Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Bài tập định hướng phát triển năng lực chủ đề Hợp chất chứa nitrogen hóa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.05 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA HĨA HỌC
Học phần Bài tập Hóa học ở trường phổ thông

CÁC BÀI TẬP LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ
CHƯƠNG 3 – HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN

HÓA HỌC 12

GVHD

: ThS. Bùi Ngọc Phương Châu

NHÓM SVTH

: 1.
2.

NGUYỄN TỐ LƯƠNG

3.

NGÔ TẤN KHOA

4.

NGUYỄN CAO MINH ĐỨC

5.
LỚP


HÀ THỊ MỸ HIỆP

TRẦN THỊ HOÀI TRINH

:

NĂM HỌC 2021 - 2022

18SHH


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

MỤC LỤC

1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP .............................................................. 2
1.1.Nguyên tắc . ................................................................................................................................ 2
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của HS ...................................... 2
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học.......................................................................................... 2
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khả thi ............................................................................................. 2
1.2.Các động từ mô tả 4 mức độ câu hỏi, bài tập .............................................................................. 2
1.2.1.Mức độ nhận biết ................................................................................................................. 2
1.2.2.Mức độ thông hiểu ............................................................................................................... 3
1.2.3.Mức độ vận dụng thấp ........................................................................................................... 3
1.2.4.Mức độ vận dụng cao ............................................................................................................ 4
1.3.Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi: ............................................................................................ 4
2. BỘ CÂU HỎI, BÀI TẬP ............................................................................................................... 6
MA TRẬN CÂU HỎI ............................................................................................................................ 6

2.1.Mức độ nhận biết ....................................................................................................................... 7
2.2.Mức độ thông hiểu ................................................................................................................... 10
2.3.Mức độ vận dụng ...................................................................................................................... 16
2.4.Mức độ vận dụng cao ................................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 28

Trang | 1


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
Nguyên tắc

1.1.

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của HS
- Nội dung câu hỏi cần đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của HS, đảm bảo đánh giá
đúng các mức độ đạt được về kiến thức của HS: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận
dụng cao.
- Nội dung các câu hỏi phải vừa sức với HS, kích thích khả năng tư duy của HS.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học
- Đảm bảo những yêu cầu, quy trình và kĩ thuật soạn thảo câu hỏi một cách khoa học.
- Nội dung câu hỏi mang tính khoa học (các bài tập đưa ra khơng nên trích ngun câu
trong SGK, câu trả lời có đáp án gây nhiễu hợp lý).
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khả thi
- Khơng đưa các bài tập nặng về tính tốn, ít bản chất hóa học, các kiến thức thuộc nội dung
giảm tải, các kiến thức còn đang trong q trình tranh cãi.

- Khuyến khích các kiến thức thực tế, các kiến thức an toàn khi thực hành thí nghiệm.
- Tránh đặt câu hỏi có chứa kiến thức khơng phù hợp với hồn cảnh thực tế.
- Tránh tình trạng câu hỏi này là câu trả lời/ gợi ý cho câu hỏi kia.
Các động từ mô tả 4 mức độ câu hỏi, bài tập

1.2.

Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng mới theo chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học
ban hành ngày 26/12/2020, các câu hỏi, bài tập trong phần tiếp theo được phân chia theo 4
mức độ với những động từ cụ thể, thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiện thức và kỹ
năng.
1.2.1. Mức độ nhận biết
- Gọi được tên (tên chất hóa học, cơng thức hóa học của chất và hợp chất), viết được, biểu
diễn được, lập được (công thức hóa học của chất hoặc hợp chất; cấu hình electron của
Trang | 2


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

ngun tố hóa học;...), phát biểu được, phân biệt được, nêu được (nội dung định luật, thuyết,
khái niệm như: định luật tuần hồn các ngun tố hóa học; sự điện li;...)
- Xác định được (khối lượng mol của chất, cơng thức hóa học của chất hoặc một đại lượng
cần thiết thông qua các công thức, dữ kiện và thông tin đã cho), nhận ra được các dụng cụ, hóa
chất cần thiết để tiến hành một thí nghiệm hóa học.
- Tìm kiếm hoặc tìm hiểu thơng tin (có trong bài viết hoặc bằng cơng cụ tìm kiếm, sử dụng
từ khóa), sử dụng hoặc tra cứu được thông tin cần thiết trong các bảng, biểu đã cho để hoàn
thành yêu cầu đặt ra.
1.2.2. Mức độ thơng hiểu

- Trình bày được nội dung bằng ngôn ngữ của cá nhân học sinh .
- Mô tả, nhận xét được thông tin thông qua tài liệu hoặc mơ tả được thí nghiệm qua xem
video, nêu và giải thích được hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận.
- Thực hiện được thí nghiệm (lựa chọn dụng cụ, hóa chất, lắp ráp dụng cụ và tiến hành được
thí nghiệm), quan sát, mơ tả được các hiện tượng của thí nghiệm và giải thích được các hiện
tượng đó, nhận xét và rút ra kết luận.
- Phân tích được một vấn đề đưa ra bằng cách sử dụng những lí lẽ, lập luận của mình dựa
trên cơ sở các thông tin đã biết.
- Phân loại được các loại chất dựa vào những đặc điểm cơ bản.
- So sánh được các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng (So sánh đơn giản).
- Dự đốn được, giải thích được tính chất của các chất, nhóm chất dựa vào đặc điểm cấu
tạo nguyên tử, phân tử, liên kết, trạng thái tập hợp,... của chúng và chứng minh được các dự
đốn đó; viết được phương trình hố học để chứng minh các dự đốn đó.
- Lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình.
1.2.3. Mức độ vận dụng thấp
- Vận dụng được kiến thức để giải thích, vận dụng cơng thức để tính tốn trong các tình
huống tương tự, các tình huống quen thuộc.
Trang | 3


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

- Vận dụng được những kiến thức đã được cung cấp hoặc đã biết để áp dụng cho một tình
huống mới, tình huống gắn với thực tiễn.
- Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mơ hình, phỏng vấn,
trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng các quy tắc (định lý, định
luật, mệnh đề,...), sắm vai và đảo vai trò,...
1.2.4. Mức độ vận dụng cao

- Đặt câu hỏi, phát hiện được một số hiện tượng đơn giản trong thực tiễn và sử dụng kiến
thức hóa học để giải thích, đề xuất được phương án thí nghiệm để giải quyết các tình huống thực
tiễn, xác định được các mối liên hệ giữa các đại lượng liên quan để giải quyết một vấn đề, bài
tốn trong tình huống mới và tình huống có liên quan đến thực tiễn .
- Phân tích được các mối liên hệ giữa các đại lượng liên quan để giải quyết một vấn đề, bài
toán trong tình huống mới và tình huống có liên quan đến thực tiễn
- Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng được kiến thức hoá học để
giải thích; đề xuất được phương án thí nghiệm để chứng minh, giải quyết các tình huống
thực tiễn đó.
- Đề xuất được ý kiến về một vấn đề nào đó để hiểu rõ hơn hoặc lập luận để phản biện luận
điểm nào đó đã được đưa ra trong chủ đề, viết được một báo cáo ngắn (trên cơ sở thu thập và
phân tích, tổng hợp thơng tin từ các nguồn khác nhau).
1.3.

Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi:

- Câu hỏi khơng được sai sót về nội dung chun mơn.
- Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ
trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các nguồn tài liệu
tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức.
- Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế
trong cuộc sống.
- Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ.
- Các kí hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất.
Trang | 4


18SHH – NHÓM 1


BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

- Câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
- Câu hỏi phải tập trung vào trọng tâm bài học, không được đa nghĩa, khó hiểu, q dễ ln ở
mức độ nhắc lại kiến thức.
- Câu hỏi phát triển năng lực suy luận cho HS, câu hỏi đặt ra không tồn tại câu trả lời.
- Hạn chế đặt các câu hỏi kép, không đặt câu những câu hỏi làm HS bối rối, bế tắc.

Trang | 5


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2. BỘ CÂU HỎI, BÀI TẬP
Bao gồm 30 câu hỏi (15 câu tự luận – 15 câu trắc nghiệm) với nội dung kiến thức trọng
tâm thuộc Chương 3: Hợp chất chứa Nitrogen (từ bài 11 đến bài 14 – SGK Hóa 12 – Cơ bản.)
Lí do lựa chọn chủ đề “Hợp chất chứa Nitrogen”: Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái
Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nito có mặt trong tất cả các cơ thể sống, chủ
yếu ở dạng các amino acid (và protein) và cũng có trong các acid nucleic (DNA và
RNA).Các dạng của nitrogen cũng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và quen thuộc với đời
sống, đặc biệt là ứng dụng trong ngành phẩm nhuộm azo. Để giải quyết các câu hỏi, bài
tốn liên quan đến các hợp chất có chứa nitrogen, học sinh không chỉ ghi nhớ các kiến thức
cơ bản trong sách giáo khoa mà còn phải vận dụng được nó để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn, trong đó có các vấn đề về sức khỏe như ngộ độc thức ăn có kim loại nặng, bệnh
bướu cổ,....
MA TRẬN CÂU HỎI
Mức độ
Nội dung


Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

2

Tổng

Amine

3

4

2

Amino acid

2

2

1


Peptide

1

1

1

1

4

Protein

1

1

1

3

Tổng hợp

1

3

2


7

Tổng

8

8

6

30

1
8

10
6

Trang | 6


18SHH – NHÓM 1

2.1.

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mức độ nhận biết

Câu 1: Cho các chất sau: methylamine, phenylamine, dimethylamine, trimethylamine

Viết công thức cấu tạo và cho biết bậc của các chất trên.
Đáp án:
methylamine

CH3-NH2 : amine bậc I

phenylamine

C6H5-NH2 : amine bậc I

dimethylamine

CH3 -NH-CH3 : amine bậc II

trimethylamine

CH3 – N – CH3 : amine bậc III
CH3

HS xác định được cơng thức hóa học và bậc amine của chất thông qua dữ
kiện và thông tin đã cho: Các hợp chất trên đều có sẵn trong SGK HS chỉ cần
ghi nhớ, tái hiện lại các kiến thức.

Câu 2: Tổng số nguyên tử carbon và hydrogen trong một phân tử glycine là
A. 4.

B. 7.

C. 6.


D. 5.

Đáp án: B

Công thức cấu tạo của glycine: NH2 – CH2 – COOH => CTPT C2H5NO2
=> Tổng nguyên tử C và H trong một phân tử glycine là 7
Các đáp án gây nhiễu:
A- HS nhầm lẫn chỉ tính một C ở nhóm CH2, một C ở nhóm COOH và hai H ở nhóm CH2.
C- HS nhầm lẫn chỉ tính một C ở nhóm CH2, một C ở nhóm COOH và hai H ở nhóm CH2, 2 H ở
nhóm NH2.
D- HS nhầm lẫn chỉ tính một C ở nhóm CH2, hai H ở nhóm CH2 và hai H ở nhóm NH2.
HS xác định được cơng thức hóa học của chất thông qua dữ kiện và thông
tin đã cho: cơng thức cấu tạo của glycine đã được trình bày trong SGK.

Trang | 7


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Câu 3: Hiện tượng quan sát được khi nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm đựng
sẵn dung dịch lòng trắng trứng là
A. xuất hiện kết tủa vàng.
B. xuất hiện kết tủa xanh.
C. xuất hiện kết tủa trắng.
D. xuất hiện kết tủa tím.
Đáp án: A
Đáp án gây nhiễu:
C. HS nhầm lẫn với phản ứng màu biuret.

Nhóm

của một số gốc amino acid trong protein đã phản ứng với HNO3 cho hợp chất

mang nhóm NO2 có màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO3 thành kết tủa.

HS xác định được hiện tượng của phản ứng thông qua dữ kiện và thông tin
đã cho: phản ứng màu của protein đã được trình bày ở tính chất hóa học
của protein trong SGK.

Câu 4: Các amino acid là những chất rắn ở dạng tinh thể khơng màu, có nhiệt độ nóng
chảy cao (khoảng từ 220 đến 300C, đồng thời bị phân hủy) và dễ tan trong nước vì chúng
tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. Anh (chị) hãy giải thích vì sao amino acid tồn tại được ở
dạng ion lưỡng cực?
Đáp án: Các amino acid là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino
(NH2) và nhóm Carbonyl (COOH). Vì nhóm COOH có tính axit, nhóm NH2 có tính base nên ở trạng
thái kết tinh amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

Trang | 8


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

HS sử dụng thơng tin đã trình bày trong SGK: định nghĩa và cấu tạo phân
tử của amino acid.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Peptide là những hợp chất chứa từ 20 đến 50 gốc α-amino acid liên kết với nhau bằng

các liên kết peptide.
B. Liên kết peptide là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino acid.
C. Oligopeptide gồm các peptide có từ 2 đến 10 gốc α-amino acid và được gọi tương ứng là
đipeptide, tripeptide,...đecapeptide.
D. Polipeptide là cơ sở tạo nên protein.
Đáp án: A. Peptide là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino acid liên kết với nhau bằng

các liên kết peptide.

HS sử dụng thông tin đã trình bày trong SGK: khái niệm và phân loại
peptide.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử protein chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N.
B. Aniline làm dung dịch phenolphtalein hóa hồng.
C. Nhiệt độ thích hợp để aniline phản ứng tạo muối diazoni là 0-5C.
D. Sự đông tụ protein là sự trùng ngưng các amino acid tạo protein.

.
Đáp án: C. Aniline và các amine thơm bậc một tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thấp (0-5C) cho
muối diazoni.
Các đáp án gây nhiễu:
A. HS nhầm lẫn cấu tạo của protein với amine.
B. HS nhầm lẫn vì aniline có tính base, nhưng khơng làm quỳ tím đổi màu.

Trang | 9


18SHH – NHÓM 1


BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

D. HS nhầm lẫn sự đơng tụ protein khi đun nóng, cho acid, base hoặc một số muối.

HS sử dụng thơng tin đã trình bày trong SGK: tính base của amine, trường
hợp đặc biệt của aniline, tính chất vật lí của protein và cấu trúc phân tử
của protein trong SGK.

Câu 7: Trình bày hiện tượng quan sát được khi đưa đũa thủy tinh vừa nhúng vào dung

dịch HCl đậm đặc lên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặm đặc. Viết phương trình phản
ứng hóa học xảy ra (nếu có).
Đáp án: Hiện tượng: Xung quanh đũa thủy tinh bay lên một làn khói trắng.

HS sử dụng thơng tin đã trình bày trong SGK: tính chất hóa học phản ứng
màu biuret của peptide. Lưu ý: đipeptide chỉ có một liên kết peptide nên
khơng có phản ứng này.
Câu 8: Khi thay nhóm alkyl vào nguyên tử H trong NH3 sẽ làm tăng tính base. Bằng kiến thức
đã học hãy giải thích vì sao?
Đáp án: Nhóm alkyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitrogen do đó làm tăng lực
base.

HS sử dụng thơng tin đã trình bày trong SGK: tính chất của chức amine:
tính base.

Trang | 10


18SHH – NHÓM 1


2.2.

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Mức độ thơng hiểu

Câu 9: Cho các chất sau đây: Glycine, Lysine, Alanine, Valine. Số chất làm dung dịch phenolphtalein
chuyển sáng màu hồng là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Đáp án:B
lysine có 1 nhóm COOH và 2 nhóm NH2 nên có tính base=> làm phenolphtalein hóa hồng.

HS phân tích được vấn đề giữa trên cơ sở thông tin đã biết: từ tên gọi HS
tìm được cơng thức cấu tạo, từ đó phân tích để tìm tính base, acid của các
amino acid.

Câu 10: Bột ngọt là một loại gia vị không thể thiếu cho các món ăn người Việt Nam. Đây là một chất
có chức năng tăng vị umani (là vị được cảm nhận độc lập, là một trong những vị bên cạnh 4 vị cơ bản:
mặn, đắng, chua, ngọt) được sử dụng trong thực phẩm.
a.Em hãy cho biết bột ngọt là hợp chất muối monosodium (mononatri) của hợp chất nào? Viết cơng
thức cấu tạo của chất đó.
b.Nêu các tác hại khi sử dụng quá nhiều bột ngọt.

Đáp án

Trang | 11


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

a. Bột ngọt là hợp chất muối monosodium của glutamic acid.
CTCT của glutamic acid
HOOC–CH-CH2-CH2-COOH
NH2
b. Bột ngọt là hợp chất muối monosodium của glutamic acid. Khi nạp vào cơ thể quá nhiều bột ngọt
có thể dẫn đến các trường hợp:
- Tăng lượng Na+ trong cơ thể gây tăng huyết áp
- Lượng glutamic acid dư gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, thận và các dây thần
kinh cảm giác
=> Không nên tiêu thụ quá nhiều bột ngọt.

HS phân tích được vấn đề giữa trên cơ sở thơng tin đã biết: ứng dụng của
amino acid, phân tích cơng thức của hợp chất muối monosodium của glutamic
acid.

Câu 11: Cho biết công thức cấu tạo của các amine sau và sắp xếp chúng theo lực base tăng
dần: ethylamine; điethylamine; triethylamine.
Đáp án: ethylamine : CH3CH2NH2
Điethylamine : CH3CH2NHCH2CH3
Triethylamine : (C2H5)3N
Tính lực base tăng dần theo bậc của amine: CH3CH2NH2 < CH3CH2NHCH2CH3 < (C2H5)3N


HS xác định được một đại lượng cần thiết và so sánh các yêu cầu liên quan:
từ tên gọi xác định được CTCT, từ CTCT xác định bậc amine của các cơng
thức, từ đó so sánh lực base.

Trang | 12


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Câu 12: . Cho hai ống ngiệm, ống 1 chứa Cu(OH)2 trong NaOH, ống 2 chứa AgNO3 trong
NH3. Nhỏ dung dịch chất X vào ống 1 thấy xuất hiện màu tím, dung dịch chất Y vào ống 2
xuất hiện lớp chất rắn màu bạc bám lên thành ống nghiệm/đáy ống nghiệm. Chất X, Y lần
lượt là
A. lòng trắng trứng, saccarose.
B. hồ tinh bột, fructose.
C. polipeptide, glucose.

D. albumin, xenlulose.

Đáp án: C
Các đáp án gây nhiễu:
A- HS nhầm lẫn ở saccarose, saccarose không tham gia phản ứng tráng gương.
B- HS nhầm lẫn hồ tinh bột, hồ tinh bột tác dụng với I2 mới cho màu xanh tím.
D- HS nhầm lẫn ở xenlulose, xenlulose không tham gia phản ứng tráng gương.

HS phân tích được vấn đề giữa trên cơ sở thơng tin đã biết: các tính chất
hóa học của peptide và protein, cùng tính chất hóa học tráng gương của

chương Carbohydrat.

Câu 13: . Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về methylamine và aniline?
A. Hai chất trên đều có nguyên tố N trong công thức phân tử.
B. Hai chất trên đều là amine bậc I.
C. Hai chất trên đều thể hiện tính base.
D. Hai chất trên đều làm quỳ tím hóa xanh.

Đáp án: D. Aniline có tính base yếu nên khơng làm quỳ tím hóa xanh.
HS phân tích được vấn đề giữa trên cơ sở thông tin đã biết: cơng thức cấu
tạo của amine và tính chất hóa học tính base của amine.

Trang | 13


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Câu 14:Khi thủy phân khơng hồn tồn pentapeptide Gly-Ala-Gly-Val-Gly thì thu được tối đa
bao nhiêu đipeptide khác nhau?
Đáp án: Thu được tối đa 4 đipeptide khác nhau: Gly-Ala, Ala-Gly, Gly-Val và Val-Gly.
HS phân tích được vấn đề giữa trên cơ sở thơng tin đã biết: Từ pentapeptide
phân tích chúng thành những đipeptide, tính chất hóa học của protein phản
ứng thủy phân.

Câu 15: Viết CTCT và gọi tên thay thế các đồng phân của hợp chất có cơng thức phân tử
C3H9N.
Đáp án:


∆=

Vậy chỉ có các hợp chất no, mạch hở
CH3-CH2-CH2-NH2

Propane-1-amine

CH3-CH2-NH-CH3

N-methyletaneamine

CH3-CH(NH2)-CH3

Propane-2-amine

CH3-N(CH3)-CH3

Trimethylamine

HS phân tích được vấn đề giữa trên cơ sở thơng tin đã biết: từ cơng thức
phân tử tìm các đồng phân của amine, đồng phân mạch carbon và đồng phân
vị trí nhóm chức cho từng loại: amine bậc I,II và III.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tằng dần lực base : CH3NH2 < NH3 < C6H5NH2.
B. Khi cho dung dịch brom tác dụng với aniline ta thu được (kết tủa trắng) 2-bromoaniline.
C. Có thể phân biệt khí CH4 và khí CH3NH2 bằng quỳ tím ẩm.
D. Pyrrolidine thuộc loại amine không thơm.

Đáp án: C

Các đáp án gây nhiễu:
A. HS nhầm lẫn lực base tăng và giảm dần.

Trang | 14


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

B. HS nhầm lẫn sản phẩm kết tủa 2,4,6-tribromoaniline.
D. HS nhầm lẫn amine khơng thơm và amine dị vịng.

HS phân tích được vấn đề giữa trên cơ sở thơng tin đã biết: tính chất hóa
học của amine, lực base của amine và phân loại amine.

Trang | 15


18SHH – NHÓM 1

2.3.

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mức độ vận dụng

Câu 17: Hỗn hợp gồm: methylamine, ethylamine,propylamine có khối lượng là 19,4g và tỉ lệ
số mol là 1:1:2. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch
chứa bao nhiêu gam muối?


Đáp án: Vì hỗn hợp có tie lệ số mol là 1:1:2 nên t gọi số mol của CH 3NH2 là x mol thì số
mol của C2H5NH2 và C3H7NH2 lần lượt là x mol và 2x mol
Theo bài ta có:
31.x + 45.x +59.2x = 19,4 => x = 0,1
nhỗn hợp = 0,1 + 0,1 + 0,1.2 = 0,4 (mol)
=>nHCl = nhỗn hợp = 0,4 (mol)
Áp dụng Định luật bảo tồn khói lượng
mhỗn hợp + mHCl = mmuối
mmuối = 19,4 + 0,4.36,5 = 34 (g)
HS vận dụng được kiến thức để giải quyết bài tập tính tốn quen thuộc: phân
tích được khả năng tác dụng của chlohyđric acid và amine. Từ đó xác định

được cơng thức tính muối thơng qua dữ kiện đã cho.

Câu 18: Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biuret theo các bước sau đây
Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm mỗi ống 5 ml CuSO4 và 5 ml dung dịch NaOH.
Bước 2: Thêm 2ml Gly-Ala vào ống thứ nhất, 2ml Gly-Ala-Gly vào ống thứ hai và
2ml glycerol và ống nghiệm thứ ba.
Bước 3: Lắc đều ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 1, cả 3 ống nghiệm có hiện tượng kết tủa.
(2) Sau bước 2, ống nghiệm thứ ba cho dung dịch màu xanh lam.
(3) Sau bước 2, ống nghiệm thứ nhất và thứ ba đều thu được phức chất có màu tím đặc
trưng.
(4) Sau bước 2, chỉ có ống nghiệm thứ ba khơng có phản ứng hóa học xảy ra.
(5) Phản ứng hóa học xảy ra ở thí nghiệm hai cịn được gọi là phản ứng màu biuret.
Số phát biểu không đúng là
A. 2
B. 3

C. 4
D. 5

Trang | 16


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Đáp án: A.
(3) Sau bước 2, chỉ có ống nghiệm thứ hai thu được phức chất có màu tím đặc trưng vì đipeptide
khơng có phản ứng màu biuret.
(4) Sau bước 2, chỉ có ống nghiệm thứ nhất khơng có phản ứng hóa học xảy ra

HS vận dụng được kiến thức để giải quyết thí nghiệm hóa học quen thuộc:
phân tích được khả năng tác dụng của các chất với Cu(OH)2.

Câu 19: Thủy phân hết m gam tetrapeptide Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp
gồm 13,35 gam Ala, 40 gam Ala-Ala và 23,1 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 37,75g.

B. 286,9g.

C. 71,725g.

D. 64,85g.

Đáp án: C
nAla = 0,15 ; nAla-Ala = 0,25 mol; nAla-Ala-Ala = 0,1mol

⇒ ∑nAla = 0,15 + 0,25.2 + 0,1.3 = 0,95 mol
ntetrapeptide = 0,95/4 = 0,2375 mol
⇒ m = 0,2375.(89.4 - 18.3) = 71,725 g
Các đáp án gây nhiễu:
B – HS cho rằng tổng số mol Ala sẽ là số mol tetrapeptide
C – HS không bảo tồn Ala khi tính tổng số mol
D – HS tính nhầm phân tử khổi của Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.

HS vận dụng được kiến thức để giải quyết bài tập tính tốn quen thuộc: phân
tích được khả năng phản ứng thủy phân của peptide, cách tính số mol,tính khối
lượng tetrapeptide.

Trang | 17


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Câu 20: Protein có vai trị quan trọng vì nó giúp cơ bắp chắc khỏe hơn. Cung cấp protein từ
nguồn thực phẩm đa dạng nhằm giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh và cân bằng với các thành phần
dinh dưỡng khác. Vì sao phải cung cấp protein từ nhiều loại thức ăn khác nhau?
Đáp án:
Trong cấu trúc protein có 20 loại acid amine khác nhau, trong đó có 9 loại acid amine mà cơ thể
người không thể tự tổng hợp được mà phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau. Do vậy ta phải ăn
nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ các axit amin cho cơ thể.

HS vận dụng được kiến thức để giải quyết tình huống quen thuộc gắn với
thực tiễn: cấu trúc phân tử protein, chức năng của chúng trong cơ thể từ đó
liên hệ thực tế.

Câu 21: Trong giờ giải lao mơn Hóa, nhóm An, Linh, Hoa và Liên cùng nhau tranh luận về
bài tập nhóm phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học: albumin, gly-ala và propane1,2-diol và gly-lys-gly.
An cho rằng: chúng ta có thể phân biệt được Gly-Ala và albumin bằng dung dịch Cu(OH)2.
Linh nói: Khơng đúng, chúng ta chỉ có thể phân biệt Gly-Lys-Gly và albumin bằng dung dịch

Cu(OH)2 vì Gly-Lys-Gly là tripeptide có phản ứng màu biuret, cịn Gly-Ala là đipeptide nên
khơng thể.
Hoa lại nói: Các cậu sai rồi, chúng ta chỉ phân biệt propane-1,2-diol và albumin bằng dung
dịch Cu(OH)2 được thơi, vì propane-1,2-diol có 2 nhóm OH liền kề có thể tác dụng được tạo
dung dịch màu xanh lam cịn albumin thì khơng phản ứng.
Liên tổng kết: theo tớ chúng ta có thể phân biệt tất cả 4 chất chỉ với dung dịch Cu(OH)2 và
quỳ tím ẩm.
Phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. Phát biểu của bạn Linh và bạn Hoa đều sai.

B. Phát biểu của bạn An và bạn Liên đúng.
C. Chỉ có bạn Hoa là phát biểu đúng nhất.
D. Tất cả các bạn đều phát biểu sai.

Đáp án: B. Các đáp án gây nhiễu:
A. HS nhầm lẫn đipeptide khơng có phản ứng màu biuret.
C. HS nhầm lẫn albumin không phản ứng được với Cu(OH)2.
D. HS hay chọn những đáp án tất cả.
Trang | 18


18SHH – NHÓM 1

BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


HS vận dụng được kiến thức để giải quyết thí nghiệm hóa học quen thuộc:
phản ứng của các chất với Cu(OH)2, phản ứng màu biuret và kiến thức cũ về
alcohol đa chức.
Câu 22: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 lọ dung dịch mất nhãn sau đây:
(CH3)2NH, C6H5NH2, albumin và axit glutamic.
Đáp án:
- Đun nhẹ các dung dịch nhận ra albumin (Đơng tụ)
- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH (hóa xanh), axit glutamic (hóa đỏ).
- Dùng dung dịch Br2 nhận ra C6H5NH2 (Kết tủa trắng).

HS vận dụng được kiến thức để giải quyết thí nghiệm hóa học quen thuộc:
xác định các tính chất đặc trưng của các chất để phân tích điểm chung, riêng
để vận dụng tìm hướng nhận biết các chất.
Câu 23: Cho các nhận định sau
(1) Tất cả amine đều có chứa nhóm -NH2 trong phân tử.
(2) Tất cả amine đều có tính base vì thế dung dịch của chúng đều làm quỳ tím hóa xanh.
(3) Có thể nhận biết methylamine và anilin bằng dung dịch nước brom.
(4) Khi cho propylamine vào dung dịch FeCl3 xuất hiện kiết tủa nâu đỏ.
(5) Khi cho ethylamine tác dụng với nitrous acid (axit nitrơ) có sủi bọt khí.
(6) Sục khí CH3NH2 đến dư vào Cu(OH)2 tạo thành dung dịch phức màu tím.
Số nhận định đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Đáp án: B
*Yếu tố gây hiểu lầm, thiếu sót của HS
- Ý (1) HS nếu đọc khơng kĩ đề dễ nhầm lẫn rằng các amine đều có chứa nhóm NH2 trong phân tử.
Amine cịn có thể chứa nhóm -NH- đối với amine bậc 2 và nhóm -N- đối với amine bậc 3.

Trang | 19



×