Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Học Thuyết Tạo Động Lực Của Google Theo Học Thuyết Cấp Bậc Nhu Cầu Của Maslow

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162 KB, 9 trang )

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY GOOGLE
Vào năm 1996 Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên
cứu sinh tại trường Đại học Stanford, lúc đó google được gọi là BackRub (Gãi lưng) tại vì hệ
thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang.
Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Họ chính thức thành lập
công ty Google, Inc. ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại một ga ra của nhà Esther Wojcicki (cũng là
nhân viên thứ 16 của Google, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo) tại Menlo
Park, California. Sau khi đổi chỗ ba lần nữa vì công ty quá lớn, trụ sở nay được đặt tại
Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003 là chủ sở
chính. Hiện nay google có trụ sở tại nhiều nơi trên thế giới, tại khu vực Đông Nam Á đặt tại
Singapore.
Trong năm 2000, Google đã bắt đầu bán quảng cáo bằng từ khóa để đem lại kết quả thích hợp
hơn cho người dùng. Những quảng cáo này chỉ dùng văn chứ không dùng hình để giữ chất


đơn giản của trang và tránh sự lộn xộn và đồng thời để trang được hiển thị nhanh hơn.
Công ty nhận được bằng sáng chế cho kỹ thuật sắp xếp trang web PageRank ngày 4 tháng 9
năm 2001.
Trong tháng 2 năm 2003 Google mua được Pyra Labs, công ty chủ của Blogger, một trong
những website xuất bản weblog lớn nhất.
Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số lượng tìm kiếm trên
Internet qua website của họ và các website của khách hàng như Yahoo!, AOL, và CNN. Sau khi
Yahoo! bỏ Google để dùng kỹ thuật họ tự sáng chế vào tháng 2 năm 2004, số này đã bị tuột
xuống.
Đầu năm 2006, Google mua lại Upstartle công nghệ Google sử dụng để tạo ra Google Docs &
Spreadsheets.
Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ

USD bằng cổ phần.
Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Google đạt được thỏa thuận mua lại DoubleClick. Google đã đồng
ý mua lại công ty này với giá 3,2 tỷ USD.
2011, Google đã mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD
Có thế nói Google là một trong những công ty mơ ước về công nghệ thông tin với những
doanh thu khổng lồ. Tổng doanh thu năm 2013: $59,825,000,000
Tổng lợi nhuận năm 2013: $12,920,000,000
Giá trị cổ phiếu của google năm 2013 tăng : 130,7 tỷ USD ,Vốn hóa thị trường tăng thêm trong
năm 2013 của Google vượt giá trị thị trường của cổ phiếu Facebook, gấp đôi của HP và gấp 5
lần Twitter. Google cũng thuộc danh sách những công ty tốt nhất thế giới được bình chọn trên
tạp trí Fotune. Theo công bố của tạp chí Fortune lần thứ năm liên tiếp, Google được bình chọn
là công ty có môi trường làm việc tốt nhất năm 2013

Tính cuối tháng 3/2010, số người làm việc tại google đã tăng thêm 20631 người. và chỉ trong
quý 1 năm 2010 công ty đã tuyển 800ng]ời trong nỗ lực tuyển 2000 nhân sự năm 2010.
Phương châm của Google là "Không làm ác" (Don't be evil). Biểu trưng của họ có khi được
sửa đổi một cách dí dỏm vào dịp những ngày đặc biệt như ngày lễ hay sinh nhật của một nhân
vật quan trọng. Giao diện của Google gồm trên 100 ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt và một số ngôn
ngữ dí dỏm như tiếng Klingon và tiếng Leet. Vào ngày Cá tháng tư (tiếng Pháp: poisson
d'avril, tiếng Anh: April Fool's Day) Google thường tung ra nhiều tin hài hước về công ty.
PHẦN II: VĂN HÓA CỦA GOOGLE
Đó là một nền văn hóa cởi mở thường xuyên cùng với sự phát triển liên tục, trong đó mọi
người đều là những người đóng góp thực tế và cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng và
quan điểm. Google nói về nền văn hóa của họ: Chúng tôi tuyển dụng những nhân viên thông
minh và quyết đoán đồng thời cũng nuôi dưỡng khả năng qua kinh nghiệm. Mặc dù nhân viên

Google chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn chung cho công ty, nhưng chúng tôi đến từ mọi tầng lớp
xã hội và nói hàng chục ngôn ngữ, phản ánh đối tượng toàn cầu mà chúng tôi phục vụ. Trong
cuộc họp toàn công ty (“TGIF”) hàng tuần của chúng tôi—không chỉ qua email hay trong
quán cà phê—nhân viên Google đều đặt câu hỏi trực tiếp cho Larry, Sergey và các giám đốc
điều hành khác về bất kỳ vấn đề nào của công ty.
PHẦN III: PHÂN TÍCH HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC CỦA CÔNG TY GOOGLE THEO HỌC
THUYẾT CẤP BẬC NHU CẦU CỦA MASLOW
1. Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức
ăn, nước uống, được ngủ nghỉ, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi Những nhu
cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp
ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và

tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Tại công ty google đã đứng ứng như sau:
- Các nhân viên Google cóthể được làm một số việc khác thuận tiện ngay tại công ty như
giặt đồ, cắt tóc,…
- Tất cả các phòng vệ sinh bên trong đại bản doanh của Google đều được trang bị dàn xí
bệt hiện đại, tối tân.
- Các lớp tập thể dục miễn phí đối với mọi nhân viên có phòng tập thể thao trong nhà và
Các hoạt động chăm sóc hằng ngày như thể dục thể hình với huấn luyện viên riêng
- Ba bữa ăn miễn phí mỗi ngày: Các phòng ăn tự phục vụ được thiết kế sành điệu với
mô-típ sang trọng và kiểu cách, nhưng cũng rất hiện đại. Google có những căn phòng
chứa đầy thực phẩm và một nơi ăn trưa rộng rãi đầy cuốn hút. Đầu bếp Eric Teo đã
thay đổi thường xuyên thực đơn để đáp ứng yêu cầu khẩu vị của những nhân viên khó
tính.Thực đơn của Eric Teo cho các bữa ăn trưa không bao giờ lặp lại quá 4 lần trong

vòng một năm.
- Gã khổng lồ" Google cũng không tiếc chi phí cho những khoản đầu tư vào các thiết bị,
tiện nghi giải trí cho văn phòng, để nhân viên làm việc tại hãng có thể tự do sử dụng
vào bất cứ lúc nào, như phòng "luyện giọng" dành cho những người ham mê ca hát,
máy chơi game, bể bơi hay những dịch vụ mát-xa được thiết kế đầy màu sắc.
2. Nhu cầu an toàn
- Dịch vụ y tế: Bác sỹ luôn túc trực trong văn phòng của Google để chăm sóc sức khỏe
nhân viên nếu họ cảm thấy mệt mỏi. Khi cần thiết nhân viên của Google sẽ nhận được
những dịch vụ vật lý trị liệu và chỉnh hình ngay tại trụ sở của Google. Các phòng chống
stress là thứ có mặt trong văn phòng của công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Những
căn phòng đặc biệt dạng như “con nhộng” này được thiết kế hoàn toàn cách âm và ánh
sáng

- Đi lại an toàn: Google có xe bus để đưa nhân viên tới văn phòng hoặc từ văn phòng đi
ra ngoài. Thung lũng Silicon xưa nay vốn nổi tiếng là khu vực có tình trạng giao thông
“be bét” nhất nước Mỹ. Để ứng phó lại điều này, đại gia tìm kiếm kiêm quảng cáo trực
tuyến đã tự tìm cách biến mình thành luôn nhà cung cấp phương tiện giao thông vận
tải. Nhờ đó thu hút được một lượng lớn chất xám và google thu được nhiều lợi hơn bởi
nhân viên không bị mất thời gian làm việc. Có khoảng 1.200 nhân viên dùng loại
phương tiện này.
- Google quan tâm tới cả gia đình nhân viên: Nhân viên Google mới sinh con được thanh
toán đến 500 USD/tháng số tiền mua thức ăn bên ngoài mang về nhà và ở công ty có
cả nơi trông giữ tre con. Nhân viên Google vẫn được nhận lương kể cả khi đã… qua
đời: Google sẽ chăm sóc gia đình nhân viên trong trường hợp nhân viên đó qua đời. Vợ
hoặc chồng của nhân viên quá cố sẽ được nhận một tấm séc trị giá 50% lương hàng

tháng của người đó trong vòng 10 năm, không cần biết nhân viên quá cố đã làm cho
Google được bao lâu. Bất kỳ người con nào của nhân viên quá cố sẽ được nhận 1.000
USD mỗi tháng cho tới năm 19 tuổi. Chế độ này có thể kéo dài thêm 4 năm nếu người
con đó là sinh viên đi học toàn thời gian Với việc Google trả lương cho cả các nhân
viên đã… qua đời thì mới cho thấy vị trí hàng đầu về môi trường làm việc tại Google.
Google cho biết họ thực hiện chính sách này bởi vì đó là điều đúng đắn cần phải làm,
đảm bảo rằng gia đình của các nhân viên có thể được chăm sóc tốt nhất nếu một biến
cố không lường trước xảy ra, mặc dù động thái này không hề đem lại cho Google lợi
ích về giá trị kinh tế.
3. Nhu cầu xã hội
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào
đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này

thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình,
tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm
việc nhóm,
Áp dụng trong google:
- Nhân viên được phép mang thú cưng tới văn phòng để tạo không gian làm, tăng lượng
thông tin được trao đổi.
- Google thường xuyên đưa nhân viên tham gia các hoạt động ngoài trời như đi trượt
tuyết, xem phim, dã ngoại…, google đã tổ chức cho nhân viên tham gia những buổi
cắm trại ngoài trời, cùng chơi các trò chơi tập thể các hoạt động chung, giúp cho tinh
thần và hiệu quả công việc được nâng cao.
- Trong các ngày nghỉ, ngày lễ, Google luôn tổ chức các buổi tiệc công ty.
- Có các phòng cầu nguyện cho nhân viên, bất kể họ theo tín ngưỡng nào., tạo điều kiện

cho nhân viên tham gia các tổ chức mang tính chất tôn giáo.
- Google từng mở một sòng bạc ngay trong nhà ăn của công ty, để nhân viên “thực tập”,
cùng chơi trước khi tới thăm Las Vegas.
Bên cạnh việc xây dựng các chính sách quản trị nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản như an
toàn, sinh lý, xã hội, Google còn tập trung thỏa mãn các nhu cầu bậc cao như được tôn
trọng và tự hoàn thiện của nhân viên nhằm tạo động lực làm việc
4. Nhu cầu được tôn trọng
Ban lãnh đạo google định hướng xây dựng một môi trường làm việc có văn hóa và tôn
trọng nhân viên: không có sách nhiễu , hăm dọa, thiên vị và phân biệt đối xử trái pháp luật
của bất cứ lại nhân viên nào. Với các chương trình và chính sách cụ thể như:
- Xây dựng và thiết lập bộ Quy tắc ứng xử đầy đủ .Trong đó phổ biến rộng Cam kết tuyên
bố Cơ hội việc làm của google: "Việc làm ở đây dựa chủ yếu vào công đức cá nhân và

trình độ chuyên môn liên quan trực tiếp đến khả năng chuyên môn . Chúng tôi nghiêm
cấm phân biệt đối xử trái pháp luật hoặc quấy rối của bất cứ loại nào , bao gồm cả
phân biệt đối xử hoặc quấy rối trên cơ sở chủng tộc, màu da, tôn giáo , tình trạng cựu
chiến binh, nguồn gốc quốc gia , tổ tiên, tình trạng mang thai, quan hệ tình dục , giới
tính hay biểu thức, tuổi tác, tình trạng hôn nhân , tâm thần hoặc khuyết tật thể chất ,
điều kiện y tế, khuynh hướng tình dục hay bất cứ đặc điểm khác được bảo vệ bởi pháp
luật. Chúng tôi cũng làm cho tất cả tiện nghi hợp lý để đáp ứng các nghĩa vụ của chúng
tôi theo pháp luật bảo vệ quyền của người tàn tật"
- Chương trình TGIF - Thank God It’s Friday(Ơn Chúa, Thứ Sáu rồi): ở google tất cả
nhân viên đều có thể gửi mail cho ban quản trị. Sau đó, một cuộc họp được tổ chức vào
thứ Sáu hằng tuần- là một trong những sự kiện được mong chờ nhất . Trong cuộc họp
này, người đứng đầu hệ thống sẽ trao đổi với tất cả nhân viên về các vấn đề xảy ra

trong tuần tại Công ty và tất nhiên nhân viên được khuyến khích trao đổi ý kiến về bất
cứ vấn đề gì họ quan tâm.
5. Nhu cầu thể hiện bản thân
Google cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân , nhân viên được đào tạo
và phát triển, được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp
hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Các chương trình cụ
thể đã đc google triển khai như:
- Google Moderator: là một công cụ quản trị sự sáng tạo do các kỹ sư của Google thiết
kế. Các kỹ sư của Google có thể dành 20% thời gian làm việc để nghĩ ra các dự án mới.
Ngoài ra, Google còn thành lập hộp thư sáng tạo, trong đó toàn bộ nhân viên trong
công ty đều có thể đóng góp sáng tạo của mình thông qua hộp thư này. Sau đó, những
sáng kiến này sẽ được bình chọn công khai và những ý kiến sáng tạo nhất được lựa

chọn để tiến hành thực hiện.
- Google thường xuyên tiến hành khảo sát ý kiến của nhân viên về các nhà quản lý của
họ, sau đó sử dụng các thông tin phản hồi này để công khai công nhận các nhà quản lý
giỏi nhất và đưa họ vào danh sách các giảng viên nội bộ hay các tấm gương cho năm
sau. Các nhà quản lý bị đánh giá thấp nhất sẽ được tham gia các chương trình huấn
luyện và hỗ trợ. Khoảng 75% số nhà quản lý tham gia các chương trình đạt được sự
cải thiện nhất định trong hiệu quả làm việc của họ trong vòng một quý.
- Nhân viên Google muốn học một ngôn ngữ mới có thể tham gia miễn phí các lớp tiếng
Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Pháp.
- Google hoàn toàn không phải là một công ty bình thường với một văn phòng bình
thường. Văn phòng làm việc của google thiết kế độc đáo ,sáng tạo, tiện nghi và thay đổi
phù hợp với từng văn phòng ở mỗi quốc gia nhằm kích thích tạo sự thỏa mãn và kích

thích khả năng sáng tạo của từng cá nhân.
- Chính sách khuyến khích nhân viên tham gia cải tiến và hoàn thiện doanh nghiệp:
- Google Universal Ticketing Systems (GUTS): 1 phần mềm được thiết kế để lưu trữ các
vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực. Những vấn đề này sau đó sẽ được xem xét một cách hệ
thống để rút ra các giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, FixIts là một diễn đàn mở 24
tiếng một ngày của google, giúp nhân viên cùng hội ý giải quyết một vấn đề cụ thể.
PHẦN IV: ƯU NHƯỢC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC ĐÓ
1. Ưu điểm
Qua phần các bạn vừa trình bày, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về những thành
công của Google trong việc tạo động lực cho nhân viên.
Theo Fortune 500, 84% nhân viên của Google chọn mức hài lòng cao đối với công việc, đây
là một trong những tỷ lệ khảo sát cao nhất của tạp chí này.

Nhìn chung Google đã tìm hiểu các nhân viên đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu
và hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở bậc đó. Nhìn ở góc độ học thuyết cấp bậc nhu
cầu của maslow thuyết này đưa ra phải thỏa mãn nhu cầu bậc thấp mới tới nhu cầu bậc
cao hơn. Nhưng ở đây công ty đã khắc phục được hạn chế đó thỏa mãn nhiều nhu cầu
khác nhau của mỗi con người. Để đáp ứng 5 nhu cầu đó công ty đã có những chính sách
rất hấp dẫn cái mà người ta vẫn hay gọi là những đãi ngộ như thiên đường từ vật chất
đến tinh thần. Vì những thành công của google trong lĩnh vực này đã quá nổi bật và rõ
ràng nên mình xin chủ yếu tập trung vào phần thứ hai là phần nhược điểm.
2. Nhược điểm
Trong bảng xếp hạng của hãng tư vấn PayScale về tỷ lệ dịch chuyển nhân viên, Google lại
là một trong những công ty đứng đầu: thời gian làm việc trung bình của nhân viên cho
Google chỉ là hơn 1 năm.thời gian trung bình nhân viên cống hiến cho Yahoo đạt 2,4 năm

và Microsoft là 4 hoặc 4.3 năm
Mặc dù Google hầu như luôn thắng trong cuộc chiến dành nhân tài với các đối thủ như
Microsoft và Yahoo, song hãng cũng gặp không ít khó khăn.Trong vòng 2007-2009 các
nhân sự cao cấp của google lần lượt rũ áo ra đi,họ không đầu quân sang những đối thủ
sừng xỏ mà chọn bến đậu mới là những công ty nhỏ thậm chí còn mới thành lập để nhận
mức lương thấp hơn nhiều so với khi họ đang ở google.
Larry Brilliant là giám đốc google.org được xếp trong danh sách 100 nhân vật có sức ảnh
hưởng đến thế giới năm 2008 do tạp chí times bình chọn. Tuy nhiên đến tháng 4/2009 thì
ông chuyển sang làm giám đốc quỹ skoll foundation. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn
cho google. Và nhiều nhân viên kĩ thuật cao cấp khác nữa
Có những nhân viên ra đi nuôi tham vọng về một thế giới mới do chính mình làm chủ,
Wayne Rosing, một phó giám đốc kỹ thuật trẻ tuổi, cũng từng ra đi để theo đuổi ước mơ về

một thế giới tự trị. Evan Williams, nhà sáng lập Blogger, cũng ra đi đồng thời tuyên bố sự
ra đời của một đế chế con.
Hoàng Anh Tuấn sinh năm 1987 từng học đại học ngoại thương, cũng chỉ làm việc ở
google được ba tháng rồi sau đó anh xin nghỉ và quay trở về Việt Nam bởi anh nhận ra,
mỗi người chỉ là một con ốc trong một hệ thống lớn mà thôi” trong khi đó anh lại muốn có
một cái gì đó của riêng mình, để được “làm ông chủ” và “sau thời gian “trăng mật” ở
Google a đã quyết định từ bỏ google thành lập một tổ chức huy động vốn cộng đồng của
riêng mình.
Từ chối lời mời làm việc tại Google - với mức lương 8.000 đôla, chưa kể nhà, xe Nguyễn
Xuân Tài sinh năm 1983 ở vùng quê nghèo của Nghệ An, đã cùng nhóm bạn của mình tự
lập công ty riêng.
Sau đây là một số nguyên nhân được đưa ra để từ đó có thể “phát hiện đúng bệnh mới kê

đơn” chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số sáng kiến để hoàn thiện các công cụ đó:
- Sai lầm trong vấn đề quản lí:
Các chuyên gia thiết kế bị buộc phải tham dự rất nhiều những cuộc họp có nội dung
chẳng lien quan gì đến công việc hay bộ phận của họ. Hậu quả là hầu hết họ phải ở lại
công ty để làm việc ngoài giờ và google gọi đó là chính sách làm việc 120 % thời gian
(tức là 1 tuần nhân viên phải dành thêm một ngày để làm tiếp những công việc, dự án
bỏ dở trong quá khứ). Cuộc họp đó làm họ mất hết cảm hứng và ý tưởng mà họ dự
định áp dụng trong công việc mà đó lại là yếu tố quan trọng hàng đầu của những
người thiết kế. Theo tiết lộ của những ng ra đi họ muốn dừng chân ở những công ty
nhỏ hoặc mới để khỏi tốn năng lượng vào nhưng việc vô bổ. Đây là những thiếu sót
trong việc thảo mãn nhu cầu tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện
- Lãnh đạo cấp cao quá ba phải:

Chuyên gia Doug Bownman người đã bỏ google sang Twitter nhiều khi những người
có trách nhiệm ở gg ko thể quyết định đc việc họ nên dung màu xanh nào cho sản
phẩm sắp tới và cuối cùng họ phải mang cả 41 mẫu màu xanh ra thử nghiệm để quyết
định dùng cái nào. Ở google các chuyên gia thiết kế phải làm việc theo kiểu thiết kế
theo ý định hội đồng, họ cho phép các nhà thiết kế được đưa ra ý tưởng của mình cũng
như đấu tranh để bảo vệ ý tưởng đó nhưnghọ vẫn là người có quyền quyếtđinh cuối
cùng. Có thể ảnh hưởng tới nhu cầu tôn trọng của nhân viên
- Môi trường làm việc:
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi gg bị phàn nàn về môi trường làm việc nhưng thực
chất đại gia tìm kiếm này đang mắc sai lầm trong việc bố trí không gian làm việc của
các bộ phận cũng như trả giá cho sự phát triển quá nhanh trong một thời gian ngắn,
tại trụ sở chính của họ chỉ có hai bộ phận tìm kiếm và quảng cáo. Những bộ phận khác

bao gồm cả bộ phận thiết kế trải nghiệm người dùng lại nằm rải rác thậm chí là cách
xa nhau hàng chục km. Ở góc độ kinh doanh điều đó gần như không có sự ảnh hưởng
nhưng ở góc độ quản lí nhân sự đó là một sai lầm. Adam Howell một chuyên gia thiết
kế và phát triển các dịch vụ trên nền web tâm sự nhiều lúc những ng làm thiết kế như
chúng tôi rât hoang mang chỉ trong vòng 2 năm tôi ở bộ phận thiết kế trải nghiệm
người dùng bộ phận này đã phải chuyển nơi làm việc tới 4 lần và cũng trong từng đó
năm tôi phải làm việc tới 4 đời quản lí khác nhau. Trong khi những vấn đề cũ còn chưa
đc giải quyết thì người mới về lại đặt ra cho chúng tôi những vấn đề mới và thực tình
tôi chẳng biết “bơi” thế nào trong mớ rắc rối này. Những lo lắng này sẽ ảnh hưởng lớn
tới khả năng làm việc tốt của nhân viên ảnh hưởng tới nhu cầu an toàn của nhân viên
- Rất khó để thăng tiến:
Theo lời nhận xét của một người trên Glassdoor thì phải mất đến 15 năm để được lên

chức quản lý cấp cao tại Google. Nếu lời nhận xét này là sự thật thì hiện tại Google
không ai có thể giữ chức quản lý cấp cao được, vì Google chỉ mới được thành lập vào
năm 2008, đến nay cũng chỉ mới 14 năm. Dù nhận xét hơi có hơi phóng đại lên một
chút, song nó cũng đúng phần nào với thực trạng tại công ty luôn có sự phân cấp giữa
nhân viên cũ làm việc lâu năm với những nhân viên mới vào. Để đối phó với điều này,
bạn chỉ có cách là tham gia vào nhiều dự án để học hỏi thêm kinh nghiệm, và xem
Google là một nấc thang trong sự nghiệp, trước khi chuyển sang một công ty khác.
Như vậy nhu cầu tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện đã không được thỏa mãn hoàn
toàn
- Sự tăng trưởng quá mạnh về số lượng nhân viên:
Sẽ khá dễ để quản lí một công ty có 100 nhân viên.Nhưng sẽ là khó khăn không tưởng
khi có tới 10.000 hay 100.000 nhân viên.Việc tuyển dụng quá ồ ạt khiến nhiều kỹ sư,

sau tất cả các lý do, thì họ không thích làm việc cho công ty lớn này nữa bởi sự cồng
kềnh và bởi các phát kiến phải trình lên đủ cấp lãnh đạo mới thành hiện thực. Điều đó
đã làm cho việc đáp ứng nhu cầu tự hoàn thiện của nhân viên bị hạn chế
PHẦN V: MỘT SỐ SÁNG KIẾN
Xây dựng hệ thống phản hồi
Xây dựng hệ thống phản hồi, giúp nhân viên đưa ra ý kiến của mình về môi trường làm việc.
Đồng thời có bộ phận chuyên trách tiếp nhận và tiến hành khắc phục một cách có chu kỳ. Xây
dựng chương trình phỏng vấn ý kiến nhân sự của những người đã ra rời đi, từ đó thấy được
những yếu điểm cần khắc phục của công ty. Điều này khá cần thiết và hợp lý trong thời điểm
hiện tại.
Quy hoạch không gian làm việc
Cần quy hoạch trước không gian làm việc cho các bộ phận, để kịp thời đáp ứng với nhu cầu

phát triển. Việc các vị trí làm việc liên quan đến nhau nhưng lại đặt rải rác và các bộ phận này
phải thuyên chuyển quá nhiều nơi trong một thời gian ngắn là một trong những lý do gây ra
tâm lý mệt mỏi, làm hạn chế sự sáng tạo của nhân viên. Google nên đặt các bộ phận có chức
năng hỗ trợ cho nhau tại cùng 1 trụ sở. Google đã thiết kế các không gian làm việc quá cầu kỳ
như những chiếc ghế ngồi hình con thuyền, phòng họp được cách điệu quá mức. Điều này là
không cần thiết và chỉ thích hợp cho những không gian vui chơi giải trí. Do đó các không gian
làm việc tưởng chừng như quá lý tưởng bước đầu có tác dụng kích thích sáng tạo nhưng càng
về sau càng làm rối mắt và càng làm nhân viên mệt mỏi. Do đó cần phải những điều chỉnh hợp
lý hơn
Cải thiện về nhân sự
- Hạn chế sự tuyển dụng ồ ạt và tràn lan. Thay vào đó sẽ đẩy mạnh hơn việc xây dựng một
đội ngũ nhân viên vững chắc cho tất cả các bộ phận.

- Tăng sự ủy quyền cho nhân viên hơn nữa. Để cho nhân viên tự quyết những vấn đề liên
quan trong công việc của họ. điều này khiến họ thấy được tin tưởng và trọng dụng hơn.
Họ sẽ cống hiến hết mình cho công ty. Không nên đưa những lãnh đạo chỉ chuyên về quản
lý, không có chuyên môn vào các quyết định mang tính chuyên môn của từng bộ phận như
thiết kế, đồ họa sản phẩm…
- Các nhân viên của họ cần có thời gian làm việc hợp lý và linh hoạt hơn. Ví dụ: không ép
nhân viên tham gia các buổi họp mà không liên quan, không hỗ trợ gì cho công việc của
họ. Ngoài ra công việc thuộc lĩnh vực sáng tạo không nên chỉ bó buộc trong văn phòng mà
nên tạo cho họ có thời gian đi thực tế, đi trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn
Quan tâm hơn đến văn hóa công sở
Ngoài việc xây dựng một chính sách nhân sự hợp lý còn phải chú trọng phát triển văn hóa
doanh nghiệp, đó là giá trị cốt lõi để có thể giữ chân nhân tài. Hiện nay văn hóa công sở của

google được khen là khá độc đáo tuy nhiên với tốc độ phát triển chóng mặt google cần quan
tâm hơn nữa đến văn hóa công sở. Ngoài ra với nhân viên mới vào công ty cần tạo điều kiện
tốt nhất để họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường văn hóa cống sở.

×