Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Bài giảng luật công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.62 KB, 33 trang )

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG ĐOÀN
Văn Bản:
- Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi 2001).
- Luật công đoàn năm 1990.
- NĐ133/HĐBT ngày 20/4/1991 hướng dẫn thi hành luật CĐ.
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2008.
Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN
Mục tiêu chung của bài: Sinh viên nêu và phân tích được lịch sử phát triển của pháp luật
về CĐ qua các thời kỳ; trình bày được quan điểm của Đảng và nhà nước ta về pháp luật
công đoàn; nêu được khái niệm, nguyên tắc và phạm vi điều chỉnh của LCĐ; phân tích và
đánh giá được những đảm bảo cho hoạt động của công đoàn.
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân,
tầng lớp tri thức và những người lao động trong các thành phần kinh tế, các đơn vị sự
nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội… tự nguyện
lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân
chủ và giầu mạnh theo con đường XHCN; động viên công nhân, viên chức và lao động đi
đầu trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa đất nước nhằm mục tiêu “độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”.
Để pháp huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo
hành lang pháp lý cho CĐ tổ chức và hoạt động cũng như đảm bảo quyền dân chủ và lợi
ích của người lao động, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật về Công đoàn. Kể từ
ngày Công đoàn Việt Nam được thành lập đến nay, lịch sử phát triển của pháp luật về
Công đoàn Việt Nam đã thể hiện như sau:
1. Từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1954.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, công đoàn là tổ chức được thành lập sớm nhất so
với các tổ chức chính trị - xã hội khác (được thành lập ngày 28/7/1929). Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, từ khi thành lập đến nay, công đoàn luôn tập hợp được đông đảo đội ngũ công
nhân lao động, đội ngũ trí thức, từng bước khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong
tiến trình bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước. Vì vậy công đoàn luôn được Nhà nước


quan tâm, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chức năng trong đó chức năng trọng tâm là
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
- Sau khi Nhà nước Dân chủ nhân dân ra đời, quyền tự do dân chủ của nhân dân
được tuyên bố trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) và được quy định trong bản Hiến
pháp đầu tiên của nước VNDCCH năm 1946 (một trong những quyền tự do dân chủ đó là
quyền tự do lập hội).
- Trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947 về việc quy định những sự
giao dịch về việc làm công, giữa các chủ nhân người Việt nam hay người ngoại quốc và
các công nhân Việt nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà
làm nghề tự do. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên có đề cập các quyền của người lao
động và của Công đoàn Việt Nam. Sắc lệnh gồm có 22 điều về quyền công đoàn, quy
định người lao động Việt Nam có quyền thành lập tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền
lợi cho mình. Điều 151 đã đưa ra khái niệm về Công đoàn Việt Nam: “Công đoàn là
những đoàn thể lập ra mục đích để bảo vệ quyền lợi của công nhân về phương diện nghề
nghiệp”. “Chỉ những người trong nghề mới được vào công đoàn nghề ấy” (Điều 156). Và
“Công đoàn có pháp nhân tư cách, có thể đối tụng trước toà án hay đứng nguyên đơn mỗi
khi có việc gì xảy ra làm tổn hại gián tiếp hay trực tiếp đến quyền lợi chung của nghề
nghiệp mà công đoàn đứng thay mặt.” (Điều 159). Do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, việc
thực hiện Sắc lệnh 29/SL còn nhiều hạn chế.
(Chương thứ 8
VIỆC LẬP ĐOÀN THỂ CÔNG NHÂN
TIẾT THỨ NHẤT
CÔNG ĐOÀN
A- MỤC ĐÍCH VÀ CÁCH THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN
Điều thứ 151
Công đoàn là những đoàn thể lập ra mục đích để bảo vệ quyền lợi của công nhân về phương
diện nghề nghiệp.
Điều thứ 152
Những người sáng lập công đoàn phải khai rõ tên tuổi, nghề nghiệp và chỗ ở của mình và của

những người sẽ tham dự vào việc điều khiển hay quản lý công đoàn, và phải nộp bản điều lệ của công
đoàn tại:
1- Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố nơi công đoàn đặt hội sở;
2- Phòng lục sự toà án tỉnh;
3- Ty Lao động tỉnh.
Điều thứ 153
Sẽ nộp những giấy tờ nói trên cho Chủ tịch Uỷ ban hành chính và vị này có nhiệm vụ phát biên
lai.
Mỗi khi có sự thay đổi điều lệ hay nhân viên ban quản trị thì những người thay mặt hội phải
khai sự thay đổi ấy với các cơ quan nói trên trong hạn nhiều nhất là 5 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
Điều thứ 154
Những người tham dự vào ban quản trị phải có đủ điều kiện sau đây:
1- Có quốc tịch Việt Nam,
2- Phải là đoàn viên,
3- Phải có đủ quyền về dân luật.
Điều thứ 155
Đàn bà có quyền vào công đoàn và có quyền tham dự vào ban quản trị.
Người vị thành niên từ 16 tuổi trở lên tính theo dương lịch được phép vào công đoàn, nhưng
không được tham dự vào ban quản trị.
Điều thứ 156
Chỉ những người ở trong nghề mới được vào công đoàn nghề ấy, khi đã vào công đoàn được ít
nhất là một năm, thì dầu có thôi không làm nghề cũ vẫn có thể ở trong công đoàn.
Điều thứ 157
Công đoàn không có quyền bắt buộc ai vào tổ chức, nhưng có quyền nhận hay từ chối đoàn viên
theo điều lệ riêng của mình. Công đoàn không có thể bắt buộc đoàn viên phải ở trong đoàn một cách
vĩnh viễn, nhưng có quyền bắt người xin ra phải nộp tiền nguyệt phí trong một hạn nhiều nhất là 6
tháng kể từ ngày xin ra.
Điều thứ 158
Khi nào vì một cớ gì mà giải tán thì của cải của công đoàn không được đem chia cho đoàn viên,
mà phải đem sử dụng theo điều kiện định trong điều lệ. Không nữa thì phải chuyển sang cho một cơ

quan cứu tế do Bộ Lao động ấn định.
B- PHÁP NHÂN TƯ CÁCH CỦA CÔNG ĐOÀN
Điều thứ 159
Công đoàn có pháp nhân tư cách, có thể đối tụng trước toà án hay đứng nguyên đơn mỗi khi có
việc gì xảy ra làm tổn hại gián tiếp hay trực tiếp đến quyền lợi chung của nghề nghiệp mà công đoàn
đứng thay mặt.
Điều thứ 160
Công đoàn có quyền thay mặt công nhân trong đoàn mình trước Toà án.
Điều thứ 161
Công đoàn có thể mua hay nhận không cần xin phép, các động sản và bất động sản.
Điều thứ 162
Công đoàn được tự do sáng lập và quản trị những phòng tìm việc và cung cấp nhân công. Công
đoàn được tự do sáng lập, quản trị hay giúp đỡ những công cuộc có tính cách nghề nghiệp, như quỹ
tương tế, phòng thí nghiệm, trường dạy về khoa học, canh nông, xã hội, hay lớp dạy nghề.
Điều thứ 163
Công đoàn ??? do bác sỹ hay y sỹ của công đoàn điều khiển và cho giấy chứng nhận bệnh tật
của đoàn viên.
Điều thứ 164
Công đoàn có thể sáng lập hay giúp đỡ những hợp tác xã tiêu thụ sản xuất.
Điều thứ 165
Các cơ quan của Chính phủ có thể hỏi ý kiến công đoàn về việc định giá sinh hoạt, định giá
nhân công và mọi vấn đề có liên can đến nghề nghiệp mà công đoàn đứng thay mặt.
Điều thứ 166
Những hội viên xin ra công đoàn vẫn có thể là những hội viên của các hội tương tế, mà họ đã
đóng góp.
C- LIÊN ĐOÀN
Điều thứ 167
Những công đoàn đã thành lập theo những điều trên này có thể liên kết với nhau để lập những
liên đoàn hay tổng liên đoàn.
Điều thứ 168

Những khoản nói trong những Điều từ 151 đến 158 trên này sẽ thi hành cho liên đoàn cùng
những người đứng quản lý.
Trong điều lệ mỗi liên đoàn phải định rõ danh hiệu và hội sở của liên đoàn và cách thức bầu cử
ban quản trị của liên đoàn.
Điều thứ 169
Sau khi thnh lp, liờn on hay tng liờn on cng c hng quyn hn nh trong nhng
iu t 159 n 166 trờn õy.
D- LINH TINH
iu th 170
Nhng ngi sỏng lp hay qun lý cụng on v liờn on khụng theo ỳng nhng iu 151 n
158 cựng nhng iu 167, 168 trờn õy, hoc l c ý khai gian, cú th b pht tự 1 n 6 thỏng ỏn treo
v pht bc t 15 n 1.000 .
Nu tỏi phm, To ỏn s pht tự.
iu th 171
Nu cụng on hnh ng trỏi vi iu l cụng on, trỏi vi nhng iu khon trong chng
ny, hay cú nhng hnh vi tn hi n nn Dõn ch cng ho ca nc Vit Nam thỡ Bin lý ni hi s
cú quyn xin to gii tỏn cụng on hay liờn on v tch thu ca ci ca nhng hi y cp cho mt
c quan cu t do B Lao ng n nh.
Tr nhng ngi trong ban qun tr cú th b truy t theo phỏp lut, nhng ngi trong cụng
on hay liờn on ó b gii tỏn vn gi quyn t do lp cụng on khỏc hp theo phỏp lut.)
- Tip theo ú, Chớnh ph ban hnh Sc lnh s 118-SL ngy 18/10/1949 v vic
lp cỏc U ban xớ nghip ti nhng xớ nghip quc gia Vit nam, theo ú cho phộp cụng
nhõn cỏc xớ nghip quc gia quyn c y ban xớ nghip qun lý xớ nghip ca quc
gia bờn cnh t chc Cụng on xớ nghip.
- Chớnh ph ban hnh Sc lnh s 76-SL ngy 20/5/1050 v vic ban hnh Quy ch
Cụng chc, trong ú quy nh Cụng chc cú quyn Gia nhp cụng on (iu 3).
- Sc lnh 77-SL ngy 22 thỏng 05 nm 1950 quy nh quyn lm vic, tin lng
cho cụng chc v cụng nhõn giỳp vic Chớnh ph, trong ú quy nh quyn i din cụng
on trong xớ nghip, c quan nh nc tham gia cỏc Hi ng ca n v bo v
quyn li cho ngi lao ng. iu 15, Sc lnh s 77-SL quy nh: Hi ng thng

thng gm cú:
- i din ca B trng B qun tr Ch to.
- 1 i din ca c quan qun c Hi viờn,
- 3 i biu cụng nhõn (cú th l i biu U ban xớ nghip hay i biu cụng on)
Hi viờn.
Nh vy, ngay t khi Nh nc dõn ch nhõn dõn c thnh lp, vi nhng quy
nh th hin trong cỏc vn bn trờn ó chng t mc dự Nh nc Vit nam dõn ch
Cng hũa cũn non tr, nhng ng v Nh nc ta ó nhn thc rừ vai trũ ca cụng on
trong i sng xó hi, vỡ vy Nh nc, bng phỏp lut bc u ó quy nh cho cụng
on cú quyn bo v quyn li ca ngi lao ng.
2. Từ năm 1957 đến năm 1975.
- Sau khi miền Bắc đợc giải phóng, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lợc là xây dựng
miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, ngày 14/9/1957, Quốc Hội khóa I đã
thông qua Luật Công đoàn đầu tiên ở nớc ta. Luật công đoàn 1957, ban hnh trờn c s
Hin phỏp 1946, đợc Chủ tịch nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh công bố số
108/SL/L10 ngày 5/11/1957. Sau khi có Luật Công đoàn, Thủ tớng Chính phủ ban hành
Nghị định số 188/TTg ngày 9/4/1958 quy định chi tiết thi hành Luật Công đoàn. Luật
Công đoàn 1957 là thắng lợi chính trị to lớn của giai cấp công nhân thời kỳ đó. Nó tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động của Công đoàn từ năm 1958 đến đầu
năm 1990.
Luật Công đoàn 1957 gồm 4 chơng, 22 điều.
+ Chng 1 (t iu 1 - iu 3) l nhng iu khon chung, trong đó khái niệm về
Công đoàn c phát triển đầy đủ hơn so với khái niệm Công đoàn trong Sắc lệnh 29-SL:
Công đoàn là tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân tự nguyện lập ra. Tất cả
những ngời lao động chân tay và trí óc làm công ăn lơng, đều có quyền gia nhập Công
đoàn (Điều 1, Luật Công đoàn năm 1957). Nh vy, theo Sc lnh s 29, Cụng on ch
úng vai trũ bo v quyn li ca cụng nhõn v phng din ngh nghip, nhng theo
khỏi nim Cụng on Ti LC 1957, vai trũ ca Cụng on c m rng, khụng ch l
t chc ca cụng nhõn m l t chc ca mi ngi lao ng lm cụng n lng, t lao
ng chõn tay n lao ng trớ úc (c cỏn b cụng chc) v cụng on khụng ch dng li

vic bo v quyn li ca cụng nhõn v phng din ngh nghip m i din v bo
v ngi lao ng mt cỏch ton din, trờn mi phng din (c v ngh nghip, sc
khe, tớnh mng, i sng vt cht v tinh thn cho ngi lao ng).
+ Chng 2 (t iu 4 - iu 12) quy nh nhim v quyn li ca Cụng on trong
cỏc c quan, xớ nghip nh nc, trong xớ nghip t doanh, theo ú, quy nh cỏc nhim
v ca Cụng on gn vi mc tiờu chung ca t nc l cng c v phỏt trin thng
li ca cỏch mng, bo v quyn li cn bn ca cụng nhõn gm: giỏo dc, on kt
ngi lao ng thc hin chớnh sỏch, phỏp lut nh nc, phỏt huy tinh thn yờu nc,
nõng cao giỏc ng XHCN, bo v quyn li ca ngi lao ng, ũi lp li quan h bỡnh
thng Bc - Nam, thc hin thng nht nc nh, nõng cao tinh thn quc t vụ sn;
quy định quyền công đoàn thay mặt cho công nhân viên chức tham gia các hội nghị của
cơ quan nhà nớc, của ban lãnh đạo xí nghiệp khi bàn về vic xõy dng v thực hiện kế
hoạch Nhà nớc, bn v các chính sách, chế độ có liên quan đến quyền lợi của công nhân
viên chức, bảo vệ quyền lợi của công nhân viên chức trớc Tòa án.
+ Chng 3 (t iu 13 - iu 19) v cụng on c s, trong ú quy định cụ thể về
điều kiện đảm bảo cho Công đoàn c s hoạt động, nh về tiền lơng của cán bộ công đoàn,
thời giờ hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở v phng thc hot ng cụng on
(Chớnh ph n nh s lng cỏn b cụng on chuyờn trỏch, s thỡ gi lm cụng tỏc cụng on
trong gi lm vic cho y viờn BCHC; tin lng cỏn b C chuyờn trỏch do qu C chi tr nh mc
lng hng khi tham gia sn xut hoc lm cụng tỏc chuyờn mụn v cỏc quyn li khỏc c hng
ging vi mi ngi lao ng v do c quan, trng hc, xớ nghip nh nc v t nhõn chi tr. Khi
thụi chuyờn trỏch cụng tỏc cụng on, cỏn b ú tr li lm cụng tỏc chuyờn mụn, lng thỡ do xớ
nghip Nh nc, c quan, trng hc, ch xớ nghip t bn t doanh i th. Khi cú nhng cỏn b,
on viờn cụng on c c i hc, i hp do Cụng on cp trờn triu tp, thỡ Cụng on c s
thng lng vi giỏm c xớ nghip Nh nc, th trng c quan, trng hc, ch xớ nghip t bn
t doanh gii quyt. Tin lng v nhng quyn li khỏc ca cỏn b, on viờn cụng on c c
i hc, i hp do qu cụng on i th. Khi tr v lm vic cỏn b v on viờn ú vn c hng
nhng quyn li nh trc. Nhng cuc hi ngh ca cụng on u hp ngoi gi lm vic. Trng
hp tht cn thit mun hp trong gi lm vic cn c s tho thun ca giỏm c xớ nghip Nh
nc, th trng c quan, trng hc, ch xớ nghip t bn t doanh. Giỏm c xớ nghip Nh nc,

ch xớ nghip t bn t doanh khi tuyn dng ngi lm cụng hoc cho ngi lm cụng thụi vic, phi
bỏo cho Ban Chp hnh Cụng on c s bit. Trng hp tuyn dng hay cho thụi vic trỏi vi chớnh
sỏch v lut l ca Chớnh ph, hoc trỏi vi hp ng ó ký kt, Ban Chp hnh Cụng on c s cú
quyn can thip v yờu cu xột li. Mi khi Cụng on c s bu Ban Chp hnh Cụng on thỡ bỏo
danh sỏch cỏc u viờn trong Ban Chp hnh cho giỏm c xớ nghip Nh nc, c quan, trng hc,
ch xớ nghip t bn t doanh bit t quan h cụng tỏc).
+ Chng 4 (t 20 21) quy nh v qu cụng on.
Luật công đoàn năm 1975, là một sự kiện quan trọng đánh giá sự tiến bộ của pháp
luật Việt Nam, là chứng minh thể hiện sự quan tâm của Nhà nớc đối với tổ chức Công
đoàn Việt Nam, và cơ sở pháp lý để tổ chức Công đoàn thực hiện chức năng của mình, là
bằng chứng để Công đoàn tự bảo vệ mình, là điều kiện của Công đoàn thu hút ngời lao
động gia nhập tổ chức Công đoàn, là căn cứ pháp lý để công đoàn hoạt động góp phần
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lợc của Đảng và Nhà nớc đề ra.
Tuy nhiên, do nằm trong khuụn khổ của của cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của thời
kỳ hành chính bao cấp nên địa vị pháp lý của Công đoàn của thời kỳ này còn chung
chung, mang nặng tính hình thức(6 - 12), mt s quy nh khụng kh thi (15 - 18).
3. T nm 1975 n nay.
T nm 1975 n nm 1990, t nc ta tri qua nhiu chng ng lch s quan
trng. Sau khi thng nht t nc, cỏch mng Vit Nam chuyn sang giai on mi,
phong tro Cụng on th gii cú nhng phỏt trin v nhng ũi hi mi, nht l khi t
nc bc vo nn kinh t th trng, thc hin cụng cuc i mi do ng xng,
Hin phỏp nm 1980 ra i ó dnh hn iu 10 ghi nhn v trớ, vai trũ ca Cụng on,
Lut Cụng on nm 1957 khụng cũn phự hp vi thc tin ó t ra yờu cu cn phi
b sung, sa i Lut Cụng on nm 1957.
- Lut Cụng on nm 1990 c Quc hi khúa VII, k hp th 7 thụng qua ngy
30/6/1990, l s phỏt trin mt bc cao hn Lut Cụng on 1957. Vi cỏch nhỡn i
mi v v trớ, vai trũ ca t chc Cụng on trong giai on hin nay, Lut Cụng on
nm 1990, iu 1, khon 1, ó xỏc nh: Cụng on l t chc chớnh tr - xó hi rng
ln ca giai cp cụng nhõn v ca ngi lao ng Vit Nam (gi chung l ngi lao
ng) t nguyn lp ra di s lónh o ca ng Cng sn Vit Nam; l thnh viờn

trong h thng chớnh tr ca xó hi Vit Nam; l trng hc ch ngha xó hi ca ngi
lao ng. Nh vy, so vi khỏi nim cụng on trong lut cụng on 1957, khỏi nim
Cụng on trong Lut C 1990 ó cho thy nh nc thụng qua phỏp lut xỏc nhn v
trớ, vai trũ v chc nng ca t chc Cụng on, m ht nhõn ca Cụng on l on viờn
cụng on. on viờn cụng on l: Nhng ngi lao ng Vit Nam lm vic trong cỏc
n v sn xut kinh doanh thuc cỏc thnh phn kinh t, xớ nghip cú vn u t nc
ngoi, n v s nghip, c quan nh nc, t chc xó hi u cú quyn thnh lp v gia
nhp cụng on trong khuụn kh iu l Cụng on Viờt Nam (khon 2, iu 1, Lut
Cụng on nm 1990). ng thi Lut Cụng on nm 1990 cng xỏc nh: "Cụng on
i din v bo v cỏc quyn, li ớch hp phỏp chớnh ỏng ca ngi lao ng; cú trỏch
nhim tham gia vi Nh nc phỏt trin sn xut, gii quyt vic lm, ci thin i sng
vt cht, tinh thn cho ngi lao ng". (Khon 1 iu 2 Lut Lao ng 1990).
Như vậy, so với luật công đoàn năm 1957 thì Luật Công đoàn năm 1990 đã có quy
định toàn diện hơn, cụ thể hơn về địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn - công đoàn là tổ
chức chính trị - xã hội - tổ chức mang trong mình 2 tính chất: tính giai cấp và tính quần
chúng.
Công đoàn mang tính chất của giai cấp công nhân - giai cấp được Đảng và Bác Hồ truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin sớm nhất, được giác ngộ cách mạng sớm nhất và trở thành giai
cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giai cấp công nhân chính là cơ sở hình thành nên tổ
chức công đoàn. Công đoàn ra đời để đại diện, bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân.
Công đoàn với tư cách là tổ chức của giai cấp công nhân nên công đoàn nằm trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam.
Công đoàn mang trong mình tính chất quần chúng bởi công đoàn là tổ chức liên
kết, tập hợp rộng rãi công nhân lao động, người lao động tự nguyện vào tổ chức công
đoàn, được công đoàn tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng, ý thức
chính trị; hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước để chấp hành cho tốt; đồng thời cũng biết
được chính sách để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Công đoàn vừa là trường học vừa là
hình thức tổ chức quần chúng của công nhân lao động.
Luật Công đoàn năm 1990 ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giai đoạn đất nước
chuyển từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước, là sự đóng góp hoàn chỉnh cho hệ thống pháp luật của Nhà nước; phát
triển quyền dân chủ của người lao động trong sự nghiệp đổi mới đất nước; nâng cao về
chất lượng, vị trí pháp lý của tổ chức Công đoàn trong nền kinh tế thị trường. Cùng với
Bộ luật Lao động, Luật công đoàn đã tạo thêm những điều kiện mới để công đoàn phát
triển mạnh mẽ về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động trong thời kỳ mới, là chỗ dựa
vững chắc của cơ quan nhà nước và đáp ứng sự đòi hỏi của người lao động.
Luật Công đoàn năm 1990, so với Luật Công đoàn năm 1957 có nhiều điểm khác
nhau và cụ thể, kỹ thuật luật pháp có phát triển cao hơn, như: Quy định rõ, đầy đủ hơn về
vị trí, chức năng của Công đoàn, đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất của Luật Công
đoàn năm 1990; quy định rõ hơn về quyền và trách nhiệm của công đoàn trên nhiều lĩnh
vực hoạt động và quan hệ giữa Công đoàn với các thủ trưởng cơ quan nhà nước, người
đứng đầu doanh nghiệp. Ngày 20/4/1991, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số
133/HĐBT hướng dẫn thi hành luật CĐ.
II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN
VIỆT NAM
1. Công đoàn Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Theo Điều 1, khoản 1, Luật Công đoàn năm 1990 quy định: Công đoàn là tổ chức
chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện
lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam… Quy định đó dựa trên quá trình
lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Công đoàn Việt Nam; là quan hệ
tất yếu khách quan trong hoạt động của Công đoàn. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là
lãnh đạo thành công, thực sự tập hợp, tổ chức và lãnh đạo quần chúng làm cách mạng.
Điều đó được đánh giá trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng: “Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc
địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã
hội chủ nghĩa có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực
và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm
chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại
đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh

đạo”.
Mối quan hệ lãnh đạo của Đảng với Công đoàn thể hiện ngay ở vị trí của Công đoàn
trong hệ thống chính trị - xã hội. Công đoàn là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn
luyện người lao động làm chỗ dựa vững chắc của Đảng để Đảng thực hiện thắng lợi
đường lối của mình. Mặt khác, Đảng là chủ thể lãnh đạo hệ thống chính trị - xã hội, vạch
ra đường lối chủ trương phát triển của đất nước, định hướng chính trị cho cả hệ thống,
song Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của các thành viên trong hệ thống, trong
đó có tổ chức Công đoàn. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta chuyền dần
sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, có mở rộng liên kết, liên doanh với các
tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, thì mục tiêu chung do Đảng đề ra là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Mục tiêu đó được Điều lệ Công đoàn Việt Nam thừa nhận.
Như vậy, Công đoàn và Đảng đều có chung giai cấp công nhân, chung mục tiêu, đều
là thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội, tuy có vị trí khác nhau, nhưng có sự ảnh
hưởng trực tiếp đến nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do đó pháp luật
quy định tổ chức Công đoàn do người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều tất yếu khách quan.
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công phải phát triển nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
Đất nước ta đang ở chặng đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành
công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, bản chất của Nhà nước là Nhà
nước dân chủ, phải tôn trọng quyền dân chủ của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị - xã
hội, trong đó có Công đoàn Việt Nam. Luật Công đoàn nâng cao quyền dân chủ của
người lao động và quyền công đoàn đó là bộ phận quan trọng của hệ thống các quyền dân
chủ, là góp phần nâng cao quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tế, đôi lúc hoạt động của Công đoàn ở nơi này nơi khác còn yếu, nhưng
với tính chất là tổ chức quần chúng rộng lớn của người lao động, Luật Công đoàn cần
phải tạo điều kiện để mọi người lao động, mọi cấp công đoàn tham gia vào quản lý nhà
nước và xã hội là đề cao vị trí của công đoàn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân
dân thực hiện quyền lực thông qua Nhà nước. Công nhân và người lao động là lực lượng
nòng cốt của nhân dân và có tổ chức Công đoàn của mình, Nhà nước thông qua Công
đoàn để thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lực lượng công nhân và người
lao động.
3. Tôn trọng quyền độc lập của Công đoàn.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân,
tầng lớp trí thức và những người lao động trong các thành phần kinh tế, các đơn vị sự
nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tự nguyện lập ra do Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng lao động phấn đấu xây
dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giầu mạnh. Về tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp bình đẳng với các đoàn thể
chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội khác. Tổ chức Công đoàn Việt Nam là do người
lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có cơ cấu tổ
chức riêng để tồn tại và phát triển trong lịch sử, hệ thống tổ chức đó được xác định trong
Điều lệ Công đoàn. Công đoàn Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật của nước Việt Nam. Vì vậy, Luật công đoàn phải thể hiện cụ thể phạm vi và trách
nhiệm của Công đoàn, đó cũng là thể chế hóa một phần quan điểm “lấy dân làm gốc” của
Đảng đã xác định tại Đại hội VI và các Nghị quyết của hội nghị Trung ương. Luật Công
đoàn phải là văn bản pháp quy quy định quyền dân chủ của người lao động và của Công
đoàn. Quyền dân chủ đó phải thể hiện trong chức năng của Công đoàn, trong quyền tự
chủ độc lập của Công đoàn và trong trách nhiệm của Công đoàn trước giai cấp công nhân
và người lao động và Nhà nước. Vì vậy, Luật Công đoàn quy định mọi người lao động có
quyền gia nhập và hoạt động công đoàn; quy định tổ chức Công đoàn có quyền tham gia
hoạt động và hoạt động với các tổ chức Công đoàn Quốc tế; có quyền tự quyết định về
cán bộ chuyên trách, tiền lương của cán bộ công đoàn…
4. Quan điểm phát triển và kế thừa các quy định pháp luật Công đoàn.
Đây là quan điểm thể hiện tính lịch sử của xây dựng pháp luật Công đoàn, đồng thời
có tư duy đổi mới trong điều kiện pháp luật Công đoàn, đồng thời có tư duy đổi mới

trong điều kiện đất nước và thế giới có biến đổi. Bước phát triển của Luật Công đoàn
năm 1990 tuy có kế thừa một số nội dung còn thích hợp của Luật Công đoàn năm 1957,
nhưng về cơ bản Luật Công đoàn năm 1990 khác rất nhiều với Luật Công đoàn năm
1957. Để phù hợp với thực tế khách quan khi đất nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đòi
hỏi Nhà nước khi xây dựng Luật Công đoàn không thể chủ quan, giáo điều mà phải có tư
duy sáng tạo đổi mới, nhưng vẫn giữ được nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Luật Công đoàn năm 1990, so với Luật Công đoàn năm 1957 có nhiều điểm khác
nhau và cụ thể, kỹ thuật luật pháp có phát triển cao hơn, như: Quy định rõ, đầy đủ hơn về
vị trí, chức năng của Công đoàn, đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất của Luật Công
đoàn năm 1990; quy định rõ hơn về quyền và trách nhiệm của công đoàn trên nhiều lĩnh
vực hoạt động và quan hệ giữa Công đoàn với các thủ trưởng cơ quan nhà nước, người
đứng đầu doanh nghiệp.
III. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, NGUYÊN TẮC VÀ NGUỒN CỦA
LUẬT CÔNG ĐOÀN
1. Khái niệm Luật Công Đoàn.
• Khoa học Luật Công đoàn: Là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống các
ngành khoa học pháp lý, nghiên cứu về ngành luật công đoàn, có lịch sử hình thành
và phát triển riêng, có hệ thống phạm trù và khái niệm riêng, có đối tượng và phạm
vi nghiên cứu riêng.
• Môn học Luật công đoàn: Là một bộ phận của khoa học Luật công đoàn, sử dụng
tri thức của khoa học luật công đoàn để xây dựng nên môn học với giáo trình riêng.
• Ngành luật công đoàn: là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về
hoạt động công đoàn và những hoạt động khác có liên quan đến vị trí, vai trò, chức
năng của Công đoàn.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Công đoàn
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh, tác
động của pháp luật. Pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ trong xã hội mà chỉ
điều chỉnh một phạm vi QHXH nhất định mà Nhà nước thấy cần thiết. Đối tượng điều
chỉnh của Luật Công đoàn là những nhóm quan hệ xã hội cụ thể có liên quan đến vị trí,
vai trò, chức năng và quyền, trách nhiệm của công đoàn được Luật Công đoàn điều

chỉnh, bao gồm:
a. Quan hệ giữa Công đoàn với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân,
tầng lớp trí thức và những người lao động trong các thành phần kinh tế, các đơn vị sự
nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp,
đoàn kết lực lượng, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh
theo con đường xã hội chủ nghĩa; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về
mọi mặt; đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Công đoàn có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt do địa vị của giai cấp công nhân, từ giai
cấp bóc lột đã trở thành giai cấp lãnh đạo. Chức năng, quyền và trách nhiệm của Công
đoàn được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Công đoàn Việt
Nam xác nhận.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo
chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Cũng như Công đoàn, mọi hoạt động của Đảng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật.
Ngày nay, để xây dựng đất nước giàu mạnh, củng cố chính quyền nhân dân, đoàn
kết mọi tầng lớp nhân dân phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy Công
đoàn và Đảng Cộng sản Việt Nam đều phấn đấu thực hiện mục tiêu chung do Đảng đề ra,
do đó giữa Công đoàn và Đảng có điểm chung, biều hiện ở chỗ:
+ Cùng chung sứ mạng lịch sử và chung một giai cấp công nhân: Đảng Cộng sản
Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đặt ra cương lĩnh chính trị để lãnh đạo
đất nước, đó cũng là cương lĩnh phấn đấu của Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết, Điều lệ
của Công đoàn phải chấp hành đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Có chung một tư tưởng chỉ đạo: Công đoàn và Đảng Cộng sản Việt Nam mang
bản chất của giai cấp công nhân, đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh là lý luận khoa học của giai cấp công nhân làm kim chỉ nam cho hành động của
mình. Do đó, mỗi đảng viên của Đảng cộng sản và mỗi đoàn viên công đoàn tuy có uy tín
ngưỡng khác nhau, dân tộc khác nhau, sinh hoạt trong mỗi tổ chức khác nhau, có phương

pháp hoạt động khác nhau… thì tựu chung về bản chất vẫn cần sự chỉ đạo của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngoài tổ chức Công đoàn và tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức độc lập
riêng, nên có những điểm khác nhau như:
+ Khác nhau về tính chất:
Công đoàn là tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bên
cạnh tính chất giai cấp công nhân, Công đoàn còn mang tính chất quần chúng, tập hợp
đông đảo công nhân, viên chức và người lao động tự nguyện gia nhập và hoạt động công
đoàn. Còn Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc. Đảng thu hút những người lao động ưu tú, gắn bó mật thiết
với nhân dân được nhân dân tín nhiệm, phục tùng tổ chức, kỷ luật và những quy định
khác của đảng mới được vào Đảng như Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định.
+ Khác nhau về mục đích phấn đấu:
Đảng Cộng sản Việt Nam có mục đích cuối cùng là Chủ nghĩa Cộng sản, Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam có ghi “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc
lập, dân chủ giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã
hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”.
Còn mục đích của Công đoàn được Điều lệ Công đoàn Việt Nam ghi “Nhằm mục
đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và
giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn
mạnh về mọi mặt; đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động”. Đó là mục đích cụ thể, lâu dài của Công đoàn nhằm bảo vệ lợi ích của công nhân,
viên chức và người lao động, cải thiện điều kiện lao động của họ.
+ Khác nhau về nguyên tắc tổ chức:
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc chung của Đảng và Công
đoàn. Song do vị trí vai trò chức năng của Đảng, Công đoàn có điểm khác nhau cho nên
chi phối phương thức, phương pháp hoạt động của mỗi tổ chức cũng khác nhau. Đảng
Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị. Đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích lý tưởng của Đảng, do đó Đảng là một

tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, tập hợp những người tiên phong gương
mẫu trong nhân dân lao động, là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm. Còn Công đoàn
là tổ chức xã hội do người lao động tự nguyện gia nhập và hoạt động trong một tổ chức
cơ sở của Công đoàn, vì vậy Điều lệ Công đoàn xác nhận quyền tự nguyện đó.
Những điểm khác nhau trên đã đưa tính quần chúng, tính dân chủ rộng rãi của Công
đoàn trở thành đặc điểm của tổ chức Công đoàn mà tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
không có. Do đó, bản thân tổ chức Công đoàn Việt Nam tự khẳng định trong Điều lệ
Công đoàn “là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo…” và trong Luật Công đoàn Việt Nam, Điều 1 đã xác nhận “Công đoàn là tổ
chức chính - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người Việt Nam (gọi chung là
người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ”.
b. Quan hệ giữa Công đoàn với các doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, hoạt động chủ yếu nhằm sinh lời, thu lợi
nhuận, Công đoàn và người sử dụng lao động là hai chủ thể quan trọng của quan hệ lao
động, quan hệ đó đã trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động, Luật Công đoàn.
Trong quá trình lao động, người lao động phải đem sức lực, trí tuệ của mình ra làm
việc để có thu nhập nuôi bản thân và gia đình họ, còn người sử dụng lao động cần sức lao
động cùng với tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm, thu lợi nhuận. Ngày nay, trong nền
kinh tế thị trường, thì trong kinh doanh nghiệp lợi ích của người lao động và người sử
dụng lao động có chỗ chưa nhất trí. Trong khi đó, tổ chức Công đoàn vừa là người đại
diện cho người lao động, vừa hoạt động để giúp đỡ những người lao động đảm bảo cuộc
sống hàng ngày, vừa phải tôn trọng địa vị quản lý và quyền lực quản lý của người sử
dụng lao động.
Mặt khác, người sử dụng lao động cần có tổ chức Công đoàn cộng tác với mình để
giáo dục, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động làm cho người lao động
yên tâm làm việc, cống hiến nhiều cho doanh nghiệp. Từ đó, đã dẫn đến mối quan hệ hữu
cơ giữa Công đoàn với người sử dụng lao động. Vì vậy, mối quan hệ giữa Công đoàn với
doanh nghiệp được xác lập ngay từ khi người lao động gia nhập Công đoàn, khi tổ chức
Công đoàn trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động, khi đó người sử dụng lao
động tôn trọng tổ chức Công đoàn, không được có hành vi cản trở, vi phạm nguyên tắc tự

nguyện gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động (Khoản 2, Điều 1, Luật
Công đoàn). Trong nền kinh tế thị trường, việc đề cao quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh là một điều quyết định sống còn của doanh nghiệp, song phải tôn trọng quyền dân
chủ của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Do đó pháp
luật về Công đoàn quy định thẩm quyền tác động của Công đoàn với người sử dụng lao
động. Luật Công đoàn xác định cho Công đoàn có thẩm quyền tham gia với người sử
dụng lao động trong lĩnh vực quản lý về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh và thẩm
quyền chung cùng với người sử dụng lao động trong lĩnh vực thực hiện quyền dân chủ và
chăm lo đời sống cho người lao động.
c. Quan hệ giữa Công đoàn với cơ quan, chính quyền nhà nước
Cơ quan nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước mang tính độc lập, có chức
năng, nhiệm vụ nhất định được thành lập theo quy định của pháp luật, để thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Cơ quan nhà nước là tổ chức và hoạt động theo ủy quyền của Nhà nước, mang
quyền lực trong hoạt động quản lý nhà nước và tổ chức, hoạt động theo quy định của
pháp luật. Lực lượng lao động chủ yếu là cán bộ, công chức nhà nước, họ có địa vị pháp
lý theo quy định của pháp luật. Lợi ích của Nhà nước phải đặt trên lợi ích cá nhân của
mỗi công chức, vì vậy tính thỏa thuận, thương lượng giữa công chức với Nhà nước không
có, mà thay thế vào đó là tính phục tùng, mệnh lệnh hành chính Nhà nước. Nhà nước Việt
Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tính quyền lực của Nhà nước là không phân
chia. Công đoàn là tổ chức xã hội, không có quyền lực Nhà nước, nhưng lực lượng cán
bộ đoàn viên hầu hết chiếm số đông trong cán bộ công chức nhà nước, do đó quyết định
mối quan hệ giữa Công đoàn với chính quyền Nhà nước.
Lợi ích của Nhà nước và của Công đoàn là thống nhất đó là dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mối quan hệ giữa công đoàn và chính quyền Nhà
nước là mối quan hệ hợp tác, tham gia trong quá trình thực hiện công việc chung vì lợi
ích của nhân dân, của người lao động. Công đoàn tham gia với chính quyền thực hiện
công tác quản lý, giữ vững quyền lực, thực thi quyền hành pháp.
Chính quyền Nhà nước phải toàn tâm, toàn ý dựa vào giai cấp công nhân, những vấn
đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của người lao động, công nhân, viên chức, các cơ

quan nhà nước phải lắng nghe ý kiến Công đoàn người đại diện của họ. Mối quan hệ này
được thể hiện trong “tham gia quản lý Nhà nước”, “giám sát hoạt động của cơ quan Nhà
nước”, “có quyền tham dự hội nghị của cơ quan nhà nước”, như các Điều 2, 3, 4, Luật
Công đoàn đã ghi nhận.
d. Quan hệ giữa Công đoàn với đoàn viên công đoàn
Tổ chức Công đoàn do đoàn viên tự nguyện gia nhập hợp thành, hoạt động của tổ
chức Công đoàn sôi nổi, mạnh mẽ và rộng khắp là do nhận thức và khả năng hoạt động
của cán bộ, đoàn viên công đoàn quyết định và chính họ lại chi phối mọi hoạt động của
công đoàn. Mặt khác, khi tổ chức Công đoàn đã thành lập và hoạt động nhằm bảo vệ
quyền lợi của đoàn viên, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người lao động, nâng cao trình
độ mọi mặt cho họ, khơi dậy tinh thần tự chủ, sáng tạo, chăm lo đến đời sống của người
lao động… từ đó người lao động thấy tổ chức Công đoàn là chỗ dựa của mình và họ tự
nguyện gia nhập, hoạt động công đoàn, từ đó tạo nên mối quan hệ cơ bản giữa công đoàn
và đoàn viên. Mối quan hệ cụ thể đó được Điều lệ công đoàn quy định trong quyền và
trách nhiệm của đoàn viên công đoàn và các cấp công đoàn, được Nhà nước thừa nhận,
thể hiện ở Điều 1 Luật Công đoàn: “Những người lao động Việt Nam… có quyền thành
lập và gia nhập công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ Công đoàn Việt Nam”. Đoàn viên
gồm có công nhân, viên chức và người lao động, quan hệ hành chính đem lại. Vì vậy,
Luật Công đoàn còn xác nhận mối quan hệ giữa Công đoàn với đoàn viên công đoàn trên
các mặt của quan hệ lao động, điều kiện lao động, nâng cao trình độ của người lao động
như các Điều 5, 6, 7, 8, 9, Luật Công đoàn và trong các chế định Luật lao động.
3. Nguyên tắc của Luật Công đoàn
Nguyên tắc của luật Công đoàn là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và chi phối
toàn bộ hệ thống các chế định, quy phạm Luật Công đoàn, bao gồm các nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc tôn trọng quyền độc lập, tự do hoạt động của Công đoàn:
Đây là nguyên tắc xuất phát từ đặc điểm của các tổ chức xã hội trong đó có tổ chức
Công đoàn. Vì vậy, nguyên tắc này trở thành quy định bắt buộc điều chỉnh mọi hành vi
cư xử của mọi tổ chức, cá nhân khi quan hệ với tổ chức Công đoàn, như: tổ chức, cá nhân
nào có hành vi cản trở hoạt động của Công đoàn; vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia
tổ chức và hoạt động công đoàn của người lao động hoặc phân biệt đối xử với lý do

người lao động gia nhập, hoạt động công đoàn đều bị nghiêm cấm. Nguyên tắc tôn trọng
quyền độc lập của Công đoàn còn được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước, các doanh nghiệp khi bàn bạc đưa ra những quyết định có liên quan đến quyền lợi
của người lao động, đều phải mời đại diện của Công đoàn tham dự với tư cách là người
đại diện hợp pháp của người lao động, Điều 4, Luật Công đoàn năm 1990 quy định: “Chủ
tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự hội nghị của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ). Chủ tịch Công đoàn các cấp được dự hội nghị của cơ quan
nhà nước, đơn vị, tổ chức hữu quan khi bàn đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động”. Đồng thời, nguyên tắc này đòi hỏi tổ
chức Công đoàn trong hoạt động của mình phải tự chịu trách nhiệm trước giai cấp công
nhân, trước Đảng và Nhà nước, phải đảm bảo trật tự xã hội, phải tuân theo Hiến pháp,
pháp luật.
b. Nguyên tắc đảm bảo quyền và trách nhiệm của Công đoàn:
Nhìn chung trong quan hệ pháp luật, nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ thể luôn
gắn liền với nhau. Việc đưa ra nguyên tắc đảm bảo quyền và trách nhiệm của Công đoàn
là đề cao địa vị pháp lý của Công đoàn, là để cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức
năng của mình trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Hoạt động của tổ chức Công đoàn là do chính bản thân cán bộ đoàn viên công đoàn
tự nguyện tham gia hoạt động, mối quan hệ của các thành viên trong tổ chức Công đoàn
vừa dựa trên tính nguyên tắc bình đẳng vừa có tính phục tùng. Còn mối quan hệ pháp
luật, thể hiện quyền pháp lý và trách nhiệm chủ thể trong hoạt động. Do đó nguyên tắc
đảm bảo quyền và trách nhiệm của Công đoàn không những là cơ sở để chỉ đạo cho tổ
chức Công đoàn hoạt động, mà còn là cơ sở pháp lý để xác định, hình thành mối quan hệ
giữa tổ chức Công đoàn đối với các tổ chức khác ngoài hệ thống công đoàn.
4. Nguồn của Luật Công đoàn.
(Đã chỉ dẫn trong phần văn bản)
Bài 2:
QUYỀN THÀNH LẬP VÀ GIA NHẬP TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Mục tiêu chung của bài: Sinh viên liệt kê được cơ sở pháp lý của quyền thành lập và

gia nhập CĐ của người lđ; nêu và phân tích được vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức
CĐVN; trình bày được các quyền cơ bản của CĐ trong PLCĐ.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUYỀN THÀNH LẬP VÀ GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1. Khái niệm.
- Thuật ngữ “thành lập” được hiểu theo hai nghĩa:
+ Nghĩa thứ nhất: Thành lập một tổ chức mới.
+ Nghĩa thứ hai: Thành lập một thành viên mới của tổ chức đã có.
Quyền thành lập CĐ được hiểu theo nghĩa thứ hai.
Ví dụ: - Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn LĐVN có thẩm quyền quyết định thành lập
Công đoàn ngành trung ương.
- CĐ địa phương hoặc công đoàn ngành có quyền thành lập BCHCĐ lâm thời ở
những doanh nghiệp chưa có BCHCĐCS.
- CĐ địa phương hoặc công đoàn ngành có quyền thành lập tổ chức công đoàn cơ sở
tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐCS (Đ153BLLĐ).
- Thuât ngữ “gia nhập”: Được hiểu là một chủ thể (quốc gia, tổ chức, cá nhân) đủ đk,
tự nguyện tán thành những quy định của tổ chức đã có trong xã hội và tự nguyện xin vào tổ
chức đó, được tổ chức đó đồng ý.
Như vậy, việc gia nhập tổ chức phải có hai yêu cầu:
+ Bên xin gia nhập phải đủ đk mà tổ chức yêu cầu đồng thời phải tự nguyện xin gia
nhập tổ chức.
+ Phải được sự chấp thuận theo quy chế nội bộ của tổ chức.
2. Cơ sở pháp lý của quyền thành lập và gia nhập CĐ của người lao động.
a/ Cơ sở pháp lý quốc tế:
Quyền tự do công đoàn là quyền cơ bản của người lao động. Quyền này là một
trong những yếu tố thể hiện nền dân chủ và sự phát triển của một quốc gia. Nói cách
khác, nền dân chủ và sự phát triển bền vững về kinh tế của một quốc gia sẽ không tồn tại
nếu một bộ phận dân cư bị tước đi quyền được tự thành lập các tổ chức để bảo vệ quyền
và lợi ích của mình. Do đó, tôn trọng nguyên tắc tự do công đoàn là việc làm hàng đầu để
các mối quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp được vận hành tốt và để cho nền dân chủ

của một quốc gia được phát huy tích cực.
Trong luật lao động quốc tế, tôn trọng quyền tự do công đoàn được xem như là một
nguyên tắc cơ bản trong lao động. Quyền này bao gồm quyền của mọi người lao động
được tự do thành lập, tham gia hoặc không tham gia vào các công đoàn khác nhau. Do
đó, theo các công ước quốc tế của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế, tất cả
người lao động đều có quyền tự do thành lập, tham gia vào các công đoàn, nếu việc thành
lập, tham gia đó không trái với trật tự công cộng hoặc xâm phạm an ninh, lợi ích của
quốc gia sở tại.
Ở cấp độ quốc tế, quyền tự do công đoàn được bảo vệ chủ yếu bởi các điều ước
quốc tế đa phương của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế.
Trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, quyền tự do công đoàn được thể hiện và đảm
bảo bởi các văn kiện quan trọng về quyền con người nói chung và quyền của người lao
động nói riêng. Trước tiên, chúng ta phải kể đến một văn kiện mang tính chất khuyến
nghị, đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948. Dù không có giá trị pháp
lý bắt buộc, nhưng văn kiện này có thể được xem như là một học thuyết pháp lý làm cơ
sở cho việc xây dựng các văn bản pháp lý quốc tế về những quyền cơ bản của con người,
trong đó có quyền tự do công đoàn.
Trong nhóm các quyền liên quan đến lao động được ghi nhận tại Điều 23 của
Tuyên ngôn nói trên, quyền tự do công đoàn được xem như là một quyền không thể tách
rời và không thể chối cãi của người lao động. Khoản 4, Điều 23 quy định: “Tất cả mọi
người đều có quyền, cùng với người khác, thành lập các công đoàn hay gia nhập vào các
công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”.
Để đảm bảo giá trị pháp lý quốc tế của quyền tự do công đoàn nêu trên, Liên hợp
quốc đã có hàng loạt các công ước, trong đó có những điều khoản buộc các quốc gia
thành viên, khi phê chuẩn công ước, phải tôn trọng và tạo điều kiện cho tất cả người lao
động tham gia, thành lập công đoàn để bảo vệ lợi ích của họ trong quan hệ lao động với
giới chủ.
Điều 22, khoản 1 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
19661 quy định: “Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả
quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”. Cùng thời điểm với

Công ước này, Điều 8, khoản 1 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
năm 19662 cũng thừa nhận quyền tự do công đoàn của tất cả mọi người. Theo đó, “Các
quốc gia thành viên của Công ước cam kết đảm bảo quyền của mọi người được thành lập
và gia nhập công đoàn mà mình lựa chọn, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã
hội của mình, với điều kiện là chỉ phải tuân theo quy chế của tổ chức công đoàn đó”.
Như vậy, cả hai công ước nêu trên đều cho phép việc thực hiện quyền tự do công
đoàn một cách không hạn chế, ngoại trừ những trường hợp pháp luật của quốc gia thành
viên quy định hạn chế đối với những đối tượng nhất định, nhằm mục đính đảm bảo cho
một xã hội dân chủ, vì lợi ích, an ninh quốc gia và trật tự công cộng hoặc vì mục đích bảo
vệ các quyền và tự do của những người khác.
Ngoài hai văn kiện quốc tế có giá trị pháp lý nêu trên, năm 1990, Liên hợp quốc
cũng cho ra đời thêm một công ước trong lĩnh vực lao động, nhằm bảo vệ quyền lợi cho
người lao động di trú. Trong công ước này, quyền công đoàn của người lao động di trú
lao động trên lãnh thổ của quốc gia thành viên cũng được đảm bảo giống như quyền của
người lao động trong nước. Với quy định tại Điều 7 về “bảo vệ không phân biệt đối xử”
giữa những người lao động có quốc tịch khác nhau, Công ước năm 1990 của Liên hợp
quốc về bảo vệ người lao động di trú và thành viên gia đình của họ3 đã buộc các quốc gia
thành viên phải đảm bảo quyền tự do công đoàn của người lao động nước ngoài như
quyền của người lao động trong nước. Nói cách khác, Công ước này cũng đã gián tiếp
thừa nhận quyền tự do công đoàn của tất cả mọi người lao động trên lãnh thổ của quốc
gia thành viên. Điều 26, Công ước nêu trên quy định: “Các quốc gia thành viên thừa nhận
quyền của người lao động di trú tham gia vào những cuộc họp và các hoạt động của các
công đoàn và các đoàn thể hợp pháp khác, nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích kinh tế, văn
hoá, xã hội và các quyền khác, theo quy định của các tổ chức nói trên”. Quyền này được
cụ thể rõ ràng tại Điều 40 của cùng Công ước: “Người lao động di trú có quyền, cùng với
những người khác, thành lập các hội và các công đoàn tại đất nước họ đang lao động
nhằm thực hiện và bảo vệ các lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội và các lợi ích khác của họ”.
Như vậy, theo quy định của các văn kiện quốc tế của Liên hợp quốc, vì mục đích
đảm bảo cho lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của mình, tất cả người lao động, kể cả người
lao động nước ngoài, đều có quyền thành lập và tham gia các công đoàn theo sự lựa chọn

của họ.
Ngoài Liên hợp quốc, quyền tự do công đoàn của người lao động cũng luôn là tâm
điểm được bảo vệ bởi Tổ chức lao động quốc tế. Điều 2, Công ước số 87 về quyền tự do
công đoàn và bảo về quyền công đoàn của Tổ chức lao động quốc tế (năm 1948)4 quy
định: “Tất cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền thành lập và gia
nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của họ với điều kiện tuân thủ Điều lệ của các tổ chức
đó”.
Như vậy, quyền tự do công đoàn của người lao động, theo Tổ chức lao động quốc
tế, cũng bao gồm quyền đựơc thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn của họ.
Có nghĩa là, những người lao động có thể thành lập nhiều công đoàn khác nhau trong một
cơ sở lao động. Trên cơ sở đó, những người lao động khác có quyền tự do lựa chọn tham
gia vào công đoàn này, hay công đoàn khác để bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất.
Nhằm đảm bảo cho quyền này được thực hiện một cách triệt để, Điều 1 Công ước số
98 của Tổ chức lao động quốc tế về quyền tổ chức và thoả ước lao động tập thể và các thoả
ước liên quan (năm 1949)5 quy định: “Những người lao động phải hưởng được sự bảo vệ
thích đáng chống lại tất cả các hành vi phân biệt đối xử nhằm xâm phạm đến quyền tự do
công đoàn trong lĩnh vực lao động”. Quy định này được xem như là quy định nhằm phát
triển và cụ thể hoá các nguyên tắc và quy định của Công ước số 87 về quyền tự do công
đoàn nêu trên.
Như vậy, chúng ta thấy, Công ước số 87 và Công ước số 98 nêu trên đã xác định
một cách rõ ràng nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc đảm bảo các nguyên tắc
tự do công đoàn, nhằm bảo đảm quyền tham gia, thành lập công đoàn của tất cả người lao
động. Theo đó, quốc gia thành viên của các công ước phải trao quyền cho tất cả người lao
động thành lập và gia nhập vào các tổ chức công đoàn theo sự lựa chọn của họ. Các quốc
gia, trên thực tế và trong các văn bản quy phạm pháp luật, phải đảm bảo tránh xâm phạm
đến quyền tự do công đoàn và việc thực hiện quyền này của những người lao động.
Ngoài ra, các quốc gia còn phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho người
lao động thực hiện quyền tự do công đoàn, tránh những hành vi phân biệt đối xử vì lý do
người lao động tham gia, thành lập công đoàn…
Liên quan đến lao động di trú, Tổ chức lao động quốc tế cũng có những công ước

nhằm đảm bảo quyền của người lao động thuộc đối tượng này. Điều 6, Công ước số 97
về người lao động di trú (năm 1949)6 quy định: “Các quốc gia thành viên của Công ước
cam kết áp dụng, không phân biệt về quốc tịch của người lao động (…) về quyền tham
gia công đoàn và thừa hưởng những lợi ích về thoả ước lao động tập thể”. Tuy nhiên, để
được hưởng chế độ không phân biệt nói trên, người lao động di trú phải được phép cư trú
hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia sở tại. Công ước này được phát triển thêm bởi Công
ước số 143 về người lao động di trú (năm 1975)7. Điều 10, Công ước số 143 quy định:
“Người lao động di trú phải được hưởng quyền bình đẳng về cơ hội và đối xử, nhất là
trong các quyền liên quan đến công đoàn, tự do cá nhân và tập thể khi họ cư trú hợp pháp
trên lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận”.
Ngoài các Công ước có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên phê
chuẩn, Tổ chức lao động quốc tế còn có những văn kiện mang tính tuyên bố, khuyến nghị
tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức lao động quốc tế bảo vệ quyền tự do công
đoàn không hạn chế của người lao động. Ví dụ, Tuyên bố năm 1998 về các nguyên tắc và
quyền cơ bản trong lao động xác định nghĩa vụ các nước thành viên của Tổ chức lao
động quốc tế (kể cả các nước không phê chuẩn những công ước về quyền tự do công
đoàn liên quan) phải tôn trọng quyền tự do công đoàn của những người lao động. Như
vậy, dù không tham gia, phê chuẩn những công ước của Tổ chức quốc tế về quyền tự do
công đoàn, nhưng ít nhất, các quốc gia thành viên của Tổ chức này phải đảm bảo cho tất
cả mọi người lao động phải có quyền tham gia, thành lập các công đoàn.
b/ Cơ sở pháp lý quốc gia.
- Hiến pháp 1992.
- Điều 1 Điều lệ CĐVN.
- Điều 1 Luật CĐ.
- K2Đ7, K1Đ153 BLLĐ.
II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG.
1. Quyền gia nhập tổ chức công đoàn của người lao động.
- Hiến pháp năm 1992 ghi nhận quyền tự do dân chủ của công dân, trong đó có quyền
tự do hội họp. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để người lao động thực hiện quyền được gia

nhập tổ chức CĐ của mình như là một quyền tự dân chủ của công dân.
- Trên cơ sở Hiến pháp, quyền gia nhập tổ chức CĐ của người lđ tiếp tục được cụ thể
hoá trong Luật CĐ năm 1990, theo đó: “Những người lđ VN làm việc tại các đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự
nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đều có quyền thành lập và gia nhập CĐ trong
khuôn khổ Điều lệ CĐVN” (K2Đ1LCĐ).
- Khi BLLĐ ra đời, quyền gia nhập tổ chức CĐ của người lao động một lần nữa được
khẳng định như một nguyên tắc chung: “Người lđ có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động
CĐ theo Luật CĐ để bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Bên cạnh đó
BLLĐ đã tạo được cơ chế bảo đảm cho quyền gia nhập tổ chức CĐ của người lđ được thực
hiện một cách thực chất và đầy đủ nhất. Trước hết đối với những nơi chưa có tổ chức CĐ,
pháp luật quy định “CĐ địa phương, CĐ ngành có trách nhiệm thành lập tổ chức CĐ tại nơi
đó để đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lđ”. Trong
thời gian chưa thành lập được CĐCS, công đoàn địa phương hoặc CĐ ngành chỉ định
BCHCĐLT để đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lđ (K1Đ53BLLĐ). Như vậy, pháp
luât quy định rộng rãi và tạo đk pháp lý cho người lđ tự nguyện thành lập và gia nhập công
đoàn.
2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của CĐ trong việc thực hiện quyền
thành lập và gia nhập tổ chức CĐ của người lđ.
- Điều lệ CĐ đã quy định việc thành lập và GN CĐ của người lđ một cách rộng rãi,
thuận lợi nhất về cả phạm vi và đối tượng đã tạo điều kiện cho cho người lđ GN tổ chức CĐ.
- Ở các DN chưa có tổ chức CĐCS, công đoàn địa phương hoặc CĐ ngành có trách
nhiệm thành lập tổ chức CĐCS theo điều lệ CĐ ở đó để đại diện và bảo vệ quyền lợi cho
người lđ.
- Trong thời gian chưa thành lập được CĐCS, CĐ địa phương hoặc CĐ ngành chỉ
định BCHCĐLT để đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện quyền thành lập
và gia nhập tổ chức CĐ của người lđ.
- Người sử dụng lđ có trách nhiệm tạo đk thuận lợi để tổ chức CĐ sớm được thành
lập.

- Người sử dụng lđ có trách nhiệm cộng tác cới CĐ địa phương, CĐ ngành để giới
thiệu người lđ ưu tú, nhiệt tình và có khả năng hoạt động CĐ tham gia vào BCHCĐLT.
4/ Đảm bảo cho quyền thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn của người lao động
(K3Đ1LCĐ):
+ Pháp luật cấm mọi hành vi cản trở, vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia tổ chức
và hoạt động công đoàn.
+ Cấm phân biệt đối xử vì lý do người lđ gia nhập và hoạt động CĐ.
+ Cấm dùng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào quá trình tổ
chức thành lập và hoạt động của CĐ.
Nhận xét về quy định của pháp luật Việt Nam:
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của bất kỳ Công ước nào của
Tổ chức lao động quốc tế về quyền tự do công đoàn nêu trên. Do đó, về mặt pháp lý,
chúng ta không buộc phải tuân theo quy định của các Công ước này. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia hai Công ước năm 1966 về các quyền
dân sự, chính trị và các quyền về văn hoá xã hội, trong đó có quyền tham gia, thành lập
các công đoàn của tất cả mọi người. Tuy vậy, so với quy định về quyền tự do công đoàn
trong hai Công ước năm 1966 nêu trên, Luật Công đoàn Việt Nam vẫn chưa đảm bảo hết
quyền tham gia thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động bởi một số hạn chế
có tính đặc thù.
Điều 1, Luật Công đoàn của Việt Nam quy định: “Những người lao động Việt
Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đều
có quyền thành lập và gia nhập công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ Công đoàn Việt
Nam”.
Từ quy định nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng, quyền tham gia thành lập và
gia nhập công đoàn trong pháp luật Việt Nam vẫn được đảm bảo. Thế nhưng, như đã nói,
quyền này vẫn còn một số hạn chế nhất định so với quy định của các Công ước quốc tế.
Thứ nhất, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định
cho “Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia
nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”. Quy định này cho phép tất cả mọi người

lao động, không phân biệt đối xử, đều có quyền tham gia thành lập và gia nhập công đoàn
để bảo vệ lợi ích cho mình. So sánh với luật Việt Nam, chúng ta thấy Luật Công đoàn
năm 1990 chỉ cho phép “người lao động Việt Nam” tham gia, thành lập công đoàn. Hay
nói cách khác, chỉ có người lao động có quốc tịch Việt Nam mới có thể thành lập và trở
thành công đoàn viên tại Việt Nam. Hậu quả pháp lý là, người lao động nước ngoài và
người không có quốc tịch lao động tại Việt Nam sẽ không thể tham gia thành lập hay gia
nhập công đoàn cùng với người lao động có quốc tịch Việt Nam. Nguyên nhân của sự
hạn chế nêu trên xuất phát từ mục đích và vai trò của công đoàn được Nhà nước Việt
Nam ấn định. Theo đó, “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp
công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường
học chủ nghĩa xã hội của người lao động”8. Với định nghĩa này thì quy định về quyền
của mọi người đều được tham gia thành lập và gia nhập công đoàn của các Công ước
quốc tế sẽ không được áp dụng một cách triệt để tại Việt Nam.
Thứ hai, ngoài việc thừa nhận quyền tự do công đoàn của tất cả mọi người, cả hai
Công ước quốc tế năm 1966 của Liên hợp quốc còn buộc các quốc gia thành viên cam kết
đảm bảo quyền của mọi người được “thành lập và gia nhập các công đoàn mà mình lựa
chọn”. Điều này có nghĩa là, nếu một quốc gia chấp nhận chế độ đa nguyên công đoàn,
người lao động sẽ có quyền tham gia thành lập hoặc gia nhập một trong các công đoàn
mà họ cảm thấy có lợi và bảo vệ đuợc mình trong quá trình lao động. Theo Luật Công
đoàn của Việt Nam thì quyền này không tồn tại, bởi chúng ta không chấp nhận chế độ đa
nguyên công đoàn. Do đó, người lao động không có cơ hội để tham gia vào một trong các
công đoàn theo sự lựa chọn của họ, mà họ chỉ có thể tự do thành lập, tham gia vào một
công đoàn duy nhất trong hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam.
Tóm lại, quyền tham gia, thành lập công đoàn của người lao động được Luật Công
đoàn năm 1990 đảm bảo. Tuy nhiên, so với quy định của các công ước quốc tế, Luật
Công đoàn Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này sẽ không có
khả năng khắc phục nếu chúng ta không chấp nhận đa nguyên công đoàn và không chấp
nhận cho người nước ngoài thành lập và gia nhập công đoàn khi họ lao động trên lãnh thổ

Việt Nam.
Tại Việt Nam, do nhiều nguyên nhân nên việc phê chuẩn những công ước quốc tế
liên quan đến công đoàn, đặc biệt là các công ước của Tổ chức lao động quốc tế, chưa thể
thực hiện được. Do đó, người lao động tại Việt Nam, bao gồm cả lao động Việt Nam và
lao động là người nước ngoài, chưa có cơ hội thực hiện quyền tham gia thành lập và gia
nhập vào các công đoàn một cách đầy đủ như những quyền được ghi nhận trong các công
ước quốc tế của hai tổ chức quốc tế nói trên.
BÀI 3: VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
Mục tiêu chung của bài:
I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
VIỆT NAM.
1. Khái niệm.
“CĐ là tổ chức chính trị - xã hôị của giai cấp công nhân và nhân dân lđ”. “CĐ là tổ
chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lđ Việt Nam tự nguyện
lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội
Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lđ”. Về mặt pháp lý, vị trí quan trọng
của CĐVN đã được khẳng định một cách rõ ràng trong HP và LCĐ. Về mặt xã hội CĐ là
một tổ chức xã hội do thành viên là công nhân - người lđ Việt Nam tự nguyện gia nhập,
thành lập tổ chức; không bị phân biệt bởi thành phần, bởi tôn giáo, đảng phái (tính quần
chúng thể hiện rất rõ trong tổ chức này). Không chỉ là một tổ chức xã hội, CĐ còn là tổ chức
nghiệp đoàn, thể hiện ở tôn chỉ, mục đích của tổ chức CĐ là tổ chức của những người có
nghề nghiệp; những người tham gia CĐ phải thuộc một lực lượng lđ xã hội nhất định.
2. Vị trí của tổ chức CĐ.
Khái niệm: Vị trí pháp lý của CĐVN là sự tôn trọng và thừa nhận của pháp luật đối
với địa vị của CĐ trong hệ thống chính trị xã hội và và mối quan hệ của công đoàn trong đời
sống xã hội.
- Vị trí của tổ chức CĐ trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử và cách mạng có sự
khác nhau:
+ Trong chủ nghĩa tư bản, CĐ đại diện cho quần chúng lđ đứng đối lập với g/c bóc lột

đấu tranh đòi lợi ích kinh tế, tiến tới giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cs.
+ Trong chủ nghĩa xã hội: CĐ trở thành một thành viên quan trọng trong hệ thống
chính trị xã hội XHCN, là đại diện cho những người làm chủ xã hội. Khi nói về vị trí của CĐ
trong hệ thống chính trị xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH, Lênin đã chỉ rõ: CĐ “đứng
giữa Đảng và chính quyền nhà nước”. “Đứng giữa” có nghĩa là CĐ không phải là tổ chức
mang tính chất đảng phái, nhà nước, mà CĐ là một tổ chức độc lập, không tách biệt với
Đảng và nhà nước mà có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và nhà nước.
- Vị trí của CĐ Việt Nam trong XHXHCN được hiến pháp, BLLĐ và LCĐ xác định
rất rõ: CĐVN là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục,
rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. CĐ là chỗ dựa vững chắc của
Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng. CĐVN là cộng tác đắc lực của nhà nước.
Đ1LCĐ1990: “CĐ là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lđ
VN tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, là thành viên trong hệ thống chính
trị của xã hội VN; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”. Như vậy:
+ CĐ là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp CN, của người lđ. CĐ không
chỉ thu hút những người lđ giác ngộ, tiên tiến tích cực mà cả những người chậm tiến, kém
giác ngộ,kém tích cực vào tổ chức CĐ. CĐ không lựa chọn mà cố gắng tập hợp toàn bộ quần
chúng công nhân viên chức và người lđ. Như vậy CĐVN không phải là tổ chức nghề nghiệp
như CĐ ở nhiều nước khác.
+ CĐVN được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Trong hệ thống chính trị - xã
hội, Đảng CSVN “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (Đ4HP1992). Bởi vậy, CĐ
không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với CĐ khôngphải ngẫu
nhiên, áp đặt mà nó được hình thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân và CĐVN. Đảng lãnh đạo CĐ bằng phương hướng thông quan Nquyết. Đảng tổntọng
tính độc lập về tổ chức của CĐ (Tính độc lập về tỏ chức, không phải là tính độc lập về mặt
chính trị, tư tưởng và đường lối, và không đồng nhất với sự biệt lập, trung lập, đối lập hay
tách biệt). Đảng không can thiệp trực tiếp vào cv của CĐ, không gán ghép Đảng viên làm
công tác CĐ mà Đảng chỉ giới thiệu các đảng viên tốt để bầu vào cương vị lãnh đạo CĐ.
+ CĐVN là cộng tác đắc lực của nhà nước. Quan hệ giữa CĐVN với nhà nước là sự
thống nhất, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của

CĐ. Nhà nước luôn tạo đk cho công đoàn về đk v/c, về khuôn khổ pháp lý cho CĐ hoạt
động. Cơ sở của mqh đó là là sự thống nhất về lợi ích của nhà nước, CĐ và của người lđ, đó
là: Xây dựng nước VN dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mối quan
hệ giữa CĐ và NN còn thể hiện ở sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ với
nhau trong các hoạt động.
3. Vai trò của tổ chức CĐ.
- Khái niệm: Vai trò của CĐ là sự tác động của CĐ đến tiến trình phát triển của lịch
sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ
chức đó tồn tại và phát triển.
- CĐ có vai trò là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học CNXH.
+ Là trường học quản lý, CĐ giúp cho CNVC và người lđ biết quản lý sx, quản lý
xnghiệp, quản lý các công việc của xã hội.
+ Là trường học kinh tế: CĐ vận động CNVC và người lđ tham gia tích cực vào việc
đổi mới cơ chế quản lý ktế, hoàn thiện các cs kinh tế, tác động nâng cao năng suất lđ, chất
lượng sản phẩm, hiệu quả sxkd.
+ Là trường học CNXH, CĐ giáo dục CNVC và người lđ thái độ, tác phong lđ mới,
giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hoá, lối sống, hình thành nhân sinh quan, thế giới
quan khoa học cho công nhân viên chức và người lđ.
Pháp luật Việt Nam đã khẳng định: “ CĐ là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp CN
và của người lđ. Cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ
quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lđ khác, tham gia quản lý nhà
nước và xã hội, tham gia ktra, gsát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức ktế, giáo dục
công nhân viên chức và những người lđ khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Đ10 HP1992).
CĐVN “là trường học CNXH của người lđ”. Trong quan hệ lđ, vai trò của CĐVN còn thể
hiện ở quyền pháp lý: “CĐ tham gia cùng cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức XH
chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lđ; tham gia kiểm tra, gsát việc thi hành các quy định
của PLLĐ (Đ12BLLĐ).+
- Vai trò của CĐVN trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước không ngừng được
mở rộng và có ảnh hưởng to lớn đến mọi lĩnh vực cảu công cuộc xd đất nước:
+ Trong lĩnh vực kinh tế: CĐ tham gia tích cực trong việc xây dựng và thực hiện cơ

chế kinh tế thị trường; tham gia quản lý doanh nghiệp; với tư cách là đại diện của người lđ,
CĐ can thiệp với người sdlđ để bảo vệ lợi ích của người lđ.
+ Trong lĩnh vực chính trị: Là thành viên của hệ thống chính trị - xã hội, CĐ đóng vai
trò là cầu nối giữa Đảng và quần chúng là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện,
xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động, bảo bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Với nhiệm vụ chính trị đó, CĐ có
trách nhiệm góp phần to lớn nhằm đảm đảo sự ổn định về chính trị của đất nước.
+ Trong lĩnh vực xã hội: CĐ góp phần xây dựng giai cấp công nhân, bảo đảm sự
thống nhất giai cấp của g/c công nhân VN, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính
trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hóa, khoa học, kỷ thuật để giai cấp công nhân thực sự là
g/c lãnh đạo cách mạng, quyết định quá trình tiến bộ xã hội.
+ Trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng: Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công
đoàn cần phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động
nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác-Leenin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư
tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống
văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại.
4. Chức năng của tổ chức CĐ (Đ10HP1992, Đ2LCĐ1990).
- Khái niệm: Chức năng của CĐ là sự phân công tất yếu, sự quy định khách quan về
trách nhiệm một cách tương đối hợp lý, ổn định của tổ chức CĐ với các tổ chức khác trong
điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.
- Các chức năng cơ bản của CĐ bao gồm:
+ Chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lđ: Là chức
năng bẩm sinh của CĐ, nhưng có thể nói trong thời kỳ kinh tế thị trường đây cũng là chức
năng cơ bản và quan trọng nhất của tổ chức này. Với yếu tố lợi nhuận được đặt lên làm đầu,
mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động lên quan hệ lđ và làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ,
trong đó có nguy cơ bóc lột slđ của người lđ, nguy cơ xem nhẹ đklđ, xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của người lđ CĐ càng phải hết sức coi trọng chức năng bảo vệ lợi ích mọi mặt
của công nhân lao động.
Để thực hiện chức năng này, CĐ tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều
kiện làm việc cho CNLĐ; CĐ tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, trong việc ký

kết HĐLĐ, TƯLĐTT, trong thương lượng giải quyết tranh chấp lđ, tổ chức ĐC; trong quản
lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể, BHXH, BHLĐ
+ Chức năng tham gia quản lý: Chức năng tham gia quản lý đã làm thay đổi về chất
của tổ chức CĐ và trở thành một chức năng của CĐ trong điều kiện mới. Đặc điểm của
quyền tham gia dân chủ với cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp, là CĐ
không trực tiếp điều hành công việc quản lý mà CĐ phải tăng cường hoạt động giám sát,
kiểm tra để tham gia ý kiến có trọng lượng với các đơn vị, tổ chức.
Để thực hiện chức năng tham gia quản lý, CĐ với tư cách chủ thể và đại diện cho
người lđ có thẩm quyền kiến nghị, tham gia xây dựng và thực hiện chế độ chính sách, tham
gia đóng góp ý kiến về mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lđ.
+ Chức năng giáo dục: Trong nền kinh tế thị trường, chức năng giáo dục của công
đoàn đã thay đổi về căn bản. Thực hiện chức năng giáo dục, CĐ làm cho người lđ nhận thức

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×