Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Nghị luận xã hội về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người
Dàn ý Nghị luận xã hội về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc hiểu mình, hiểu người.
(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của
mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
Hiểu mình, hiểu người: trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì,
muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng
nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lịng để san sẻ
với họ thật lịng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm
nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người.
b. Phân tích
Mỗi con người khi hiểu được bản thân cần gì, muốn gì sẽ có động lực vươn lên
trong cuộc sống, từ đó giúp chúng ta đạt được mục tiêu bản thân mình đề ra và góp
phần làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng
ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau
của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác
và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã
hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiểu mình, hiểu người làm minh
chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn có khơng ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân
mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại.
Lại có những người sống mà khơng có mục tiêu, lí tưởng, khơng biết bản thân
mình cần gì, muốn gì… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người và rút ra bài
học, liên hệ bản thân.
Nghị luận xã hội về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người mẫu 1
Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường
trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng khi ta
sống với một tấm lòng, hiểu được mình, hiểu được người, ta sẽ thấy cuộc sống này
trở nên ý nghĩa hơn. Hiểu mình, hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được
bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến
là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình u
thương, tấm lịng để san sẻ với họ thật lịng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho
bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Mỗi con
người khi hiểu được bản thân cần gì, muốn gì sẽ có động lực vươn lên trong cuộc
sống, từ đó giúp chúng ta đạt được mục tiêu bản thân mình đề ra và góp phần làm
cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh,
đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó
làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh
hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin
yêu của người khác và khi ta gặp khó khăn, người khác cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ ta.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã
hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội ngày
nay vẫn có khơng ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà
không cần suy nghĩ cho người khác, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
những người sống mà khơng có mục tiêu, lí tưởng, khơng biết bản thân mình cần
gì, muốn gì… những người này cần bị phê phán. Sự thấu cảm, hiểu mình, hiểu
người có ai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống, nó khơng chỉ giúp ta hịa hợp
với tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mà nó cịn giúp
cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi
người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến
cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người mẫu 2
Lão Tử từng nói: “Hiểu người khác là thơng minh, hiểu được chính mình mới là
khơn ngoan thực sự. Kiểm sốt được người khác là sức mạnh, kiểm sốt được
chính mình mới là năng lực thật sự”.
Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường rất hiểu nhau. Một bà mẹ sẽ hiểu con trai
của mình. Một giáo viên tận tâm sẽ hiểu được học sinh của mình. Sự thấu hiểu lẫn
nhau sẽ giúp chúng ta có khả năng vượt trội để đáp ứng nhu cầu, chữa lành mọi vết
thương, giúp đỡ và cùng nhau tiến về phía trước.
Muốn có một cuộc sống thành công, trước tiên bạn cần phải biết rằng điều gì khiến
bạn cảm thấy gắn bó, bạn u hoặc ghét điều gì, nỗi sợ của bạn là gì và vì sao bạn
sẵn sàng vượt qua nỗi sợ đó. Món quà lớn nhất mà bạn có thể dành tặng cho bản
thân chính là hiểu, chấp nhận và yêu mến con người mình.
Thẳng thắn mà nói, khơng ít người đã học được những bài học cuộc sống sâu sắc
từ những điều tưởng như chẳng hề liên quan. Biết đâu một ngày đang đi trên
đường và nhìn thấy đứa trẻ đạp xe bị ngã rồi nó tự đứng dậy, bạn sẽ đặt câu hỏi:
“Liệu mình sẽ làm gì khi khơng thể thất bại được nữa, mình có dám đứng dậy đi
tiếp như đứa trẻ kia khơng?”
Bạn có nghĩ đến việc bơi qua eo biển Anh khơng? Hay tham gia chương trình bay
vào vũ trụ? Trở thành chủ dự án một startup? Viết một cuốn tiểu thuyết? Bây giờ,
hãy thử tưởng tượng như thể bạn đang được làm đúng những thứ mình muốn. Bạn
có thấy tâm hồn thư thái và thỏa mãn khơng? Bạn có u cơng việc đó đủ nhiều để
cống hiến phần lớn thời gian và cơng sức của mình nhằm hồn thiện nó khơng?
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Nếu câu trả lời là "có", nhưng bạn vẫn chưa có cơ hội được làm cơng việc mình
u, vậy rất có khả năng nỗi sợ thất bại đang khiến bạn chùn chân. Bạn chưa hiểu
được chính mình và chưa dám chiến thắng nỗi sợ của bản thân.
Steve Jobs từng nói, cho dù cịn trẻ nhưng rất có thể hôm nay sẽ là ngày cuối cùng
chúng ta được sống. Vậy hãy làm điều gì đó để khi ngày này đến, chúng ta vẫn có
thể quay đầu nhìn lại cuộc đời mình một cách hãnh diện, rằng “đây là cuộc đời do
chính bàn tay tơi tạo nên”.
Mỗi ngày trong cuộc đời dành trọn cho cơng việc của mình, Steve Jobs ln nhìn
vào gương và tự đặt câu hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống, bạn vẫn
muốn làm điều mình đang làm chứ?”.
Và ơng đã giữ đúng lời. Khi ông làm việc tại Apple, tiếp theo là NeXT, sau đó là
Pixar, và cuối cùng lại là Apple, ông luôn trả lời "có" cho câu hỏi trên. Tinh thần
này vẫn luôn tồn tại trong ông suốt hàng chục năm cống hiến cho Apple, thậm chí
trong suốt 2 năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy. Ông vẫn tận tụy làm
việc, thậm chí cho đến ngày trước khi ơng qua đời.
Nếu biết mình chỉ cịn một ngày, một tháng, một năm để sống, bạn vẫn sẽ gắn bó
với cơng việc mình đang làm bây giờ chứ? Bạn có thực sự thỏa mãn với cuộc sống
bạn đang sống khơng? Nếu câu trả lời là khơng, bạn có dám thay đổi khơng? Nếu
có, bạn sẽ phải thay đổi ra sao?
Cuộc sống vốn khơng có gì dễ dàng nhưng hiểu được bản thân là ai chắc chắn sẽ
giúp bạn tiến gần hơn đến thành công và đam mê, như cách mà Steve Jobs đã làm
với Apple.
Viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người
200 chữ mẫu 3
“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó là quy luật tâm lý hàng đầu, luôn
phát huy tác dụng. Biết mình, hiểu tâm lý mình đã đành, mà muốn thành cơng,
chinh phục được nhân tâm, bạn cịn cần phải biết người, hiểu người, “đọc” ra được
các diễn biến tâm lý nơi người nữa.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Hiểu người, để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều
mình mong muốn. Đức Khổng từng dạy rằng: “Muốn người khác làm điều gì cho
mình, trước hết mình hãy làm điều đó cho người khác”. Và đó cũng tương tự như
nguyên tắc Bạch Kim trong mối quan hệ: “Hãy đối xử với người khác theo cách
người ấy mong muốn”.
Muốn làm được điều đó, bạn phải thấu hiểu tâm lý người khác. Muốn thấu hiểu
tâm lý người khác, bạn phải biết học cách quan sát và để ý nhiều đến người khác.
Vì tâm lý bên trong thường được biểu lộ ra thành những hành vi, cử chỉ bên ngoài.
Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người bạn gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống,
trong công việc. Và hãy tập chiều lịng họ. Đó là cách để bạn gây dựng tốt các mối
quan hệ, tạo thiện cảm với mọi người, để đến lượt mình, bạn sẽ gặt hái được nhiều
thành cơng đúng như ý mình mong muốn.
Nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người 200 chữ
mẫu 4
Binh pháp Tơn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, tức là, “Biết ta biết
người trăm trận trăm thắng”. (Biết ta trước, rồi đến biết người).
Nhưng trong đời sống tâm linh để “chiến đấu” với cuộc đời thì ta cần phải đổi một
tí: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghĩa là, ta chỉ cần biết ta, là ta thắng
cuộc chiến đời.
Vì sao?
Vì trong cuộc chiến đời, địch thủ của ta là chính ta.
Nhưng “biết mình” thì cực kỳ khó. Nếu bạn chưa khổ luyện mơn “biết mình” bạn
sẽ khơng bao giờ biết được “biết mình” khó đến mức nào.
Thực ra, một chữ “biết mình” là tồn bộ giáo pháp của Phật gia. Bát Nhã Tâm
Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại thấy rõ mình (ngũ uẩn) là Khơng, ngài liền
[giác ngộ].” Chỉ cần biết rõ mình là giác ngộ. Thế thì “biết mình” khơng khó sao
được?
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Thử một tí “biết mình” bên ngồi thơi. Ta có thể đi vịng quanh một người bạn
đang đứng và nhìn được hết cơ thể của bạn ấy; nhưng ta chỉ thấy được một tí phía
trước cơ thể của chính ta, cịn đầu và lưng thì đành chịu.
Đó là bên ngồi, về bên trong thì “biết tâm mình” lại càng khó cực kỳ, vì:
Khi buồn, mình thấy mọi sự màu xám, vui thì mọi sự màu hồng, giận thì mọi sự
màu đỏ, u thì mọi sự màu tím, hứng khởi thì mọi sự màu xanh, tuyệt vọng thì
mọi sự màu đen, thành kiến gì thì mọi sự có màu thành kiến đó…
Chẳng khi nào ta mình nhìn mà khơng qua một lăng kính màu nào cả. Ngoại trừ…
khi tâm ta tĩnh lặng hồn tồn khơng buồn, khơng vui, khơng giận… Nhưng đạt
đến được mức này thì tốn rất nhiều luyện tập gian khổ.
Khi mình nhìn chính mình thì mình lại có thêm một lăng kính thứ dữ nữa, gọi là
“tơi”. Lăng kính này nhìn quỷ cũng ra thiên thần. Cho nên “tơi” mà nhìn “tơi” thì
lúc nào cũng thấy một thiên thần sắc nước hương trời cười mỉm chi dịu dàng tuyệt
đẹp, chẳng bút mực nào tả xiết.
----------------------Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Soạn văn 12 ngắn gọn
Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12
Phân tích tác phẩm lớp 12
20 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188