Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi huyện bù đốp, tỉnh bình phước năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

TỶ LỆ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƢỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN BÙ ĐỐP,
TỈNH BÌNH PHƢỚC, NĂM 2017

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÕNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

TỶ LỆ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƢỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN BÙ ĐỐP,
TỈNH BÌNH PHƢỚC, NĂM 2017



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÕNG
Ngƣời hƣớng dẫn 1: TS. PHÙNG ĐỨC NHẬT
Ngƣời hƣớng dẫn 2: CN. TRƢƠNG THỊ THÙY DUNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin
nêu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất ký
nghiên cứu nào khác.

Sinh viên

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn 1

TS. PHÙNG ĐỨC NHẬT

Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn 2

CN. TRƢƠNG THỊ THÙY DUNG


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Dàn ý nghiên cứu
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................ 1
1.1 Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 1
1.1.1 Định nghĩa dịch vụ y tế: ............................................................................ 1
1.1.2 Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế .................................................................. 2
1.1.3 Quan hệ giữa tiếp cận và sử dụng DVYT với các yếu tố ảnh hƣởng ........ 3
1.2 Hệ thống y tế ...................................................................................................... 4
1.2.1 Mô tả hệ thống y tế (health system) : ........................................................ 4
1.2.3 Phân loại theo cơ sở y tế theo thành phần kinh tế ..................................... 8
1.3 Một số khái niệm về già và các yếu tố liên quan ............................................... 8
1.3.1 Khái niệm ngƣời cao tuổi .......................................................................... 8
1.3.2 Phân chia nhóm tuổi già ............................................................................ 8
1.3.3 Các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi...................................................... 8
1.3.4 Chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi ............................................................ 9
1.4 Đặt điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phƣớc ................. 9
1.5 Những nghiên cứu liên quan tình sức khỏe và CSSK cho NCT ................ 10
1.5.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................... 10
1.5.2 Nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................ 13
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19
2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả ........................................... 19
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 19
2.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 19
2.3.1 Dân số mục tiêu ....................................................................................... 19
2.3.2 Dân số chọn mẫu ..................................................................................... 19
2.3.3 Cỡ mẫu .................................................................................................... 19
2.3.4 Kỹ thuật chọn mẫu: ................................................................................. 19
2.3.5 Tiêu chí đƣa vào ...................................................................................... 20
2.3.6 Tiêu chí loại ra ......................................................................................... 20
2.3.7 Kiểm soát sai lệch chọn lựa ..................................................................... 20



2.3.8 Kiểm sốt sai lệch thơng tin .................................................................... 20
2.4 Thu thập số liệu: ............................................................................................. 21
2.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 21
2.4.2 Công cụ thu thập số liệu ......................................................................... 21
2.4.3 Thời gian thu thâp số liệu ....................................................................... 21
2.4.4 Nhập liệu và quản lý số liệu: ................................................................... 21
2.5 Phân tích số liệu ............................................................................................... 21
2.6 Liệt kê và định nghĩa biến số ........................................................................... 21
2.6.1 Biến số độc lập ........................................................................................ 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 29
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................................ 57
4.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu: .................................................. 57
4.2 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ........................................................................ 58
4.3 Khả năng tiếp cận DVYT ................................................................................ 60
4.4 Mối liên quan giữa tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế với đặc điểm dân số. ............... 61
4.5 Mối liên quan giữa việc sử dụng DVYT với tình trạng sức khỏe, tình trạng
bệnh và khả năng tiếp cận DVYT.......................................................................... 62
4.6 Mặt mạnh và hạn chế của nghiên cứu ............................................................. 64
4.6.1 Mặt mạnh của đề tài ................................................................................ 64
4.6.2 Mặt hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 64
4.7 Y ĐỨC ............................................................................................................. 65
4.8 KHẢ NĂNG KHÁI QT HĨA VÀ TÍNH ỨNG DỤNG .......................... 65
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
ĐỀ XUẤT ................................................................................................................ 69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ CÂU HỎI



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=317) ........................................................... 29
Bảng 3.2 Tình hình sức khỏe và tình hình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi.
(n=317) ..................................................................................................................... 31
Bảng 3.3 Tình hình sử dụng dịch vụ y tế. ................................................................. 32
Bảng 3.4: Tình hình kết quả sau điều trị phân theo loại bệnh mắc lần gần đây
nhất (n=268)............................................................................................................ 34
Bảng 3.5: Tình trạng sức khỏe khi bị bệnh phân loại theo nhóm tuổi (n=303) ...... 34
Bảng 3.6: Nơi khám chữa bệnh phân theo tình trạng sức khỏe khi bị bệnh
(n=268) ..................................................................................................................... 35
Bảng 3.7: Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ................................................................ 36
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa cách khám chữa bệnh với dân tộc. (n= 303) ........... 37
Bảng 3.9: Cách khám chữa bệnh phân theo tình hình khám sức khỏe định
kỳ.(n=303) ................................................................................................................ 38
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa cách chữa bệnh với nhóm ngƣời cao tuổi có
ngƣời chăm sóc khi gặp khó khăn trong sinh hoạt và đi lại. (n=303) ..................... 38
Bảng 3.11:Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế với đặc điểm
dân số. (n=268) ........................................................................................................ 39
Bảng 3.12:Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện huyện với
đặc điểm dân số. (n=268) ........................................................................................ 40
Bảng 3.13 :Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến trên với đặc
điểm dân số. (n=268) ............................................................................................... 42
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế với khả
năng tiếp cận DVYT. (n=268) .................................................................................. 44
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện huyện với
khả năng tiếp cận DVYT. (n=268) ........................................................................... 47
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến trên với khả
năng tiếp cận DVYT. (n=268) .................................................................................. 49
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại trạm y tế với tình

trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. (n=268) ....................................................... 52
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện huyện với
tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. (n=268) ................................................ 54
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến trên với tình
trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. (n=268) ....................................................... 55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nơi lựa chọn KCB (n=268) .............................................................. 33
Biểu đồ 3.2: Lý do NCT không sử dụng DVYT (n=90) .......................................... 33
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ bệnh ở NCT ......................................................................... 35
Biểu đồ 3.4: Lý do ngƣời cao tuổi không sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa
bệnh ...................................................................................................................... 37


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CTV

: Cộng tác viên

DVYT


: Dịch vụ y tế

KCB

: Khám chữa bệnh

KTC

: Khoảng tin cậy

NCT

: Ngƣời cao tuổi

PR

: ( Prevalence ratio) Tỷ số tỷ lệ hiện mắc

WHO
giới

: ( World Health Organization) Tổ chức y tế Thế


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) trên thế
giới, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con ngƣời cũng ngày càng địi hỏi cao hơn cho
nên ngành y tế ln phát triển không ngừng để phục vụ trong lĩnh vực y học. Cuộc
sống của ngƣời dân cũng ngày càng đƣợc cải thiện tốt hơn. Số ngƣời cao tuổi trên

thế giới ngày càng tăng cao. Báo cáo của Liên hợp Quốc năm 2015 cho thấy rõ sự
gia tăng số ngƣời cao tuổi (NCT) trên thế giới, cứ 8 ngƣời trên toàn thế giới thì có 1
ngƣời 60 tuổi trở lên. Dự báo đến năm 2030, ngƣời cao tuổi sẽ chiếm 1 trong 6
ngƣời trên toàn cầu. Và vào giữa thế kỷ 21 tức năm 2050, cứ 5 ngƣời thì sẽ có 1
ngƣời từ 60 tuổi trở lên. Từ năm 2015 đến năm 2030, số ngƣời trên thế giới từ 60
tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng 56%, tức là từ 901 triệu lên 1,4 tỷ và đến năm 2050
ngƣời cao tuổi trên tồn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đơi quy mơ năm 2015 đạt gần 2,1
tỷ ngƣời, đó là một con số đáng chú ý. Trên bình diện tồn cầu, số ngƣời từ 80 tuổi
trở lên đang tăng nhanh hơn số ngƣời cao tuổi nói chung. Các dự báo cho thấy vào
năm 2050, số ngƣời trên 80 tuổi sẽ đạt 434 triệu ngƣời, tăng hơn gấp ba lần so với
năm 2015, khi chỉ có 125 triệu ngƣời trên 80 tuổi [52]. Tại Việt Nam số ngƣời già
đang gia tăng thông qua báo cáo của Quỹ dân số Liên hợp Quốc (UNFPA). Đặc
điểm nổi bật nhất của q trình già hóa dân số ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là dân
số ngƣời cao tuổi tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác. Theo dữ liệu
của Tổng Điều tra dân số trong giai đoạn 1979-2009 tổng dân số tăng 1,6 lần, dân
số trẻ em giảm gần một nửa, dân số ngƣời cao tuổi tăng 2,12 lần. Hệ quả của xu
hƣớng biến đổi cơ cấu tuổi trên là chỉ số già hóa sẽ tăng lên nhanh chóng và vƣợt
ngƣỡng 100 vào khoảng 2032 [23]. Vì thế CSSK cho NCT hiện đang là một thách
thức đối với ngành y tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngành y tế
cần phải xem việc CSSK cho NCT nhƣ là một nhiệm vụ quan trọng cần phải đạt
đƣợc.
Tuổi thọ ngày càng tăng kéo theo đó là sẽ gia tăng thêm các bệnh mạn tính
trên ngƣời cao tuổi. Năm 2009, tuổi thọ trung bình của ngƣời Việt Nam là 72 tuổi
và có khoảng 95% ngƣời cao tuổi hiện đang mắc bệnh [33]. Trung bình một ngƣời
cao tuổi mắc 2,69 bệnh mạn tính và các bệnh hàng đầu ở ngƣời cao tuổi tập trung
vào các bệnh của hệ tuần hoàn, nội tiết, nhiễm trùng, hơ hấp, tiêu hóa, thần kinh với
những bệnh điển hình là tăng huyết áp, đái tháo đƣờng,…[20], [33]. Điều này cho
thấy NCT rất cần tiếp cận với các dịch vụ y tế (DVYT) để đƣợc khám và chữa
bệnh. Từ chính nhu cầu trên, trong những năm qua hệ thống y tế nƣớc ta đã từng
bƣớc cải thiện và bổ sung thêm các hoạt động CSSK cho NCT nhƣng cũng chỉ là

giai đoạn đầu gặp khơng ít khó khăn trong việc đƣa NCT tiếp cận đƣợc với DVYT.
Một số hạn chế khiến NCT khó tiếp cận đƣợc với các DVYT nhƣ là: chi phí, đi lại,
thiếu thơng tin, phụ thuộc ngƣời chăm sóc và những khó khăn trong việc đƣa các
dịch vụ y tế đến với ngƣời cao tuổi. Tỷ lệ NCT không tiếp cận đƣợc với các dịch vụ


y tế nói chung chiếm 15,8% trên tổng số ngƣời cao tuổi [33] [44]. Khoảng 40%
ngƣời cao tuổi sử dụng DVYT nhà nƣớc khi bị bênh. Những ngƣời trên 85 tuổi có
tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với nhóm tuổi từ 60-64, do khả
năng đi lại hạn chế [7]. Trong đó, ngƣời cao tuổi sống tại vùng nơng thơn có khả
năng gặp hạn chế trong việc tiếp cận DVYT cao hơn [51].
Hiện tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phƣớc có 2690 ngƣời cao tuổi trong tồn
huyện. [1] [9]. Tuy nằm trong vùng Đơng Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam nhƣng vẫn là huyện nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới
[31]. Điều này khiến cho việc NCT tiếp cận với DVYT càng khó khăn hơn. Theo
kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách, chiến lƣợc phát triển nơng thơn chỉ có
30% số hộ dân ghi nhận dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế. Đa số hộ dân sống tại các
xã vùng sâu, xa thƣờng sử dụng dịch vụ y tế phi chính thức nhƣ thầy lang, y tế tƣ
nhân thay vì đến trạm y tế xã khám bệnh. Điều đáng nói, năm 2015 gần 40% số
ngƣời đƣợc hỏi chƣa hài lòng với thái độ khám bệnh của nhân viên y tế xã [34]. Vì
thế việc triển khai và hoàn thành nghiên cứu này giúp xác định đƣợc những khó
khăn cũng nhƣ hạn chế trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế của ngƣời cao tuổi tại
đây, nhằm đƣa ra các biện pháp phù hợp để khắc phục và cải thiện. Từ đó sẽ tạo ra
điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi. Xuất phát từ
những lý do trên và hiện nay chƣa có khảo sát nào về tình hình sức khỏe tại huyện
Bù Đốp, tỉnh Bình Phƣớc nên việc nghiên cứu về tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế và các
yếu tố liên quan của ngƣời cao tuổi cần đƣợc tiến hành tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình
Phƣớc là cần thiết.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời cao tuổi tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình

Phƣớc năm 2017 là bao nhiêu? Có hay khơng tình trạng sức khỏe, khả năng tiếp cận
DVYT, đặc điểm dân số ảnh hƣởng đến tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời cao tuổi ?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát :
Xác định tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời cao tuổi và các yếu tố
liên quan đến tiếp cận DVYT tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phƣớc, năm 2017
Mục tiêu cụ thể :
1. Xác định tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời cao tuổi tại huyện Bù Đốp, tỉnh
Bình Phƣớc, năm 2017
2. Xác định mối liên quan giữa tiếp cận dịch vụ y tế với các đặc điểm dân số
của ngƣời cao tuổi tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phƣớc, năm 2017: nhóm tuổi,
giới, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, tình trạng kinh tế.
3. Xác định mối liên quan giữa tiếp cận dịch vụ y tế với tình trạng sức khỏe của
ngƣời cao tuổi và tình hình đƣợc CSSK của NCTtại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình
Phƣớc, năm 2017


DÀN Ý NGHIÊN CỨU

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
DVYT
- Khoảng cách
- Phƣơng tiện
- Khả năng chi trả
- Thời gian chờ
- Truyền thông
- BHYT

TÌNH TRẠNG SỨC
KHỎE VÀ CSSK

- Tình trạng sức
khỏe hiện tại
- Tình hình đƣợc
CSSK

SỬ DỤNG DVYT

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
- Tuổi
- Giới
- Trình độ học vấn
- Tình trạng gia đình
- Mức sống
- Nơi sống
- …


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Định nghĩa dịch vụ y tế:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ
liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh, hoặc các hoạt động nâng cao, duy trì và
phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cá nhân và sức
khỏe cộng đồng [54].
Theo Bộ Y tế, dịch vụ y tế thiết yếu là tập hợp các dịch vụ y tế đƣợc xác định
là cơ bản và cần đƣợc duy trì nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở
mức tối thiểu cho tất cả mọi ngƣời [6].
Các đặc tính của DVYT:

Theo Viện chiến lƣợc và chính sách y tế, DVYT là loại hàng hoá mà ngƣời
sử dụng (ngƣời bệnh) thƣờng khơng tự mình lựa chọn đƣợc mà chủ yếu do bên
cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngƣợc lại với thơng lệ “Cầu
quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, ngƣời bệnh có
nhu cầu khám chữa bệnh nhƣng điều trị bằng phƣơng pháp nào, thời gian bao lâu lại
do bác sĩ quyết định. Nhƣ vậy, ngƣời bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một
chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ khơng đƣợc chủ động lựa chọn phƣơng pháp
điều trị [8].
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất
định đối với sự gia nhập thị trƣờng của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn
cung ứng dịch vụ y tế cần đƣợc cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những
điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trƣờng y tế
khơng có sự cạnh tranh hồn hảo [8].
Dịch vụ y tế là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa cơng cộng ” và mang lại
lợi ích. Đặc điểm của các dịch vụ này là lợi ích khơng chỉ giới hạn ở những ngƣời
trả tiền để hƣởng dịch vụ mà kể cả những ngƣời khơng trả tiền (Ví dụ: các dịch vụ y
tế dự phòng, giáo dục sức khỏe nhƣ cai nghiện thuốc lá không chỉ tốt cho ngƣời hút
thuốc mà cịn tốt cho ngƣời thân trong gia đình nhằm tránh hút thuốc thụ động).
Chính điều này khơng tạo ra đƣợc động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, khiến cho
việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung đáp ứng
cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nƣớc trong cung ứng các dịch vụ y tế
mang tính cơng cộng [8].
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe : bao gồm cả dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
thuộc khu vực Nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân [3].


2
 Dịch vụ y tế Nhà nƣớc bao gồm:
-


Nhân viên y tế thôn bản, các đội y tế lƣu động, trạm y tế xã và các phòng
khám đa khoa khu vực trực thuộc (ví dụ: y sỹ, nữ hộ sinh, đội vệ sinh
phòng dịch…).

-

Phòng y tế địa phƣơng, Trung tâm y tế dự phòng địa phƣơng, bệnh viện
địa phƣơng, bệnh viện thành phố và khu vực, bệnh viện đa khoa cùng với
các dịch vụ hỗ trợ nhƣ phịng thí nghiệm, khoa X.quang, khoa dƣợc v.v…

-

Các cơ quan chịu trách nhiệm về nhân lực và cán bộ quản lý y tế, tài
chính y tế và vật tƣ, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.

-

Số lƣợng, chủng loại phân bổ và chất lƣợng dịch vụ của các đơn vị kể
trên ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe và thể chất của con ngƣời [3].

 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc khu vực tƣ nhân bao gồm:
-

Y học dân gian cổ truyền (truyền thống) với những bà mụ vƣờn, thầy
lang, ngƣời bán thảo dƣợc. Những ngƣời này thƣờng xác định rằng bệnh
tật chịu ảnh hƣởng của các lực lƣợng tự nhiên, siêu nhiên và rồi tìm các
cách tƣơng ứng để chữa trị.

-


Hệ thống chữa bệnh chuyên nghiệp cổ truyền phƣơng Đông hết sức đa
dạng.

-

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tƣ nhân theo y học hiện đại đƣợc sự cấp phép
của Nhà nƣớc.

-

Dịch vụ bán thuốc.

-

Các dịch vụ y tế theo y học hiện đại của các tổ chức phi chính phủ (các tổ
chức nhà thờ, Hội chữ thập đỏ quốc tế,… ).

Tầm quan trọng của các khu vực này còn tuỳ thuộc vào từng xã hội cụ thể [3].
1.1.2 Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
Khả năng tiếp cận có thể đƣợc định nghĩa là cơ hội hoặc sự thoải mái mà
ngƣời tiêu dùng hoặc cộng đồng có thể sử dụng các dịch vụ tƣơng ứng với nhu cầu
của họ [53].
Theo WHO tiếp cận DVYT gồm ba yếu tố:
 Khả năng tiếp cận về khía cạnh vật chất (Physical accessibility)
Điều này đƣợc hiểu là sự sẵn sàng dễ tiếp cận của các DVYT tốt trong phạm
vi hợp lý của những ngƣời cần đến nó bao gồm giờ mở cửa, lịch hẹn, thời gian chờ,
tổ chức dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, giao thông, đi lại và sự phân bố dịch
vụ cho phép ngƣời dùng đến đƣợc với dịch vụ mà họ cần [40].



3

 Khả năng chi trả tài chính (Financial affordability)
Đây là thƣớc đo về khả năng chi trả của ngƣời dân trong việc thanh tốn cho
các DVYT mà khơng gặp khó khăn về tài chính. Nó khơng chỉ xem xét giá dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ mà cịn cả chi phí gián tiếp và cơ hội (ví dụ: chi phí vận chuyển
và thời gian nghỉ việc). Khả năng chi trả ảnh hƣởng bởi hệ thống tài chính y tế và
theo thu nhập của hộ gia đình [40].
 Tính chấp nhận được (Acceptability)
Điều này chứng tỏ sự chấp nhận của ngƣời tìm kiếm dịch vụ với dịch vụ
đƣợc cung cấp. Khả năng chấp nhận thấp khi bệnh nhân nhận thấy DVYT không
hiệu quả hoặc khi các yếu tố xã hội và văn hố nhƣ ngơn ngữ ,tuổi tác, giới tính,
dân tộc hoặc tôn giáo của nhà cung cấp DVYT ngăn cản họ tìm kiếm dịch vụ [40].
1.1.3 Quan hệ giữa tiếp cận và sử dụng DVYT với các yếu tố ảnh hƣởng
Tiếp cận và sử dụng DVYT là hai vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau ( ví dụ nhƣ : cùng một căn bệnh nhƣng ngƣời có học vấn cao
hoặc ngƣời tiếp cận đƣợc với thông tin y tế tốt hơn sẽ đến chữa trị sớm hơn ngƣời
có học vấn thấp hoặc ngƣời ít đƣợc tiếp cận với thông tin y tế; hoặc khoảng cách
nhƣ nhau nhƣng ngƣời có phƣơng tiện đi lại sẽ đến nơi nhanh hơn ngƣời khơng có
phƣơng tiện đi lại).
Về khoảng cách
Khoảng cách hoặc thời gian cần thiết cho việc đi lại của bệnh nhân đến cơ sở
chăm sóc y tế là một yếu tố rất rõ ràng để quyết định ngƣời đó có dễ dàng sử dụng
nó hay khơng. (ví dụ nhƣ : giao thơng cơng cộng kém, khơng có xe riêng để di
chuyển,…) có thể làm kéo dài thời gian di chuyển của bệnh nhân đến cơ sở y tế
[50].
Về nhân lực và năng lực
Cải thiện năng lực và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế góp phần cho
việc tin tƣởng của bệnh nhân vào cơ sở khám chữa bệnh đó. Từ đó nâng cao tỷ lệ
tiếp cận và sử dụng DVYT [50].

Về kinh tế
Gibson đã xác định chi phí cho ngƣời sử dụng DVYT nhƣ là một rào cản lớn
trong việc tiếp cận DVYT. Những bệnh nhân có thu nhập thấp nhất cảm thấy điều
này nhất vì thu nhập thấp của họ. Chi phí cũng rất quan trọng khi bệnh xảy ra đột
ngột hoặc khiến ngƣời bệnh nghỉ làm gây mất thu nhập. Chi phí bao gồm không chỉ


4
các chi phí trong thăm khám và cịn các chi phí khác nhƣ : di chuyển, thời gian nghỉ
việc, nghỉ làm của bệnh nhân và ngƣời nhà, thuốc, … [50].
Về mức độ bệnh
Mức độ bệnh sẽ quyết định sự lựa chọn cách thức chữa bệnh của ngƣời dân.
Khi đau ốm nhẹ: cảm cúm, đau bụng, nhức đầu... thông thƣờng mọi ngƣời đều
chung cách thức giải quyết, đó là để tự khỏi hoặc sử dụng các loại thuốc có sẵn
trong nhà hoặc tự ý mua thuốc tự chữa mà khơng có sự can thiệp của thầy thuốc. Họ
chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh không khỏi hoặc tiến triển nặng hơn. Cịn đối với
những ngƣời có điều kiện khá hơn thì đi khắp tuyến trên; đối với những ngƣời
nghèo thì chọn y tế địa phƣơng [27].
Về dịch vụ y tế
Đƣợc đo bằng các nguyện vọng, ý kiến ngƣời dân đối với cơ sở y tế về tính
thuận tiện giờ giấc, nơi đặt cơ sở y tế, thời gian mở của, tính thƣờng trực và tính sẵn
sàng của cơ sở y tế
Cho đến nay, Chính phủ tập trung vào tăng cƣờng năng lực thông qua đào
tạo và nâng cấp các bệnh viện, ngày càng chuyển sang các biện pháp cải thiện hệ
thống y tế để nâng cao chất lƣợng [56]. Luật Khám bệnh và chữa bệnh (2016), ƣu
tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân
dân. Tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với ngƣời hành nghề
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dƣới, từ vùng có điều

kiện kinh tế - xã hội khơng khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh xã hội hóa
các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát
triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa
học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ
truyền trong khám bệnh, chữa bệnh [21].
Về văn hóa
Các yếu tố về trình độ hiểu biết, văn hóa, dân tộc của ngƣời bệnh và nơi cung
cấp DVYT cũng sẽ ảnh hƣởng đến quá trình tiếp cận DVYT [40].
1.2 Hệ thống y tế
1.2.1 Mô tả hệ thống y tế (health system) :
- Là một hệ các niềm tin về khía cạnh văn hố về sức khoẻ và bệnh tật hình thành
nên cơ sở của các hành vi nâng cao sức khoẻ tìm kiếm dịch vụ y tế.


5
- Là những sắp xếp về thể chế mà trong đó diễn ra các hành vi nói trên.
- Là bối cảnh tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội của các niềm tin và thể chế vừa nêu.
Nói tóm lại hệ thống y tế bao gồm những gì con ngƣời tin và hiểu biết về sức
khỏe, bệnh tật và những gì ngƣời ta làm để duy trì sức khoẻ và chữa trị bệnh tật.
Niềm tin và hành động thƣờng liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ trong một xã hội
con ngƣời quan niệm rằng hồn ma của những ngƣời xấu đã chết trong dòng họ là
nguyên nhân gây ra bệnh tật, lập tức sẽ xuất hiện những ông thầy cúng, thầy mo và
những nghi lễ tôn giáo nhằm chống lại những linh hồn đó. Trái lại, nếu ngƣời dân
tin rằng vi trùng là những mầm mống bệnh tật, họ sẽ tìm cách chữa trị theo y sinh
học hiện đại.
Khi chăm sóc sức khoẻ theo quan điểm y sinh học hiện đại cịn là mới, ngƣời
dân có thể chấp nhận dịch vụ nhƣng lòng tin và kiến thức hỗ trợ cho những hành vi
này chƣa đƣợc phát triển đầy đủ. Nhân viên y tế do đó phải biết và lƣu ý về những
cách lý giải bệnh tật sẵn có trong dân gian để rồi đƣa ra những cách giải thích “y

sinh học” hiện tại mà vẫn thích ứng đƣợc với những quan niệm dân gian vốn đã bắt
rễ vào lòng ngƣời dân.
Những sắp xếp về thể chế mà theo đó các hành vi sức khoẻ diễn ra có phạm
vi rất rộng và không chỉ là việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thơng qua
hệ thống y tế Nhà nƣớc. Chúng bao gồm tất cả các cá nhân, các nhóm và các cơ
quan trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động y tế [3].
1.2.2.1 Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam
Phục vụ nhân dân tốt nhất và hiệu quả cao
Các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp ở mọi khu vực: Thành thị, nông thôn,
miền núi, hải đảo… Thực hiện đa dạng hố các loại hình dịnh vụ chăm sóc sức khỏe
(cơng, tƣ, bán cơng, lƣu động, tại nhà… ). Với đặc điểm này các cơ sở y tế Việt
Nam có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cụ thể là đảm
bảo phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân kịp thời, hiệu quả và công bằng, thực hiện
các nội dung và nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Xây dựng theo hƣớng dự phịng chủ động và tích cực
Mạng lƣới y tế Việt Nam xây dựng theo hƣớng dự phòng chủ động và tích
cực đƣợc thể hiện trong các nội dung hoạt động sau:
Mạng lƣới y tế làm tham mƣu tốt công tác vệ sinh môi trƣờng: Vệ sinh ăn, ở,
sinh hoạt, lao động… Tích cực tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động nhân dân
thực hiện các biện pháp dự phòng. Việc kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các
ngành khác, với các tổ chức xã hội nhằm thực hiện dự phịng theo hƣớng xã hội
hố.


6
Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh mơi trƣờng nhƣ vệ sinh an tồn
thực phẩm, vệ sinh ở các cơ quan, xí nghiệp… Việc tham gia đánh giá tác động môi
trƣờng ở các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất v.v…
Tổ chức cơng tác phịng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, bệnh
nghề nghiệp, bệnh lƣu hành ở địa phƣơng. Từ Trung ƣơng tới địa phƣơng có tổ

chức màng lƣới y tế dự phịng ngày càng phát triển.
Đảm bảo phát hiện sớm bệnh tật, xử lý kịp thời nhanh chóng, theo dõi lâu dài
tình hình sức khỏe và bệnh tật của nhân dân. Điều trị tích cực, giảm tỷ lệ tai biến, tỷ
lệ tử vong.
Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh ngoại trú (tại các cơ sở y tế lƣu động
và tại nhà) các bệnh thơng thƣờng, khơng phức tạp để giảm bớt khó khăn cho ngƣời
bệnh.
Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế địa phƣơng
Quy mơ cơ sở y tế hợp lý (số giƣờng bệnh, kinh phí, cơ sở vật chất…). Địa
điểm của các cơ sở thuận lợi cho nhân dân trong quá trình sử dụng: Thuận tiện giao
thông, trung tâm của các điểm dân cƣ, đảm bảo bán kính ngắn cho nhân dân đi lại
đƣợc dễ dàng. Cán Bộ Y tế phù hợp về số lƣợng và chất lƣợng (loại cán bộ, trình độ
chun mơn). Thực hiện phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm từ khi bắt
đầu xây dựng cũng nhƣ suốt trong quá trình sử dụng. Động viên cộng đồng tham
gia xây dựng màng lƣới về mọi mặt. Phát triển cân đối giữa các khu vực phổ cập và
chuyên sâu, phòng bệnh và chữa bệnh, y và dƣợc, chun mơn và hành chính, hậu
cần.
Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng
quản lý
Đủ trang thiết bị y tế thông thƣờng và hiện đại để thực hiện những kỹ thuật
điều trị theo tuyến quy định, có tính đến khả năng sử dụng trang thiết bị của nhân
viên y tế tại cơ sở y tế. Diện tích sử dụng phù hợp, có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu
hiện tại và các yêu cầu mới về quy hoạch và phát triển kinh tế trong tƣơng lai.
Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ
Chất lƣợng phục vụ bao gồm chất lƣợng về chuyên môn kỹ thuật, chất lƣợng
quản lý ngành y tế và đạo đức phục vụ. Chất lƣợng phục vụ đƣợc đánh giá thông
qua đo lƣờng 3 yếu tố: yếu tố mang tính cấu trúc (yếu tố đầu vào), quá trình thực
hiện và kết quả đạt đƣợc (đầu ra ). Yếu tố cấu trúc đƣợc đo lƣờng thơng qua tính
sẵn có của nguồn lực; yếu tố q trình đƣợc đo lƣờng thơng qua các chức năng của
nhân viên y tế thể hiện trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân; cịn yếu tố đầu



7
ra là kết quả cuối cùng của một quá trình thực hiện đúng các hoạt động chăm sóc
sức khỏe và tính sẵn có kịp thời của đầu vào.
Chất lƣợng phục vụ cịn đƣợc hiểu là hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
phải có hiệu quả trên cả 3 mặt y học, xã hội và kinh tế [3].
1.2.2.2 Phân loại các tuyến chuyên môn kỹ thuật
- Tuyến trung ƣơng (sau đây gọi là tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh sau đây:
Bệnh viện hạng đặc biệt;
Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
(sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác đƣợc Bộ Y tế giao
nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật;
- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi là tuyến
2) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế ;
Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác,
trừ các bệnh viện đƣợc quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh bao gồm các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chƣa xếp hạng, trung tâm y tế huyện
có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phƣơng chƣa có bệnh viện huyện,
bệnh xá cơng an tỉnh;
Phịng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
- Tuyến xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn;
Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

Phòng khám bác sỹ gia đình.
- Phân tuyến chun mơn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tƣ nhân:
Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chun mơn, hình
thức tổ chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tƣ nhân, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (Bộ Y tế
hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tƣ nhân
quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tƣ nhân phù hợp với quy định của Thông tƣ này [4].


8
1.2.3 Phân loại theo cơ sở y tế theo thành phần kinh tế
- Cơ sở y tế Công lập
- Cơ sở y tế Ngồi cơng lập [3].
1.3 Một số khái niệm về già và các yếu tố liên quan
1.3.1 Khái niệm ngƣời cao tuổi
Tại Việt Nam theo Điều II Pháp lệnh ngƣời cao tuổi của Ủy ban Thƣờng vụ
Quốc hội năm 2000 thì : “Ngƣời cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là cơng
dân nƣớc Cộng hịa xã hộichủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.” [32].
Theo Gorman (2000), qua trình lão hóa là một chân lý sinh học hiển nhiên,
với tác động của chính nó nằm ngồi sự kiểm sốt của con ngƣời. Tuy nhiên, nó
cũng thuộc vào sự lý giải bởi mỗi xã hội cảm nhận về tuổi già. Ở các nƣớc đang
phát triển, độ tuổi 60 hoặc 65 tƣơng đƣơng với lứa tuổi về hƣu. Nó đánh dấu bƣớc
đầu của tuổi già. Tuy nhiên, với một số quốc gia phát triển tuổi đƣợc tính theo thời
gian khơng quan trọng lắm khơng có ý nghĩa về tuổi già. Những ý nghĩa khác về
tuổi tác theo lý giải của cộng cồng có ý nghĩa quan trọng hơn nhƣ vai trị của ngƣời
cao tuổi trong gia đình, trong một số trƣờng hợp đó là mất đi vai trị trong gia đình,
đi kèm với sự suy giảm thể chất, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tuổi già.
Nhƣ vậy cột mốc về thời gian đánh dấu các giai đoạn trong cuộc đời, thì các quốc

gia phát triển là thời điểm bắt đầu khơng cịn khả năng đóng góp tích cực cho xã hội
" [55].
1.3.2 Phân chia nhóm tuổi già
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
- Ngƣời cao tuổi : 60 đến 74 tuổi
- Ngƣời già : 75 đến <90 tuổi
- Ngƣời già sống lâu : ≥ 90 tuổi
Hiện nay nhiều nƣớc theo cách phân loại chính thức của WHO [29].
1.3.3 Các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi
- Bệnh tim mạch: Nổi bật là bệnh tăng huyết áp
- Bệnh tâm thần kinh: Nổi bật là tình trạng sa sút trí tuệ (dementia)
- Bệnh nội tiết – chuyển hoá: bệnh đái tháo đƣờng
- Bệnh thận tiết niệu: nam giới bị u tuyến tiền liệt
Bệnh tiêu hoá hay gặp là: Loét dạ dầy tá tràng, viêm đại tràng, nuốt
nghẹn, táo bón
- Bệnh hơ hấp: Hay gặp là bệnh phổi phế quản tắc nghẹn mạn tính (COPD)
- Bệnh xƣơng khớp: Bệnh xƣơng khớp hay gặp nhất là thoái khớp [25].


9
1.3.4 Chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi
Khám bệnh, chữa bệnh
a. Việc ƣu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời cao tuổi đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Ngƣời từ đủ 80 tuổi trở lên đƣợc ƣu tiên khám trƣớc ngƣời bệnh khác trừ
bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dƣới 6 tuổi, ngƣời khuyết tật nặng.
- Bố trí giƣờng nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
b. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giƣờng để điều trị ngƣời bệnh là
ngƣời cao tuổi.
- Phục hồi sức khoẻ cho ngƣời bệnh là ngƣời cao tuổi sau các đợt điều trị cấp

tính tại bệnh viện và hƣớng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình.
- Kết hợp các phƣơng pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại,
hƣớng dẫn các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở
đối với ngƣời bệnh là ngƣời cao tuổi.
c. Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho
ngƣời cao tuổi [22].
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cƣ trú
a. Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn có trách nhiệm sau đây:
- Triển khai các hình thức tun truyền, phổ biến kiến thức phổ thơng về
chăm sóc sức khỏe, hƣớng dẫn ngƣời cao tuổi kỹ năng phịng bệnh, chữa
bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ.
- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ ngƣời cao tuổi.
- Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho ngƣời cao tuổi.
- Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức
khoẻ định kỳ cho ngƣời cao tuổi.
b. Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi
cƣ trú đối với ngƣời cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa
bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn có trách
nhiệm hỗ trợ việc đƣa ngƣời bệnh quy định tại khoản này tới cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh theo đề nghị của trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn.
c. Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời cao
tuổi tại nơi cƣ trú [22].
1.4 Đặt điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phƣớc
Vị trí địa lý
Huyện Bù Đốp nằm về phía Bắc tỉnh Bình Phƣớc, có đƣờng biên giới tiếp
giáp với Vƣơng quốc Campuchia khoảng 73,3 km; nằm trên Tỉnh lộ ĐT 748 [31].


10
Diện tích tự nhiên

Huyện có diện tích tự nhiên là 37.926,39 ha, bằng 5,5% diện tích tỉnh Bình
Phƣớc, dân số năm 2006 là 50.403 ngƣời Có 06 đơn vị hành chính xã và 01 thị trấn
trung tâm huyện. Có toạ độ địa lý nhƣ sau: [31].
106o 40’39” – 106o 59’45”
Kinh độ Đông
o
o
11 52’36” – 12 04’53”
Vĩ độ Bắc
Con ngƣời
Dân số tính dến cuối năm 2012 là 54.365 ngƣời, trong đó có 16 đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm 17,3% [24]. Và 2736 ngƣời cao tuổi [11].
Kinh tế - xã hội
Thế mạnh của huyện có nguồn lao động trẻ, dồi dào, tự nhiên ƣu đãi với đất
đai rộng, phì nhiêu, khí hậu ơn hịa phù hợp để canh tác các cây trồng có giá trị kinh
tế (cao su, hồ tiêu, ca cao, cây ăn trái…).
Nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, huyện quan tâm chăm sóc đối
tƣợng chính sách và xã hội trên địa bàn, các chế độ đƣợc giải quyết kịp thời; thực
hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, thƣờng xuyên thăm hỏi, động viên các đối
tƣợng chính sách và ngƣời có cơng với cách mạng trong các dịp lễ tết. Vận động
xây dựng đƣợc 74 căn nhà tình nghĩa và 814 căn nhà tình thƣơng, cấp đất ở cho 460
hộ cho đồng bào DTTS
Thu nhập bình quân đầu ngƣời (giá CĐ 1994) chỉ đạt 8,871 triệu
đồng/ngƣời/năm [24].
Y tế
Cơ sở y tế từ tuyến huyện đến xã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng (cơng trình
Trung tâm Y tế, xây dựng Bệnh viện đa khoa với quy mô 70 giƣờng bệnh, các Trạm
xá xã); đến nay 7/7 Trạm y tế xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất; có 5/7 Trạm y tế đạt
chuẩn quốc gia về đội ngũ y, bác sỹ; công tác vận động, tuyên truyền đƣợc đẩy
mạnh nhằm tác động đến ý thức của ngƣời dân trong việc thực hiện KHHGĐ [24].

1.5 Những nghiên cứu liên quan tình sức khỏe và CSSK cho NCT
1.5.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài
Tỷ lệ ngày càng tăng của ngƣời cao tuổi ở nơng thơn có ý nghĩa cho việc
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc xã hội. Ngƣời cao tuổi thƣờng
có nhu cầu sức khoẻ phức tạp hơn so với các nhóm tuổi khác, địi hỏi phải có đầy đủ
Nghiên cứu về các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi:
Trong một nghiên cứu về mơ hình bệnh tật của ngƣời cao tuổi ở Rwanda
năm 1993, tất cả các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, nhập viện trong một năm tại Khoa
Y, Bệnh viện Đại học Butare đều đƣợc điều tra xét nghiệm. Hầu hết là những ngƣời


11
nông dân tự cung và những ngƣời sống trong các gia đình lớn. Nhiễm trùng (37,5%
bệnh nhân) và xơ gan (31,8%) là những vấn đề thƣờng gặp nhất. Ung thƣ tế bào gan
sơ cấp đƣợc chẩn đoán ở 5,7% bệnh nhân và là khối u ác tính thƣờng gặp nhất. Mơ
hình bệnh tật của ngƣời cao tuổi khác với bệnh nhân trẻ, làm cho nhu cầu cao hơn
về nguồn lực y tế. Sốt rét và viêm ruột thừa ít gặp hơn ở ngƣời cao tuổi; Xơ gan,
ung thƣ tế bào nguyên phát, viêm phổi, ung thƣ tiền liệt, bệnh tim mạch, bệnh thận
mạn tính và bệnh phổi mạn tính phổ biến hơn. Một số điều kiện liên quan đến tuổi
tác thƣờng thấy ở các nƣớc cơng nghiệp hóa (ví dụ nhƣ bệnh mạch vành, đột quỵ,
sỏi mật, u nang thận, chứng sa sút trí tuệ) rất hiếm. [46]
Cịn tại Hoa Kỳ năm 2006 các bệnh liên quan đến tuổi tác ở NCT chính nhƣ
là: ung thƣ, tiểu đƣờng, tim mạch và bệnh mạch não và các bệnh thối hóa thần kinh
[36].
Theo một nghiên cứu khác tại Nhật Bản năm 2010 đã báo cáo các bệnh mà
NCT có tỷ lệ mắc cao là tăng huyết áp (38,7%), suy giảm thị lực (16,8%), viêm
khớp (16,3%), bệnh tim (13,2% ), bệnh tiểu đƣờng (11,3%). Trong số những bệnh
này, bệnh thƣờng gặp nhất ở ngƣời có thu nhập thấp là tăng huyết áp (39,8%), viêm
khớp (19,2%), và khiếm thị (17,9%). Qua đó nghiên cứu này đƣa ra kết luận ngƣời
cao tuổi trong nhóm có thu nhập thấp có tình trạng sức khoẻ thấp hơn các nhóm thu

nhập trung bình hoặc cao [47].
Nghiên cứu về tình hình sử dụng DVYT của NCT:
Nghiên cứu dân số theo chiều ngang cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
chƣa đƣợc đáp ứng có thể thấy ở 23,0% ngƣời từ 70 tuổi trở lên ở Pháp. Vị trí
kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến nguy cơ có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ chƣa đƣợc
đáp ứng, nhƣng các yếu tố nguy cơ chính đã đƣợc xác định là tình trạng tuổi và vị
trí ở nhà [43].
Một nghiên cứu cho thấy đại đa số ngƣời lớn tuổi (89,3%) đã đi khám bác sĩ
đa khoa trong 12 tháng trƣớc đó. Một phần ba số ngƣời đã dành thời gian trên
giƣờng bệnh, phần lớn trong số những ngƣời này (77,5%) dành một tuần hoặc ít
hơn trên giƣờng. Tổng cộng 29,4% đã đến phòng bênh hoặc phòng khám nhƣ một
bệnh nhân ngoại trú, 21% đã đƣợc nhận làm bệnh nhân nội trú để nghỉ qua đêm
tại bệnh viện, và 9,5% đã sử dụng phịng tai nạn và cấp cứu của bệnh viện cơng
(thƣờng chỉ một lần). Hầu hết ngƣời lớn tuổi (85,3%) đã mua thuốc từ dƣợc sĩ
trong 12 tháng trƣớc [41].
Nghiên cứu về khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK cho NCT
Việc cung cấp dịch vụ cho ngƣời cao tuổi ở nông thôn bị thách thức bởi các
yếu kém về quy mô, chi phí đi lại và những khó khăn trong việc thu hút nhân viên.
Nghiên cứu đƣợc báo cáo năm 2009 đã đƣợc tiến hành vào năm 2005/2006 nhƣ là
một phần của dự án Liên minh Châu Âu về Khu vực phía Bắc (EU NPP) về cuộc
sống của ngƣời cao tuổi cho thấy quyết định của ngƣời bệnh đi đâu, làm gì khi mắc


12
bệnh đều phụ thuộc vào tính sẵn có, chất lƣợng dịch vụ, giá thành, cấu trúc xã hội,
niềm tin vào bác sĩ, mức độ nặng nhẹ của bệnh, khoảng cách và giao thông từ nhà
đến cơ sở y tế [35].
Một nghiên cứu về nhận thức về rào cản đối với tiếp cận chăm sóc sức khoẻ
ngƣời lớn tuổi nơng thơn phát hiện: năm loại rào cản đối với chăm sóc sức khoẻ
gồm: sự khó khăn về giao thơng, nguồn cung cấp chăm sóc sức khoẻ hạn chế, thiếu

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lƣợng, sự cơ lập xã hội, và những hạn chế về tài
chính [42].
Theo nghiên cứu về đó lƣờng mức độ tiếp cận DVYT năm 2005 cho thấy có
nhiều rào cản ngăn ngƣời dân tiếp cận với dịch vụ y tế cơ bản và đƣợc chia thành 5
phƣơng diện: tính có sẵn, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, tính chấp nhận đƣợc,
khả năng thích nghi [38].
Theo một nghiên cứu tại Mỹ năm 2004 cho thấy các rào cản phổ biến nhất
khi gặp thầy thuốc là thiếu sự đáp ứng của bác sĩ đối với các lo ngại của bệnh nhân,
các hóa đơn y khoa, di chuyển và an toàn đƣờng phố. Thu nhập thấp, khơng có bảo
hiểm bổ sung, tuổi già và giới tính nữ có liên quan độc lập với các rào cản. Rào cản
tâm lý và thể chất ảnh hƣởng đến việc tiếp cận chăm sóc của ngƣời cao tuổi. Những
điều này có thể bị ảnh hƣởng bởi nghèo đói hơn bởi chủng tộc [37].
Theo nghiên cứu về sự tiếp cận của ngƣời Tây Ban Nha đối với các dịch vụ y
tế/sức khoẻ tâm thần năm 2002. Kết quả nhận đƣợc là: nhiều yếu tố hiện đang ảnh
hƣởng đến sự tiếp cận của ngƣời gốc Tây Ban Nha đối với các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ/sức khoẻ tâm thần. Trong số đó, các rào cản về văn hố và ngơn ngữ,
khơng đủ số lƣợng nhân lực Tây Ban Nha trong các ngành y tế, trình độ văn hố và
kinh tế xã hội thấp, số ngƣời Tây Ban Nha khơng có bảo hiểm, các thành kiến
chủng tộc và kỳ thị chủng tộc. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có phân biệt chủng
tộc, điều này khác với kết quả đƣợc nghiên cứu tại Mỹ năm 2004 [48].
Theo Cụm thông tin y tế nông thơn rào cản đối với tiếp cận chăm sóc sức
khoẻ ở nông thôn là:
Thiếu lực lƣợng lao động
Việc thiếu các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có thể ngăn cản việc tiếp cận
các dịch vụ bằng cách hạn chế cung cấp các dịch vụ sẵn có. Đây là một yếu tố đặc
biệt trong nơng thơn. Tính đến tháng 8 năm 2014, 60% các vùng thiếu hụt y tế sơ
cấp nằm ở khu vực nơng thơn.
Tình trạng có hay khơng có bảo hiểm Y tế
Những cá nhân khơng có bảo hiểm y tế đã giảm việc sử dụng các dịch vụ y
tế. Theo một báo cáo năm 2008 có một tỷ lệ lớn những ngƣời dân nơng thơn khơng

có bảo hiểm y tế so với ngƣời dân thành thị. Những ngƣời ở nơng thơn ít có khả
năng có bảo hiểm y tế nhất [39].


13
Khoảng cách và Giao thông vận tải
Ngƣời dân ở nông thơn có nhiều khả năng phải di chuyển xa để tiếp cận các
dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ chuyên khoa. Đây có thể là một gánh nặng đáng
kể cả về thời gian và tiền bạc.
Sự kỳ thị xã hội và các vấn đề riêng tƣ
Ở các vùng nơng thơn, nơi có dân cƣ ít, kỳ thị xã hội và mối quan tâm về
quyền riêng tƣ có nhiều khả năng sẽ trở thành rào cản đối với việc tiếp cận với
chăm sóc sức khoẻ. Cƣ dân có thể lo lắng về việc chăm sóc các vấn đề liên quan
đến sức khoẻ tâm thần, lạm dụng chất gây nghiện, sức khoẻ tình dục, mang thai,
hoặc thậm chí những bệnh mãn tính thơng thƣờng do lo lắng hoặc lo ngại về sự
riêng tƣ.
Học vấn
Biết đọc biết viết, có ảnh hƣởng đến khả năng hiểu đƣợc thông tin sức khoẻ
của bệnh nhân và hƣớng dẫn từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của
họ, đây cũng là một rào cản để tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ. Đây là mối quan
tâm đặc biệt của cộng đồng nông thôn, nơi mà mức độ giáo dục thấp hơn và các sự
kiện nghèo đói thƣờng ảnh hƣởng đến ngƣời dân [49].
1.5.2 Nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về các bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi:
Nghiên cứu mơ hình bệnh tật ở NCT tại Viện lão khoa Quốc gia năm 2008
nhận đƣợc kết quả sau: Các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao theo thứ tự lần lƣợt là: Bệnh
tuần hòan có tỷ lệ cao nhất (36,9%), bệnh hơ hấp (16,3%), bệnh nội tiết chuyển hoá
(6,8%), bệnh hệ sinh dục và tiết niệu (6,4%), bệnh khối u (6,3%), bệnh hệ thần kinh
(6%), bệnh cơ xƣơng khớp có tỷ lệ (5,9%), hệ tiêu hố có tỷ lệ 5,7%. Nhóm bệnh có
tỷ lệ mắc thấp dƣới 1% lần lƣợt là: bệnh về mắt (0,1%), bệnh da và mô dƣới da

(0,1%); Các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất
thƣờng, không phân loại ở phần khác (0,6%); Chấn thƣơng, ngộ độc và một số hậu
quả khác do ngun nhân bên ngồi (0,5%); Bệnh chu sinh chỉ có một trƣờng hợp
bệnh nhân [15].
Theo Đàm Viết Cƣơng và cộng sự cho thấy tỷ lệ bệnh của nhóm ngƣời cao
tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam
giới. Khoảng 60% ngƣời cao tuổi bị ốm trong thời gian 4 tuần trƣớc thời điểm điều
tra. Tuổi là một yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe, tỷ lệ bệnh
tăng dần theo nhóm tuổi.
Mơ hình bệnh cấp tính ở ngƣời cao tuổi: chủ yếu là các bệnh thơng thƣờng
nhƣ đau đầu, chóng mặt, ho, đau khớp, đau lƣng và tăng huyết áp. Khoảng 70% số
ngƣời cao tuổi đƣợc điều tra tại 3 tỉnh cho biết có mắc triệu chứng/bệnh mạn tính.
Tăng huyếp áp mạn tính là bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi (28,4%).


14
Khoảng 70% số ngƣời cao tuổi đƣợc điều tra tại 3 tỉnh (Hải Dƣơng, Ninh
Thuận, Vĩnh Long ) cho biết có mắc triệu chứng/bệnh mạn tính. Triệu chứng/bệnh
mạn tính thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi là đau khớp (42%), tăng huyết áp (28%), đau
lƣng (21%) và bệnh về mắt (25%). Bệnh khơng nhiễm trùng có xu hƣớng trở nên
phổ biến ở khu vực nơng thơn. Tăng huyếp áp mạn tính là bệnh thƣờng gặp ở ngƣời
cao tuổi (28,4%) [7].
Nghiên cứu về tình hình sử dụng DVYT của NCT:
Thơng qua phân tích số liệu Sức khỏe Dân số Việt Nam 2013 nhận thấy : tỷ
lệ đến khám và điều trị tại trạm y tế của ngƣời cao tuổi nông thôn rất cao và cao
nhất trong số các loại hình cơ sở y tế. Kết quả phân tích số liệu cho thấy, ngƣời cao
tuổi gặp ít rào cản trong việc tiếp cận trạm y tế xã, điều kiện về khoảng cách địa lý
và thời gian cũng thuận lợi cho việc thăm khám và điều trị cho ngƣời cao tuổi nông
thôn. Đặc biệt hơn nữa là không chỉ những ngƣời cao tuổi trên 80 tuổi mắc bệnh cấp
tính đi khám ở trạm y tế mà kể cả số ngƣời cao tuổi mắc bệnh mạn tính cũng đi

khám và điều trị tại trạm y tế đông nhất [17].
Một nghiên cứu tại Huế năm 2011 cho thấy có 88,86 % ngƣời cao tuổi mua
bảo hiểm y tế, trong đó 65,59% đƣợc nhà nƣớc cấp. 59,81% ngƣời cao tuổi đánh giá
khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tốt. 61,5% cho rằng khám chữa bệnh không tốt
là do chờ đợi lâu và thủ tục rƣờm rà. Có 77,43% ngƣời cao tuổi chọn phịng khám
khu vực là nơi đi khám bệnh đầu tiên. 9,71% ngƣời cao tuổi chọn Bệnh viện trung
ƣơng Huế. Có 63,43% ngƣời cao tuổi cho rằng trạm y tế phƣờng không đầy đủ thiết
bị, xét nghiệm siêu âm, và 55,71% cho rằng không đủ cơ số thuốc. Có 52,6% ngƣời
cao tuổi cho rằng Bệnh viện trung ƣơng Huế là nơi có chất lƣợng khám bệnh tốt
nhất. Có 26,29% ngƣời cao tuổi thƣờng xuyên chăm sóc sức khỏe. Tivi, rađio là
nguồn cung cấp thơng tin về chăm sóc sức khỏe và bệnh tật cho ngƣời cao tuổi
chiếm 75,71%. Có 57,4% ngƣời cao tuổi cho rằng sống vui vẻ, tập thể dục là biện
pháp để nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe [12].
Nghiên cứu về nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời cao tuổi tại tỉnh Bình
Dƣơng năm 2012 là khá cao: ƣớc tính tần suất bệnh của ngƣời cao tuổi tại các xã
nghiên cứu là 2,11 lƣợt/ngƣời/năm. 50,3% ngƣời cao tuổi hiện đang mắc bệnh, tổng
đó 61,3% bệnh nhẹ và 38,7 bệnh vừa và nặng [13].
Một nghiên cứu khác ở Thái Nguyên năm 2013 nghiên cứu về tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của NCT: tỷ lệ chọn phƣơng pháp tự điều trị (67%) khi mắc
bệnh thông thƣờng. Chọn Trạm y tế xã (31,25%) khi mắc bệnh cấp tính. Chọn Bệnh
viện tỉnh (32.76%) khi mắc bệnh mạn tính. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi dân tộc thiểu số tự
điều trị khi mắc bệnh (55,56%), ngƣời Kinh là (37,76%). Tỷ lệ ngƣời cao tuổi ngƣời
kinh chọn cơ sở y tế Nhà nƣớc làm nơi điều trị (62,24%), ngƣời dân tộc thiểu số
(44,44) [30].


×