Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

XÁC ĐỊNH tỷ lệ đa BỆNH lý và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI KHÁM và điều TRỊ tại BỆNH VIỆN lão KHOA TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.87 KB, 41 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ ĐA BỆNH LÝ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI KHÁM VÀ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ ĐA BỆNH LÝ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI KHÁM VÀ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành: Nội – Lão khoa
Mã số: CK. 62.72.20.30

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền


HÀ NỘI - 2019


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTĐ

: Đái tháo đường

MCC

: Đa bệnh lý mạn tình (multiple chronic conditions)

NCT

: Người cao tuổi

RLMM

: Rối loạn mỡ máu

THA

: Tăng huyết áp


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Đại cương Đa bệnh lý mạn tính và người cao tuổi.................................3

1.1.1. Đại cương Đa bệnh lý mạn tính........................................................3
1.2. Những biến đổi sịnh lý học của người cao tuổi...................................10
1.2.1 Sinh học người cao tuổi...................................................................11
1.2.2 Sinh lý học người cao tuổi :.............................................................11
1.2.3 Các phương pháp xác định bệnh lý mạn tính và tình trạng mạn tính
thường gặp ở người cao tuổi.....................................................................15
1.3.Ý nghĩa xác định tỷ lê mắc bệnh ở người cao tuổi................................17
1.4. Các nghiên cứu đa lệnh lý mạn tính và các yếu tố liên quan ở người cao
tuổi................................................................................................................18
1.4.1. Thế giới:..........................................................................................18
1.4.2. Việt nam;.........................................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................22
2.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................22
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................22
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................22
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................22
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................22
2.4.3. Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin........23
2.5. Phương pháp khống chế sai số..............................................................29
2.6. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................29
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................29


Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................30
3.1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu.................................30
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới.....................................30
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn.......................................30
3.1.3. Các xét nghiệm cơ bản....................................................................30
3.2. Xác định tỷ lệ mặc bệnh........................................................................31

3.3. Các yếu tố liên quan..............................................................................31
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................32
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1:

Phân loại BMI áp dụng cho người trưởng thành châu Á............25

Bảng 2.2.

Phân loại rối loạn lipid máu theo NCEP, ATP III........................26

Bảng 2.3.

Phân loại mức độ kiểm soát glucose máu theo ADA 2012.........28

Bảng 3.1.

Đặc diểm bệnh nhân theo tuổi và giới........................................30

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn...................................30

Bảng 3.3.


Các xét nghiệm cơ bản................................................................30

Bảng 3.4.

Xác định tỷ lệ mặc bệnh..............................................................31

Bảng 3.5.

Các yếu tố liên quan....................................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa bệnh lý mạn tính (multiple chronic conditions- MCC) còn được gọi là
nhiều bệnh lý đi kèm. MCC được định nghĩa là hai hoặc nhiều bệnh mạn tính kèm
nhau cùng một cơ thể [1].Đa bệnh lý ngày càng tăng cùng sự phát triển của xã hội,
trên toàn cầu có khoảng một phần ba dân số người trưởng thành mắc nhiều bệnh
mạn tính và trong số này có 3 /4 và người cao tuổi sống tại nước phát triển cũng
được dự đoán gia tăng mạnh [1].Tại Mỹ một trong quốc gia và có chính sách tốt
y tế đã cho thấy người mỹ không chỉ có một bệnh mạn tính mà mắc nhiều bệnh
mạn tính cùng một lúc. Năm 2005, 21% khoảng 63 triệu người mỹ mắc từ 2 bệnh
mạn tính và 62% người cao tuổi ở mỹ có đa bệnh lý mạn tính [2].
Đa bệnh lý mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống đặc biệt trên người
cao tuổi, đa bệnh lý mạn tính làm suy giảm các chức năng thể chất nhiều hơn
và cũng sớm hơn so với người bệnh mạn tính ít hơn hay không có bệnh lý
mạn tính [2][3], đa bệnh lý mạn tính cũng làm gia tăng suy giảm chức năng
tinh thần điển hình hay gặp nhất là mắc bệnh trầm cảm [4], làm gia tăng tỷ lệ
khuyết tật, tăng tỷ lệ tử vong đồng thời tăng chi phí y tế cũng như hậu quả

làm gắng nặng kinh tế cho xã hội [2, 5]
Đa bệnh lý mạn tính liên quan tới tuổi, giới tính,tình trạng hôn nhân,
hút thuốc lá, vận động thể lực, thói quen ăn uống,trình độ học vấn, chỉ số khối
cơ thể… và một bệnh lý làm tăng tỷ lệ mắc như tăng huyết áp (THA),rối loạn
mỡ máu(RLMM),đái tháo đường(ĐTĐ)… [6]
Trên thế giới có các nghiên cứu về đa bệnh lý mạn tính. Dựa theo dữ
liệu khảo sát ở Hoa kỳ tình trạng người cao tuổi mắc bệnh lý mạn tính viêm
khớp chiếm 57%, Tăng huyết áp 52 %, bệnh phổi 38%, Đái tháo đường 17%
Ung thư 17% [2]. Một cuộc khảo sát tại cộng đồng Hà khẩu Trung Quốc ở
người trên 60 tuổi thấy tỷ lệ 67 % mắc bệnh lý mạn tính [7]. Cơ quan chăm


2

sóc sức khỏe miền trung của Argentina có một nghiên cứu cho thấy đa bệnh lý
gặp nhiều nhất ở người cao tuổi chiếm 60.6%, giới nữ và người có thu nhập
thấp nhiều hơn.Tăng huyết áp và đái tháo đường phổ biến nhất tổng tỷ lệ mắc
đa bệnh lý là 33.1% với 2,3,4,5,6 tình trạng mạn tính là 19.9%, 9.1%, 2.6%,
1.1%, 0.4% [6].
Sự phát triển của thế giới về mọi mặt kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật
mạnh mẽ và nhanh chóng đã giúp cho con người ngày càng sống lâu sống
khỏe hơn. vì vậy đã làm gia tăng tuổi thọ của con người đặc biệt ở các nước
đã và đang phát triển song hành với việc đó số người cao tuổi ngày càng gia
tăng hay nói cách khác dân số già hóa tăng nhanh và tỷ lệ đa mạn tính sẽ gia
tăng. Xác định tỷ lệ đa bệnh mạn tính trên các đối tượng người cao tuổi rất cần
thiết và quan trọng. Giúp cho nghành y tế và cơ quan bộ nghành liên quan trong
vấn đề về hoạch định chính sách kinh phí, về an sinh xã hội: điều trị, chăm sóc,
dự phòng, quản lý các bệnh mạn tính của người cao tuổi ,nhằm nâng cao chất
lượng sống cho người cao tuổi cũng như giảm chi phí cho y tế ,giảm gánh nặng
cho xã hội.

Hiện nay tại Việt nam chưa có nghiên cứu nào xác định tỷ lệ đa bệnh lý
mạn tính ỏ người cao tuổi cũng như môi liên quan tới đa bệnh lý mạn tính .Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Xác định tỷ lệ đa bệnh lý và một số yếu
tố liên quan trên người cao tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa
trung ương” với 2 mục tiêu sau:
1.

Xác định tỷ lệ đa bệnh lý người cao tuổi .

2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với đa bệnh lý ở người cao tuổi (tuổi
giới, hút thuốc lá,hoạt động thể lực, chỉ sỗ khối cơ thể, thừa cân béo phì,
tăng huyết áp, đái tháo đường … )


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương Đa bệnh lý mạn tính và người cao tuổi
1.1.1. Đại cương Đa bệnh lý mạn tính
1.1.1.1. Định nghĩa và khái niệm đa bệnh lý
Đa lệnh lý mạn tính (Multiple Chronic Condistion- MCC) là tình trạng có
nhiều bệnh lý mãn tính đồng thời. Nói cách khác, nhiều bệnh lý mãn tính là hai
hoặc nhiều tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến một người cùng một thời điểm.
(Ví dụ, một người bị viêm khớp và cao huyết áp hoặc một người bị bệnh
tim và trầm cảm, cả hai đều có nhiều tình trạng mãn tính cùng một lúc)[1]. Tình
trạng mạn tính được định nghĩa là tình trạng kéo dài một năm trở lên cần được
chăm sóc y tế liên tục và hoặc hạn chế các hoạt động sinh hoạt hang ngày [8]

Hiện nay đang thiếu một định nghĩa thống nhất cho những bệnh lý mạn
tính hay tình trạng mạn nào cấu thành đa bệnh lý mạn tính (MCC) đã dẫn đến sự
không đồng nhất. Quan trọng là phải xem xét số lượng những bệnh lý hay tình
trạng mạn tính, các điều kiện mãn tính có trong định nghĩa MCC, cũng như cách
xác định các điều kiện mãn tính. Định nghĩa đơn giản nhất của MCC là sự hiện
diện của hai hoặc nhiều bệnh mãn tính, nhưng những gì tạo thành một bệnh mãn
tính cũng có thể thay đổi trong tài liệu (Lefèvre et al., 2014). Ví dụ: một số
nghiên cứu xác định tình trạng mãn tính theo hệ thống cơ quan tương ứng của họ
(ví dụ: bệnh phổi mãn tính), trong khi những nghiên cứu khác phân biệt trong hệ
thống cơ quan (ví dụ, COPD và bệnh phổi kẽ) (Diederichs et al., 2010).[1].Vì
chưa có đồng thuận thống nhất định nghĩa và các điều kiện mạn tính đưa vào
MCC nên đã có kiến nghị cần đòng thuận về vấn đề này[9] . Các ước tính cho
đa bệnh lý mạn tính hiện chưa thống nhất với các khác biệt về phương pháp đó
là số lượng bệnh lý mạn tính và các tình trạng mãn tính có trong số đa bệnh lý


4

mạn tính trong các nghiên cứu hiện nay.Tại Mỹ hầu hết các nghiên cứu ước tính
lấy 20-25 tình trạng mạn tính trong MCC , nhưng tại Anh tính cho bệnh mạn
tính hay tình trạng mạn tính là 17 bệnh và 114 tình trạng mạn.[1]
Các chỉ số khác nhau đã được sử dụng để đánh giá số lượng và mức độ
nghiêm trọng của các bệnh mãn tính. Có lẽ nổi tiếng nhất trong số này là Chỉ số
Charlson và các điều chỉnh của nó, ban đầu được thành lập để dự đoán tỷ lệ tử
vong ở bệnh nhân bệnh viện (Yurkovich et al., 2015). Các chỉ số khác đã được
lấy từ dữ liệu y tế, nhóm thuốc, nhóm chẩn đoán (Starfield và cộng sự, 2005)
hoặc hệ thống cơ quan (ví dụ: Điểm bệnh mãn tính) (Ionescu-Ittu et al., 2007).
Tuy nhiên, chỉ số Charlson và các biện pháp khác hiện nay được ít sử dụng ,
không được sử dụng rộng rãi.[2]
Tình trạng mãn tính có nguyên nhân phức tạp nói chung là lâu dài và dai

dẳng, và thường dẫn đến suy giảm dần sức khỏe và mất độc lập. Mặc dù thường
không đe dọa đến tính mạng ngay lập tức, các tình trạng mãn tính là nguyên
nhân phổ biến nhất và hàng đầu gây tử vong. Đa bệnh lý mãn tính ,nhiều tình
trạng mạn tính xảy ra trong suốt đời, gặp nhiều ở tuổi già ( người cao tuổi) và
làm giảm chất lượng cuộc sống , tăng tỷ lệ khuyết tật làm giảm chất lượng sống
ở người cao tuổi làm tăng các bệnh lý trầm cảm và các hội chứng lão khoa [1, 2]
Những thách thức vẫn tồn tại trong chủ đè MCC và bệnh lý ,tình trạnh
mạn tính được cấu thành MCC vẫn chưa có định nghĩa chung .Do vậy kiến
nghị cần có sự đồng thuận về phân loại MCC bao gồm cả định nghĩa và điều
kiện trong MCC[9].
1.1.1.2 Dịch tế học đa bệnh lý mạn tính
Khoảng 1/3 dân số thế giới mắc MCC trong số đó 3/4 là người cao tuổi
(NCT) và dự đoán tăng mạnh trong thời gian tới[9].Tại một bang của Mỹ đã
đưa ra 70% NCT mắc bệnh nhiều bệnh mạn tính và trong số đó 24% mắc ba
bệnh ,11.5 % mắc nhiều hơn 3 bệnh[10].Hiệp hội Lão khoa Hoa kỳ đưa ra tỷ


5

lệ mắc 3 bệnh mạn tính ở NCT lên đến hơn 50%[11]. Tại Úc tỷ lệ MCC ở
người hơn 65 tuổi là 80%[5]
Hiện nay chưa có sự đồng thuận,đồng nhất về cách tính phổ biến cho
MCC bao gồm số lượng (số đếm) và tình trạng mãn tính cho hình thành MCC
dẫn đến có sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh,có khi gấp đôi hoặc gấp ba lần (Fortin
et al.,2012).Tại Anh, MCC có tỷ lệ dao động cao là 16% nếu xét 17 điều kiện
mãn tính được đưa vào MCC và tỷ lệ này lên đến 58% ( gấp 3 lần) nếu xét
điều kiện mãn tính là 114 (Salisbury et al.,2011). Trong các ngiên cứu về đa
bệnh lý mãn tính có trụ sở ở Hoa Kỳ hầu hết đều sử dụng danh sách gồm 20
bệnh mãn tính được phân loại bởi bộ y tế và chăm sóc sức khỏe của
Mỹ.Trong khi một số đánh giá bao gồm 40 bệnh và lên tới 140 điều kiện

(Barnett và cộng sự, 2012). Khi xét 10 tình trạng mãn tính về thể chất, khoảng
25% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh MCC ,tỷ lệ này tăng lên 50% ở lứa tuổi từ 4565 và lên tới 81% ở người trên 65 tuổi (Ward et al,.2014)[1]. Xem xét MCC có
10 bệnh lý tiến sỹ Jeannine và cộng sự khảo sát ở người trưởng thành Hoa kỳ
2010 và công bố tỷ lệ mắc MCC là 21% ở người trưởng thành và NCT có tỷ lệ
cao hơn [12]. Cũng tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu khảo sát tại bang New York
(2011-2016) với 12 bệnh được đưa vào MCC là: tăng huyết áp, đái tháo
đường,rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, bệnh thận, béo phì, ung thư, đột quỵ,
viêm khớp, hen phế quản, COPD, trầm cảm, tỉ lệ người trưởng thành từ 18-44
mắc MCC là 26,9%, tuổi từ 45-65 là 58,2%, tuổi trên 65 là 78,9%[13]
Tỷ lệ mắc MCC cũng liên quan và thay đổi tuổi ,chủng tộc sắc tộc, nơi
sinh sống cũng như thu nhập của người dân [12, 13]. Tỷ lệ cũng thay đổi bởi thói
quen sinh hoạt như hút thuốc lá, uống nhiều rượu , vận động thể lực…[6]. Một
số bệnh lý cho thấy là tăng MCC đó là bệnh THA ,ĐTĐ typ 2, thừa cân béo
phì[6]


6

Dự đoán trong tương lai của MCC khi dân số già đi thời gian mắc bệnh
mãn tính và các khuyết tật ngày càng tăng cao và tỷ lệ lưu hành MCC trong
số đó là 3/4 ở người cao tuổi tại các nước phát triển (Divo et al.,2014). Một
mô hình mô phỏng các bệnh được chăm sóc tại Anh cũng có dự đoán gia tăng
mạnh mẽ tỷ lệ mắc bệnh MCC , số người mắc 4 bệnh trở lên sẽ tăng gần gấp
đôi trong thời gian 20 năm từ 2015-2035 (Kingston et al.,2018) và hơn thế
nữa 2/3 trong số những người mắc 4 bệnh trở lên được tiên lượng có thể chất
kém bao gồm : mất trí nhớ, suy giảm nhận thức không mất trí nhớ,trầm cảm
(Kingston et al.,2018).Gia tăng về tuổi thọ trong tương lai, ước tính mức tăng
về tuổi thọ đói với nam khoảng 3,6 tuổi thì tỷ lệ mắc 4 bệnh trở lên là 65,9%,
còn ở nữ tuổi thọ tăng lên 2.9 tuổi tỷ lệ mắc 4 bệnh MCC là 85,2%[1] .Tại
Australia tỷ lệ NCT mắc 3 bệnh lý trở lên chiếm 39 % . Davit EV Olivares và

các cộng sự cho thấy tỷ lệ MCC trên NCT tại miền trung Argentina là 60,6 %[6]
Bệnh mạn tính phổ biến nhất lúc ban đầu của NCT thường là THA và
viêm khớp . Một nghiên cứu chỉ ra rằng THA 13%, viêm khớp 16%, tim mạch
3%, đái tháo đường 3 [2].Nhiều bệnh lý mãn tính phổ biến nhất của 2 bệnh lý đi
cặp với nhau là : tăng lipid máu và tăng huyết áp; tăng huyết áp và bệnh tim
thiếu máu cục bộ; tiểu đường và tăng huyết áp; bệnh thận mãn tính và tăng huyết
áp; thiếu máu và tăng huyết áp; và tăng lipid máu và bệnh tim thiếu máu cục
bộ[10].Ở người bị MCC, những bệnh lý nào thường đi cùng nhau như "cặp
bài trùng"? Câu hỏi này cũng đã được các nhà khoa học Israel tìm hiểu. Họ
thấy rằng, rối loạn lipid máu cùng với tăng huyết áp là bộ đôi bệnh thường
gặp nhất, ở cả nam giới và nữ giới. Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và tiểu
đường là bộ ba bệnh thường gặp nhất ở cả nam giới và nữ giới. Trong khi đó,
nghiên cứu tại Hòa Kỳ, các bộ đôi thường gặp nhất là tăng huyết áp cùng với
viêm khớp và tăng huyết áp cùng với tiểu đường. Một nghiên cứu khác tại
Đức trên những người cao tuổi cho thấy các bộ ba các bệnh mạn tính phổ biến


7

nhất là: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid và đau thắt lưng mạn tính; và
đái tháo đường, viêm xương khớp và đau tim do thiếu máu cục bộ mạn tính.
[14].
1.1.1.3 Các yếu tố liên quan đến MCC
Gánh nặng bệnh mạn tính ở Hoa Kỳ chủ yếu xuất phát từ một số yếu tố
nguy cơ bao gồm sử dụng thuốc lá, chế độ dinh dưỡng kém và không hoạt
động thể chất (các yếu tố này đều liên quan đến béo phì), uống quá nhiều
rượu, huyết áp cao không kiểm soát và tăng lipid máu - là những vấn đề có
thể được giải quyết hiệu quả cho từng cá nhân và cho cả cộng đồng. Sự gia
tăng gánh nặng của các bệnh mạn tính là do tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ hiện mắc
các bệnh mạn tính hàng đầu và các yếu tố nguy cơ (có thể xảy ra riêng lẻ và

kết hợp), và do đặc điểm nhân khẩu học (gồm cả già hóa và sự khác biệt tình
trạng sức khỏe).[15]
Australia là một đất nước phát triển, chính phủ Úc rất quan tâm đến các
vấn đề chăm sóc sức khỏe ,vì vậy các nhà khoa học lĩnh vực về y tế tại Úc đã
nghiên cứu và nêu ra một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và các vấn đè
về phúc lợi của dân số Úc. Những yếu tố này là các thuộc tính, đặc điểm hoặc
phơi nhiễm làm tăng khả năng một người mắc bệnh hoặc rối loạn sức khỏe.
Chúng có thể được phân loại như sau:
. Các yếu tố rủi ro hành vi : đây là những yếu tố rủi ro phổ biến nhất cho
nhiều tình trạng mãn tính. Vì vậy, chúng thường là một trọng tâm chính cho các
chiến lược và can thiệp phòng ngừa.
- Ví dụ bao gồm hút thuốc, chế độ ăn uống và dinh dưỡng kém, uống
rượu và / hoặc không hoạt động nhận thức .
. Các yếu tố nguy cơ y sinh : những yếu tố này liên quan đến tình trạng,
trạng thái hoặc chức năng của cơ thể góp phần vào sự phát triển của các tình


8

trạng mãn tính. Ảnh hưởng của một số yếu tố rủi ro y sinh duy nhất có thể được
tăng cường khi có thêm các yếu tố rủi ro y sinh hoặc các yếu tố rủi ro hành vi.
- Ví dụ bao gồm cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, thừa cân hoặc
béo phì, giảm dung nạo glucose, căng thẳng, bệnh tâm thần, hoặc bệnh tật (Bệnh
truyền nhiễm).
. Các yếu tố rủi ro không thể sửa đổi – chúng bao gồm các thành phần
thể chất và tâm lý cá nhân.
– ví dụ bao gồm tuổi tác , giới tính, di truyền hoặc ảnh hưởng giữa các thế hệ
. Các yếu tố quyết định môi trường vật lý – bao gồm cả môi trường tự
nhiên và môi trường xây dựng, có thể tác động đến sức khỏe một cách tinh tế
hoặc rõ ràng và có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc dài hạn.

- Ví dụ về phơi nhiễm UV, ô nhiễm không khí, môi trường đô thị hoặc vị
trí địa lý.
. Các yếu tố quyết định kinh tế và xã hội – Những điều này có thể gây
khó khăn cho các cá nhân trong việc kiểm soát, tuy nhiên chúng ảnh hưởng đến
các sống của con người.
- Ví dụ bao gồm niềm tin, phong tục và văn hóa, giáo dục và tình trạng
việc làm.
Người ta thừa nhận rằng nhiều tình trạng mãn tính không chỉ quyết định
bởi các yếu tố rủi ro chung, mà còn có thể là chia sẽ các yếu tố rủi ro cho nhau.
Trong khi sự hiện diện của một yếu tố rủi ro duy nhất có thể dẫn đến bệnh tật, thì
nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ngày càng
1.1.1.4 Hậu quả của MCC: Sự hiện diện của nhiều bệnh mãn tính có liên quan
đến sự suy giảm nhiều sức khỏe, bao gồm chất lượng cuộc sống, khả năng vận
động, khả năng chức năng và tăng nhập viện, đau khổ tâm lý, tử vong và sử
dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe gia tăng…[5]
* MCC tăng tỷ lệ tử vong:


9

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh mạn tính hay bệnh không lây nhiễm
(BKLN) . Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính là bệnh tim mạch (như nhồi
máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và hen phế quản) và đái tháo đường.BKLN tạo nên gánh nặng
lớn ngày càng tăng đối với sức khỏe và phát triển tại Khu vực Tây Thái Bình
Dương, trong đó có Việt Nam. BKLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
và tàn tật trong Khu vực, là nguyên nhân của 80% trong toàn bộ các ca tử
vong. Tại hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình trong Khu vực,
một nửa số các ca tử vong do BKLN xảy ra trước tuổi 70. Trên toàn cầu, tử
vong do BKLN được ước tính tăng từ 36 triệu ca trong năm 2010 lên 44 triệu

ca vào năm 2020. Tại Khu vực Tây Thái Bình Dương, mức tăng dự tính là từ
10,2 triệu lên 12,3 triệu.[4] Với số ca bệnh không lây nhiễm chiếm gần hai
phần ba số ca tử vong trên toàn thế giới, thì sự xuất hiện của các bệnh mạn
tính là thách thức chủ yếu đối với sức khỏe toàn cầu là điều không cần bàn
cãi. Tại Hoa Kỳ, các bệnh mạn tính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng
ốm yếu, tàn phế và tử vong, chiếm phần lớn chi phí chăm sóc sức khỏe.[15] .
Đa bệnh lý ở người cao tuổi làm gia tăng tỷ lệ tử vong, làm giảm chất lượng
sống,gắnh nặng về kinh tế [1, 5].
Người mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) là người có 3 trong 5 bệnh lý
mạn tính [16],có liên quan tới nhiều các bệnh lý mạch vành ,biến cố tim mạch
và vì vậy làm gia tăng tỷ lệ tử vong[17].
*MCC trên người cao tuổi gia tăng các bệnh lý :
MCC trên NCT là nguyên nhân tăng mắc các bệnh lý trầm cảm.Trầm
cảm và triệu chứng trầm cảm ngày càng gia tăng liên quan tới tử vong , gây bất
ổn về tâm lý cho người bệnh và gắng nặng thêm cho xã hội. Thấy rằng tỷ lệ mắc
bệnh lý trầm cảm trên người đa bệnh lý tăng gấp hai hay ba lần so với người
không mắc bệnh . NCT có đa bệnh lý mạn tính là nguyên nhân khỏi phát các
triệu chừng trầm cảm[4].


10

MCC với hội chứng chuyển hóa(HCCH) , HCCH sẽ làm tăng nguy cơ
mắc bệnh đái tháo đường,bệnh lý tim mạch cũng như tăng các biến cố tim
mạch[16]
MCC làm gia tăng nhiều các hội chứng lão khoa ,đặc biệt là ngã
*Tăng chi phí ,gắng nặng về kinh tế:
Bệnh nhân lớn tuổi mắc nhiều bệnh mãn tính thường phải đối mặt với nhu
cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và chi phí y tế cao hơn do sử dụng dịch
vụ bác sĩ (đến thăm khám bác sỹ nhiều hơn) chuyên khoa và chăm sóc chính,

sử dụng thuốc nhiều hơn[1], gây gánh nặng tài chính cho bệnh nhân, người
chăm sóc và cả hệ thống chăm sóc sức khỏe[9].Chi phí y tế cho người có MCC
chiếm 75% -78% chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm ở Mỹ .Tác động kinh tế
đối NCT mắc MCC cũng thấy tương tự các quốc gia khác trên thế giới . Các chi
phí chăm sóc sức khỏe trong các nhóm người có MCC đã dẫn đến nhiều các
chương trình quản lý và kèm chi phí bệnh phổ biến và rộng khắp, năm 2004
tại mỹ 97% các chương trình y tế tư nhân có các chương trình quản lý cho
bệnh tiểu đường, 86% cho bệnh hen suyễn, 83% cho bệnh suy tim và 70%
cho bệnh tim thiếu máu cục bộ[2]. MCC tăng chi phí và gánh nặng cho từng
cá nhân cao rõ rệt có những bằng chứng MCC tăng gấp đôi chi phí chăm sóc
sức khỏe với mỗi tình trạng mãn tính mắc thêm[9].NCT mắc 5 bệnh mạn tính
trở lên,trung bình họ gặp 14 bác sĩ chuyên khoa khác nhau và thực hiện 37 lần
khám bác sĩ cũng như nhận khoảng 50 đơn thuốc mỗi năm[18]
1.2. Những biến đổi sịnh lý học của người cao tuổi [19]
Khi người trưởng thành già đi, mỗi hệ cơ quan trong cơ thể đều trải
qua những sự thay đổi khác nhau. Những biến đổi này là kết quả của sự tương
tác giữa môi trường sống, bệnh tật, di truyền, stress và rất nhiều yếu tố khác.
Những thay đổi này đôi lúc rất dễ nhận thấy như tóc bạc, da nhăn, lưng gù.
Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không


11

thể nhận ra được. Những thay đổi này sẽ không bộc lộ cho đến khi người cao
tuổi được khám và xét nghiệm. Quá trình lão hóa làm giảm hiệu lực của các
cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, giảm khả năng thích nghi, bù trừ do đó không
đáp ứng được những đòi hỏi của sự sống.
1.2.1 Sinh học người cao tuổi
Khi bắt đàu già hóa mọi thích nghi với biến dổi của môi trường xung
quanh ngày càng rối loạn. Như thích nghi với nóng lạnh, tác động tâm lý không

phù hợp và kịp thời
Tuổi càng cao những biến đổi càng nhiều và có sự khác biệt với cùng
lứa tuổi . Cùng tuổi cao người tóc bạc nhiều ; người tóc bạc ít . Người huyết
áp cao người huyết áp thấp. Có sự khác nhau nhưng có điểm chung là giảm
sự thích nghi.
1.2.2 Sinh lý học người cao tuổi :
Chu kỳ sống của người thông thuòng chia 3 giai đoạn kế iếp mhau : tăng
trưởng, trưởng thành và già .Sau tuổi 60 biểu hiện tuổi già rõ nét và tăng dần
theo thời gian
Hiện tượng thu teo của khối lượng nạc của cơ thể khi bắt đầu diễn ra thì
tiến triển dều đặn và không thể đảo ngược được . Tuy nhiên tốc độ có thể hạn
chế trong phạm vi nhất định bằng phương pháp giữ gìn sức khỏe, thuốc men
luyện tập đẻ kéo dài tuổi thọ. Và việc gữi gìn sức khỏe ở lứa tuổi già phải bắt
đầu sớm ngay từ lúc còn trẻ.
Khi bắt đầu thoái triển quá trình già hóa không theo tốc độ giống nhau
giữa các chức phận. Trong cơ thể sự già hóa có tính chất khác biệt , có những
chức phận đặc biệt nhậy cảm so với chức phận khác .
- Các biến đổi trên các cơ quan người cao tuổi :
+Hệ vận động:


12

 Trong tất cả các cơ quan hệ vận động rối loạn sớm nhất đều đặn cùng
theo thời gian tuổi tác .
 Nhóm cơ lực tối đa ở tuổi dưới 30, sau giảm liên tục càng về sau càng
giảm nhanh.
 Mật độ xương dài và đốt sống giảm theo tuyến tính của tuổi ( Broman
và cộng sự -1955) Sự hao hụt xương từ 20- 50 tuổi cứ 10 năm là 1% đối với nam
và 1,3% đối với nữ, và 4,9% ở nam o,69 % ở nữ sau tuổi 50 .

+ Hệ hô hấp :
 Các chỉ số thông khí giảm rất sớm. Thông khí đối đa giăm 40% tư 20
đến 40 tuổi, dung tích sống giảm đều mỗi năm khoảng 17,5 cm 3/ 1m2 da.Thể
tích cặn tăng 13cm3/m2 hàng năm và khoảng chết sinh lý Vd tăng cùng lứa
tuổi. Vì vậy tường khó thở thiếu không khí . Khả năng hấp thu oxy vào máu
động mạch ở người có tuổi cũng giảm ảnh hưởng cung cấp oxy cho các mô
cũng bị ảnh hưởng
 Giảm sút đáng kế số lượng lông mao đường hô hấp .Những cấu trúc
dạng lông mao này giữ vai trò quan trọng trong việc cảnh báo đốí với người cao
tuổi các dị vật đường thở như sặc thức ăn. Giảm số lượng lông mao trầm trọng
hơn nếu tiếp xúc với khói bụi và thuốc lá. Kèm theo giảm phản xạ ho ,khi kết
hợp cả hai sẽ làm nguy cơ nghẹn sặc thức ăn gây viêm phổi hay các bệnh lý liên
quan tới hô hấp
+Hệ tuần hoàn:
Với hệ tuần hoàn với tuổi có nhiều biến đỏi có tính chất thuần tiến.
 Huyết áp tâm thu tăng dần theo tuổi.Đồng thời lưu lượng tim giảm
( Brandfoubrener)
 Trong gắng sức đối đa tần số tim ,lưu ượng tim của người già cũng
không tăng nhiều bằng người trẻ. Với gắng sức vừa phải ở người già huyết áp
động mạnh lớn hơn người trẻ.


13

 Ở người có tuổi đông mạch chủ cứng hơn nhiều mặc dù co giãn và
chứa máu nhiều hơn ở người trẻ. Có tình trạng giảm độ nhậy cảm của cơ quan
nhận cảm áp ở động mạnh chủ và động mạch cảnh lúc tuổi cao
 Sức cản hệ ngoại biên tăng do vậy cá bộ phận xa trung tâm như ngón
tay ngón chân sẽ khó quay về tim và phổi hơn đẻ lấy máu và tái tuần hoàn .các
van tĩnh mạch ở chi dưới hoạt động kém nên gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới

Tim của người già:
Với tuổi tác có nhiều biến đổi . Qua mổ tử thi ở người già chỉ có 28% tim
bình thường. Tim có biến đổi: nội tâm mạc dày lên,lớp mõ thượng niêm mạc
tăng lên,một số sợi tim teo đi nhỏ lại làm cho tim xơ chai, một số sợi tim to ra
nói chung làm giảm co bóp của tim. Các động mạnh tim kém đàn hồi ,các van
tim kém mềm mại àm, các vòng van xơ hóa gây hẹp hoạc hở các van timLưu
owmhj tim cũng giảm dần
Mạnh người cao tuổi: Giảm sự đàn hồi do biến đổi tổ chức liên kết;
Glycoprotein giảm nhiều và nhanh. Elastin ,proteogycan cũng giảm dần theo
tuổi. Canxi liên kết với nhóm cacboxy tự do làm lắng cặn làm thành mạnh xơ
cứng. Sức cản ngoại vi tăng dần theo tuổi
+ Hệ tiết niệu:
 Thoái triển sinh lý thận hịện tượng rất rõ rất đều đặn và toàn bộ,các
đơn vị thận, lưu lượng máu đén thận và múc lọc cầu thận cũng giảm dần
theo lứa tuổi.
 Ure ,creatinin tang dần theo lúa tuổi . Bắt đầu từ 40 tuổi mỗi 10 năm thì
đọ thanh thải creatinin cũng giảm đi 10%
 Đối với NCT trương lực và khối bang quang cũng giảm xút nghiêm
trọng từ đó dẫn đến các bệnh tiểu són. Các nghiên cứu chỉ ra 10-58% phụ nữ , 628% nam có tiểu són


14

+ Hệ tiêu hóa:
 NCT có khó khăn trong việc nhai nuốt do răng miệng có vấn đề. Các
vấn đè viêm lợi bệnh quanh răng rụng tang cũng tang lên
 Thấy có giảm tiết dịch vị sau nghiệm pháp bữa ăn chuẩn ,Trong dịch vị
có giảm độ toan tự do và toàn phần ,giảm nồng độ pesin. Giảm nhu động ruột
khả năng hấp thu thức ăn kém và gia tăng táo bón hay són phân
 Trong dịch tụy giả men tiêu protein, do đó việc tiêu hóa các protein trỏ

lên khó khăn khi tuổi càng cao. Khả năng hấp thụ chỉ thay đỏi từ 50 tuổi. Ví dụ
giảm hấp thu canxi sau tuổi 55.
+ Hệ nội tiết :
 Hệ thống phối hợp chức năng các tuyến nội tiết có biến đổi nhiều
theo tuổi.
 Những biến đỏi này thể hiện sự thích nghi của cơ thrr cao tuổi đối
với việc giảm khối chuyển hóa hoạt hóa hoạt động và việc trì trệ của một
số chuyển hóa
+Hệ thần kinh:
 Hệ thần kinh già hóa rất sớm dù không thấy mối quan hệ chặt chẽ giữ
biến đổi hình thái và khả năng tâm sinh lý .
 Từ lâu đã nhận ra rằng mật độ các cơ quan của vỏ não bắt đầu giảm
sớm rất nhiều thời gian kết thúc tăng trưởng (Brody 1955-1970).Cấu trúc hóa
học của một số nhóm noron tahy đổi với tuuoir.
 Cấu trúc vỏ não có thể thay đổi dần trong quá trình già hóa không liên
quan với các tổn thương do mạch máu não gây ra
+ Hoạt động tinh thần:
Hầu hết các thử nghiệm tinh thần đều thấy trị số cao nhất ở tuổi 20-30
đối với cái mới khả năng tiếp thu cái mới cũng khả năng tư duy. Sau tuổi đó


15

giảm dần theo thời gian., nhưng tập luyện kinh nghiệm làm việc có thể làm thay
đổi kết quả của nhiều người mà trái lại còn có thể tăng .
+Hệ miễn dịch :
 Hoạt động hệ miễn dịch giảm dần khi tuyến ức bắt đầu thoái triển.
 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động miễn dịch tối đa ở tuuoir thành
niên và sau đó giảm dần theo tuổi, trong lúc đó bệnh tự miễn tăng dần
+ Hội chứng lão khoa

Hậu quả của thoái triển chức năng của các cơ quan:
 Hậu quả quan trọng nhất là sự kém thích nghi về cả thể chất cũng như
tinh thần.
 Do vậy một gắng sức hay stess tâm lý có thể gây cho người già có phản
ứng khác hẳn so với lúc trẻ.
Yếu tố nguy hại: Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự già hóa sớm và nhanh của
các chức phận dễ nhậy cảm với điều kiện bên ngoài . trong các điều kiện àm cho
già sớm và nhabg cần nêu là tệ nghiện ngập đặc biệt rượu và thuốc lá, các yếu tố
gây căng thẳng thần kinh trong quá trình sống hàng ngày và cả yếu tố khủng
hoảng do thay đỏỉ về công việc hay xã hội.
1.2.3 Các phương pháp xác định bệnh lý mạn tính và tình trạng mạn tính
thường gặp ở người cao tuổi
Hiện nay trong các nghiên cứu về MCC chưa thống nhất về các bệnh lý
hay tình trạng trên NCT, sau đây một số phương pháp xác định MCC:
1.2.3.1 Nghiên cứu đáng giá trên 25 tình trạng mạn tính[9]
Tăng huyết áp
Tăng lipid máu
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tiểu đường
Thiếu máu


16

Bệnh thận mãn tính
Rung tâm nhĩ
Suy tim
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và giãn phế quản
Viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp
Suy giáp

Bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan hoặc mất trí nhớ ở tuổi già
Trầm cảm
Loãng xương
Hen suyễn
Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
Nhồi máu cơ tim cấp 1
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư vú
Bệnh Alzheimer
Ung thư đại trực tràng
Ung thư phổi
Gãy xương hông hoặc xương chậu
Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
Ung thư nội mạc tử cung
1.2.3.2 Nghiên cứu chỉ đáng giá và dựa trên 10 bệnh lý hay tình trạng mạn tính [12]
Tăng huyết áp
Tăng lipid máu
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Đái tháo đường
Thiếu máu
Bệnh thận mạn


17

Bệnh phổi tăc nghẽ mạn tính
Rung nhĩ
Suy tim
Viêm khớp
1.2.3.3 Nghiên cứu chỉ đáng giá và dựa trên 10 bệnh lý hay tình trạng mạn tính [12]

Tăng huyết áp
Bệnh mạch vành
Đột quỵ
Đái tháo đường
Viêm gan
Bệnh lý thận và suy thận
Viêm khớp
Ung thư
Hen
COPD
1.2.3.4 Nghiên cứu tại Israel đáng giá MCC được xác định là có từ 2 bệnh
trở lên trong số 10 bệnh mạn tính sau đây: hen, viêm khớp, ung thư, tiểu
đường, rối loạn lipid máu, đau tim, tăng huyết áp, đau nửa đầu, loãng xương
hoặc bệnh tuyến giáp[14]
1.3.Ý nghĩa xác định tỷ lê mắc bệnh ở người cao tuổi
Xác định tỷ lệ đa bệnh mạn tính trên các đối tượng người cao tuổi rất cần
thiết và quan trọng .Hiểu được bệnh nào mắc nhiều ,biết được các bệnh lý mạn
tính nào thường đi kèm nhau có liên quan tới mhau hay đôc lập .Từ đó giúp cho
nghành y tế và cơ quan bộ nghành liên quan trong vấn đề về hoạch định chính
sách kinh phí, về an sinh xã hội : điều trị ,chăm sóc , dự phòng, quản lý các bệnh
mạn tính của người cao tuổi ,nhằm nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi
cũng như giảm chi phí cho y tế ,giảm gánh nặng cho xã hội.


18

1.4. Các nghiên cứu đa lệnh lý mạn tính và các yếu tố liên quan ở người cao
tuổi
1.4.1. Thế giới:
+Một nghiên cứu tỷ lệ mắc nhiều bệnh mãn tính ở người lớn tuổi ở

Florida và Hoa Kỳ: Phân tích so sánh về Ủy thác dữ liệu của OneFlorida và Mẫu
bệnh nhân nội trú quốc gia cho thấy trong số 25 tình trạng mạn tính ở NCT có
18% có 4 tình trạng mạn tính và 65% có hơn 4 tình trạng mạn tính.Phổ biến
nhất trong 2 bệnh mạn tính là THA và RLMM; THA và bệnh tim thiếu máu cục
bộ,THA và ĐTĐ,THA và bệnh thận mạn tính, Tăng lipid và bệnh tim thiếu máu
cục bộ[10]
+Trong một nghiên cứu sử dụng dữ liệu Điều tra phỏng vấn sức khỏe
quốc gia lần thứ III năm 2014-2015 (INHIS-III) của Israel,. Kết quả nghiên
cứu được so sánh với dữ liệu điều tra lần I (INHIS-I, năm 2003–2004) và lần
II (INHIS-II, năm 2007–2010). Kết quả cho thấy, MCC có liên quan đến tuổi
già, giới tính nữ, thu nhập hộ gia đình hàng tháng từ 3.000 đô la trở xuống,
hiện đang hút hoặc đã từng hút thuốc lá, thừa cân hoặc béo phì. Các tác giả
cũng thấy sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ hiện mắc được điều chỉnh theo độ tuổi
và tỷ lệ MCC theo độ tuổi cụ thể, từ năm 2003-2004 đến năm 2014-2015. Do
các bệnh mạn tính là hậu quả của việc phơi nhiễm suốt đời và các yếu tố nguy
cơ khác, nên khi tuổi thọ cao hơn sẽ làm tăng số người bị các bệnh mạn tính.
Sự gia tăng của MCC có thể là do tăng tỷ lệ các yếu tố nguy cơ liên quan đến
các bệnh mạn tính, chẳng hạn như béo phì - đây là yếu tố nguy cơ đã biết của
bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và một số loại ung thư. Sự
gia tăng MCC cũng có thể bởi người dân đã nâng cao nhận thức về việc chăm
sóc sức khỏe, tăng cường sử dụng các dịch vụ y tế để phát hiện sớm các bệnh
mạn tính. Ví dụ như việc gia tăng sử dụng chụp nhũ ảnh để sàng lọc ung thư


19

vú, đo huyết áp để phát hiện sớm tăng huyết áp, xét nghiệm cholessterol máu
để phát hiện rối loạn lipid máu...
Với sự gia tăng ổn định trong dân số từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc MCC sẽ
tiếp tục tăng. Một cách tiếp cận toàn diện là cần thiết để giảm gánh nặng của

các bệnh mạn tính, bao gồm các chương trình can thiệp nhắm tới những người
dân có nguy cơ. Vì sự gia tăng MCC đã được thấy ở tất cả các nhóm tuổi, nên
các chiến lược phòng ngừa cần được điều chỉnh cho dân số trẻ cũng như cho
dân số già[14].
+Một nghiên cứu tại Đài loan :Tỷ lệ hiện mắc MCC từ năm 2000 đến
2010 nghiên cứu dựa trên Dữ liệu nghiên cứu về bảo hiểm y tế quốc gia. Kết
quả cho thấy, tỷ lệ hiện mắc MCC tăng từ 9,6% năm 2000 lên 17,1% năm
2010. Tỷ lệ hiện mắc MCC cao nhất là ở những người từ 65 tuổi trở lên
(42,3% năm 2000 và 64,5% năm 2010)[20]. Bên cạnh việc chỉ ra tỷ lệ hiện
mắc MCC có xu hướng gia tăng, còn cho thấy một số yếu tố có thể góp phần
làm tăng MCC, bao gồm kết quả tự nhiên của quá trình lão hóa và gia tăng
tuổi thọ của người dân Đài Loan. Khi người dân sống thọ hơn, khả năng mắc
bệnh mạn tính của họ tăng lên và thời gian mắc bệnh kéo dài thêm. Sự gia
tăng MCC cũng có thể là kết quả của việc phát hiện bệnh sớm hơn và tốt hơn
- có thể do các hoạt động thúc đẩy chăm sóc sức khỏe và nhận thức của cộng
đồng về các bệnh mạn tính ngày càng rõ ràng hơn.
Hầu hết các hướng dẫn lâm sàng cho các bệnh mạn tính được thiết kế
chủ yếu để điều trị bệnh riêng lẻ. Nghiên cứu này xác định thêm rằng tỷ lệ
hiện mắc của MCC đã vượt trội so với tỷ lệ hiện mắc một bệnh mạn tính.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của MCC trong việc phát triển các hướng
dẫn điều trị cũng như trong việc cải cách thực hành lâm sàng và hệ thống
chăm sóc sức khỏe hiện hành [20]


×