề để đề xuất, kiến nghị
các giải pháp cụ thể của luận án.

16
nay là hành vi trốn thuế, gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bằng nhiều
hình thức.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lại không quan tâm đúng mức tới
những thay đổi có lợi về thuế suất thuế nhập khẩu theo cam kết giữa Việt
Nam và các tổ chức quốc tế và khu vực để có thể áp dụng tạo lợi thế cạnh
tranh cho mình.

9
XNK, phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh hành chính. Đối
với các quan hệ kinh doanh XNK giữa các thương nhân với nhau, phương
pháp điều chỉnh của các quy phạm pháp luật là phương pháp bình đẳng, thỏa
thuận.
* Các nhân tố tác động đến điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
XNK
Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK chịu nhiều tác động
củ
a các yếu tố khác nhau bao gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ
quan, trong đó về cơ bản có các yếu tố sau đây: Toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế; Chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước; Lợi thế cạnh
tranh của quốc gia; Mức độ tự do của nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, điều chỉnh pháp luật đối với hoạ
t động XNK chịu tác động của
nhiều yếu tố bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan trong đó Nhà nước có

vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền
kinh tế nói chung, của các hoạt động XNK nói riêng. Điều này thể hiện mối quan
hệ chặt chẽ giữa chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động XNK.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách và pháp luật XNK và
những b
ước phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động
XNK của Việt Nam
1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách và pháp luật điều chỉnh
hoạt động XNK của Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách và pháp luật XNK bao gồm
các yếu tố khách quan và chủ quan.
Những yếu tố khách quan cơ bản bao gồm: Thứ nhất, yêu cầu mở
rộ
ng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của các quốc gia khác. Thứ
hai, yêu cầu của các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc mở cửa thị trường
và áp dụng các chính sách điều chỉnh pháp luật chung trong phạm vi các quốc
gia thành viên. Thứ ba, yêu cầu của quá trình chuyên môn hóa và phân công

10
sản xuất quốc tế. Thứ tư, sức ép về thị trường từ Trung Quốc, thị trường của
các nước ASEAN cũng có thể xem là một điểm đặc thù có tác động đến việc
xây dựng chính sách và pháp luật XNK của Việt Nam.
Những yếu tố chủ quan cơ bản bao gồm : Thứ nhất, đặc điểm tình
hình chính trị, kinh tế-xã hội Việt Nam thời k
ỳ trước khi tiến hành công cuộc
đổi mới toàn diện kinh tế xã hội. Thứ hai, nhận thức về vai trò và tính chất của
hoạt động XNK của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam chưa thực sự phù
hợp với bản chất của quan hệ này. Thứ ba, năng lực sản xuất trong nước còn
thấp kém, năng lực cạnh tranh yếu cũng là một yếu tố được tính toán, cân
nhắc trong việc xây dựng chính sách và pháp luật đối với hoạt động XNK.

1.3.2. Sự phát triển của pháp luật điều chỉnh của pháp luật điều chỉnh
hoạt động XNK của Việt Nam
Về sự phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động XNK của Việt
Nam, luận án phân tích những quá trình phát triển của pháp luật và có những
nhận xét sau:
- Trước khi đổi mới, pháp luật Vi
ệt Nam ghi nhận nguyên tắc Nhà
nước độc quyền về ngoại thương và các quan hệ kinh tế khác với nước ngoài.
Chính sách và pháp luật về XNK là để nhằm thực hiện các kế hoạch của Nhà
nước mà không phản ánh được nhu cầu của xã hội trong việc sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng.
- Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, pháp luật về XNK của Việt
Nam cũng có nhiều bước phát triển như
quyền kinh doanh XNK của các thành
phần kinh tế ngày càng được thừa nhận và mở rộng, pháp luật ngày càng phù hợp
với những điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể.

15
- Công tác thông tin dự báo tình hình thị trường trong và ngoài nước,
cung cầu và các yếu tố tác động đến giá cả chưa được thực hiện tốt.
2.2.3. Ý thức pháp luật của những người làm công tác quản lý, những
người kinh doanh trong lĩnh vực XNK
Phần này, luận án phân tích và đánh giá ý thức pháp luật của các chủ
thể tham gia vào quá trình điều chỉnh pháp luật hoạt động XNK ở Việt Nam
hiện nay. Luận án rút ra những nhận đị
nh sau:
Ý thức pháp luật của một số cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước
đối với hoạt động XNK và những cán bộ trực tiếp thực hiện các thủ tục hành
chính đối với hoạt động XNK chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách bộ máy
hành chính cũng như đã gây ra những vướng mắc, hạn chế đối với hoạt động

này, thể hiện ở một s
ố khía cạnh sau đây:
- Tồn tại những tiêu cực phát sinh trong quá trình doanh nghiệp
XNK thực hiện thủ tục hải quan;
- Những tiêu cực phát sinh trong quá trình cấp hạn ngạch, trong đó
các doanh nghiệp buộc phải có những chi phí không chính thức, thậm chí phải
đưa hối lộ để được cấp hạn ngạch;
- Tâm lý xin cho vẫn còn ảnh hưởng ở nhiều cơ quan, cán bộ quản lý
hoạt động nhà nước về XNK.
- Nhiều cán b
ộ quản lý nhà nước, đặc biệt là ở các địa phương, có
trình độ nhận thức pháp lý còn yếu, chưa bắt kịp với các yêu cầu trong điều
kiện mới để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK phát triển.
Mặt khác, ý thức pháp luật của những người kinh doanh XNK của
Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Ý thức pháp luật của nhiều doanh
nghiệp kinh doanh XNK tại Việt Nam hiện nay còn
ở mức thấp, xuất hiện xu
hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt, lợi nhuận bằng mọi giá mà không chú
trọng chiến lược phát triển lâu dài, gây ảnh hưởng đến uy tín của các doanh
nghiệp khác Những vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực XNK ở Việt Nam hiện

14
hạn như WTO. Việc hiểu rõ và nắm bắt cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO cũng là một vấn đề chưa được các doanh nghiệp và cơ quan quản lý
nhà nước xem xét đúng mức.
2.2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động XNK của Việt
Nam hiện nay
2.2.1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động
XNK
Luận án phân tích khái quát hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

trong lĩnh vực XNK bao gồm các vấn đề vai trò, vị trí và chức năng của các
cơ quan này. Đó là các cơ quan: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Ngân
hàng Nhà nước, Các Bộ quản lý chuyên ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
2.2.2. Cơ chế điều hành đối với hoạt động XNK
Luận án phân tích, đánh giá cơ chế điề
u hành hoạt động XNK ở Việt
Nam hiện nay và có những kết luận như sau:
Trong thời gian qua, việc thực hiện cơ chế điều hành XNK ổn định
cũng tạo ra tính minh bạch trong quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK,
giảm thiểu các rủi ro đối với doanh nghiệp do việc thay đổi chính sách.
Tuy nhiên, cơ chế điều hành XNK ở Việt Nam có những bất cập cơ
bản nh
ư:
- Tình trạng mỗi Bộ quản lý chuyên ngành ban hành một danh mục
hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành và vào những thời điểm
khác nhau đã gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK.
- Việc chậm ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư cho sản xuất
hàng xuất khẩu có thể hạn chế năng lực xuất khẩu của cả nền kinh tế.
- Một số mặt hàng sản xuất trong nước được bảo hộ
bằng biện pháp
phi thuế trong thời gian dài, tạo ra tư tưởng ỷ lại, gián tiếp làm giảm sức cạnh
tranh của hàng sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng
(đường, thép xây dựng, ô tô v.v.).

11
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động XNK ở Việt Nam

hiện nay
2.1.1. Địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh XNK ở Việt Nam
Qua phân tích thực trạng địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh
XNK ở Việt Nam hiện nay, luận án nhận xét: Việc ghi nhận và bảo vệ quyền
kinh doanh XNK của các doanh nghiệp ở Việt Nam là cả một quá trình lâu dài
với xu thế là quyền này ngày càng được mở r
ộng, phù hợp với các chuẩn mực
của thế giới. Tuy nhiên, pháp luật của Việt Nam về vấn đề này cũng còn những
quy định cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc cần phải có những hướng dẫn cụ thể để
áp dụng một cách thống nhất. Luận án tập trung phân tích các vấn đề cơ bản sau:
- Quy định thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiế
p của
nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành
nghề đăng ký kinh doanh chưa có những hướng dẫn thi hành cụ thể dẫn đến
việc áp dụng không thống nhất ở các địa phương. Trên thực tế, khi làm thủ
tục hải quan, cơ quan hải quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải có đăng ký
kinh doanh đối với hoạt động XNK loại hàng hóa mà doanh nghiệp thực hiện
XNK.
- Một điểm mới của Luật Thương mại 2005 là việc công nhận các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo
pháp luật Việt Nam là thương nhân và là chủ thể của các hoạt động thương
mại, bao gồm hoạt động XNK. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định
12/2006/NĐ-CP, quyền kinh doanh XNK có sự phân biệt giữa thương nhân
Việt Nam không có vốn đầu tư trực ti
ếp của nước ngoài và thương nhân có
vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt
Nam.

12
- Không giống như doanh nghiệp trong nước, quyền kinh doanh

XNK không phải là một quyền kinh doanh đương nhiên đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam. Quyền kinh doanh XNK đó chỉ được thực hiện trên
cơ sở các loại giấy phép khác nhau.
2.1.2. Pháp luật về các công cụ điều tiết hoạt động XNK
Trong phần này, Luận án đánh giá pháp luậ
t về các công cụ này bao
gồm hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu, thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các biện pháp phi thuế. Luận án nhận xét, nhìn
chung, các quy định của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu để điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động XNK có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những điểm c
ần được sửa đổi, bổ
sung hoặc hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn :
- Việc các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền cấp giấy
phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc phạm vi
quản lý chuyên ngành của mình gây khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động
XNK trong việc tìm hiểu các quy trình thủ tục khác nhau để có giấy phép và
làm tăng thêm các giấy phép con không cần thiết;
- Việc phân loại hàng hóa và áp d
ụng thuế suất đối với hàng hóa
XNK hiện nay có nhiều vấn đề bất cập và áp dụng không thống nhất; ngành
hải quan liên tục gặp phải khó khăn trong công tác xác định giá tính thuế đối
với hàng hoá XNK;
- Hệ thống dữ liệu về giá tham chiếu của cơ quan hải quan cũng
chưa hoàn thiện nên gây nhiều khó khăn, lúng túng cho cán bộ hải quan trong
việc xác định giá trị tính thuế
- Việc tiếp cận các quy định v
ề biện pháp phi thuế nói chung và rào
cản kỹ thuật nói riêng chưa thực sự phù hợp nếu đứng từ góc độ quốc gia


13
nhập khẩu. Công tác xây dựng, ban hành và áp dụng các biện pháp phi thuế
tại thị trường nội địa chưa được chú ý đúng mức.
2.1.3. Pháp luật về tự vệ trong hoạt động XNK
Luận án đánh giá những quy định của Việt Nam về áp dụng các biện
pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các quy định của WTO
trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ và nhận xét:
- Việc rà soát lại toàn bộ các luật lệ và thủ tục liên quan đến tự vệ
hiện có ở cả cấp độ quốc gia và khu vực là bước đi cần thiết đầu tiên trong quá
trình đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Điều XIX của GATT và Hiệp
định Tự vệ.
- Các doanh nghiệp của Việt Nam cũng như cơ quan quản lý nhà nước
Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vi
ệc áp dụng các biện pháp tự vệ đối
với hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
2.1.4. Pháp luật về thanh toán trong hoạt động XNK
Hiện nay, các phương thức thanh toán phổ biến trên thế giới trong
lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế đã được pháp luật Việt Nam quy định cho
phép các thương nhân Việt Nam được áp dụng trong hoạt động XNK, bao
gồm: thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm chi,
thanh toán bằng hối phiếu, Các t
ập quán quốc tế về thanh toán trong giao
dịch mua bán hàng hóa quốc tế cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận và
cho phép áp dụng như UCP 500.
2.1.5. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hoạt động XNK ở Việt
Nam.
Luận án đã phân tích các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt
động XNK bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Luận án cũng
nhận xét rằng hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấ

p của trong hoạt động
XNK của Việt Nam chưa có những cơ quan chuyên trách để hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh trong khuôn khổ chẳng

×