Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai của thai phụ mang thai lần đầu tại xã thạnh an, huyện cần giờ thành phố hồ chí minh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.61 KB, 58 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG
----------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC TIÊM CHỦNG
TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
CỦA THAI PHỤ MANG THAI LẦN ĐẦU
TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017

TỔ 3 – LỚP YHDP12

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................................................5
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................................................5
DÀN Ý NGHIÊN CỨU................................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN............................................................................................7
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................16
CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.................................................................................21
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................23


PHỤ LỤC....................................................................................................................................38
THƯ GIỚI THIỆU...................................................................................................................38
BẢN THỎA THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU...............................................................39
BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU...........................................................................40
BẢNG HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM.......................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................55

2


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình mang thai và sinh con luôn là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe của mẹ và bé. Vì sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của trẻ, nên để sinh ra được một trẻ khỏe mạnh, bà mẹ phải chăm sóc sức khỏe tồn diện
từ khi có ý định mang thai đến lúc trẻ chào đời.
Trên thế giới mỗi năm có 530000 bà mẹ tử vong do mang thai và sinh nở, 3 triệu trẻ em sơ sinh
chết non, 640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan đến thai nghén. Theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp
Quốc, ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do các biến chứng liên quan đến thai nghén
và sinh đẻ là 1/76 so với 1/8000 ở các nước công nghiệp [14]. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng
hơn 3000 phụ nữ chết liên quan tới thai nghén và sinh đẻ [16]. Theo Điều tra của GSO, tỷ lệ trẻ
sơ sinh bị thiếu cân đã tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) mặc dù sức khoẻ
sinh sản của bà mẹ mang thai đã được nhà nước quan tâm hơn rất nhiều [15]. Một điều tra khác
ghi nhận tại Việt Nam, năm 2011, tỷ suất chết ở trẻ em dưới 1 tuổi là 15,5% , do sự yếu kém
của hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và sự thiếu hiểu biết của người dân trong
cộng đồng, đặc biệt là những vùng khó khăn. Có tới 75-80% trường hợp tử vong mẹ do các
biến chứng và nhiễm trùng trong quá trình mang thai [14].
Năm 2011, trong cả nước xảy ra đại dịch rubella, hàng nghìn phụ nữ mang thai bị nhiễm

rubella, hơn 2000 phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella đến trung tâm chẩn đoán trước sinh. Bệnh
viện Phụ sản Trung ương ghi nhận, hơn 1000 phụ nữ mang thai nhiễm rubella bị đình chỉ thai
nghén, gần 100 trẻ sơ sinh bị hội chứng rubella bẩm sinh [12]. Nhiễm Rubella trong thai kỳ để
lại hậu quả nặng nề đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, thai
phụ thường được khuyến cáo tiêm phịng rubella khi có ý định chuẩn bị mang thai. Một nghiên
cứu khác , theo Tổ chức y tế thế giới WHO, cứ mỗi năm trên thế giới có khoảng 500000 trẻ em
tử vong vì uốn ván sơ sinh, năm 2000, con số này giảm xuống cịn 200000 thì ở Việt Nam tỷ lệ
trẻ tử vong là 70 trẻ [13]. Trong khi đó, Ở Việt Nam, tỷ lệ khám thai toàn quốc mới chỉ đạt
trên 60%, cho thấy tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe thai kỳ thấp, là một trong
những nguyên nhân hang đầu gây nên các biến chứng và tử vong cho mẹ và bé.
Để cải thiện tình trạng này, Tổ chức Y tế thế giới nói chung và Y tế Việt Nam nói riêng đã đưa
ra nhiều biện pháp, chương trình, chiến lược và mục tiêu nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ mang thai. Theo Chiến lược chăm sóc Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản (CSSKSS) giai đoạn 2001 - 2010 của Bộ Y tế là đến năm 2010 phải đạt 90% số phụ nữ có
thai đựơc khám thai trước sinh và 60% phải được khám thai ít nhất 3 lần [7]. Từ đó, các
chương trình, hướng dẫn chăm sóc trước sinh được đưa ra, trong đó, các khuyến cáo về tiêm
phòng cho phụ nữ trước và trong khi mang thai luôn là một vấn đề quan trọng cần quan tâm.
Cần Giờ là huyện biển duy nhất của TPHCM. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) trên
địa bàn huyện khoảng 22.000 người (trong đó, phụ nữ có chồng khoảng 13.000 người). Với đặc
điểm diện tích rộng, sông rạch chằng chịt, mật độ dân cư thưa, đời sống người dân vẫn cịn
nhiều khó khăn, nên kiến thức cũng như việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
3


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

của phụ nữ còn hạn chế, đặc biệt là dân cư ở các các ấp xa [8]. Điển hình là Thạnh An, một xã
thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, có diện tích 122,31 km², dân số đến
cuối năm 2012 là 4530 người với 1.155 hộ gia đình. Lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực
nông nghiệp. Thạnh An là xã có hệ thống giao thơng đối ngoại bằng đường thủy, khơng thuận

lợi trong đi lại [17]. Vì vậy, việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thai kỳ nói chung
cũng như vấn đề tiêm chủng trong thai kỳ nói riêng rất khó khăn và hạn chế. Đó là lý do chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này.

4


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WHO: Tổ chức y tế Thế giới
SKSS: sức khỏe sinh sản
CSSKSS: Chăm sóc sức khỏe sinh sản
UVSS: Uốn ván sơ sinh
VGSVB: Viêm gan siêu vi B
NVCTCSSKBM-TE: nhân viên công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em

5


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai của thai phụ mang thai lần đầu ở xã Thạnh
An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:


Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai của thai
phụ mang thai lần đầu ở xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
1. Tìm hiểu những kiến thức của thai phụ mang thai lần đầu về tiêm chủng trước và trong
khi mang thai.
2. Tìm hiểu lý do thực hiện hoặc khơng thực hiện tiêm chủng.
3. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận tiêm chủng.
4. Tìm hiểu nhận xét của thai phụ về dịch vụ tiêm chủng địa phương.

6


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Các yếu tố ảnh hưởng việc tiêm chủng trước và trong
khi mang thai

Yếu tố bên trong

Quan điểm
về gia đình:
Điều kiện
kinh tế
Lực lượng
lao động
Chủ gia đình

Quan điểm
về tiêm

chủng:
Sự cần thiết
của việc thực
hiện tiêm
chủng
Quyết định
thực hiện
tiêm chủng
Lưu giữ sổ,
phiếu tiêm
chủng

Yếu tố bên ngoài

Tiêm chủng

Tiếp cận tiêm chủng

Nguồn
thơng tin:

Việc tiêm
chủng:

Có thực
hiện

Khơng thực
hiện


Nhân viên y
tế:

Việc tư vấn
tiêm chủng

Hiệu quả

Mũi tiêm
chủng

Mũi không
tiêm chủng

Thái độ

Nguyên
nhân chọn
mũi tiêm
chủng này

Nguyên
nhân không
chọn mũi
tiêm chủng
này

Lịch tiêm
chủng
Chất lượng

thông tin
Sự cần thiết
của thông
tin

7

Thực hiện tiêm chủng

Lợi ích
Sự tiếp cận
Sự cần thiết

Sự hướng dẫn
Cung cấp
thơng tin
Trình độ
chuyên môn

Cơ sở y tế:
Giá thành mũi
tiêm
Địa điểm: các
địa điểm tiêm
chủng,
khoảng cách
đi, sự an toàn,
độ tin cậy…

Rào cản từ

chồng và người
thân:
Người quyết
định thực hiện
tiêm chủng
Ý kiến về việc
thực hiện tiêm
chủng
Tác động bởi ý
kiến người thân


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN
1. Khái niệm

1.1 Vắc xin là gì?
Vắc xin là một chế phẩm sinh học có khả năng thay đổi tình trạng miễn dịch của người. Vắc
xin thường chứa những vi khuẩn hay virus gây bệnh cần được chủng ngừa đã chết hay được
làm giảm độc lực, hoặc một trong các protein bề mặt của chúng. Các tác nhân này sẽ kích thích
hệ miễn dịch của người được tiêm chủng tạo ra kháng thể tiêu diệt các loại bệnh gây ra bởi
chúng [38].
1.2 Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là sự sử dụng một loại vắc xin để tiêm ngừa hay để uống cho người chưa có khả
năng miễn dịch một loại tác nhân nào đó [37].
1.3 Chăm sóc tiền thai là gì?
Chăm sóc tiền thai đề cập đến sức khỏe cửa người phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ
được thực hiện ngay khi họ có ý định mang thai để bảo vệ sức khỏe của những đứa trẻ trong
tương lại và giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn [35].

Nội dung trong chăm sóc tiền thai:
-

Xác định tình trạng bệnh lý khơng được chẩn đốn, khơng điều trị, hoặc điều trị kém và
tiến hành điều trị cho bệnh nhân
- Lịch sử tiêm chủng
- Tiếp xúc với thuốc và phóng xạ trong giai đoạn đầu của thai kỳ
- Vấn đề dinh dưỡng
- Lịch sử gia đình và nguy cơ di truyền
- Sử dụng thuốc lá và chất gây nghiện và các hành vi có nguy cơ cao khác
- Nghề nghiệp và môi trường
- Các vấn đề xã hội
- Vấn đề sức khoẻ tâm thần [18]
Nhiều bệnh có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ và thai nhi trước và trong
khi mang thai có thể được phịng ngừa bằng việc tiêm chủng. Điều này làm cho việc tiêm
chủng trước mang thai là một vấn đề quan trọng trong chăm sóc tiền thai và chăm sóc tiền sản.
Có thể kể đến bệnh Rubella bẩm sinh có tỉ lệ bệnh và tử vong trẻ rất cao và một số bệnh có khả
năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng [24].

8


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

Các loại vắc xin cần thiết trong chăm sóc tiền thai được đề cập tại hiệp hội các Bác sĩ chuyên
khoa sản phụ khoa của Mỹ được trình bày trong bảng X [23].
Loại vắc xin
ngừa bệnh
HPV


Sức mạnh Chất lượng
trong lâm
sàng
B
II-2

Bệnh viêm
gan B

A

III

Bệnh thủy
đậu

B

III

Bệnh Sởi –
Quai bị Rubella

A

II-3

Bệnh Cúm

C


III

Bệnh Bạch
hầu – ho gà –
uốn ván

B

III

Giới thiệu chung
Phụ nữ được kiểm tra về các bất
thường của cổ tử cung và làm xét
nghiệm về tế bào học của cổ tử cung
phòng tránh bệnh viêm nhiễm và ung
thư
Tất cả phụ nữ có nguy cơ cao phải
chủng ngừa bệnh viêm gan B trước
khi mang thai, để tránh sự nhiễm bệnh
và truyền bệnh cho thai nhi
Nên có bằng chứng về việc đã nhiễm
virus thủy đậu trước đó hoặc nếu chưa
nhiễm thì phụ nữ nên chủng ngừa
ngay trước khi mang thai
Tất cả phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần
được sàng lọc miễn dịch. Nếu chưa có
miễn dịch cần tiêm chủng ngay cả khi
chưa có ý định mang thai. Phụ nữ
được tư vấn khơng được mang thai

trong vịng 3 tháng khi chủng ngừa
Tiêm phòng cho bất cứ phụ nữ đang
mang thai trong mùa có dịch cúm hay
phụ nữ có nguy cơ cao bị biến chứng
do cúm
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên được
cập nhật về độc tính của uốn ván và
tiêm phịng khi mang thai tránh uốn
ván sơ sinh

Tại Việt Nam, các loại vắc xin được tiêm chủng cho phụ nữ trước khi mang thai gồm: vắc xin
ngừa bệnh Rubella, vắc xin ngừa thủy đậu, vắc xin ngừa viêm gan B. Vắc xin được dùng trong
thời khì mang thai là Vắc xin ngừa bệnh uốn ván [5].
2. Hậu quả trên thai kì khi bị nhiễm các bệnh có thể phịng ngừa bằng vắc xin:
Ảnh hưởng của Rubella đối với thai phụ và thai nhi:
9


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

Bệnh rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Hội chứng Rubella bẩm sinh là nguyên
nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh. Khi người phụ nữ bị nhiễm vi
rút Rubella trong giai đoạn đầu trong 3 tháng đầu của q trình mang thai, có tới 90% số
trường hợp người mẹ có thể truyền vi rút sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết hoặc có thể gây
hội chứng Rubella bẩm sinh. Nếu như ở trẻ nhỏ nhiễm Rubella chỉ biểu hiện nhẹ, thì ở trẻ sơ
sinh mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ phải gánh chịu những dị tật nặng nề. Ngoài điếc là dị
tật thường gặp, hội chứng Rubella bẩm sinh cịn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm
trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng Rubella bẩm sinh.
Người mẹ khi mắc bệnh đa số đều khơng có triệu chứng, điều đáng quan tâm nhất là những dị
tật của thai nhi trong bụng mẹ.

Trong 3 tháng đầu: 70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các
cơ quan tim, mắt, não.
Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi
thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.
Các biến chứng dị tật của thai nhi: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị
sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc
răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; lỗ
thơng vách tim, cịn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ cịn có thể bị câm, điếc, chậm
phát triển trí tuệ.
Đối với phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu
hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng. Để phòng
hội chứng Rubella bẩm sinh, nữ tuổi sinh đẻ là những đối tượng đầu tiên đối với tiêm vắc xin
Rubella. Tiêm chủng cho nữ 15 đến 40 tuổi sẽ làm giảm nhanh tỉ lệ mắc hội chứng Rubella
bẩm sinh [2].
Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với thai phụ và thai nhi:
Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy
đậu thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi
mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không cần phải lo lắng về
biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.
Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virusVaricella 10 – 20%, trong số
người viêm phổi do virus này nguy cơ tử vong lên đến 40%.
Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm
bệnh này.
10


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

Đối với những thai phụ bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên
thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:

- Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng
thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo
ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể,
nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.
- Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu
bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.
- Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị
bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh.
Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25 - 30% số trường hợp bị nhiễm [6].
Ảnh hưởng của viêm gan siêu B đối với thai phụ và thai nhi:
Người mẹ mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B (VGSVB) sẽ lây cho thai nhi qua đường máu và
dịch tiết khi sinh đẻ. Nếu không được chủng ngừa khi mới chào đời thì 90% số bé được sinh ra
từ người mẹ đang mang mầm bệnh VGSVB sẽ trở thành người mang mầm bệnh VGSVB suốt
đời. Trong đó, có khoảng 25% số bé trên sẽ chết vì xơ gan hoăc ung thư gan về sau [11].
Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền từ mẹ sang con, không quá 2%. Vi rút
viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu vào thời gian sinh đẻ. Ở thời điểm này, khi tử
cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp
với máu con (bình thường máu mẹ và máu con khơng tiếp xúc nhau mà chỉ trao đổi chất tại
bánh nhau) hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm
này. Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ và HBeAg+ thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền; hoặc mẹ nhiễm chỉ
có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả
nhất [3].
Ảnh hưởng của uốn ván đối với thai phụ và thai nhi:
Bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS) là bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào
cơ thể trẻ chủ yếu qua đường rốn trong quá trình sinh đẻ, cắt rốn hoặc chăm sóc rốn sau đẻ
khơng đảm bảo vơ trùng. Trẻ bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh có biểu hiện lâm sàng và diễn biến
rất nặng, trẻ bị co cứng, co giật và hầu hết đều tử vong. Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử
vong hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em. Ngoài ra bệnh uốn ván cũng có thể xảy ra cho chính
các bà mẹ trong q trình sinh đẻ nếu cuộc đẻ khơng được đảm bảo vô trùng.

11


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

Bệnh uốn ván sơ sinh hay gặp ở vùng miền núi, vùng nơng thơn nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ
và chăm sóc rốn khơng đảm bảo. Trên Thế giới hàng năm có khoảng 500.000 trẻ em chết vì
UVSS, trung bình  mỗi phút có 1 trẻ bị chết do UVSS. Chính vì vậy vào năm 1989, đại hội
đồng Y tế Thế giới đã họp và thống nhất nhận định UVSS là vấn đề y tế công cộng rất nghiêm
trọng liên quan đến sự sống còn của trẻ em cũng như của các bà mẹ và đặt mục tiêu loại trừ uốn
ván sơ sinh trên phạm vi toàn cầu.
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván trong cộng đồng. Nữ trong
độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai cần được tiêm chủng đủ mũi vắc xin uốn ván để bảo vệ
sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em [10].
3. Tình hình tại thế giới:
Trong một tổng hợp các loại nghiên cứu tại các nước phương Tây, bao gồm các nghiên cứu đã
được làm trên có trang MEDLINE, Embase, CINAHL, PsycINFO đã cho kết luận rằng, phụ nữ
không được tư vấn trước khi mang thai gặp nhiều khó khăn trong việc được hỗ trợ các hình
thức chăm sóc tiền thai, giải thích vì sao tỉ lệ phụ nữ được chăm sóc tiền thai cịn rất thấp [36].
Trên tồn thế giới, uốn ván sơ sinh giết chết khoảng 180 000 trẻ sơ sinh (khoảng 5% số ca tử
vong sơ sinh (năm 2002)) và khoảng 30 000 phụ nữ (khoảng 5% số ca tử vong mẹ) mỗi năm.
Nếu người mẹ không được chủng ngừa đúng liều vắcxin phòng bệnh uốn ván, cả mẹ và trẻ sơ
sinh đều bị uốn ván khi sinh [19].
Trong giai đoạn 1992-1997, 65% trường hợp mắc bệnh Rubella được báo cáo xảy ra trong số
những người lớn hơn hoặc bằng 20 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm
sinh gia tăng ở người có nguồn gốc Hispanic, đặc biệt là sinh sống ngoài nước Mỹ. Sự bùng nổ
của bệnh sởi Đức ở California (1990-1991), Massachusetts (1993-1994), Connecticut (1995) và
North Carolina (1996 và 1997) đã xảy ra chủ yếu ở những người có nguồn gốc Tây Ban
Nha. Trong giai đoạn 1985-1995, dân tộc của tổng số 89 trẻ có các trường hợp có hội chứng
Rubella bẩm sinh được xác nhận trong phịng thí nghiệm hoặc tương thích về mặt lâm sàng

được biết đến; 35 (39%) có nguồn gốc Tây Ban Nha [25]. Từ những dữ kiện trên, có thể thấy
được đại đa số người lớn có thể mắc Rubella bất kì lúc nào và bất kì độ tuổi nào, đặc biệt là độ
tuổi sinh sản.
Phần lớn những người bị nhiễm HBV thì chỉ có 2-8% sẽ bị viêm gan B mãn tính. Đối với hóm
tuổi nhỏ hơn thì tỉ lệ nhiễm HBV mạn tính sẽ cao hơn. Nhiễm HBV mãn tính phát triển ở 8090% trẻ sơ sinh bị nhiễm chu sinh và 30-50% trẻ em bị nhiễm trước 6 tuổi. Nhiễm siêu vi viêm
gan loại B trong thai kỳ không làm gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong ở người mẹ. Trên thực tế,
nhiễm siêu vi viêm gan B thường khơng có triệu chứng và chỉ tìm thấy trên sàng lọc trước khi
sinh. Khi khơng có điều trị dự phịng HBV, 10-20% phụ nữ có HBsAg dương tính truyền cho
trẻ sơ sinh - sẽ tăng lên gần 90% nếu mẹ có huyết thanh HBsAg dương tính mạnh và kháng
nguyên bề mặt siêu vi B (HBeAg) hoặc phụ nữ mang thai bùng phát viêm gan do siêu vi B cấp
12


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

tính trong tam cá nguyệt thứ ba [20]. Nhiễm HBV mạn tính có thể chuyển sang giai đoạn xơ
gan và ung thư gan rất sớm, nhất là nhiễm sớm ở lứa tuổi nhỏ. Từ đó cho thấy việc sàng lọc và
tiêm ngừa HBV trước khi mang thai và trước sinh để phòng ngừa cho trẻ là rất quan trọng.
Virus Varicella-zoster (VZV), một thành viên của họ virus Herpes, gây ra thủy đậu. Bệnh
thường xuất hiện trong vịng 4-7 ngày với hình thức phát ban sẩn ngứa, trong thời gian đó cá
nhân bị nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Sự lan truyền của virut xảy ra khi tiếp xúc trực
tiếp với tổn thương da hoặc hít các hạt đã bị phân hủyHội chứng varicella bẩm sinh xảy ra
trong 1-2% các trường hợp mắc chứng Varicella ở mẹ bị nhiễm, với nguy cơ cao nhất xảy ra
liên quan đến nhiễm trùng mẹ từ 13-20 tuần mang thai [27]. Vắc xin bị cấm sử dung trong thời
gian mang thai tại Hoa Kỳ mà phải được tiêm chủng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng vì nó
là vắc xin sống giảm độc lực [32]. Các nghiên cứu của phụ nữ mang thai ở Tây Ban Nha và
Pháp cho thấy, 96,1% và 98,8% tương ứng được miễn dịch với bệnh thủy đậu. Vì lý do này,
mặc dù thủy đậu thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt ở phụ nữ có con nhỏ, nhưng nhiễm
trùng VZV nguyên sinh trong thai kỳ thì khơng phổ biến. Ước tính 3 trong mỗi 1000 phụ nữ
mang thai có nguy cơ cao. Phụ nữ từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thường có huyết thanh

IgG dương tính với VZV và do đó dễ bị thủy đậu trong thai kỳ [29].
4. Các nghiên cứu trên thế giới
Một nghiên cứu định lượng của Macsack CR và cộng sự trên 121 phụ nữ và 32 thai phụ có
tuổi thai dưới 20 tuần đến khám thai lần đầu tiên đã cho kết quả rằng: 59% tỉ lệ phụ nữa biết
được ảnh hưởng của bệnh Rubella đối với thai kì và 86% đã được chủng ngừa. Phụ nữ sinh ra ở
Úc, Newzeland và Anh có khả năng được chủng ngừa bệnh Rubella cao gấp 16 lần phụ nữ sinh
sống tại nơi khác. Ở 49% phụ nữ cho bác sĩ riêng của họ biết về kế hoạch mang thai nhưng
80% trong đó khơng được bác sĩ đa khoa giải thích tiêm Rubella trước khi mang thai [28].
Trong bài nghiên cứu về tiêm phòng của phụ nữ có thai: đánh giá tỉ lệ tiêm chủng uốn ván của
mẹ và có yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng cho thấy:  Trong 493 phụ nữ sinh sau sinh đã
sinh sống tại một bệnh viện ở Ankara đã được phỏng vấn và thông tin được thu thập về đặc
điểm xã hội của mẹ, lịch sử tiêm chủng uốn ván và chăm sóc trước khi sinh trong khi mang
thai. Tỷ lệ không chủng ngừa, chủng ngừa một liều và tiêm hai mũi lần lượt là 53,3%, 18,9%
và 27,8%. Phụ nữ được chủng ngừa (với ít nhất một liều) có độ tuổi trẻ hơn đáng kể và đã tham
dự nhiều lần khám thai hơn phụ nữ không được tiêm chủng. Trong số phụ nữ tham gia kiểm tra
sức khoẻ trước khi sinh ít nhất một lần, Chỉ có khoảng một nửa đã được chủng ngừa. Phụ nữ ở
nơng thơn được tiêm phịng uốn ván cao hơn ở thành thị [21].
Tiêm chủng vắc xin viêm gan siêu vi B được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai trong những
trường hợp cụ thể. Hiệu quả của vắc xin viêm gan loại B trong thai kỳ đã được chứng minh là
tương tự như người không mang thai. Grosheide và các đồng nghiệp đã kiểm tra tỷ lệ chuyển
đổi huyết thanh của 16 phụ nữ mang thai so với 57 phụ nữ không mang thai khi chủng ngừa
13


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

vắc xin viêm gan loại B được cung cấp để dự phòng sau phơi nhiễm. Sau 6 tháng, tất cả phụ nữ
được chủng ngừa đều có mức độ anti-HBs bảo vệ [26]. Nhìn chung, tỷ lệ chuyển huyết thanh
92-94% đã được chứng minh ở phụ nữ có thai [33]. Trong nghiên cứu về những phụ nữ bị
nhiễm virus viêm gan B mạn, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ sơ sinh là 0,75 / 100 trường hợp sinh trong

giai đoạn 1997-2010 (Khoảng tin cậy 95% : 0.48-1.10)]. Tỷ lệ là 3,37 / 100 trường hợp (KTC
95%: 2,08-5,14) đối với các bà mẹ có HBeAg dương tính; Và 0.04/100 trường hợp (KTC 95%:
0.001-0.24) đối với mẹ có HBeAg âm tính. Trong số các bà mẹ có kiểm tra tải lượng virus,
mức thấp nhất có liên quan đến việc lây truyền là 63.200.000 IU / ml. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên
100 là 3,61 (khoảng tin cậy 95% 0.75-10.56) trong số 83 trường hợp các bà mẹ có tải lượng
virus ≥50,000,000 IU / mL và 0,00 trong số 831 trường hợp sinh đẻ cho các bà mẹ có lượng
virus <50,000,000 IU / mL, bất kể trạng thái HBeGAg [22].
Hội Varicella bẩm sinh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1947 từ thời điểm này đến hiện tại, ít
nhất 130 trường hợp đã được báo cáo trong 15 năm qua. Hội chứng Varicella bẩm gây tử vong
là 30% trong vài tháng đầu tiên của trẻ và có nguy cơ 15% phát triển Herpes Zoster giữa tháng
thứ 2 và 41 của trẻ. Tuy nhiên, mặc dù tiên lượng ban đầu dè dặt, nếu cịn sống sót thì kết quả
sẽ rất khả quan [30]. Nhiễm VZV nguyên phát trong hai tháng đầu của thai kỳ dẫn đến tử vong
trong tử cung lên tới 25%, và dị tật bẩm sinh được mô tả trong hội chứng Varicella bẩm sinh có
thể xảy ra ở khoảng 12% bào thai bị nhiễm bệnh.  Bà mẹ bị thủy đậu trong 20 tuần đầu của thai
kỳ có liên quan đến tỷ lệ Hội chứng Varicella bẩm sinh là 0,91% (13 trường hợp mắc bệnh tim
mạch ở 1423 trẻ sinh ra sống) [31]. Trong khi các nghiên cứu và báo cáo đã ghi nhận trường
hợp hội chứng Varicella bẩm sinh sau khi bị thủy đậu ở mẹ trong khoảng thời gian từ 20 đến 28
tuần, khơng có trường hợp hội chứng Varicella bẩm sinh nào được báo cáo sau khi bị thủy đậu
mẹ sau 28 tuần mang thai. Đã được tính tốn rằng số trường hợp CVS hàng năm ở Mỹ, Anh,
Đức và Canada sẽ là 47, 7, 7 và 4 lần tương ứng [34].
5. Tình hình tại Việt Nam:
1. Rubella:
Tại Việt Nam, tuổi trung bình của những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm Rubella là 26
tuổi, trong đó độ tuổi 20-29 chiếm tỉ lệ cao nhất (77,6%), tiếp là độ tuổi từ 30-39 tuổi (18,8%),
độ tuổi dưới 20 chiếm 3% và chỉ có 0,6% có độ tuổi từ 40 trở lên. Phần lớn những phụ nữ
mang thai nhiễm Rubella sống ở nơng thơn, và tỉ lệ trình độ trung học phổ thông chiếm ưu thế)
[9].
2. Thủy đậu:
Tần suất bệnh thủy đậu trong thai kỳ:


14


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

 Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Anh và Mỹ, tần suất bệnh thủy đậu trên thai kỳ khoảng
3/1000. Tại Mỹ, có ít nhất 3 triệu thai phụ mỗi năm, như vậy có khoảng 9000 trường
hợp thai phụ mắc bệnh thủy đậu mỗi năm.
 Tại bệnh viện Từ Dũ, hàng năm với hơn 70.000 trường hợp đến khám thai, trong đó có 1
số khơng nhỏ thai phụ bệnh thủy đậu. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2009 có 11 thai phụ
bệnh thủy đậu.
 Theo nhiều nghiên cứu khác nhau tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh
lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000 – 7/10000, bởi vì hầu hết các thai phụ đã
từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó [6].
3. Viêm gan:
Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao (khoảng 10-20%) đặc biệt
tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6% [3].
4. Uốn ván:
Năm 1991 Việt Nam vẫn ghi nhận tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh ở mức rất cao, lên tới 0,7
trẻ/100.000 dân [4].
Việc tiêm vắc xin uốn ván miễn phí cho phụ nữ có thai được thực hiện thường xuyên liên tục
tại tất cả các điểm tiêm chủng trên phạm vi cả nước cùng với các vắc xin khác trong chương
trình tiêm chủng mở rộng. Hàng năm ở nước ta khoảng 1,6 triệu phụ nữ có thai được tiêm
chủng an tồn và tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nước ta
luôn đạt trên 80% trong suốt nhiều năm liên tục.
Qua nhiều năm bền bỉ với những nỗ lực rất lớn của tồn hệ thống y tế, đặc biệt là của chương
trình tiêm chủng mở rộng, số ca mắc uốn ván sơ sinh và mắc uốn ván của bà mẹ đã giảm vài
chục lần so với giai đoạn trước năm 1991. Và dấu mốc quan trọng nhất đã đến khi vào năm
2005 Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận đạt mục tiêu loại trừ bệnh
uốn ván sơ sinh trên quy mơ tồn quốc [10].

Trong đợt đánh giá vừa qua của các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới với trên 2.400 bà mẹ
có con trong độ tuổi từ 0 đến 11 tháng tuổi tại 8 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ,
Quảng Bình, Đắc Nơng, Bình Phước, Hồ Chí Minh, Cần Thơ) trên cả nước. Kết quả cho thấy
95,2% bà mẹ đã được tiêm từ 2 mũi uốn ván trở nên trong thời kỳ mang thai hoặc 3 mũi uốn
ván trước đó. Đây là con số đáng khích lệ.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, rải rác vẫn còn một số ca mắc uốn ván sơ sinh ở những
vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tỷ lệ bà mẹ sinh tại nhà cao với điều kiện sinh đẻ không đảm
bảo, việc triển khai tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ vẫn cần được tăng cường [1].
15


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

PHÁC ĐỒ TIÊM CHỦNG TIỀN MANG THAI:
1. Tiêm ngừa Rubella: Tiêm 1 liều duy nhất. Ở phụ nữ chuẩn bị mang thai, tiêm cách lần
mang thai ít nhất 3 tháng
2. Tiêm ngừa viêm gan B: Tiêm cho người có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, tiêm 3
liều căn bản: liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.
3. Tiêm ngừa Thủy đậu: tiêm 1 liều duy nhất cách dự định mang thai ít nhất 1 tháng
4. Tiêm ngừa Uốn ván: hai mũi cách nhau 1 tháng và mũi cuối cùng cách ngày dự sinh của
thai phụ ít nhất 1 tháng [5].

16


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1


Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định tính

1.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Địa điểm: xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM

-

Thời gian: từ 25/05/2017 đến 17/08/2017.

1.3

Đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Dân số mục tiêu
-

Tất cả các thai phụ mang thai lần đầu sống tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM
1.3.2. Dân số chọn mẫu

-

Đối tượng đích: các thai phụ mang thai lần đầu sống tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ,
TP.HCM được chọn vào nghiên cứu.

-


Đối tượng liên quan:
 Chồng
 Người thân trong gia đình cùng sống chung nhà: Bố, Mẹ, Anh chị em,….
 Nhân viên y tế

1.4

Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là chọn mẫu có chủ đích. Tại

UBND xã Thạnh An, ta đến làm quen với địa phương thông qua buổi sinh hoạt của Đoàn xã
với người dân ngày 25/05/2017. Sau khi trao đổi các thông tin cần thiết về nghiên cứu sẽ
được tiến hành, ta lựa chọn các đối tượng phù hợp với các điều kiện ở tửng nhóm đối với thảo
luận nhóm và ở từng người đối với phỏng vấn sâu. Nếu đối tượng đồng ý tham gia thì ta ghi
lại số điện thoại, địa chỉ và gửi giấy mời. Trước ngày hẹn 1 ngày, ta gọi điện nhắc nhở ngày
hẹn. Nếu đối tượng không thể tham gia nghiên cứu thì ta hẹn ngày khác hoặc sẽ sắp xếp với
đối tượng khác. Địa điểm nghiên cứu được tiến hành ở trạm y tế xã hoặc nhà văn hóa.
Nghiên cứu sẽ tiến hành: 04 TLN, 20 PVS.
 Thảo luận nhóm: (6-8 người)

17


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai



Nhóm 1: nhóm thai phụ lần đầu mang thai, có thực hiện tiêm chủng trước và trong khi
mang thai.




Nhóm 2: nhóm thai phụ lần đầu mang thai, không thực hiện tiêm chủng trước và trong
khi mang thai



Nhóm 3: nhóm chồng của thai phụ.



Nhóm 4: nhóm người thân sống chung nhà với thai phụ (không phải chồng).
 Phỏng vấn sâu:



16 thai phụ (8 người có thực hiện tiêm chủng trước và trong khi mang thai, 8 người có
thực hiện tiêm chủng trước và trong khi mang thai)

1.5



Chồng của 2 thai phụ



2 người thân cùng nhà thai phụ: bố, mẹ, anh chị em…




2 nhân viên y tế tại xã
Tiêu chí chọn mẫu

1.5.1. Phỏng vấn sâu:

 Tiêu chí chọn vào
-

Tất cả đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Tiêu chí loại ra
-

Đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn, không trả lời hơn phân nửa số câu hỏi mà
phỏng vấn viên đề ra.

-

Đối tượng khơng có mặt trong thời gian nghiên cứu viên lấy mẫu.

1.5.2. Thảo luận nhóm:

 Tiêu chí chọn vào
-

Tất cả đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.

-


Phù hợp với điều kiện đề ra ở từng nhóm.

 Tiêu chí loại ra
1.6

Đối tượng khơng có mặt trong thời gian nghiên cứu viên lấy mẫu.

Phương pháp thu thập số liệu
Thảo luận nhóm: tiến hành vào 8h30 các ngày thứ 2 (nhóm 1), thứ 3 (nhóm 2) và thứ 4
(nhóm 3) và thứ 5 (nhóm 4), ở hội trường trạm y tế, bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu
18


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai

trúc, thời gian thảo luận trung bình khoảng 80 phút. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi 3
nghiên cứu viên:


Người tiếp nhận là điều tra viên hỗ trợ - đồn viên của xã có nhiệm vụ sắp xếp địa điểm,
chỗ ngồi và mời các đối tượng.



Người điều hành: sinh viên thực hiện nghiên cứu và điều tra viên hỗ trợ - sinh viên
YHDP12 có nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận, khuyến khích mọi người trao đổi các
thông tin cần được thu thập theo bảng hướng dẫn.




Người thư ký: điều tra viên hỗ trợ - sinh viên YHDP12 sẽ quan sát, ghi âm và ghi chép
lại các câu trả lời.

Phỏng vấn sâu: tiến hành vào lúc 8h các ngày trong tuần, ở trạm y tế hoặc nhà của thai phụ,
bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, thời gian phỏng vấn trung bình khoảng 30 phút,
do ở mỗi đối tượng có lượng câu hỏi khác nhau nên thời gian phỏng vấn có sự chênh lệch về
thời gian. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi 2 nghiên cứu viên:


Người phỏng vấn: sinh viên thực hiện nghiên cứu phỏng vấn theo bảng hướng dẫn.



Người thư ký: điều tra viên hỗ trợ - sinh viên YHDP12 sẽ quan sát, ghi âm và ghi chép
lại các câu trả lời

1.7

Công cụ hỗ trợ


1.8

Máy ghi âm, bút, giấy ghi chép.
Kiểm soát sai lệch:
1.8.1. Sai lệch chọn lựa:


Dựa vào tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại ra


1.8.2. Sai lệch thơng tin:


Các nghiên cứu viên được tập huấn về cách thu thập thông tin trong nghiên cứu định
tính.



Bảng hướng dẫn phỏng vấn được thiết kế chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với
mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.



Bảng hướng dẫn phỏng vấn được tiến hành thử nghiệm trước khi tiến hành nghiên
cứu chính thức.



Chuẩn bị tốt về địa điểm, thời gian; kiểm tra kỹ công cụ thu thập và công cụ hỗ trợ
trước mỗi cuộc phỏng vấn.

19


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng trước và trong khi mang thai



Tất cả các cuộc phỏng vấn đều tiến hành song song ghi chép và ghi âm trung thực,
được cẩn thận giải băng ngay sau khi thực hiện.


1.9

Phương pháp phân tích số liệu


Bảng ghi chép do thư ký tổng hợp lại từ sau buổi phỏng vấn khoảng 12-24 tiếng



Bảng giải băng do sinh viên thực hiện nghiên cứu nghe, đánh thành văn bản dưới dạng
word và in ra giấy A4. Ta cắt các câu trả lời theo các mục tiêu nghiên cứu và dán vào
ma trận số liệu được tạo trên giấy A0 như sau:

Bảng 1.1: Ma trận số liệu
Kỹ thuật

Đối tượng

Mục tiêu 1

Mục tiêu 2

Mục tiêu 3

PVS

Thai phụ

Thông tin 1.1


Thông tin 2.1

Thông tin 3.1

Thông tin 1.2

Thông tin 2.2

Thông tin 3.3



Sau khi dán, ta highlight các thông tin có giá trị và phù hợp với từng mục tiêu nghiên
cứu.



Tiếp đó, ta phân tích các thơng tin qua ma trận và trình bày báo cáo kết quả bằng phần
mềm Word.

1.10


Vấn đề y đức
Thông báo rõ ràng về: mục tiêu nghiên cứu, thời gian – địa điểm tiến hành, ý nghĩa của
việc sử dụng kết quả nghiên cứu.




Đảm bảo thuận tiện, đảm bảo về mặt thời gian và không gian khi tiến hành phỏng vấn.



Giải thích rõ việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện: người cung cấp thông tin có quyền
từ chối hoặc tạm dừng buổi phỏng vấn bất kỳ lúc nào cũng như có quyền khơng trả lời
những câu hỏi mà mình khơng muốn.



Đảm bảo những thơng tin cá nhân mà đối tượng cung cấp hoàn toàn được bảo mật. Kết
quả nghiên cứu được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, chỉ có nghiên cứu
viên mới biết.

1.11

Tính ứng dụng của đề tài:

20



×