Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

TÌM HIỂU TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG TRÊN BA BÌNH DIỆN: KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.18 KB, 136 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Lương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Lí luận
ngôn ngữ và khoa Ngữ văn trường ĐHSPHN đã quan tâm và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học.
Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người thân
yêu đã luôn động vên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013
Tác giả
Phạm Thị Ngọc Anh
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Theo GS. Đỗ Hữu Châu ngôn ngữ văn học có thể được xem là một
hệ thống tín hiệu bao gồm các tín hiệu thông thường và các tín hiệu thẩm mĩ.
Các tín hiệu thông thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực (thực hiện
chức năng giao tiếp lí trí là chủ yếu. Có thể gọi đó là các chữ rỗng, các chữ
bao bì). Các tín hiệu thẩm mĩ luôn chứa đựng những tư tưởng, những ý nghĩa
nào đó của tác giả thông qua quá trình khái quát hóa, biểu trưng hóa nghệ
thuật. Vì vậy, tín hiệu thẩm mĩ là cơ sở giải mã hình tượng, lí giải tính hàm
súc, biểu trưng, giàu sức gợi của ngôn ngữ nghệ thuật…
Một tín hiệu thẩm mĩ phải hội tụ đủ các nhân tố sau: 1. Cái biểu hiện,
đây là hình thức vật chất nghệ thuật. 2. Cái được biểu hiện là các giá trị ý
nghĩa thẩm mĩ. 3. Chủ thể sáng tạo (thế giới phát ngôn và tiếp nhận). 4. Thuộc
một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ nhất định.
Chính vì vậy, tìm hiểu các tín hiệu văn chương là phải tìm hiểu các yếu
tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó. Khi phân tích một tín hiệu văn chương, chúng
ta phải bám sát vào tổ hợp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích. Để hiểu và


đánh giá đúng đắn trên cơ sở khoa học một tác phẩm văn học rất cần sự khảo
sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Do đó gần đây
vấn đề tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ văn
chương mới chỉ bắt đầu.
1.2. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Mới nói
riêng, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học hết sức rực rỡ. Xuân
Diệu tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống
đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng với niềm khát khao được giao cảm
với đời. Nhà thơ băn khoăn với cái buồn bàng bạc, bâng khuâng, miên man
1
không dứt bởi cuộc đời chẳng đáp ứng được cách sống vội vàng của con
người nhà thơ. Với ba tính từ ấy, Hoài Thanh đã xây dựng cho Xuân Diệu
một bậc thang cao nhất, đưa chàng thi sĩ “say men sống” lên đứng cao hơn
mọi người - “Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ Mới” (Hoài
Thanh). Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho
phong trào thơ Mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một
phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. “Với những
vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân
Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần
mẫn” (Thế Lữ ). Xuân Diệu tuy xuất hiện trên thi đàn thơ Mới muộn hơn so
với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông… nhưng thơ Xuân Diệu trong thời kì
này đã tạo được một tiếng vang lớn có sức lay động với nhận thức và tình
cảm của người đọc cũng như người sáng tác lúc bấy giờ. Xuân Diệu còn được
Thế Lữ miêu tả hình tượng một cách đầy lãng mạn: “Nhà thi sĩ ấy là một
chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây,
mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn
sàng ân ái, chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân
mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng”. Là cây đại thụ
của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ

(một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút
ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu được coi là: “Ông hoàng của thơ tình” nên có lẽ biểu tượng
“trăng” trong thơ Xuân Diệu cũng lai láng tình, say men tình và nồng nàn
tình. Trăng là biểu tượng cho tình yêu thì “gió” là chất xúc tác cho tình yêu,
không có “gió” thì tình yêu không có vị, không có hương. Theo “Từ điển
biểu tượng văn hóa thế giới”, gió mang đặc tính náo động, do đó nó là biểu
tượng cho tính phù lưu hay thay đổi. Nó còn được coi là biểu tượng cho một
2
lực lượng siêu nhiên thần bí có thể mang lại những điều tốt lành nhưng cũng
có thể gánh tai họa cho con người.
Với người Trung Quốc, gió là hiện tượng chứa bao điều huyền bí và
huyền diệu: gió (phong) chứa đựng trong nó cả sự hồi sinh và tàn lụi của vạn
vật, nó mang trong mình niềm vui của tình yêu đang trỗi dậy giữa lúc xuân về
và cả nỗi buồn của đau khổ, biệt li thu tàn, đông lại. Gió còn là hiện hữu của
những rung động giao cảm giữa khí cơ thể, sức sống tinh thần con người với
vũ trụ bao la thăm thẳm của thái cực vô thủy, vô chung. Từ xưa đến nay, gió
vốn dĩ là hình ảnh phổ biến trong văn học. Nhưng trong thơ ca, có lẽ không có
ai viết về gió nhiều như Xuân Diệu, không ai miêu tả sắc thái trữ tình cũng
như ý nghĩa biểu trưng về gió phong phú như Xuân Diệu.
Bởi vậy, trong luận văn này chúng tôi muốn: “Tìm hiểu tín hiệu thẩm
mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết
học, nghĩa học, dụng học”, nhằm góp phần khẳng định một cách tiếp cận
mới các hình tượng văn học từ góc độ lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ trên ba
bình diện để làm tăng thêm tiếng nói ca ngợi tài năng xuất chúng của nhà thơ,
đồng thời phục vụ cho việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường
hiện nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có rất nhiều hướng
đi, song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dưới

cái nhìn của ngôn ngữ học hiện đại.
Ở nước ta vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ trong văn học nghiên cứu dưới
góc độ ngôn ngữ học hiện nay bắt đầu được quan tâm và chú ý. Các luận án
hoặc luận văn triển khai theo hướng ngôn ngữ học khi đi vào phân tích những
tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học đã xuất hiện nhưng không phải là
nhiều, tiêu biểu như:
3
- Nguyễn Thị Ngân Hoa (2001), Biểu tượng đôi giày trong văn hóa và
ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Ngôn ngữ, số 5.
- Trương Thị Nhàn (1995), Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu
thẩm mỹ - không gian trong ca dao, Luận án Phó tiến sĩ.
- Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao
truyền thống người Việt, Luận án Tiến sĩ.
- Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong
truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: Kết học, nghĩa học, dụng học,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Khảo sát tín hiệu “mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu.
Một số đề tài có liên quan đến luận văn như:
- Phùng Thị Cảnh Trang (2008), Khảo sát một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu
biểu thuộc trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử
trước Các mạng tháng Tám. Trong bài viết này, tín hiệu thẩm mĩ “gió” được
đề cập đến với khá nhiều nghĩa phong phú. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ nêu
ra những ý nghĩa mà tín hiệu “gió” biểu hiện dựa trên ngữ cảnh chứ chưa đi
sâu vào khía cạnh ngôn ngữ học để phân tích.
- Lê Quang Hưng trong: “Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì
trước 1945” đã xa gần nói đến tín hiệu thuộc trường nghĩa thiên nhiên như:
ánh sáng, hương thơm, gió, trăng, trong thế giới của du dương, thế giới ngọt
ngào, rạo rực. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự điểm xuyết, tác giả không đi vào
phân tích kĩ các tín hiệu đó.
- Đỗ Lai Thúy với: “Nỗi ám ảnh thời gian” trong thơ Xuân Diệu có

điểm qua hiện tượng gió với ý nghĩa biểu tượng cho thời gian: “Thi nhân ao
ước có “cặp hài vạn dặm” để đi khắp không gian trong chốc lát và quan trọng
hơn là đi ngang với tốc độ của ngọn - gió - thời - gian: Ta theo gió mạnh, gió
nhanh/ Gió hung dữ, gió sát sanh, gió cuồng! Chỉ có thể chế ngự được thời
4
gian thì mới chế ngự được sự phai tàn của đường nét, màu sắc, âm thanh và
lòng người”.
Nhưng nghiên cứu về tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu
trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học thì chưa
thấy có đề tài nào, vì vậy chúng tôi muốn tiếp tục tìm hiểu về thơ của Xuân
Diệu dưới cái nhìn của ngôn ngữ học.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu các đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ
“gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học, nghĩa
học, dụng học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích: Tìm hiểu các đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ
“gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học,
nghĩa học, dụng học, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm kiếm, thu thập nguồn ngữ liệu.
- Khảo sát, thống kê, phân loại nguồn ngữ liệu.
- Phân tích, miêu tả các dạng thức cấu tạo và ý nghĩa của “gió” thông
qua các kiểu kết hợp.
- Tổng hợp các giá trị chính của tín hiệu nghệ thuật “gió” dựa trên các
nội dung: ý nghĩa được thể hiện, các giá trị về mặt dụng học.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín hiệu thẩm mĩ có ý nghĩa quan trọng trong phong cách thơ tình Xuân
Diệu nói riêng và trong dòng văn học lãng mạn nói chung là tín hiệu “gió” -

vốn đã trở thành biểu tượng quen thuộc, thân thiết không chỉ đối với người
Việt Nam mà cả nhân loại. Vì vậy, luận văn đi vào nghiên cứu tín hiệu thẩm
5
mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng trên ba bình diện: kết học,
nghĩa học và dụng học.
Theo thống kê, “gió” xuất hiện trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng
với tần số khá cao: 67/97 bài, chiếm gần 70%; với 118 lần. Trong đó, gió -
không gian nghệ thuật là 40 lần (chiếm khoảng 33,6%); gió - ý nghĩa biểu
trưng: 77 lần (khoảng 63%).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này phạm vi nghiêm cứu của luận văn là ba bình diện: kết
học, nghĩa học, dụng học của tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ Xuân Diệu
trước Cách mạng.
5. NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu để chọn khảo sát tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong thơ
Xuân Diệu bao gồm các tập thơ liên quan đến gió, cụ thể là:
- “Thơ Thơ”, “Gửi hương cho gió”; Toàn tập Xuân Diệu - tập 1, Nxb
văn học, H, 2001.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng các
phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại
- Luận văn tiến hành thống kê tần số xuất hiện của các tín hiệu thẩm mĩ
chỉ “gió” và các yếu tố ngôn ngữ khác cùng xuất hiện với các tín hiệu thẩm
mĩ này.
- Phương pháp phân loại được sử dụng để tìm ra những biểu hiện khác
nhau (về cấu trúc, ngữ nghĩa,…) của tín hiệu “gió” trong tác phẩm, từ đó
thấy được tần số và khả năng kết hợp thể hiện ý nghĩa của tín hiệu này.
6

5.2.2. Phương pháp phân tích ngữ cảnh
Phương pháp phân tích ngữ cảnh được sử dụng chủ yếu khi cần làm sáng
tỏ cái hay, cái đẹp trong khả năng thể hiện nghĩa của tín hiệu nghệ thuật “gió”.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1. Về mặt lí luận
Trên cơ sở sử dụng các lí thuyết trong nghiên cứu ngôn ngữ (tín hiệu,
tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật; các nhân tố tham
gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng văn bản; ba bình diện trong nghiên
cứu ngôn ngữ; lý thuyết chiếu vật), luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm cho lí
thuyết dựa trên những kết quả nghiên cứu thực tế qua văn bản.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của luận văn góp phần vào việc đọc, hiểu tác phẩm thơ của
Xuân Diệu - khám phá hình ảnh thơ chứa đầy yếu tố lãng mạn, tình cảm.
Luận văn còn mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển
chuyên ngành Việt ngữ học trong lĩnh vực tín hiệu thẩm mĩ văn chương vốn
còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có cấu trúc ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận. Nội dung được trình bày qua ba chương với các vấn đề cơ bản sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Tín hiệu thẩm mĩ “gió” xét trên bình diện kết học
Chương 3: Tín hiệu thẩm mĩ “gió” xét trên bình diện ngữ nghĩa và
bình diện ngữ dụng
.
7
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Bất cứ một đề tài nào cũng cần có một cơ sở lí thuyết làm nền móng để
xây dựng và đó là tiền đề lí luận để phát triển nội dung.

Đối với chương này, luận văn sẽ trình bày những vấn đề lí thuyết cơ
bản làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài: Trong mỗi vấn đề lí thuyết, luận văn
chỉ nêu ngắn gọn nội dung và quan điểm mà luận văn dựa vào đó để nghiên
cứu. Các vấn đề lí thuyết liên quan tới đề tài bao gồm:
- Tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, tín hiệu thẩm mĩ.
- Ba bình diện trong nghiên cứu ngôn ngữ: kết học, nghĩa học, dụng học.
1. Tín hiệu thẩm mĩ
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa,
âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn học
là nghệ thuật của ngôn từ. Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác
tuyệt. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng và ngôn ngữ trở thành hệ thống tín hiệu thẩm mĩ.
Vì vậy, nếu ngôn ngữ tự nhiên là một loại tín hiệu thì ngôn ngữ trong
văn học là một thứ tín hiệu ở một cấp độ cao hơn. Bởi vì, khi đi vào thế giới
văn học nghệ thuật, tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên đã không còn là chính nó mà
nó đã mang một ý nghĩa mới trở thành tín hiệu nghệ thuật.
Vậy thì tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ có những mối liên hệ mật
thiết với nhau. Trước khi hiểu sâu sắc về tín hiệu thẩm mĩ, luận văn điểm qua
những vấn đề cơ bản về tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên.
8
1.1. Tín hiệu
Mỗi tác giả khác nhau khi nghiên cứu về tín hiệu đều đưa ra những
định nghĩa khác nhau. Trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” Đỗ Hữu
Châu đã nêu ra định nghĩa của P.Guiraud theo nghĩa rộng: “Một tín hiệu là
một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một
kích thích khác”. Còn A.Schaff lại định nghĩa theo nghĩa hẹp: “Một sự vật
chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu
như trong quá trình giao tiếp nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong
khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế,
tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm (những cảm xúc,

những cảm thụ nghệ thuật, mọi ý chí )”.
Theo Đỗ Hữu Châu định nghĩa rộng của P. Guiraud có tác dụng phát
hiện ra những đặc trưng tín hiệu học của các tín hiệu ngôn ngữ cao hơn.
Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì khái niệm tín hiệu vẫn là một khái niệm
quan hệ, không phải là một khái niệm vật tự thân. Trong cuốn “Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo Dục, 2006 đã đơn giản cách hiểu
về tín hiệu đó là: “Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một
hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác
được và lí giải suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy”.
Ví dụ: Các biển trên đường giao thông, mây đen báo hiệu sắp mưa, khói
báo hiệu có lửa, mùi khét báo hiệu sự cháy của vật gì đó, gió to báo hiệu bão
Các nhà nghiên cứu về lí thuyết thông tin gọi đó là những yếu tố mang
tin, còn các nhà nghiên cứu nghĩa học gọi là những yếu tố mang nghĩa kế thừa
thành quả của những người đi trước, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra những đặc tính
như là dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu, gồm các nhân tố sau:
(1) Nó phải có một hình thức cảm tính: Cảm nhận bằng giác quan.
9
(2) Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (phải
mang một nội dung ý nghĩa), “Một tín hiệu là một khái niệm về quan hệ giữa
các biểu đạt và cái được biểu đạt (ý nghĩa)”.
(3) Phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó.
(4) Phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định.
Về phân loại tín hiệu, các tác giả cũng đã đưa ra nhiều cách phân loại
khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau.
Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại tín hiệu theo quan điểm
của riêng mình. Theo ông tín hiệu là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào
các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau.
Mỗi lần vận dụng các tiêu chí phân loại sẽ cho ra một kết quả phân loại.
Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là:
(1) Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện.

(2) Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu.
(3) Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện.
(4) Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu.
Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tín
hiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh Trong đó, tín hiệu ngôn ngữ
được coi là một loại tín hiệu đặc biệt.
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tín hiệu ngôn ngữ nói
riêng và tín hiệu nói chung đều là những dạng vật chất tác động vào giác quan
của con người để con người nhận thức và lĩnh hội được một nội dung ý nghĩa
cần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, hành động hay cảm xúc. Tín hiệu
ngôn ngữ là tín hiệu nhân tạo, do con người thỏa thuận ngầm mà hình thành,
thuộc loại tín hiệu âm thanh tiếp nhận bằng thính giác. Khi thể hiện chữ viết,
nó chuyển sang tín hiệu thị giác, tiếp nhận bằng mắt.
10
Đối với tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, mối quan hệ giữa hai mặt của tín
hiệu nói chung là mối quan hệ võ đoán, tức là quan hệ không có lí do và
không thể giải thích được. Như không thể giải thích được vì sao người Việt
lại dùng âm thanh “cây”, người Hán dùng âm thanh “mộc”, người Nga dùng
âm thanh “derevo”, người Pháp dùng âm thanh “arbre” (để chỉ cá thể thuộc
giới thực vật).
- Một tín hiệu ngôn ngữ biểu thị nhiều nội dung khác nhau, như trường
hợp các từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- Nhiều tín hiệu ngôn ngữ biểu thị một nội dung (từ đồng nghĩa)
- Nội dung của mỗi tín hiệu ngôn ngữ có hai phần: hiện thực khách
quan và thái độ, tình cảm, cách đánh giá đối với sự vật, hiện tượng.
Các tín hiệu ngôn ngữ không tồn tại riêng rẽ mà có mối quan hệ qua lại
với nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ. Vậy những mối quan hệ hệ thống
của tín hiệu ngôn ngữ là những quan hệ nào?
F.de.Saussure đã nêu hai loại quan hệ chung nhất đó là:

(1) Quan hệ đồng nhất đối lập quan hệ khác biệt
(2) Quan hệ hình tuyến và quan hệ trực tuyến.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến các
loại quan hệ khác như: quan hệ tôn ti (giữa bình diện trừu tượng và bình diện
cụ thể; giữa điển dạng và hiện dạng).
- Quan hệ đồng nhất - đối lập: Ngay trong quan hệ cấp độ và quan hệ
hàng ngang, quan hệ hàng dọc cũng đã có quan hệ đồng nhất và đối lập (quan
hệ đồng nhất ở các yếu tố cùng một cấp độ, bản thân các yếu tố thuộc cùng
quan hệ dọc cũng có sự đồng nhất ở một mức độ nhất định.). Quan hệ này là
song song tồn tại, tức là cùng với sự đồng nhất bao giờ cũng có sự khác biệt
và ngược lại. Đồng nhất và đối lập chi phối toàn bộ tổ chức của hệ thống
11
ngôn ngữ. Nhưng tùy theo từng cấp độ, từng bình diện mà sự đồng nhất hoặc
đối lập mang nội dung cụ thể.
. Ở bình diện ngữ âm, đồng nhất và đối lập thể hiện ở đặc trưng bản
thân ý nghĩa một từ.
. Ở bình diện ngữ nghĩa, đồng nhất và đối lập tồn tại trong bản thân ý
nghĩa một từ.
. Ở bình diện ngữ pháp sự đồng nhất và đối lập tồn tại trong cả lĩnh vực
từ pháp và lĩnh vực cú pháp
- Quan hệ hình tuyến: Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành
chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến
của ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau
lần lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn (Syn tagmes).
Nhưng các yếu tố kế tiếp nhau và cùng có mặt trong lời nói, không nhất thiết
là có quan hệ ngữ đoạn với nhau. Muốn có quan hệ ngữ đoạn, các yếu tố đó
phải cùng nhau thực hiện một chức năng về ngữ nghĩa hoặc về nội dung giao
tiếp. Quan hệ ngữ đoạn có thể tồn tại ở các cấp độ khác nhau trong hệ thống
ngôn ngữ. Ngữ đoạn có thể hiểu với nghĩa là một tổ hợp gồm nhiều yếu tố
ngôn ngữ, có thể phân biệt ngữ đoạn bên trong, ngữ đoạn bên ngoài, ngữ đoạn

thuộc về ngôn ngữ và ngữ đoạn thuộc về lời nói.
. Ngữ đoạn bên trong: là một từ có nhiều hình vị, các hình vị kết hợp
với nhau tạo nên một ngữ đoạn và sự kết hợp trong một từ bao giờ cũng chặt
chẽ, bền vững. Ngữ đoạn bên trong tương đương với lĩnh vực từ pháp.
. Ngữ đoạn bên ngoài: là sự kết hợp tạo nên cụm từ và câu.
. Ngữ đoạn thuộc về ngôn ngữ: là những tổ hợp đã cố định và được tái
hiện trong lời nói như các âm tiết, hình vị, từ ngữ cố định
. Ngữ đoạn thuộc về lời nói: là những cụm từ tự do, câu, đoạn, văn
bản, là những sản phẩm tạo ra khi nói và viết. Những sản phẩm đó có tính
chất lâm thời, không được tái hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
12
- Quan hệ liên tưởng (associative relation): Quan hệ liên tưởng là quan
hệ “xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với những yếu tố khiếm diện đứng sau
lưng nó về nguyên tắc có thể thay thế cho nó. Quan hệ này cho phép người
nói (người tạo lập văn bản) khi muốn nói một cái gì đó, được quyền lựa chọn
lấy yếu tố thích hợp có trong dãy liên tưởng đã được định hình. Tuy nhiên, sự
lựa chọn này cũng còn phụ thuộc vào khả năng tổ hợp giữa các yếu tố được
lựa chọn để đưa vào kết hợp trong ngữ đoạn. Như vậy, mỗi một kết hợp, một
ngữ đoạn, một phát ngôn được hình thành, đều đã có sự chi phối, chế ước lẫn
nhau và thống nhất với nhau giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng
điều này thể hiện rõ nhất và phát huy tác dụng trong khi tạo lập văn bản giao
tiếp nói chung, đặc biệt là trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, thơ ca
Ví dụ: “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(“Viếng lăng bác” - Viễn Phương)
Trong hai câu thơ trên thì tác giả đã lựa chọn từ “dòng” chứ không
phải là các từ: “đoàn, lũ, ” trong dãy liên tưởng. Vì từ “dòng” thể hiện thái
độ trang trọng, kính cẩn nhất đối với Bác.
Theo quan niệm của ngôn ngữ học hiện nay, quan hệ liên tưởng là quan
hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ có một sự tương đồng nào đó. Do đó, các yếu tố

có quan hệ dọc luôn luôn có quan hệ liên tưởng với nhau. Ngược lại, các yếu
tố có quan hệ liên tưởng không hẳn có quan hệ trục dọc với nhau, không hẳn
có thể thay thế được cho nhau.
Các yếu tố ngôn ngữ có quan hệ dọc với nhau theo các mức độ khác
nhau. Mức độ giống nhau càng cao thì càng có khả năng thay thế các yếu tố.
Chính quan hệ của các yếu tố ngôn ngữ trên trục dọc là cơ sở cho sự
nhận xét, phân tích, bình giá của người đọc, người nghe hoặc của những
người làm công tác nghiên cứu.
13
Như vậy, chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến
tính) và liên tưởng (hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng
(hay biến thể) trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọng
giúp chúng ta lí giải về các tín hiệu ngôn ngữ trong quá trình hoạt động thực
hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đó có giá trị nghệ
thuật (giá trị của văn học) có liên quan đến những nhiệm vụ mà đề tài luận
văn này cần giải quyết.
Chính vì vậy, mối quan hệ giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ đã được
Đỗ Hữu Châu đặt trong chức năng xã hội của ngôn ngữ, sự hiện thực hóa
chức năng xã hội của ngôn ngữ được biểu hiện trong hoạt động của toàn bộ hệ
thống, qua những mối quan hệ ngang (tuyến tính ngữ đoạn, tiếp đoạn cú đoạn,
khả năng kết hợp của các yếu tố ngôn ngữ với nhau để tạo nên một đơn vị cao
hơn) và mối quan hệ giữa các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ trong các kết hợp
cụ thể, mối quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ (cái biểu đạt) và ý nghĩa (cái
được biểu đạt) rất khác nhau.
Ví dụ: Tín hiệu “bến” trong những kết hợp sau rất khác nhau.
(1) “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
(Ca dao)
(2) Để lòng anh hóa bến
Nghe thuyền em ra đi.

(Chế Lan Viên)
Các mối quan hệ này một mặt có tác dụng khu biệt giá trị của từng yếu
tố trong hệ thống, mặt khác quy định chức năng chung của toàn bộ hệ thống.
Giá trị của một tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên được xác định trong mối quan hệ
trong nội bộ hệ thống (quan hệ bên trong ngôn ngữ).
14
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ
1.3.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ
- Thuật ngữ tín hiệu thẩm mĩ (hay ký hiệu thẩm mĩ) ra đời gắn bó với
khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật những năm
giữa thế kỉ XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 của thế kỉ
trước qua các bản dịch công trình của Iu.A.Philipiep, MB.Khrapchenko các
công trình bài viết của Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai,
Trần Đình Sử
Trong các công trình của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa đưa ra một
định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về tín hiệu thẩm mĩ, song họ đều thừa nhận
tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ
thuật. Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống
tác động thẩm mĩ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, khả
năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta.
Hai luận án tiến sĩ: “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ
không gian trong ca dao” của Trương Thị Nhàn và “Trường nghĩa thực vật
cây trong thơ Việt Nam” của Phạm Kim Anh đã hệ thống và lí giải khác nhau
các ý kiến về vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu lí thuyết của hai luận án này
chúng tôi thống nhất hiểu về tín hiệu thẩm mĩ như sau:
“Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện
của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của
tâm trạng (những chi tiết, những sự việc, hiện tượng, những cảm xúc thuộc
đời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu màu sắc với hội
họa, âm thanh, nhịp điệu với âm nhạc ) được lựa chọn và sáng tạo trong các

tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ”.
15
Văn chương nghệ thuật xây dựng tín hiệu thẩm mĩ bằng ngôn ngữ
thông thường. Do đó, nhà văn cần sáng tạo các tín hiệu thẩm mĩ trên cơ sở tín
hiệu ngôn ngữ tự nhiên.
1.3.2. Quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên và tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu ngôn ngữ là chất liệu để tạo nên tín hiệu thẩm mĩ trong văn
chương. Để làm điều đó cần có quá trình chuyển hóa nhờ sự sáng tạo của
nghệ sĩ và sự lĩnh hội, cảm thụ của độc giả.
IU.M Lotman viết: “Văn học có tính nghệ thuật nói bằng một thứ ngôn
ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư
cách là hệ thống thứ hai. Bởi vậy mà người ta xác định nó như là hệ thống mô
hình hóa thứ hai Từ điều đã nói trên suy ra rằng, nghệ thuật ngôn từ dù cũng
dựa vào ngôn ngữ tự nhiên, nhưng lại chỉ với điều kiện là để cải biến nó thành
thứ ngôn ngữ của mình - ngôn ngữ thứ sinh, ngôn ngữ của nghệ thuật.”
Tín hiệu ngôn ngữ có hai mặt: Cái biểu đạt là âm thanh (ở dạng viết là
chữ viết) và cái được biểu đạt là nội dung nhận thức, tư tưởng, tình cảm của
con người. Khi cấu tạo tín hiệu thẩm mĩ tổng thể hai mặt của tín hiệu ngôn
ngữ đóng vai trò cái biểu đạt cho tín hiệu thẩm mĩ, còn cái được biểu đạt của
tín hiệu thẩm mĩ lại là một ý nghĩa thẩm mĩ, được chuyển hóa từ tác động qua
lại của nhiều nhân tố từ ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, từ ngữ cảnh, từ sự cảm
thụ của độc giả. Từ tín hiệu ngôn ngữ, thành tín hiệu thẩm mĩ đã có sự thay
đổi về vật chất. Có thể chia sẻ với ý nghĩa kiến của L.Hjemslev mà tác giả Đỗ
Hữu Châu cũng đồng quan niệm khi trích dẫn: “Trong tác phẩm văn học, cả
cái hợp thể cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ thông thường
trở thành (đóng vai trò) cái biểu hiện cho một cái được biểu hiện mới”
Ví dụ: Hình ảnh “thuyền” và “bến” trong ca dao trở thành tín hiệu
thẩm mĩ.
16
“Thuyền về bến có nhớ chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Như sự tích hợp các nhân tố như ý nghĩa vốn có trong ngôn ngữ tự
nhiên của các từ. “Thuyền” và “bến” thể hiện hai sự vật nổi sống gắn bó
tương hỗ và có thể ở trạng thái xa rời nhau, nhưng có ngày thuyền sẽ cập bến.
- Ngữ cảnh văn hóa: vốn hiểu biết chung của con người về “thuyền” và
“bến”, về quan hệ của chúng, về tình trạng xa rời và có ngày thuyền cập bến
sau những chuyến ra đi
- Sự hiện diện trong câu ca dao của hai từ “thuyền” và “bến” cùng các
từ ngữ khác vốn thuộc trường nghĩa con người như: về, nhớ, dạ, khăng, đợi
(đây là văn cảnh một yếu tố thuộc ngữ cảnh).
- Độc giả với toàn bộ vốn văn hóa và ngôn ngữ chung đã liên tưởng,
tưởng tượng để cảm nhận, giải mã các tín hiệu trong câu ca dao không chỉ với
ý nghĩa ngôn ngữ vốn có của chúng mà với ý nghĩa thẩm mĩ.
Với quan niệm như thế, quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu
thẩm mĩ cùng quan hệ giữa hai mặt trong từng loại tín hiệu đó có thể biểu
hiện trong sơ đồ sau:
Tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương
Cái biểu đạt (Tổng thể hai mặt của tín hiệu thẩm mĩ) Cái được biểu đạt
Cái biểu đạt của tín hiệu
ngôn ngữ
Cái được biểu đạt của tín
hiệu thẩm mĩ
Ý nghĩa thẩm mĩ: tình
cảm gắn bó thủy chung
giữa người con gái và
người con trai.
Âm thanh (chữ viết)
/Thuyền, bến/
Ý nghĩa ngôn ngữ: hai sự
vật thuộc sông nước

Như vậy, trong tín hiệu thẩm mĩ, mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái
được biểu hiện là quan hệ có tính lí do và là lí do liên hội.
17
Tính liên hội đã giúp hình thức nghệ thuật trong văn học luôn thoát
khỏi những giới hạn ngữ nghĩa thuần ngôn ngữ, trở thành những yếu tố có sức
khái quát lớn về nội dung tư tưởng nghệ thuật [35,141].
1.3.3. Các cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ bao gồm hai cấp độ vi mô (tín hiệu đơn) và cấp độ vĩ
mô (tín hiệu phức).
- Các tín hiệu thẩm mĩ đơn là những tín hiệu thẩm mĩ được cấu tạo trên
cơ sở một từ hay một ngữ. Mỗi từ trong ngôn ngữ thông thường khi đi vào tác
phẩm văn chương mang một ý nghĩa thẩm mĩ và trở thành tín hiệu thẩm mĩ vi
mô (đơn).
Ví dụ: “Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
(Xuân Diệu)
Ở câu thơ trên của Xuân Diệu có nhiều tín hiệu thẩm mĩ đơn, ở tầm vi
mô như các danh từ: thi sĩ, gió, trăng, mây; các động từ: làm, ru, mơ, theo,
các tính từ: vơ vẩn mỗi từ đó không chỉ có nghĩa ngôn ngữ thông thường mà
có ý nghĩa thiên nhiên như: gió, mây, trăng đã nâng lên tầm ý nghĩa thẩm mĩ
cao hơn đó là trở thành bạn với thi sĩ thông qua các động từ như: làm, ru, mơ,
theo, cùng. Chỉ có tâm hồn thi sĩ mới coi thiên nhiên là bạn, là những gì để
nhà thơ trút bầu tâm sự và gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào trong đó.
- Các tín hiệu thẩm mĩ phức được hình thành từ cả một tập hợp hay từ
tất cả các từ ngữ trong một văn bản nghệ thuật. Trong các tác phẩm văn
chương, tín hiệu thẩm mĩ ở tầm vĩ mô thường được gọi là hình tượng nghệ
thuật. Tín hiệu thẩm mĩ phức là kết quả của sự tổ hợp, kết tinh của nhiều tín
hiệu thẩm mĩ đơn. Mỗi tín hiệu như vậy được tác giả xây dựng, đồng thời độc
giả tiếp nhận, lĩnh hội và thực hiện hóa để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ. Nếu không
có độc giả tín hiệu thẩm mĩ chỉ ở trạng thái tiềm tàng trong văn bản tác phẩm

18
tín hiệu thẩm mĩ đơn và tín hiệu thẩm mĩ phức đồng thời tồn tại trong cùng
một tác phẩm văn chương. Các tín hiệu thẩm mĩ đơn là những tế bào hội tụ
thành một tín hiệu phức, bao trùm toàn bộ tác phẩm.
Chẳng hạn: bài “Tiếng gió” của Xuân Diệu - thông qua tín hiệu ngôn
ngữ tự nhiên, vốn tên gọi một hiện tượng thiên nhiên, tác giả xây dựng thành
một tín hiệu thẩm mĩ để biểu hiện trạng thái tâm lí, tình cảm của con người
“tiếng gió” - hay đó là tiếng lòng, tiếng của nỗi đau, nỗi cô đơn, lạnh lẽo, đau
khổ của chính nhà thơ.
Để hiểu được ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ dù là đơn hay phức thì
độc giả phải tưởng tượng, liên hệ thông qua vốn hiểu biết của mình. Vì các tín
hiệu thẩm mĩ thường được ẩn đi, tác giả dựa trên quan hệ tương đồng giữa các
đối tượng được biểu hiện (nghĩa là chỉ giống nhau về một nét nào đó giữa hai
đối tượng).
Trong ngôn ngữ tự nhiên, phương thức ẩn dụ ở hai lĩnh vực: ẩn dụ từ
vựng và ẩn dụ tu từ. Hai loại nghĩa này về bản chất là giống nhau ở tính cố
định hay lâm thời (tính mới mẻ, chưa ổn định, nhưng cũng vì thế mà nghĩa tu
từ thường hấp dẫn hơn). Trong ngôn ngữ nghệ thuật rất nhiều trường hợp tín
hiệu thẩm mĩ được xây dựng theo phương thức ẩn dụ. Tác giả phát hiện ra sự
giống nhau nào đó, từ đó xây dựng thành các tín hiệu thẩm mĩ. Nhà thơ Xuân
Diệu rất tài tình trong việc dùng phương thức này để biến hóa các hiện tượng
tự nhiên thành các tín hiệu thẩm mĩ có giá trị nghệ thuật rất cao.
1.3.4. Một số tính chất của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học
Tín hiệu thẩm mĩ trong văn học là kiểu tín hiệu đặc biệt. Để mỗi tín
hiệu thẩm mĩ trở nên có giá trị trong tác phẩm văn học thì tác giả phải là một
nhà kiến trúc sư bậc tài về ngôn ngữ. Không những kiến thiết xây dựng lên
công trình văn học của mình bằng các quy tắc cú pháp, quy tắc cộng hưởng
19
ngữ nghĩa của các yếu tố ngôn từ mà còn phải biết lựa chọn một yếu tố trở
thành tín hiệu nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm của mình.

Bởi vì, giá trị thẩm mĩ của một tín hiệu trong tác phẩm là giá trị của sự
lựa chọn thì cơ chế lựa chọn cần phân tích chính là nằm ở những mối quan hệ
của tín hiệu với những nhân tố bên ngoài văn bản đó. Từ đó hình thành những
đường liên hệ giữa một ngôn ngữ nghệ thuật với các nhân tố của quy trình
sáng tạo.
- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với tất cả những yếu tố còn lại trong
văn bản tác phẩm.
- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với hệ thống cảm xúc nhà văn.
- Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với điều kiện lĩnh hội của bạn đọc.
Do vậy, để phân tích giá trị thẩm mĩ của tín hiệu, phải đặt nó trong mối
quan hệ điều chỉnh lẫn nhau giữa các nhân tố đó.
Trong rất nhiều đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôi
đặc biệt quan tâm đến một số đặc tính sau:
- Tính biểu trưng: F. De. Saussure dưới góc độ tín hiệu học đã khẳng
định “biểu trưng không hoàn toàn có tính võ đoán, nó không phải là cái rống
rỗng”. Hoàng Tuệ coi “biểu trưng là loại tín hiệu” (Singe) (Hoàng Tuệ, Tín
hiệu và biểu trưng, báo văn nghệ số ra 12/05/1977).
Tính biểu trưng là đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật xét trong
mối quan hệ hai mặt: Cái biểu hiện - Cái được biểu hiện đó là mối quan hệ
“có lý do” liên quan đến năng lực “biểu trưng hóa”, đến khả năng của tín hiệu
ngôn ngữ nghệ thuật là vừa có tính chất biểu thị, chỉ ra, nói lên một cái gì, vừa
có tính chất hàm nghĩa - sự thêm nghĩa trên một nghĩa có sẵn. Cái được biểu
hiện của nó có ít nhất hai thành phần nghĩa liên thông nhau: Bề nổi được bộc
lộ, bề chìm luôn tiềm ẩn, gắn với những dự cảm, những vô thức cá nhân, vô
thức tập thể.
20
Ch. S. Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó
chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một hoàn
cảnh nào đó nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi” tính
chất ước lệ này chỉ ra những lí do về mặt lịch sử xã hội trong việc sử dụng cái

biểu tượng đều có lý do. Cũng do tính biểu trưng, hiệu lực, giá trị của tín hiệu
ngôn ngữ nghệ thuật phụ thuộc vào cách tri nhận, cách giải thoát theo một
thiên hướng nào đó, một “mật ước” của một cộng đồng mà có khi trái ngược
với cộng đồng khác.
Hay nói đơn giản hơn, nghĩa biểu trưng của tín hiệu ngôn ngữ nghệ
thuật là một nghĩa mới, chứ không phải là nghĩa trực tiếp nảy sinh từ quan hệ
sự vật khách quan và âm thanh. Nghĩa mới này nảy sinh do mối quan hệ
(tương đồng hoặc tương phản) giữa các thực thể tinh thần. Nhưng muốn đầy
đủ và sâu sắc hơn phải tính đến quan hệ ngang với các từ khác nhau trong hệ
thống cấu trúc hình ảnh, hình tượng, thậm chí liên quan tới chủ đề của tác
phẩm đối với một số tác phẩm cổ điển nhiều khi giải mã từ bằng sự hiểu biết
của cả một nền văn hóa. Cho nên những vấn đề thuộc phong tục tập quán, tư
tưởng của một thời trở nên rất cần thiết cho việc xác định nghĩa biểu trưng
của từ. Nghĩa biểu trưng của từ thường là sự cộng tần của nhiều yếu tố đó.
- Tính hàm súc: Đối với tín hiệu ngôn ngữ, thì như đã nói trên có tính
đa trị: cùng một cái biểu đạt có thể ứng với nhiều cái được biểu đạt, và có thể
thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong giao tiếp ngôn ngữ.
Ở tín hiệu thẩm mĩ cũng tương tự như vậy: một cái biểu đạt của tín hiệu
thẩm mĩ có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa thẩm mĩ và được cảm thụ, lí giải theo
chiều hướng đa dạng, phong phú, tạo nên tính hàm súc.
Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa tính hàm súc của tín hiệu thẩm mĩ và
tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ đó là: Tín hiệu ngôn ngữ có thể có nhiều
nghĩa ngay cả khi nó tồn tại ở dạng đơn lẻ, chưa tham gia vào hoạt động giao
21
tiếp. Trong khi đó tính hàm súc của tín hiệu thẩm mĩ chỉ hình thành và tồn tại
trong tác phẩm văn chương, trong một ngữ cảnh nhất định và cần được độc
giả lĩnh hội, giải mã trên cơ sở tín hiệu ngôn ngữ, quan hệ của chúng trong
văn bản và quan hệ với ngữ cảnh sử dụng.
- Tính dân tộc và tính cách tân: Tính dân tộc của tín hiệu thẩm mĩ trước
hết thể hiện ở chất liệu đậm đà bản sắc dân tộc. Các yếu tố hiện thực xuất hiện ở

một dân tộc nhất định, trong một nền văn hóa nhất định đều sự chi phối của nền
văn hóa dân tộc đó. Cho nên tín hiệu thẩm mĩ có những nét chung đồng thời
cũng có những nét riêng cho mỗi dân tộc. Các tín hiệu thẩm mĩ đều được khai
thác từ hiện thực nên qua chúng người ta có thể nghe được hơi thở của dân
tộc mình.
Tính cách tân thể hiện ở sự đổi mới, sáng tạo khi sử dụng tín hiệu thẩm
mĩ song cách tân phải quan hệ biện chứng hữu cơ với truyền thống. Chính
trong tương quan với truyền thống, những nét mới mẻ, độc đáo của mỗi tín
hiệu thẩm mĩ mới được bộc lộ. Cách tân có thể là việc sáng tạo một tín hiệu
trước đây chưa từng có. Nhưng chủ yếu vẫn là ở sự cải tạo, đổi mới các tín
hiệu sẵn có.
“Xuân Diệu mới nhất trong các nhất thơ Mới”. Chính sự cách tân, sáng
tạo rất riêng biệt trong thơ ông mà Xuân Diệu đã chiếm một vị trí không nhỏ
trong thơ Việt Nam. Hơn sáu mươi năm trước, lần đầu tiên thơ ca Việt Nam có
những câu thơ vừa hết sức mới mẻ, vừa thuần thục, tiếp thu được tinh hoa của
tâm hồn và ngôn ngữ dân tộc lại có một dáng vẻ hiện đại, tươi trẻ và duyên dáng.
Xin cùng đọc một khổ thơ đẹp của bài “Thơ duyên”
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều mưa sương xuống dần”
22
Một cách cảm nhận, một phác thảo chưa từng xuất hiện trước đấy về
mùa thu trên đồng quê nước Việt. Chút bâng khuâng thanh dịu, một vẻ đẹp
đượm buồn kín đáo thấm nhẹ nhàng vào lòng người. Tâm hồn người đọc như
được lay động pha chút vỗ về, thanh lọc. Điều kì diệu đằng sau câu chữ ấy
phải chăng là cái hồn, cái thần thái Việt nam mà chính Xuân Diệu cho là:
“khó diễn tả ra cho rõ” và “phải có một thứ cảm xúc riêng để cảm nghe”.
Cảnh vật mùa thu ấy thì đã có từ ngàn đời nhưng cách cảm nhận thì
hoàn toàn mới: cái phân vân của cánh cò, đôi cánh chim giang rộng thêm dưới

ánh chiều và cánh hoa lạnh hơi sương là những chi tiết cốt lõi diễn đạt hiện
thực tâm trạng cũng chính là chân dung tinh thần của đời sống đương thời.
Thực ra cái cảnh thu hồn bên ngoài ấy đã được “cảm” hơn là “thấy”
cũng như:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá”
Và “Cành biếc run run chân ý nhi”
Đều là những “giao cảm bên trong” dĩ nhiên thông qua sự quan sát,
lắng nghe tinh tế cái bên ngoài. Chính Xuân Diệu cũng đã có lần xác nhận:
“không phải là sự mô phỏng hiện tượng thiên nhiên mà là giao cảm tinh vi.
Câu chữ mang hơi thở hiện đại ” (Xuân Diệu nói về “Đây mùa thu tới” - Hà
Minh Đức).
- Tính hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ: hầu hết các nhà nghiên cứu văn
học hiện nay đều sử dụng phương pháp hệ thống, vì đây là phương pháp có
hiệu lực hơn cả. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có thể bao quát
các hiện tượng và lý giải các hiện tượng riêng lẻ. Khi nói đến hệ thống thì cái
then chốt là mối quan hệ. Vì hệ thống là một thể thống nhất gồm các yếu tố có
quan hệ quy định lẫn nhau. Mỗi yếu tố có một giá trị ấy quan hệ với các yếu
tố khác quyết định. Từ quan hệ mà tìm ra giá trị yếu tố. Thông thường người
ta dùng quan hệ ngang và quan hệ dọc để xác định giá trị của một yếu tố.
23

×