Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Đa Dạng Sinh Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 35 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÀI THẢO LUẬN
Môn: Đa Dạng Sinh Học
GV: Nguyễn Tiến Đông
Sinh Viên: Đào Thị Toản
Lớp: K7 QLMT – B
CHỦ ĐỀ: NÊU HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ
TÌNH TRẠNG SUY THOÁI ĐA DẠNG
SINH HỌC Ở VIỆT NAM.
NỘI DUNG
I. Khái quát về đa dạng sinh học ở Việt
Nam hiện nay.
II. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học.
III. Suy thoái đa dạng sinh học.
1. khái niệm.
2. Mức độ suy giảm ĐDSH hiện nay.
3. Nguyên nhân dẫn đến suy giảm ĐDSH
IV. Biện pháp giảm suy thoái ĐDSH.
I. Khái quát về ĐDSH ở Việt Nam hiện nay.
Theo Công ước đa dạng sinh học 1992: Đa dạng
sinh học (ĐDSH) là sự phong phú của mọi cơ thể
sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái
trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh
thái mà chúng tạo nên. ĐDSH bao gồm sự đa
dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là
đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các
hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái).
HST trên cạn
HST biển


Khu đất ngập nước ở
vườn quốc gia Tràm
Chim
Vùng đất ngập nước ven
biển cửa sông Hồng
HST đất ngập nước
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã
hội, mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam có
nhiều thay đổi theo thời gian.
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí
địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa hình, kiểu đất,
cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa
các miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để
giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần
loài, phong phú về số lượng.
Đa dạng sinh học
=> Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới về đa dạng
sinh học (ĐDSH), với hệ sinh thái bao gồm
11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và
khoảng 3.000 loài vi sinh vật… Tuy nhiên, cũng
như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải
đối mặt với tình trạng suy giảm trầm trọng các hệ
sinh thái giàu ĐDSH.
II. Tầm quan trọng của ĐDSH.
Đa dạng sinh học không những cung cấp trực
tiếp những phúc lợi cho xã hội như: lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng,
năng lượng, mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh
vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công

nghiệp, y tế, du lịch…
Tuy nhiên do nhận thức của con người chưa tốt
mà đã quá lạm dụng sức mạnh của mình để tác
động vào môi trường tự nhiên, làm cho Suy thoái
đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh
thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống
của con người, đe dọa sự phát triển bền vững
của trái đất.
Ngày săn cá voi truyền
thống của người dân
đảo Faroe, Đan Mạch.
Voi rừng bị giết lấy ngà
Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung
cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu…
Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng
đến an ninh lương thực làm cho con người phải
đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn
gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng
loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống
của con người.
III. Suy Thoái Đa Dạng Sinh Học
Suy thoái ĐDSH có thể hiểu là sự suy giảm tính
đa dạng, bao gồm sự suy giảm loài, nguồn gen
và hệ sinh thái. Từ đó làm suy giảm giá trị, chức
năng của đa dạng sinh học. Được thể hiện ở các
mặt:
+) HST bị biến đổi.
+) Mất loài.
+) Mất ( giảm ) đa dạng di truyền.

1. Khái niệm
2. Mức Độ Suy Giảm ĐDSH Hiện Nay.
Đa dạng sinh học đang bị suy giảm với tốc độ
nhanh hơn hẳn so với bất kỳ thời kỳ nào kể từ khi
loài khủng long bị tuyệt diệt cách đây khoảng 65
triệu năm. Người ta cho rằng trong các rừng nhiệt
đới luôn chứa đựng sự tuyệt chủng.
Có khoảng 10 triệu loài sống trên trái đất, theo
ước lượng chính xác nhất, và rừng nhiệt đới có
từ 50 đến 90% tổng số. Khoảng 17 triệu hecta
rừng nhiệt đới, một diện tích gấp 4 lần kích cỡ
của Thuỵ Sỹ, đã bị phá huỷ hàng năm.
Các nhà khoa học ước tính là với tốc độ này
khoảng 5 - 10% các loài ở rừng nhiệt đới có thể
phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30
năm nữa.
Các nhà khoa học tính được cứ 5 năm mất
khoảng 1 loài trong 2 triệu loài có trong quá khứ.
Điều này có thể thấp hơn so với thực tế vì các
nhà khoa học đã không tính được sự mất đi của
các loài đặc hữu, Nếu vậy tốc độ tuyệt chủng
cao nhất có thể là 2 loài mỗi năm.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Việt Nam là đất nước có đa dạng
sinh học cao, với hơn 95 kiểu hệ sinh thái, hàng
chục loài thực vật, hàng trăm loài động vật, nhiều
loài vi sinh vật trên cạn và dưới nước. Tuy nhiên,
các hệ sinh thái, các giống loài và nguồn gen này
hiện vẫn đang tiếp tục bị suy giảm ở mức báo
động.

Cụ thể, tính đến năm 2012, diện tích rừng
nguyên sinh,chỉ còn 0,57 triệu ha, chủ yếu tập
trung ở các khu rừng phòng hộ và trong các khu
bảo tồn.
Đối với hệ sinh thái biển, kết quả điều tra từ
năm 2004-2007 cho thấy hiện chỉ có 14,4% diện
tích rạng san hô phát triển tốt, còn 44,9 % đang ở
trong tình trạng xấu và rất xấu; diện tích thảm cỏ
biển cũng giảm xuống 40-60%, đặc biệt là ở các
khu vực miền Trung và Nam Bộ.

Đáng lo ngại hơn là tình trạng suy giảm các loài
động vật quý hiếm, do tình trạng săn bắn và
buôn bán động vật trái phép trong những năm
qua.
Theo danh sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm 1996 mới chỉ
có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy
cấp thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 47.
Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa
không cao trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe
dọa ở mức báo động tại Việt Nam như hạc cổ
trắng, voọc, cu li…
chim già sói
Một số loài đã đưa vào Sách Đỏ có nguy cơ tuyệt
chủng rất cao
Vooc mũi hếch
Cu li
Một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Sếu đầu đỏ

Hươu sao
Báo gấm
Gầu ngựa
Tê giác
Vượn đen má vàng
Cùng với đó, nhiều loài thực vật trước đây chỉ ở
mức sắp nguy cấp thì nay đã bị xếp ở mức rất
nguy cấp như hoàng đàn, bách vàng, sâm vũ
diệp, tam thất hoàng.
Về nguồn gen, trong những năm qua, một số
giống cây trồng và vật nuôi đã được kiểm kê,
từng bước được phục hồi, song nhiều loài giống
truyền thống, bản địa cũng dần bị mai một như
lợn ỉ mỡ, lợn cỏ, gà Văn Phú,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×