Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phương tiện rào đón trong các bài báo nghiên cứu kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.21 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA – HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
_______________________







PHẠM THỊ THANH THÙY











PHƯƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG CÁC BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KINH TẾ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT









Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
Mã số: 62.22.15.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ










Hanoi, 2008


HANOI, 2007
Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Wisconsin – Madison- USA
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội

Người hướng dẫn khoa học : PGS- TS Lê Hùng Tiến
PGS- TS Nguyễn Quang

Phản biện 1 : PGS- TS Phan Văn Quế



Phản biện 2 : TS. Nguyễn Văn Mười


Phản biện 3 : TS. Phan Văn Hoà





Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án ti
ến sỹ họp tại :
Trường ĐH Ngoại Ngữ - ĐHQG

Vào hồi 8 giờ 30 ngày 18 tháng 9 năm 2008




Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà nội
- Trung tâm thông tin – Thư viện, khoa sau Đại học - Đại học Ngoại ngữ- ĐHQGHN

Chương I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Hai thập kỷ nghiên cứu về ngôn ngữ khoa học cho thấy rằng thể loại ngôn ngữ viết
khoa học không chỉ đơn thuần mang một số đặc như tính khách quan, không ngôi, và
chỉ mang tính thông tin như trước đây nó đã từng được nghĩ như vậy. Thực tế là rất
nhiều nhà nghiên cứu như Butler (1990), Crompton (1997, 1998), Hyland (1994, 1996,
1998) Myers (1985, 1989), Salager-Meyer (1994, 2000), Swales (1990) cho thấy rằng

các tác giả khoa h
ọc cũng trình bày các quan điểm của mình một cách thận trọng,
chính xác, và đầy thuyết phục nhằm thoả mãn được những yêu cầu của giới khoa học
và nhằm làm cho những nhận định của họ được chấp nhận dễ dàng hơn. Một trong
những công cụ để đạt được hai mục đích trên là công cụ rào đón. Tuy nhiên, trong khi
các công cụ rào đón được chú ý đặc biệt và được coi là một công cụ không thể
thiếu
được trong diễn đạt trong các văn bản nói, trong các văn bản văn viết công cụ rào đón
này chưa nhận được nhiều sự chú ý. Nhận thức được sự thiếu hụt này, luận án nghiên
cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về công cụ tu từ rào đón trong các văn bản
viết khoa học dưới hai khía cạnh phân tích (1) cấu trúc ngôn ngữ học và (2) giải thích
ngữ dụng học.
I.2. Mụ
c đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Luận án này nhằm cung cấp những đặc điểm chung về phạm vi sử dụng, chức năng và
các dạng cấu trúc phổ biến của công cụ rào đón được sử dụng trong một thể loại cụ thể
đó là các bài nghiên cứu khoa học kinh tế (ERAs.). Cụ thể nghiên cứu này nhằm vào
những mục đích sau:
1. Nhận dạng các công c
ụ rào đón được sử dụng trong các phần thảo luận (Discussion
Sections) trong các bài nghiên cứu khoa học kinh tế tiếng Anh (EERAs.) và tiếng Việt
(VERAs.)
2. Xác định chức năng giao tiếp của các công cụ rào đón trong các phần thảo luận trong
các EERAs, và VERAs.
3. Đánh giá sự giống và khác nhau về các diễn đạt rào đón được sử dụng trong các phần
thảo luận trong các bài nghiên cứu khoa học kinh tế Anh (EERAs.) và Việt (VERAs.)
Để thực hiện được các mục
đích nêu trên, nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
1. Những cấu trúc từ vựng - ngữ pháp, chiến lược và nguyên tắc nào được sử dụng để

nhận biết ra các chức năng của phương tiện rào đón trong các bài nghiên cứu khoa học
kinh tế?
2. Các công cụ rào đón trong các bài báo nghiên cứu khoa học kinh tế tiếng Anh và tiếng
Việt giữ những chức năng gì?
3. Các công cụ rào đón được sử dụng trong các bài báo nghiên cứu khoa học kinh tế tiếng
Anh và tiếng Việt có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
I.3. Những đóng góp của nghiên cứu
1. Khác với các nghiên cứu trước đây chỉ chủ yếu tập trung vào phân tích hiện tượng rào
đ
ón phổ biến trong các cuộc hội thoại (như nghiên cứu của Stubbs, 1986; Coates,
1987; Nittono, 2003; Nguyễn Quốc Sinh, 2004; Phan Thi Phương Dung, 2004), nghiên
cứu này phân tích các bài nghiên cứu khoa học được sử dụng thực tế trong giới chuyên
môn để xem xét các khái niệm liên quan đến các chiến lược mang tính kinh viện về các
hình thức rào đón.
2. Nghiên cứu này miêu tả cách sắp xếp các dạng thức rào đón được sử dụng trong các
bài nghiên cứu khoa học kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Nghiên cứu này c
ũng đưa ra
những khuôn mẫu hợp lý giải thích cho việc lựa chọn sử dụng các hình thức rào đón.
3. Nghiên cứu về các nguyên tắc tu từ này cung cấp một cái nhìn mới về hình thức tu từ
này cho giới ngôn ngữ.
4. Những thông tin từ nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn kỹ lưỡng hơn về cách các
nhà nghiên cứu đưa ra những yêu cầu của mình, cách họ tiến hành nghiên cứu và cách
họ đoán biết nhữ
ng phản ứng không tốt từ phía độc giả đối với những nhận định của họ
để có những sự chuẩn bị tốt hơn trước những phản ứng đó.
5. Những thông tin trong luận án này cũng đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về
cách thức sử dụng lập luận và cấu trúc luận cứ. Nói một cách khác, nghiên cứu này
giúp chúng ta đoán trước được nhữ
ng từ chối có thể có từ phía độc giả và hiểu sâu sắc
hơn quá trình mà các tác giả dẫn dắt người đọc đến sự đồng tình với những nhận định

của mình.
6. Thêm vào đó, nghiên cứu về cách thức rào đón còn có những ứng dụng trong giáo dục.
Nghiên cứu này cung cấp những phân tích khá sâu về các cách rào đón giúp các giáo
viên dạy tiếng Anh chuyên ngành nói chung và dạy tiếng Anh kinh tế nói riêng thiết kế
ra các bài giảng giúp sinh viên của mình hiểu sâu v
ề hiện tượng rào đón và từ đó hiểu
được nội dung bài đọc kinh tế một cách dễ dàng hơn.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tập văn bản là phương pháp được sử dụng chính trong trong nghiên cứu này
để tìm ra các đặc điểm văn bản của hiện tượng rào đón. Một tập văn bản kinh tế phù
hợp với những yêu cầu phân tích được lựa chọn. Việc phân tích tập v
ăn bản được tiến
hành bằng việc đếm tần số xuất hiện của các cách diễn đạt rào đón ở mỗi văn bản kinh
tế. Tần số xuất hiện này ở mỗi văn bản sau đó được quy thành một chuẩn ngang nhau
với số lần xuất hiện trung bình quy ra trên 100 từ văn bản. Ví dụ, một văn bản kinh tế
có 589 từ, với 120 lần hiện tượng rào đón xuất hiện, vậy số lần xuất hiện trung bình là
120 *100 / 589 = 20.37 hiện tượng rào đón trên 100 từ văn bản. Tập văn bản phân tích
được lựa chọn từ các nguồn thông tin có chất lượng, dễ thu thập và nổi tiếng ở Hoa Kỳ
và Việ
t nam. Tập văn bản được lựa chọn kỹ lưỡng theo 3 tiêu chí được nêu ra đó là
tính phổ cập của đoạn thảo luận (universality), độ dài đoạn văn bản vừa phải để có thể
phân tích bằng tay (text length), và cập nhật thông tin (từ năm 2002 đến 2005)
(representativeness), sau đó 25 văn bản kinh tế tiếng Anh và 25 văn bản kinh tế tiếng
Việt được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các văn b
ản thoả mãn những tiêu chí lựa chọn
nêu trên. Để tránh những hạn chế của người nghiên cứu trong quá trình phân tích, cũng
như để hạn chế những lỗi phân tích có thể xảy ra, tôi cũng tham vấn một số ý kiến của
các chuyên gia kinh tế trong việc lựa chọn nguồn báo khoa học, cũng như trong việc
xác định các hiện tượng rào đón.
Nghiên cứu này được tiến hành kết hợp phương pháp nghiên cứu định l

ượng và nghiên
cứu định tính. Việc phân tích được tiến hành theo một số bước như: thu thập các hiện
tượng rào đón (nghiên cứu định tính), sử dụng chương trình phần mềm vi tính
MonoConc để hỗ trợ cho việc tìm kiếm các hiện tượng rào đón. Sau đó, trong tập hợp
các cách diễn đạt rào đón, phân tích định lượng được tiến hành nhằm tìm ra những cấu
trúc rào đón được sử dụng phổ biến trong t
ập hợp các văn bản, sự phân bổ của các cấu
trúc rào đón này trong các phần thảo luận (surface analysis). Cuối cùng các nghiên cứu
sâu được tiến hành trong văn cảnh thực của văn bản nhằm xác định mục đích sử dụng
các phương thức rào đón của các tác giả kinh tế (pragmatic analysis) .
Để tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng hiện tượng rào đón trong
tiếng Anh và tiếng Việt, phương pháp so sánh đối chiếu cũ
ng được sử dụng trong luận
án (Comparative and contrastive analysis methods). Bên cạnh đó, để kiểm tra giả
thuyết về mục đích sử dụng các phương thức rào đón của các tác giả kinh tế, tôi cũng
sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát (phân tích định tính) và phỏng vấn các chuyên gia
kinh tế Hoa Kỳ và Việt nam. Trong số những người được phỏng vấn có một số người
là tác giả của những bài viết tôi lựa chọ
n trong nguồn dữ liệu phân tích. Thông qua
email và phỏng vấn trực tiếp, các chuyên gia kinh tế này đưa ra những nhận xét và
đánh giá về mục đích sử dụng các diễn đạt rào đón trong các văn bản kinh tế.
Chương II: Cơ sở lý luận
II.1. Định nghĩa về rào đón – Các khía cạnh nhận thức về rào đón
Hiện tượng rào đón có thể được hiểu một cách rộng là một hiện tượng đặc trưng của
một thể loại nhất định. Tuỳ thuộc vào từng thể loại nhất định, hiện tượng rào đón được
sử dụng để thoả mãn những yêu c
ầu mang tầm vĩ mô, hoặc hoàn thành những ý định
mang tính vi mô. Tuy nhiên, hiện tượng rào đón thường thoả mãn những tiêu chuẩn
nhất định và có những giới hạn nhất định. Từng thể loại khác nhau cũng quyết định các
cấu trúc rào đón, thể loại rào đón và chức năng rào đón khác nhau được sử dụng. Rào

đón cũng là một hiện tượng tổng hợp của nhiều nhân tố: ngữ nghĩa h
ọc, ngữ dụng học,
xã hội học và tri nhận học. Xét về mặt ngữ nghĩa học, hiện tượng rào đón giúp người
đọc nhận diện ra những yếu tố phát ngôn- đây là những dấu hiệu ngôn ngữ được sử
dụng nhằm thực hiện những chiến lược văn bản nhất định. Xét về mặt ngữ dụng học,
hiện tượng rào đón h
ỗ trợ người viết hoặc người nói đồng thời thực hiện được mục
đích mang tầm vi mô và vĩ mô. Về mặt xã hội học, hiện tượng rào đón được sử dụng
nhằm thoả mãn những nhu cầu hoặc những mong muốn của một cộng đồng nhất định.
Để hiểu được hiện tượng rào đón một cách đầy đủ, các yếu tố nêu trên phải
được xem
xét một cách kỹ lưỡng.
Khi tiến hành phân tích hiện tượng rào đón trong các văn bản kinh tế tiếng Anh và
tiếng Việt, để thống nhất và tránh liệt kê thiếu hoặc nhầm, chúng tôi dựa vào một bảng
liệt kê các đặc điểm của hiện tượng rào đón như sau:
• Là những từ hoặc cụm từ chỉ sự thiếu cam kết với nội dung ý kiến mình đưa ra.

Là những từ hoặc cụm từ cho biết rằng những hiện tượng được đề cập tới chỉ đúng
trong những chừng mực hoặc điều kiện nhất định.
• Là một chiến lược hoặc một hình thức diễn đạt để giữ thể diện âm tính.
• Là một công cụ giảm mối đe doạ phủ định hoặc bấ
t đồng ý kiến.
• Là một công cụ hỗ trợ việc dành sự tôn trọng từ phía độc giả và thể hiện sự khiêm
tốn, nhún nhường của tác giả (đây là chức năng ở cấp độ vi mô của phương tiện rào
đón.)
• Là công cụ hỗ trợ tác giả trong việc đảm bảo tính chính xác của thông tin mà tác
giả nêu ra, và thể hiện thái độ trách nhiệm của tác giả trước thông tin tác giả
đưa ra.
II.2. Hiện tượng rào đón trong các bài báo khoa học kinh tế
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về hiện tượng rào đón đã và đang phổ biến

trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong các bài báo khoa
học kinh tế, hiện tượng này chưa được chú ý đúng mức. Bên cạnh đó, theo như chúng
tôi được biết những nghiên cứu về các biểu thức rào đón trong lĩnh vực kinh tế chỉ chủ
yếu tập trung vào một khía cạnh đơn lẻ và một cách gián tiếp. Ví dụ, khi nghiên cứu về
cách thức tranh luận, hay nghiên cứu về mức độ cam kết của tác giả với những thông
tin đưa ra, các nhà nghiên cứu đề cập gián tiếp tới hiện tượng rào đón như là một trong
những phương ti
ện tu từ trong muôn vàn phương tiện tu từ được các tác giả kinh tế sử
dụng.) Bloor và Pindi (1987) đề cập tới phương tiện rào đón như là một công cụ phác
hoạ giản đồ cấu trúc của các dự báo kinh tế. Bloor và Bloor (1993) xem xét các cấu
trúc câu được rào đón một cách tỉ mỉ nhằm tìm ra cách các nhà kinh tế giảm nhẹ các
nhận định của họ như thế nào trong các bài báo khoa học kinh tế. Dudley-Evans (1993)
nghiên cứu các chiến lược lịch s
ự được sử dụng khi các nhà kinh tế sử dụng trong
tranh luận. Tuy có những nghiên cứu về các biểu thức rào đón trong các văn bản kinh
tế, một nghiên cứu có tính hệ thống về hiện tượng này là rất cần thiết.
Chương III. Kết Quả Nghiên Cứu Trong Các Bài Báo Kinh Tế Tiếng Anh
III.1. Các đặc điểm từ vựng-ngữ pháp được sử dụng để rào đón trong các bài báo kinh tế.
III.1.1. Các Công Cụ Rào Đón Từ Vựng Trong Các Văn Bản Kinh Tế Tiếng Anh
Trong số các công cụ rào đón từ vựng xuất hiện trong các bài báo khoa học tiếng Anh,
công cụ xuất hiện phổ biến nhất là hình thức rào đón danh từ/đại từ (trung bình cứ 100
từ
văn bản xuất hiện 0.816 công cụ rào đón loại này). Công cụ phổ biến đứng thứ hai là
các Động từ tình thái có chức năng như các phương tiện rào đón trong các bài báo
khoa học kinh tế tiếng Anh với số lượng trung bình 0.485 công cụ trên 100 từ văn bản.
Tiếp theo đó là các động từ với tần số xuất hiện trung bình là 0.283 công cụ trên 100 từ
văn bản. Các kết quả chung nêu trên cho thấy một sự khác bi
ệt khá rõ rệt giữa các công
rào đón từ vựng trong các bài báo kinh tế tiếng Anh.
Các công cụ rào đón danh từ và đại từ được coi là các công cụ tiềm năng trong các bài

báo khoa học bởi vì chúng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tri nhận bên trọng. Vì các công
cụ danh từ và đại từ loại này thường mang sắc thái thăm dò hoặc mang những ý nghĩa
không chắc chắn, do đó chúng đã trở thành các công cụ rào đón rất hiệu quả trong các
bài báo khoa họ
c kinh tế. Trong nguồn dữ liệu của chúng tôi, có ba loại phương tiện
rào đón danh từ/ đại từ phổ biến đó là các từ ước lượng, các đại từ và các cấu trúc vô
ngôi. Hãy xét một ví dụ
1. Indeed, (17a) several of the papers (17b) reviewed in section 3 (17a)
underscore the situational dependence of the predictive content of asset
prices. (EE. 11)
(Thực sự là một số bài báo được đề cập ở phần 3 nhấn mạnh tính phụ
thuộc vào cảnh huống của nội dung được dự đoán về giá tài sản).
Chúng ta thấy rằng trong nhiều trường hợp, thay vì các tác giả sử dụng những con số
chính xác về số liệu, đất nước, các dự tính, các bài báo…, các tác giả đã sử dụng
những từ ước lượng như hầu hết, một vài, một số (như trong ví dụ (1) nêu trên) đặt
trước những danh từ mà họ muốn biểu đạt.
Trong các bài báo khoa học kinh tế tiếng Anh, tám trợ Độ
ng từ tình thái phổ biến xuất
hiện là can; may; will; would; might; should; could; must. Trong số tám loại này, can
là công cụ rào đón được sử dụng nhiều nhất với tổng số lần xuất hiện là 31 lần. Can
được các nhà kinh tế học sử dụng với ý nghĩa tri nhận diễn đạt những khả năng không
quyết đoán. Các đặc điểm rào đón của can một phần cũng do ảnh h
ưởng của bản chất
do dự của văn bản kinh tế- nơi mà các nhà kinh tế thường tạo ra những môi trường giả
tạo để kiểm nghiệm các học thuyết kinh tế của mình trong đó, hoặc ước đoán điều gì
có thể xẩy ra trong những điều kiện có nhiều hạn chế đó. Trong ví dụ (2) dưới đây, ba
lần can giữ chức năng rào đón xuất hiện để hỗ trợ việc diễn đạt những khả năng do dự
có thể xẩy ra ở phát ngôn (17a). Chính tác giả của ví dụ dưới đây cũng phải thừa nhận
rằng “but more work is needed to show…” (nhưng cũng cần phả
i nghiên cứu thêm

nữa) trong phát ngôn 17b, c.
2. (16a) Or they fail to recognize (16b) that the elderly can support any
given flow of consumption with a lesser flow of money income than can
young people? (17a) A misunderstanding like one of these can soften
some of the implications of the models above, (17b) but more work is
needed to show (17c) whether a single misunderstanding can fully
reconcile one of the theories with the facts. (EE. 14)
(Hoặc họ đã không nhận ra rằng những người cao tuổi có thể ủng hộ bất
kỳ xu hướng tiêu dùng nào với một nguồn thu nhập ít hơn giới trẻ. Một
sự hiểu lầm giống như vậy có thể làm yếu đi một số ứng dụng của các
mô hình nêu trên, nhưng nhiề
u nghiên cứu nữa cần được làm sáng tỏ liệu
chỉ một sự hiểu lầm đơn thuần thôi có thể hoàn toàn thoả mãn tất cả các
học thuyết với các sự kiện hay không.)
Các động từ từ vựng xuất hiện trong tập dữ liệu của luận án này được phân loại dựa
trên những nhóm từ vựng được thiết lập trên cơ sở những ý nghĩa cơ bản xu
ất hiện
trong những động từ khác nhau. Chúng tôi chia thành các động từ từ vựng đóng vai trò
rào đón thành ba loại sau: (i) các động từ mang tính đưa tin; (ii) các động từ tri nhận
chứa đựng ý nghĩa do dự; và (iii) các hệ từ (linking verbs) mang ý nghĩa do dự. Chúng
tôi thường thấy những loại động từ này xuất hiện khi tác giả muốn nhận xét hoặc đề
cập tới những nhận định của các tác giả khác. Ví dụ,
3.
(2a) A standard life-cycle model would suggest (2b) that, aside from tax
issues, the form of the pension plan is irrelevant to the worker's
retirement security. (EE. 3)
(Mô hình vòng đời chuẩn đề xuất rằng bên cạnh các vấn đề về thuế, hình
thức kế hoạch trợ cấp lương hưu là không thích đáng để đảm bảo vấn đề
lương hưu cho công nhân).
Sự do dự trong phát ngôn của tác giả trong ví dụ nêu trên được thể hiện qua một cấu

trúc câu ẩn sự xuất hiện của yếu tố con người trong đó. Tác giả
đã để A standard life-
cycle model làm chủ ngữ trong câu của mình. Bên cạnh công cụ rào đón phi ngôn từ
(sử dụng cấu trúc câu ẩn sự xuất hiện của yếu tố con người), tác giả của ví dụ trên còn
sử dụng thêm hai công cụ rào đón nữa đó là would và suggest để thể hiện một sự mơ
hồ về giá trị của phát ngôn mà tác giả đưa ra trong ví dụ. Trong tập dữ liệu củ
a luận án
có 13 loại động từ thuộc nhóm đưa tin giữ chức năng rào đón xuất hiện với 168 lần
xuất hiện khác nhau. Trong số đó, các động từ như suggest (gợi ý), predict (dự đoán),
indicate (ngụ ý) xuất hiện với tần số cao nhất. Loại động từ tri nhận chỉ sự do dự xuất
hiện 21 loại khác nhau với 95 lần xuất hiện được đ
ánh giá mang tính rào đón cao. Loại
động từ thuộc loại thứ ba là các hệ từ mang ý nghĩa do dự cũng xuất hiện khá thường
xuyên trong các bài báo khoa học kinh tế tiếng Anh. Chúng thường được sử dụng để
chỉ cảm giác hoặc sự e ngại của các tác giả.
III.1.2. Các hình thức rào đón phi ngôn từ
Bên cạnh đưa ra các hình thức rào đón ngôn từ, luận án còn đề cập tới các hình thức
rào đón phi ngôn từ xuất hiện ph
ổ biến trong các bài báo khoa học kinh tế nhằm hỗ trợ
các nhà kinh tế diễn đạt các quan điểm của mình một cách mềm dẻo hơn. Các hình
thức rào đón phi ngôn từ xuất hiện chủ yếu trong tập dữ liệu của luận án là cấu trúc giả
thuyết (hypothesis clauses); cấu trúc bị động; cấu trúc câu hỏi tu từ, cấu trúc phủ định,
các phép ẩn dụ, đặc biệt các cấu trúc ẩn chủ ngữ
và các câu ẩn yếu tố người xuất hiện
khá phổ biến trong các bài báo khoa học kinh tế.
Các cấu trúc ẩn yếu tố tác giả là một công cụ đặc trưng nhất trong các bài báo khoa học
kinh tế tiếng Anh. Trong số các cấu trúc ẩn yếu tố tác giả, ba dạng cấu trúc xuất hiện
phổ biến là các cấu trúc đi kèm với It (tần số xuất hiện gần 29%), There (tần số xuất
hiện 40.3%), và One (tần số xuất hiện hơn 15%). Các tác giả kinh tế thường sử dụng
các cấu trúc ẩn yếu tố tác giả nhằm loại bỏ hoặc khẳng định những khả năng thực hiện

trong các tình huống được đề cập trong các phát ngôn của mình. Công cụ này cũng
được xem như là một yếu tố mơ hồ, giả tạo được thêm vào để làm tăng khả n
ăng
thuyết phục của tác giả trong những phát ngôn của mình. Trong ví dụ dưới đây, tác giả
đã sử dụng cấu trúc ẩn yếu tố tác giả đi kèm với there để làm tăng sự thuyết phục của
nội dung phát ngôn trong mệnh đề (15b)
4. (15a) There seems again to be every likelihood (15b) that, an anomaly
between these regression results (15c) which appear to indicate (15d) that
the MPC was not aiming at gradualism. (EE. 18)
([Ở đây] dường như sự bất thường giữa các kết quả hồi quy này cho
thấy MPC không hướng t
ới phương tiện tu từ).
Cấu trúc câu There seems again to be every likelihood đã làm tăng ảnh hưởng của phát
ngôn (15b). So với phát ngôn 4 thì phát ngôn 4’ được dựng lên dưới có sức diễn đạt
yếu hơn.
4’. (15a’) “The likelihood is (15b) that, an anomaly between these regression
results (15c) which appear to indicate (15d) that the MPC was not aiming
at gradualism.
(15a’) “Có khả năng là (15b) sự bất thường giữa các kết quả hồi quy này
cho thấy MPC không hướng tới phương tiện tu từ.
Bên cạnh diễn đạt những điều có thể hoặc chắc chắn, hoặc quan trọng xẩy ra, cấu trúc
It trong tập dữ liệu còn được sử dụng để diễn đạt những điều suy nghĩ cũng như những
giả đị
nh của tác giả.
Cấu trúc One cũng là một công cụ tu từ hữu hiệu giúp các tác giả kinh tế che chắn các
phát ngôn của mình. Cấu trúc One trong tập dữ liệu thường xuất hiện cùng với các
Động từ tình thái như might, may, would.
III. 2. Phân Tích Ngữ Dụng Học Các Công Cụ Rào Đón trong Các Văn Bản Tiếng Anh.
Nhận thức được tính đa chức năng của các phương tiện rào đón trong các văn bản kinh
tế

, tác giả của luận án còn phân tích các yếu tố ngữ dụng học của các biểu thức rào đón
này, và cung cấp các dẫn chứng minh hoạ cho các chức năng chính mà Hyland (1996)
đã giới thiệu: Các chức năng định hướng tới nội dung, và các chức năng có định hướng
tới độc giả.
Các công cụ rào đón có chức năng hỗ trợ mối quan hệ giữa những điều tác giả đề cậ
p
tới với thế giới thực bên ngoài. Chức năng này được gọi là chức năng hướng tới nội
dung hay chức năng có định hướng tới nội dung. Rõ rang là hầu hết các tác giả kinh tế
đều có mong muốn sẽ cung cấp càng nhiều thông tin trong khuôn khổ kiến thức của họ
càng tốt và với một độ chính xác càng cao càng tốt. Tuy nhiên, trong khi chia sẻ kiến
thức của họ với các đồng nghiệp cùng chuyên môn, các tác giả kinh t
ế không thể tránh
khỏi việc đưa ra những quan điểm mang tính chủ quan của mình. Thêm vào đó, trong
các văn bản kinh tế, đặc biệt trong các nghiên cứu thực chứng, rất khó có thể kiểm soát
được bất kỳ một điều kiện nào trong môi trường luôn biến đổi như môi trường kinh
doanh, hoặc khó có thể dự đoán hay dự báo được những vấn đề có thể diễn ra trong
tương lai. Đôi khi các hiện tượ
ng kinh tế không thường diễn ra như những gì các nhà
kinh tế nghĩ và mong đợi. Các kết quả hoặc những kết luận kinh tế cũng thường xuyên
diễn ra khác so với những gì mà các nhà kinh tế tưởng tượng hoặc định hướng cho nó.
Nhận thức được điều này, các tác giả kinh tế có xu hướng sử dụng phương tiện rào đón
(ví dụ như các Động từ tình thái) để giảm thiểu những rủi ro, ho
ặc để tránh những chỉ
trích mang tính tiêu cực từ phía độc giả về các phát ngôn đôi lúc thiếu tính rõ ràng và
khớp với hoàn cảnh thực tế. Với sự hỗ trợ của các phương tiện rào đón, các tác giả
kinh tế có thể giới thiệu tới các đồng nghiệp chuyên môn những suy nghĩ và cảm nhận
của họ, bên cạnh đưa ra những kết quả nghiên cứu mang tính thực nghiệm của mình.
Các chức n
ăng hướng tới nội dung của các biểu thức rào đón có thể được chia thành
hai chức năng nhỏ hơn là: (1) chức năng cung cấp độ chính xác của các phát ngôn, và

(2) chức năng bảo vệ diện mạo của các tác giả. Hãy xét ví dụ dưới đây,
5. Likewise, (18a) firms (18b) that do not manipulate their earnings or
compete for glamorous executives (18a) might not survive (18c) as
independent entities long enough for reality to intervene. (EE. 1)
(Tương tự như vậy, (18a) các hãng kinh doanh (18b) mà không kiểm soát
được các nguồn thu nhập của mình hoặc không hoàn thành tốt các chức
năng quản lý (18a) có thể không tồn tại đủ lâu dài được (18c) như các
doanh nghiệp độc lập để thự
c tế can thiệp vào.
Công cụ rào đón might (có thể) trong ví dụ (5) ở trên đã giúp tác giả của phát ngôn ở
trên né tránh được việc chịu trách nhiệm hoàn toàn với độ chính xác của phát ngôn đó,
và còn có thể tránh được việc đưa ra một kết luận sai về sự tồn tại của các doanh
nghiệp (được đề cập trong phát ngôn (18a), và (18c))
Ở ví dụ (6) dưới đây, các cụm từ có tính chất rào đón như in our knowledge (theo như
chúng tôi biế
t), one important limitation of our analysis (một hạn chế quan trọng trong
phân tích của chúng tôi) hàm ý rằng các tác giả đã nhận thức được hạn chế trong kiến
thức của mình về độ chính xác của thông tin trong phát ngôn, và các tác giả cũng quan
tâm tới việc liệu có thể thực sự đạt được các thực tế đã nêu lên. Trong những trường
hợp này, thừa nhận sự thiếu chính xác trong các phát ngôn có thể là điều tốt nhất để
che dấu nhữ
ng quan điểm của tác giả.
6. (14) But there is also a surprising number of gaps in our knowledge
about trade liberalization and poverty, and important questions for further
research. (EE. 10)
((14) Nhưng có rất nhiều khoảng cách, theo như chúng tôi được biết) về tự
do hoá thương mại và nghèo đói, và những điều này là những vấn đề quan
trọng cần được nghiên cứu thêm).
Trong khi các biểu thức rào đón định hướng nội dung tập trung phần lớn vào độ chính
xác trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài, các biểu thức rào đ

ón hướng về người
đọc quan tâm đến độc giả cũng như những nguyên tắc tiến hành hội thoại với giới
chuyên nghiệp. Các biểu thức rào đón hướng về độc giả có chức năng tăng cường mối
quan hệ giữa tác giả và các độc giả của họ. Như chúng tôi đã đề cập, đưa ra những
nhận định cứng nhắc về thế giớ
i xung quanh là một hành động đe doạ thể diện (FTA)
và khó chiếm được sự đồng tình từ phía độc giả. Biểu thức rào đón trong trường hợp
này là một công cụ hữu ích để giảm thiểu mối đe doạ này. Biểu thức rào đón còn thể
hiện mối quan tâm của tác giả tới các độc giả của mình. Mặt khác, các tác giả còn có
thể tăng khả năng đồng tình từ phía độc gi
ả và tạo điều kiện cho các độc giả đánh giá
các ý kiến của mình. Trong ví dụ (7) dưới đây, động từ believe (tin tưởng) kết hợp với
đại từ ngôi thứ nhất số nhiều we thể hiện rằng phát ngôn trong ví dụ đó là quan điểm
riêng của tác giả. Những công cụ rào đón này hàm ý rằng bên cạnh nhận định của tác
giả còn có các lựa chọn khác mà độc giả có thể tự do lựa chọn theo hay không theo
những nhận định củ
a tác giả.
7. We believe that general-equilibrium effects would tend to be biased
against 401(k) plans relative to DB plans. (EE. 3)
(Chúng tôi tin tưởng rằng những ảnh hưởng của tình trạng cân bằng nói
chung sẽ có xu hướng ngăn cản kế hoạch 401(k) có lien quan tới kế hoạch
DB).
Chương IV. Kết Quả Nghiên Cứu Trong Các Bài Báo Kinh Tế Tiếng Việt
IV.1. Các đặc điểm từ vựng- ngữ pháp của các biểu thức rào đón trong các bài báo
kinh tế tiếng Việt
IV. 1.1. Các công cụ rào đón từ vựng
Trong tập tư liệu tiếng Việt, có hai loại biểu thức nổi bật là: các dạng tình thái (thuộc
thể loại công cụ ngôn ngữ) và các biểu thức phi chủ thể (thuộc thể loạ
i phi từ vựng).
Những loại công cụ này sẽ được đề cập cụ thể hơn ở những mục sau.

Số lượng các công cụ tình thái trong tập dữ liệu tiếng Việt trên 100 từ văn bản là rất
cao. Theo ước tính cứ 100 từ vựng văn bản thì có hơn 20 công cụ tình thái tiếng Việt
được sử dụng. Hai loại công cụ tình thái phổ biến là (1) Trạng từ Tình thái; và (2) Trợ
Động từ
Tình thái.
Trong tiếng Việt, trạng từ tình thái (hay một số nhà ngôn ngữ học gọi là tiểu từ) thường
được sử dụng như những từ riêng rẽ vì thói quen của những người sử dụng. Dần dần
những tiểu từ và những trạng ngữ này được mô hình hoá và trở thành những đơn vị cố
định trong tiếng Việt. Các trạng từ tình thái trong tập dữ liệu tiếng Việt được coi là các
công cụ rào đón thường được sử dụng để diễn đạt thái độ và niềm tin của tác giả về độ
chính xác của một phát ngôn. Nếu xét tới độ chắc chắn của tác giả tới độ chính xác của
phát ngôn thì ta có thể chia các trạng từ tình thái trong tập dữ liệu tiếng Việt thành hai
cấp độ: (i) cấp độ chắc chắn cao; (ii) và cấp độ chắc chắn thấp hơn.
Các công cụ tr
ạng từ tình thái thuộc nhóm thứ nhất trong tập dữ liệu tiếng Việt chiếm
34 thành phần trong tổng số 56 công cụ trạng từ tình thái. Các công cụ trạng từ tình
thái chỉ độ chắc chắn cao như rõ ràng, thực sự, tất nhiên, nhất định, đương nhiên, hoàn
toàn diễn đạt sự chắc chắn của các tác giả về độ chính xác của thông tin trong phát
ngôn mà tác giả đưa ra. Khác với nhóm trạng từ tình thái nhóm một, các trạ
ng từ tình
thái thuộc nhóm hai như dường như); khá + tính từ; khoảng chỉ diễn đạt một niềm tin,
sự thiếu quả quyết của tác giả.
Một loại công cụ rào đón từ vựng khác trong tập dữ liệu tiếng Việt là động từ. Các
động từ trong tập dữ liệu tiếng Việt có vai trò như những biểu thức rào đón có thể được
chia thành hai nhóm: Các động từ
nhận thức và các động từ tri giác. Cao Xuân Hạo
(1991) và Nguyễn Thiện Giáp (2000) cùng chung quan điểm khi đưa ra nhận định rằng
những động từ như cho, cho rằng, thấy, cho thấy ẩn chứa những giả định thực tế.
Những nhà ngôn ngữ này gọi những động từ loại này là các động từ nhận thức hay các
động từ thực chứng (như Palmer (1986) đã đặt tên cho nhóm động từ này). Nhữ

ng
động từ thuộc nhóm này diễn đạt một sự quả quyết của tác giả về nhận định mà tác giả
đưa ra. Các động từ khác thuộc nhóm này còn là các động từ diễn đạt một thực tế, hoặc
một kết quả rõ ràng, với những dẫn chứng mang tính thực tế cao như tính, tính đến,
cho thấy, biết, thấy. Bên cạnh đó, còn có các động từ thuộc nhóm thứ hai: các động từ
tri giác. Những nhận định được diễn đạt đằng sau các loại động từ này đánh dấu một
quá trình tri nhậ
n của tác giả từ một cảm giác tri giác tới những hiểu biết tâm hồn.
Trong ví dụ dưới đây,
8. (13a) Khi xem xét RCA của thế giới và Việt nam trong ASEAN, chúng
tôi thấy (13b) các ngành chì và các sản phẩm bằng chì; kim loại cơ bản
và các sản phẩm của chúng; máy điện, thiết bị điện và các bộ phận của
chúng không thể hiện RCA với thế giới nhưng lại thể hiện kh
ả năng cạnh
tranh hiện hữu (VE. 10)
các phát ngôn đứng sau từ thấy hiện ra với những thông tin về một đối tượng cụ thể, rõ
ràng (phát ngôn 13b) thông qua con mắt quan sát tinh tế của tác giả. Bên cạnh đó
chúng ta cũng nhận ra một điều là các nhận định ở phát ngôn (13b) không phải được
đánh giá dựa trên những tiêu chí xác thực, mà dựa trên một niềm tin và những quan
điểm chủ quan của tác giả. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể
nhận ra một điều là những
quan điểm của tác giả được đúc kết một cách trực tiếp và thông qua những minh chứng
rõ ràng và sau một thời gian nghiên cứu lâu dài (phát ngôn 13a).
IV. 1.2.Các Công Cụ Rào Đón Phi Từ Vựng
Trong tập dữ liệu tiếng Việt, các biểu thức phi chủ thể chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các
công cụ rào đón phi từ vựng (trung bình có gần 23 biểu thức phi chủ thể
trên 100 từ
văn bản). Các biểu thức này diễn đạt một số các hành động, hiện tượng, quá trình, hoặc
tình trạng không phụ thuộc vào tác nhân gây ra hành động đó.
Trong các câu chứa những biểu thức phi chủ thể này, không xuất hiện bất kỳ một chủ

thể gây ra hành động nào, và trong vị trí của vị ngữ, không có một dấu hiệu liên kết
nào với tác nhân của hành động. Trong tập dữ liệu tiếng Việt, các cấu trúc phi chủ thể
này có thể chia thành ba nhóm: (i) cụm giới từ + (từ chỉ thời gian) + động từ; (ii) các
cụm động từ; và (iii) các dạng bị động. Nhóm đầu tiên bao gồm các cấu trúc phi chủ
ngữ với một cụm giới từ và một động từ. Cấu trúc này có thể bị coi là cấu trúc sai ngữ
pháp trong tiếng Anh (theo Quirk và các đồng nghiệp, 1976). Nhóm biểu thức phi chủ
thế thứ hai bao gồm nhữ
ng cụm từ bắt đầu bởi những động từ hay cụm động từ. Thành
phần chủ chốt của những biểu thức này là cụm danh từ làm chủ ngữ bị thiếu vắng. Sự
vắng mặt của chủ ngữ trong những biểu thức này thể hiện một điều rằng không phải
lúc nào cũng có thể tìm được thông tin về danh từ bị thiếu thông qua các dạ
ng động từ.
IV. 2. Phân Tích Ngữ Dụng Học Các Công Cụ Rào Đón trong Các Văn Bản Tiếng Anh.

Xét về mặt ngữ dụng học, một từ, một cấu trúc hay một hoạt động lời nói có thể được
sử dụng cùng một lúc với nhiều chức năng khác nhau, và ngược lại, một chức năng
ngôn ngữ có thể được diễn đạt thông qua nhiều cấu trúc khác nhau. Để thành công
trong giao tiếp, những người tham gia quá trình giao tiếp nên lự
a chọn những cách giao
tiếp thuận lợi có thể giữ được thể diện cho đối phương giao tiếp của mình. Trong
trường hợp này, sử dụng các công cụ rào đón chính là một cách thức hữu hiệu trong
nhiều cách khác nhau nhằm duy trì tính lịch sự trong giao tiếp. Trong văn bản, cuộc
hội thoại giữa tác giả và độc giả là một cuộc hội thoại đặc biệt, vì các tác giả không
giao tiếp trực tiế
p với các độc giả của mình nên khó có thể biết ngay được những phản
hồi của độc giả về những thông tin trong phát ngôn của tác giả. Chính vì vậy các tác
giả kinh tế phải bảo vệ thể diện của mình bằng cách sử dụng nhiều hơn nữa các biểu
thức rào đón. Các tác giả kinh tế sử dụng các công cụ rào đón để nhấn mạnh tới sự
quan tâm của họ t
ới các độc giả của mình. Họ còn sử dụng các biểu thức rào đón như

một công cụ để tăng tình đoàn kết và thu ngắn khoảng cách giữa họ với độc giả của
mình. Thêm vào đó, theo Vũ Thu Nga (2005), trong xã hội văn hoá Việt Nam, tinh
thần cộng đồng rất được đề cao. Do vậy, việc sử dụng các biểu thức rào đón để tăng
tính cộng đồng là một việ
c làm rất quan trọng. Các công cụ rào đón có chức năng như
chất kết dính cho mối quan hệ giữa tác giả và các độc giả của mình. Trong ví dụ dưới
đây, tác giả kinh tế đã sử dụng một công cụ rào đón rất đặc biệt chúng ta để hàm ý
rằng tác giả và các độc giả của mình đang cùng đi trên một con thuyền, cùng chung sức
và sẻ chia hoạn nạn. Đại từ quan hệ Chúng ta
cũng hàm ý rằng những người được đề
cập ở đây có quyền được can thiệp vào quá trình ra quyết định theo hay không theo
những phát ngôn được đề cập. Đại từ Chúng ta trong ví dụ dưới đây cho thấy rằng khó
khăn được đề cập trong phát ngôn (13a) là khó khăn của không chỉ độc giả mà còn của
cả tác giả.
9. …(13a) vấn đề đặt ra đối với chúng ta là vừa nhận đầ
u tư nước
ngoài, viện trợ phát triển để tăng thêm nguồn lực phục vụ cho công cuộc
phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu văn hoá để làm phong phú, hiện đại
thêm nền văn hoá dân tộc . (VE. 9)
Bên cạnh đó các tác giả kinh tế còn sử dụng các dấu hiệu nhận diện nhóm như chúng
ta để khẳng định rằng từ thời điểm đó trở đi cả tác giả
và độc giả của họ đang cùng
chia sẻ cả hạnh phúc lẫn khó khăn trên con thuyền kiến thức và để con thuyền đó căng
buồm an toàn, họ cần phải nỗ lực cùng góp sức vượt qua mọi thử thách (ví dụ như khó
khăn trong việc cập nhật và cung cấp kịp thời các thông tin mới nhất cho độc giả của
mình). Thêm vào đó, khi coi các độc giả của mình cùng đi trên một còn thuyền cùng
mình, các tác giả kinh tế đã vô hình chung công nhận rằng kiến thức cũng như những
hiểu biết của các độc giả của mình là cao, đủ tầm để nắm bắt được những kiến thức
chuyên môn được đề cập trong các phát ngôn mà tác giả đưa ra. Do đó, chính biểu thức
rào đón này đã đem lại một sự tự tin cho các độc gi

ả khi tiếp nhận thông tin trong các
phát ngôn được đưa ra, và có thể sẽ dễ dàng chấp nhận các thông tin này hơn khi mà
thể diện dương tính của họ (sự mong muốn được cộng đồng biết tới) được công nhận.
Bên cạnh đó, nhiều lúc để nhấn mạnh tầm quan trọng của các phát ngôn của mình, các
tác giả kinh tế đã làm tăng giá trị của các phát ngôn bằng các phương tiện tăng cường.
Các phương tiện t
ăng cường thường là các trạng từ ảnh hưởng tới các thành phần khác
trong câu (Crystal, 2003). Phần lớn các phương tiện tăng cường có chức năng như
công cụ rào đón trong tập dữ liệu tiếng Việt là các trạng từ nhấn mạnh như hoàn toàn,
thực sự, nhất định, tuyệt đối, rõ ràng, đương nhiên, dĩ nhiên, đại bộ phận…. Những
phương tiện tăng cường này thường đứ
ng trước một động từ thường trong câu và có
chức năng nhấn mạnh những động từ thường này.
Trong khi nhấn mạnh các thông tin trong các phát ngôn là một cách tốt để bảo vệ thể
diện dương tính của các tác giả (sự mong đợi được cộng đồng biết tới), giảm nhẹ các
thông tin trong các phát ngôn lại là một cách dễ dàng để bảo vệ thể diện âm tính của
các tác giả (thể diện âm tính đề cao cá tính, tính độ
c lập của tác giả). Bên cạnh mong
muốn được công nhận trong giới chuyên môn (thể diện dương tính), các tác giả kinh tế
Việt Nam cũng không muốn mất thể diện trước những người khác (thể diện âm tính).
Trong lĩnh vực khoa học, các kết quả nghiên cứu có thể thay đổi theo thời gian, hoàn
cảnh và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Có thể cùng một lý thuyết và phương pháp
như nhau nhưng được áp dụng trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau có thể

cho những kết quả khác nhau. Chính vì vậy, các tác giả kinh tế đã ý thức được điều này
và chỉ rõ phạm vi áp dụng kết quả nghiên cứu của họ trong các phát ngôn của mình
nhằm hạn chế những phản ứng về độ chính xác từ phía các độc giả của mình.
Bên cạnh bảo vệ thể diện dương tính và thể diện âm tính của mình, các tác giả kinh tế
còn cố gắng bảo vệ thể
diện của các độc giả bằng các biểu thức rào đón. Để đạt được

sự lịch sự trong giao tiếp, các tác giả kinh tế trong tập dữ liệu tiếng Việt đã sử dụng các
cấu trúc phi chủ thể như các cấu trúc gián tiếp, các chủ ngữ không xác định, các mệnh
đề vô chủ thể, hay các cấu trúc bị động. Như đã đề cập ở trên, xã hội Việt Nam luôn đề
cao lễ nghi trong mối quan hệ xã hội thứ bậc, tôn ti trật tự từ xa xưa. Chính vì vậy, có
thể do khoảng cách khác biệt trong xã hội, do những lễ nghi và những quan niệm đề
cao tôn ti thứ bậc trong xã hội mà người Việt Nam nói chung hay các tác giả kinh tế
Việt nam nói riêng đặc biệt khi nhắc tới những hạn chế hoặc khi phê bình ai đó thường
hay né tránh đề cập tới một nhân vật cụ thể gây ra hành động đó, hoặc né tránh việc
nhắc tới nhân vật cụ thể này bằng cách sử dụng những cấu trúc phi chủ thể. Trong ví
dụ (10) dưới đây, tác giả đề cập tới quan điểm của người Việt nam về “vai trò của các
nhà quản lý doanh nghiệp” nhưng không đề cập cụ thể tới một đối tượng nào. Có thể

tác giả né tránh đề cập cụ thể tới một đối tượng nào ở đây vì muốn tránh làm mất thể
diện của chính mình khi đưa ra nhận xét và chỉ trích trong phát ngôn (10), và có thể để
né tránh sự phản đối từ phía độc giả.
10. (10) Ở Việt Nam, người ta ít nhắc đến vai trò của các nhà quản trị
doanh nghiệp (là những người chủ thực sự của đồng vốn hoặc đạ
i diện
cho những người bỏ vốn để lo việc quản lý, giám sát công ty nhằm đạt
được những mục tiêu dài hạn). (VE. 18)
11. (9) Vấn đề lồng ghép giới trong xoá đói giảm nghèo cũng cần
được quan tâm đầy đủ hơn ngay trong quá trình hoạch định chính sách
xoá đói giảm nghèo. (VE. 16)
Tác giả của ví dụ (11) ở trên tăng sự đồng tình từ phía độc giả của mình bằng cách sử
dụng cấ
u trúc bị động có vai trò như một công cụ rào đón làm giảm tính chỉ trích và áp
đặt trong phát ngôn của mình. Độc giả rất khó có thể xác định được đối tượng sẽ chịu
trách nhiệm thực hiện hoạt động trong phát ngôn (9) của ví dụ (11). Đối tượng này rất
mơ hồ, có thể là Nhà nước, là điều phối viên của dự án, hay có thể là một đối tượng
khác nào đó.

Chương V. So Sánh Việc Sử Dụng Các Công Cụ Rào Đón trong Tiếng Anh và Tiếng Việt
V.1. Những Nhận Xét Chung

Nhìn lại bảng 3 ở trên, chúng ta thấy sự khác biệt về mặt số lượng các công cụ rào đón
giữa tiếng Anh và tiếng Việt trên mỗi 100 từ văn bản. Nhìn chung, số lượng các công
cụ rào đón được sử dụng trong bảng dữ liệu tiếng Anh nhiều gấp hai lần so với số
l
ượng các công cụ rào đón được sử dụng trong bảng dữ liệu tiếng Việt. Sự khác biệt
này được thể hiện thông qua một số công cụ nổi bật như (1) Các dạng tình thái; (2) Các
dạng danh từ/ đại từ; (3) Các công cụ phi từ vựng, và đặc biệt (4) Các công cụ rào đón
phức hợp. So với các tác giả trong các văn bản tiếng Anh, các tác giả Việt nam sử dụng
nhiều hơn các dạng tình thái để
rào đón cho các phát ngôn của mình, nhưng lại sử dụng
ít hơn các dạng cấu trúc danh từ hoá trong các bài viết của mình. Trong khi các tác giả
Việt nam sử dụng nhiều ngôn ngữ mơ hồ thông qua việc sử dụng nhiều cấu trúc phi
chủ thể để tránh đề cập tới một đối tượng cụ thể hứng chịu những chỉ trích từ phía tác
giả, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện những nh
ận xét do tác giả đưa ra, các tác giả trong
các văn bản tiếng Anh lại có xu hướng sử dụng kết hợp nhiều công cụ rào đón một lúc
để tăng hiệu quả thuyết phục trong những phát ngôn của họ.
Bảng 5 dưới đây cho chúng ta thấy một cái nhìn rõ hơn về sự khác nhau trong việc sử
dụng các biểu thức rào đón trong hai ngôn ngữ.
V.2. So Sánh Việc Sử Dụng Các Biểu Thức Rào Đón Theo Các Tiêu Chí Khác Nhau
Để có đượ
c một bức tranh cụ thể hơn về việc sử dụng các biểu thức rào đón trong hai
thứ tiếng Anh và Việt, chúng tôi tiến hành so sánh việc sử dụng các biểu thức rào đón ở
hai tập dữ liệu theo các loại biểu thức rào đón cụ thể.
Kỹ thuật thống kê t-test được sử dụng để kiểm tra liệu việc sử dụng các biểu thức rào
đón trong các văn bả
n kinh tế tiếng Anh có khác biệt so với việc sử dụng các biểu thức

này trong các văn bản kinh tế tiếng Việt. Để tiến hành kỹ thuật t-test chúng ta lập một
giả thuyết ngược (H
0
) rằng trong từng loại biểu thức rào đón cụ thể, không có sự khác
biệt nào trong cách sử dụng các biểu thức rào đón trong hai tập dữ liệu. Nếu chúng ta
chứng minh được rằng giả thuyết ngược H
0
này sai thì chúng ta có thể khẳng định một
kết quả ngược lại (H
1
), nghĩa là có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này trong việc sử
dụng các biểu thức rào đón. Chúng ta có thể tóm tắt lập luận này như sau:
H
0
= Không có sự khác biệt (hay trung bình của các biểu thức rào đón được sử
dụng trong tiếng Anh = trung bình của các biểu thức rào đón được sử dụng
trong tiếng Việt)
H
1
= Có sự khác biệt
Để kiểm tra giả thuyết ngược (H
0
) chúng ta sử dụng chương trình phần mềm hỗ trợ
thống kê Minitab và tính giá trị P (giá trị sai số trong so sánh số liệu thực tế). Sau đó
chúng ta so sánh giá trị P với mức alpha = 0.05. Mức sai số alpha = 0.05 là mức sai số
tiêu chuẩn cho phép trong thống kê ngôn ngữ. Mức alpha chỉ ra rằng nếu hai biểu thức
có tới 95% khác nhau trong một tiêu chí so sánh nào đó (và chỉ có sai số 5%) thì có thể
kết luận là hai biểu thức đó khác nhau.
Nếu giá trị P < giá trị α (=0.05) thì chúng ta lo
ại bỏ được giả thuyết ngược và kết

luận rằng việc sử dụng các biểu thức rào đón giữa
hai ngôn ngữ là khác nhau.
Nếu giá trị P > α (=0.05) thì chúng ta phải chấp nhận giả thuyết ngược H
0

V.2.1. Các Loại Biểu Thức Rào Đón Giống Nhau
Giá trị P về loại biểu thức cụm từ rào đón giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt =
0.819 > giá trị α = 0.05, nên giả thuyết ngược H
0
không thể bị bác bỏ. Nghĩa là biểu
thức cụm từ rào đón trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt là không khác nhau.
Kết quả P = 0.545 > giá trị α = 0.05, nên một lần nữa giả thuyết ngược H
0
không thể bị
bác bỏ. Nghĩa là biểu thức động từ rào đón trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
là không khác nhau.
Hai loại biểu thức rào đón nữa cũng giống nhau giữa hai ngôn ngữ là các biểu thức rào
đón trạng ngữ và các biểu thức rào đón tính ngữ với các kết quả P tương ứng là 0.940
(trạng ngữ) và 0.646 (tính ngữ). Những giá trị này đều > giá trị α = 0.05. Do đó chúng ta
phải chấp nhậ
n giả thuyết ngược H
0
và bác bỏ giả thuyết H
1
.

V.2.2. Các Loại Biểu Thức Rào Đón Khác Nhau
Bên cạnh có những loại biểu thức rào đón được sử dụng với số lượng như nhau trong
hai ngôn ngữ, bảng số liệu thống kê về biểu thức rào đón được sử dụng trong hai ngôn
ngữ cũng chỉ ra một số loại biểu thức rào đón được sử dụng trội hơn hơn ở một thứ ngôn

ng
ữ này nhưng lại kém hơn ở thứ ngôn ngữ kia.
Kết quả P về biểu thức tình thái rào đón giữa hai ngôn ngữ là 0.019 < giá trị α =0.05.
Nghĩa là chúng ta có thể loại bỏ giả thuyết H
0
và kết luận rằng có sự khác biệt về cách
sử dụng các biểu thức tình thái rào đón giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
Thể loại rào đón là các danh từ, cụm danh từ hoặc các đại từ có sự khác biệt khá rõ nét
giữa hai ngôn ngữ. Giá trị sai số thực trong kết quả nghiên cứu ở đây là rất nhỏ P=0.000
đến mức không thể xác định được. Do đó chúng ta lại một lần nữ
a loại bỏ giả thuyết
ngược H
0
và chấp nhận giả thuyết H
1
có sự khác biệt trong việc sử dụng các đại từ/ danh
từ để rào đón trong các văn bản kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
Ngoài những biểu thức rào đón từ vựng có sự khác nhau trong việc sử dụng giữa hai
ngôn ngữ, biểu thức rào đón phi ngôn ngữ cũng thấy xuất hiện sự khác nhau. Bảng 13
cho thấy giá trị P = 0.015 < giá trị α=0.05 và giá trị F =6.36. Đây là những điều kiện
để
chúng ta có thể kết luận rằng việc sử dụng các biểu thức rào đón phi từ vựng giữa hai
ngôn ngữ là khác nhau.
Việc kết hợp sử dụng nhiều dạng biểu thức rào đón cùng một lúc tạo thành các biểu thức
phức hợp cũng có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Bảng 14 cho kết quả giá trị sai số
thực trong bảng số liệu là rất nhỏ P=0.000 < giá trị
α=0.05 chứng tỏ một sự khác biệt rất
lớn giữa hai biểu thức này. Một lần nữa ta có thể phủ định giả thuyết H
0
và kết luận giả

thuyết H
1
rằng có sự khác biệt trong việc sử dụng dạng biểu thức rào đón phức hợp. Giá
trị trung bình Mean của biểu thức rào đón này trong tiếng Anh (6.512) lớn hơn rất nhiều
so với giá trị trung bình của biểu thức rào đón này trong tiếng Việt (0.526) chứng tỏ các
tác giả kinh tế trong các văn bản tiếng Anh sử dụng kết hợp rất nhiều biểu thức với nhau
để nhằm tă
ng khả năng rào đón các biểu thức của họ.
Ngoài những khác biệt có thể dễ dàng nhận biết qua các số liệu, chúng ta cũng có thể rút
ra một số khác biệt khác trong việc sử dụng các biểu thức rào đón trong hai ngôn ngữ
nếu phân tích cụ thể hơn một chút. Ví dụ chúng ta có thể thấy mục đích của việc sử
dụng các biểu thức rào đón trong hai ví dụ dưới đây là khác nhau giữa hai ngôn ng
ữ.

12. (3) Do vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên kết hợp sử dụng hạn ngạch
xuất khẩu và thuế xuất khẩu đối với gạo. (VE.11)
13. (9) We conclude by suggesting an additional propagation mechanism, vertical
specialization. (10a) We mean the phenomenon (10b) by which countries
increasingly specialize in producing only particular stages of a good's
production sequence (10c) so that a good crosses multiple borders while in
process. (EE. 2)
((9) Chúng tôi kết luận bằng cách đưa ra một cơ chế phổ biến nữa, có tính
chuyên môn hoá cao. (10a) Ý của chúng tôi muốn đề cập tới hi
ện tượng (10b)
mà các nước đang tăng cường chuyên môn hoá trong sản xuất ở một số giai
đoạn sản xuất đặc biệt nào đó do đó một sản phẩm có thể được luân chuyển qua
nhiều nước ngay cả khi quá trình sản xuất chưa hoàn chỉnh).

Trong ví dụ (12), biểu thức rào đón đại từ số nhiều chúng ta kết hợp với biểu thức rào
đón động từ nên hỗ trợ tác giả Việt nam trong việc làm giảm tính áp đặt trong gợi ý mà

tác giả đưa ra. Tác giả trong ví dụ (12) này muốn độc giả của mình cũng tham gia vào
quá trình giải quyết khó khăn được đề cập ở mệnh đề trước mệnh đề (3) trong ví dụ.
Trong ví dụ
(13), với động từ kết luận rất mạnh, chúng ta có thể dịch từ we là chúng tôi.
Tác giả kinh tế trong ngôn ngữ tiếng Anh bằng cách sử dụng biểu thức rào đón chúng
tôi kết hợp với động từ kết luận đã cho thấy mục đích của tác giả này là muốn khẳng
định sự đóng góp của mình trong lĩnh vực kinh tế. Hay nói một cách khác là tác giả này
mu
ốn thể diện dương tính của mình được giới chuyên môn khẳng định.
Chương VI. Kết Luận và Ứng Dụng Thực Tế
VI. 1. Một số kết luận
Những kết luận trong luận án được rút ra từ việc phân tích một tập dữ liệu gồm 55.000
từ được lựa chọn từ 50 văn bản kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Nghiên cứu này là kết
hợp giữa hình thức phân loại hệ thống để đưa ra những cấu trúc ngôn ngữ rào đón ph

biến được sử dụng trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và phân tích ngữ dụng
học để cung cấp những lý giải thực tế về mục đích sử dụng các biểu thức rào đón trong
hai ngôn ngữ này. Ở Việt nam, trước đây phần lớn các nhà ngôn ngữ học chỉ đi sâu
nghiên cứu một số khía cạnh ngôn ngữ cụ thể về các biểu thức rào đón trong ngôn ngữ

nói. Luận án này có thể được coi là một nghiên cứu tương đối đầy đủ về các biểu thức
rào đón trong các văn bản viết. Nghiên cứu này cung cấp một hệ thống các cấu trúc từ
vựng và phi từ vựng được sử dụng như những biểu thức rào đón trong các văn bản
kinh tế tiếng Anh, và đưa ra những phân tích thực tế về các chức năng của các biểu
thứ
c rào đón này trong các tình huống cụ thể của các văn bản kinh tế. Bằng việc này
luận án cũng hàm ý rằng để hiểu được mục đích của các biểu thức rào đón thì việc đặt
chúng vào các văn cảnh cụ thể là rất cần thiết.
Dưới đây là một số kết luận rút ra trong nghiên cứu này.
1. Rào đón là một công cụ giao tiếp được sử dụng khá phổ biến, và r

ộng rãi trong các
văn bản kinh tế với các mục đích khác nhau. Trung bình cứ 100 từ văn bản có hơn
1 biểu thức rào đón trong các văn bản tiếng Anh và con số này là gần 0.5 biểu thức
rào đón. Công cụ rào đón có thể được các tác giả kinh tế sử dụng để thể hiện mong
muốn diễn đạt chính xác nội dung trong các phát ngôn của mình, và đồng thời
khẳng định những đóng góp của họ cho chuyên ngành mà họ
đang nghiên cứu.
Bên cạnh đó, các biểu thức rào đón còn là công cụ hỗ trợ các tác giả trong việc
thừa nhận những hạn chế của mình trong nghiên cứu, cũng như nói lên những thiếu
sót có thể có do phạm vi nghiên cứu hạn chế đem lại. Tất cả những hành động này
sẽ góp phần làm tăng khả năng thuyết phục cho những phát ngôn của các tác giả.
2. Các văn bản kinh tế ti
ếng Anh và tiếng Việt xuất hiện rất nhiều loại biểu thức rào
đón. Các công cụ rào đón từ vựng chiếm một tỷ lệ cao nhất trong cả hai loại văn
bản tiếng Anh và tiếng Việt (trung bình cứ 100 công cụ rào đón thì có khoảng
2,062 biểu thức rào đón từ vựng tiếng Anh và khoảng 1,836 công cụ rào đón từ
vựng tiếng Việt). Sở dĩ các công cụ rào đón từ v
ựng xuất hiện khá phổ biến như
vậy vì thường các công cụ rào đón từ vựng diễn đạt ý rõ ràng, cụ thể nên chúng có
thể tránh được những ý nghĩa mơ hồ trong các văn bản khoa học. Trong các văn
bản kinh tế tiếng Anh, công cụ rào đón từ vựng danh từ/ đại từ xuất hiện nhiều
nhất, kế đó là công cụ tình thái và công cụ động từ. Trong khi trong các văn bản
kinh tế tiếng Việt thứ tự này có một chút thay đổi, công cụ tình thái chiếm đa số và
tiếp sau là các công cụ danh từ/ đại từ và động từ. Bên cạnh các công cụ từ vựng,
các công cụ rào đón phi từ vựng cũng được các tác giả kinh tế sử dụng khá nhiều
để che chắn cho họ trước những phản ứng tiêu cực có thể xuất hiện từ phía các độc
giả do những hạ
n chế trong kiến thức hoặc trong phạm vi nghiên cứu, hay do
phương pháp nghiên cứu chưa phù hợp gây ra.
3. Các biểu thức rào đón được sử dụng khác nhau trong các lĩnh vực nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này chúng tôi đã tiến hành so sánh việc sử
dụng các biểu thức rào đón trong ba lĩnh vực nghiên cứu khác nhau (trong tiếng
Anh là lĩnh vực kinh tế, ngôn ngữ ứng dụng và xã hội học), (trong tiếng Việt là
lĩnh v
ực kinh tế, ngôn ngữ ứng dụng và vật lý và nhận thấy sự khác biệt khá rõ nét
trong ba lĩnh vực nghiên cứu này. Nếu chúng ta so sánh số các biểu thức rào đón
được sử dụng trong 100 từ văn bản trung bình thì số các biểu thức rào đón trong
các văn bản kinh tế nhiều gấp đôi số các biểu thức rào đón được sử dụng trong hai
loại văn bản còn lại (1,172 biểu thức so với 0,540 và 0,487 biểu th
ức). Nhìn chung,
danh từ/ đại từ làm công cụ rào đón trong tập dữ liệu tiếng Anh xuất hiện thường
xuyên hơn trong các văn bản kinh tế so với công cụ rào đón cùng loại ở hai lĩnh
vực nghiên cứu còn lại. Thêm vào đó, các tác giả kinh tế tiếng Anh cũng sử dụng
nhiều loại công cụ rào đón ghép/ phức hợp hơn so với các tác giả trong hai lĩnh
vực nghiên cứu còn lại. Tuy nhiên sự khác biệt gi
ữa ba loại văn bản trong tiếng
Việt như đã nêu ở trên là không rõ ràng lắm về mặt số lượng, sự khác biệt giữa các
văn bản này chỉ có thể nhận ra khi phân tích ngữ dụng học.
4. Từng loại biểu thức rào đón được sử dụng trong hai ngôn ngữ có sự khác biệt về
mặt số lượng. Kết quả nghiên cứu trong tập dữ liệu của luậ
n án cho thấy các động
từ tình thái được sử dụng rất hạn chế trong các văn bản tiếng Anh, nhưng trong các
văn bản tiếng Việt, các động từ tình thái lại được sử dụng khá phổ biến. Các loại
danh từ/ đại từ có chức năng như các biểu thức rào đón được sử dụng nhiều trong
các văn bản tiếng Anh, nhưng không được sử dụng nhiều trong các văn b
ản tiếng
Việt. Một điểm khác biệt nữa trong việc sử dụng các biểu thức rào đón giữa hai
ngôn ngữ là việc sử dụng các công cụ rào đón phức hợp. So với các tác giả trong
các văn bản kinh tế tiếng Việt, các tác giả kinh tế tiếng Anh có xu hướng sử dụng
nhiều loại biểu thức rào đón trong cùng một câu để tăng khả năng thuyết phục và

t
ăng mức độ che chắn cho các phát ngôn của họ (trung bình cứ 100 từ văn bản thì
có tới 6.512 biểu thức rào đón được sử dụng kết hợp nhau trong tiếng Anh, so với
0.516 biểu thức rào đón được sử dụng trong tiếng Việt).
5. Về mặt ngữ dụng học, các biểu thức rào đón là một công cụ đa chức năng được các
tác giả kinh tế sử dụng với mục đích tăng thêm sự đồng tình với các phát ngôn của
mình. Các công cụ rào đón không chỉ cho phép các tác giả kinh tế diễn đạt được
những suy nghĩ, những gợi ý, mà còn giúp họ diễn đạt những điều họ tin là đúng.
Mối quan h
ệ giữa các tác giả kinh tế với các độc giả của mình được củng cố khi
các tác giả kinh tế sử dụng các công cụ rào đón nhằm giữ thể diện cho cả tác giả
lẫn độc giả của mình. Cụ thể, các biểu thức rào đón là những công cụ che chắn hữu
hiệu của các tác giả kinh tế trước những phản ứng ngược (nếu có) từ phía độc giả
nhằm tăng khả năng đồng tình của độc giả với các phát ngôn của họ. Đồng thời
công cụ che chắn còn khuyến khích độc giả tham gia vào đánh giá, ra quyết định
đối với các phát ngôn nghĩa là gián tiếp làm tăng thể diện dương tính của các độc
giả.
6. Những kết quả trong nghiên cứu này cho thấy rằng chúng ta nên xem xét, đánh giá
các biểu thức rào đón trong một văn cảnh cụ thể. Các k
ết quả phân tích ngữ nghĩa
về cách thức sử dụng các biểu thức rào đón thu được thông qua việc phân tích tập
cơ sở dữ liệu trong luận án chỉ có thể hiểu được nghĩa một cách chính xác khi
chúng ta đặc các biểu thức rào đón đó vào một văn cảnh cụ thể.
7. Các biểu thức rào đón phức hợp xuất hiện tương đối phổ biến trong tập cơ
sở dữ
liệu của luận án. Trong các văn bản tiếng Anh, có tới 37,5% ba loại biểu thức rào
đón được sử dụng đồng thời trong một câu văn bản, 33,9% hai loại biểu thức rào
đón được sử dụng đồng thời và có khoảng 28,6% bốn loại biểu thức rào đón cùng
đồng thời được các tác giả kinh tế sử dụng trong cùng một câu để tăng hiệu quả rào
đón củ

a các biểu thức này. Trong các văn bản tiếng Việt, trong số 122 các biểu
thức rào đón phức hợp thì có 85 trường hợp hai loại biểu thức rào đón khác nhau
được sử dụng đồng thời, 31 trường hợp ba loại biểu thức rào đón sử dụng song
hành trong một câu. Sự kết hợp các loại biểu thức rào đón để tạo thành các biểu
thức rào đón phức hợp cũng khác nhau. Trong các văn bả
n tiếng Anh, các loại biểu
thức rào đón phi từ vựng và danh từ thường kết hợp với nhau. Trong các văn bản
tiếng Việt, các động từ tình thái và các biểu thức phi từ vựng thường kết hợp trội
hơn so với các dạng kết hợp khác.
8. Nghiên cứu còn cho thấy một dạng biểu thức rào đón không giới hạn trong một
nghĩa đơn giản, và các tác giả kinh tế còn có thể
sử dụng các dạng thức rào đón
khác nhau để đạt được mục đích của mình. Ví dụ, một cấu trúc phi chủ ngữ có thể
được sử dụng như một dạng rào đón nhằm (i) né tránh những phản ứng tiêu cực từ
phía độc giả; (ii) hoặc để tác giả có thể để né tránh trách nhiệm tuyệt đối trước
những sai sót khó tránh khỏi trong quá trình nghiên cứu khoa học gây ra bởi những

×