Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kỹ năng cơ bản cần có của bí thư chi đoàn cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.88 KB, 9 trang )

Kỹ năng cần có của Bí thư chi đoàn
Cập nhật: 24/04/2009

1. Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo:
- Tham mưu chi uỷ, Đoàn cấp trên những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên, những vấn
đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ.
- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.
- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tác động, tổ chức sinh hoạt
tư tưởng.
2. Kỹ năng điều hành, quản lý:

- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành, phân công phân nhiệm uỷ viên
Ban chấp hành.
- Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc, về tư tưởng.
- Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định…

3. Kỹ năng tổ chức hoạt động:

- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong
trào…
- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị
chi đoàn.
- Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động.

4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề:

- Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như: chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm,
biên bản…
- Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn,
Đảng.


5. Kỹ năng hoạt náo:

- Tổ chức sinh hoạt trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc, ngâm thơ .
- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.

6. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ:

- Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.
- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên thanh niên.
- Xác định vai trò vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn trong mối quan hệ với với Đoàn cấp trên, với
chi uỷ, với các tổ Hội Đoàn thể khác.
Ban TTVH (st)

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Cập nhật: 26/09/2008

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập?
Trả lời: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng
Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Mục đích lý tưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?
Trả lời: Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng
nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh công bằng và văn minh theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Tính chất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?
Trả lời: Điều lệ Đoàn khẳng định: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của
Thanh niên Việt Nam, do Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện".
điều này đã phản ánh đầy đủ Đoàn là là một tổ chức thanh niên Cộng sản mang tính giai cấp của
công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam. Thông qua việc mở rộng các
hoạt có tính chất xã hội mỗi đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng
cốt của mình trong phong trào thanh niên và các hội của thanh niên.

Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?
Trả lời: Đoàn có 3 chức năng sau:
1. Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng CSVN, bổ sung đảng viên, cán bộ cho Đảng, Nhà
nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiện vụ của mình là tích cực tham gia xây
dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và
của Bác Hồ.
2. Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên: Tạo môi trường đưa thanh niên vào
các hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triên nhân cách, năng lực của người lao động
mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
3. Đoàn là người đại diện, chăm lo vào bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng
định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.

Cờ Đoàn được thể hiện thế nào?
Trả lời:
- Nền đỏ
- Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba ( 2/3) chiều dài.
- Ở giữa có hình huy hiệu Đoàn.
- Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm( 2/5) chiều rộng cờ.
Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn?
Trả lời: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ đã tổng kết ý nghĩa của huy hiệu Đoàn: "Tay cầm cờ
đỏ sao vàng tiến lên".
Bài ca chính thức của Đoàn?
Trả lời: Là bài hát: Thanh niên làm theo lời Bác. Nhạc và lời: Hoàng Hoà. Bài hát được đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ VI quyết định làm bài hát chính thức của Đoàn.
- Đoàn ca được sử dụng trong các dịp lể hội của Đoàn; Đại hội và sinh hoạt Đoàn.
Ngày thành lập Đoàn và những lần đổi tên?
Trả lời:
- Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26 - 3 - 1931
- Từ ngày thành lập đến nay Đoàn đã qua những lần đổi tên sau:

+ Đoàn TNCS Đông Dương ( 1931 -1936 )
+ Đoàn thanh niên Dân chủ (1937- 1939)
+ Đoàn thanh niên Phản đế ( 1939 -1941 )
+ Đoàn thanh niên cứu quốc (1941-1956)
+ Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (1956-1970)
+ Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970-1976)
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (từ 1976 đến nay)
Người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh có những đặc trưng gì?
Trả lời: Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh là thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã
hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của
Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh có mấy nhiệm vụ?
Trả lời: Đoàn viên có 3 nhiệm vụ:
Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Chấp hành nghiên chỉnh điều lệ Đoàn và các
Nghị quyết của Đoàn, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn.
Gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chímh quyền.
Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh
viên Việt Nam, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành
đoàn viên.
Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu Đoàn và thẻ đoàn viên.
Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh có những quyền gì?
Trả lời: Đoàn viên có 3 quyền:
Được yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo
điều kiện về mọi mặt để phấn đấu và trưởng thành.
Được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về
các công việc của Đoàn.
Tổ chức cơ sở Đoàn có những nhiệm vụ gì?

Trả lời: Tổ chức cơ sở Đoàn có 3 nhiệm vụ:
Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực
hiện các nhiệm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vi.
Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh
niên, tích cực chăm lo xây dựng Đoàn, xây dựng các Hội của thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Tổ chức cơ sở Đoàn có những quyền hạn gì?
Trả lời: Tổ chức cơ sở Đoàn có các quyền:
Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên
ưu tú cho Đảng bồi dưỡng kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên, đoàn viên vào quy hoạch đào
tạo sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.
Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi
ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; liên kết, phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ
chức kinh tế, xã hội tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác thanh niên.
Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo
nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.
Điều kiện để kết nạp đoàn viên là gì?
Trả lời:
Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15-30.
Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội.
Tích cực trong học tập, lao đông, hoạt động xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Thừa nhận điều lệ Đoàn.
Tự nguyên hoạt động trong một tổ chức cơ sở cuả Đoàn.
Có lý lịch rõ ràng.
Thủ tục xét kết nạp đoàn viên:
Đơn tự nguyện xin vào Đoàn.
Sơ yếu lý lịch.
Một đoàn viên cùng công tác sinh hoạt ít nhất ba tháng giới thiệu và bảo đảm (nếu là đội viên
thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu) nếu là hội viên thì do chi hội

LHTN hay chi hội sinh viên giới thiệu.
Hội nghị chi đoàn xét, đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa( 1/2) so với tổng
số đoàn viên trong chi đoàn và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định phê chuẩn.
Tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm mấy cấp?
Trả lời: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức theo hệ thống 4 cấp như sau:
- Tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
- Huyện Đoàn và tương đương.
- Tỉnh Đoàn và tương đương.
- Trung ương Đoàn.
Trường hợp cần thiết, BCH Đoàn các cấp có thể thành lập tổ chức Đoàn hoặc Ban cán sự Đoàn
ngành, khu vực theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
Nội dung cơ bản của phong trào "Thanh niên lập nghiệp"?
Trả lời:
Đa dạng hoá các hình thức và nội dung dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên, hướng
nghiệp cho thanh thiếu niên khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Phát triển các đội hình, mô hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội như TNXP, khu kinh
tế thanh niên, làng thanh niên, các dự án giải quyết việc làm cho thanh niên.
Tham gia chương trình khuyến nông và triển khai phong trào thanh niên nông thôn sản xuất kinh
doanh giỏi, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới.
Phát triển phong trào "Học tập vì ngày mai lập nghiệp" trong thanh niên học sinh, sinh viên.
Phát triển phong trào CKT( chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm) trong các ngành công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp.
Tham gia có hiệu quả các công trình trọng điểm của nhà nước ở địa phương.
Nội dung cơ bản của phong trào "Tuổi trẻ giữ nước"?
Trả lời:
Giáo dục tình hình, nhiệm vụ và trách nhiệm của tuổi trẻ với công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc.
Đẩy mạnh phong trào thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự.
Phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự trị an trên địa bàn; hướng dẫn thanh thiếu niên biết
tự bảo vệ mình trước sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội.

Đẩy mạnh phong trào "đền ơn đáp nghĩa", làm tốt công tác hậu phương quân đội.
Phong trào rèn luyện thân thể, sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện nếp sống văn minh, tích cực tham gia vận động Dân số - Sức khoẻ - Môi trường.
Muốn giới thiệu kết nạp thanh niên vào Đoàn, mỗi đoàn viên cần phải làm những việc
gì?
Trả lời: Một trong những nhiệm vụ của đoàn viên là chủ động phát triển đoàn viên mới. Đây là
một việc rất công phu, có thể qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
Tiếp cận thanh niên, tìm hiểu tâm tư nguyện vong, nghề nghiệp, cuộc sống của thanh niên.
Vận động thanh niên tham gia các chương trình hoạt động thích hợp do Đoàn, Hội Liên hiệp
thanh niên, Hội sinh viên đề xướng.
Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên
Giai đoạn 2:
Bồi dưỡng giúp thanh niên tìm hiểu Điều lệ Đoàn.
Thử thách, rèn luyện thanh niên thông qua hoạt động phong trào (ít nhất 3 tháng).
Hướng dẫn thanh niên tự nguyện làm đơn xin gia nhập Đoàn và tự giới thiệu về bản thân cho chi
đoàn biết (theo mẫu sổ đoàn viên).
Giai đoạn 3:
Hoàn chỉnh hồ sơ và đề nghị chi đoàn xem xét kết nạp thanh niên vào Đoàn.
Tiếp tục bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đoàn viên mới phấn đấu tiến bộ.
ngân hàng trò chơi tập thể
Cập nhật: 14/12/2009

1. Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!

- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm
chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt
đầu hát.
2. Múa đôi
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một
bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau.
Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng
dẫn họ dễ tìm ra nhau.
3. Gia đình nhà Gà
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn
gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa
nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong
sân có con gà, có con gà”…
4. Bữa tiệc bò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc
lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”

- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
5. Vịt béo
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê,
xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt
cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại
6. Vịt lạ kỳ
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài
hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo
lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh
và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
7. Chú mèo đáng yêu
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo
rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa
mặt, liếm tay,…
8. Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te
– vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp
cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
9. Âm vang Tây Nguyên
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum”
(hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp
điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát
dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc
nhích sẽ bị phạt trò khác.
10. Chú ếch lông bông
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt
làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.

- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui
( Nguồn: ) – QT

×