Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.52 KB, 33 trang )

Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Chương 5.
Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền
vững
Phát triển bền vững và bảo tồn
Phát triển bền vững là sự phát triển mà trong đó các giá
trị kinh tế, môi trường và xã hội luôn luôn tương tác với
nhau trong quá trình quy hoạch; phân bố lợi nhuận công
bằng giữa các tầng lớp trong xã hội và khẳng định các cơ
hội cho sự phát triển kế tiếp, duy trì một cách liên tục
cho các thế hệ mai sau.
Làm sao phát triển được nền kinh tế xã hội trong khi vẫn
có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo tồn là để
liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận
được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ
thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Các xã hội truyền thống và sự đa dạng sinh học
Cộng đồng địa phương và đa dạng sinh học

Có khoảng 5.000 đến 6.000 các cộng đồng truyền thống khác
nhau sống trong hơn 70 quốc gia. Dân số của các cộng đồng này
khoảng 250 triệu người. Hầu hết các cộng đồng này sống trong
các vùng hoang vu hẻo lánh và chủ yếu dựa vào các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Do các vùng hẻo lánh và nguyên sơ thường
giàu có về đa dạng sinh học, mà phần lớn đất đai của các cộng


đồng truyền thống thường đươc chọn làm Vườn Quốc gia hay
các dạng khu bảo vệ khác.

Các xã hội truyền thống sử dụng các phương pháp thủy lợi cổ
điển và gieo trồng tổ hợp các cây trồng đảm bảo đầy đủ khả năng
để nuôi dưỡng một quần thể loài người tương đối lớn mà không
gây tác động có hại gì đáng kể đối với môi trường và các quần
thể sinh học ở xung quanh.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Cộng đồng bản địa
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Cộng đồng địa phương và
đa dạng sinh học
Nhiều xã hội truyền thống có những nguyên tắc đạo đức
bảo tồn rất hiệu quả. Các nguyên tắc này có vai trò rất
quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên
thiên nhiên, đa dạng sinh học. Các nguyên tắc này ăn
sâu vào tiềm thức và cách cư xử của người dân trong
cuộc sống hàng ngày, bao gồm tất các các lĩnh vực của
đời sống như:

Nông nghiệp: sản xuất lương thực, thực phẩm, cất giữ
và chế biến thức ăn, thu lượm, sử dụng, chăn nuôi,...

Sức khoẻ: các loại cây thuốc hoang dại, cách chữa bệnh
cho người và gia súc,...


Quản lý tài nguyên thiên nhiên: săn bắt chim thú, bảo
vệ các nguồn sông suối,...

Tổ chức quản lý: hệ thống tổ chức cộng đồng, luật lệ
truyền thống bản làng,...
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Cộng đồng địa phương và đa dạng sinh học

Người Tukano ở phía Tây Bắc
Brazin sống bằng một loại cây ăn
củ và cá sông; họ có một đức tin
mạnh mẽ và tập quán cấm chặt,
phá rừng ở hai bên bờ thượng
nguồn sông Rio Negro, nơi mà họ
ý thức được rằng đó là nơi quan
trọng để duy trì nguồn cá. Người
Tukano tin rằng các khu rừng này
thuộc về cá và con người không
được chặt phá. Họ cũng tích cực
tạo ra những nơi trú ngụ cho cá và
chỉ cho phép đánh cá trong một
khoảng ít hơn 40% diện tích bề
mặt của sông.
Người Tukano
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế

Cùng với việc duy trì cố định các
ruộng làm nông nghiệp, người da đỏ
Huastec tại vùng đông bắc nước Mỹ
duy trì các khu rừng được quản lý -
trên các khu vực đất dốc, dọc theo
các con sông và ở những vùng khác
xấu hay không phù hợp với sản xuất
nông nghiệp tập trung. Các khu rừng
này chứa đựng hơn 300 loài thực vật,
từ đó con người có thể có được thực
phẩm, gỗ, và các sản phẩm cần thiết
khác. Các nguồn tài nguyên rừng này
cung cấp cho những gia đình người
Huastec lương thực phụ trợ trong thời
gian mùa màng bị thất bát.
Người da đỏ Huastec
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Người dân địa phương và chính quyền
Tại các nước đang phát triển, người dân địa phương thường khai thác các
sản phẩm mà họ cần - kể cả thực phẩm, nhiên liệu và các nguyên liệu xây
dựng - từ môi trường xung quanh.
Khi các vườn quốc gia mới được thành lập hoặc khi người ta tăng cường
kiểm soát trong khu giáp ranh vùng đệm của các khu vườn quốc gia, dân cư
có thể bị cấm không cho tiếp cận tới các nguồn tài nguyên mà họ vẫn
thường sử dụng và thậm chí đôi khi họ đã từng bảo vệ.
Để có thể tồn tại, họ sẽ phá bỏ hàng rào của khu bảo tồn và sẵn sàng chiến
đấu, đụng độ với các cán bộ của khu bảo tồn.
Một hậu quả nữa là việc thành lập vườn quốc gia thường biến những người

dân địa phương trở thành những người săn bắt trộm, mặc dù họ không hề
thay đổi bản chất hay phong cách sống so với trước kia. Tồi tệ hơn, nếu
như người dân địa phương bỗng cảm thấy vườn quốc gia và các nguồn tài
nguyên không bao giờ thuộc về họ nữa mà là sở hữu của chính phủ thì họ
sẽ tranh thủ khai thác một cách không thương tiếc các nguồn tài nguyên của
vườn quốc gia.



Một ví dụ điển
Một ví dụ điển
hình của những
hình của những
cuộc xung đột này
cuộc xung đột này
xuất hiện năm
xuất hiện năm
1989 khi những
1989 khi những
thành viên nóng
thành viên nóng
nảy của bộ tộc
nảy của bộ tộc
Bodo tại Assam,
Bodo tại Assam,
Ấn Độ đã giết chết
Ấn Độ đã giết chết
12 nhân viên của
12 nhân viên của
Vườn Quốc gia

Vườn Quốc gia
Manas và chiếm
Manas và chiếm
lĩnh khu vực vườn
lĩnh khu vực vườn
để làm nơi canh
để làm nơi canh
tác và săn bắt
tác và săn bắt
Bộ tộc Bodo tại Assam, Ấn Độ
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa

Suy thoái tài nguyên thiên nhiên và mất đa dạng sinh học không chỉ đơn
thuần là do nhu cầu phát triển kinh tế, hay do áp lực dân số ngày càng
tăng lên mà còn là vấn đề rất phức tạp liên quan đến lối sống của con
người, phong tục tập quán, thái độ hành vi của từng cá nhân, của cộng
đồng, dân tộc.

Mỗi tộc người có một nền văn hoá và quan niệm riêng về tài nguyên
thiên nhiên. Vì vậy, đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa thường liên
quan với nhau. Việc bảo vệ những nền văn hóa truyền thống đó trong
môi trường tự nhiên của nó sẽ tạo cơ hội để đạt được cả hai mục đích:
bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì đa dạng văn hóa.

Đa dạng văn hóa gắn bó chặt chẽ với đa dạng gen của nhiều loại cây
trồng. Đặc biệt ở khu vực miền núi, những nền văn hóa bị cách biệt bởi
nhân tố địa lý, cho phép phát triển nhiều giống cây bản địa; những cây

trồng này thích ứng với khí hậu, đất và các loài sâu hại địa phương và rất
phù hợp với khẩu vị của dân cư ở đây.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo
tồn và dân địa phương.

Nguyên lý 1. Dân địa phương có những mối liên kết lâu
đời với thiên nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên
nhiên. Người dân bản địa truyền thống thường góp
phần quan trọng vào việc duy trì nhiều hệ sinh thái
nhạy cảm trên trái đất thông qua việc sử dụng bền vững
tài nguyên theo truyền thống và nền văn hoá dựa vào
sự tôn trọng thiên nhiên. Do vậy, sẽ không có những
xung đột gắn liền với mục tiêu của khu vực bảo tồn và
sự hiện diện của những người bản địa truyền thống
trong và ngoài phạm vi khu vực. Hơn nữa, họ sẽ nhận
thấy sự đúng đắn và công bằng của các bên tham gia
trong việc phát triển và thực thi các chiến lược bảo tồn
ảnh hưởng đến đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ
và các nguồn tài nguyên khác của họ và đặc biệt trong
việc thiết lập và quản lý các khu bảo vệ.
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế

Nguyên lý 2. Những thoả thuận giữa các tổ chức
bảo tồn (gồm các cơ quan quản lý khu bảo vệ và
dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập

và quản lý khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng
đầy đủ đối với quyền lợi của người dân bản địa
truyền thống trong việc sử dụng truyền thống và
bền vững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ
và các nguồn tài nguyên khác của họ. Đồng thời,
các thoả thuận như thế cũng sẽ thừa nhận trách
nhiệm của dân bản địa trong việc bảo tồn đa
dạng sinh học, tính thống nhất sinh thái và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa trong các khu
bảo vệ đó.
Một số nguyên lý áp dụng ở các khu
bảo tồn và dân địa phương
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo
tồn và dân địa phương.

Nguyên lý 3. Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham
gia, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập
đến trong tất cả các nội dung đi đôi với lợi ích hai bên của
khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống.

Nguyên lý 4. Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy
đủ và công bằng các lợi ích với khu bảo tồn dựa vào sự
công nhận các quyền hạn của các đối tác hợp pháp.

Nguyên lý 5. Quyền hạn của dân bản địa truyền thống trong
mối liên hệ với khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc
tế do nhiều vùng đất, lãnh thổ, nguồn nước, vùng ven biển

và các tài nguyên khác mà họ sở hữu hay sử dụng vượt
qua biên giới nhiều quốc gia
Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường,
ĐHKH Huế
Một số nghiên cứu điển hình
Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên là rất quan trọng đối với sự sống còn của các cộng
đồng bản địa truyền thống. Trong vòng 15 năm qua, các
cộng đồng truyền thống là những người đóng vai trò quan
trọng trong việc sở hữu và quản lý các vùng cảnh quan
tương đối ít bị xáo động. IUCN (2000) đã nêu ra 11 nghiên
cứu điển hình để minh hoạ các kinh nghiệm trên thế giới
trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu
bảo vệ chồng lên vùng đất đai hay lãnh thổ của các cộng
đồng bản địa.

×