Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kỹ năng Bí thư chi Đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.08 KB, 8 trang )

Một số kỹ năng cần có của Bí thư Chi đoàn
BCH Liên chi đoàn cung cấp cho Bí thư các Chi đoàn một số kỹ năng cơ bản để tăng
chất lượng hoạt động của Chi đoàn ...
1. Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo:
- Tham mưu chi uỷ, Đoàn cấp trên những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên,
những vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ.
- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.
- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tác động, tổ chức
sinh hoạt tư tưởng.
2. Kỹ năng điều hành, quản lý:
- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành, phân công phân nhiệm
uỷ viên Ban chấp hành.
- Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc, về tư tưởng.
- Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định…
3. Kỹ năng tổ chức hoạt động:
- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động
một phong trào…
- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội,
hội nghị chi đoàn.
- Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động
4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề:
- Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như: chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm
điểm, biên bản…
- Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị
quyết của Đoàn, Đảng.
5. Kỹ năng hoạt náo:
- Tổ chức sinh hoạt trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc, ngâm thơ.
- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.
6. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ:
- Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.
- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên thanh niên.


- Xác định vai trò vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn trong mối quan hệ với với Đoàn
cấp trên, với chi uỷ, với các tổ Hội Đoàn thể khác.
Làm thế nào để vực dậy 1 chi đoàn đang trong tình trạng thụt lùi
Trường hợp của bạn cũng giống như rất nhiều các cơ sở Đoàn khác trong thời kỳ hiện
nay. Không riêng gì các cơ sở đoàn của các công ty ngoài quốc doanh ngay cả các cơ sở
Đoàn của quận, phường, và các đơn vị nhà nước thậm chí lực lượng vũ trang,... hoạt động
Đòan cũng chỉ dựa trên bề nổi, chủ yếu là qua các văn bản "báo cáo" giữa các cấp.
Trong thời điểm công nghệ hiện đại, thanh niên có rất nhiều hoạt động khác thu hút
hơn nhiều so với việc suốt ngày cứ "anh em ơi...!" xuông; Với sự xuất hiện mạng tin học, cà
fê, vũ trường,... nhan nhản khắp nơi, văn hóa ngoại lai và giá trị đạo đức theo TBCN đang
được xem là "xì-tin" thì hoạt động Đoàn chúng ta hiện nay như thời "Napoleon cởi truồng
tắm mưa". Dựa trên những tư liệu trên bạn cũng đã có thể thấy trước được những khó khăn
bạn phải vượt qua để có thể vực dậy hoạt động tại Chi Đoàn của bạn.
Theo ý mình để có thể thực hiện được điều bạn mong muốn, bạn phải xác định những
điều sau:
1. Cần có một ban lãnh đạo cấp trên và một đội ngũ BCH Chi Đoàn tâm huyết với hoạt
động, với phong trào (Trong BCH Chi Đoàn nên có ít nhất 1 thành viên có khả năng sinh
hoạt cộng đồng thật là "cứng" biết tập hợp thanh niên). Điều này giúp Chi Đoàn của bạn có
hạ tầng cơ sở vững chắc để có thể phát triển đúng theo đúng định hướng.
2. Tiếp theo bạn phải phân tích cơ sở Đoàn của bạn có những Ưu điểm, Yếu điểm,
Thuận lợi và Bất lợi gì? Từ đó phối hợp các yếu tố với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu nhất
(Phân tích ma trận S.W.O.T). Ví dụ: Ửu điểm Chi Đoàn của bạn là Ham hoạt động ngoài
trời, đa số là thanh niên chưa có gia đình, muốn được làm những điều có ý nghĩa. Yếu điểm
là không có kinh phí, thời gian sinh hoạt hạn chế do phải để thời gian làm công việc và tham
gia các hoạt động khác thu hút hơn,... Thuận lợi là Chi Đoàn của bạn ở trong khu dân cư
đông đúc có nhiều cty, xí nghiệp hoạt động, Ban lãnh đạo cấp trên rất quan tâm đến hoạt
động Chi Đoàn, bạn có một đội ngũ BCH mạnh. Và Bất lợi là Khu dân cư đa số là các hộ
nghèo, cơ chế hoạt động của BCH Đoàn cấp trên còn quan liêu không sâu sát, năng lực bản
thân còn hạn chế.
- Khi nêu ra được như vậy ta có thể phối hợp để tạo một hoạt động như sau nhằm đưa

hoạt động đi lên: Xin ý kiến Ban lãnh đạo đơn vị cho phép tiến hành mời Đoàn cấp trên về
"giúp" tổ chức giao lưu với công nhân các xí nghiệp nhà máy có trên địa bàn thông qua các
hình thức như hội thi hát karaoke, thi các trò chơi vận động, thi tốc độ đánh máy (cho NV
văn phòng), thi viết kịch bản "Phút truyền thống",... Tùy theo điều kiện, khả năng cũng như
chuyên môn đặc thù nơi bạn đang công tác và nơi bạn muốn giao lưu. Lưu ý: PHẢI KHÁC
LẠ thì mới thu hút được, nên có một buổi gặp mặt với Chi Đoàn bạn trước để có sự chuẩn bị
về nhân sự cũng như nội dung chính muốn chuyển tải qua hoạt động đó.
- Thông qua hoạt động đó tranh thủ ý kiến của Đoàn cấp trên để làm kinh nghiệm thêm
cho bản thân, tạo sự tin tưởng của Ban lãnh đạo đơn vị, tạo sân chơi và sự gắn kết của các
Đoàn viên giữa các Chi Đoàn, không lo về kinh phí vì tổ chức các hoạt động này không cần
nhiều kinh phí, tuyệt vời hơn nữa nếu có thể thì huy động kinh phí để giúp đỡ các gia đình
công nhân viên đang gặp khó khăn của cả hai Cty, chính điều này sẽ tạo ra chiều sâu của
hoạt động, giúp các Đoàn viên thấy được ý nghĩa thiết thực của hoạt động và khơi gợi được
tinh thần tương thân tương ái.
3. Phải có một BCH Chi Đoàn mạnh, đó là điều quyết định thành công của một Chi
Đoàn, để có một Chi Đoàn mạnh thì không được xem nhẹ việc bình bầu BCH mới, không
nên có tư tưởng quân bình chủ nghĩa: ai làm cũng được - chủ yếu là có người để Ban lãnh
đạo và Đòan cấp trên "nắm tóc" thôi thì thất bại hoàn toàn.
4. BCH Chi Đoàn phải biết lắng nghe, phải hiểu rõ tâm tư nguyện vọng chung của
Đoàn viên, khi báo cáo, phản ánh lại với cấp trên thì phải biết cách giữ vững quan điểm của
mình, vì đó là quan điểm chugn của tất cả đoàn viên mà vẫn không làm mất lòng cấp trên
đây là một nghệ thuật mà không phải cứ đi học các lớp Bồi dưỡng CB Đoàn là làm được đâu.
Nói tóm lại, trước tiên bạn phải là người có tâm huyết với Hoạt động Đoàn định hướng
rõ con đường cần đi để đạt mục tiêu, sau đó đăng ký học một lớp sơ cấp Thanh vận để có
kiến thức cơ bản về các hoạt động của Đoàn (hay nhất là học tiếp 1 lớp trung cấp Thanh vận,
học xong lớp này bạn làm sư phụ tui luôn! Chắc chắn luôn đó!) , thu hút được xung quanh
mình những hạt nhân nòng cốt cho các hoạt động cụ thể, luôn tìm ra cái mới, cái hay các
khác lạ để thu hút thanh niên Chi Đoàn của bạn đến với các hoạt động cộng đồng.
Hoạt động Đoàn trong học chế tín chỉ
Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Ðào tạo quyết định thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra,

thi và công nhận tốt nghiệp ĐH, CĐ hệ chính quy theo học chế tín chỉ và dự kiến đến năm
2010 sẽ hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang mô
hình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trao đổi một số vấn đề xoay quanh công tác tập hợp
Đoàn viên trong học chế tín chỉ.
Áp dụng mô hình học chế tín chỉ, tự thân tổ chức Đoàn trong các trường đại học, cao
đẳng phải cũng phải có những động thái nhất định nhằm thích ứng trước sự tác động nhiều
chiều, cụ thể là:
Những khó khăn đặt ra
- Trong học chế tín chỉ, cơ cấu chi đoàn theo lớp học theo niên chế bị phá vỡ. Việc bố
trí lịch sinh hoạt Chi đoàn, thu Đoàn phí hằng tháng, việc trao đổi thông tin giữa các chi
đoàn, đoàn cơ sở …gặp nhiều khó khăn.
- Lịch học, lịch thi dày đặc và có sự khác biệt giữa các khóa, các khoa nên việc tập hợp
Đoàn viên vào các hoạt động theo phương thức truyền thống trở nên khó khăn. Cơ sở vật
chất của trường còn hạn chế làm ảnh hưởng đến việc bố trí nơi sinh hoạt cho Chi đoàn.
- Sinh viên không học cố định ở một lớp nào, tách nhập liên tục, rất khó để sinh hoạt
chung với nhau. Danh sách sinh viên của một lớp học chỉ mang tính tạm thời vì không phải
tất cả sinh viên trong lớp đều cùng học một môn.
Việc tập hợp đoàn viên tham gia các hoạt động, phong trào sẽ gặp nhiều khó khăn khi
học theo chế tín chỉ.
- Việc học hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác và khả năng học tập của từng người,
nhà trường không kiểm tra hay ràng buộc. Một bộ phận Đoàn viên sẽ tỏ ra thờ ơ, không quan
tâm tới tổ chức Đoàn nên chất lượng hoạt động vì thế cũng có thể giảm đi.
Trên cơ sở phân tích những khó khăn của việc chuyển từ niên chế sang học chế tín chỉ,
chúng tôi cho rằng:
Trước mắt, trên cơ sở quy định của Điều lệ Đoàn, hình thức sinh hoạt chi đoàn vẫn là
hình thức sinh hoạt cơ bản phải duy trì. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng "mô hình Chi đoàn
mềm dẻo" thích ứng được với sự biến đổi của các lớp học. với đặc điểm học tập của Đoàn
viên.
Ở giai đoạn 1, thành lập các Chi đoàn lớp có số lượng Đoàn viên lớn ứng với các lớp

Đại cương.
Ở giai đoạn 2, giải tán các Chi đoàn lớn, thành lập các Chi đoàn ứng với các lớp
Chuyên ngành nhằm thích ứng kịp thời với việc sinh viên được tự do chọn chuyên ngành
theo học.
Để mô hình nêu trên được áp dụng hiệu quả, Ban Chấp hành các cấp cần nghiên cứu
triển khai các công việc sau đây:
- Sau khi thành lập tổ chức Chi đoàn, Ban Chấp hành Liên Chi đoàn khoa chuyên ngành
chỉ định và đề nghị Ban Chấp hành Đoàn trường phê chuẩn Ban Chấp hành Chi đoàn lâm
thời.
- Triển khai các hoạt động sinh hoạt đoàn đến quy mô nhỏ nhất có thể là các nhóm học
tập. Do đặc thù của học chế tín chí, sinh viên phải học nhóm để thảo luận và thực tập ngoài
giờ lên lớp học lý thuyết.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động chuyên môn mang tính định kỳ của mình đối với
sinh viên, hệ thống cố vấn học tập có vai trò hỗ trợ hết sức tích cực cho Chi đoàn trong công
tác quản lý, tập hợp Đoàn viên.
Đoàn viên, sinh viên tại buổi giao lưu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản tổ chức tại ĐH Tiền
Giang.
- Xây dựng hệ thống các câu lạc bộ, đội, nhóm trên các lĩnh vực: văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao, kỹ năng, công tác xã hội, sở thích, v.v... nhằm tạo môi trường cho Đoàn viên
tham gia ngoài giờ học. Sự năng động, hiệu quả, hấp dẫn của hệ thống các câu lạc bộ, đội,
nhóm không chỉ nhằm mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà còn phải được xem là
yếu tố vô cùng quan trọng trong phương thức đánh giá, phân loại Đoàn viên.
- Có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý cơ sở vật chất, phòng Công tác chính trị và
sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên về việc sử dụng phòng ốc, trang thiết bị của nhà trường
phục vụ cho công tác đoàn thể của sinh viên.
- Phân công cho Văn phòng Đoàn trường điều phối, sắp xếp việc sử dụng phòng để các
Chi đoàn hội họp, sinh hoạt. Trong các đợt sinh hoạt Chi đoàn chủ điểm, Đoàn trường chỉ
đạo các Liên Chi đoàn sắp xếp lịch sinh hoạt của từng Chi đoàn, phân công thành viên Ban
Chấp hành cùng dự, có lịch kiểm tra đột xuất sinh hoạt chi đoàn của các Ủy viên Ban chấp
hành Đoàn trường.

Đoàn viên, sinh viên Trường ĐH Tiền Giang đăng ký hiến máu nhân đạo cứu người.
- Các Chi đoàn chủ động thiết kế nội dung sinh hoạt đa dạng, phong phú trên xơ sở
tham khảo ý kiến từ phía Đoàn viên gắn với chủ trương của Đoàn cấp trên nhằm đảm bảo
tính thời sự, thiết thực.
- Các cấp bộ Đoàn thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về các
lĩnh vực trong tổ chức hoạt động.
- Xây dựng Quy chế tạm thời nhằm tạo nền tảng mang tính pháp lý tạo thuận lợi về tổ
chức và sinh hoạt Chi đoàn trong học chế tín chỉ cho hệ thống các Chi đoàn hoạt động
- Về lâu dài, trên cơ sở tổng kết, đánh giá công tác Đoàn trong các trường đại học và
cao đẳng; bằng việc nghiên cứu, thể nghiệm các mô hình khác nhau, tạo cơ chế mở để các
trường chủ động tổ chức sinh hoạt Đoàn theo đặc thù sao cho hiệu quả, thiết thực đáp ứng
được tối đa nhu cầu của Đoàn viên và các quy định về đào tạo.
Nhìn chung, công tác tập hợp đoàn viên trong bối cảnh chuyển từ đào tạo theo niên chế
sang đào tạo theo tín chỉ là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ với các cấp bộ Đoàn trong trường đại
học và cao đẳng. Chúng tôi mong rằng, những suy nghĩ nêu trên sẽ là một trong những giải
pháp đóng góp tích cực vào việc xây dựng mô hình tập hợp Đoàn viên trước thực tế "biến
động" đặc thù của học chế tín chỉ, để Đoàn vẫn có thể gắn bó với Đoàn viên của mình trong
học chế tín chỉ.
MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN
CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN TRƯỜNG HỌC
Hoạt động Đoàn trong môi trường học đường nói chung và trong trường đại học nói
riêng đòi hỏi người cán bộ Đoàn từ Chi đoàn đến Đoàn khoa hay Đoàn trường ngoài việc
nắm chắc các nguyên tắc, quy định về tổ chức và hoạt động, còn phải có kiến thức xã hội
phong phú; kỹ năng ứng xử linh hoạt. Bên cạnh đó, người cán bộ Đoàn cần có lý tưởng cách
mạng trong sáng, niềm tin yêu mọi người; và nhất là phải có sự hiểu biết tốt về định hướng,
qui chế, cơ cấu tổ chức. Đặc biệt, người cán bộ Đoàn phải hiểu về những người đồng chí,
đồng sự của mình.
Hoạt động của Đoàn thanh niên hay Hội sinh viên trong trường đại học cần phải
hướng đến nhiệm vụ quan trọng là học tập, nghiên cứu khoa học cũng như xây dựng ý thức
tự quản, tự rèn luyện trong sinh viên và cán bộ trẻ.

Thái độ và tác phong của người cán bộ Đoàn là hình ảnh của tổ chức. Do đó, người
cán bộ Đoàn phải biết tự hoàn thiện tác phong và thái độ của mình.
Việc xác định được nhiệm vụ công tác đoàn cụ thể trong từng thời kỳ, thời điểm đối
với người cán bộ Đoàn là hết sức quan trọng. Khi đã xác định rõ nhiệm vụ, người cán bộ
Đoàn sẽ dễ dàng tổ chức, thực hiện công tác một cách khoa học, mang tính nghệ thuật cao.
Từ đó, tổ chức Đoàn mới có thể vận động, khuyến khích được các đoàn viên, thanh niên
tham gia hoạt động một cách hăng hái; tránh lãng phí thời gian, công sức; và tranh thủ triệt
để nguồn lực cho các phong trào đa dạng.
1- Thái độ và tác phong của người cán bộ Đoàn:
Mỗi người cán bộ Đoàn có thái độ và phong cách riêng, có thể mang lại sự hứng thú,
ngưỡng mộ của đoàn viên, thanh niên nhưng đôi khi cũng có thể mang lại sự buồn chán và
không tôn trọng v.v...
Bên cạnh thái độ, tác phong riêng có, người cán bộ Đoàn cần biết tự rèn luyện thêm
thái độ, tác phong thích hợp với vị trí, nhiệm vụ của mình. Đương nhiên, sự rèn luyện này
cũng sẽ mang lại sự hữu ích cho tương lai, nghề nghiệp của người cán bộ Đoàn sau này. Một
số thái độ và tác phong cần được chú ý gồm có:
- Vận động - thuyết phục:
Cán bộ Đoàn chính là người làm công tác “thanh vận” (vận động thanh niên). Vì vậy,
phương pháp chủ yếu mà người cán bộ Đoàn cần áp dụng trong thực hiện nhiệm vụ là vận
động, thuyết phục thông qua các hoạt động tuyên truyền, thảo luận dân chủ hay qua kết quả
công việc thực tế. Sự vận động, thuyết phục nhằm đạt tới sự thống nhất trong nhận thức và
hành động của từng cá nhân, tập thể đối với những công việc nên làm, phải làm v.v…
- Biết lắng nghe mọi người:
Việc lắng nghe ý kiến người khác là một yêu cầu quan trọng. Qua lắng nghe, người
cán bộ Đoàn có thể hiểu tâm tư, nguyện vọng của thanh niên; để biết những yêu cầu mà
mình đưa ra có được các thành viên tiếp nhận một cách tự giác hay không. Tuy nhiên, sự
lắng nghe không có nghĩa là thụ động mà phải biết giải thích, đối đáp, hướng dẫn, hiểu được
những băn khoăn lo lắng của thanh niên để tháo gỡ, giải quyết.
- Làm gương:
Lời nói bao giờ cũng phải đi đôi với việc làm. Trong công việc, nhất là việc khó,

người cán bộ Đoàn phải biết cùng làm và cùng làm tốt. Đặc biệt, trong việc học tập, người
cán bộ Đoàn cần phải đạt kết quả tốt.
Việc tu dưỡng, rèn luyện của người cán bộ Đoàn phải thực sự là tấm gương để đoàn
viên, thanh niên noi theo, tự giác chấp hành tốt các qui định chung.
- Nhạy bén, làm việc khoa học:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×