Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.68 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
*****  *****




HOÀNG THỊ NHỊ HÀ





QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 05 01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC





HÀ NỘI, 2009


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRÍ
PGS.TS. TRẦN KHÁNH ĐỨC



Phản biện 1: GS.TSKH Thân Đức Hiền Bộ GD&ĐT


Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc ĐHQG Hà Nội


Phản biện 3: TS. Nguyễn Xuân Lạn ĐHSP Hà Nội





Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước.
Tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Số 101 Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Vào hồi 8 giờ 30 ngày 7 tháng 5 năm 2009




Có thể tìm luận án án tại:

- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam


CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Hoàng Thị Nhị Hà (2006), “Tìm hiểu QL chất lượng NCKH ở
các trường ĐHSP”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Hà Nội, số 5,
tr.42-45.

2. Hoàng Thị Nhị Hà (2006), “Vài nét về tình hình NCKH của
GV trường ĐHSP TP.HCM”, Tạp chí Khoa học trường ĐHSP
TP.HCM, số 9 (43), tr.155-161.

3. Hoàng Thị Nhị Hà (2006), “Kết quả đánh giá mức độ nhận
thức, năng lực NCKH giảng viên các trường
ĐHSP” Tạp chí
Khoa học giáo dục, Hà Nội, số 13, tr.39-42.



1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển GD 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ngày 28.12.2001 đã nêu rõ: “Phải chủ động tìm ra các hình thức, cơ
chế kết hợp hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn…góp
phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam”.[6] Chiến lược phát

triển KH&CN quy định chức năng, nhiệm vụ NCKH c
ủa GV trong các
trường ĐH, [87]. Nhà nước chủ trương NC lý luận bổ sung cho việc ban
hành chính sách và đổi mới quản lý NCKH&CN. Có nhiều NC về QL
NCKH của Nguyễn Khánh Mậu, Lê Đức Ngọc, Vũ Tiến Trinh (12/1994),
Thân Đức Hiền (1995), Nguyễn Đức Trí (2003); …Thực tiễn QL NCKH của
các trường ĐHSP còn nhiều bất cập. Từ lý luận và thực tiễn nói trên, đòi hỏi
công tác QL NCKH trong các trường ĐH nói chung và các trường ĐHSP
nói riêng phải có những đổi mới,
đặc biệt là các giải pháp QL. Do đó, chúng
tôi chọn đề tài “Quản lý nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học sư
phạm” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý NCKH phù hợp, khả thi ở các trường
ĐHSP trên cơ sở những luận cứ khoa học nhằm nâng cao chất lượng nghiên
cứu phục vụ đào tạo ở trường ĐHSP, đổi mớ
i giáo dục và góp phần phát
triển KT - XH.
3. Khách thể NC và đối tượng NC
- Khách thể NC: Công tác nghiên cứu khoa học ở các trường ĐHSP.
- Đối tượng NC: Quản lý công tác nghiên cứu khoa học ở các trường ĐHSP.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu QL NCKH ở các trường ĐHSP theo mô hình quản lý chất lượng
tổng thể (TQM), tác động thực hiện đồng bộ các yếu tố từ QL đầu vào, quá
trình và QL đầu ra, kết quả thì sẽ góp phầ
n nâng cao chất lượng NCKH, thúc
2


đẩy công tác đào tạo, giáo dục của nhà trường và góp phần cải thiện tiến bộ

XH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những cơ sở lý luận QL NCKH ở các trường ĐHSP, tham
khảo thêm quan điểm QL chất lượng tổng thể (TQM) ở các trường ĐH, phân
tích, tổng kết kinh nghiệm QL NCKH của các trường ĐH một số nước.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng NCKH và công tác QL NCKH của 7
trường, khoa
ĐHSP từ đầu vào, quá trình, đầu ra, ứng dụng kết quả NC;
phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong QL NCKH một số trường
ĐHSP. Đề xuất một số giải pháp đổi mới QL NCKH theo mô hình quản lý
chất lượng tổng thể, nhằm nâng cao chất lượng NCKH ở các trường ĐHSP.
- Tiến hành kiểm chứng, thử nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các
giải pháp QL NCKH đã được đề xuất nhằm nâng cao chấ
t lượng NCKH tại
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu về QL các đề tài NCKH cấp Bộ,
cấp trường của GV ở 7 trường, khoa ĐHSP từ 2001-2008 vừa qua. Thử
nghiệm một số giải pháp đổi mới QL NCKH tại trường ĐHSP TP.HCM, do
phòng KH&CN-SĐH tiến hành thử nghiệm từ năm 2005-2008.
7. Các luận điểm bảo vệ
- NCKH có vai trò ngày càng quan tr
ọng trong các trường ĐHSP nhằm
đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên phục vụ công cuộc đổi mới GD
dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.
- Chất lượng và hiệu quả NCKH ở các trường ĐHSP phụ thuộc rất nhiều
yếu tố trong đó công tác QL của nhà trường đối với hoạt động NCKH là yếu
tố đặc biệt quan trọng.
- Vận dụng mô hình QL chất lượng t
ổng thể là xu thế chung và có tác

động nhiều mặt trong đổi mới QL NCKH ở các trường ĐH. Chất lượng và
kết quả NCKH nói chung và các đề tài NCKH nói riêng ở các trường ĐHSP
3


có thể và cần được đảm bảo thông qua thực hiện các giải pháp đổi mới QL
hoạt động này theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM).
8. Phương pháp luận và phương pháp NC
Luận án đã sử dụng các phương pháp (PP) phân tích định tính, định
lượng: PPNC lý luận; PPNC thực tiễn; PP thống kê và xử lý số liệu.
9. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã trình bày khái quát về mô hình quản lý chất lượng tổng thể
(TQM) và những nội dung chủ yếu trong việc vận dụng mô hình quản lý này
vào đổi mới công tác QL NCKH ở trường ĐHSP.
- Đưa ra các tiêu chí, công cụ đánh giá công tác NCKH, kết quả NCKH
và quản lý NCKH cũng như quy trình QL NCKH và đề tài NCKH của GV.
Đánh giá thực trạng kết quả và QL NCKH ở một số trường, khoa sư phạm
trong giai đoạn 2003-2006.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí, chuẩn mực đánh giá chất lượng QL
NCKH và đánh giá năng lực th
ực hiện đề tài NCKH của giảng viên ở các
trường, khoa sư phạm. Đề xuất quy trình QL chất lượng tổng thể đề tài
NCKH.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Phần mở đầu (7 tr.);
Phần nội dung (159 trang)
* Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nghiên cứu khoa học ở các
trường Đại học sư phạm và kinh nghiệm quốc tế (51 tr.)
* Chương 2: Thực trạng nghiên cứu khoa học và quản lý nghiên cứu
khoa học ở các trường Đại học sư phạm (55 tr.)

* Chương 3: Các giải pháp QL NCKH nhằm nâng cao chất lượng
nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học sư phạm (53 tr)
Kết luận và kiến nghị (5 tr); Công trình khoa học đã công bố liên quan
đến luận án (1 trang);
Tài liệu tham khảo (8 trang); Phụ lục (47 trang).
4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NCKH Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các công trình NC của các nhà KH trong nước về công tác QL NCKH
& CN, như sau: Lê Thạc Cán (1990), Vũ Cao Đàm, Thân Đức Hiền (1995),
Trần Khánh Đức (2003), Đỗ Minh Cương, Nguyễn Song Hoan (2000), Đào
Văn Lượng (1996); Phạm Phụ, Nguyễn Khánh Mậu; Bùi Mạnh Nhị (2005).
Theo tài liệu NC của các nước trên thế giới khẳng định vai trò của KH&CN
là mũi nhọn trong phát triển KT-XH như: châu Á, châu Âu và đặc biệt là
Hoa Kì… Về tổ chức QL NCKH theo Hemptinne, Bikas, Sanyal (2003); QL
NCKH ở các trường ĐH ở Hà Lan, Thụy Sĩ, Hoa Kì, Đứ
c. Ở các ĐH (ĐH
Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa) Trung Quốc quan tâm đến: năng lực, tổ chức,
nâng cao chất lượng NC [34] đã khẳng định tầm quan trong về QL NCKH ở
các trường ĐH.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khoa học: “KH là các hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật,
quy luật của TN, XH và tư duy” [54];
1.2.2. Nghiên cứu khoa học: Theo Hà Thế Ngữ: “NCKH là một quá
trình NC hiện thực khách quan, phát hiện ra những hi
ểu biết mới mang tính

quy luật, có tính chân lý hoặc tìm ra được những quy luật mới, chân lý mới
trong hiện thực đó” [60, tr.10].
1.2.3. Chất lượng: Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự
vật. Từ phân tích trên để phục vụ cho NCKH thì: Chất lượng là giá trị của
sản phẩm đạt được theo mục tiêu NC đã định và được đối tượng sử dụng
chấp nhận.
1.2.4. Chất lượ
ng NCKH: Theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể:
Chất lượng NCKH không chỉ được phản ánh qua kết quả NC mà còn thể
hiện qua quá trình của hoạt động KH từ việc hình thành ý tưởng KH,
phương pháp luận và phương pháp tiếp cận KH, phương pháp NC. [37]
5


1.2.5. Quản lý NCKH: “QL là thiết kế và duy trì một môi trường mà
trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoàn thành các
nhiệm vụ và mục tiêu đã định.”[40] Trong QL cần phải chú ý đến nội dung,
yếu tố, chức năng của QL. QL theo tiếp cận tổng thể: QL là một yếu tố quan
trọng của tổ chức tác động toàn diện, có mục đích đến đối tượng QL làm cho
hoạt động của tổ chức đảm b
ảo chất lượng. QL NCKH là dùng những giải
pháp QL tác động vào chức năng NCKH của các trường ĐH nhằm thúc đẩy
hoạt động NCKH phục yêu cầu NC và đào tạo, gắn đào tạo với NCKH.
1.3. Nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Sư phạm
1.3.1. Vai trò, vị trí của NCKH ở các trường ĐHSP: trực tiếp góp phần
hình thành hệ thống tri thức KH và rèn luyện kỹ năng, tay nghề của độ
i ngũ
giáo viên phổ thông tương lai, đặc biệt là ngành gắn với KH thực nghiệm
như các trường ĐHSP, đồng thời góp phần phát triển KT-XH đất nước.
lưỡng và trải nghiệm, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đưa vào nhà

1.3.2. Mục đích, nhiệm vụ NCKH ở trường, khoa Sư phạm
* Mục đích: NCKH trong các trường ĐHSP nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên cho hệ thống các trườ
ng phổ thông, mầm non và nhanh
chóng ứng dụng KH kỹ thuật vào giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ
GV, phục vụ phát triển KT-XH.
* Nhiệm vụ NCKH của trường ĐHSP: NCCB, NCUD, NC triển khai
về chương trình, kế hoạch, phương pháp đào tạo, giáo trình, SGK, chương
trình, quy mô và hình thức đào tạo. NC hệ thống tổ chức, QL GD, NC đổi
mới phương pháp ĐT, chế độ tuyển sinh, chế độ đào tạo
ở các nước, …từ đó
đề xuất phương thức, quy mô đào tạo để tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
[2] NC KHGD ở các trường ĐHSP là đặc thù và sở trường do vậy “Coi
trọng hơn nữa công tác NC KHGD, NC lý luận và thực tiễn GD và phổ biến
các tri thức KHGD, chủ trương, chính sách về GD, đổi mới về nội dung, quy
trình, phương pháp GD, đánh giá, thi cử…đều phải dựa trên cơ sở NC kỹ
tr
ường theo đúng quy định.”[35]
6


1.3.3. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động NCKH ở
trường ĐHSP
Cơ sở pháp lý về cơ chế chính sách NCKH: Hệ thống văn bản pháp quy
hệ thống luật về KH&CN, về GD, chỉ đạo về NCKH; là những quy định
mang tính nguyên tắc về phương diện tổ chức, điều hành hoạt động, hướng
dẫn, kiểm tra về NCKH và NC KHGD của Bộ
KHCN và MT; Nhân lực
nghiên cứu khoa học; Điều kiện, phương tiện phục vụ NC: tài chính, cơ sở
vật chất, môi trường, nguồn lực thông tin phục vụ cho NCKH; Yếu tố quản

lý NCKH. Tác động cơ chế thị trường, mối quan hệ với đối tác và hợp tác
quốc tế.
1.4. Quản lý NCKH ở các trường Đại học Sư phạm
1.4.1. Sự phân cấp QL NCKH ở các trường ĐHSP
QL NCKH cũ
ng bao gồm QL nhà nước về NCKH (cấp độ hệ thống, vĩ
mô) và QL nhà trường về NCKH (cấp độ cơ sở, vi mô). Quản lý nhà nước
về hoạt động KH&CN và NCKH là các cơ quan nhà nước thực hiện công
quyền để QL các hoạt động KH&CN và NCKH trong phạm vi toàn XH.
Nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh hoạt động
KH&CN. Trong QL NCKH ở các trường ĐHSP cần phải đảm bả
o quyền tự
chủ và tính trách nhiệm của các trường, đồng thời theo hướng phù hợp với
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Để được tự
chủ, các cơ sở nghiên cứu phải không ngừng nâng cao hiệu quả và chất
lượng sản phẩm của mình, chịu trách nhiệm trước cơ quan QL và XH. Nhà
nước ban hành Luật GD và Luật KH&CN… tạo cơ sở pháp lý về QL
KH&CN và NCKH cho các tr
ường ĐH.
1.4.2. Quản lý nhà trường về NCKH ở trường ĐHSP
Trường thực hiện đúng nội dung QL về NCKH, xây dựng tổ chức bộ
máy hợp lý và sử dụng đúng các công cụ QL để phát huy hiệu quả nội lực,
tiềm năng của các trường ĐHSP.


7


1.4.3. Một số thuyết và mô hình quản lý chất lượng
Từ mô hình QL trong kinh doanh và công nghiệp đã được đưa vào QL

GD, đặc biệt có một số đã được áp dụng vào GD, QL NCKH [68]: Đảm bảo
chất lượng (Quality Assurance); (ISO); Quản lý chất lượng tổng thể
(TQM).
Nội dung chủ yếu của mô hình QL chất lượng tổng thể (TQM): Hệ
thống QL chất lượng đồng bộ (Total quality Management –TQM) là sản
phẩm kết hợp giữa yế
u tố KH (bao gồm những triết lý tư tưởng, phương
pháp và công cụ QLCL do GS người Mỹ E.W.Deming là cách QL tập trung
vào CL, thông qua việc thiết lập một hệ thống QLCL có thể kiểm soát mọi
khâu trong các quá trình sản xuất dịch vụ, nó được QL theo quá trình, chú
trọng thời gian trong các giai đoạn của quá trình sản xuất-dịch vụ (đầu vào,
quá trình, đầu ra), thông qua tiêu chuẩn hoá chất lượng và quy trình hoá các
hoạt động thực hiện chất lượng; coi trọng sự cam k
ết và tham gia của mọi
thành viên trong tổ chức trong việc thường xuyên thực hiện cải tiến để
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ. [13]. NCKH đáp ứng
yêu cầu khách hàng bên ngoài, chính lúc đó chất lượng NCKH đã được
khẳng định đối với XH. Đáp ứng yêu cầu dịch vụ, thị trường KH&CN và
chất lượng NCKH khẳng định trước XH.
Nguồn : Mô hình QL chất lượng tổng thể
hoạt động NCKH [38]
Sơ đồ 1.5: Mô hình QL chất lượng tổng thể hoạt động NCKH- CN
Đầu vào
Đầu ra Hoạt động NC
Ứng dụng thực tiễn
- Ý tưởng KH
- Xây dựng, thẩm
định, phê duyệt
- Nguồn lực : Đội
ngũ cán bộ NC,

kinh phí, cơ sở vật
chất, thiết bị

- Lập kế hoạch,
tổ chức triển
khai
- Quản lí, giám
sát thực hiện,…-
Hỗ trợ đánh
giá…
- Kết quả NC
theo mục tiêu
NC (tính khoa
học, giải pháp
công nghệ, sản
phẩm
- Khả năng ứng
dụng trong đào
tạo, sản xuất,
kinh doanh, xã
hội…
8


1.4.4. Vận dụng mô hình QL tổng thể (TQM) trong quản lý chất
lượng NCKH ở các trường ĐHSP
QL chất lượng tổng thể (TQM) đã được một số trường ĐH nước ta áp
dụng trong QL chất lượng GD. Khi vận dụng vào QL NCKH ở các trường
ĐH cần xây dựng kế hoạch QL NCKH tổng thể, đồng bộ nhằm tổ chức gắn
kết giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức cùng nhau th

ực hiện
thành công nhiệm vụ. Cải tiến từng bước, liên tục, phối hợp phân công, sắp
xếp, bố trí hướng dẫn các thành viên, đơn vị thực hiện theo kế hoạch đã
định. Phát huy năng lực, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong QL, thực hiện
NCKH. Kịp thời chỉ đạo, giám sát kiểm tra tiến độ thời gian thực hiện và sản
phẩm đề tài. Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đề
tài NCKH ở trường
ĐHSP. Xây dựng văn hoá NCKH trong trường ĐHSP.
1.5. Kinh nghiệm quốc tế
Các nước có chính sách phù hợp, kích thích trong QL NCKH&CN như:
1.5.1. Tăng cường hỗ trợ nghiên cứu đối với giảng viên: Quy định thời
lượng NCKH, có chính sách hộ trợ tài chính, hỗ trợ dự án cho tài năng NC.
1.5.2. Xây dựng tổ chức quản lý phù hợp: Phối hợp đồng bộ các cấp,
xây dựng quy trình quản lý.
1.5.3. Cải thiệ
n môi trường NC: Đảm bảo điều kiện NC, cải tiến truyền
bá NC.
1.5.4. Tạo lập thị trường KH&CN: Gắn cơ sở NC với cơ sở sản xuất.
Phát huy thế mạnh: “chất xám” ở các trường ĐH trong chuyển giao CN.
* Kết luận Chương 1
Luận án đã phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm QL NCKH
một số nước. Phân tích các khái niệm: KH, KHGD, chất lượ
ng NCKH, QL,
QL NCKH, NCKH ở các trường ĐHSP. Giới thiệu một số thuyết QL và mô
hình QL chất lượng tổng thể, cơ sở và cách vận dụng vào QL NCKH ở các
trường ĐHSP theo cách có cân nhắc, chọn lọc phù hợp với thực tiễn.

9



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ QUẢN LÝ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG, KHOA ĐHSP
2.1. Khái quát về tổ chức điều tra, khảo sát
2.1.1.Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng QL NCKH của GV tại
một số trường ĐHSP tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng NCKH của GV.
2.1.2.Nội dung điều tra khảo sát: Tạ
i các trường, khoa SP về nhận thức,
năng lực, kết quả NC và công tác QL NCKH về lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác NCKH và QL đề tài NCKH; Điều
tra chất lượng đề tài NCKH, GV, các văn bản QL, đánh giá công tác QL.
2.1.3 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu: tại 7 trường, khoa SP ở 3miền.
2.1.4 Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra tại ĐHSP Thái Nguyên,
ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế, ĐHSP TP.HCM, Khoa SP ĐHQG Hà Nội, Khoa
SP ĐH Cần Thơ, ĐHSP Đà Nẵng. Bảng 2.1. khảo sát ý kiến GV, CBQL với
số phiếu phát 1044, số phiếu thu về 901 phiếu (86,30%), luận án xử lý 825
phiếu sau khi loại 76 phiếu không hợp lệ. Thời gian đợt 1: từ 12.2004 -
3.2006, đợt 2: Thời gian 3.2006 - 3.2008: thử nghiệm, thu thập số liệu, xử lý
số liệu, viết báo cáo kết quả. Kết quả x
ử lý, trình bày tại (phụ lục số 2).
Bảng 2.1. Bảng số phiếu điều tra GV và CBQL về QL NCKH
STT Tên trường
Số phiếu
phát ra
Số phiếu
thu được
Tỷ lệ %
thu được
Tỷ lệ %

phản hồi
1 ĐHSP HN 240 157 19.0 65
2 ĐH SP TPHCM 210 205 24.6 97
3 ĐHSP Thái Nguyên 110 88 18.5 80
4 ĐHSP Đà Nẵng 140 112 13.4 80
5 ĐHSP Huế 112 103 12.4 91
6 Khoa SP ĐHQG HN 30 28 3.3 93
7 Khoa SP ĐHCT 180 132 16.0 73
Tổng số 1044 825 100 79
10


2.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng NCKH ở một số trường, khoa sư phạm
2.2.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học
- Số lượng đề tài NCKH: Giai đoạn 2003-2006 có tổng số 1158 đề tài
NCKH, các trường, khoa SP tập trung NC 541 (46,7%) đề tài NC cơ bản,
549 (47,4%) đề tài NC ứng dụng, 68 (5,89%) đề tài NC triển khai. Trong số
đó có 353 (30,6%) đề tài KH tự nhiên, 219 (16,9%) đề tài KH xã hội, 508
(43,9%) đề tài KHGD. Bảng 2.4 cho thấy 124 đề tài Nhà nước là NC cơ bản
về KHTN, không có
đề tài về KHGD. Điển hình là ĐHSP HN, Huế có tỷ lệ
đề tài KH tự nhiên, NCCB của cấp Nhà nước khá cao. NC triển khai cấp
Nhà nước duy nhất có 1 đề tài về môi trường. Đề tài cấp cơ sở là 647 (56%)
tập trung NC về lĩnh vực KHGD. Các trường ĐHSP đã có định hướng NC
KHGD 322 đề tài. Các đề tài về kỹ thuật, y dược, nông lâm ngư chiếm
không đáng kể, điều này cho thấy thế mạnh chuyên môn củ
a các trường,
khoa SP về NC KHCB và NC ứng dụng. Nét nổi bật NCKH GD là phục vụ
trực tiếp cho công tác giảng dạy: đổi mới PP, giáo trình, biên soạn sách…
Bảng 2.4: Lĩnh vực đề tài của 7 trường khoa SP (2003-2006)

Cấp
Tổng
số
Tự
nhiên

hội
Giáo
dục MT

thuật
Y
dược
NL
ngư
Cơ sở 647 172 129 309 18 8 1 10
Bộ/Sở 387 78 84 199 12 2 3 9
Nhà nước 124 103 6 0 1 0 6 8
Tổng số 1158 353 219 508 31 10 10 27
Tỷ lệ % 100 30,6 18,9 43,9 2,67 0,86 0,86 4,88
Đề tài cấp Bộ 386 trong đó có 199 đề tài về lĩnh vực KHGD, 78 đề tài về
KH tự nhiên và 84 đề tài về KHXH. Phần lớn nghiên cứu ứng dụng (xem
biểu đồ 2).
11


281
322
44
138

225
23
122
1
1
0
100
200
300
400
Cở sở Bộ Nhà nước
NC Cơ bản
NC Ứng dụng
NC Triển khai

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình đề tài 7 trường, khoa SP
giai đoạn 2003-2006
- Thực hiện chỉ đạo của Nhà nước và Bộ GD&ĐT các trường, khoa SP
đã NCKH GD tại bảng 2.6, trong tổng số đề tài NC KHGD cấp Bộ của các
trường cho thấy với 204 đề tài trong đó đề tài về tâm lý học, giáo dục học,
giáo dục khuyết tật… là 66 chiếm 32.3%, còn lại phần lớn là đề tài NC về
phương pháp gi
ảng dạy các môn học.
- Kết quả số lượng công trình công bố (2003-2006): đã có 765 đề tài
nghiệm thu trong đó loại tốt 651 (85%). Có 1756 bài báo đăng trên các tạp
chí khoa học, hội thảo KH trong và ngoài nước công bố kết quả NC về các
lĩnh vực KHCB, KHTN, KHGD. Số lượng bài báo của các trường ngày một
tăng. Tuy nhiên tỷ lệ số bài báo/ GV còn thấp, một số trường, khoa ĐHSP
chưa đạt chuẩn. Ví dụ trường ĐHSP HN tỷ lệ
1 bài báo /8,9 GV (mặc dù đây

là trường trọng điểm có số đề tài NC cao).
- Chuyển giao, ứng dụng kết quả NCKH: Có 68/1158 (5,89%) đề tài
nghiên cứu chuyển giao ứng dụng thực tiễn, chủ yếu là đề tài NC về đồ dùng
dạy học, đề tài NC về lĩnh vực nông nghiệp, lưu trữ gen. Các đề tài ứng
dụng vào thực tế để phát triển KTXH địa phương chưa có hiệu quả cao.
2.2.2. Đánh giá th
ực trạng nghiên cứu khoa học
- Đánh giá cơ cấu, loại hình đề tài: Bảng 2.6 về NCCB ở thứ bậc 1 và
điểm trung bình đạt khá 3,12, NC triển khai ở thứ bậc 3 thấp nhất và điểm
mức độ trung bình 2,55. Về phía các trường chưa có quan tâm đúng mức
trong việc đầu tư, động viên chủ nhiệm đề tài NC ứng dụng nghiệm thu đạt
loại “tốt” tiếp tục NC triển khai, để
các đề tài này phát huy tác dụng phục vụ
thực tiễn GD và sản xuất. Chất lượng các công trình NCKH chưa cao. Mức
độ các đề tài NC về KHGD thường chỉ dừng ở đánh giá thực trạng.
12


- Đánh giá tác dụng của NCKH: Bảng 2.7 về lĩnh vực NC tự nhiên đánh
giá thứ bậc 1, 30,2% cho là tốt và 6,9% loại yếu. Tuy nhiên, đề tài về “Công
nghệ dạy học” thứ bậc 5 thấp nhất, xấp xỉ mức trung bình. Mức độ đánh giá
loại hình NC về “PP giảng dạy” ở khá mức khá (2,96) thứ hạng 2.
2.3. Thực trạng và đánh giá thực trạng QL NCKH của một số trường,
khoa sư phạ
m (2003-2006)
2.3.1. Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học
- Hệ thống văn bản QL: Các trường đã có văn bản hướng dẫn QL
NCKH cấp trường, tuy chưa đầy đủ và hệ thống về quy định QL NCKH cấp
trường. Tuỳ theo điều kiện các trường ĐHSP đã có chế độ chính sách chăm
lo đến phát triển NCKH của mỗi trường. Về lãnh đạo QL NCKH: các trường

từng bước thực hi
ện theo quy định. Các trường chưa có văn bản cụ thể 30%
giờ NC của GV. Về cơ cấu tổ chức QL NCKH gồm: của Bộ, của trường.
- Thực trạng quy trình QL đề tài: cấp trường, cấp Bộ đã có văn bản
hướng dẫn. Các trường thực hiện theo chỉ đạo của bộ, đồng thời ban hành
văn bản hướng dẫn GV thực hiện NC. Tuy nhiên, GV chưa hiể
u rõ quy trình
thực hiện và một số trường triển khai thực hiện chưa đồng bộ.
2.3.2. Đánh giá thực trạng QLNCKH ở trường, khoa sư phạm
- Bảng 2.8, cho thấy đánh giá của CBQL về lập kế hoạch NC: “Xác định
chương trình chi tiết” và “Đầu tư nguồn lực NC” chỉ dao động ở mức điểm
trên, dưới trung bình 2,43<2,5<2,55. Việc xây dựng kế hoạch NCKH các
cấp ở các trườ
ng ĐHSP đánh giá ở mức “trung bình”.
- Trong khâu “Tổ chức thực hiện” trên bảng kết quả chúng ta thấy mức
độ QL tại khoa và tổ bộ môn còn thấp hơn trường. Theo đánh giá của CBQL
cho thấy “Phối hợp các cá nhân trong NC” ở tổ bộ môn điểm đạt mức trung
bình 2,27 < 2,5 thấp nhất. Nhìn tổng quát thì các bước thuộc quy trình “Lập
kế hoạch NCKH” có điểm trung bình cao nhất (ở cả GV và CBQL). Điểm
trung bình thấ
p rơi vào quy trình “Kiểm tra đánh giá”, đa số các bước đều có
điểm đánh giá dưới 2,5 tức ở mức “trung bình”. Các trường ĐHSP có lập kế
hoạch NCKH, nhưng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch chưa chú trọng.
13


- Quản lý đề tài NC: Bảng 2.9 kết quả đánh giá trên toàn mẫu điều tra
cho thấy “Công tác triển khai” đánh giá thứ bậc 1. “Hoạt động của hội đồng”
thứ bậc 2, “Tuyển chọn đề tài” thứ bậc 3 và “Triển khai đề tài” đánh giá thứ
bậc 4 và nội dung này chỉ có điểm trung bình 2.46 <2.5 mức trung bình.

2.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NCKH
2.4.1. Thực trạng triển khai thự
c hiện văn bản QL nhà nước về
NCKH: Nhà nước quản lý NCKH thông qua hệ thống văn bản pháp quy và
thông qua tổ chức, bộ máy quản lý các bộ ngành trực thuộc trung ương. Có
cơ chế, chính sách về nghiên cứu khoa học. (Luật GD, Luật KH&CN, )
2.4.2. Cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học
Các trường tuân thủ thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước,
chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Bộ KHTC về
cách thức QL NCKH, cấp kinh phí
2.4.3. Năng lực NCKH của giảng viên ở một số trường, khoa SP
Thực trạng cơ cấu GV đầu ngành thấp: GS, PGS 198 (6,6%). Có tình
trạng hụt hẫng CB, cơ cấu chưa hợp lý. Bảng 2.11, nhận thức về nhiệm vụ
NCKH mức khá (2,77) chiếm 69,2% cho NCKH là “Cần thiết”. Phần lớn
GV cho rằng nắm vững PP NCKH “Rất cần thiết” 65,7%. Mức độ nắm vững
PP NCKH chỉ đạt m
ức “Trung bình” 2,46 điểm. Kỹ năng thực hiện đề tài ở
mức khá, nhưng chưa thực sự đồng đều. Còn một số kỹ năng thực hiện chưa
tốt. Bảng 2.14 về mức độ hoàn thành nhiệm vụ NC: đánh giá 1,59-1,93< 2,
đều dưới mức TB. Giờ dạy vượt chuẩn cao. “Thực trạng số cán bộ dạy vượt
giờ chuẩn khá nhiều, có cán bộ dạy v
ượt gấp đôi số giờ chuẩn 280 tiết” ảnh
hưởng đến công tác NCKH.
2.4.4. Thực trạng điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho NCKH: Kinh phí
NCKH: Tổng kinh phí cho 1.158 đề tài gần 20,8 tỷ. Trung bình 1,8 Triệu
đồng/GV còn thấp. Hàng năm tăng 5%, nhưng không đáp ứng yêu cầu NC.
- Đầu tư cho cơ sở vật chất: Để thực hiện NCKH, các trường quan tâm
đầu tư cho cơ sở vật chất phòng thí nghi
ệm, trang bị cho hệ thống thư viện
ngày càng hiện đại, tuy nhiên chưa đồng bộ.

14


- Nguồn lực thông tin phục vụ NCKH: Các trường tổ chức 234 hội nghị
hội thảo các cấp, trong khu vực và thế giới, đồng thời tạo điều kiện cho các
GV tham dự hội nghị hội thảo trong và ngoài nước. Các GV có điều kiện
trong trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức khoa học mới. Việc sử dụng
công nghệ thông tin phục vụ cho NC, QL NCKH còn hạn chế.
- Hợp tác NCKH: của các trườ
ng, khoa SP tập trung mở các mã ngành
mới cho ĐT cao học. Trong hợp tác quốc tế các trường NC chương trình ĐT
chuyển giao CN chương trình mới. Mức độ đánh giá của CBQL về lập kế
hoạch NC tại Bảng 2.13: “Xác định chương trình chi tiết” và “Đầu tư nguồn
lực NC” chỉ dao động ở mức điểm trên, dưới trung bình 2,43<2,5<2,55.
2.5. Đánh giá chung
* Mặt mạnh: Trong quản lý Nhà nước về NCKH, Đảng và Nhà nước
đã
có chủ trương, chính sách quan tâm đến phát triển KH&CN, NCKH. Kết
quả NC đã có tác dụng trong thực tiễn, giảng dạy, giáo dục.
* Mặt hạn chế:
Trong thực hiện chỉ đạo đổi mới QL NCKH-CN, triển khai, quán triệt và
kiểm tra việc thực hiện QL NCKH… của các trường, khoa SP chưa đồng bộ,
đầy đủ đến các giảng viên. Năng lực, kỹ năng triển khai NC của GV chưa
đồng đều, chưa n
ắm quy trình triển khai đề tài NCKH, đặc biệt là NC
KHGD. Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng GV, tuy có nhưng chưa kịp về chất
lượng, số lượng, so với mở rộng quy mô ĐT nên thời gian NCKH của GV bị
hạn chế. Chưa xây dựng được các nhóm NC mạnh; quyền lợi của cán bộ NC
chưa có quy định cụ thể của trường về quyền sở hữu trí tuệ
Các trường ch

ưa có kế hoạch tổng thể QL, nâng cấp đầu ra của loại hình
các đề tài NC tiếp tục đưa vào NC ứng dụng và triển khai. NC triển khai
chưa đủ tầm và lực để chuyển giao các kết quả ứng dụng vào thực tiễn. Quy
trình QL, điều kiện phương tiện cho NC một số trường ĐHSP chưa đồng bộ,
nguồn thu NCKH có tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu của các trườ
ng ĐH.
15


* Thời cơ: Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, vấn đề đổi mới trong giáo
dục và đào tạo nguồn nhân lực đang được Chính phủ và nhân dân ngày càng
quan tâm đầu tư mọi mặt.
* Thách thức: Đứng trước nền kinh tế hội nhập toàn cầu, nguồn nhân
lực GV, NCKH, QL NCKH chưa theo kịp đòi hỏi của đổi mới QL và tăng
cường chất lượng, hiệu qu
ả đánh giá chất lượng và hiệu quả trong NC không
thể trong thời gian ngắn là kiểm chứng được kết quả.
* Kết luận Chương 2: Các trường có nguồn nhân lực với phẩm chất
vững và mạnh về chuyên môn, hệ thống đề tài đa dạng, phong phú vừa cập
nhật, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ NCKH tổ chức QL NCKH linh
hoạt, kết quả NC n
ổi bật: nâng cao được chất lượng đội ngũ giảng viên. Từ
kết quả NCKH, số giảng viên các trường có các công trình để phong PGS,
GS tăng lên rõ nét; nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ là kết quả từ
NCKH. Tuy vậy, so với chức năng, nhiệm vụ của mỗi trường thì còn bất
cập. Đặc biệt quản lý NCKH là đòn xeo, là hướng dẫn cho tình hình NCKH
của các trường còn những hạn ch
ế.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
3.1 Định hướng đổi mới hoạt động NCKH ở các trường ĐH
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động KH&CN đối với
các trường ĐH
3.1.2. Định hướng đổi mới hoạt động KH&CN với các trường ĐHSP
3.2. Một số nguyên tắc xây dự
ng giải pháp quản lý nghiên cứu khoa học
3.3. Một số giải pháp QL nhằm nâng cao chất lượng NCKH các trường
đại học sư phạm
3.3.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách QL NCKH
16


* Mục đích của giải pháp: Tạo cơ sở pháp lý để trường thuận lợi trong
QL NCKH, tạo điều kiện cho GV thực hiện nhiệm vụ và xây dựng văn hoá
về tổ chức QL NCKH trong nhà trường, khoa sư phạm.
* Nội dung của giải pháp: Xác định được nội dung, cách thức, văn bản
quy định nhiệm vụ, văn bản hỗ trợ triển khai hoạt động QL NCKH t
ại
trường, tại các khoa, bộ môn. Đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng QL
NCKH và tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện đề tài của GV theo đúng mục
tiêu NC.
* Điều kiện thực hiện giải pháp: Trường thống nhất chỉ đạo xây dựng
hệ thống văn bản QL NCKH. Giải pháp đề xuất phải đầy đủ nội dung, nhiệm
vụ cụ thể cho đơn vị, cá nhân th
ực hiện. Các phòng chức năng làm tốt vai trò
tham mưu, soạn thảo văn bản. Tạo sự dân chủ, công bằng và đồng thuận cao
trong tập thể nhà trường khi xây dựng văn bản. Bảo đảm thông tin hai chiều,
luôn cải tiến QL, hoàn thiện văn bản. Văn bản thể hiện tính pháp quy, văn
hoá tổ chức trường trong QL hoạt động NCKH.

3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện tổ chức, bộ máy QL hoạt động NCKH
* M
ục đích của giải pháp: Phát huy tiềm năng, tăng cường hiệu lực,
hiệu quả trong quản lý hoạt động NCKH của các trường phù hợp với mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển của các trường ĐHSP.
* Nội dung của giải pháp: Tổ chức hoàn thiện bộ máy và cơ chế phối
hợp giữa các đơn vị QL. Tổ chức phân công giao nhiệm vụ hợp lý. Bồi
dưỡ
ng năng lực quản lý NCKH cho các cán bộ quản lý, chuyên viên.
* Điều kiện thực hiện: Xác định rõ từng đối tượng, quy định đúng trách
nhiệm và xây dựng nội dung phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ QL NCKH trong nhà trường.
3.3.3. Giải pháp 3: Cải tiến quy trình xây dựng kế hoạch, tiêu chí
đánh giá và quản lý đề tài NCKH
* Mục đích của giải pháp: Nắm bắt kịp thời tình hình NCKH thự
c hiện
đề tài tại trường, điều chỉnh kế hoạch kịp thời tránh sai xót trong hoạt động
NCKH và có kế hoạch quản lý triển khai kết quả NC hiệu quả.
17


* Nội dung của giải pháp: Xác lập quy trình xây dựng kế hoạch NC,
thực hiện đề tài nghiên cứu chỉ rõ trong từng bước trách nhiệm của lãnh đạo,
đơn vị cá nhân về đề xuất nội dung, định hướng nghiên cứu. Điều chỉnh tiêu
chí đánh giá nghiệm thu đề tài, QL đầu ra của kết quả NC.
* Điều kiện thực hiện giải pháp: Thực hiện nhất quán theo chỉ đạo v

mục tiêu, nội dung NC, luôn kiểm tra giám sát, kiên trì cải tiến trong xây
dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá và quản lý đề tài.
3.3.4. Giải pháp 4: Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động NCKH

* Mục đích của giải pháp: Tăng cường hiệu quả đầu tư và sử dụng hiệu
quả các điều kiện phương tiện phục vụ cho GV hoạt động NCKH ở các
trường
ĐHSP.
* Nội dung của giải pháp: Kiểm tra cơ sở vật chất, điều kiện phương
tiện, kinh phí cho công tác NCKH hiện đại thuận tiện.
* Điều kiện thực hiện giải pháp: Luôn đầu tư nâng cao chất lượng cơ
sở vật chất, kinh phí; xây dựng các dự án hỗ trợ cho năng lực NC.
3.3.5. Giải pháp 5: Nâng cao năng lực NCKH cho GV ở các trường
ĐHSP
* Mục đ
ích của giải pháp: GV nâng cao nhận thức về chính sách, quy
định QL NCKH, nâng cao NCKH và CN của các trường ĐHSP.
* Nội dung của giải pháp: tổ chức quán triệt, chế độ chính sách NCKH,
công khai kế hoạch, quy hoạch về bồi dưỡng và đào tạo cho CBQL, GV.
* Điều kiện thực hiện giải pháp: Trường thống nhất chỉ đạo, xây dựng
kế hoạch, đầu tư kinh phí, xác định đối tượng, nội dung bồi d
ưỡng NCKH.
3.4. Tổ chức thử nghiệm tác dụng thực tế một số giải pháp
* Mục đích: Nhằm tìm hiểu quan điểm của các chuyên gia, các CBQL,
GV trực tiếp là những GV tham gia NCKH về mức độ hợp lý và khả thi của
các giải pháp, đồng thời biết được hiện nay thực tế của trường ĐHSP đang
có những giải pháp QL nào để nâng cao chất lượng NCKH.
18


* Kết quả: Kết quả trưng cầu ý kiến 7 trường, khoa SP với số phiếu thu
về 351/372 phiếu đạt 94,35%. Kết quả xử lý tổng hợp tại bảng 3.1 cho thấy:
tính khả thi và hợp lý đánh giá mức cao: Điểm bình quân 4,97- 4,89.
3.5. Tổ chức thử nghiệm một số giải pháp: tại ĐHSP TP HCM

3.5.1. Giải pháp 3: Cải tiến quy trình xây dựng kế hoạch, tiêu chí
đánh giá và quản lý đề tài NCKH
3.5.1.1. Biện pháp 1: Cải tiến quy trình xây dựng kế hoạch NC của
trường
* Mục đích thử nghiệm: Xây dựng kế hoạch tổng thể và chi tiết cho
giai đoạn 2006-2010 và từng năm về định hướng, kế hoạch NCKH cho
Trường ĐHSP TP. HCM và các đơn vị trong trường.
* Kết quả thử nghiệm: Kết quả sau 3 tháng triển khai Trường đã tập
hợp được định h
ướng và danh mục NCKH của 13/18 đơn vị, 72,22 % đơn vị
trong trường xây dựng được định hướng NCKH đúng thời hạn theo đúng
yêu cầu quy định. Tuy nhiên, còn lại 5/18 (27,78%) đơn vị không có báo cáo
kế hoạch, nguyên nhân lực lượng cán bộ đầu ngành ít, năng lực CBQL ở
khoa chưa đáp ứng yêu cầu.
3.5.1.2 Biện pháp 2.
Hoàn thiện văn bản quy trình quản lý đề tài
NCKH
* Mục đích thử nghiệm: Tăng cường khâu quản lý, tạo quy trình hợp
lý, hiệu quả và giảm thấp nhất việc quá hạn thực hiện đề tài NCKH tại
trường ĐHSP TP.HCM.
* Kết quả thử nghiệm: Thử nghiệm quy trình triển khai, theo dõi tiến
độ đề tài NCKH năm 2005-2007 với số đề tài cấp Bộ 15, cấp cơ sở 26 đề tài
trên cơ sở tuyển chọ
n số đề tài của 14 đơn vị và 45 cá nhân đăng ký. Đề tài
duyệt tăng so với năm trước là 6 đề tài. (xem sơ đồ 3.1, Bảng 3.1) Bảng kết
3.5 cho thấy kết quả đề tài (2005-2007) nghiệm thu đúng hạn cấp Bộ tăng
30%, cơ sở tăng 61,73% so với đề tài nghiệm thu (2005-2006). Chứng tỏ
quy trình thực hiện hợp lý, có hiệu quả.
3.5.1.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh tiêu chí đánh giá nghiệm thu đề
tài

19


* Mục đích thử nghiệm: Nhằm mục đích đánh giá một cách khách quan
kết quả NC của các đề tài nghiệm thu, chúng tôi sử dụng mẫu phiếu với tiêu
chí đề xuất cụ thể các điểm chấm theo (mẫu phụ lục 3)
* Kết quả thử nghiệm: Có 96% thành viên HĐKH& ĐT trường đồng ý
về các tiêu chí trong nội dung mẫu phiếu.Theo bảng 3.7 ta thấy chênh lệch
giữa kế
t quả lần chấm chính thức và thử nghiệm là 14,25%, của loại đạt và
15% của loại “tốt” kết quả này cho thấy kết quả thử nghiệm chứng minh
được tiêu chí đưa ra phân biệt rõ chất lượng công trình giữa hai lần chấm.
Bảng 3.7: So sánh tỷ lệ kết quả chấm chính thức và thử nghiệm
Đánh giá của
HĐNT
Đánh giá
Thử nghiệm
Tỷ lệ
chênh lệch
Stt Xếp loại
Số lượng % Số lượng % %
1 Tốt 5 62,5 3 37,5 15
2 Khá 2 25 2 25 0
3 Đạt 1 12,5 4 36,75 -14,25
Tổng số 8 100 8 100
3.5.2. Giải pháp 5: Nâng cao năng lực NCKH cho GV các trường
ĐHSP
Biện pháp 1. Bồi dưỡng phương pháp NCKH và QL đề tài cho GV trẻ
* Mục đích thử nghiệm: Đánh giá tác dụng của giải pháp đối với việc
nâng cao năng lực NCKH của GV trực tiếp đánh giá về nhận thức và

phương pháp NCKH cho giảng viên trẻ.
* Kết quả bồi dưỡng: Sau khi bồi dưỡng cho 75 GV về nhận thức sự
cần thi
ết của việc bồi dưỡng chuyên đề PP NCKH. Trong 75 phiếu phát ra
cho GV chúng tôi thu về 61 phiếu đạt tỷ lệ 81,3%. Kết quả nhận thức
39,88% GV hiểu về kỹ năng này, sau bồi dưỡng số GV nâng lên là 50,72%.
Qua bài chấm về thực hành các kỹ năng NCKH của GV dạy cho thấy kết
quả qua 2 lần thực hành về xây dựng đề cương và xử lý số liệu đều có kết
quả tốt. Kết quả th
ử nghiệm cho phép chúng ta khẳng định, chất lượng
NCKH sẽ dần có kết quả tốt hơn nếu việc quan tâm của trường về mặt nhận
20


thức đối với những GV mới vào nghề, biết phối hợp trong nâng cao năng lực
NC cho GV NCKH từng bước thực hiện đúng quy cách và có chất lượng.
Kết luận Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NCKH
của các trường ĐHSP đã được đề xuất, đảm bảo theo những nguyên tắc phù
hợp. Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm các giải pháp đã đề xuấ
t cho thấy các
giải pháp này có tính khả thi và tính thực tiễn trong QL NCKH của các trường
ĐHSP hiện nay. Kết quả đã chứng minh giả thuyết đưa ra.

KẾT LUẬN
1. NCKH trong các trường ĐH có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo, phát triển khoa học và nâng cao chất lượng cuộc sống,
góp phần phát triển KT-XH. Chính vì vậy, việc quản lý tốt NCKH ở các
trường ĐH nói chung và ĐHSP nói riêng sẽ là đòn bẩy có tác động tố
t đến
hoạt động NC, giảng dạy và nâng cao chất lượng của đội ngũ NC là GV các

trường ĐH.
Trong các công trình NC trong và ngoài nước, kinh nghiệm của một số
nước trong QL NCKH từ nhiều khía cạnh khác nhau đều khẳng định tầm
quan trọng của công tác quản lý NCKH, cần hoàn thiện chính sách, xây
dựng tổ chức QL phù hợp, cải thiện môi trường NC đối với NCKH và công
tác quản lý NCKH ở các trường ĐH nói chung và với đặc thù của các trườ
ng
ĐHSP nói riêng. Đây là một trong những yếu tố then chốt để các trường
ĐHSP xem xét để quản lý tốt NCKH phù hợp với môi trường đào tạo những
người giáo viên tương lai. Luận án xem đây là điểm xuất phát của NC khảo
sát và đề xuất các giải pháp quản lý NCKH nhằm nâng cao chất lượng
NCKH qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường
ĐHSP.
2. Từ lý luận và thực tiễn, có th
ể khẳng định mô hình quản lý chất lượng
tổng thể -TQM cần được xem là cơ sở khoa học và là tiền đề của các giải
pháp quản lý nâng cao chất lượng NCKH của các trường ĐHSP. Xuất phát
từ cơ sở này, các trường phải xây dựng mỗi thành viên trong nhà trường có ý
21


thức tự quản, cải tiến liên tục, giám sát điều chỉnh hoạt động trên cơ sở xây
dựng môi trường văn hoá trong NCKH ở các trường ĐHSP. Nhà trường
không chỉ giúp đội ngũ GV ngày một nâng cao trình độ chuyên môn, NCKH
mà còn phải quan tâm đầu tư đến điều kiện, những yếu tố tác động đến hoạt
động NC của GV các trường ĐHSP, để đề xuất những hình thức quản lý cho
phù h
ợp với điều kiện từng trường.
Quản lý NCKH để đảm bảo chất lượng của công trình NC là nhiệm vụ
trong khuôn khổ luận án. Chỉ có xác định đúng hướng công tác triển khai,

quản lý tốt nội dung NCKH, các điều kiện hỗ trợ cho NC mới có những
công trình có chất lượng phục vụ đào tạo, NC và sản phẩm của nó mới có
giá trị phục vụ đổi mới GD&
ĐT và phát triển KT-XH một cách có hiệu quả.
3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng NCKH và quản lý NCKH theo tiêu chí
đánh giá chất lượng đề tài NCKH và quy trình công tác quản lý đề xuất cơ
sở lý luận, đề tài khảo sát thực tế ở một số các trường ĐHSP cho thấy bức
tranh thực trạng về QL NCKH của các trường. Đảng và Nhà nước đã có
những chính sách chủ trương, quy định cụ thể về hoạch đị
nh chiến lược
KH&CN, các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT về tổ chức quản lý NCKH.
Cần phải có nhận thức đúng đắn về NCKH từ đó các trường mới đưa ra
những giải pháp triển khai công tác này một cách đồng bộ, cân đối, phù hợp
để đổi mới giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số trường chưa kịp thời xây
dựng văn bản quản lý NCKH, ch
ế độ hỗ trợ, quy trình thực hiện đề tài, việc
thông tin và kiểm tra thường xuyên hoạt động NC đối với GV. Công tác
NCKH nói chung và chất lượng các công trình NC nói riêng còn nhiều mặt
hạn chế. Nguyên nhân chính từ khâu QL định hướng trong NC, và chưa
quan tâm đúng mức đến chuyển giao kết quả NCKH ở các trường ĐHSP vào
thực tiễn. Kết hợp NCKH với đào tạo sau đại học chưa được coi trọng một
cách hợp lý. Ngoài ra, về
phía GV còn trở ngại về thời gian, thiếu kinh phí,
năng lực thực hiện, điều kiện phương tiện, các giải pháp thúc đẩy NCKH
chưa đồng bộ, khả thi.
22


4. Nhóm giải pháp quản lý chất lượng tổng thể NCKH được đề xuất,
như sau:

Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý NCKH: Xây dựng
văn bản quy định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, Xây dựng
văn bản hỗ trợ giảng viên nghiên cứu khoa học, Xây dựng tiêu chí đánh giá
chất lượng QL NCKH và năng lực thực hiện đề tài NCKH của giảng viên.
Giải pháp 2: Hoàn thiện t
ổ chức, bộ máy quản lý hoạt động NCKH:
Củng cố phòng ban chức năng quản lý NCKH; Xây dựng cơ chế phối hợp
của các đơn vị trong trường về NCKH.
Giải pháp 3: Cải tiến quy trình xây dựng kế hoạch, tiêu chí đánh giá kết
quả và công tác QL NCKH: Cải tiến quy trình xây dựng kế hoạch nghiên
cứu khoa học của trường, Hoàn thiện văn bản quy trình quản lý đề tài nghiên
cứu khoa học, Đi
ều chỉnh tiêu chí đánh giá nghiệm thu đề tài, Quản lý đầu ra
của kết quả nghiên cứu khoa học.
Giải pháp 4: Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động nghiên cứu khoa
học: Bổ sung các thiết bị kỹ thuật phục vụ QL và NC; Tổ chức tuyên truyền
về mục tiêu, kế hoạch NC khoa học của trường; Phổ biến quy trình quản lý
NCKH.
Giải pháp 5: Nâng cao năng lực NC khoa học cho giả
ng viên ở các
trường Đại học sư phạm: Lập quy hoạch đội ngũ giảng viên NC khoa học
của trường; Bồi dưỡng phương pháp NC khoa học và quản lý đề tài cho
giảng viên trẻ; Cử cán bộ học tập, giao lưu hợp tác NC khoa học; Xây dựng
nhóm NC chuyên sâu.
Luận án đưa thử nghiệm 2 giải pháp (3, 5) bao gồm 4 biện pháp QL
NCKH tại ĐHSP TP.Hồ Chí Minh đã có thành công. Điều đó khẳng định đã
xác định tính đúng đắn của cơ sở lý luận QL NCKH, trên cơ sở đó đã đánh
giá đúng thực trạng NCKH và QL NCKH của một số trường, khoa ĐHSP và
đề xuất được những giải pháp phù hợp với thực tiễn. Giả thuyết của đề tài
luận án đã được chứng minh.

×