Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Xác định các yếu tố chuyên môn cơ bản cấu thành năng lực tư duy cờ vua và hệ thống bài tập nâng cao năng lực tư duy của nam vận động viên cờ vua Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.91 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO


NGUYỄN HỒNG DƯƠNG







XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHUYÊN MÔN CƠ BẢN
CẤU THÀNH NĂNG LỰC TƯ DUY CỜ VUA VÀ HỆ THỐNG
BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA NAM
VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA VIỆT NAM



Chuyên ngành : Huấn luyện thể thao.
Mã số : 62.81.02.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC









HÀ NỘI - 2008.


Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao.


Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS Trần Đức Dũng.
2. PGS. TS Nguyễn Xuân Sinh.

Phản biện 1:
GS.TS. Lê Văn Lẫm - trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh
Phản biện 2:
GS.TS. Lê Quý Phượng - Viện Khoa học Thể dục Thể thao
Phản biện 3:
TS. Phan Hồng Minh - Tổng cục Thể dục Thể thao
Luận án s
ẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại:
Viện khoa học Thể dục Thể thao, vào hồi giờ ngày tháng
năm 200



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. Thư viện Viện khoa học Thể dục Thể thao.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.

1. Nguyễn Hồng Dương (2000), Nghiên cứu đánh giá năng lực tư duy của
VĐV cờ vua các đẳng cấp khác nhau ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
giáo dục học, trường Đại học TDTT I.
2. Nguyễn Hồng Dương (2006), “Phương pháp sử dụng các test, trắc
nghiệm tâm lý nhằm đánh giá năng lực tư duy c
ờ vua”, Khoa học thể
thao thường kỳ, số 6 (298), tr. 19 - 22.
3. Nguyễn Hồng Dương (2006), “Tỷ trọng ảnh hưởng các thành phần năng
lực tư duy cờ vua ở nam VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng”, Khoa học
thể thao thường kỳ, số 6 (298), tr. 36 - 39.

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN.
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Với đặc thù là môn thể thao trí lực, lượng vận động tác động trực tiếp vào
quá trình tư duy của vận động viên (VĐV), cho thấy năng lực trí tuệ (đặc biệt
là năng lực tư duy) của VĐV có vai trò quan trọng hàng đầu. Qua nghiên cứu,
tham khảo các tài liệu về cờ vua, cấu trúc năng lực tư duy của VĐV cờ vua
gồm các nhóm thành ph
ần sau: Năng lực tư duy lôgic; năng lực tư duy khái
quát, năng lực chuyển đổi tư duy ngôn ngữ; năng lực tư duy sáng tạo. Mỗi
nhóm trên lại gồm nhiều thành phần khác nhau. Vì vậy, việc xác định các
phương pháp, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và xác định các phương tiện để
phát triển các thành phần tư duy trên là việc làm hết sức cần thiết trong quá
trình đào tạo VĐV cờ vua.
Vấn đề này đ

ã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước như: V.Malkin (1990); B.A.Dlôtnhic (1996), Đặng Văn Dũng
(1999), Đàm Công Sử (1999) Tuy vậy, các công trình nghiên cứu này mới
đề cập mang tính đơn lẻ về năng lực tư duy của VĐV cờ vua cũng như chưa
xác định được các phương pháp, phương tiện đánh giá và phát triển năng lực tư
duy của VĐV cờ vua.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định
các yếu tố chuyên môn cơ bản cấu thành năng lực tư duy cờ vua và hệ
thống bài tập nâng cao năng lực tư duy của nam vận động viên cờ vua Việt
Nam”. Thông qua việc xác định phương pháp, phương tiện đánh giá, xác định tỷ
trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố cơ bản và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua cấp I (CI) và ki
ện tướng (KT) Việt Nam.
Từ đó, xác định hệ thống bài tập nâng cao năng lực tư duy cho đối tượng này,
với 2 mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố chuyên môn cơ bản cấu thành năng lực
tư duy của VĐV cờ vua và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực tư duy cho
nam VĐV cờ vua CI và KT Việt Nam.
Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả
của hệ thống bài
tập nâng cao năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo
VĐV CI và KT.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
Từ việc hệ thống hoá kiến thức về tư duy của VĐV cờ vua, đã xác định
các nhóm yếu tố cơ bản cấu thành năng lực tư duy của VĐV cờ vua cũng như
xác định tỷ trọng
ảnh hưởng của các yếu tố đó tới thành tích của nam VĐV cờ
vua CI và KT Việt Nam, cho thấy sự khác biệt về tỷ trọng ảnh hưởng của các
nhóm yếu tố đó giữa VĐV cờ vua Việt Nam và VĐV các nước thuộc Liên Xô

cũ. Từ đó, đã tiến hành xây dựng thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá năng lực
2
tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT toàn diện hơn so với các kết quả nghiên
cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn xác định được hệ thống bài
tập nâng cao năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo
VĐV CI và KT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ xung
lý luận và thực tiễn công tác đánh giá và phát triển năng lực tư duy c
ủa nam
VĐV cờ vua Việt Nam.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Luận án được trình bày trong 140 trang bao gồm: Phần mở đầu (05
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (41 trang); Chương 2:
Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (16 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu
(43 trang); Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu (27 trang); phần kết luận và
kiến nghị (02 trang). Trong luận án có 46 bảng và 02 sơ đồ. Ngoài ra, luận án
đã sử dụng 113 tài liệu tham khảo, trong
đó có 70 tài liệu bằng tiếng Việt, 13
tài liệu bằng tiếng Nga, 22 tài liệu bằng tiếng Anh cùng với 08 phần mềm
giảng dạy - huấn luyện cờ vua trên máy tính và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN.
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Đề tài đã phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu của
các tác giả về các mặt: Xu hướng phát triển và đặc điểm tập luyện, thi đấu môn
cờ vua; Các quan điểm về tư duy và năng lực tư duy của VĐV cờ vua; Cấu trúc
năng lực tư duy của VĐV cờ vua; Phương pháp đánh giá năng lực tư duy của
VĐV cờ vua; Phương pháp, phương tiện phát triển năng lực tư duy của VĐV
cờ vua, kết quả cho thấy:
Năng lực tư duy của VĐV cờ vua là các thao tác trí tuệ về phân tích, đánh
giá, lập kế hoạch, tính toán và lựa chọn nước đi để xử lý các tình huống nảy
sinh trong tập luyện và thi đấu cờ vua. Quá trình này được nảy sinh trên cơ sở

cảm nhận của VĐV về tình huống cờ. Năng lực tư duy của VĐV cờ vua được
cấu thành từ 4 nhóm năng lực tư duy đặc thù cờ vua là: năng lực tư duy lôgic,
năng lực tư duy khái quát, nă
ng lực chuyển đổi tư duy ngôn ngữ và năng lực tư
duy sáng tạo. Bên cạnh việc đánh giá chính xác 4 nhóm yếu tố cấu thành trên
cần phải có những đánh giá về năng lực trí tuệ (đặc biệt là những thành phần
của năng lực trí tuệ có tương quan mạnh với thành tích thi đấu) của VĐV.
Năng lực tư duy của VĐV cờ vua được kiểm tra, đánh giá bằng nhiều
phương pháp khác nhau, song cần được đánh giá toàn diện và mang tính
chuyên môn. Trong đó, kiểm tra tâm lý và sư phạm là 2 phương pháp đánh giá
đơn giản và chính xác nhất.
Cách thức hiệu quả nhất để kiểm tra, đánh giá và phát triển năng lực tư
duy của VĐV cờ vua là xác định các thành phần nhỏ và lựa chọn phương pháp,
3
phương tiện kiểm tra, đánh giá và phát triển các thành phần nhỏ của năng lực
tư duy của VĐV cờ vua.
Để nâng cao năng lực tư duy của VĐV cờ vua, các nhà chuyên môn thường
sử dụng nhóm các bài tập chuyên môn bằng các ván đấu, các tình thế cờ với các
chủ đề, mục đích phù hợp với bản chất của các thành phần cần phát triển.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và m
ột
số tác giả trong nước về năng lực tư duy của VĐV cờ vua, song hầu hết những
kết quả đó mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá từng thành phần nhỏ mà chưa tiến
hành nghiên cứu đánh giá tổng quát về năng lực tư duy của VĐV cờ vua.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổ
ng hợp tài liệu.
Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm.
Phương pháp kiểm tra tâm lý.

Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 4/2000 đến tháng 9/2003 và
được chia làm 4 giai đoạn nghiên cứu như trình bày cụ thể trong luận án.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu c
ủa đề tài là năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua
CI và KT. Để nghiên cứu năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua, đề tài đã
nghiên cứu trên 138 nam VĐV cờ vua và được chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm theo dõi ngang: Là 41 nam VĐV cờ vua CI và KT, bao gồm: 27
nam VĐV cờ vua CI, 14 nam VĐV cờ vua cấp KT thuộc các trung tâm cờ vua
mạnh như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng
Nhóm đối tượng thực nghiệm của đề tài (nhóm theo dõi dọc): Là 26
nam VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT thuộc các đơn vị:
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội. Nhóm đối tượng này được chia theo cùng đẳng
cấp và phân làm 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Nhóm quan trắc sư phạm: Là 71 nam VĐV cờ vua CI và KT, bao gồm:
44 VĐV CI và 27 VĐV KT thuộc các trung tâm cờ vua mạnh.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại: Viện Khoa học TDTT, Trường Đại
học TDTT I và các đị
a phương có đối tượng nghiên cứu.

4
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định các yếu tố chuyên môn cơ bản và xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT Việt Nam.

3.1.1. Xác định các yếu tố chuyên môn cơ bản cấu thành năng lực tư
duy nam VĐV cờ vua CI và KT Việt Nam.
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các
chuyên gia. Nội dung phỏng vấn là xác định các yế
u tố chuyên môn cơ bản cấu
thành năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT. Kết quả phỏng vấn
được trình bày tại bảng 3.1 trong luận án.
Từ kết quả thu được tại bảng 3.1 trong luận án cho thấy: có 13/18 thành
phần cơ bản thuộc 4 nhóm yếu tố cấu thành năng lực tư duy của VĐV cờ vua
được hầu hết các chuyên gia lựa chọn (chiếm tỷ lệ từ 70% trở
lên), bao gồm
các thành phần được in đậm tại bảng 3.1.
Đối với các thành phần của năng lực trí tuệ, kết quả phỏng vấn trực tiếp
các chuyên gia cho thấy, 100% ý kiến chuyên gia đều thống nhất cho rằng đó
là các năng lực: Tốc độ tư duy, tốc độ thu nhận và xử lý thông tin, thông minh,
tốc độ và độ chính xác của tư duy khi giải quyết các nhiệm vụ lôgic (đối với
VĐV KT), cả
m giác thời gian trong khoảng thời gian ngắn.
3.1.2. Xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực
tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT Việt Nam.
3.1.2.1. Xác định hệ thống test đánh giá năng lực tư duy của VĐV cờ vua
của đối tượng nghiên cứu.
Xác định cơ sở thực tiễn của các test: Đề tài đã phỏng vấn HLV, cán bộ
quản lý, chuyên gia, giáo viên môn cờ vua, nội dung phỏng vấn là l
ựa chọn các
test đánh giá năng lực tư duy của VĐV cờ vua cho nam VĐV cờ vua CI và KT,
kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.2 trong luận án. Bảng 3.2 cho
thấy, các ý kiến trả lời đều tập trung vào 20 test thuộc nhóm năng lực trí tuệ và
chuyên môn, là các test được trình bày tại bảng 3.4.
Xác định tính thông báo của các test: Đề tài đã kiểm tra sơ bộ đối

tượng nghiên cứu (27 VĐV cấp I và 14 VĐV KT) bằng các test
đã lựa chọn
qua phỏng vấn và xác định mối tương quan cặp giữa kết quả kiểm tra của 20
test với thành tích thi đấu (điểm đạt được tại giải vô địch đồng đội cờ vua toàn
quốc năm 2001), kết quả được trình bày tại bảng 3.4.
5
BẢNG 3.4. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
TƯ DUY VỚI THÀNH TÍCH THI ĐẤU CỦA NAM VĐV CỜ VUA CI VÀ KT
VIỆT NAM.
TT Test
Hệ số tương quan (r)
CI (n = 27) KT (n = 14)
1. Cộng trừ số học (l/2 min). 0.778 0.881
2. Vòng hở Landont (bis/s). 0.705 0.802
3. Trắc nghiệm Raven (đ). 0.757 0.816
4. Tương quan số lượng (đ). 0.203
0.778
5. Cảm giác thời gian (s). 0.790 0.875
6. Cờ thế chiếu hết sau 2 nước (đ). 0.301 0.347
7. Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ).
0.745
0.401
8. Cờ thế chiếu hết sau 4 nước (đ). 0.311
0.776
9. Tính toán phương án (đ). 0.713 0.812
10. Đánh giá các phương án có thể nảy sinh (đ). 0.732 0.806
11. Phân tích thế trận (đ). 0.746 0.801
12. Đánh giá thế trận (đ). 0.756 0.837
13. Lập kế hoạch (đ). 0.761 0.809
14. Cờ tàn chiến thuật - chiến lược (đ). 0.815 0.864

15. Cờ tàn phối hợp (đ). 0.831 0.902
16. Xác định chiến lược khai cuộc (đ). 0.785 0.834
17. Đòn chiến thuật (đ). 0.779 0.837
18. Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn giải bằng lời) (đ). 0.876 0.908
19. Đánh giá thế trận (yêu cầu phải diễn giải bằng lời) (đ). 0.794 0.818
20.
Phối hợp đánh giá thế trận với thực hiện đòn phối hợp
(yêu cầu phải diễn giải bằng lời) (đ).
0.722 0.871

r
0.5
= 0.3809 r
0.5
= 0.5324
Từ kết quả tại bảng 3.4 thấy, với VĐV cờ vua CI, 17 test có tương quan
chặt với thành tích thi đấu của VĐV (r
tính
đều lớn hơn r
bảng
với P < 0.05) là các
test có số thứ tự: 1, 2, 3, 5, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20; Ở
VĐV cờ vua KT, 18 test có tương quan chặt với thành tích thi đấu của VĐ (r
tính

đều lớn hơn r
bảng
với P < 0.05), là các test có số thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11,
12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20. Như vậy, các test trên đảm bảo tính thông
báo để chọn sử dụng trong bước nghiên cứu tiếp theo.

Xác định độ tin cậy của các test: Đề tài xác định độ tin cậy bằng
phương pháp test lặp lại (retest), kết quả được như trình bày tại bảng 3.5.
6
BẢNG 3.5. HỆ SỐ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA NAM VĐV CỜ VUA CI
VÀ KT VIỆT NAM.
TT Các test kiểm tra
Cấp I (n = 27)
Hệ số
tương
quan (r)
Kiện tướng (n = 14)
Hệ số
tương
quan (r)
Lần 1 (
δ
±
x )Lần 2 (
δ
±x )Lần 1 (
δ
±
x )Lần 2 (
δ
±
x )
1. Cộng trừ số học (l/2 min).
31.76±2.86 31.87±2.67
0.912
52.38±4.74 52.44±4.71

0.864
2. Vòng hở Landont (bis/s).
1.53±0.15 1.55±0.13
0.894
1.78±0.16 1.79±0.14
0.909
3. Trắc nghiệm Raven (đ).
45.21±4.07 45.29±3.54
0.852
52.16±4.72 52.25±4.41
0.897
4. Tương quan số học (đ).
- - -
7.86±0.71 7.88±0.65
0.907
5. Cảm giác thời gian (s).
±8.55±0.77 ±8.37±0.65
0.869
±4.98±0.45 ±.92±0.47
0.923
6. Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ).
5.13±0.46 5.17±0.42
0.876
- - -
7. Cờ thế chiếu hết sau 4 nước (đ).
- - -
6.33±0.57 6.38±0.51
0.891
8. Tính toán phương án (đ).
5.31±0.48 5.35±0.43

0.880
6.36±0.58 6.39±0.52
0.928
9. Đánh giá các phương án có thể nảy sinh (đ).
6.39±0.58 6.42±0.51
0.908
7.56±0.68 7.58±0.61
0.846
10. Phân tích thế trận (đ).
7.11±0.64 7.13±0.44
0.870
8.49±0.77 8.52±0.67
0.918
11. Đánh giá thế trận (đ).
6.12±0.55 6.17±0.49
0.896
7.52±0.68 7.54±0.53
0.886
12. Lập kế hoạch (đ).
5.33±0.48 5.37±0.43
0.844
6.72±0.61 6.76±0.54
0.846
13. Cờ tàn chiến thuật - chiến lược (đ).
6.41±0.58 6.44±0.51
0.903
7.60±0.69 7.30±0.89
0.854
14. Cờ tàn phối hợp (đ).
6.27±0.56 6.29±0.52

0.851
7.54±0.68 7.56±0.52
0.842
15. Xác định chiến lược khai cuộc (đ).
5.91±0.53 5.97±0.47
0.865
7.12±0.64 7.17±0.51
0.862
16. Đòn chiến thuật (đ).
6.55±0.59 6.58±0.42
0.906
7.76±0.70 7.78±0.62
0.906
17.
Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn giải bằng lời)
(đ).
6.76±0.61 6.79±0.52
0.854
7.98±0.72 7.97±0.62
0.877
18.
Đánh giá thế cờ (yêu c

u phải diễn giải b

ng lời)
(đ).
5.34±0.48 5.37±0.49
0.925
6.61±0.60 6.64±0.55

0.889
19.
Phối hợp đánh giá thế cờ với thực hiện đòn phối
hợp (yêu cầu phải diễn giải bằng lời) (đ).
6.35±0.57 6.37±0.62
0.872
7.56±0.68 7.58±0.51
0.890
7
Kết quả bảng 3.5 cho thấy các chỉ tiêu kiểm tra đều có tương quan mạnh,
với r trong khoảng 0.842 ÷ 0.925, đảm bảo độ tin cậy và cho phép sử dụng.
Như vậy, kết quả mục 3.1.2.1 đã chọn được hệ thống test đánh giá năng
lực tư duy của VĐV cờ vua cho nam VĐV CI và KT có tính khả thi, đảm bảo
độ tin cậy và tính thông báo, gồm các test như trình bày tại bảng 3.5.
3.1.2.2. Mối quan hệ giữa các nhóm yếu t
ố cấu thành năng lực tư duy của
VĐV cờ vua và tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố đó đến thành tích thi đấu ở
nam VĐV CI và KT.
Đề tài đã xác định hệ số tương quan giữa các nhóm yếu tố cấu thành năng
lực tư duy với nhau (bảng 3.6 và 3.7 trong luận án). Kết quả cho thấy, giữa các
test có tương quan mạnh, chỉ một vài test có tương quan yếu với test này nhưng
l
ại có tương quan mạnh với test kia.
Tiếp tục xác định tương quan giữa các thành phần với nhau và với thành
tích thi đấu, đồng thời xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố cấu
thành năng lực tư duy của VĐV cờ vua đến thành tích thi đấu của nam VĐV cờ
vua CI và KT, kết quả thu được trình bày ở các bảng 3.8, 3.9 và bảng 3.10.
BẢNG 3.8. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG
LỰC TƯ DUY VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ ĐÓ VỚI THÀNH
TÍCH THI ĐẤU CỦA NAM VĐV CỜ VUA CẤP I VIỆT NAM.

TT Nhóm yếu tố 1 2 3 4 5 6
1. Thành tích thi đấu. 0.732 0.756 0.812 0.709 0.786
2. Năng lực trí tuệ. 0.771 0.833 0.861 0.711
3. Tư duy lôgic. 0.785 0.776 0.867
4. Tư duy khái quát. 0.782 0.806
5. Tư duy sáng tạo. 0.769
6. Tư duy ngôn ngữ.
Hệ số tương quan đa nhân tố (R). 0.902
BẢNG 3.9. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG
LỰC TƯ DUY VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ ĐÓ VỚI THÀNH
TÍCH THI ĐẤU CỦA NAM VĐV CỜ VUA KIỆN TƯỚNG VIỆT NAM.
TT Nhóm yếu tố 1 2 3 4 5 6
1. Thành tích thi đấu. 0.807 0.823 0.841 0.822 0.834
2. Năng lực trí tuệ. 0.797 0.887 0.855 0.763
3. Tư duy lôgic. 0.815 0.798 0.879
4. Tư duy khái quát. 0.802 0.752
5. Tư duy sáng tạo. 0.809
6. Tư duy ngôn ngữ.
Hệ số tương quan đa nhân tố (R). 0.931
8
Bảng 3.8 và 3.9 cho thấy: Ở nam VĐV cờ vua CI và KT, giữa 5 nhóm
yếu tố và thành tích thi đấu, cũng như hệ số tương quan đa nhân tố xác định
được đều thể hiện mối tương quan mạnh, đủ độ tin cậy với P < 0.05. Qua đó,
đã xác định tỷ trọng ảnh hưởng của chúng đến thành tích thi đấu của nam VĐV
CI và KT, kết quả thu được như trình bày tại các bảng 3.10.
BẢNG 3.10. TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG (β) CỦA CÁC NHÓM YẾU TỐ CẤU
THÀNH NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA NAM VĐV CỜ VUA CI VÀ KT VIỆT NAM.
Đẳng
cấp
Tỷ trọng ảnh hưởng

Năng lực trí tuệ Tư duy lôgic Tư duy khái quá
t
Tư duy sáng tạo Tư duy ngôn ngữ
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
Hệ số
% quy
đổi
CI 0.096 9.60 0.306 30.60 0.102 10.20 0.292 29.20 0.106 10.60
KT 0.079 7.90 0.194 19.40 0.216 21.60 0.328 32.80 0.113 11.30
Bảng 3.10 cho thấy:
Ở nam VĐV cờ vua CI, tỷ trọng ảnh hưởng của năng lực trí tuệ ảnh
hưởng đến thành tích thi đấu ít hơn chiếm 9.60%; tiếp theo là tư duy khái quát
chiếm 10.20%; chuyển đổi tư duy ngôn ngữ chiếm 10.6%; tư duy sáng tạo
chiếm 29.20% và cuối cùng năng lực tư duy lôgic có tỷ trọng ảnh hưởng lớn
nhất chiếm 30.6%.
Ở nam VĐV cờ vua KT, tỷ trọng ảnh hưởng c
ủa các nhóm yếu tố tới
thành tích thi đấu có thay đổi đáng kể: yếu tố năng lực trí tuệ ảnh hưởng đến
thành tích thi đấu ít hơn cả chiếm 7.90%; tiếp đến là năng lực chuyển đổi tư

duy ngôn ngữ chiếm 11.3%; tư duy lôgic chiếm 19.40%; tư duy khái quát
chiếm 21.60% và cuối cùng năng lực tư duy sáng tạo có tỷ trọng ảnh hưởng lớn
nhất chiếm 32.80%.
3.1.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đ
ánh giá năng lực tư duy cho nam VĐV cờ
vua CI và KT.
Đề tài đã so sánh kết quả lập test giữa VĐV CI (27 VĐV) và KT (14
VĐV) như trình bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11 thấy, kết quả thực hiện các test đánh giá năng lực tư duy của
VĐV cờ vua khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam VĐV KT và CI (với p <
0.05), cho thấy phải xây dựng tiêu chuẩn riêng cho VĐV CI và KT.
Từ kết quả thống kê ở bảng 3.10,
đã phân loại kết quả thực hiện các test
thành 5 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém theo quy tắc 2 xích ma (bảng 3.12
và 3.13 trong luận án), đồng thời xây dựng thang điểm tổng hợp cho từng chỉ
tiêu, test theo thang độ C (thang điểm 10), kết quả như trình này ở các bảng
3.14 và 3.15 trong luận án. Ở đây, lấy bảng tiêu chuẩn của VĐV CI làm ví dụ
(bảng 3.12 và bảng 3.14).
9
BẢNG 3.11. SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TEST ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC TƯ DUY GIỮA NAM VĐV CỜ VUA CI VÀ KT VIỆT NAM.
TT
Nhóm
yếu tố
Các test kiểm tra
Kết quả kiểm tra (
δ
±x
)
t P

CI (n = 27) KT (n = 14)
1.
Năng
lực trí
tuệ
Cộng trừ số học (l/2 min).
31.76±2.86 52.38±4.74
-14.929
< 0.05
2. Vòng hở Landont (bis/s).
1.53±0.15 1.78±0.16
-4.854
< 0.05
3. Trắc nghiệm Raven (đ).
45.21±4.07 52.16±4.72
-4.681
< 0.05
4. Tương quan số học (đ). -
7.86±0.71
-
-
5. Cảm giác thời gian (s).
8.55±0.77 ±4.98±0.45
18.702
< 0.05
6.
Tư duy
lôgic
Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ).
5.13±0.46

-
-
-
7. Cờ thế chiếu hết sau 4 nước (đ). -
6.33±0.57
-
-
8. Tính toán phương án (đ).
5.31±0.48 6.36±0.58
-5.858
< 0.05
9.
Đánh giá các phương án có thể
nảy sinh (đ).
6.39±0.58 7.56±0.68
-5.474
< 0.05
10.
Tư duy
khái
quát
Phân tích thế trận (đ).
7.11±0.64 8.49±0.77
-5.763
< 0.05
11. Đánh giá thế trận (đ).
6.12±0.55 7.52±0.68
-6.650
< 0.05
12. Lập kế hoạch (đ).

5.33±0.48 6.72±0.61
-7.436
< 0.05
13.

Tư duy
Sáng
tạo
Cờ tàn chiến thuật-chiến lược (đ).
6.41±0.58 7.60±0.69
-5.541
< 0.05
14. Cờ tàn phối hợp (đ).
6.27±0.56 7.54±0.68
-5.983
< 0.05
15. Xác định chiến lược khai cuộc (đ).
5.91±0.53 7.12±0.64
-6.040
< 0.05
16. Đòn chiến thuật (đ).
6.55±0.59 7.76±0.70
-5.517
< 0.05
17.
Chuyển
đổi tư
duy
ngôn
ngữ

Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn
giải bằng lời) (đ).
6.76±0.61 7.98±0.72
-5.404
< 0.05
18.
Đánh giá thế trận (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
5.34±0.48 6.61±0.60
-6.876
< 0.05
19.
Phối hợp đánh giá thế trận với
thực hiện đòn phối hợp (yêu cầu
phải diễn giải bằng lời) (đ).
6.35±0.57 7.56±0.68
-5.671
< 0.05
Đề tài xác định tổng điểm tối đa và quy đổi thang điểm theo từng nhóm
yếu tố cấu thành năng lực tư duy của VĐV cờ vua có tính đến tỷ trọng ảnh
hưởng (bảng 3.10), như trình bày ở bảng 3.16 và 3.17 trong luận án.
Trên cơ sở xác định điểm quy đổi đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng
hợp năng lực tư duy của VĐV cờ vua CI và KT, có tính đế
n tỷ trọng ảnh
hưởng theo 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu và kém như trình bày ở bảng 3.18.
10
BẢNG 3.12. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA NAM VĐV CỜ VUA
CI VIỆT NAM.
TT Test
Phân loại

Kém Yếu Trung bình Khá Tốt
1. Cộng trừ số học (l/2 min). <26.0 26. - 29.0 30.0 - 35 36.0 - 38. >38.0
2. Vòng hở Landont (bis/s). <1.23 1.23 - 1.38 1.38 - 1.68 1.68 - 1.83 >1.83
3. Trắc nghiệm Raven (đ). <37.0 37.0 - 41.0 42.0 - 49.0 50.0 - 53.0 >53.0
4. Cảm giác thời gian (s).
>±10.1 ±10.1 - ±9.3 ±9.2 - ±7.8 ±7.7 - ±7.0 <±7.0
5. Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ). <4.2 4.2 - 4.7 4.8 - 5.6 5.7 - 6.0 >6.1
6. Tính toán phương án (đ). <4.4 4.4 - 4.8 4.9 - 5.8 5.9 - 6.3 >6.3
7. Đánh giá các phương án có thể nảy sinh (đ). <5.2 5.3 - 5.8 5.9 - 7.0 7.1 - 7.6 >7.6
8. Phân tích thế trận (đ). <5.8 5.8 - 6.5 6.6 - 7.8 7.9 - 8.4 >8.4
9. Đánh giá thế trận (đ). <5.0 5.0 - 5.6 5.7 - 6.7 6.8 - 7.2 >7.2
10. Lập kế hoạch (đ). <4.4 4.4 - 4.8 4.9 - 5.8 5.9 - 6.3 >6.3
11. Cờ tàn chiến thuật - chiến lược (đ). <5.2 5.3 - 5.8 5.9 - 7.0 7.1 - 7.6 >7.6
12. Cờ tàn phối hợp (đ). <5.1 5.2 - 5.7 5.8 - 6.8 6.9 - 7.4 >7.4
13. Xác định chiến lược khai cuộc (đ). <4.8 4.9 - 5.4 5.5 - 6.4 6.5 - 7.0 >7.0
14. Đòn chiến thuật (đ). <5.4 5.5 - 6.0 6.1 - 7.1 7.2 - 7.7 >7.7
15.
Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn giải bằng lời)
(đ).
<5.5 5.6 - 6.1 6.2 - 7.4 7.5 - 8.0 >8.0
16.
Đánh giá thế cờ (yêu cầu phải diễn giải bằng
lời) (đ).
<4.4 4.5 - 4.9 5.0 - 5.8 5.9 - 6.3 >6.3
17.
Phối hợp đánh giá thế cờ với thực hiện đòn
phối hợp (yêu cầu phải diễn giải bằng lời) (đ).
<5.2 5.3 - 5.8 5.9 - 6.9 7.0 - 7.5 >7.5
11
BẢNG 3.14. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CHUYÊN MÔN CƠ BẢN CẤU THÀNH NĂNG LỰC TƯ DUY

CỦA NAM VĐV CỜ VUA CI VIỆT NAM.
Test
Điểm
10 9 8 7 6
5
4 3 2 1
Cộng trừ số học (l/2 min). 38.9 37.5 36.2 34.6 33.2 31.8 30.4 28.9 27.5 26.0
Vòng hở Landont (bis/s). 1.91 1.83 1.76 1.68 1.61 1.53 1.46 1.38 1.31 1.23
Trắc nghiệm Raven (đ). 55 53 51 49 47 45 43 41 39 37
Cảm giác thời gian (s).
±6.6 ±7.0 ±7.4 ±7.8 ±8.2 ±8.5 ±8.9 ±9.3 ±9.7 ±10.1
Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ). 6.3 6.0 5.8 5.6 5.4 5.2 4.9 4.7 4.4 4.2
Tính toán phương án (đ). 6.51 6.27 6.03 5.79 5.55 5.31 5.07 4.83 4.59 4.35
Đánh giá các phương án có thể nảy sinh (đ). 7.8 7.5 7.2 7.0 6.9 6.4 6.1 5.8 5.5 5.2
Phân tích thế trận (đ). 8.7 8.4 8.1 7.7 7.4 7.1 6.8 6.5 6.2 5.8
Đánh giá thế trận (đ). 7.5 7.2 6.9 6.7 6.4 6.1 5.9 5.67 5.3 5.0
Lập kế hoạch (đ). 6.5 6.3 6.1 5.8 5.6 5.3 5.1 4.9 4.6 4.4
Cờ tàn chiến thuật - chiến lược (đ). 7.9 7.6 7.3 7.0 6.7 6.4 6.1 5.8 5.5 5.2
Cờ tàn phối hợp (đ). 7.7 7.4 7.1 6.8 6.5 6.3 6.0 5.7 5.4 5.1
Xác định chiến lược khai cuộc (đ). 7.2 7.0 6.7 6.4 6.2 5.9 5.6 5.4 5.1 4.8
Đòn chiến thuật (đ). 8.0 7.7 7.4 7.1 6.8 6.5 6.3 6.0 5.7 5.4
Đòn phối hợp (yêu c

u phải diễn giải b

ng
lời) (đ).
8.3 8.0 7.7 7.4 7.1 6.7 6.4 6.1 5.8 5.5
Đánh giá thế cờ (yêu c


u phải diễn giải b

ng
lời) (đ).
6.5 6.3 6.1 5.8 5.6 5.3 5.1 4.8 4.6 4.4
Phối hợp đánh giá thế cờ với thực hiện đòn
phối hợp (yêu cầu phải diễn giải bằng lời) (đ).
7.8 7.5 7.2 6.9 6.6 6.3 6.1 5.8 5.5 5.2
12
BẢNG 3.18. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA
NAM VĐV CỜ VUA CÓ TÍNH ĐẾN TỶ TRỌNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÓM
YẾU TỐ CẤU THÀNH.
Xếp loại
VĐV CI
(Tổng điểm tối đa là 90.20)
VĐV KT
(Tổng điểm tối đa là 93.00)
Tốt > 76.5 > 79.0
Khá > 58.5 - 76.5 > 60.5 - 79.0
Trung bình > 45.0 - 58.5 > 42.0 - 60.5
Yếu 40.5 - 45.0 32.5 - 42.0
Kém < 40.5 < 32.5
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập nâng
cao năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo
VĐV CI và KT.
3.2.1. Thực trạng năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua và công tác
huấn luyện năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua CI và KT Việt Nam.
3.2.1.1. Thực trạng năng lực tư duy của nam VĐV CI và KT Việt Nam.
Đề tài đã tiến hành kiể
m tra sư phạm và tâm lý trên nhóm đối tượng quan

trắc sư phạm qua các test đã xác định (kết quả trình bày tại bảng 3.19 và 3.20
trong luận án), qua đó đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá năng lực tư duy
của VĐV cờ vua đã xây dựng nhằm đánh giá thực trạng năng lực tư duy của
đối tượng nghiên cứu như trình bày ở bảng 3.21.
BẢNG 3.21. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA NAM VĐV CỜ VUA CI
VÀ KT VIỆT NAM.
TT Xếp loại
VĐV CI (n = 44) VĐV cấp Kiện tướng (n = 27)
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
1. Tốt 2
4.55
1
3.70
2. Khá 12
27.27
6
22.22
3. Trung bình 22
50.00
14
51.85
4. Yếu 8
18.18
6
22.22
Bảng 3.19, 3.20 và 3.21 thấy:
Ở VĐV cờ vua CI, 8/17 test có kết quả kiểm tra không đồng đều (C
V
>
10%), là các test thuộc nhóm năng lực tư duy lôgic (2 test), nhóm năng lực tư

duy sáng tạo (3 test), năng lực tư duy khái quát (1 test), năng lực chuyển đổi tư
duy ngôn ngữ (1 test) và 01 test thuộc nhóm yếu tố năng lực trí tuệ.
Như các VĐV CI, ở VĐV KT, thì 9/18 test có kết quả kiểm tra không
đồng đều (C
V
> 10%), là các test thuộc nhóm năng lực tư duy lôgic (1 test),
nhóm năng lực tư duy sáng tạo (3 test), năng lực tư duy khái quát (2 test), năng
lực chuyển đổi tư duy ngôn ngữ (1 test) và 02 test thuộc nhóm năng lực trí tuệ.
Khi xem xét kết quả phân loại năng lực tư duy của VĐV cờ vua cho thấy,
tỷ lệ các VĐV đạt loại trung bình (ở cả VĐV CI và KT) chiếm tỷ lệ khá cao
13
(50.00% với VĐV CI và 51.85% với VĐV KT), còn lại các VĐV đạt loại khá
trở lên chiếm tỷ lệ không cao (31.82% với VĐV CI và 25.92% với VĐV KT).
3.2.1.2. Thực trạng công tác huấn luyện năng lực tư duy cho nam VĐV
cờ vua trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT (bảng 3.22).
BẢNG 3.22. TỶ LỆ THỜI GIAN CÁC NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHO NAM VĐV
CỜ VUA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĐV CI VÀ KT VIỆT NAM.
TT Nội dung huấn luyện
Thời gian huấn luyện
KT CI
Số giờ % Số giờ %
1. Khai cuộc. 216 22.5 210 21.87
2. Chiến thuật. 83 8.64 142 14.79
3. Chiến lược 146 15.21 130 13.54
4. Tàn cuộc 177 18.44 170 17.71
5. Tính toán 126 13.12 120 12.50
6. Tâm lý. 44 4.58 36 3.75
7. Tư duy. 22 2.29 28 2.91
8. Thi đấu. 146 15.21 124 12.91
Tổng 960 99.99 960 99.98

Bảng 3.22 cho thấy số giờ huấn luyện năng lực tư duy của VĐV cờ vua
cho VĐV rất ít so với những nội dung khác (ở nam VĐV KT chiếm 2.29%; CI:
2.91%), phần lớn dành cho huấn luyện kỹ, chiến thuật và chiến lược thi đấu.
Kết quả điều tra thực trạng sử dụng các bài tập nâng cao năng lực tư duy
cho nam VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo VĐ
V CI và KT được trình
bày tại bảng 3.23.
BẢNG 3.23. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ DUY CHO NAM VĐV CỜ VUA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĐV
CI VÀ KT TẠI MỘT SỐ TRUNG TÂM CỜ VUA MẠNH Ở VIỆT NAM.
TT Đơn vị
Số lượng bài tập theo nhóm
Tổng
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
n % n % n % n % n % n %
1. Hà Nội 7 70 4 14.81 7 36.84 3 8.33 2 33.33
23 23.46
2. TP HCM 8 80 11 40.74 12 63.15 4 11.11 2 33.33
37 37.75
3. Đồng Tháp 7 70 12 44.44 12 63.15 3 8.33 1 16.67
35 35.71
4. TT - Huế 6 60 9 33.33 10 52.63 3 8.33 2 33.33
30 30.61
5. Bắc Ninh 8 80 13 48.14 8 42.10 4 11.11 1 16.67
34 34.69
6. Bắc Giang 6 60 11 40.74 9 47.36 5 13.89 1 16.67
32 32.65
7. Quân Đội 6 60 9 33.33 6 31.57 5 13.89 3 50
29 29.59
Ghi chú: Nhóm 1: Thi đấu; Nhóm 2: Năng lực tư duy lôgic; Nhóm 3:

Năng lực tư duy khái quát; Nhóm 4: Năng lực tư duy sáng tạo; Nhóm 5: Năng
lực chuyển đổi tư duy ngôn ngữ.
14
Bảng 3.23 cho thấy: việc sử dụng bài tập nâng cao năng lực tư duy của
VĐV cờ vua tại các đơn vị chưa thật phong phú và chưa tính đến tỷ trọng ảnh
hưởng của các nhóm yếu tố để phân bổ bài tập cho hợp lý.
3.2.2. Lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao năng lực tư duy cho nam
VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT.
Qua phân tích các tài liệu chuyên môn cho thấy, để nâng cao nă
ng lực tư
duy cho VĐV cờ vua, các nhà chuyên môn thường sử dụng 98 dạng bài tập,
qua đó phỏng vấn 33 giáo viên, HLV cờ vua, kết quả như trình bày tại bảng
3.24 trong luận án.
Bảng 3.24 cho thấy: Có 30 bài đạt dưới 70% ý kiến trả lời từ mức quan
trọng trở lên, bị loại bỏ. Còn lại 68 bài tập đáp ứng yêu cầu (đạt ≥ 70% ý kiến
từ mức quan trọng) được lựa chọn
đưa vào thực nghiệm trên đối tượng nghiên
cứu (là các bài tập được in đậm tại bảng 3.24).
Kết quả phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia trong và ngoài nước về
các bài tập cho thấy, 100% ý kiến thống nhất việc đưa 68 bài tập được lựa chọn
áp dụng vào công tác huấn luyện nhằm nâng cao năng lực tư duy cho nam
VĐV Cờ Vua trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT Việt Nam.
3.2.3. Ứng dụng và đ
ánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập nâng cao
năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua trong thực tiễn huấn luyện.
3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
Đối tượng thực nghiệm: được phân chia cụ thể như sau:
Nhóm trong chương trình đào tạo VĐV KT: nhóm thực nghiệm (6 VĐV)
và nhóm đối chứng (5 VĐV) của sở TDTT Hà Nội.
Nhóm trong chương trình đào tạo VĐV CI: nhóm thực nghiệ

m (7 VĐV
của sở TDTT Bắc Ninh) và nhóm đối chứng (8 VĐV của Bắc Giang).
Chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi cũng như chế độ tập luyện
(chương trình, thời gian tập luyện) giống nhau, chỉ khác ở nội dung các bài tập
nâng cao năng lực tư duy của VĐV cờ vua.
Thời gian, địa điểm thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tạ
i sở TDTT
Bắc Ninh, Hà Nội và Bắc Giang. Thời gian thực nghiệm là 24 tháng, tương
ứng với 2 giai đoạn huấn luyện năm.
Chương trình thực nghiệm: Nội dung thực nghiệm là hệ thống bài tập
đã được lựa chọn qua phỏng vấn và được sử dụng cho nhóm thực nghiệm,
nhóm đối chứng sử dụng các bài tập do ban huấn luyện địa phương lựa chọn.
Sắp xế
p các bài tập nâng cao năng lực tư duy của VĐV cờ vua theo
chu kỳ huấn luyện năm cho nam VĐV trong chương trình đào tạo VĐV
CI và KT.
15
Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng (tỷ trọng) của các nhóm năng lực tư duy
thành phần đến thành tích của VĐV và căn cứ vào thời kỳ huấn luyện mà tỷ lệ
giữa các nhóm bài tập có sự khác nhau, cụ thể như trình bày trong luận án.
Về các yếu tố cơ bản của lượng vận động của chương trình thực
nghiệm: như được trình bày cụ thể
trong luận án.
Công tác kiểm tra, đánh giá: Được tiến hành suốt quá trình thực
nghiệm, gồm có kiểm tra trước thực nghiệm và định kỳ kiểm tra 6 tháng 1 lần.
Nội dung kiểm tra là các test đã lựa chọn. Điều kiện kiểm tra được đảm bảo.
3.2.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn .
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
Tr
ước khi thực nghiệm, các đối tượng nghiên cứu được kiểm tra phân

nhóm và lấy kết quả làm căn cứ cho quá trình theo dõi (bảng 3.25 và 3.26)
BẢNG 3.25. KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM CỦA NAM VĐV CỜ
VUA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĐV CI.
TT Test
Kết quả kiểm tra (
δ
±
x
)
t P
Thực nghiệm
(n = 7)
Đối chứng
(n = 8)
1. Cộng trừ số học (l/2 min).
20.13
±
1.83 19.36
±
1.76
0.827 >0.05
1. Vòng hở Landont (bis/s).
1.08
±
0.10 1.04
±
0.09
0.800 >0.05
2. Trắc nghiệm Raven (đ).
31.10

±
2.83 30.29
±
2.76
0.560 >0.05
3. Cảm giác thời gian (s).
12.15
±
1.11 12.23
±
1.11
-0.139 >0.05
4. Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ).
3.22
±
0.29 3.12
±
0.28
0.669 >0.05
5. Tính toán phương án (đ).
3.14
±
0.29 3.10
±
0.28
0.272 >0.05
6.
Đánh giá các phương án có thể
nảy sinh (đ).
4.25±0.39 4.13±0.38

0.607 >0.05
7. Phân tích thế trận (đ).
5.13
±
0.47 5.11
±
0.47
0.083 >0.05
8. Đánh giá thế trận (đ).
3.23
±
0.29 3.15
±
0.29
0.532 >0.05
9. Lập kế hoạch (đ).
4.04
±
0.37 3.95
±
0.36
0.478 >0.05
2.
Cờ tàn chiến thuật - chiến lược
(đ).
4.42±0.40 4.39±0.40
0.145 >0.05
3. Cờ tàn phối hợp (đ).
3.42
±

0.31 3.34
±
0.30
0.502 >0.05
4.
Xác định chiến lược khai cuộc
(đ).
3.78±0.34 3.60±0.33
1.034 >0.05
5. Đòn chiến thuật (đ).
4.08
±
0.37 3.94
±
0.36
0.740 >0.05
6.
Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn
giải bằng lời) (đ).
4.76±0.43 4.63±0.42
0.587 >0.05
7.
Đánh giá thế cờ (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
3.19±0.29 3.10±0.28
0.607 >0.05
8.
Phối hợp đánh giá thế cờ với thực
hiện đòn phối hợp (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).

4.13±0.38 4.09±0.37
0.207 >0.05
16
BẢNG 3.26. KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM CỦA NAM VĐV CỜ
VUA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĐV KT.
TT Test
Kết quả kiểm tra (
δ
±
x
)
t P
Thực nghiệm
(n = 6)
Đối chứng
(n = 5)
1. Cộng trừ số học (l/2 min).
31.22±2.53 31.16±2.54
0.039 >0.05
1. Vòng hở Landont (bis/s).
1.45±0.12 1.41±0.11
0.569 >0.05
2. Trắc nghiệm Raven (đ).
45.67±3.69 44.92±3.66
0.337 >0.05
3. Tương quan số học (đ).
5.60±0.45 5.51±0.45
0.330 >0.05
4. Cảm giác thời gian (s).
8.42±0.68 8.69±0.71

-0.641 >0.05
5. Cờ thế chiếu hết sau 4 nước (đ)
5.20±0.42 5.09±0.41
0.435 >0.05
6. Tính toán phương án (đ).
5.39±0.44 5.32±0.43
0.266 >0.05
7.
Đánh giá các phương án có thể
nảy sinh (đ).
6.35±0.51 5.97±0.49
1.257 >0.05
8. Phân tích thế trận (đ).
6.82±0.55 6.79±0.55
0.090 >0.05
9. Đánh giá thế trận (đ).
6.21±0.50 6.11±0.50
0.330 >0.05
10. Lập kế hoạch (đ).
5.43±0.44 5.35±0.44
0.302 >0.05
2.
Cờ tàn chiến thuật - chiến lược
(đ).
6.39±0.52 6.40±0.52
-0.032 >0.05
3. Cờ tàn phối hợp (đ).
6.33
±
0.51 6.01

±
0.49
1.057 >0.05
4.
Xác định chiến lược khai cuộc
(đ).
5.87±0.47 5.79±0.47
0.279 >0.05
5. Đòn chiến thuật (đ).
6.66±0.54 6.57±0.54
0.277 >0.05
6.
Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn
giải bằng lời) (đ).
6.76±0.55 6.37±0.54
1.182 >0.05
7.
Đánh giá thế cờ (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
5.42±0.44 5.12±0.42
1.160 >0.05
8.
Phối hợp đánh giá thế cờ với thực
hiện đòn phối hợp (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
6.38±0.52 6.35±0.52
0.096 >0.05
Bảng 3.25 và 3.26 cho thấy: Kết quả kiểm tra các test giữa 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng (ở cả nhóm CI và nhóm KT) không khác biệt ở ngưỡng
xác suất P > 0.05.

Kết quả kiểm tra sau 24 tháng thực nghiệm.
Từ kết quả trên, đề tài đã ứng dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn vào
nhóm thực nghiệm. Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra ở các thời điểm sau 6
tháng, 12 tháng, 18 tháng được trình bày tạ
i cụ thể trong luận án. Kết quả kiểm
tra kết thúc thực nghiệm (24 tháng) được trình bày tại bảng 3.33 và 3.34.
17
BẢNG 3.33. KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU 24 THÁNG THỰC NGHIỆM CỦA NAM
VĐV CỜ VUA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĐV CI.
TT Test
Kết quả kiểm tra (
δ
±
x
)
t P
Thực nghiệm
(n = 7)
Đối chứng
(n = 8)
1. Cộng trừ số học (l/2 min).
32.30±2.36 26.30±2.38
4.891 <0.05
1. Vòng hở Landont (bis/s).
1.55±0.14 1.36±0.12
2.696 <0.05
2. Trắc nghiệm Raven (đ).
45.86±2.43 38.89±1.96
6.051 <0.05
3. Cảm giác thời gian (s).

±8.39±0.68 ±10.08±0.91
-4.110 <0.05
4. Cờ thế chiếu hết sau 3 nước (đ).
5.39±0.50 4.34±0.39
4.462 <0.05
5. Tính toán phương án (đ).
5.41±0.50 4.42±0.40
4.176 <0.05
6.
Đánh giá các phương án có thể
nảy sinh (đ).
6.49±0.60 5.43±0.49
3.679 <0.05
7. Phân tích thế trận (đ).
7.20±0.67 6.32±0.57
2.723 <0.05
8. Đánh giá thế trận (đ).
6.25±0.58 4.93±0.45
4.907 <0.05
9. Lập kế hoạch (đ).
5.39±0.50 4.77±0.43
2.540 <0.05
2.
Cờ tàn chiến thuật - chiến lược
(đ).
6.50±0.60 5.55±0.50
3.270 <0.05
3. Cờ tàn phối hợp (đ).
6.40±0.60 5.08±0.46
4.748 <0.05

4.
Xác định chiến lược khai cuộc
(đ).
6.01±0.56 4.94±0.45
4.072 <0.05
5. Đòn chiến thuật (đ).
6.67±0.62 5.49±0.50
3.998 <0.05
6.
Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn
giải bằng lời) (đ).
6.85±0.64 5.82±0.53
3.386 <0.05
7.
Đánh giá thế cờ (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
5.44±0.51 4.40±0.40
4.391 <0.05
8.
Phối hợp đánh giá thế cờ với thực
hiện đòn phối hợp (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
6.45±0.60 5.44±0.49
3.527 <0.05
18
BẢNG 3.34. KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU 24 THÁNG THỰC NGHIỆM CỦA NAM
VĐV CỜ VUA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĐV KT.
TT Test
Kết quả kiểm tra (
δ

±
x
)
t P
Thực nghiệm
(n = 6)
Đối chứng
(n = 5)
1. Cộng trừ số học (l/2 min).
53.56±3.91 44.08±3.99
3.960 <0.05
2. Vòng hở Landont (bis/s).
1.80±0.10 1.60±0.08
3.623 <0.05
3. Trắc nghiệm Raven (đ).
52.52±2.78 48.91±2.47
2.276 <0.05
4. Tương quan số học (đ).
7.98±0.65 6.83±0.62
3.022 <0.05
5. Cảm giác thời gian (s).
±4.79±0.45 ±6.54±0.59
-5.461 <0.05
6. Cờ thế chiếu hết sau 4 nước (đ)
6.57±0.61 5.74±0.52
2.439 <0.05
7. Tính toán phương án (đ).
6.43±0.34 5.91±0.30
2.702 <0.05
8.

Đánh giá các phương án có thể
nảy sinh (đ).
7.63±0.71 6.66±0.60
2.429 <0.05
9. Phân tích thế trận (đ).
8.57±0.45 7.73±0.39
3.280 <0.05
10. Đánh giá thế trận (đ).
7.59±0.40 6.83±0.35
3.372 <0.05
11. Lập kế hoạch (đ).
6.79±0.36 6.11±0.31
3.366 <0.05
12.
Cờ tàn chiến thuật - chiến lược
(đ).
8.63±0.46 7.88±0.40
2.909 <0.05
13. Cờ tàn phối hợp (đ).
7.61±0.40 6.74±0.34
3.858 <0.05
14.
Xác định chiến lược khai cuộc
(đ).
7.18±0.41 6.42±0.32
3.444 <0.05
15. Đòn chiến thuật (đ).
7.82±0.41 7.23±0.37
2.501 <0.05
16.

Đòn phối hợp (yêu cầu phải diễn
giải bằng lời) (đ).
8.05±0.51 7.10±0.50
3.108 <0.05
17.
Đánh giá thế cờ (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
6.68±0.49 5.88±0.47
2.723 <0.05
18.
Phối hợp đánh giá thế cờ với thực
hiện đòn phối hợp (yêu cầu phải
diễn giải bằng lời) (đ).
7.62±0.38 7.03±0.36
2.663 <0.05
19
Bảng 3.33 và 3.34 thấy, kết quả kiểm tra của các test giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng cả VĐV CI và KT đều khác biệt có ý nghĩa thống
kê với t
tính
của các test > t
bảng
ở ngưỡng xác suất P < 0.05). Điều đó chứng tỏ hệ
thống bài tập lựa chọn, ứng dụng đã thể hiện tính hiệu quả hơn hẳn so với hệ
thống bài tập mà các đơn vị sử dụng cho nhóm đối chứng.
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của hệ thống bài tập đã ứng dụng, đề
tài đã tiến hành: Đánh giá nhịp
độ tăng trưởng của các test ở các nhóm qua các
giai đoạn kiểm tra; So sánh sự khác biệt về kết quả kiểm tra của các test giữa
nhóm theo dõi dọc và theo dõi ngang; So sánh xếp loại năng lực tư duy của

VĐV cờ vua giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 24 tháng thực
nghiệm; So sánh xếp loại năng lực tư duy của VĐV cờ vua giữa nhóm theo dõi
dọc và theo dõi ngang (được trình bày từ các bảng 3.35 và 3.44 trong luận án).
Các bảng từ
3.35 đến 3.44 một lần nữa khẳng định hiệu quả cao của hệ
thống bài tập mà luận án đã lựa chọn, ứng dụng nhằm nâng cao năng lực tư duy
của VĐV cờ vua cho đối tượng nghiên cứu.
So sánh tỷ lệ đạt đẳng CI và KT giữa 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm.
Với mục đích lựa chọn hệ thống bài tập nhằm tác động đế
n năng lực tư
duy của nam VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT, kết quả
so sánh tỷ lệ đạt CI và KT giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm ở thời điểm
kết thúc thực nghiệm cho thấy:
Nhóm trong chương trình đào tạo VĐV CI: Sau 24 tháng thực nghiệm,
nhóm thực nghiệm có 4/7 VĐV đạt đẳng cấp CI (chiếm tỷ lệ 57.14%); nhóm
đối chứng chỉ có 2/8 VĐV đạ
t đẳng cấp CI (chiếm tỷ lệ 25.0%).
Nhóm trong chương trình đào tạo VĐV KT: Sau 24 tháng thực nghiệm,
nhóm thực nghiệm có 4/6 VĐV đạt đẳng cấp KT (chiếm tỷ lệ 66.66%); nhóm
đối chứng chỉ có 1/5 VĐV đạt đẳng cấp KT (chiếm tỷ lệ 20.0%).
Như vậy, cho phép khẳng định hệ thống bài tập mà luận án lựa chọn tác
động tới VĐV bước đầu thể hiện hiệu quả
cao để đạt được đẳng cấp CI và KT
mà mục đích của luận án đã xác định.
Chương 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
4.1. Về các yếu tố chuyên môn cơ bản và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua cấp I và KT Việt Nam.
4.1.1. Về các yếu tố chuyên môn cơ bản cấu thành năng lực tư duy của
nam VĐV cờ vua CI và KT.

Sau khi xác định được các yế
u tố chuyên môn cấu thành năng lực tư duy
của VĐV cờ vua, đã phỏng vấn các giáo viên, HLV, chuyên gia cờ vua. Kết
quả phỏng vấn đã xác định được các thành phần cơ bản của 5 nhóm yếu tố cấu
20
thành năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT. Kết quả này phù hợp
với những kết quả nghiên cứu của Mankin (1981), Dlôtnhic (1990), Galperin
(1990), Đàm Quốc Chính (1999)
4.1.2. Về hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực tư
duy cho nam VĐV cờ vua CI và KT.
4.1.2.1. Về hệ thống test đánh giá năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua
CI và KT.
Xác định hệ thống test đánh giá năng lực tư duy cho nam VĐV cờ
vua CI và KT.
Các test được lựa chọn đều đã được sử dụng trong nghiên cứu năng lực tư
duy của VĐV cờ vua của các tác giả trong và ngoài nước, đã thể hiện tính
thông báo và độ tin cậy trên đối tượng là VĐV cờ vua (Mankin, 1996;
Dlôtnhic, 1996; Đàm Công Sử, 1999; Đặng Văn Dũng, 1999 ).
Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống test đánh giá năng lực tư duy
cho nam VĐV cờ vua CI và KT.
Kế
t quả phỏng vấn cho thấy, các test được lựa chọn là những test thuộc
nhóm năng lực trí tuệ (tâm lý) và chuyên môn và phù hợp với quan điểm của
Malkin (1981), Dlôtnhic (1990), Đàm Công Sử (1999), Đặng Văn Dũng
(1999) Riêng nhóm test y sinh không được đa số các ý kiến trả lời lựa chọn.
Có thể lý giải, với những test đơn giản, dễ thực hiện (như mạch đập, huyết
áp ) thì giá trị đánh giá thực tiễ
n không cao (Malkin - 1996). Còn với các chỉ
số khác như điện não đồ, phản ánh rõ lượng vận động bên trong một cách sâu
sắc lại khó khăn về điều kiện thực hiện (phương tiện, người thực hiện ).

Kết quả xác định tính thông báo (qua hệ số tương quan giữa kết quả
kiểm tra các test với thành tích thi đấu) và độ tin cậy của các test (qua phương
pháp test lặp lại) đã lựa ch
ọn được 17 test cho VĐV CI và 18 cho VĐV KT.
Kết quả này phù hợp với những kết quả nghiên cứu của Đàm Công Sử (1999),
Đặng Văn Dũng (1999).
Kết quả trên cho thấy, hệ thống test đã lựa chọn có tính khả thi (mọi HLV
cờ vua đều có thể tổ chức kiểm tra cho VĐV của mình trong thời gian ngắn,
không đòi hỏi dụng cụ phức tạp), đều thích ứng trong mọi trường hợ
p kiểm tra.
4.1.2.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực tư duy của VĐV
cờ vua và tỷ trọng ảnh hưởng của chúng đến thành tích thi đấu ở nam VĐV CI
và KT.
Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực tư duy của VĐV cờ
vua với nhau và với thành tích thi đấu ở nam VĐV CI và KT.
Từ mối tương quan của các test với nhau cho thấy, để nâng cao năng l
ực
tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT phải phát triển toàn diện các yếu tố cấu
thành.
21
Kết quả xác định mối tương quan giữa các nhóm yếu tố cấu thành với
nhau và với thành tích thi đấu của VĐV qua hệ số tương quan cặp và tương
quan đa nhân tố cho thấy, ở cả nam VĐV KT và CI, giữa các nhóm yếu tố cấu
thành có tương quan mạnh với nhau và với thành tích thi đấu.
Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố cấu thành đến thành tích
thi đấu của nam VĐV CI và KT.
Từ k
ết quả xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến thành
tích thi đấu cho thấy, các nhóm yếu tố cấu thành năng lực tư duy của VĐV cờ
vua đều có tác động đến thành tích thi đấu của nam VĐV cờ vua CI và KT.

Tuy nhiên, mức ảnh hưởng của mỗi yếu tố khác nhau và có khác biệt tương đối
lớn với các VĐV nước ngoài (mà cụ thể là VĐV các nước thuộc Liên Xô cũ
):
Đối với VĐV cờ vua Việt Nam, năng lực tư duy sáng tạo là quan trọng nhất.
4.1.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực tư duy của nam VĐV cờ
vua CI và KT.
Kết quả xác định mức độ khác biệt của các tập hợp mẫu giữa nam VĐV
CI và KT cho thấy, phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực tư duy của
VĐV cờ vua cho từng đẳng cấp. Từ kế
t quả này, đề tài đã phân loại kết quả
kiểm tra, xây dựng thang điểm đánh giá theo thang độ C, xác định tổng điểm
tối đa và xây dựng bảng điểm quy đổi của các yếu tố của nam VĐV CI và KT.
Từ kết quả trên cho phép nhận định, tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp năng
lực tư duy của nam VĐV KT và CI đã xây dựng bao quát, tổng hợp được kết
quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước như N.G. Alecxâyev (1984), Mankin (1981), Dlôtnhic (1990), Đàm Công
Sử (1999) , đồng thời cho phép đánh giá tương đối toàn diện năng lực tư duy
của VĐV cờ vua và mang tính khả thi cao.
4.2. Về lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu của hệ thống bài tập nâng cao
năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua trong chương trình đào tạo VĐV CI
và KT.
4.2.1. Về thực trạng n
ăng lực tư duy của VĐV cờ vua và công tác huấn
luyện năng lực tư duy cho VĐV cờ vua Việt Nam.
4.2.1.1. Thực trạng năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT Việt
Nam.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.21, 3.22 và 3.23 cho thấy:
Năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT phát triển không đồng
đều; Tỷ lệ các VĐV đạt loại trung bình chiếm tỷ lệ khá cao, chứ
ng tỏ rằng,

năng lực tư duy của nam VĐV cờ vua CI và KT Việt Nam còn nhiều hạn chế
(đặc biệt là đối với các VĐV KT);
Đối chiếu với kết quả xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố
cấu thành của năng lực tư duy (bảng 3.10) cho thấy, trong công tác huấn luyện
22
nâng cao năng lực tư duy của VĐV cờ vua, các HLV chưa quan tâm, chú trọng
đến tỷ trọng của các nhóm yếu tố cấu thành này.
4.2.1.2. Thực trạng công tác huấn luyện nâng cao năng lực tư duy cho
nam VĐV cờ vua
trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT.
Kết quả điều tra thực trạng huấn luyện cờ vua cho thấy, các HLV chưa
coi trọng nâng cao năng lực tư duy cho VĐV trong quá trình đào tạo. Tương
tự, việc sử dụng các bài tập huấn luyện năng lực tư duy của VĐV cờ vua ở các
đơn vị trên cũng cho thấy, bài tập chưa phong phú và đa dạng; Tỷ lệ sử dụng
bài tập chưa hợp lý, ch
ưa căn cứ vào tỷ trọng ảnh hướng để phân bổ bài tập.
4.2.2. Về hệ thống bài tập nâng cao năng lực tư duy cho nam VĐV cờ
vua trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT.
4.2.2.1. Về kết quả phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên môn nhằm xác
định hệ thống bài tập nâng cao năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua trong
chương trình đào tạo VĐV CI và KT.
Kết quả phân tích, tổng hợp tài liệu chuyên môn cho th
ấy, các bài tập
được xác định đã thể hiện tính hệ thống, toàn diện và đa dạng để có thể sử
dụng huấn luyện năng lực tư duy của VĐV cờ vua cho đối tượng nghiên cứu.
4.2.2.2. Lựa chọn bài tập nâng cao năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua
trong chương trình đào tạo VĐV CI và KT.
Kết quả phỏng vấn cho thấy: 68/98 bài tập có ý kiến tán thành (≥70%) đã
l
ựa chọn được sử dụng nâng cao năng lực tư duy cho nam VĐV cờ vua trong

chương trình đào tạo VĐV CI và KT, chia làm 5 nhóm và tỉ lệ cụ thể của từng
nhóm như trình bày trong luận án. 68 bài tập còn được trao đổi, mạn đàm với
các chuyên gia, HLV có nhiều kinh nghiệm đã thu được ý kiến tán thành rất
cao, làm tăng độ tin cậy của kết quả lựa chọn bài tập của đề tài.
Về cơ sở
khoa học của hệ thống bài tập: như trình bày tại chương I, các
bài tập được lựa chọn phải là các tình huống cờ (chủ yếu là các bài tập ở giai
đoạn trung cuộc và tàn cuộc) có hạn định thời gian mới tạo nên những căng
thẳng tâm lý đủ mạnh cho quá trình tư duy của VĐV (Alecxâyev, 1984;
Malkin, 1981; Dlôtnhic, 1990
Cũng theo quan điểm của N.G. Alecxâyev (1984) và Malkin (1990),
Dlôtnhic (1990) thì việc tập luyện cờ vua có hệ thống và khoa họ
c sẽ có tác
dụng phát triển trí tuệ trẻ em. Vì vậy, các bài tập được lựa chọn, ứng dụng
trong quá trình thực nghiệm nếu được tổ chức tập luyện khoa học và có hệ
thống sẽ có tác dụng tốt tới sự phát triển trí tuệ của đối tượng thực nghiệm.
4.2.3. Về ứng dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập nâng cao
năng lực tư
duy của VĐV cờ vua trong thực tiễn huấn luyện.
4.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.

×