Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở người KơHo và các yếu tố liên quan tại xã Đinh Lạc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.71 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


KA HỌA

TỈ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
HOÀN TOÀN TRONG 6 THÁNG ĐẦU
Ở NGƢỜI KƠ-HO VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI XÃ ĐINH LẠCHUYỆN DI LINH-TỈNH LÂM ĐỒNG
NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


KA HỌA


TỈ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
HOÀN TOÀN TRONG 6 THÁNG ĐẦU
Ở NGƢỜI KƠ-HO VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI XÃ ĐINH LẠCHUYỆN DI LINH- TỈNH LÂM ĐỒNG
NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Giảng viên hƣớng dẫn 1: TS.BS Phạm Thị Lan Anh
Giảng viên hƣớng dẫn 2: ThS. Lê Thị Quỳnh Nhi

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là đƣợc ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài
liệu đã đƣợc Đại học Y Dƣợc TP Hồ Chí Minh hay trƣờng đại học khác chấp nhận
để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài
liệu đã đƣợc công bố trừ khi đƣợc công khai thừa nhận.

Sinh viên thực hiện

Ka Họa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT

ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ .......................................................... 5
1.2. Phân loại sữa mẹ ................................................................................................... 5
1.3. Lợi ích của bú sữa mẹ hoàn toàn ........................................................................... 5
1.4. Hoạt động khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ .................................................... 7
1.5. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam ...................................................... 8
1.5.1.

Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới .............................................. 8

1.5.2.

Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam ............................................. 9

1.6. Các nghiên cứu có liên quan ................................................................................ 10
1.6.1.

Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 10

1.6.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 11

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng ........... 11
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 14
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 14
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 14
2.2.1


Dân số mục tiêu........................................................................................... 14

2.2.2

Dân số chọn mẫu ......................................................................................... 14

2.2.3

Cỡ mẫu ........................................................................................................ 14

2.2.4

Kỹ thuật chọn mẫu ...................................................................................... 14

2.2.5

Tiêu chí đƣa vào và loại ra .......................................................................... 14

2.2.6

Các biện pháp kiểm soát sai lệch: ............................................................... 15

2.3. Thu thập dữ kiện .................................................................................................. 15
Phƣơng pháp thu thập dữ kiện ................................................................................. 15
Công cụ thu thập dữ kiện ......................................................................................... 15


2.4. Xử lý dữ kiện ....................................................................................................... 15
2.4.1. Liệt kê và đinh nghĩa biến số ......................................................................... 16
2.5. Phân tích dữ kiện ................................................................................................. 22

2.5.1 Nhập liệu và quản lý số liệu .......................................................................... 22
2.5.2

Phân tích số liệu .......................................................................................... 22

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 24
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 36
4.1. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu ................................................................. 36
4.2. Kiến thức về NCBSM .......................................................................................... 37
4.3. Tiếp cận nguồn thông tin về NCBSM và nguồn thông tin về sữa bột ................. 39
4.4. Thực hành NCBSM ............................................................................................. 40
4.5. Lý do các bà mẹ không NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ........................... 41
4.6. Ngƣời khuyến khích, ngƣời ảnh hƣởng đến quyết định NCBSM và những khó
khăn trong việc NCBSM .............................................................................................. 41
4.7. Mối liên quan giữa thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với đặc tính
của mẹ và trẻ ................................................................................................................. 42
4.8. Mối liên quan giữa thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với kiến
chung... ……………………………………………………………………………….43
4.9. Mối liên quan giữa thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu với ngƣời
khuyến khích, ngƣời ảnh hƣởng đến quyết định NCBSM và những khó khăn trong
việc NCBSM................................................................................................................. 44
4.10. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .................................................... 44
4.10.1. Điểm mạnh .................................................................................................. 44
4.10.2. Điểm hạn chế .............................................................................................. 44
4.11. Tính mới và tính ứng dụng của đề tài .................................................................. 45
4.11.1. Tính mới của đề tài ..................................................................................... 45
4.11.2. Tính ứng dụng của đề tài............................................................................. 45
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 47
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A&T

Alive & Thrive
( Là một dự án do quỹ Bill & Melinda Gates Foudation tài trợ
nhằm góp phần giảm suy dinh dƣỡng và tử vong trẻ em thông
qua cải thiện thực hành nuôi dƣỡng trẻ nhỏ ở Việt Nam trong
vòng 6 năm 2009-2014).

KTC 95%

: Khoảng tin cậy 95%

NCBSM

: Nuôi con bằng sữa mẹ

NVYT

: Nhân viên y tế

PR

: Prevalence Ratio
(tỷ số tỷ lệ hiện mắc)

UNICEF


: United Nation International Children’s Emergency Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc)

WHO

: World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc tính chung về bà mẹ (n=122) ................................................................ 24
Bảng 3.2: Đặc tính chung về trẻ (n=122) ..................................................................... 25
Bảng 3.3: Kiến thức đúng về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu (n=122) ............. 26
Bảng 3.4 :Thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu (n=122) ......................... 27
Bảng 3.5: Nguồn thông tin về sữa bột (n=122) ............................................................ 28
Bảng 3.6: Nguồn thông tin về NCBSM (n=122).......................................................... 28
Bảng 3.7: Lý do không NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu (n=113) ...................... 29
Bảng 3.8: Những khó khăn trong việc NCBSM........................................................... 30
Bảng 3.9: Ngƣời khuyến khích NCBSM và ngƣời có ảnh hƣởng đến quyết định
NCBSM (n=122) .......................................................................................................... 30
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với đặc tính chung của bà mẹ ..... 32
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với đặc tính của trẻ ..................... 33
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với kiến thức chung đúng ........... 34
Bảng 3.13:Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với ngƣời khuyến khích,ngƣời ảnh
hƣởng,tƣ vấn sau sinh của nhân viên y tế ..................................................................... 34
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với tiếp cận nguồn thông tin ....... 35
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa NCBSM hoàn toàn với những khó khăn khi NCBSM
hoàn toàn....................................................................................................................... 35



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú
đến 24 tháng tuổi đƣợc cho là một chiến lƣợc quan trọng để giảm tử vong ở trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ. Bú sữa mẹ có thể ngăn ngừa 823.000 ca tử vong hằng năm ở trẻ em
dƣới 5 tuổi [33]. Đặc biệt ,trẻ đƣợc bú sữa mẹ ít bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp
và có khả năng sống sót cao gấp 14 lần so với trẻ không đƣợc bú sữa mẹ [24] [39].
Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em. Theo thống kê của
Viện dinh dƣỡng năm 2015, trong số trẻ dƣới 5 tuổi, có 24,6% trẻ bị suy dinh
dƣỡng thể thấp còi và 14,1% trẻ bị suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân và tỉ lệ này không
cải thiện nhiều trong vòng 5 năm qua [17].
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) khuyến cáo các
bà mẹ cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, ở nhiều
nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, tỉ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu còn khá thấp. Trên toàn thế giới, có 43% trẻ đƣợc bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu [39]. Tại Việt Nam, có khoảng 24,3% trẻ em dƣới 6 tháng tuổi đƣợc bú
mẹ hoàn toàn và 26,5% trẻ sơ sinh đƣợc bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh [11].
Tại Việt Nam, chiến lƣợc quốc gia về dinh dƣỡng giai đoạn 2011–2020 và
tầm nhìn đến năm 2030, đã đề ra chỉ tiêu gia tăng tỉ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong
6 tháng đầu nhằm đạt 27% vào năm 2015 và đạt 35% vào năm 2030 [2]. Để đạt
đƣợc chỉ tiêu này, các chƣơng trình can thiệp muốn đạt hiệu quả cần tập trung giải
quyết các rào cản ảnh hƣởng đến việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi vì duy
trì thực hành cho con bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng cũng là một thách thức lớn
đối với các bà mẹ. Nhiều nghiên cứu tại các quốc gia khác trên thế giới cũng nhƣ
Việt Nam đã cho ta thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu
tố nhƣ đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội, yếu tố sinh học, những yếu tố về mặt tâm lí,
niềm tin của bà mẹ trong việc đƣa ra quyết định cho con bú.

Di Linh là một huyện ở phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, gồm 35,6% dân tộc
thiểu số, trong đó chiếm chủ yếu là dân tộc Kơ-ho.Một nghiên cứu đƣợc tiến hành
trên 1312 trẻ em dƣới 5 tuổi tại huyện Di Linh năm 2013, kết quả cho thấy tỷ lệ suy
dinh dƣỡng thấp còi còn ở mức cao 35,8%, trong đó suy dinh dƣỡng mức độ nặng


2
tới 15%. Đặc biệt ở khu vực dân tộc thiểu số, suy dinh dƣỡng thấp còi chiếm tới
42,5%, cao gấp đôi so với tỉ lệ chung của tỉnh Lâm Đồng (22,9%) [9]. Cuộc sống
của ngƣời dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với ngƣời phụ nữ,
khi đa phần họ là ngƣời lao động chính trong gia đình. Cùng với điều kiện kinh tế
phát triển chậm, các chƣơng trình y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa
phƣơng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em vẫn chƣa đƣợc cải
thiện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu ở các bà mẹ ngƣời dân tộc Kơ-ho có con từ 6-24 tháng tuổi,
và tìm hiểu sâu hơn những rào cản, khó khăn ảnh hƣởng đến việc nuôi con bằng sữa
hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Kết quả của nghiên cứu này nhằm giúp cung cấp thông
tin cho địa phƣơng trong quá trình nỗ lực cải thiện tình trang suy dinh dƣỡng trẻ em
và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.


3
Câu hỏi nghiên cứu
Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở các bà mẹ có con từ 6-24
tháng tuổi tại xã Đinh Lạc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng năm 2017 là bao nhiêu?
Có hay không mối liên quan giữa thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu với các yếu tố về đặc tính của mẹ và bé, đặc tính của các yếu
tố thuộc gia đình, xã hội?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung

Xác định tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở các bà mẹ ngƣời
Kơ-ho có con từ 6-24 tháng tuổi tại xã Đinh Lạc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng năm
2017 và xác định các yếu tố liên quan về bà mẹ, về bé, các yếu tố về gia đình, xã
hội với thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà
mẹ ngƣời Kơ-ho có con từ 6 đến 24 tháng tuổi tại xã Đinh Lạc huyện Di
Linh tỉnh Lâm Đồng năm 2017.
2. Xác định mối liên quan giữa thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu với các đặc điểm dân số của mẹ và bé (tuổi mẹ, số con,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nơi sinh, phƣơng pháp
sinh, cân nặng sơ sinh).
3. Xác định mối liên quan giữa thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu với kiến thức chung đúng của bà mẹ.
4. Xác định mối liên quan giữa thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu với các yếu tố thuộc gia đình và xã hội (ngƣời quyết định,
ngƣời khuyến khích, tiếp cận thông tin, khó khăn trong việc nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn).


4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm dân số nền
-

Nhóm tuổi
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Tình trạng hôn nhân

Phƣơng pháp sinh
Nơi sinh

Kiến thức của bà mẹ về nuôi
con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu

Thực hành nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu

Yếu tố gia đình và xã hội

-

-

Ngƣời khuyến khích
NCBSM
Tác động của gia đình
trong các quyết định
NCBSM
Tƣ vấn sau sinh của
NVYT

Rào cản

-

Khó khăn trong việc

NCBSM
Tiếp cận thông tin
NCBSM
Tiếp cận thông tin sữa
bột


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ
Bú sữa mẹ hoàn toàn: chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất kỳ thức

ăn, đồ uống nào khác kể cả nƣớc trắng, trừ các trƣờng hợp phải uống bổ sung các
vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [38].
Bú sữa mẹ sớm: Cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh
[38].
Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi: trẻ từ 6-23 tháng tuổi tiếp
tục đƣợc bú mẹ [1].
1.2.

Phân loại sữa mẹ [18]
Sữa non: Là loại sữa mẹ đặc biệt, đƣợc tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh. Sữa

non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa
trƣởng thành. Trẻ đƣợc bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất quan trọng,
đặc biệt trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Sữa non đã có sẵn trong vú ngay khi trẻ sinh
ra. Không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nƣớc uống nào trƣớc khi bắt đầu bú mẹ.

Sữa đầu bữa: Là sữa đƣợc tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa có màu hơi
xanh, số lƣợng nhiều và cung cấp nhiều đạm, đƣờng, nƣớc và các chất dinh dƣỡng
khác. Trẻ dƣới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ là đủ, không cần uống thêm nƣớc, ngay
cả khi thời tiết nóng. Nếu cho trẻ uống nƣớc thì sẽ giảm bú mẹ.
Sữa cuối bữa: Là sữa đƣợc tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú mẹ lúc này đã hết
căng . Sữa cuối bữa có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất béo
cung cấp nhiều năng lƣợng cho trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn, vì vậy điều quan trọng là
cần để trẻ bú đến hết sữa cuối, không để trẻ nhả vú sớm hay mẹ chuyển bên sớm
quá.
Sữa chuyễn tiếp: có từ ngày thứ bảy đến ngày thứ 14 sau sinh
Sữa vĩnh viễn: có từ tuần thứ ba đến khi cho trẻ thôi bú. Trong thời gian này
nếu mẹ bình thƣờng, ăn khỏe, không kiêng cử, tinh thần thoải mái thì sữa mẹ vẫn đủ
để nuôi trẻ sinh đôi sinh ba.
1.3.

Lợi ích của bú sữa mẹ hoàn toàn


6
- Sữa mẹ là thức ăn lý tƣởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ cung cấp đầy
đủ chất dinh dƣỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Sữa mẹ chứa các
chất dinh dƣỡng nhƣ đạm, đƣờng, béo, các vitamin, khoáng chất với tỉ lệ thích hợp,
dễ hấp thu, giúp trẻ phát triển tối ƣu.
- Sữa non đƣợc tiết ra từ những giờ đầu cho đến hết tuần đầu sau sinh.Trong
sữa non chứa nhiều kháng thể (IgA, IgG, IgM, IgD) quý giá giống nhƣ liều vắc-xin
đầu tiên trong đời, giúp trẻ phòng tránh đƣợc các bệnh nhiễm khuẩn. Sữa non giàu
vitamin A giúp làm giảm mức độ nặng của bệnh khi bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sữa
non còn có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống nhanh phân su ra khỏi đƣờng tiêu hóa, điều
này hạn chế hiện tƣợng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh [18].
- Cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh rất cần thiết trong việc

giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chậm cho trẻ bú mẹ làm tăng tỉ lệ tử
vong sơ sinh tới 80%. Theo UNICEF, có khoảng 77 triệu trẻ sơ sinh không đƣợc bú
sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh [15]. Ở Việt Nam, tỉ lệ cho con bú trong
vòng một giờ đầu sau sinh vẫn còn khá thấp 57,8% [1].
- Bú sữa mẹ có thể ngăn ngừa 823.000 ca tử vong ở trẻ em dƣới 5 tuổi và
20.000 ca tử vong do ƣng thu vú ở phụ nữ [33]. Đặc biệt, trẻ bú sữa mẹ ít bị tiêu
chảy, viêm phổi và có khả năng sống sót cao gấp 14 lần so với trẻ không đƣợc bú
sữa mẹ [24].
- Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp phòng tránh đƣợc rất nhiều bệnh tật từ
giai đoạn trẻ còn nhỏ cho tới giai đoạn trƣởng thành, từ viêm nhiễm, dị ứng tới các
bệnh mãn tính nhƣ tăng huyết áp, tiểu đƣờng, béo phì, các bệnh tim mạch và ung
thƣ. Các bệnh này đã tiêu tốn hàng triệu đô la ngân sách các quốc gia [16].
- Cho con bú còn mang lại nhiều lơi ích cho bà mẹ. Khi con bú, oxytocin
đƣợc tiết ra giúp co hồi tử cung ,giảm mất máu sau sinh,chống thiếu máu cho bà mẹ
[18]. Tuyến yên tiết ra prolactin, ức chế rụng trứng, làm chậm có kinh trở lại, giúp
tránh thai tốt hơn. Lƣợng sắt mà ngƣời mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lƣợng sắt
mất đi do hành kinh, điều này cũng hạn chế thiếu máu do thiếu sắt. Không chỉ giúp
tăng cƣờng tình cảm mẹ con, cho con bú còn làm giảm nguy cơ ung thƣ vú, ung thƣ
buồng trứng và phòng ngừa loãng xƣơng, đồng thời còn giúp bà mẹ trở lại trọng
lƣợng trƣớc khi mang thai nhanh hơn [19].


7
- Sữa mẹ luôn có sẵn và đƣợc duy trì ở nhiệt độ ổn định, an toàn, vô trùng.
Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí , công sức chuẩn bị bữa ăn mà vẫn đảm bảo đầy đủ
chất dinh dƣỡng cho trẻ tăng trƣởng phát triển trí não, đạt thành tích học tập cao
hơn, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh mãn tính khác [18].
- Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho cả mẹ và
bé, nhờ đó đảm bảo nguồn lực lao động ổn định khi thành viên trong gia đình không
phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ ốm. Bên cạnh đó, gia đình cũng tiết kiệm đƣợc chi

phí cho việc khám chữa bệnh.
1.4.

Hoạt động khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ
- Với những lợi ích mà sữa mẹ mang lại, nhiều cơ quan y tế, trong đó có Tổ

Chức Y tế Thế giới khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Cho trẻ bú theo nhu cầu,
khi trẻ muốn, kể cả ngày lẫn đêm. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm, ăn bổ sung từ 6 tháng
tuồi trở đi, giai đoạn này trẻ có thể ăn hay uống bất kỳ thức ăn nƣớc uống nào khác
sữa mẹ nhằm cung cấp đủ chất dinh dƣỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh [38].
-Ngày 19/7/2015, Bộ Y tế ban hành văn bản số 5546/BYT-BMTE về việc
triển khai Tuần lễ thế giới NCBSM năm 2016. Từ ngày 01-07/8 hàng năm, các quốc
gia trên thế giới tổ chức Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ với mục đích
khuyến khích và tăng cƣờng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuần lễ thế giới NCBSM
năm 2016 với chủ đề: “Nuôi con bằng sữa mẹ- Chìa khóa cho sự phát triển bền
vững”, nhấn mạnh tầm quan trọng cùa NCBSM trong việc thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững, bao gồm giảm nghèo, xóa nạn đói, cải thiện sức khỏe, thúc đẩy
khả năng học tập, duy trì bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe, đáp ứng với hậu
quả của biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lƣợng và tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy hợp
tác đa ngành trong chăm sóc sức khỏe và đảm bảo quyền con ngƣời [3].
-10 bƣớc “Nuôi con bằng sữa mẹ thành công” đƣợc giới thiệu với công
chúng lần đầu tiên năm 1989 trong Tuyên bố chung của WHO/UNICEF về Bảo vệ,
Thúc đẩy và Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ: Vai trò đặc biệt của các dịch vụ chăm
sóc bà mẹ & trẻ em. UNICEF và WHO kêu gọi thực hiện 10 bƣớc “Nuôi con bằng
sữa mẹ thành công” ở tất cả các cơ sở chăm sóc bà mẹ, trẻ em, bởi vì các cán bộ,


8
nhân viên y tế có vai trò rất quan trọng, có thể ảnh hƣởng đến các quyết định của

ngƣời mẹ về lựa chọn cách nuôi dƣỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [14].
1.5.

Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam

1.5.1. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới
Trên toàn cầu, có khoảng 43% trẻ đƣợc bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu đời [39]. Trong đó, cao nhất là khu vực Nam Á với tỉ lệ trẻ đƣợc bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu là 60% (2015), tiếp đến là khu vực Đông và Nam Phi với tỉ
lệ là 57% (2015). Theo số liệu từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ
bú sữa mẹ hoàn toàn có xu hƣớng tăng dần từ 25% năm 1993 lên 37% năm 2013
[29].
Tỉ lệ trẻ đƣợc bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh cao nhất là khu
vực Mỹ Latinh với tỷ lệ là 58%. Ở khu vực châu Phi và Châu Á có tỷ lệ là 50%,
thấp nhất là khu vực Đông Âu với tỷ lệ trẻ đƣợc bú sớm là 36% [24]. Đặc biệt khu
vực Nam Á đã có mức tăng đột phá gấp ba lần từ 16% năm 2000 đến 45% đến 2015
[32].
Ở khu vực Châu Á,tỉ lệ NCBSM hoàn toàn có sự chênh lệch giữa các quốc
gia. Tại Cam-pu-chia, nhờ các chiến dịch truyền thông tích cực, giáo dục nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ đã làm thúc đẩy tỉ lệ nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tăng cao từ 11% (2000) lên đến 74% (2010)
[36]. Các nƣớc Triều Tiên, Mông Cổ cũng có tỉ lệ khá cao lần lƣợt là 69% (2012)
và 55% (2012). Trong khi đó, một số nƣớc tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ còn thấp nhƣ
Thái Lan 12% (2012), Myanmar 24% (2009-2010) [35].


9
80
70
60

50
40
30

20
10
0

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu của một số nƣớc trên thế
giới theo số liệu của WHO [40].
Qua biểu đồ 1.1 có thể thấy sự chênh lệch về tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6
tháng đầu giữa các nƣớc trên thế giới. Một số nƣớc có tỷ lệ rất thấp nhƣ nƣớc Anh
(1%), Chad (3%), Ba Lan (4%).
Sữa mẹ cung cấp 100% nguồn dinh dƣỡng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn 6
tháng đầu và tiếp tục cung cấp khoảng 50% nhu cầu dinh dƣỡng ở giai đoạn 6 đến
12 tháng. Qua năm thứ hai sữa mẹ vẫn có khả năng cung cấp 33% nhu cầu dinh
dƣỡng cho trẻ và khả năng cung cấp này là khoảng 10% vào năm thứ ba.Tuy vậy
nhƣng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới giảm mạnh từ 74% ở năm đầu tiên
(12-15 tháng tuổi) xuống còn 46% vào năm thứ hai (20-23 tháng tuổi) [32].
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đạt ra mục tiêu tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu lên ít nhất 50% vào năm 2025 [37].
1.5.2. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thực hiện theo khuyến cáo của WHO và UNICEF, nƣớc ta đã
và đang nổ lực trong việc nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. Theo Báo cáo điều
tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS 2014), cả nƣớc có 96,9
% trẻ em từng đƣợc bú sữa mẹ, nhƣng chỉ có 26,5% trẻ đƣợc bú sữa mẹ trong vòng


10
1 giờ đầu sau sinh và 67,8% trẻ sơ sinh bắt đầu bú sữa mẹ trong vòng một ngày đầu

sau sinh. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đã có những
chuyển biến tích cực, tăng từ 17,4% lên 24,3% và 65,6% trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ
khi đƣợc 12-15 tháng tuổi [11]. Tuy vậy, nhƣng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu vẫn còn rất thấp so với tỷ lệ chung của thế giới và các nƣớc
trong khu vực. Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do hoạt động truyền thông
khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ chƣa thực hiện tốt, cùng với sự quảng cáo rầm rộ
của sữa công thức, dẫn đến nhận thức sai lầm của bà mẹ trong việc nuôi dƣỡng trẻ.
Theo thông tin giám sát dinh dƣỡng năm 2014, giữa thành thị và nông thôn
có sự khác nhau về tỷ lệ bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh.Ở thành thị là
45% thấp hơn nhiều so với nông thôn là 63,3%. Về kiến thức, có hơn ba phần tƣ bà
mẹ biết trẻ cần đƣợc bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh; 74,4% biết cần
cho trẻ bú sữa non; 52,5% bà mẹ biết rằng rất tốt khi trẻ dƣới 6 tháng tuổi chỉ bú
sữa mẹ và 52,2% biết cần cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi [1]. Tuy nhiên, tỷ lệ thực
hiện lại không cao do các bà mẹ còn nhiều trở ngại ảnh hƣởng đến việc nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn.
1.6.

Các nghiên cứu có liên quan

1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đƣợc thực hiện nhằm khảo sát tỉ lệ nuôi
con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ở Kenya, một địa phƣơng có 68% trẻ
dƣới 6 tháng tuổi đƣợc bú mẹ hoàn toàn tại thời điểm nghiên cứu, 87% trẻ đƣợc bú
sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh, 96% trẻ đƣợc bú sữa non trong vòng 3 ngày
đầu sau sinh, 16% trẻ nhận thêm chất lỏng khác trong vòng 3 ngày đầu sau sinh nhƣ
nƣớc uống, đƣờng, nƣớc muối, sữa bột, trong đó nƣớc muối là phổ biến nhất. Kết
quả nghiên cứu tại đây cho tỷ lệ NCBSM hoàn toàn cao hơn so với tỷ lệ chung của
nƣớc này. Tuy nhiên, có 34% bà mẹ tin rằng bú mẹ hoàn toàn khiến trẻ nhanh đói
và 20% cho rằng trẻ sẽ nhẹ cân hơn so với trẻ không bú mẹ hoàn toàn. Đây có thể là
một trong những yếu tố liên quan đáng kể đến quyết định ngừng cho con bú của các

bà mẹ Kenya [25]. Ở Ấn Độ, chỉ có 27% bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, dù
kiến thức của bà mẹ rất tốt (85,2% biết về NCBSM, phần lớn nói rằng sữa mẹ là
thức ăn lý tƣởng cho trẻ sơ sinh (89,3%), dễ tiêu hóa (83,6%) và giúp trẻ khỏe mạnh


11
hơn sữa bột (82,3%). Mặc dù có kiến thức đúng khá cao nhƣng tỷ lệ thực hành lại
thấp, do phần lớn trẻ đƣợc cho ăn bổ sung sớm từ 4-6 tháng, với lý do đƣợc họ đƣa
ra là chỉ bú sữa mẹ là không đủ cho đứa trẻ đang cần phát triển [34]. Chính những
quan niệm sai lầm nhƣ vậy đã ảnh hƣởng đến thực hành, do vậy việc truyền thông
nâng cao kiến thức cho ngƣời dân nhằm xóa bỏ những quan niệm không đúng là rất
cần thiết để cải thiện tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Ở Nepal, tỉ lệ cho con bú hoàn toàn khi trẻ đƣợc 6 tháng là 9%, dù tỉ lệ trẻ bú
sớm là 57%. Theo các bà mẹ, lý do chính họ cho trẻ ăn dặm sớm là do thiếu sữa.
Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về
NCBSM hoàn toàn với tỷ lệ thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngoài
ra có ¾ bà mẹ cho biết họ không nhận đƣợc bất cứ thông tin nào về nuôi con bằng
sữa mẹ trong những lần đến khám thai [31].
Ở Nigeria, có 97,3% trẻ từng đƣợc bú sữa mẹ nhƣng chỉ có 41% bú hoàn
toàn trong 6 tháng đầu. Lý do đƣợc đƣa ra là : 56,6% bà mẹ nói rằng sữa của họ
không chảy và 18,9% bà mẹ nói rằng đó là một truyền thống của họ [23]. Nghiên
cứu cũng tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân
với kiến thức về NCBSM hoàn toàn với p<0,05. Điều đó cho thấy việc nâng cao
trình độ học vấn của phụ nữ là cần thiết nhằm giúp cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ
em.
Ở Trung Quốc, một khảo sát trên 2354 trẻ em dƣới 24 tháng tuổi ở 26 quận
nông thôn nghèo thuộc 12 tỉnh miền Tây và miền Trung Trung Quốc,đây cũng là
nơi tập trung tƣơng đối cao dân tộc thiểu số, 98,3% trẻ sơ sinh đã từng đƣợc bú mẹ
nhƣng tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng là 28,7%. Nghiên cứu cũng tìm thấy
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

trong 6 tháng đầu với việc sinh con tại cơ sở y tế tuyến trên (p<0,05) [26].
1.6.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nhiều nghiên cứu đã đƣợc tiến hành ở nhiều địa phƣơng ở Việt Nam. Rất
nhiều nghiên cứu đã thực hiện trên đối tƣợng ngƣời Kinh ở nhiều nơi. Tỉ lệ BCBSM
hoàn toàn đến 6 tháng tuổi ở Thái Bình (2011) là 1,9% [4], ở Tp.HCM (2014) là
4% [21], ở Bình Thuận là 15% [12], ở Di Linh – Lâm Đồng là 20,3% [10].
1.7.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng


12
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và duy trì hành vi đó trong 6 tháng là một
thách thức lớn đối với các bà mẹ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ Việt
Nam đã cho ta thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố
nhƣ đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội, yếu tố sinh học, những yếu tố về mặt tâm lí,
niềm tin của bà mẹ trong việc đƣa ra quyết định cho con bú.
Ở Myanmar bản thân bà mẹ, chồng của họ và ngƣời bà đều cho rằng bú mẹ
hoàn toàn là không đủ chất cho trẻ sơ sinh, việc cho ăn thức ăn khác hay nƣớc là
cần thiết cho trẻ [30]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của A&T, nhìn chung các bà mẹ
tin rằng nên cho trẻ uống nƣớc hoặc sữa bột trƣớc 6 tháng vì trẻ có nhu cầu, bà mẹ
thiếu sữa,trẻ khát hoặc do thời tiết nóng [1].
Ở Nigeria năm 2012, ngƣời tác động chủ yếu là mẹ chồng [22]. Ở Ghana,
ngƣời tác động chính cũng là bà của bé. Tại Việt Nam, ngƣời có ảnh hƣởng nhiều
nhất đến bà mẹ là cha mẹ chồng/ cha mẹ ruột (68,5%) [21]. Nhiều nghiên cứu đã
cho thấy rằng kiến thức về NCBSM có mối liên quan đến việc thực hành NCBSM.
Một nghiên cứu tại huyện Thuận Nam, Ninh Thuận cho kết quả: tỉ lệ thực hành ở
những bà mẹ có kiến thức chung đúng cao gấp 5,83 lần so với những bà mẹ có kiến
thức chung sai [12]. Nghiên cứu tại huyện Củ Chi TP.HCM cũng chỉ ra tỷ lệ thực
hành NCBSM hoàn toàn ở những bà mẹ có kiến thức chung đúng cao gấp 22 lần bà

mẹ không có kiến thức chung đúng [21]. Niềm tin, thái độ của bà mẹ cũng có ảnh
hƣởng đáng kể đến việc thực hành NCBSM hoàn toàn. Nhiều bà mẹ quan niệm rằng
sữa mẹ không đáp ứng đủ nƣớc cho trẻ, họ cho trẻ uống thêm nƣớc do sợ trẻ khát
hoặc để làm sạch miệng sau khi bú [12] [21]. Các bà mẹ cũng nghĩ rằng họ không
thể sản xuất đủ sữa, chính vì quan niệm này mà mặc dù biết về những lợi ích của
sữa mẹ và có ý định nuôi con bằng sữa mẹ nhƣng họ vẫn lựa chon sữa bột nhƣ là
một biện pháp dự phòng khi trẻ không đủ no [27]. Nhiều bà mẹ không tin có thể
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng vì tin rằng trẻ cần chất dinh dƣỡng khác để phát
triển và họ cho trẻ ăn sớm từ tháng thứ 4-5 [4].
Việc các bà mẹ phải quay trở lại làm việc cũng là một rào cản đối với việc
NCBSM. Tại Myanmar các bà mẹ cho biết, do nghèo đói nên họ phải trở lại làm
việc sớm và không thể cho con bú sữa mẹ [30]. Tại Thái Nguyên có 59,9% bà mẹ
cho biết họ bận rộn công việc nên không thể cho con bú hoàn toàn [5].


13
Ngoài ra các bà mẹ cũng hay gặp các vấn đề về vú nhƣ đau, nhiễm trùng
hoặc tắc tia sữa, các vấn đề ngậm bắt vú của trẻ và lo lắng không sản xuất đủ sữa,
trẻ không chịu bú. Chỉ khoảng một phần hai bà mẹ đƣợc hƣớng dẫn cách cho con
bú, thƣờng là từ mẹ chồng/ mẹ đẻ (51,8%) [1].
Việc quảng cáo rầm rộ của các công ty sữa cũng nhƣ sự có sẵn của các loại
sữa công thức trên thị trƣờng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc nhận thức sai
lầm của các bà mẹ và những ngƣời chăm sóc trẻ. Theo báo cáo của A&T có tới
83,7% bà mẹ nhìn thấy quảng cáo sữa bột trên ti vi, trong khi đó tỷ lệ bà mẹ nhìn
thấy quảng cáo khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ chỉ là 40,4%. Sữa công thức
cũng dễ dàng đƣợc tìm thấy ở gần cơ sở y tế với 46,6% mua gần cơ sở y tế và 21,7
% các bà mẹ hoặc thành viên trong gia đình mang sữa bột tới cơ sở y tế khi sinh [1].


14


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Thời gian nghiên cứu: 10/5/2017 – 10/6/2017
Địa điểm nghiên cứu: tại xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1 Dân số mục tiêu
Các bà mẹ là ngƣời dân tộc Kơ-ho có con từ 6-24 tháng tuổi tại xã Đinh Lạc,
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
2.2.2 Dân số chọn mẫu
Các bà mẹ là ngƣời dân tộc Kơ-ho có con từ 6-24 tháng tuổi đang sinh sống và
có hộ khẩu thƣờng trú tại xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng vào thời
điểm nghiên cứu.
2.2.3 Cỡ mẫu
Theo khảo sát ban đầu, toàn bộ số bà mẹ ngƣời Kơ-ho có con nhỏ từ 6-24
tháng tuổi, đang cƣ trú tại xã Đinh Lạc đƣợc trạm y tế xã quản lý là 122 bà mẹ.
Chúng tôi thực hiện lấy mẫu toàn bộ.
2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu
Sử dụng kỹ thuật lấy mẫu toàn bộ
Đối với những bà mẹ có 2 con đều dƣới 24 tháng tuổi, thì sẽ hỏi thông tin bé
nhỏ nhất.
2.2.5 Tiêu chí đƣa vào và loại ra
 Tiêu chí đƣa vào
Bà mẹ đang sinh sống và có hộ khẩu thƣờng trú tại xã Đinh Lạc, huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng vào thời điểm nghiên cứu, là mẹ của các bé có ngày sinh từ
05/2015 đến 11/2016 và đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Tiêu chí loại ra
-


Bà mẹ bị câm, điếc hoặc có các vấn đề về tâm thần, thần kinh, không thể trả
lời câu hỏi.


15
-

Bà mẹ chống chỉ định với nuôi con bằng sữa mẹ nhƣ lao tiến triển, ung thƣ
đang xạ trị hoặc hóa trị [28].

2.2.6 Các biện pháp kiểm soát sai lệch:
Kiểm soát sai lệch thông tin
-

Sai lệch có thể xảy ra vì có sự bất đồng ngôn ngữ tiếng Kinh và Kơ-ho. Để

khắc phục điều này, nghiên cứu viên là ngƣời trực tiếp thực hiện biết cả 2 thứ tiếng
để trao đổi với bà mẹ thuận tiện.
Kiểm soát sai lệch chọn lựa
-

Chọn đối tƣợng theo đúng tiêu chí chọn vào và loại ra

-

Khi đối tƣợng vắng mặt vào thời điểm khảo sát, nghiên cứu viên sẽ quay trở

lại tìm đối tƣợng khi kết thúc đợt khảo sát để hạn chế sai lệch do mất mẫu.
2.3.


Thu thập dữ kiện
Phƣơng pháp thu thập dữ kiện
Bƣớc 1: Xin phép sự đồng ý từ địa phƣơng
Sau khi tới địa điểm làm nghiên cứu, trƣớc khi tiến hành chọn mẫu, nghiên

cứu viên liên hệ với Ủy ban nhân dân huyện Di Linh, trình bày giấy giới thiệu của
nhà trƣờng và mục đích của nghiên cứu để xin giấy cho phép của địa phƣơng.
Bƣớc 2: Chọn mẫu
Sau khi đã đƣợc Ủy ban nhân dân huyện cho phép thực hiện nghiên cứu,
nghiên cứu viên liên hệ với trạm y tế xã Đinh Lạc để xin danh sách các bà mẹ có
con từ 6 đến 24 tháng tuổi và tiến hành chọn mẫu theo đúng tiêu chí đƣa vào
Bƣớc 3: Thu thập thông tin
- Liên hệ với cộng tác viên
- Nghiên cứu viên đƣợc cộng tác viên dẫn đến nhà các bà mẹ, xin phép thực
hiện nghiên cứu, giải thích rõ mục đích thực hiện nghiên cứu. Nếu bà mẹ đồng ý
tham gia thì tiến hành phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ.
Công cụ thu thập dữ kiện
Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm có 29 câu về tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu và các yếu tố liên quan đến đặc tính dân số của mẹ, của
trẻ và đặc điểm của việc cho con bú mẹ.
2.4.

Xử lý dữ kiện


16
2.4.1. Liệt kê và đinh nghĩa biến số
 Biến số phụ thuộc
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Theo định nghĩa của WHO, là chỉ cho
trẻ bú sữa mẹ và không dùng bất kỳ thức ăn hay nƣớc uống nào khác kể cả nƣớc

trắng, trừ các trƣờng hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc.
Đây là biến số nhị giá, có 2 giá trị:
-



-

Không

 Biến số độc lập
 Các biến số về trẻ
- Giới tính là biến nhị giá gồm 2 giá trị:


Nam



Nữ

- Nơi sinh là biến danh định gồm 3 giá trị:


Tại nhà: sinh tại nhà đang sống ,nhà mẹ chồng, mẹ ruột, ngƣời thân



Cơ sở y tế công: bệnh viện, trạm y tế




Cơ sở y tế tƣ nhân: phòng khám tƣ nhân

- Phƣơng pháp sinh là biến nhị giá gồm 2 giá trị:


Sinh thƣờng



Sinh mổ

- Cân nặng lúc sinh là biến thứ tự gồm 3 giá trị:


<2500 gram



2500-3500 gram



>3500 gram

 Các biến số về bà mẹ
- Nhóm tuổi của mẹ là biến danh định gồm 3 giá trị:



< 20 tuổi



20-35 tuổi



> 35 tuổi

- Trong đó, tuổi tính bằng cách lấy năm 2017 trừ năm sinh của bà mẹ
Số con là biến thứ tự gồm 3 giá trị:


17


1 con



2 con



3 con trở lên

- Nghề nghiệp là công việc chính mà bà mẹ đang làm, đây là biến danh định
gồm 5 giá trị:



Nội trợ



Làm nông



Buôn bán



Công nhân viên chức



Khác

- Trình độ học vấn đƣợc tính là lớp học cao nhất mà bà mẹ đã hoàn thành,
đây là biến thứ tự gồm 5 giá trị:


Mù chữ: không biết đọc, không biết viết



Cấp 1: đã hoàn thành từ lớp 1 đến lớp 5




Cấp 2: đã hoàn thành từ lớp 6 đến lớp 9



Cấp 3: đã hoàn thành từ lớp 10 đến lớp 12



Trên cấp 3:đã hoàn thành từ trung cấp, cao đẳng, đại học ,sau đại học

- Ngƣời sống chung là ngƣời đang sống chung nhà với bà mẹ. Đây là biến
danh định gồm 5 giá trị:


Chồng



Cha mẹ ruột/cha mẹ chồng



Anh chị em ruột/anh chị em chồng



Họ hàng




Khác.

 Các biến số về kiến thức
- Kiến thức về thời gian cho con bú sớm sau sinh là hiểu biết đúng của bà
mẹ về thời gian cho trẻ bú sớm sau sinh. Đây là biến nhị giá gồm 2 giá tri:


Đúng: khi câu trả lời là: trong vòng 1 giờ đầu sau sinh



Sai: khi câu trả lời là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hay câu trả lời khác


18
- Kiến thức về khái niệm NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu: hiểu biết
đúng của bà mẹ về khái niệm NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Biến nhị giá
gồm 2 giá trị:


Đúng: khi bà mẹ trả lời chỉ bú sữa mẹ, không dùng thêm thức ăn, nƣớc
uống nào khác kể cả nƣớc trắng.



Sai: khi bà mẹ trả lời:
+ Bú sữa mẹ và uống thêm nƣớc
+ Bú sữa mẹ và uống thêm sữa bột.
Hay một đáp án nào khác


- Kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn: Là hiểu biết của bà mẹ về
thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Biến nhị giá gồm 2 giá trị:


Đúng: khi câu trả lời là tròn 6 tháng



Sai: khi câu trả lời khác tròn 6 tháng

- Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ: là hiểu biết của bà mẹ về lợi
ích của sữa mẹ đối với trẻ. Biến nhị giá gồm 2 giá trị:


Đúng: khi trả lời đƣợc ít nhất 1 lợi ích: trẻ thông minh hơn, đầy đủ năng
lƣợng và chất dinh dƣỡng,giúp phòng ngừa bệnh, tốt cho hệ tiêu hóa.



Sai: khi không trả lời đƣợc 1 lợi ích nào.

- Kiến thức chung về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu: là biến nhị giá
gồm 2 giá trị:


Đúng : khi các bà mẹ trả lời đúng tất cả 4 câu:
Kiến thức về thời gian cho con bú sớm sau sinh
Kiến thức về khái niệm NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn

Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ



Sai : khi các bà mẹ trả lời sai một trong các câu sau:
Kiến thức về thời gian cho con bú sớm sau sinh
Kiến thức về khai niệm NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn
Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ



Các biến số về thực hành


×