Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Luận văn thạc sĩ hội đồng bảo an liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 178 trang )

đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn thị hoài h-ơng

hội đồng bảo an liên hợp quốc
trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

luận văn thạc sĩ luật học

Hà néi - 2008

1

z


đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn thị hoài h-ơng

hội đồng bảo an liên hợp quốc
trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Chuyên ngành : Luật quốc tế
MÃ số

: 60 38 60

luận văn thạc sĩ luật học


Ng-ời h-ớng dÉn khoa häc: TS. Hoµng Ngäc Giao

Hµ néi - 2008

3

z


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIÊN HỢP QUỐC VÀ

6

HỘI ĐỒNG BẢO AN

1.1.

Khái quát về tổ chức Liên hợp quốc

6

1.1.1.

Lịch sử hình thành Liên hợp quốc


6

1.1.2.

Tơn chỉ mục đích hoạt động của Liên hợp quốc

9

1.1.3.

Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

11

1.1.4.

Các cơ quan tham gia hoạt động duy trì hịa bình và an
ninh quốc tế của Liên hợp quốc

15

1.1.4.1. Đại hội đồng

15

1.1.4.2. Tịa án cơng lý quốc tế

18


1.1.4.3. Ban thư ký

21

1.1.4.4. Hội đồng bảo an

22

1.2.

Những vấn đề chung về Hội đồng bảo an

22

1.2.1.

Thành viên của Hội đồng bảo an

22

1.2.2.

Chức năng, quyền hạn của Hội đồng bảo an

24

1.2.3.

Thủ tục hoạt động của Hội đồng bảo an


30

1.2.3.1. Các phiên họp của Hội đồng bảo an

30

1.2.3.2. Thủ tục bỏ phiếu của Hội đồng bảo an

32

Chương 2:

VAI TRÕ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN TRONG DUY

38

TRÌ HÕA BÌNH VÀ AN NINH QUỐC TẾ

2.1.

Giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế

38

2.1.1.

Cơ sở pháp lý

38


2.1.2.

Thực tiễn hoạt động giải quyết hịa bình các tranh chấp

40

1

z


quốc tế của Hội đồng bảo an
2.2.

Hành động trong trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hịa
bình hoặc có hành vi xâm lược

43

2.2.1.

Cơ sở pháp lý

43

2.2.2.

Thực tiễn hành động của Hội đồng bảo an

46


2.2.2.1. Giải thích thuật ngữ "đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế"

46

2.2.2.2. Cho phép sử dụng vũ lực

51

2.2.2.3. Mối đe dọa của chủ nghĩa đơn phương

56

2.2.2.4. Vấn đề sử dụng quyền phủ quyết trong hoạt động của Hội
đồng bảo an

65

2.3.

Tiến hành các hoạt động gìn giữ hịa bình

69

2.3.1.

Cơ sở pháp lý

69


2.3.2.

Thực tiễn tiến hành các hoạt động gìn giữ hịa bình của
Hội đồng bảo an

75

2.3.2.1. Mở rộng nhiệm vụ, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
lực lượng gìn giữ hịa bình

75

2.3.2.2. Sử dụng các tổ chức khu vực trong các chiến dịch gìn giữ
hịa bình

80

2.3.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động gìn giữ hịa bình của Hội
đồng bảo an

85

2.4.

Hoạt động chống khủng bố quốc tế

89

2.4.1.


Cơ sở pháp lý

89

2.4.2.

Thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế của Hội
đồng bảo an

92

Chương 3:

102

CẢI TỔ HỘI ĐỒNG BẢO AN - NỖ LỰC NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ
HÕA BÌNH VÀ AN NINH QUỐC TẾ

2

z


3.1.

Sự cần thiết phải cải tổ Hội đồng bảo an

102


3.2.

Nguyên tắc cải tổ Hội đồng bảo an

112

3.3.

Nội dung cải tổ Hội đồng bảo an

112

3.3.1.

Mở rộng Hội đồng bảo an

112

3.3.1.1. Tiêu chí mở rộng và lựa chọn thành viên

112

3.3.1.2. Các phương án cải tổ Hội đồng bảo an

121

3.3.2.

Cải cách quyền phủ quyết


130

3.3.3.

Nâng cao tính dân chủ và trách nhiệm của Hội đồng bảo an

138

3.4.

Một số kiến nghị về cải tổ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

143

KẾT LUẬN

147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

150

PHỤ LỤC

154

3

z



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện
nay, duy trì hịa bình và an ninh thế giới ln được coi là tơn chỉ, mục đích
quan trọng nhất mà Liên hợp quốc (LHQ) theo đuổi. Để thực hiện mục đích
này, các cơ quan của LHQ đều được trao những chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn cụ thể, trong đó, Hội đồng bảo an (HĐBA) là cơ quan chịu trách nhiệm
chính trong duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
Sau khi trật tự thế giới hai cực sụp đổ, tình hình chính trị thế giới tiếp
tục đan xen giữa ổn định và mất ổn định. Ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế
giới, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố… cịn xảy ra ở nhiều
nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng, đe dọa nghiêm trọng đến hịa bình
và an ninh quốc tế. Thực tế này buộc LHQ mà cụ thể là HĐBA phải không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nguyện vọng chung của cộng
đồng quốc tế về một mơi trường quốc tế hịa bình, ổn định và an ninh để phát
triển bền vững kinh tế - xã hội.
Là một thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 2009, hợp tác và tham gia tích cực vào các hoạt động duy trì hịa bình và an
ninh quốc tế của HĐBA là quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam. Để thực hiện
tốt hoạt động này, một trong những công việc quan trọng mà chúng ta cần làm
là nghiên cứu và nắm vững các hoạt động cụ thể của HĐBA LHQ trong lĩnh
vực duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
Đề tài "Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong duy trì hịa bình và an
ninh quốc tế" là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao nhằm chuẩn bị cho
Việt Nam có thể tham gia tích cực vào các hoạt động của cơ quan này, cũng
như trở thành thành viên có trách nhiệm cùng với cộng đồng quốc tế đóng

4


z


góp cho việc cải tổ HĐBA tương xứng với vai trị đại diện chính của LHQ
trong duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
So với thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khi
HĐBA mới được thành lập, các nguy cơ đe dọa đến hịa bình và an ninh quốc
tế ngày nay đã có những biến đổi cơ bản. Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều
hơn các nguy cơ an ninh phi truyền thống địi hỏi HĐBA phải có những điều
chỉnh nhất định cả về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động cụ thể và nguyên tắc
vận hành nhằm đáp ứng u cầu nhiệm vụ duy trì hịa bình và an ninh quốc tế
trong tình hình mới. Thêm vào đó, thành phần của HĐBA ngày nay cũng
chưa phản ánh được những thay đổi trong tương quan lực lượng trên trường
quốc tế, những bất cập trong thực tiễn hoạt động vẫn cịn tồn tại khá nhiều,
điều đó khiến cho nhu cầu cải tổ HĐBA ngày càng trở nên bức thiết hơn.
Đứng trước tình hình này, đã có khơng ít những chuyên đề nghiên cứu và
những bài viết của các tác giả cả trong nước và ngoài nước liên quan đến một
số khía cạnh nhất định của đề tài với nội dung tìm hiểu về cơ cấu tổ chức,
nguyên tắc vận hành, chức năng nhiệm vụ của HĐBA, đánh giá hiệu quả hoạt
động thực tiễn của cơ quan này cũng như đưa ra đề xuất về phương án cải tổ
HĐBA. Ở Việt Nam, trong thời gian chúng ta tham gia chạy đua và đảm nhận
ghế Ủy viên không thường trực HĐBA, đặc biệt trong năm 2005 - năm kỷ
niệm 60 năm thành lập LHQ - đã xuất hiện khá nhiều bài viết trên các tạp chí
chuyên ngành và chuyên đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài này như:
"Phương hướng cải tổ Liên hợp quốc: Trường hợp Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc", đề tài cấp viện của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, năm 2005, do
tác giả Bùi Trường Giang thực hiện; các chuyên đề về hoạt động gìn giữ hịa
bình (GGHB) của LHQ do tác giả Nguyễn Hồng Quân thực hiện; đề tài về

chống khủng bố quốc tế do Viện Quan hệ Quốc tế Bộ Quốc Phòng thực hiện
năm 2006… Tuy nhiên, những đề tài, chuyên đề, bài viết này mới chỉ đề cập
đến một số khía cạnh nhất định trong hoạt động của HĐBA cũng như phương

5

z


hướng cải tổ cơ quan này. Hiện nay, vẫn còn thiếu một đề tài tìm hiểu tương
đối tồn diện và cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, thủ tục hoạt động, đánh
giá những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của HĐBA trong duy trì hịa bình và an
ninh quốc tế, phân tích và đánh giá những phương án cải tổ HĐBA trong thời
gian qua, đề xuất một phương án cải tổ mới có tính khả thi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Đề tài làm rõ các hoạt động cụ thể mà HĐBA cần tiến hành nhằm thực
hiện vai trị duy trì hịa bình và an ninh quốc tế; đánh giá khách quan hiệu quả
thực tế của các hoạt động đó, chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của
nó trong thời gian qua; đề xuất được giải pháp cụ thể trong cải tổ HĐBA LHQ
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐBA trong duy trì hịa bình và an
ninh quốc tế.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những quy định của Hiến chương Liên hợp quốc
(HCLHQ) và quy chế hoạt động với tư cách là cơ sở pháp lý cho tổ chức và
hoạt động của HĐBA.
- Trên cơ sở những quy định của HCLHQ và các nghị quyết có liên
quan của tổ chức này đi sâu tìm hiểu các lĩnh vực hoạt động cụ thể của HĐBA
để thực hiện vai trò duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, đánh giá hiệu quả

hoạt động, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại trong
hoạt động của cơ quan này.
- Phân tích, đánh giá những phương án cải tổ HĐBA đã được đưa ra
trong thời gian qua, đồng thời đề xuất giải pháp cải tổ HĐBA để cơ quan này
đảm đương tốt hơn vai trị chính trong duy trì hịa bình và an ninh quốc tế của

6

z


LHQ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, thủ tục hoạt động của HĐBA cũng như
khả năng kiềm chế cơ quan này của các cơ quan khác trong LHQ khi tiến
hành hoạt động duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
- Nghiên cứu hoạt động duy trì hịa bình và an ninh quốc tế của
HĐBA trong bốn lĩnh vực hoạt động chủ yếu, bao gồm: giải quyết hịa bình
các tranh chấp quốc tế; hành động trong trường hợp hịa bình bị đe dọa, bị phá
hoại hay có hành vi xâm lược; hoạt động GGHB và chống khủng bố quốc tế.
- Nghiên cứu các phương án cải tổ HĐBA trong thời gian qua, trên cơ
sở đó đề xuất hướng cải tổ HĐBA trong tình hình hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp sử dụng các phương pháp hệ thống - cấu
trúc, lịch sử, so sánh, lấy ý kiến chuyên gia…
7. Những đóng góp của luận văn
- Việc phân tích làm rõ thực trạng những hoạt động của HĐBA trong
duy trì hịa bình và an ninh quốc tế giúp chúng ta đánh giá được thực chất
hoạt động của HĐBA, trên cơ sở đó góp phần củng cố vững chắc nhu cầu sửa

đổi HCLHQ và quy chế hoạt động của HĐBA một cách hợp lý để nâng cao
hiệu quả hoạt động của cơ quan này.
- Nghiên cứu, làm rõ tổ chức và hoạt động của HĐBA cũng như hiệu
quả hoạt động của nó trong lĩnh vực duy trì hịa bình và an ninh quốc tế là cơ
sở để xác định phương hướng, giải pháp cụ thể cải tổ cơ quan này ngang tầm
với nhiệm vụ được giao.
- Nghiên cứu vai trị của HĐBA trong duy trì hịa bình và an ninh

7

z


quốc tế sẽ giúp Việt Nam, với tư cách là thành viên của HĐBA, hiểu rõ hoạt
động của cơ quan này, chủ động trong tham gia hợp tác giải quyết các cơng
việc ở HĐBA. Việt Nam sẽ đóng góp được nhiều hơn cho hoạt động của
HĐBA, đồng thời có thêm cơ hội để thể hiện chính sách hịa bình, hợp tác;
thiện chí và năng lực hoạt động quốc tế của mình, góp phần nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa
học pháp lý, phục vụ cho công tác thúc đẩy hợp tác Việt Nam - LHQ, làm tài
liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Luật quốc tế…
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về Liên hợp quốc và Hội đồng bảo
an.
Chương 2: Vai trò của Hội đồng bảo an trong duy trì hịa bình và an
ninh quốc tế.
Chương 3: Cải tổ Hội đồng bảo an - nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.

8

z


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIÊN HỢP QUỐC
VÀ HỘI ĐỒNG BẢO AN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC

1.1.1. Lịch sử hình thành Liên hợp quốc
Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội lồi người, hịa bình
và an ninh quốc tế ln là nguyện vọng tha thiết, là nền tảng để phát triển quan
hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Chính vì vậy, cộng đồng quốc tế đã có
nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống an ninh tập thể bảo đảm duy trì hịa
bình và an ninh quốc tế. Trước khi LHQ ra đời, trên thế giới đã tồn tại một tổ
chức an ninh tập thể tồn cầu, đó là tổ chức Hội quốc liên được thành lập sau
chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thể hiện sự cân bằng quyền lực giữa các cường
quốc ở châu Âu. Trong quá trình hoạt động, Hội quốc liên đã khơng hồn thành
được nhiệm vụ của mình trong việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế khi để
cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Thế giới không thể tồn tại
hịa bình nếu thiếu sự điều phối của một tổ chức an ninh tập thể, do đó, ngay
trong quá trình diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ hai, ý tưởng thiết lập một
hệ thống an ninh tập thể hiệu quả hơn Hội quốc liên đã xuất hiện. Không thể
làm sống lại Hội quốc liên và cải tổ nó vì tổ chức này đã thất bại rõ ràng, hơn
nữa, tương quan so sánh lực lượng giữa các nước trên thế giới lúc này đã có
nhiều thay đổi so với thời kỳ thiết lập trật tự Versailles - Washington. Tổ chức

quốc tế được thành lập phải là một tổ chức mới có quy mơ tồn cầu, phản ánh
được tương quan so sánh lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh.
Ý tưởng đầu tiên của việc thành lập LHQ được thể hiện trong Hiến
chương Đại Tây Dương do Mỹ và Anh ký ngày 14/8/1941 với dự kiến thiết
lập "hệ thống an ninh chung dựa trên những cơ sở rộng rãi hơn" sau chiến
tranh. Ngày 24/9/1941, trong Hội nghị đồng minh họp tại London, Liên Xô

9

z


tuyên bố tán thành những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương, ủng
hộ việc thành lập một hệ thống an ninh chung đã mở ra khả năng hợp tác xây
dựng LHQ giữa các nước lớn trong đồng minh chống phát xít. Tiếp đó, ngày
1/1/1942, tại Washington, đại diện 26 nước tham chiến chống khối Trục đã ký
bản Tuyên ngôn LHQ do Mỹ soạn thảo, cam kết xây dựng một hệ thống hịa
bình và an ninh sau chiến tranh. Tên gọi LHQ chính thức xuất hiện và được
sử dụng từ thời gian này. Cuối tháng 10/1943, tại hội nghị Moskva, các Bộ
trưởng Ngoại giao bốn nước Liên Xô, Anh, Mỹ và Trung Quốc thông qua bản
"Tuyên bố về an ninh chung" khẳng định sự cần thiết phải thành lập trong
thời hạn ngắn nhất có thể được một tổ chức quốc tế chung để duy trì hịa bình
và an ninh quốc tế, mà cơ sở của nó là ngun tắc bình đẳng chủ quyền của
tất cả các quốc gia ưu chuộng hịa bình. Ngày 1/12/1943, quyết định này được
chuẩn y tại hội nghị thượng đỉnh giữa nguyên thủ quốc gia ba nước Liên Xô,
Anh, Mỹ tại Teheran. Do đã đi trước khá nhiều so với người Anh và Liên Xô
trong việc lập kế hoạch thành lập LHQ, nên tại hội nghị này, Tổng thống Mỹ
Roosevelt đã chủ động đưa ra dự kiến đầu tiên về cơ cấu tổ chức của LHQ
gồm ba cơ quan chính là: Đại hội đồng (ĐHĐ - gồm tất cả các quốc gia thành
viên để thảo luận các vấn đề chung); Cơ quan "cảnh sát" (chỉ gồm tứ cường

Anh - Mĩ - Xơ - Trung) có trách nhiệm thi hành, áp dụng các biện pháp cần
thiết, kể cả biện pháp qn sự để duy trì hịa bình và an ninh quốc tế; Ban
chấp hành (gồm có tứ cường Anh - Mĩ - Xô - Trung, hai đại diện cho châu
Âu, một đại diện cho Nam Mĩ, một đại diện cho Trung Đông, một đại diện
cho Viễn Đông và một đại diện cho khối Liên hiệp Anh) để xử lý các vấn đề
khơng liên quan tới hịa bình, an ninh, chiến tranh, qn sự.
Phần cơng việc chính quan trọng nhất chuẩn bị cho việc thành lập
LHQ được tiến hành ở Dumbarton Oaks thông qua hai hội nghị: Hội nghị
chính tiến hành từ 21/8 đến 29/8/1944 giữa các chuyên viên đại diện của Mỹ,
Anh và Liên Xô. Hội nghị kém quan trọng hơn từ 29/9/1944 đến 7/10/1944
giữa Mỹ, Anh và Trung Quốc. Theo lời một đại biểu Mỹ, các nước lớn "từng
đổ máu cho toàn thế giới" đã tự giành quyền đặt cơ sở cho tổ chức quốc tế này.

10

z


Tại các hội nghị này, các nước lớn đã thỏa thuận được nhiều vấn đề quan
trọng tạo dựng nền móng cho LHQ sau này như: mục đích và nguyên tắc hoạt
động của LHQ; các cơ quan chính của LHQ sẽ gồm có một ĐHĐ, một HĐBA,
Ban thư ký, Tịa án quốc tế (TAQT) và theo đề xuất của Mỹ gồm cả Hội đồng
kinh tế xã hội (cho đến lúc đó cả Anh và Liên Xô vẫn chủ trương chỉ giới hạn
hoạt động của LHQ trong lĩnh vực an ninh mà thơi); cơ chế đảm bảo hịa bình
và an ninh quốc tế; hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế xã hội; tiêu chuẩn
thành viên… Đặc biệt, hội nghị cũng đạt được thỏa thuận rằng chức năng của
HĐBA là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, bốn nước lớn tham gia hội nghị
Dumbarton Oaks và nước Pháp sẽ là thành viên thường trực của HĐBA.
Tuy nhiên, Hội nghị vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề như quy
chế của lãnh thổ quản thác, quy chế của TAQT, số phiếu dành cho Liên Xô tại

ĐHĐ… mà quan trọng nhất là vấn đề bỏ phiếu tại HĐBA. Để giải quyết vấn đề
thủ tục bỏ phiếu tại HĐBA, ngày 5/12/1944, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã đưa
ra đề nghị: nguyên tắc nhất trí hồn tồn giữa các thành viên thường trực của
HĐBA (Xô - Anh - Mĩ - Pháp - Trung) sẽ được áp dụng cho tất cả mọi vấn đề,
trừ vấn đề thủ tục. Mặt khác, nếu một thành viên nào đó của HĐBA (kể cả thành
viên thường trực) là một bên tranh chấp trong các cuộc tranh chấp mà HĐBA
đang xem xét giải quyết, thì thành viên ấy không được tham gia biểu quyết
trong HĐBA. Liên Xô kiên quyết bác bỏ ngoại lệ này và yêu cầu phải duy trì
sự nhất trí giữa các nước lớn trong mọi trường hợp. Các vướng mắc còn tồn
tại trong Hội nghị Dumbarton Oaks được nêu ra và giải quyết tại Hội nghị
Yanta giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô, Anh, Mĩ (2/1945). Tại đây, vấn đề bỏ
phiếu trong HĐBA đã được giải quyết. Hội nghị quyết định rằng các thành viên
thường trực sẽ sử dụng quyền phủ quyết trong mọi trường hợp trừ các vấn đề thủ
tục.
Trên cơ sở những thỏa thuận cơ bản này, ngày 25/4/1945, Hội nghị
San Francisco được triệu tập nhằm mục đích soạn thảo HCLHQ. Sau hai
tháng làm việc, ngày 25/6/1945, HCLHQ được Hội nghị nhất trí thơng qua.
Ngày 24/10/1945, HCLHQ bắt đầu có hiệu lực, sau khi 5 cường quốc là Liên

11

z


Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa và đa số các nước ký kết khác hoàn thành thủ
tục phê chuẩn Hiến chương (HC). Ngày 24/10/1945, do đó, cũng trở thành
ngày kỷ niệm thành lập LHQ.
Có thể khẳng định được rằng, lịch sử hình thành LHQ khơng có giai
đoạn nào khơng thể hiện sự hợp tác, đấu tranh và nhân nhượng lẫn nhau giữa
các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Liên Xơ. Khơng có sự hợp tác của các

nước lớn thì khơng có sự ra đời của LHQ vào thời kỳ đầu sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai. Chính vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, LHQ đã luôn mang dấu
ấn và chịu sự chi phối bởi các nước lớn cũng như quan hệ giữa họ với nhau.
Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc vận hành của LHQ phản ánh đúng tương quan lực
lượng giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn trong giai đoạn cuối của cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai. Hơn nữa, rút kinh nghiệm qua những thất bại trên
thực tế của Hội quốc liên, nguyên tắc nhất trí giữa các nước lớn với tư cách là
lý do cơ bản để LHQ ra đời, đồng thời cũng là điều kiện không thể thiếu, là
nguồn sinh lực để LHQ có thể phát huy được vai trị của mình đã được ghi
nhận như một nguyên tắc vận hành cơ bản, quan trọng nhất của HĐBA - cơ
quan đại diện cho LHQ giữ vai trò chủ yếu trong duy trì hịa bình và an ninh
quốc tế. Theo đó, các nước lớn với tư cách là thành viên thường trực HĐBA
được coi là những "viên cảnh sát" của cộng đồng quốc tế, họ giành được
nhiều quyền lực hơn so với các thành viên trong Hội đồng Hội quốc liên. Chỉ
có họ mới có quyền "phủ quyết" các quyết định của HĐBA. Vì vậy, hoạt
động của LHQ trên thực tế cũng dựa nhiều hơn vào các nước lớn, nó phản
ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các nước lớn trên thế giới.
1.1.2. Tơn chỉ mục đích hoạt động của Liên hợp quốc
Điều 1 HCLHQ ghi nhận bốn mục đích hoạt động của LHQ như sau:
Một là, duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
Hai là, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tơn
trọng ngun tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
Ba là, thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc

12

z


tế mang tính chất kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, khuyến khích tơn

trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người,
khơng phân biệt chủng tộc, giới tính, ngơn ngữ hoặc tôn giáo.
Bốn là, trở thành một trung tâm phối hợp mọi hành động của các quốc
gia nhằm thực thi các mục đích nói trên.
Các mục đích hoạt động của LHQ là một thể thống nhất, nó mang tính
bao qt, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia đối với các lĩnh
vực khác nhau của đời sống quốc tế. Trong thực tiễn hoạt động của LHQ,
mức độ ưu tiên đối với từng mục đích nêu trên phụ thuộc vào tương quan lực
lượng giữa các thành viên của LHQ, vào bối cảnh tình hình quốc tế và xu thế
quan hệ quốc tế. Thời gian đầu khi mới ra đời, cùng với phong trào đấu tranh
giành quyền độc lập về chính trị của các quốc gia, dân tộc, hoạt động của
LHQ chủ yếu tập trung vào các vấn đề chính trị như hịa bình và an ninh quốc
tế, vấn đề phi thực dân hóa, quyền dân tộc tự quyết… Gần đây, với sự nổi lên
của xu hướng hịa bình hợp tác và phát triển, xu hướng ưu tiên cho phát triển
kinh tế… LHQ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế, môi
trường và phát triển. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, mục tiêu quan trọng
nhất mà LHQ theo đuổi vẫn là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Điều này
được thể hiện rõ ngay trong Lời nói đầu của HC:
Chúng tơi, nhân dân các nước liên hợp lại, quyết tâm phòng
ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai
lần trong một cuộc đời người gây cho nhân loại đau thương khơng
kể xiết… Bày tỏ lịng mong muốn cùng chung sống trong hịa bình
trên tinh thần láng giềng thân thiện, cùng chung nhau góp sức để
duy trì hịa bình và an ninh quốc tế… [1].
Để đạt được mục đích này, ngay tại Điều 1 HC đã xác định LHQ cần
thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các
mối đe dọa hịa bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hịa bình khác;

13


z


điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất
quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hịa bình bằng biện pháp hịa bình theo
đúng ngun tắc của cơng lý và pháp luật quốc tế.
Thực tế cho thấy, trong các lĩnh vực khác như hợp tác kinh tế, lao
động… trên thế giới có thể tìm thấy các cơ chế hợp tác quốc tế hiệu quả như Tổ
chức thương mại quốc tế, Tổ chức lao động quốc tế… cịn trong lĩnh vực duy trì
hịa bình và an ninh quốc tế, cho đến nay, chưa có cơ chế đa phương tồn cầu
nào có thể thay thế được cho LHQ. Thực hiện mục đích này, các cơ quan của
LHQ đều được trao những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong đó,
HĐBA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hịa bình và an
ninh quốc tế. Theo quy định của HCLHQ, HĐBA có thể áp dụng các biện
pháp nhằm giải quyết hịa bình các tranh chấp, xung đột, và khi cần thiết có
thể cưỡng chế bằng vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hịa bình,
hoặc các hành động xâm lược. Những nghị quyết của HĐBA được thông qua,
phù hợp với HCLHQ sẽ có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các quốc gia thành
viên LHQ.
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
Để đạt được những mục đích đã đề ra, HCLHQ (Đ2) quy định các
nguyên tắc buộc bản thân LHQ và tất cả các thành viên phải tuân thủ như sau:
Thứ nhất, bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên.
Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế
hiện đại, đó là cơ sở để trật tự thế giới phát triển theo xu hướng ổn định, hội
nhập và tiến bộ. Với tư cách là tổ chức đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay,
LHQ đảm bảo cho tất cả các nước thành viên dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo,
phát triển hay đang phát triển, bất kể thuộc chế độ chính trị xã hội nào đều có
địa vị pháp lý ngang nhau, tức là có các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cơ
bản ngang nhau trong quan hệ với LHQ. Nguyên tắc này chi phối mọi hoạt

động của LHQ, đặc biệt là trong cơ chế bỏ phiếu tại ĐHĐ LHQ, theo đó, tất

14

z


cả các quốc gia thành viên đều sở hữu một lá phiếu có giá trị ngang nhau (trừ
vấn đề liên quan tới tài chính của LHQ).
Thứ hai, tơn trọng và làm tròn các nghĩa vụ do HC quy định. Đây là điều
kiện mà các quốc gia phải đáp ứng để có thể trở thành thành viên gia nhập LHQ
theo Điều 4 HC. Khi đã trở thành thành viên LHQ, các quốc gia cần thực hiện
nghiêm chỉnh nghĩa vụ để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do
tư cách thành viên mang lại. Quốc gia thành viên nào khơng tn thủ ngun tắc
này có thể bị đình chỉ sử dụng các quyền và ưu đãi của thành viên, thậm chí, có
thể bị ĐHĐ khai trừ khỏi LHQ theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 HC. Với tư
cách là văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng của pháp luật quốc tế hiện đại, yêu
cầu chấp hành nghiêm chỉnh những nghĩa vụ quốc tế theo quy định của HC có
giá trị ưu tiên hơn so với bất kỳ điều ước quốc tế nào khác. Theo quy định tại
Đ103 HC, trong trường hợp có xung đột về nghĩa vụ giữa các thành viên
LHQ chiếu theo HC và những nghĩa vụ chiếu theo bất cứ một điều ước quốc
tế nào khác thì những nghĩa vụ chiến theo HC cần phải được tôn trọng hơn.
Thứ ba, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.
HC u cầu các quốc gia thành viên phải giải quyết các tranh chấp quốc tế
của họ bằng biện pháp hịa bình, sao cho khơng tổn hại đến hịa bình, an ninh
và cơng lý quốc tế. Có rất nhiều biện pháp hịa bình mà Điều 33 HC nêu ra
như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những
tổ chức hoặc những hiệp định khu vực hoặc những biện pháp hịa bình khác
do các bên lựa chọn. HC chỉ quy định các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hịa bình, kiềm chế trước mọi hành động có thể

đẩy tranh chấp đến tình trạng nghiêm trọng hơn khi tranh chấp chưa được giải
quyết dứt điểm, cịn lựa chọn biện pháp hịa bình cụ thể nào để giải quyết
tranh chấp là quyền tự do lựa chọn của bản thân các nước thành viên.
Thứ tư, không dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ
quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hoặc nền độc lập
chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục

15

z


đích của LHQ. Theo nguyên tắc này, trừ một số trường hợp ngoại lệ, việc sử
dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hành vi bất hợp
pháp, trong đó, LHQ đặc biệt cấm các cuộc chiến tranh xâm lược. Theo Nghị
quyết số 3314 của ĐHĐ LHQ ngày 12/4/1974 thì chiến tranh xâm lược bị coi
là tội ác quốc tế, các quốc gia gây chiến tranh xâm lược phải gánh vác trách
nhiệm pháp lý quốc tế, còn các cá nhân cầm đầu thế lực hiếu chiến xâm lược
phải chịu trách nhiệm hình sự quốc tế.
Thứ năm, hợp tác, giúp đỡ LHQ trong mọi hành động mà LHQ áp
dụng phù hợp với HC. Ngay từ khi thành lập LHQ, rút kinh nghiệm từ những
thất bại mà Hội quốc liên đã mắc phải, cộng đồng quốc tế tin tưởng rằng,
chính sức mạnh quân sự và kinh tế do LHQ quản lý chứ không phải là ý kiến
đạo đức được coi là chìa khóa cho hịa bình trong tương lai. Tuy nhiên, với tư
cách là một tổ chức quốc tế, LHQ khơng có lực lượng qn sự và lực lượng
cảnh sát của riêng mình mà phải dựa vào lực lượng này của các quốc gia
thành viên. Do vậy, để có thể trở thành một trung tâm phối hợp những cố
gắng chung nhằm duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển
của các quốc gia thành viên, LHQ yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên hợp
tác với LHQ trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng HC, đồng thời

tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị LHQ áp dụng các biện pháp phòng ngừa
hoặc cưỡng chế. Vi phạm nghĩa vụ hợp tác này, quốc gia thành viên sẽ phải
đối mặt với các biện pháp trừng phạt tương ứng với mức độ vi phạm.
Thứ sáu, bảo đảm cho các quốc gia thành viên cũng như không phải
thành viên LHQ phải hành động theo nguyên tắc của HC nếu điều đó cần thiết
để duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các
chủ thể bình đẳng, ngang nhau nhưng lại hết sức khác nhau về lợi ích. Chính vì
vậy, phương thức duy nhất để xác định các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế
là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau thông qua
việc thừa nhận các tập quán quốc tế hay ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế.
Các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế vì thế chỉ có giá trị bắt buộc thi hành
đối với những chủ thể thừa nhận nó. Với tư cách là một điều ước quốc tế, về

16

z


ngun tắc, HCLHQ khơng có giá trị ràng buộc đối với các nước không phải
thành viên LHQ, không tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cho họ. Tuy
nhiên, các nguyên tắc của LHQ được ghi nhận trong HC hầu hết đều đồng
thời là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, có giá trị bắt buộc thực
hiện đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do vậy, HC quy định trách
nhiệm chung cho các nước thành viên là cần làm thế nào để các nước không
phải thành viên của LHQ hành động theo các nguyên tắc trong HC nếu điều
đó cần thiết để duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Điều này khơng trái với
ngun tắc tự nguyện, ngun tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
trong Luật quốc tế. Bởi lẽ, những quốc gia không phải thành viên LHQ cũng
có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc này, không phải với tư cách là nội dung
của Hiến chương - một dạng điều ước quốc tế - mà là luật tập qn có giá trị

bắt buộc chung.
Thứ bảy, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Đây
là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại, là kết
quả của cuộc đấu tranh lâu dài giữa các lực lượng dân chủ, cách mạng với các
thế lực phản động trong đời sống quốc tế, được thể hiện trong khoản 7 Điều 2
HCLHQ. Trong đó, cơng việc nội bộ của quốc gia là tồn bộ những cơng việc
nhằm thực hiện hai nhiệm vụ đối nội, đối ngoại của quốc gia, được tiến hành
phù hợp với luật quốc gia cũng như luật quốc tế. Ví dụ: việc lựa chọn và tiến
hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế - văn hóa - xã hội để phát
triển đất nước; việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước...
Cần chú ý rằng, các hành vi của quốc gia làm phương hại đến hịa bình và an
ninh quốc tế, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không được xem
là công việc nội bộ của quốc gia, dù hành vi đó được thực hiện trọn vẹn trên
lãnh thổ của quốc gia. Phạm vi "công việc nội bộ" của các quốc gia khác nhau
sẽ khơng giống nhau, nó tùy thuộc vào mức độ tham gia vào đời sống quốc tế
của từng quốc gia. Phạm vi này có thể do quốc gia tự xác định hoặc được xác
định bằng những thỏa thuận quốc tế của quốc gia với các chủ thể khác phù
hợp với quy định của luật quốc tế.

17

z


Hiến chương nêu rõ việc cấm các hoạt động được coi là can thiệp vào
công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của mỗi quốc gia. Nội dung
nguyên tắc này được hiểu dưới cả hai góc độ: một là, LHQ khơng có quyền
can thiệp vào cơng việc nội bộ của bất cứ quốc gia nào, dù là quốc gia thành
viên hay không thành viên. Hai là, các quốc gia không được can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.

Các nguyên tắc hoạt động của LHQ có mối quan hệ mật thiết với nhau,
thể hiện ở sự ràng buộc qua lại giữa các nguyên tắc về nội dung và yêu cầu thực
hiện những nội dung đó. Đây được xem là những chuẩn mực cho hành vi ứng xử
của các thành viên LHQ cũng như chính bản thân tổ chức LHQ. Thực hiện tốt
các nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho LHQ hồn thành được các sứ mệnh của
mình, trong đó sứ mệnh quan trọng nhất là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
1.1.4. Các cơ quan tham gia hoạt động duy trì hịa bình và an ninh
quốc tế của Liên hợp quốc
1.1.4.1. Đại hội đồng
Đại hội đồng là cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện của tất cả các
quốc gia thành viên. Tại đây, nguyên tắc bình đẳng giữa các nước thành viên
của LHQ được thể hiện rõ ràng nhất. Tất cả các nước thành viên dù lớn hay
nhỏ, giàu hay nghèo đều có khơng q năm đại biểu chính thức (và năm đại
biểu dự khuyết). Trừ những quyết định liên quan đến tài chính của LHQ, mỗi
quốc gia thành viên đều sở hữu một lá phiếu có giá trị ngang nhau. ĐHĐ
khơng phải là cơ quan hoạt động thường xuyên, trừ các khóa họp đặc biệt
hoặc đặc biệt khẩn cấp nhằm giải quyết các vấn đề bất thường nảy sinh thuộc
chức năng của ĐHĐ, mỗi năm ĐHĐ chỉ họp một khóa thường kỳ. Các vấn đề
đưa ra thảo luận tại ĐHĐ được thông qua bằng một nghị quyết. Nghị quyết về
các vấn đề quan trọng được thông qua với đa số hai phần ba phiếu thuận của
tổng số thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu. Nghị quyết về các vấn đề khác
được thông qua với đa số thường, kể cả trong trường hợp bỏ phiếu để quyết định

18

z


xem một vấn đề khác nào đó có thuộc loại cần đa số hai phần ba phiếu thuận hay
không. Trong lĩnh vực duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, ĐHĐ có quyền:

Xem xét những nguyên tắc chung về sự hợp tác để duy trì hịa bình và
an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế vũ trang và
dựa vào những nguyên tắc ấy đưa ra những kiến nghị cho các thành viên
LHQ, hay cho HĐBA, hoặc cho cả các thành viên LHQ và HĐBA (khoản 1
Điều 11).
Lưu ý HĐBA về những tình thế có khả năng làm nguy hại đến hịa
bình và an ninh quốc tế.
Thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hịa bình và an ninh
quốc tế do bất cứ thành viên nào của LHQ, hoặc do HĐBA, hay một quốc gia
dù không phải là thành viên của LHQ nhưng là đương sự trong một vụ tranh
chấp đưa ra trước ĐHĐ khi họ đã thừa nhận trước nghĩa vụ giải quyết hịa
bình các cuộc tranh chấp quy định trong HC (khoản 2 Điều 11).
Đưa ra kiến nghị về mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hịa bình và
an ninh quốc tế với một hay những nước hữu quan, hoặc với HĐBA hay với
cả các nước hữu quan và HĐBA, trừ trường hợp HĐBA đang thực hiện chức
năng được HC quy định đối với một vụ tranh chấp hoặc tình thế nào đó.
Trong trường hợp này, ĐHĐ chỉ được quyền đưa ra khuyến nghị khi HĐBA
yêu cầu (khoản 2 Điều 11).
Tại mỗi khóa họp, ĐHĐ được Tổng thư ký (TTK) LHQ, với sự đồng
ý của HĐBA, báo cáo cho biết những việc liên quan đến duy trì hịa bình và
an ninh quốc tế mà HĐBA đang xem xét. Khi HĐBA khơng xem xét những
việc đó nữa thì TTK báo ngay cho ĐHĐ biết nếu ĐHĐ đang họp.
Tiếp nhận và nghiên cứu những báo cáo hàng năm và báo cáo đặc biệt
của HĐBA. Các báo cáo đó tường trình những biện pháp mà HĐBA đã quyết
định hoặc đã thi hành để duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.

19

z



Theo quy định của HC, ĐHĐ là cơ quan hoạch định chính sách quan
trọng nhất, có đại diện rộng rãi nhất, thể hiện ý chí của tất cả các quốc gia
thành viên. Tuy nhiên, thực tế ĐHĐ không phải là cơ quan có quyền lực nhất.
Trừ những vấn đề liên quan đến ngân sách, bầu cử, tổ chức công việc hoặc
thành lập nên các cơ quan bổ trợ, các nghị quyết của ĐHĐ chỉ có tính chất
khuyến nghị, khơng có giá trị pháp lý bắt buộc. Do vậy, có thể nói, các nghị
quyết của ĐHĐ cơ bản khơng có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia
thành viên cũng như với HĐBA. Đó chỉ là những khuyến nghị, mang ý nghĩa
đạo lý, thể hiện ý chí, dư luận chung của cộng đồng quốc tế mà thôi. Điều này
thể hiện rõ ràng hơn trong lĩnh vực duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. ĐHĐ
có quyền xem xét những nguyên tắc chung về sự hợp tác để duy trì hịa bình
và an ninh quốc tế, có quyền thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực
này, đồng thời, có thể lưu ý HĐBA về những tình thế như vậy, tuy nhiên,
ĐHĐ chỉ có quyền tự mình đưa ra khuyến nghị khi tranh chấp hoặc tình thế
ấy chưa được đưa vào chương trình nghị sự của HĐBA, cịn khi nó đã được
HĐBA xem xét theo đúng quy định của HC, ĐHĐ chỉ có quyền đưa ra khuyến
nghị khi được HĐBA yêu cầu. Không những vậy, khi HĐBA đang xem xét
một tranh chấp hoặc tình thế thuộc chức năng của mình, ĐHĐ chỉ được TTK
thơng báo cho biết những việc liên quan đến nó khi HĐBA cho phép. HC
cũng khơng hề có quy định nào cho phép ĐHĐ kiểm sốt và có biện pháp chế
ước HĐBA cũng như các thành viên của nó khi thấy HĐBA khơng hồn
thành đúng chức năng của mình. Theo quy định của HC, ĐHĐ khơng có
quyền thực hiện các hành động, mà với tư cách là cơ quan hoạch định chính
sách chính của LHQ, khi cần có hành động để duy trì hịa bình và an ninh
quốc tế, ĐHĐ buộc phải chuyển lại cho HĐBA (Đ11) trước hoặc sau khi thảo
luận về nó.
Trong thực tiễn hoạt động của LHQ, quyền lực của ĐHĐ đã từng
được tăng cường hơn so với những quy định trong HC. Thật vậy, để giải
quyết vấn đề Triều Tiên trong lúc HĐBA đã bị vơ hiệu hóa do sự phủ quyết

của Liên Xô, theo đề nghị của Mỹ, ĐHĐ đã ban hành Nghị quyết 337(V)

20

z


ngày 3/11/1950 với tên gọi "Nghị quyết Đồn kết vì hịa bình" (Uniting for
Peace) hay cịn gọi là "Nghị quyết Acheson" (tên của Ngoại trưởng Mỹ thời
đó) cho phép ĐHĐ thực hiện chức năng của HĐBA" nếu HĐBA không thể
đảm nhiệm trọng trách duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, khi hịa bình bị
phá hoại hoặc bị đe dọa, hay có hành vi xâm lược, vì khơng đạt được sự nhất
trí giữa các thành viên". Có nghĩa, trong trường hợp hịa bình bị phá hoại hoặc
bị đe dọa, hay có hành vi xâm lược, mà HĐBA vì khơng đạt được sự nhất trí
giữa các thành viên nên bị tê liệt, không thể hành động, Nghị quyết 377(V)
cho phép ĐHĐ xem xét vấn đề ngay lập tức để có khuyến nghị với các nước
thành viên thực hiện các biện pháp tập thể, bao gồm các biện pháp cưỡng chế
khi cần thiết nhằm duy trì, khơi phục hịa bình và an ninh quốc tế. Dựa vào
quy định này, ngày 18/5/1951, ĐHĐ đã ra quyết định cấm vận đối với các mặt
hàng chiến lược được đưa vào Trung Hoa cộng sản trong cuộc chiến tranh
trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên lần thứ
nhất là trường hợp sử dụng biện pháp cưỡng chế duy nhất mà ĐHĐ đã tiến
hành khi xem xét những vấn đề liên quan tới duy trì hịa bình và an ninh quốc
tế. Theo đúng quy định của HC, trong lĩnh vực duy trì hịa bình và an ninh
quốc tế, ĐHĐ khơng có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ có
thể đưa ra khuyến nghị. Tuy nhiên, ĐHĐ lại có thể ra các nghị quyết mang
tính chất bắt buộc thành lập nên các cơ quan bổ trợ hoạt động trong lĩnh vực
này. Trên thực tế, ĐHĐ đã áp dụng Nghị quyết Đồn kết vì hịa bình thành
lập ra các cơ quan bổ trợ - lực lượng GGHB - hoạt động tại các quốc gia với
điều kiện được các quốc gia này cho phép. Đó là lực lượng gìn giữ hịa bình

cho cuộc khủng hoảng ở Suez ngày 7/11/1956 và lực lượng gìn giữ hịa bình
tại Cơnggơ năm 1960. Hai lực lượng gìn giữ hịa bình này đã bị hai thành viên
thường trực HĐBA là Liên Xô và Pháp phản đối gay gắt và từ chối đóng góp
kinh phí cho hoạt động của chúng. Việc này đã khiến LHQ phải yêu cầu
TAQT có ý kiến tư vấn bằng văn bản về tính hợp pháp của hai lực lượng này.
Trong ý kiến tư vấn năm 1962 về một số chi phí của LHQ, TAQT đã cơng
nhận tính hợp pháp về việc thành lập cả hai lực lượng gìn giữ hịa bình nêu

21

z


trên. Có thể thấy, việc ĐHĐ thành lập các lực lượng GGHB trên cơ sở được
nước chủ nhà chấp thuận khơng thực sự là những hoạt động mang tính chất
cưỡng chế theo nghĩa của chương VII HĐBA. Do đó, khơng thể coi đây là
hành vi vi phạm HC, lấn lướt những quyền năng ưu tiên mà HC đã quy định
dành riêng cho HĐBA.
1.1.4.2. Tịa án cơng lý quốc tế
Tịa án cơng lý quốc tế là cơ quan tư pháp chính của LHQ. Tổ chức và
hoạt động của Tòa được quy định bởi Quy chế TAQT - một bộ phận của
HCLHQ được thông qua tại Hội nghị San Francisco năm 1945. Tòa bao gồm
15 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm do ĐHĐ và HĐBA bầu một cách độc lập
và cùng một thời gian. Thành phần thẩm phán của Tòa được phân chia theo
khu vực địa lý nhằm phản ánh đầy đủ các hình thái văn minh chủ yếu và các
hệ thống luật pháp của thế giới. Thẩm phán của Tòa là những thẩm phán độc
lập, không đại diện cho bất cứ chính phủ nào. Tịa có chức năng giải quyết
hịa bình các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia và đưa ra kết luận tư vấn.
ĐHĐ và HĐBA có thể yêu cầu Tòa đưa ra kết luận tư vấn về bất cứ vấn đề
pháp lý nào, các cơ quan khác của LHQ cũng như các tổ chức chuyên môn

của LHQ nếu được ĐHĐ cho phép thì có thể u cầu Tòa tư vấn về các vấn
đề pháp lý nảy sinh trong hoạt động của mình. Các tổ chức quốc tế khác và
các quốc gia khơng có quyền sử dụng cơ chế tư vấn này của Tòa. Phán quyết
của Tòa có giá trị chung thẩm được thơng qua với đa số có mặt và bỏ phiếu.
Nếu một trong các bên tham gia tranh chấp khơng thi hành phán quyết của
Tịa, bên kia có thể yêu cầu HĐBA can thiệp, buộc phải chấp hành.
Theo quy định của HC và Quy chế TAQT, HĐBA có chức năng chính
trị, Tịa án là cơ quan tư pháp thực hiện chức năng pháp lý, mà các tranh chấp
quốc tế nhìn chung đều đồng thời là tranh chấp chính trị và pháp lý ở mức độ
khác nhau. Tịa án sẽ khơng từ chối thẩm quyền xét xử của mình chỉ vì trong
một vụ tranh chấp tồn tại cả yếu tố chính trị và pháp lý. Điều này đã được Tịa
khẳng định trong nhiều vụ án, ví dụ như vụ Phái đoàn ngoại giao và lãnh sự

22

z


Mỹ tại Teheran, vụ Thềm lục địa biển Êgiê, vụ Các hoạt động quân sự và bán
quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa… Đồng thời, thẩm quyền của
Tòa cũng khơng mất đi chỉ vì vụ việc ấy đã được HĐBA đưa vào chương
trình nghị sự để xem xét, giải quyết. Trên thực tế, đã có nhiều tranh chấp và
tình huống loại này được đưa ra xem xét giải quyết đồng thời ở cả TAQT và
HĐBA, ví dụ, vụ Các vấn đề về giải thích và áp dụng Cơng ước Montrean
(hay còn gọi là vụ Lockerbie), Libi kiện Mỹ và Anh vi phạm Công ước
Montrean năm 1971 về an ninh hàng không, gây áp lực buộc Libi phải dẫn độ
hai công dân bị nghi ngờ là thủ phạm đặt bom gây ra vụ nổ máy bay của Hãng
Pan Am ở Lockerbie; vụ Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sử
dụng vũ lực can thiệp vào Kosovo (Nam Tư) năm 1999 nhân danh can thiệp
nhân đạo đã bị chính quyền Nam Tư gửi đơn kiện ra trước TAQT đề nghị

xem xét về tính hợp pháp của việc sử dụng vũ lực; vụ Mỹ tiến hành chiến
tranh ở Irắc năm 2003 đã bị ĐHĐ biểu quyết xin ý kiến tư vấn của TAQT về
tính hợp pháp của hành vi này vào tháng 3/2003; vụ Các hoạt động vũ trang
trên lãnh thổ Cơnggơ, Cộng hịa dân chủ Cơnggơ đã kiện Burundi, Ruanđa và
Uganđa lên trước TAQT… Trong những trường hợp này, hoạt động của Tòa
tuy độc lập nhưng với tư cách là một cơ quan chính của LHQ, hoạt động của
Tịa phải phục vụ mục đích chung của LHQ là duy trì hịa bình và an ninh
quốc tế, do đó, phải phù hợp với hoạt động của HĐBA để tạo nên tiếng nói
thống nhất cho LHQ. Điều này địi hỏi phải có cơ chế phối hợp giữa hai cơ
quan. Cơ chế này có thể được vận hành thơng qua việc HĐBA có quyền xin ý
kiến tư vấn của Tịa về khía cạnh pháp lý của các vấn đề mà HĐBA xem xét.
Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động của mình, khơng phải lúc nào HĐBA
cũng khởi động cơ chế tạo nên sự thống nhất này. Trước hết, vì HĐBA chưa
coi trọng việc tận dụng và khai thác hết hiệu quả của Tịa với tư cách là một
biện pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế có chức năng giải thích
và áp dụng luật quốc tế, khơng những vậy, trong thời gian gần đây, HĐBA lại
có xu hướng lấn át vai trị này của Tịa. Ngồi ra, cịn do thủ tục tố tụng tại
Tịa địi hỏi phải có thời gian nhất định, đôi khi, kéo dài trong nhiều năm mới

23

z


×